Kết luận
Nghiên cứu này chỉ ra rằng các doanh nghiệp
kinh doanh G&SPG có cái nhìn khác nhau về
các cơ hội và thách thức của doanh nghiệp
mình khi Việt Nam gia nhập EVFTA tùy
theo: quy mô doanh nghiệp, mô hình kinh
doanh hiện tại và cách nhìn nhận về tương lai
doanh nghiệp. Để có thể tận dụng được các cơ
hội và chuẩn bị tốt hơn trước làn sóng cạnh
tranh do EVFTA mang lại, cần nâng cao nhận
thức của doanh nghiệp về vị trí, vai trò của
ngành nói chung và mỗi doanh nghiệp gỗ nói
riêng. Kết quả nghiên cứu cũng gợi ý rằng
việc nâng cao nhận thức về EVFTA sẽ đặc
biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp gỗ
chưa quan tâm đến EVFTA do đặc thù là
doanh nghiệp làng nghề/doanh nghiệp gia
đình và hiện đang có thị phần tương đối ổn
định bởi vì các điều kiện kinh tế mới như
EVFTA có thể sẽ mang lại những thay đổi bất
ngờ đối với cạnh tranh và thị phần. Bên cạnh
đó, cần có những chính sách mang tính ổn
định và hỗ trợ của Nhà nước để doanh nghiệp
làng nghề/doanh nghiệp gia đình yên tâm bỏ
vốn đầu tư. Có như vậy, họ mới có thể
chuyên tâm sản xuất kinh doanh và xây dựng
định hướng phát triển cho doanh nghiệp.
Với đặc thù là một công trình nghiên cứu định
tính, nghiên cứu này có điểm mạnh là có thể
nghiên cứu sâu từng trường hợp; mở rộng câu
hỏi nghiên cứu một cách linh hoạt, đa dạng;
có tính chuyên biệt hóa cao với từng tình
huống cụ thể. Tuy nhiên, hạn chế của nghiên
cứu định tính là độ khái quát của kết quả
nghiên cứu chưa cao; lập luận và đánh giá
trong bài viết khó tránh khỏi yếu tố cảm tính
của người phỏng vấn. Vì vậy, để có thể đưa ra
kết luận mang tính khái quát hơn đối với nhận
định về cơ hội và thách thức của doanh
nghiệp ngành gỗ khi Việt Nam gia nhập
EVFTA, các tác giả đề xuất mở rộng đề tài
nghiên cứu với một số lượng mẫu khảo sát đủ
lớn để đại diện cho khu vực nghiên cứu.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 335 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệp định Evfta: Nhận thức về cơ hội và thách thức của doanh nghiệp ngành gỗ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TNU Journal of Science and Technology 225(15): 3 - 9
Email: jst@tnu.edu.vn 3
HIỆP ĐỊNH EVFTA: NHẬN THỨC VỀ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH GỖ
Nguyễn Ngọc Quý*, Trần Thị Thu Hải
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
TÓM TẮT
Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu chính thức có hiệu lực đã mở
ra nhiều cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành gỗ nói riêng. Tuy
nhiên, nhận thức về các cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp ngành gỗ khi Việt Nam gia
nhập EVFTA đang là vấn đề còn nhiều quan điểm khác biệt. Chính vì vậy, việc tiến hành các
nghiên cứu trên nhiều góc độ khác nhau là cần thiết. Bài viết này nhằm trả lời cho câu hỏi nghiên
cứu: Doanh nghiệp gỗ nhận thức được các cơ hội và thách thức nào từ Hiệp định EVFTA?. Bài
báo sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua phỏng vấn 34 người từ 05 doanh nghiệp.
Kết quả nghiên cứu cho thấy việc nhận thức về cơ hội và thách thức của doanh nghiệp có sự khác
biệt rất lớn tùy theo quy mô doanh nghiệp, mô hình kinh doanh hiện tại và cách nhìn nhận về
tương lai doanh nghiệp. Tuy nhiên, với những hạn chế nhất định của nghiên cứu định tính là khả
năng khái quát, nhóm nghiên cứu đề xuất mở rộng nghiên cứu với một số lượng mẫu đủ lớn để có
để đưa ra nhận định toàn diện hơn về cơ hội và thách thức của doanh nghiệp ngành gỗ khi Việt
Nam gia nhập EVFTA.
Từ khóa: EVFTA; ngành gỗ; cơ hội; thách thức; doanh nghiệp.
Ngày nhận bài: 12/9/2020; Ngày hoàn thiện: 19/10/2020; Ngày đăng: 03/12/2020
THE EVFTA: OPPORTUNITIES AND CHALLENGES
FROM THE VIEW OF WOOD-BASED INDUSTRY ENTERPRISES
Nguyen Ngoc Quy
*
, Tran Thi Thu Hai
VNU - University of Economics and Business
ABSTRACT
The European Union Vietnam Free Trade Agreement (EVFTA) has opened up many opportunities
and challenges for the Vietnamese economy in general and the wood industry in particular.
