Hiệp định thương mại hàng hóa Asean (Atiga) và cơ hội, thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam

Một vấn đề nữa mà các doanh nghiệp cần quan tâm, là phải không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là lao động có tay nghề và nhân lực trình độ cao. Cần chủ động tạo sự liên kết gắn bó giữa các doanh nghiệp, cùng xây dựng chiến lược phát triển thị trường nội địa và nước ngoài. Nhà nước, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương cần triển khai các biện pháp đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình hội nhập, thực hiện các cam kết về hội nhập kinh tế quốc tế, kịp thời lắng nghe ý kiến và phản hồi của các doanh nghiệp về các vấn đề chính sách, vướng mắc trong hội nhập kinh tế quốc tế và trong quá trình đàm phán, thực thi các FTA; chủ động đề xuất các định hướng, biện pháp cụ thể để cùng tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; tận dụng các cơ hội do hội nhập quốc tế mang lại một cách hiệu quả, phù hợp với các quy định, luật lệ, chuẩn mực quốc tế và các thể chế đa phương để bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp; khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp và cá nhân thực hiện nghiên cứu, chuyển giao, đổi mới, hoàn thiện công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm; đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực sáng tạo để hỗ trợ cho quá trình đổi mới công nghệ quốc gia./.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 400 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệp định thương mại hàng hóa Asean (Atiga) và cơ hội, thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kinh tế - Quản lý NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI 35Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 06/2019 1. Tổng quan về Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) Hiệp định ATIGA, tiền thân là Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT/AFTA) vào năm 1992, được ký vào tháng 2/2009 và có hiệu lực từ ngày 17/5/2010. ATIGA là hiệp định toàn diện đầu tiên của khu vực ASEAN điều chỉnh toàn bộ thương mại hàng hóa trong nội khối và được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các cam kết cắt giảm/loại bỏ thuế quan đã được thống nhất trong CEPT/ AFTA cùng các hiệp định, nghị định thư có liên quan. Việt Nam tham gia ASEAN từ năm 1995, bắt đầu thực hiện CEPT/ AFTA từ năm 1996 và sau này tiếp tục thực hiện ATIGA. 1.1. Những nội dung cơ bản của ATIGA Trong ATIGA, các nước ASEAN dành cho nhau mức ưu đãi tương đương hoặc thuận lợi hơn mức ưu đãi dành cho các nước đối tác trong các thỏa thuận thương mại tự do (FTA) ASEAN đã ký (các FTA ASEAN+). Ngoài các cam kết về thuế quan, ATIGA cũng bao gồm nhiều cam kết khác, như xóa bỏ các hàng rào phi thuế quan, quy tắc xuất xứ, thuận lợi hóa thương mại, hải quan, các tiêu chuẩn và sự phù hợp, các biện pháp vệ sinh dịch tễ. Biểu cam kết cắt giảm HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA ASEAN (ATIGA) VÀ CƠ HỘI, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ThS. Ma Ngọc Ngà * TS. Phạm Văn Hiếu ** Tóm tắt: Hiện nay, Việt Nam có quan hệ thương mại với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng cộng 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) đã được ký kết, thực thi và đang đàm phán. Một trong những FTA ảnh hưởng lớn và rõ nét đến nền kinh tế Việt Nam là Hiệp định thương mại tự do ASEAN, gồm ba hiệp định quan trọng: Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS), Hiệp định đầu tư toàn diện (ACIA) và Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA). Bài viết trình bày khái quát về Hiệp định ATIGA, chỉ ra những cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập mới. Từ khóa: Doanh nghiệp, ASEAN, ATIGA, Việt Nam. Abstract: Abstract: The paper presents an overview of the ATIGA Agreement, which presents opportunities and challenges for Vietnamese businesses in the context of new integration. Key word: Enterprise, ASEAN, ATIGA, Vietnam. * Chuyên viên Viện Kinh tế Việt Nam. ** Giảng viên Khoa Kinh tế, Trường ĐH KD&CN Hà Nội. NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Kinh tế - Quản lý 36Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 06/2019 thuế