Thứ hai, CTPPP mở ra cơ hội đa dạng hóa thị trường xuất khẩu cho hàng hóa Việt nam. Như
đã phân tích ở trên, cơ cấu xuất khẩu của Việt nam khá phù hợp với cơ cấu nhập khẩu của các
quốc gia khác trong khối, do đó, đây là cơ hội để hàng hóa xuất khẩu của Việt nam thâm nhập
và tăng trưởng ở các thị trường này trong điều kiện các rào cản thương mại được gỡ bỏ. Cũng
theo world bank group (2018), những ngành được hưởng lợi nhiều nhất khi CPTPP có hiệu lực
là i) thực phẩm, đồ uống, thuốc lá; ii) may mặc, hàng da; iii) dệt may. Đồng thời, tỷ trọng xuất
khẩu sang thị trường khối CPTPP cũng tăng mạnh. Cụ thể, tính đến năm 2030, xuất khẩu sang
các nước CPTPP sẽ tăng từ 54 lên 80 tỉ us$, chiếm 25% tổng lượng xuất khẩu. Kim ngạch xuất
khẩu sang các nước thành viên CPTPP ở cả ba ngành trên cũng sẽ tăng lần lượt là 10,1, 6,9 và
0,5 tỉ us$.
Tuy nhiên, tham gia CPTPP cũng đặt ra khá nhiều thách thức cho Việt nam. Thứ nhất, việc
xóa bỏ các hàng rào thuế quan sẽ tạo điều kiện cho hàng nhập khẩu từ các quốc gia thành viên
thâm nhập vào thị trường nội địa, khiến áp lực cạnh tranh giữa hàng hóa trong nước và hàng
hóa nhập khẩu. Điều này buộc các doanh nghiệp sản xuất trong nước phải thích nghi, chuyển
đổi, tái cơ cấu, phù hợp với thông lệ quốc tế. Nếu không thành công, họ sẽ đứng đều cho các
ngành sản xuất, xuất khẩu của Việt nam. Bên cạnh những ngành được trước nguy cơ thất bại
trên chính “sân nhà”. Thứ hai, lợi ích mà CPTPP mang lại sẽ không phân bổ hưởng lợi, một số
ngành đứng trước nguy cơ suy giảm kim ngạch xuất khẩu như ngành “nông nghiệp” (- 1,6 tỉ usd),
“sản xuất công nghiệp khác” (- 1,2 tỉ usd), “thiết bị điện” (- 0,5 tỉ usd), “kim loại” (- 0,4 tỉ usd)2.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 354 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CTPPP): Cơ hội và thách thức cho thương mại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
28 TẠP CHÍ KHOA HỌC
QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ
HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ
XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (CTPPP):
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
THE COMPREHENSIVE AND PROGRESSIVE AGREEMENT
FOR TRANS-PACIFIC PARTNERSHIP (CTPPP):
OPPORTUNITIES AND CHALLENGES FOR VIETNAM'S TRADE
TS Phạm Văn Hiếu
Đại Học Công Nghệ Và Quản Lý Hữu Nghị
Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 28/11/2018
Ngày phản biện đánh giá: 18/12/2018
Ngày bài báo được duyệt đăng: 28/12/2018
Tóm tắt: Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương (CTPPP) tiền
thân là TPP-11, bao gồm các quốc gia thành viên là Úc, brunei, Ca-na-đa, Chi-lê , Nhật
bản, Ma-lai-xi-a, Mê-hi-cô, niu di-lân, Pêru, Xin-ga-po, Việt nam đã được ký kết tại thành
phố santiago(Chi-lê) vào ngày 8/3/2018 và có một số thay đổi so với TPP. Các nền kinh
tế trong CPTPP chiếm khoảng 14% gdp toàn cầu. Tuy khối kinh tế này chỉ chiếm tỷ trọng
15,7% trong tổng số các thị trường xuất khẩu của Việt nam và là thị trường cung cấp
15,71% hàng nhập khẩu cho Việt nam, nhưng CTPPP có hiệu lực sẽ vẫn mở ra cơ hội
cũng như mang lại thách thức cho thương mại Việt nam.