However, the perception of opportunities and challenges for wood-based industry enterprises is
curently various. Therefore, conducting research on different approaches is needed. This paper
aims to answer the research question: What opportunities and challenges do wood-based industry
enterprises recognize from the EVFTA? A qualitative research was conducted with 34
interviewees from 05 enterprises. The results show that perception of opportunities and challenges
of enterprises varies greatly depending on their size, business model and vision on their future.
However, as generlisation is limited in qualitative research, we suggest other researchers to expand
the research topic to a larger sample size which can give a more comprehensive statement about
the opportunites and challenges of enterprises in wood industry.
Keywords: EVFTA; wood industry; opportunities; challenges; enterprises.
Received: 12/9/2020; Revised: 19/10/2020; Published: 03/12/2020
* Corresponding author. Email: nguyenquydhkt@gmail.com
Nguyễn Ngọc Quý và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(15): 3 - 9
Email: jst@tnu.edu.vn 4
1. Đặt vấn đề
Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam
và Liên minh Châu Âu (EVFTA) chính thức
có hiệu lực từ ngày 01/8/2020 đã mở ra nhiều
cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế Việt
Nam nói chung [1] và ngành gỗ nói riêng [2].
Các lợi ích chính được dự đoán gồm: gia tăng
phúc lợi xã hội và sức mạnh của nền kinh tế
nói chung [3], cơ hội xuất khẩu sang thị
trường EU với ưu đãi thuế quan, mở rộng
nguồn cung hàng hóa nhập khẩu chất lượng
tốt với giá cả hợp lý cho doanh nghiệp trong
nước, cơ hội hợp tác và phát triển trong lĩnh
vực kinh tế và thị trường, đa dạng hóa thị
trường để không bị phụ thuộc quá nhiều vào
một thị trường nào. Bên cạnh đó, doanh
nghiệp Việt phải đối mặt với nhiều thách
thức. Trong đó, nổi bật là các thách thức về
vấn đề cạnh tranh, nâng cao chất lượng sản
phẩm và đáp ứng các tiêu chuẩn hàng hóa
khắt khe của EU [4], bao gồm cả các các quy
định vừa mang tính truyền thống vừa tương
đối tự phát nội bộ của EU đối với nguyên liệu
gỗ [5]. Riêng đối với ngành gỗ Việt Nam, khó
khăn nổi bật nhất là nguồn cung gỗ nguyên
liệu trong nước đang thiếu hụt [6]. Việt Nam
đang phải nhập khẩu gỗ từ hơn 100 quốc gia
và vùng lãnh thổ với khoảng 160-170 loài và
lượng nhập khẩu khoảng 4-4,5 triệu m3 gỗ
tròn [7] trong khi hiệp định EVFTA có những
yêu cầu khắt khe đối với nguồn gốc nguyên
vật liệu. Thực tế này đặt ra cho các doanh
nghiệp kinh doanh gỗ và các sản phẩm gỗ
(G&SPG) yêu cầu cấp thiết là phải tìm hiểu
cặn kẽ các điều kiện kinh doanh, cũng như
các cơ hội và thách thức khi tham gia vào thị
trường chung của Hiệp định EVFTA. Tuy
nhiên, nhận thức về các cơ hội và thách thức
đối với doanh nghiệp ngành gỗ khi Việt Nam
gia nhập EVFTA đang là vấn đề còn nhiều
quan điểm khác biệt.
Theo một nghiên cứu gần đây, mặc dù đem
lại những ưu đãi về thuế nhưng Hiệp định
EVFTA sẽ không tạo được các động lực mới
nhằm mở rộng thị trường cho các mặt hàng
gỗ của Việt Nam xuất khẩu vào EU trong
tương lai bởi vì 46,2% mặt hàng gỗ, chiếm
90% tổng số kim ngạch xuất khẩu vào EU
hiện đang ở mức 0%; số còn lại sẽ được đưa
dần về mức 0% theo lộ trình sau khi EVFTA
có hiệu lực nhưng số lượng này chỉ chiếm
một phần nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu
vào EU [2]. Trong khi đó, nhiều tổ chức
thương mại nhận định EU vẫn là thị trường
tiềm năng cho ngành gỗ Việt Nam [8], [9].
Ngoài ra, các nghiên cứu trước đây chỉ ra
rằng việc kết nối giữa nghiên cứu khoa học và
thực tế hoạt động của ngành công nghiệp gỗ
vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn
[10]. Chính vì vậy, việc tiến hành thêm các
nghiên cứu trên nhiều góc độ khác nhau là
cần thiết để có thể đưa ra những nhận định
toàn diện về bức tranh của ngành gỗ trong bối
cảnh Việt Nam gia nhập EVFTA.