quan trong ATIGA của mỗi nước bao gồm toàn bộ các sản phẩm trong Danh mục hài hòa thuế quan của ASEAN (AHTN) và lộ trình cắt giảm cụ thể cho từng sản phẩm trong từng năm. So với CEPT, cam kết thuế quan trong ATIGA rõ ràng hơn rất nhiều. Cụ thể là: - Nguyên tắc cam kết: tất cả các sản phẩm trong Danh mục hài hòa thuế quan của ASEAN (AHTN) đều được đưa vào trong biểu cam kết thuế quan của từng nước tham gia ATIGA, bao gồm cả những sản phẩm được cắt giảm thuế và cả những sản phẩm không phải cắt giảm thuế; - Lộ trình cắt giảm thuế quan của các nước ASEAN-6, gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, thường ngắn hơn các nước còn lại (nhóm CLMV), gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam; Hình 1. Khung thời gian cắt giảm thuế trong Hiệp định ATIGA Nguồn: Bộ Công thương - Nhằm tiến tới tự do hóa hoàn toàn về thuế quan, ASEAN đã thống nhất sẽ xóa bỏ toàn bộ thuế quan đối với ASEAN-6 vào năm 2010 và với các nước CLMV vào năm 2015, với một số dòng thuế linh hoạt đến năm 2018 (khoảng 7% tổng số dòng thuế). Ngoài ra, một số mặt hàng nông nghiệp nhạy cảm của Việt Nam, như mía đường,, được phép duy trì mức thuế suất 5% sau giai đoạn 2018. Đa số các sản phẩm trong biểu thuế quan sẽ được các nước xóa bỏ hoặc giảm xuống còn dưới 5%, trừ một số sản phẩm nhạy cảm: các sản phẩm nông nghiệp chưa chế biến, súng đạn, thuốc nổ, rác thải, (Hình. 1). Kinh tế - Quản lý NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI 37Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 06/2019 1.2. Tình hình thực thi ATIGA của Việt Nam Việt Nam tích cực và nghiêm túc thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan trong CEPT/AFTA và ATIGA. Theo cam kết, Việt Nam sẽ cắt giảm về 0% tất cả các mặt hàng trao đổi trong ASEAN, trừ các mặt hàng nằm trong danh mục loại trừ chung. Theo số liệu thống kê của Bộ Tài chính, Việt Nam đã và đang thực hiện với lộ trình cụ thể như sau: đến ngày 1/1/2014, đã cắt giảm về 0% đối với 6.897 dòng thuế (72% tổng biểu thuế nhập khẩu); đến ngày 1/1/2015, tiếp tục cắt giảm về 0% thêm 1.706 dòng thuế; đến 01/01/2016, đã xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 91% số dòng thuế của biểu thuế (8.618 dòng thuế trong tổng số 9471 dòng); đến thời điểm cuối lộ trình (2024), Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ 98,2% số dòng thuế (Biểu. 1). Bảng 1. Tỷ lệ xóa bỏ thuế quan của Việt Nam và các nước ASEAN theo ATIGA TT Nước 2010 2016 2018 2024 2025 1 Brunei 99,3% 2 Campuchia 91,5% 98,5% 98,6% 3 Indonesia 98,9% 4 Lào 89.3% 96,3% 5 Malaysia 98,7% 6 Myanmar 92,0% 99,3% 7 Philippines 98,6% 8 Singapore 100% 9 Thái Lan 99,9% 10 Việt Nam 91,0% 98,0% 98,2% Theo lộ trình cam kết giai đoạn 2015- 2020, phần lớn các hiệp định thương mại tự do Việt Nam tham gia đều bước sang giai đoạn cắt giảm sâu, xóa bỏ hàng rào thuế quan đối với phần lớn các dòng thuế trong biểu thuế nhập khẩu. Xét về mức độ cam kết, mức độ tự do hóa về thuế nhập khẩu của hầu hết các FTA mà Việt Nam đã ký trung bình đạt khoảng 90% số dòng thuế. Như vậy, có thể khẳng định đến thời điểm hiện tại, ATIGA chính là Hiệp định có mức cam kết tự do hóa cao nhất, xấp xỉ 97%. Xét về lộ trình, ATIGA cũng là FTA hoàn thành sớm nhất (2018). 2. Cơ hội và thách thức khi tham gia ATIGA 2.1. Cơ hội Nhìn chung, tự do hóa thương mại trong ATIGA đã đem đến nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam trong nhập khẩu nguồn nguyên liệu phong phú với giá rẻ hơn, nguồn thiết bị máy móc chất lượng tốt hơn so với sản xuất trong nước. Sau khi hình thành vào năm 2015, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) cơ bản trở thành một thị trường chung, gồm khoảng 600 triệu người tiêu dùng với tổng GDP gần 3.000 tỷ USD, một không gian sản xuất thống nhất, giúp phát huy lợi thế chung của khu vực. Hàng hóa, dịch vụ, vốn, công nghệ và lao động có tay nghề tự do lưu chuyển trong ASEAN mà không chịu bất cứ hàng rào hay sự phân biệt đối xử nào. Nền kinh tế Việt Nam nói chung có cơ hội dễ dàng tiếp cận thị trường trong và ngoài khu vực, qua đó, đa dạng hóa mặt Nguồn: Bộ Công thương, 2017 NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Kinh tế - Quản lý 38Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 06/2019 hàng