Từ khóa: CTPPP, Thương Mại Việt Nam, Fta
Summary: Comprehensive partnership agreement and trans-pacific progress (CTPPP)
precursor to TPP-11, including australia, brunei, canada, chile, japan , malaysia, mexico,
new zealand, peru, singapore, vietnam were signed in santiago city (chile) on march 8,
2018 and there are some changes compared to TPP. The economies in CPTPP account
for about 14% of global gdp. Although this economic sector only accounts for 15.7% of
the total export markets of vietnam and is a market that provides 15.71% of imports to
vietnam, but the validity of CTPPP will still create opportunities as well as challenges for
vietnamese trade.
Keywords: Vietnam CTPPP, Trade, Fta
QUẢN LÝ - KINH TẾ
29TẠP CHÍ KHOA HỌC
QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ
1. Khái niệm CTPPP và giới thiệu thành viên
Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương (CTPPP) tiền thân là TPP-11,
bao gồm các quốc gia thành viên là Úc, brunei, Ca-na-đa, Chi-lê, Nhật bản, Ma-lai-xi-a, Mê-hi-
cô, niu di-lân, Pêru, Xin-ga-po, Việt nam đã được ký kết tại thành phố santiago (Chi-lê) vào ngày
8/3/2018. Đây là thành công của 11 nền kinh tế trong nỗ lực khởi động lại hiệp định TPP sau khi
hoa kỳ rút lui tháng 1 năm 2017. Khuyết hoa kỳ, tổng gdp của cả khối cTPP năm 2017 xấp xỉ
10,27 nghìn tỷ usd, chiếm 14% tổng gdp toàn thế giới với thị trường 466 triệu dân, chiếm 6,1%
tổng dân số toàn thế giới.
Bảng 1: Các quốc gia thành viên của CPTPP
Quốc gia Chỉ tiêu Năm 2017
Úc
Gdp (tỷ usd) 1390 ,150
Gdp bình quân đầu người (nghìn usd) 56135 ,416
Dân số (triệu người) 24 ,764
Bru-nêy
Gdp (tỷ usd) 11 ,963
Gdp bình quân đầu người (nghìn usd) 27893 ,449
Dân số (triệu người) 0 ,429
Ca-na-đa
Gdp (tỷ usd) 1640 ,385
Gdp bình quân đầu người (nghìn usd) 44773 ,260
Dân số (triệu người) 36 ,638
Chi-lê
Gdp (tỷ usd) 263 ,206
Gdp bình quân đầu người (nghìn usd) 14314 ,752
Dân số (triệu người) 18 ,387
Nhật bản
Gdp (tỷ usd) 4884 ,489
Gdp bình quân đầu người (nghìn usd) 38550 ,089
Dân số (triệu người) 126 ,705
Mê-hi-cô
Gdp (tỷ usd) 1142 ,453
Gdp bình quân đầu người (nghìn usd) 9249 ,265
Dân số (triệu người) 123 ,518
Niu di-lân
Gdp (tỷ usd) 200 ,837
Gdp bình quân đầu người (nghìn usd) 41629 ,329
Dân số (triệu người) 4 ,824
Pêru
Gdp (tỷ usd) 210 ,013
Gdp bình quân đầu người (nghìn usd) 6598 ,460
Dân số (triệu người) 31 ,828
30 TẠP CHÍ KHOA HỌC
QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ
Xin-ga-po
Gdp (tỷ usd) 305 ,757
Gdp bình quân đầu người (nghìn usd) 53880 ,128
Dân số (triệu người) 5 ,675
Ma-lai-xi-a
Gdp (tỷ usd) 309, 858
Gdp bình quân đầu người (nghìn usd) 9,659.878
Dân số (triệu người) 32.077
Việt nam
Gdp (tỷ usd) 215 ,963
Gdp bình quân đầu người (nghìn usd) 2306 ,227
Dân số (triệu người) 93 ,643
Nguồn:
Trong đó, xét về dân số, Nhật bản là quốc gia có dân số đông nhất là 126,705 triệu người,
tiếp đến là Mê-hi-cô với dân số 123,518 triệu người, và đứng thứ ba là Việt nam với con số
93,643 triệu người. Xét về gdp bình quân đầu người, có thể thấy rõ sự phân hóa giữa các quốc
gia trong khối. Nhóm các quốc gia có gdp bình quân đầu người cao bao gồm Úc, trên 56 nghìn
usd/người, tiếp đến là Xin-ga-po, trên 53 nghìn usd/người. Bên cạnh đó, Mê-hi-cô, Pêru, và Việt
nam là nhóm những quốc gia có gdp bình quân đầu người thấp nhất trong khối, lần lượt là 9,2
nghìn usd/người, 6,6 nghìn usd/người và 2,3 nghìn usd/người.