Bài viết này nhằm trả lời cho câu hỏi nghiên
cứu: Doanh nghiệp gỗ nhận thức được các cơ
hội và thách thức nào từ Hiệp định EVFTA?
Bắt đầu từ việc phân tích tổng quan về
EVFTA và thực trạng G&SPG xuất khẩu vào
EU, chúng tôi tiến hành phương pháp nghiên
cứu định tính dựa trên phỏng vấn một số
doanh nghiệp kinh doanh G&SPG. Phần tiếp
theo của bài viết sẽ trình bày kết quả nghiên
cứu, thảo luận và đề xuất các hướng nghiên
cứu tiếp theo.
2. Tổng quan về EVFTA và ngành gỗ
2.1. EVFTA
Hiệp định thương mai tự do giữa Việt Nam và
Liên minh châu Âu (gọi tắt là Hiệp định
EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư giữa
Việt Nam và Liên minh châu Âu (gọi tắt là
Hiệp định IPA) đã được khởi động và kết
thúc sau một thập kỷ nỗ lực không ngừng
nghỉ của cả hai bên. EVFTA là một Hiệp định
chất lượng cao, hướng tới đảm bảo cân bằng
lợi ích cho cả Việt Nam và EU. Những mốc
thời gian chính trong quá trình đàm phán
Hiệp định [11] gồm:
Tháng 10/2010: Thủ tướng Chính phủ Việt
Nam và Chủ tịch EU đồng ý khởi động đàm
phán Hiệp định EVFTA.
Tháng 6/2012: Bộ trưởng Bộ Công thương
Việt Nam và Cao ủy Thương mại EU đã
chính thức tuyên bố khởi động đàm phán
Hiệp định EVFTA.
Nguyễn Ngọc Quý và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(15): 3 - 9
Email: jst@tnu.edu.vn 5
Tháng 12/2015: Kết thúc đàm phán và bắt đầu
khởi động tiến trình rà soát pháp lý để chuẩn
bị cho việc ký kết Hiệp định.
Tháng 6/2017: Hoàn thành rà soát pháp lý ở
cấp kỹ thuật.
Tháng 9/2017: EU chính thức đề nghị Việt
Nam tách nội dung bảo hộ đầu tư và cơ chế
giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước với nhà
đầu tư ra khỏi Hiệp định EVFTA thành một
hiệp định riêng do phát sinh một số vấn đề
mới liên quan đến thẩm quyền phê chuẩn các
hiệp định thương mại tự do của EU hay từng
nước hành viên. Theo đó, EVFTA sẽ tách
thành hai Hiệp định gồm:
Hiệp định thương mại tự do bao gồm toàn bộ
nội dung Hiệp định EVFTA hiện nay.
Hiệp định bảo hộ đầu tư (Hiệp định IPA) bao
gồm nội dung bảo hộ đầu tư và giải quyết
tranh chấp đầu tư.
Ngày 30/6/2019: Việt Nam và EU chính thức
ký kết EVFTA và IPA.
Ngày 30/3/2020: Hội đồng châu Âu thông
qua Hiệp định EVFTA.
Ngày 08/6/2020: Quốc hội khóa XIV nghị
quyết phê chuẩn thông qua Hiệp định
EVFTA.
Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực vào
ngày 01/8/2020.
Hiệp định EVFTA gồm 17 Chương, 2 Nghị
định thư và một số biên bản ghi nhớ kèm theo
với các nội dung chính là: thương mại hàng
hóa, quy tắc xuất xứ, hải quan và thuận lợi
hóa thương mại, các biện pháp vệ sinh an
toàn thực phẩm, các rào cản kỹ thuật trong
thương mại, thương mại dịch vụ, đầu tư,
phòng vệ thương mại, cạnh tranh, doanh
nghiệp nhà nước, mua sắm của Chính phủ, sở
hữu trí tuệ, thương mại và Phát triển bền
vững, hợp tác và xây dựng năng lực, các vấn
đề pháp lý - thể chế.
Theo thỏa thuận của Hiệp định EVFTA, sau 7
năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ
xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng
thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam. Đối với khoảng 0,3%
kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết
dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với
thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%. Như
vậy, gần 100% kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu
sau một lộ trình ngắn [1]. Đây chính là dấu
mốc vô cùng quan trọng trong lịch sử kinh tế
thương mại của đất nước [12].