xuất khẩu, ổn định nguồn và hạ giá đầu vào nhập khẩu, góp phần cải cách quản lý, dịch chuyển cơ cấu kinh tế và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Việt Nam có cơ hội tăng cường thu hút FDI, mở rộng đầu tư sang các nước ASEAN và kinh doanh từ bên ngoài; tiếp cận các nguồn hỗ trợ về khoa học - công nghệ, học tập kinh nghiệm quản lý tiên tiến, đào tạo, nâng cao trình độ và chất lượng nguồn nhân lực. Đối với các doanh nghiệp nói riêng sẽ được hưởng lợi lớn nhờ phát huy hiệu quả từ quy mô để tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất, dẫn tới giá cả hàng hóa mang tính cạnh tranh. AFTA có thể tạo nên sự liên kết chuỗi giữa các doanh nghiệp ASEAN, đóng góp vào tăng trưởng và thịnh vượng chung của khu vực, cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho thương mại mà ASEAN đặt ra cho giai đoạn sau năm 2015, góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp. Tham gia hợp tác kinh tế ASEAN và thực thi AFTA tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam cải thiện năng lực cạnh tranh, giúp Việt Nam tiếp tục thay đổi cơ cấu xuất khẩu theo hướng tăng giá trị gia tăng (từ xuất khẩu nguyên liệu thô sang mặt hàng có chất lượng cao), nâng cao năng lực và hiệu quả nguồn nhân lực. 2.2. Thách thức Giai đoạn 2015-2020 tác động mạnh đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam. Việc gỡ bỏ hàng rào thuế quan càng đến gần, tính chất tự do hóa thị trường sẽ đậm nét hơn, hàng rào kỹ thuật càng trở nên đa dạng, phức tạp hơn, cao hơn đối với các doanh nghiệp và hàng xuất khẩu Việt Nam. Chính vì vậy, các doanh nghiệp trong nước cần có sự chuẩn bị chu đáo nhằm cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu có mức giá ngày càng giảm. Các nước ASEAN khá tương đồng với Việt Nam về điều kiện tự nhiên và văn hoá. Do vậy, những mặt hàng thế mạnh của Việt Nam cũng có thể là thế mạnh của các nước khác. Không chờ đến khi thuế suất về 0%, thời gian qua, các mặt hàng của các nước, như trái cây, rau, củ, quả, thực phẩm chế biến, đồ uống, đồ chơi, quần áo, hàng gia dụng,, đã có mặt ở thị trường Việt Nam, phủ khắp từ siêu thị lớn đến các chợ truyền thống hay các trang bán hàng online. Do đó, khi thuế suất về 0%, sự cạnh tranh sẽ còn gay gắt hơn, bởi dường như các nước có sự chuẩn bị tốt hơn Việt Nam. Họ có chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam rất rõ nét nhờ sự dẫn dắt của các công ty bán lẻ ưu tiên phân phối hàng nước họ. Theo đó, hệ thống này đặt ra những tiêu chuẩn phù hợp với doanh nghiệp nước họ, nhưng bất lợi đối với doanh nghiệp Việt Nam trong việc đưa hàng vào hệ thống phân phối của họ tại Việt Nam. Từ năm 2015, các Hiệp định thương mà Việt Nam cam kết nói chung và Hiệp định ATIGA nói riêng bước sang giai đoạn cắt giảm và xóa bỏ thuế quan sâu. Tới thời điểm năm 2018, khi 7% số dòng thuế trong ATIGA cắt giảm xuống 0% (trừ mặt hàng xăng dầu có lộ trình riêng), những ngành chịu tác động lớn nhất từ việc xóa bỏ thuế quan cao và sâu bao gồm ô tô, động cơ phụ tùng ô tô, xe máy, sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa, ngành đường, bánh kẹo, thức ăn gia súc, sản phẩm nhựa, phôi thép, lốp ô tô, máy điều hòa, máy làm lạnh, vô tuyến, tàu thuyền. Thách thức lớn nhất là sức ép cạnh tranh từ hàng hóa của các nước khác. Việc mở cửa thị trường sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh rất lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp có sức cạnh tranh yếu và ở các ngành vốn Kinh tế - Quản lý NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI 39Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 06/2019 được bảo hộ cao từ trước đến nay. Điển hình là ngành công nghiệp ô tô và ngành mía đường. Nhìn chung, những ngành càng được bảo hộ cao, sẽ càng gặp thách thức lớn. Đối với ngành ô tô, Chính phủ đã duy trì mức bảo hộ cao trong nhiều năm qua với chiến lược xây dựng một ngành công nghiệp ô tô trong nước có đủ sức cạnh tranh với khu vực. Thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc đã được duy trì ở mức rất cao (100-150%) trong hai thập kỷ qua để bảo vệ ngành công nghiệp ô tô trong nước. Thực hiện cam kết ATIGA, thuế nhập khẩu ôtô đã bắt đầu cắt giảm từ năm 2012, xuống 70% vào năm 2012, 50% vào năm 2014 và 0% vào