Những sửa đổi và khác biệt của CPTPP so với TPP được tóm tắt trong bảng dưới đây. So
với TPP, CPTPP vẫn giữ nguyên đa số các nội dung cốt lõi của TPP và có 22 điều khoản bị tạm
hoãn hoặc được sửa đổi.
Bảng 2: So sánh CPTPP và TPP
Tiêu chí CPTPP TPP
Đầu tàu Nhật bản Hoa kỳ
Thành viên 11 thành viên 12 thành viên
Tên gọi Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương (CTPPP)
Hiệp định đối tác xuyên thái
bình dương (TPP)
Điều kiện hiệu lực
Ít nhất 6 quốc gia thành viên ký phê
chuẩn thì hiệp định sẽ có hiệu lực sau
60 ngày kể từ ngày ký
Hiệp định có hiệu lực khi tổng
gdp của các nước triển khai
phải bằng 85% tổng gdp của
12 nước đã ký từ năm 2013
Nội dung
Có 22 điều khoản bị tạm hoãn hoặc tạm
dừng. Trong đó 11/20 điều khoản bị tạm
hoãn có liên quan tới sở hữu trí tuệ. Các
điều khoản bị hoãn còn lại liên quan tới
đầu tư.
31TẠP CHÍ KHOA HỌC
QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ
Bổ sung các quy định về quy trình rút lui,
gia nhập, rà soát lại CPTPP trong tương
lai, tạo tính linh hoạt của hiệp định và
có thể sẵn sàng cho những đợt kết nạp
thành viên mới
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ https://www.mfat.govt.nz/
Trong đó, xét về dân số, Nhật bản là quốc gia có dân số đông nhất là 126,705 triệu người,
tiếp đến là Mê-hi-cô với dân số 123,518 triệu người, và đứng thứ ba là Việt nam với con số
93,643 triệu người. Xét về gdp bình quân đầu người, có thể thấy rõ sự phân hóa giữa các quốc
gia trong khối. Nhóm các quốc gia có gdp bình quân đầu người cao bao gồm Úc, trên 56 nghìn
usd/người, tiếp đến là Xin-ga-po, trên 53 nghìn usd/người. Bên cạnh đó, Mê-hi-cô, Pêru, và Việt
nam là nhóm những quốc gia có gdp bình quân đầu người thấp nhất trong khối, lần lượt là 9,2
nghìn usd/người, 6,6 nghìn usd/người và 2,3 nghìn usd/người.