2.2. Ngành gỗ Việt Nam
Gỗ và sản phẫm gỗ là một trong những mặt
hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam vào
EU. Hiện tại, kim ngạch xuất khẩu các mặt
hàng gỗ của Việt Nam sang EU vẫn đang có
sự tăng trưởng đều đặn. Năm 2018 giá trị xuất
khẩu các mặt hàng gỗ của Việt Nam sang EU
đạt 510,82 triệu USD, chiếm 6% tổng giá trị
xuất khẩu G&SPG của Việt Nam vào tất cả
các thị trường, tăng 6% so với kim ngạch năm
2017. Năm 2019 xuất khẩu G&SPG của Việt
Nam sang EU đạt 562,7 triệu USD, chiếm
5,4% tổng giá trị xuất khẩu các mặt hàng gỗ
của cả Việt Nam trong cùng năm. Kim ngạch
năm 2019 tăng 10% so với kim ngạch năm
2018. Trong 6 tháng đầu năm 2020, kim
ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam vào
EU đạt 254,5 triệu USD, tăng 12% so với kim
ngạch cùng kỳ năm 2019 [2]. Nhóm các mặt
hàng gỗ xuất khẩu của Việt Nam vào EU rất
đa dạng. Trong đó, các mặt hàng quan trọng,
có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn gồm: bộ
phận đồ gỗ, đồ gỗ nội thất, ghế, gỗ xây dựng
và các loại ván. Trong số các mặt hàng gỗ của
Việt Nam xuất khẩu vào EU, có tổng cộng
253 dòng hàng G&SPG của Việt Nam chịu
tác động về thuế trong EVFTA, tương ứng
với 253 mặt hàng G&SPG của Việt Nam khi
xuất khẩu vào EU có thuế nhập khẩu 0%-10%
trước khi EVFTA có hiệu lực [2].
Ngành gỗ Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng cơ
hội mở rộng thị trường tại EU khi Việt Nam
gia nhập EVFTA. Hiệp định EVFTA được
cho là cơ hội lớn để xuất khẩu gỗ sang EU
sớm chạm mốc 1 tỷ USD. Theo thỏa thuận
trong Hiệp định EVFTA, ngay sau khi Hiệp
định có hiệu lực (1/8/2020), khoảng 83%
dòng thuế, tương đương với 99% giá trị xuất
khẩu gỗ sang EU được xóa bỏ thuế ngay lập
tức. 17% dòng thuế còn lại (1% giá trị xuất
khẩu), bao gồm gỗ dán, ván sợi, ván dăm,
Nguyễn Ngọc Quý và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(15): 3 - 9
Email: jst@tnu.edu.vn 6
sẽ về 0% sau 5 năm [10]. Đặc biệt, việc Nghị
viện châu Âu (MEPs) bỏ phiếu cấm sử dụng
các sản phẩm nhựa dùng một lần có hiệu lực
vào năm 2021 tại tất cả các quốc gia thành
viên của EU cũng là cơ hội lớn để các doanh
nghiệp xuất khẩu các sản phẩm gia dụng bằng
gỗ của Việt Nam nắm bắt cơ hội mở rộng thị
trường sang EU [8]. Bên cạnh đó, việc cắt
giảm thuế đối với thiết bị nhập khẩu từ EU
vào Việt Nam và xóa bỏ thuế đối với một số
dòng sản phẩm nhập khẩu của EU sẽ giúp
doanh nghiệp Việt giảm chi phí sản xuất; tăng
khả năng tiếp cận công nghệ hiện đại. Việc
nhập khẩu gỗ từ châu Âu với chất lượng tốt,
nguồn gốc rõ ràng giúp doanh nghiệp có thêm
khả năng thâm nhập vào thị trường này – hình
thành chuỗi cung ứng mới để mở rộng thị
phần tại EU, gia tăng giá trị xuất khẩu. EU
hiện đang là nhà cung cấp gỗ nguyên liệu
đứng hàng thứ 4 cho Việt Nam [9]. Theo
Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, thị trường
gỗ và sản phẩm gỗ của EU hiện đang có dung
lượng 80-85 tỷ USD, lớn hơn rất nhiều so với
giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ của
Việt Nam vào thị trường này [2].
Bên cạnh những cơ hội đó, cạnh tranh với các
doanh nghiệp chế biến gỗ từ châu Âu được
cho là thách thức nổi bật đối với doanh
nghiệp Việt bởi vì các nghiên cứu trước đã
chỉ ra rằng trong ngành gỗ, lợi thế về công
nghệ sẽ đem lại những lợi thế vượt trội về số
lượng và chất lượng cho các sản phẩm gỗ
[13]. Bên cạnh đó, tìm nguồn cung gỗ đảm
bảo chất lượng và tiêu chuẩn EU được cho là
thách thức lớn đối với doanh nghiệp G&SPG.