Nếu như TPP được dẫn dắt bởi hoa kỳ, thì CTPPP được dẫn dắt bởi Nhật bản. Theo mulgan
(2018)1, đây là trường hợp hiếm hoi Nhật bản đóng vai trò dẫn dắt các vòng đàm phán đa
phương. Chính quyền của thủ tướng abe cam kết sớm thực thi hiệp định này vì nhiều lý do. Thứ
nhất, Nhật bản kỳ vọng hiệp định CPTPP chất lượng cao sẽ trở thành một hình mẫu cho những
hiệp định thương mại đa phương khác, bao gồm cả hiệp định đối tác kinh tế toàn diện vùng rcep.
Đồng thời, CPTPP được xem như một động thái chống lại chiến dịch “nước mỹ trước tiên” chỉ
tập trung vào các hiệp định thương mại song phương.
Có thể thấy, để tránh rủi ro lặp lại trong quá trình thực thi hiệp định như trường hợp của TPP,
CPTPP đã sửa đổi điều khoản về hiệu lực của hiệp định. Nếu như việc TPP quy định hiệp định
có hiệu lực khi tổng gdp của các nước triển khai phải bằng 85% tổng gdp của 12 nước đã ký
từ năm 2013 đã đặt hiệp định này vào bế tắc khi hoa kỳ (chiếm 60% gdp toàn khối TPP) không
thông qua và rút lui, CTPPP chỉ quy định cần có ít nhất 6 quốc gia thành viên ký phê chuẩn thì
hiệp định sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày ký. Ngoài ra, hiệp định này cũng tiếp tục bổ sung
các quy định về quy trình rút lui, gia nhập, cũng như khả năng rà soát lại cá điều khoảnCPTPP
trong tương lai. Điều này đã phát huy tính linh hoạt của hiệp định và cũng như tính sẵn sàng cho
việc kết nạp thành viên mới.
Về điều khoản cam kết, so với TPP, CPTPP đã tạm hoãn thực thi 22 nội dung. Trong đó tập
trung vào các cam kết về sở hữu trí tuệ do hoa kỳ đề xuất trước đây, ngoài ra là các cam kết
thuộc lĩnh vực đầu tư, và cơ chế giải quyết tranh chấp giữa chính phủ và nhà đầu tư (isds).
2. Cơ hội và thách thức cho Việt nam
Như đã đề cập tới ở trên, các nền kinh tế trong CPTPP chiếm khoảng 14% gdp toàn cầu.
Các nền kinh tế này chiếm tỷ trọng 15,7% trong tổng số các thị trường xuất khẩu của Việt nam
và là thị trường cung cấp 15,71% hàng nhập khẩu cho Việt nam.
1:
32 TẠP CHÍ KHOA HỌC
QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ
Bảng 3: Tỷ trọng xuất, nhập khẩu của các quốc gia thành viên khối CPTPP với
Việt Nam giai đoạn 2012-2017
Nước 2012 2013 2014 2015 2016 2017
X
uất khẩu
Bru-nêy 0,01 0,01 0,03 0,02 0,01 0,01
Xin-ga-po 2,07 2,04 1,96 1,96 1,37 1,38
Nhật bản 11,41 10,26 9,77 8,70 8,31 7,87
Ca-na-đa 1,01 1,18 1,38 1,49 1,50 1,27
Chi-lê 0,15 0,17 0,35 0,40 0,46 0,47
Pêru 0,09 0,08 0,12 0,15 0,16 0,15
Niu- di-lân 0,16 0,21 0,21 0,20 0,20 0,21
Úc 2,80 2,64 2,65 1,79 1,62 1,54
Mê-hi-cô 0,60 0,68 0,69 0,95 1,07 1,09
Ma-lai-xi-a 3,93 3,78 2,61 2,21 1,89 1,97
Các nước khác 77,78 78,96 80,22 82,13 83,41 84,03
N
hập khẩu
Bru-nêy 0,54 0,46 0,07 0,03 0,04 0,02
Ma-lai-xi-a 3,00 3,10 2,84 2,53 2,96 2,78
Xin-ga-po 5,88 4,31 4,62 3,64 2,72 2,51
Nhật bản 10,20 8,75 8,70 8,58 8,62 7,86
Ca-na-đa 0,40 0,31 0,26 0,27 0,23 0,37
Chi-lê 0,33 0,24 0,25 0,18 0,13 0,13
Mê-hi-cô 0,10 0,09 0,18 0,29 0,28 0,27
Pê-ru 0,08 0,03 0,07 0,04 0,04 0,06
Niu di-lân 0,34 0,34 0,32 1,23 0,20 0,21
Úc 1,56 1,20 1,39 0,23 1,39 1,50
Các nước khác 77,58 81,17 81,30 82,99 83,39 84,29
Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của tổng cục thống kê
Rõ ràng, sau khi hoa kỳ rời khỏi TPP, đối tác thương mại hàng đầu của Việt nam trong khối
CPTPP là Nhật bản, thị trường xuất khẩu và nhập khẩu chiếm tỷ trọng xấp xỉ 8% tổng kim ngạch
xuất, nhập khẩu của Việt nam trong năm 2017. Trong số các thị trường xuất khẩu thuộc khối, thị
trường Ma-lai-xi-a đứng thứ hai, tiếp đến là Úc, Xin-ga-po, Ca-na-đa, Mê-hi-cô với các con số
lần lượt là 1,97%; 1,54%; 1,38%; 1,27%; 1,09% trong năm 2017. Trong số các thị trường nhập
33TẠP CHÍ KHOA HỌC
QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ
khẩu, tiếp sau Nhật bản là các thị trường Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po và Úc với các con số lần lượt là
2,78%; 2,51%; và 1,5% trong năm 2017.
Tuy nhiên,Việt nam cũng có nhiều tiềm năng cải thiện quan hệ thương mại với các quốc gia
trên. Cụ thể, chỉ số bổ trợ thương mại (trade complimentary index – tc) của Việt nam và các quốc
gia khối CPTPP đã cho thấy cơ cấu xuất khẩu của Việt nam khá phù hợp với cơ cấu nhập khẩu
của hầu hết các quốc gia CPTPP. Tc là chỉ số thương mại khá quan trọng và phổ biến, giúp cung
cấp thông tin hữu ích về triển vọng thương mại nội vùng. Chỉ số này cho thấy sự bổ trợ giữa cấu
trÚc nhập khẩu của một quốc gia với cấu trÚc xuất khẩu của đối tác và đặc biệt hữu ích cho các
quốc gia đang cân nhắc việc hình thành hiệp định thương mại tự do.chỉ số tc giữa hai quốc gia
k và j được tính toán như sau:
Tcij = 100 ( 1 - sum ( | mik - xij | / 2 ) )
Trong đó, xij: tỷ trọng xuất khẩu của mặt hàng i trong giỏ xuất khẩu của quốc gia j
Mik là tỷ trọng nhập khẩu của mặt hàng i trong giỏ nhập khẩu của quốc gia k
Nếu chỉ số tc = 0: không có thương mại song phương về mặt hàng i giữa hai quốc gia j và k.
Nếu chỉ số tc = 100: tỷ trọng xuất khẩu và nhập khẩu của hai quốc gia bổ trợ hoàn hảo cho nhau.