Đồng thời, doanh nghiệp gỗ Việt cần phải đổi
mới và nâng cao năng lực để có thể gia tăng
giá trị cho sản phẩm bởi vì gia tăng giá trị sản
phẩm là cách duy nhất để cạnh tranh trong
chuỗi giá trị của khu vực hội nhập [14]. Bên
cạnh đó, Hiệp định EVIPA sẽ hỗ trợ và bảo
hộ quá trình đầu tư tại Việt Nam, đồng nghĩa
với việc thu hút nhà đầu tư trong lĩnh vực chế
biến gỗ từ châu Âu vào Việt Nam, tạo điều
kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư EU
kinh doanh tại Việt Nam [15]. Đây vừa là cơ
hội nhưng cũng là thách thức lớn đối với
ngành gỗ Việt Nam.
3. Phương pháp nghiên cứu
Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu “Doanh
nghiệp gỗ nhận thức được các cơ hội và
thách thức nào từ Hiệp định EVFTA?”, nhóm
tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu
định tính thông qua việc lựa chọn trường hợp
nghiên cứu là các doanh nghiệp kinh doanh
G&SPG và phỏng vấn sâu đối với nhân sự
thuộc các doanh nghiệp này. Phương pháp
nghiên cứu định tính được chứng minh là phù
hợp với các câu hỏi nghiên cứu cần có sự giải
thích sâu về hiện tượng nghiên cứu [16] và trả
lời cho các câu hỏi nghiên cứu như What (cái
gì), How (như thế nào), Why (vì sao) [17].
Bên cạnh việc thu thập dữ liệu thứ cấp từ các
nguồn tài liệu tham khảo, các tác giả đã kết
hợp với một số cộng sự thu thập dữ liệu về
thực tế hoạt động tại 05 doanh nghiệp và tiến
hành phỏng vấn sâu 34 người từ 05 doanh
nghiệp này. Thời gian phỏng vấn là từ 15-60
phút, tùy thuộc vào điều kiện phỏng vấn và
nội dung phỏng vấn. Phỏng vấn được tiến
hành trực tiếp, hoặc qua điện thoại/gọi video.
Cách lựa chọn mẫu để tiến hành phỏng vấn cơ
bản dựa trên phương pháp chọn mẫu thuận
tiện (convenience sampling). Áp dụng
phương pháp chọn mẫu này, các tác giả đã lựa
chọn doanh nghiệp phỏng vấn chủ yếu dựa
trên hai tiêu chí: phù hợp với câu hỏi nghiên
cứu và khả năng tiếp cận. Tất cả các doanh
nghiệp được phỏng vấn đều thuộc khu vực
đồng bằng sông Hồng. Trong 05 doanh
nghiệp nghiên cứu, có 03 doanh nghiệp đã
tham gia vào chuỗi cung ứng G&SPG sang
EU; 02 doanh nghiệp hiện đang sản xuất SPG
cho thị trường nội địa. Thông tin về doanh
nghiệp tham gia nghiên cứu được tổng hợp tại
Bảng 1.
Nội dung khảo sát gồm 3 phần: (1) Khối
thông tin sơ lược về doanh nghiệp (năm thành
lập, số người, lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm
nằm trong chuỗi cung ứng hàng xuất khẩu
sang EU) và người được phỏng vấn (thời gian
bắt đầu làm việc tại doanh nghiệp, vị trí công
việc); (2) Các câu hỏi liên quan đến nhận thức
về cơ hội và thách thức của doanh nghiệp khi
Việt Nam gia nhập EVFTA; (3) một số đề
xuất kiến nghị (nếu có).
Nguyễn Ngọc Quý và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(15): 3 - 9
Email: jst@tnu.edu.vn 7
Bảng 1. Thông tin các doanh nghiệp tham gia nghiên cứu
Tên
doanh
nghiệp
Năm
thành
lập
Sản phẩm chính
Số lượng
người
phỏng vấn
Số lượng
nhân
viên
Ghi chú
A 2015 Ván dán 5 80
Đã tham gia chuỗi cung ứng
G&SPG sang EU
B 2003
Đồ gỗ nội ngoại thất,
ván dán, ván dăm, ván
ghép thanh
4 > 2000
Đã tham gia chuỗi cung ứng
G&SPG sang EU
C 2010
Gỗ nguyên liệu, đồ gỗ
mỹ nghệ, khảm trai, ốc
8 20
Đã tham gia chuỗi cung ứng
G&SPG sang EU
D 2007
Đồ gỗ nội thất, khảm
trai, ốc
9 25 Sản xuất sảm phẩm nội địa
E 2016 Đồ gỗ nội thất 8 11 Sản xuất sảm phẩm nội địa
Tổng số người phỏng vấn 34
(Nguồn: Số liệu khảo sát, 2020)
4. Kết quả và thảo luận
Dữ liệu nghiên cứu cho thấy việc nhận thức về
cơ hội và thách thức của doanh nghiệp khảo
sát có sự khác biệt rất lớn tùy theo quy mô
doanh nghiệp, mô hình kinh doanh hiện tại và
cách nhìn nhận về tương lai doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp hiện đang nằm trong
chuỗi sản phẩm G&SPG xuất khẩu sang EU
đều chủ động nắm thông tin về EVFTA và
đánh giá các cơ hội, thách thức của doanh
nghiệp mình khi EVFTA có hiệu lực với các