Bảng 4: Chỉ số TC giữa Việt Nam và các đối tác thương mại trong khối CPTPP
thời kỳ 2012-2016
Nước 2012 2013 2014 2015 2016
Bru-nêy - 50,84 46,37 43,37 37,53
Úc - 48,91 48,54 46,72 43,78
Ca-na-đa - 49,92 48,95 46,45 43,38
Chi-lê - 50,56 49,53 49,02 45,66
Nhật bản - 52,69 52,15 54,24 51,73
Mê-hi-cô - 58,61 56,96 53,73 52,09
Niu di-lân - 48,72 47,17 46,02 41,71
Pêru 51,63 49,97 49,93 47,60 41,48
Xin-ga-po - 55,19 53,58 55,54 54,77
Ma-lai-xi-a - 60,82 58,83 59,23 55,60
Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của itc
Trong khối CPTPP, chỉ số tc có thể thấy, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Mê-hi-cô và Nhật bản là
những đối tác phù hợp nhất cho các sản phẩm xuất khẩu của Việt nam. Chỉ số tc với Ma-lai-xi-a
34 TẠP CHÍ KHOA HỌC
QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ
duy trì ở mức cao hơn 60 giai đoạn vào năm 2013, sau đó giảm nhẹ vào các năm 2014 và 2015,
rồi giảm mạnh vào năm 2016 nhưng vẫn cao nhất trong số các nước trong khối. Chỉ số tc của
Mê-hi-cô cũng giảm mạnh trong giai đoạn 2013-2016, từ 58,61 xuống 52,09. Nhật bản và Xin-
ga-po chứng kiến sự giảm nhẹ đối với tc trong cùng thời kỳ, nhưng chỉ số này của hai quốc gia
trên vẫn luôn trên 50. Trong khi đó, chỉ số tc với bru-nêy giảm mạnh nhất từ 50,84 xuống 37,53
từ năm 2013 đến năm 2016. Như vậy, theo chỉ số tc, xuất khẩu của Việt nam có nhiều khả năng
nhất đáp ứng nhu cầu nhập khẩu của Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Mê-hi-cô và Nhật bản. Cơ cấu xuất
khẩu của Việt nam cũng đáp ứng nhu cầu của Chi-lê, Úc, Ca-na-đa, Pêru. Chỉ số tc cho thấy
bru-nêy là thị trường xuất khẩu kém hấp dẫn nhất đối với hàng xuất khẩu của Việt nam.
Từ những phân tích trên, có thể tổng kết một số cơ hội và thách thức cho thương mại Việt
nam khi tham gia CPTPP như sau:
Xét về cơ hội, thứ nhất, CPTPP mở ra cơ hội xuất khẩu hàng hóa cho Việt nam vào thị
trường các thành viên trong khối. Với bản chất là một hiệp định thương mại tự do thế hệ mới
tiêu chuẩn cao, phạm vi cam kết của CPTPP trong lĩnh vực thương mại hàng hóa trải rộng từ cắt
giảm thuế quan đối với hàng hóa, hàng rào kỹ thuật liên quan đến thương mại, cũng như đặt ra
các yêu cầu và tiêu chuẩn cao về minh bạch hóa và đưa ra cơ chế giải quyết tranh chấp có tính
ràng buộc và chặt chẽ. Trong đó, các nước cam kết xóa bỏ gần như toàn bộ thuế nhập khẩu theo
lộ trình, mang lại cơ hội tiếp cận thị trường, tăng trưởng xuất khẩu, góp phần gia tăng lợi ích cho
cả các doanh nghiệp và người tiêu dùng thuộc các nước thành viên.world bank group (2018) đã
tiến hành đánh giá tác động kinh tế và phân bổ thu nhập của hiệp định đối tác toàn diện và tiến
bộ xuyên thái bình dương đối với Việt nam. Tính đến năm 2030, CPTPP giúp gdp của Việt nam
tăng trưởng 1,1%, xuất khẩu tăng trưởng 4,2% và nhập khẩu tăng trưởng 5,3%.
Thứ hai, CTPPP mở ra cơ hội đa dạng hóa thị trường xuất khẩu cho hàng hóa Việt nam. Như
đã phân tích ở trên, cơ cấu xuất khẩu của Việt nam khá phù hợp với cơ cấu nhập khẩu của các
quốc gia khác trong khối, do đó, đây là cơ hội để hàng hóa xuất khẩu của Việt nam thâm nhập
và tăng trưởng ở các thị trường này trong điều kiện các rào cản thương mại được gỡ bỏ. Cũng
theo world bank group (2018), những ngành được hưởng lợi nhiều nhất khi CPTPP có hiệu lực
là i) thực phẩm, đồ uống, thuốc lá; ii) may mặc, hàng da; iii) dệt may. Đồng thời, tỷ trọng xuất
khẩu sang thị trường khối CPTPP cũng tăng mạnh. Cụ thể, tính đến năm 2030, xuất khẩu sang
các nước CPTPP sẽ tăng từ 54 lên 80 tỉ us$, chiếm 25% tổng lượng xuất khẩu. Kim ngạch xuất
khẩu sang các nước thành viên CPTPP ở cả ba ngành trên cũng sẽ tăng lần lượt là 10,1, 6,9 và
0,5 tỉ us$.
Tuy nhiên, tham gia CPTPP cũng đặt ra khá nhiều thách thức cho Việt nam. Thứ nhất, việc
xóa bỏ các hàng rào thuế quan sẽ tạo điều kiện cho hàng nhập khẩu từ các quốc gia thành viên
thâm nhập vào thị trường nội địa, khiến áp lực cạnh tranh giữa hàng hóa trong nước và hàng
hóa nhập khẩu. Điều này buộc các doanh nghiệp sản xuất trong nước phải thích nghi, chuyển
đổi, tái cơ cấu, phù hợp với thông lệ quốc tế. Nếu không thành công, họ sẽ đứng đều cho các
ngành sản xuất, xuất khẩu của Việt nam. Bên cạnh những ngành được trước nguy cơ thất bại
trên chính “sân nhà”. Thứ hai, lợi ích mà CPTPP mang lại sẽ không phân bổ hưởng lợi, một số
ngành đứng trước nguy cơ suy giảm kim ngạch xuất khẩu như ngành “nông nghiệp” (- 1,6 tỉ usd),
“sản xuất công nghiệp khác” (- 1,2 tỉ usd), “thiết bị điện” (- 0,5 tỉ usd), “kim loại” (- 0,4 tỉ usd)2.
2 World Bank Group (2018)
35TẠP CHÍ KHOA HỌC
QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ
Để có thể phát huy tối đa những lợi ích do CPTPP mang lại cũng như vượt qua những thách
thức mà hiệp định này đặt ra, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt nam cần chủ động và quyết tâm
để thích nghi, đổi mới. Cụ thể,các doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp xuất khẩu và doanh
nghiệp trong nước phải nâng cao năng lực quản lý, cải tiến công nghệ, quy trình sản xuất, quản
lý chất lượng sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm
để có nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm. Đồng thời, các doanh nghiệp Việt nam cũng cần
tích cực tìm cơ hội và nâng cao tính sẵn sàng trong việc tích hợp vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. World bank group (2018), tác động kinh tế và phân bổ thu nhập của hiệp định đối tác toàn
diện và tiến bộ xuyên thái bình dương: trường hợp của Việt nam, quan hệ đối tác chiến lược
ốtxtrâylia – nhóm ngân hàng thế giới tại Việt nam, .., nxb hồng đức, ngày 05/3/2018.
2. https://www.mfat.govt.nz/en/trade/free-trade-agreements/free-trade-agreements-
concluded-but-not-in-force/CPTPP/CPTPP-overview/
3. ,chn
4. https://www.economist.com/blogs/economist-explains/2018/03/economist-explains-8
5. https://www.mfat.govt.nz/en/trade/free-trade-agreements/free-trade-agreements-
concluded-but-not-in-force/CPTPP/
6.
7.
leadership/
8. https://www.mfat.govt.nz/assets/CPTPP/comprehensive-and-progressive-agreement-for-
trans-pacific-partnership-CPTPP-national-interest-analysis.pdf
9.
acc/CPTPP-ptpgp/overview-apercu.aspx?lang=eng
10.
11.
12. https://www.trademap.org/
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hiep_dinh_doi_tac_toan_dien_va_tien_bo_xuyen_thai_binh_duong.pdf