mức độ khác nhau. Doanh nghiệp A và B là
hai doanh nghiệp trực tiếp ký hợp đồng xuất
khẩu gỗ với đối tác EU nên đã thường xuyên
tìm hiểu thông tin và giao nhiệm vụ cho các
đơn vị có liên quan trong doanh nghiệp tiến
hành khảo sát tiềm năng thị trường EU từ
trước khi EVFTA có hiệu lực. Doanh nghiệp
B là doanh nghiệp xuất khẩu với quy mô lớn,
có đối tác là một số thương hiệu đồ gỗ lớn
của EU, việc đánh giá cơ hội và thách thức từ
tất cả các thị trường, trong đó có EU, luôn
được tiến hành định kỳ cùng với các hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Người phỏng vấn từ doanh nghiệp B cho biết:
do là doanh nghiệp liên doanh lâu năm với
đối tác EU và luôn tuân thủ các quy định khắt
khe của EU từ trước đến nay, nên trong tương
lai gần vài năm tới, việc Việt Nam gia nhập
EVFTA chỉ có ý nghĩa đối với việc tính toán
đến các dòng sản phẩm bổ sung chứ không có
ý nghĩa thay đổi mô hình kinh doanh. Doanh
nghiệp C chế biến các sản phẩm đồ gỗ mỹ
nghệ và các thành phần gỗ khảm cho một số
doanh nghiệp xuất khẩu sang EU và rất kỳ
vọng vào việc có thêm các đơn hàng từ các
doanh nghiệp xuất khẩu sang EU. Doanh
nghiệp C cho biết, do là doanh nghiệp nhỏ, số
lượng sản phẩm sản xuất không nhiều nên
hiện tại không gặp khó khăn về nguồn cung
nguyên liệu. Ngoài ra, số lượng nhân viên ít
và chủ yếu là toàn người thân quen trong
làng, xã nên việc kiểm soát chất lượng sản
phẩm tương đối tốt. Chủ doanh nghiệp và
người làm công có sự tin tưởng lẫn nhau nên
có thể dễ dàng huy động tăng ca, làm thêm
giờ nếu như có đơn hàng gấp. Tuy nhiên, nếu
mở rộng sản xuất ra quy mô lớn, phải tuyển
thêm những người bên ngoài về làm việc thì
có thể sẽ gặp rủi ro trong khâu kiểm soát chất
lượng sản phẩm và tiến độ sản xuất.
Các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nội
địa trong nghiên cứu này chưa thực sự chú
ý đến các cơ hội và thách thức từ Hiệp định
EVFTA. Chủ doanh nghiệp D và E cho biết
họ cũng xem thời sự và biết được thông tin
Việt Nam có ký kết hiệp định EVFTA, nhưng
vì là doanh nghiệp nhỏ và chưa nghĩ tới việc
mở rộng mô hình sản xuất kinh doanh nên các
doanh nghiệp này hiện chỉ tập trung làm tốt
các đơn hàng trong nước. Mặt khác, các
doanh nghiệp này không muốn tham gia vào
chuỗi cung ứng sản phẩm xuất khẩu sang EU
vì có nhiều quy định khắt khe. Người phỏng
Nguyễn Ngọc Quý và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(15): 3 - 9
Email: jst@tnu.edu.vn 8
vấn từ doanh nghiệp E cho biết nguyên liệu
gỗ được dùng để sản xuất tại doanh nghiệp
chủ yếu là gỗ hương, mun và cẩm lai từ châu
Phi, ngoài ra là gỗ Lào và Campuchia được
mua lại từ một doanh nghiệp khác trong xã và
cũng chưa quan tâm đến các giấy tờ chứng
minh nguồn gốc hàng hóa.
Quan điểm của chủ sở hữu về tương lai
doanh nghiệp cũng quyết định việc tìm hiểu
cơ hội và thách thức, cũng như chuẩn bị các
điều kiện của doanh nghiệp phù hợp với Hiệp
định EVFTA. Đại diện doanh nghiệp A và B
cho rằng trong dài hạn việc thay đổi để phù
hợp với EVFTA là cần thiết. Trước mắt, các
doanh nghiệp này chú trọng xây dựng đội ngũ
nhân lực theo hướng giỏi ngoại ngữ, thành
thạo nghiệp vụ kinh doanh và luật pháp quốc
tế. Trong khi đó, do không xác định mở rộng
mô hình sản xuất kinh doanh nên doanh
nghiệp D và E chú trọng đáp ứng thị phần
hiện tại. Lý do không muốn mở rộng mô hình
của chủ doanh nghiệp D và E đều xuất phát từ
nhận định rằng thị trường đồ gỗ trong nước
còn rất tiềm năng và sản xuất sản phẩm đồ gỗ
theo mô hình doanh nghiệp đồ mộc thủ công
rất vất vả so với lợi nhuận thu về. Chủ doanh
nghiệp D cho biết:
“Hiện nay miền Nam đặt hàng rất nhiều mà
không có sức để làm.... Tôi sinh ra ở làng
nghề, học hết cấp 3, đi bộ đội xong về làng thì
chỉ có làm nghề mộc.... Đóng đồ gỗ cũng vất
vả, chả mong con cái theo nghề mình, chỉ cần
kiếm tiền cho con ăn học đàng hoàng... Con
cái ổn định, về già sẽ đóng cửa xưởng gỗ”.
Có thể nói, tất cả các doanh nghiệp được
phỏng vấn trong nghiên cứu này đều có quan
điểm, tầm nhìn riêng về tương lai doanh
nghiệp và đều nỗ lực đáp ứng các yêu cầu sản
xuất kinh doanh theo kịp với xu thế phát triển
của xã hội. Mức độ tìm hiểu cơ hội, thách
thức từ Hiệp định EVFTA khác nhau giữa các
doanh nghiệp và phần lớn được quyết định
bởi tầm nhìn về tương lai của doanh nghiệp.
Ngoài ra, để có thể tận dụng được các cơ hội và
chuẩn bị tốt hơn khi Việt Nam tham gia các
Hiệp định thương mai tự do thế hệ mới nói
chung và EVFTA nói riêng, các doanh nghiệp
phỏng vấn đều mong muốn có sự hỗ trợ tốt hơn
từ phía các cơ quan Chính phủ về mặt thông tin
chính sách tới doanh nghiệp; xây dựng Luật và
các chính sách kinh tế công khai, minh bạch,
bớt rườm rà gây khó khăn trong quá trình triển
khai thực hiện của doanh nghiệp.
5. Kết luận
Nghiên cứu này chỉ ra rằng các doanh nghiệp
kinh doanh G&SPG có cái nhìn khác nhau về
các cơ hội và thách thức của doanh nghiệp
mình khi Việt Nam gia nhập EVFTA tùy
theo: quy mô doanh nghiệp, mô hình kinh
doanh hiện tại và cách nhìn nhận về tương lai
doanh nghiệp. Để có thể tận dụng được các cơ
hội và chuẩn bị tốt hơn trước làn sóng cạnh
tranh do EVFTA mang lại, cần nâng cao nhận
thức của doanh nghiệp về vị trí, vai trò của
ngành nói chung và mỗi doanh nghiệp gỗ nói
riêng. Kết quả nghiên cứu cũng gợi ý rằng
việc nâng cao nhận thức về EVFTA sẽ đặc
biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp gỗ
chưa quan tâm đến EVFTA do đặc thù là
doanh nghiệp làng nghề/doanh nghiệp gia
đình và hiện đang có thị phần tương đối ổn
định bởi vì các điều kiện kinh tế mới như
EVFTA có thể sẽ mang lại những thay đổi bất
ngờ đối với cạnh tranh và thị phần. Bên cạnh
đó, cần có những chính sách mang tính ổn
định và hỗ trợ của Nhà nước để doanh nghiệp
làng nghề/doanh nghiệp gia đình yên tâm bỏ
vốn đầu tư. Có như vậy, họ mới có thể
chuyên tâm sản xuất kinh doanh và xây dựng
định hướng phát triển cho doanh nghiệp.
Với đặc thù là một công trình nghiên cứu định
tính, nghiên cứu này có điểm mạnh là có thể
nghiên cứu sâu từng trường hợp; mở rộng câu
hỏi nghiên cứu một cách linh hoạt, đa dạng;
có tính chuyên biệt hóa cao với từng tình
huống cụ thể. Tuy nhiên, hạn chế của nghiên
cứu định tính là độ khái quát của kết quả
nghiên cứu chưa cao; lập luận và đánh giá
trong bài viết khó tránh khỏi yếu tố cảm tính
của người phỏng vấn. Vì vậy, để có thể đưa ra
kết luận mang tính khái quát hơn đối với nhận
định về cơ hội và thách thức của doanh
nghiệp ngành gỗ khi Việt Nam gia nhập
EVFTA, các tác giả đề xuất mở rộng đề tài
nghiên cứu với một số lượng mẫu khảo sát đủ
lớn để đại diện cho khu vực nghiên cứu.
Nguyễn Ngọc Quý và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(15): 3 - 9
Email: jst@tnu.edu.vn 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES
[1]. V. Hoang, “What do experts say about
Vietnam’ opportunities and challenges when
joining EVFTA?” Financial magazine, 2020.
[Online]. Available:
doi/chuyen-gia-noi-gi-ve-co-hoi-va-thach-
thuc-cua-viet-nam-khi-tham-gia-evfta-
324013.html. [Accessed July 08, 2020].
[2]. L. H. Tran, T. C. Cao and X. P. To, “Impacts
of the EVFTA on Vietnam's wood products
exported to the EU,” WTO Centre – VCCI,
2020. [Online]. Available:
https://trungtamwto.vn/chuyen-de/15947-bao-
cao-tac-dong-cua-hiep-dinh-evfta-toi-cac-
mat-hang-go-cua-viet-nam-xuat-khau-vao-eu.
[Accessed August 17, 2020].
[3]. T. N. P. Le, and K. H. Nguyen, “Impact of
removing industrial tariffs under the European
– Vietnam free trade agreement: A
computable general equilibrium approach,”
Journal of Economics and Development, vol.
21, no.1, pp. 2-17, 2019.
[4]. V. Dung, “EVFTA: Opportunities and
challenges for Vietnamese Enterprises,”
Financial magazine, 2020. [Online].
Available:
kinh-doanh/evfta-co-hoi-va-thach-thuc-cho-
doanh-nghiep-viet-nam-318898.html.
[Accessed July 10, 2020].
[5] J. Holopainen, A. Toppinen, and S. Perttula,
“Impact of European Union Timber
Regulation of Forest Certification strategies in
the Finish Wood Industry,” Journal of
Forests, vol. 6, no.8, pp. 2879-2896, 2020.
[6]. T. T. H. Vu, G. Tian, B. Zhang, and T. V.
Nguyen, “Determinants of Vietnam’s wood
products trade: application of the gravity
model,” Journal of Sustainable Forestry, vol.
39, no. 5, pp. 127-134, 2020.
[7]. T. N. T. Nguyen, “Vietnam's wood export
requires a long-term preparation,” Market
Price - Forecast, vol. 11, pp. 17-18, 2016.
[8]. H. Nguyen, “Wood export: Opportunities
from the EU market,” Industry and Trade
News, 2020. [Online]. Available:
https://congthuong.vn/xuat-khau-go-co-hoi-
tu-thi-truong-eu-127413.html. [Accessed July
10, 2020].
[9]. S. Thanh, “Opportunity to reach $ 1 billion
wood exports to the EU,” Vietnam
Agriculture Newspaper, 2020. [Online].
Available: https://nongnghiep.vn/co-hoi-dat-
moc-1-ty-usd-xuat-khau-go-sang-eu-
d270602.html. [Accessed August 10, 2020].
[10]. G. S. Schajer, “Wood machining: Past
achievements, present capabilities, future
opportunities,” Journal of Wood Material
Science & Engineering, vol. 11, no. 3, pp.
127-134, 2016.
[11]. Ministry of Industry and Trade,
“Introduction to EU-Vietnam Free Trade
Agreement,” 2020. [Online]. Available:
egory_id=fb203c7b-54d6-4af7-85ca-
c51f227881dd. [Accessed August 10, 2020].
[12]. Multilateral Trade Policy Department,
“EVFTA - Crystallization of a decade non-
stop efforts,” Ministry of Industry and Trade
of Vietnam, 2020. [Online]. Available:
https://www.moit.gov.vn/web/guest/tin-chi-
tiet/-/chi-tiet/evfta-ket-tinh-cua-mot-thap-ky-
no-luc-khong-ngung-nghi-20103-22.html.
[Accessed August 08, 2020].
[13]. E. Caushi, and P. Marku, “Implementation of
new technologies in wood industry and their
effect in wood products quality,” Albanian
Journal of Agricultural Sciences, pp. 53-56.
2014. [Online serial]. Available:
https://search.proquest.com/docview/1549923
770?accountid=135225. [Accessed July 20,
2020].
[14]. G. R. G. Benito, B. Petersen, and L. S. Welch,
“The Global Value Chain and Internalization
Theory,” Journal of International Business
Studies, vol. 50, no. 8, pp. 1414-1423, 2020.
[15]. P. Hong, “The wood industry benefits from
importing raw materials from the EU,”
Investment Forum, 2020. [Online]. Available:
https://baodautu.vn/nganh-go-huong-loi-khi-
nhap-nguyen-lieu-tu-eu-d116243.html.
[Accessed July 09, 2020].
[16]. J. W. Creswell, and V. L. P. Clark,
Designing and Conducting Mixed Methods
Research. Sage, Thousand Oaks, 2011.
[17]. J. Jonker, and B. Pennink, The Essence of
Research Methodology: A Concise Guide for
Master and PhD Students in Management
Science. Springer, Berlin, 2010.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hiep_dinh_evfta_nhan_thuc_ve_co_hoi_va_thach_thuc_cua_doanh.pdf