năm 2018. Điều đó có nghĩa là ngành công nghiệp ô tô Việt Nam không còn thời gian để nâng cao năng lực cạnh tranh trước sức ép của các dòng xe nhập khẩu từ ASEAN. Đây là mối lo thực sự đối với dòng xe lắp ráp trong nước. Đối với ngành mía đường, theo lộ trình triển khai ATIGA, kể từ năm 2018, sẽ phải xóa bỏ hoàn toàn hạn ngạch thuế quan. Với mức thuế suất nhập khẩu chỉ 5%, sự cạnh tranh với đường ngoại ngày càng gay gắt. Những năm gần đây, đường nhập lậu từ Thái Lan vào Việt Nam qua khu vực biên giới Tây Nam lên tới gần 500.000 tấn, chiếm gần một nửa sản lượng đường sản xuất trong nước. Có thời điểm đường Thái Lan làm chủ thị trường. Chỉ sau khi bán hết đường nhập lậu, đường của các nhà máy sản xuất trong nước mới có thể tiêu thụ. Nếu thuế nhập khẩu đường vào Việt Nam chỉ còn 5% và hạn ngạch bị gỡ bỏ, chắc chắn nhiều nhà máy đường trong nước sẽ phải đóng cửa. Trước tình hình đó, Hiệp hội Mía đường Việt Nam đã trình Bộ Công thương và Bộ Công thương cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trình Chính phủ kiến nghị lùi thời gian thực hiện ATIGA đối với mặt hàng mía đường đến năm 2020 và Chính phủ đã phê duyệt. Tuy nhiên, cho dù có lùi đến năm 2020, thì ngành mía đường vẫn đứng trước thách thức vô cùng lớn, vì các doanh nghiệp và toàn ngành vẫn chưa có sự chuẩn bị cần thiết. Cũng theo dự báo của Hiệp hội, sẽ có nhiều nhà máy đường phải đóng cửa, vì càng sản xuất càng thua lỗ. Có thể tóm lược những thách thức mà các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt bằng một câu nói hết sức hình ảnh nhưng cũng phản ánh rất đúng thực tế, được các chuyên gia thường xuyên nhắc đi nhắc lại trên các diễn đàn kinh tế, đó là “doanh nghiệp Việt Nam có nguy cơ thua ngay trên sân nhà”. 3. Giải pháp đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập Trong hội nhập, doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp tư nhân, là lực lượng nòng cốt. Cần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng, vì vậy, vấn đề tiên quyết là các doanh nghiệp Việt Nam cần cải thiện năng lực cạnh tranh. Để khẳng định chất lượng hàng Việt và tạo niềm tin đối với người tiêu dùng, không có cách nào khác là các doanh nghiệp phải đầu tư nâng cao năng lực sản xuất, đáp ứng yêu cầu chất lượng, mẫu mã với giá thành cạnh tranh. Doanh nghiệp cần chủ động đầu tư đổi mới trạng thiết bị, công nghệ theo chiều sâu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Không đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế, thì không thể cạnh tranh với các nước khác. Như vậy, dù hiệp định có mở ra cơ hội, doanh nghiệp cũng không thể tiếp cận được thị trường và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Kinh tế - Quản lý 40Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 06/2019 Doanh nghiệp cần có tư duy toàn cầu về các tiêu chuẩn sản xuất, sản phẩm, phương thức phân phối để đầu tư công nghệ, quản lý sản xuất, phát triển năng lực khai thác thị trường. Doanh nghiệp cần tạo ra lợi thế mới cho phù hợp với hội nhập quốc tế thông qua tận dụng thành quả CM 4.0, nhằm chuyển đổi phương thức sản xuất, tiếp thị, phân phối và quản trị doanh nghiệp. Một vấn đề nữa mà các doanh nghiệp cần quan tâm, là phải không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là lao động có tay nghề và nhân lực trình độ cao. Cần chủ động tạo sự liên kết gắn bó giữa các doanh nghiệp, cùng xây dựng chiến lược phát triển thị trường nội địa và nước ngoài. Nhà nước, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương cần triển khai các biện pháp đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình hội nhập, thực hiện các cam kết về hội nhập kinh tế quốc tế, kịp thời lắng nghe ý kiến và phản hồi của các doanh nghiệp về các vấn đề chính sách, vướng mắc trong hội nhập kinh tế quốc tế và trong quá trình đàm phán, thực thi các FTA; chủ động đề xuất các định hướng, biện pháp cụ thể để cùng tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; tận dụng các cơ hội do hội nhập quốc tế mang lại một cách hiệu quả, phù hợp với các quy định, luật lệ, chuẩn mực quốc tế và các thể chế đa phương để bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp; khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp và cá nhân thực hiện nghiên cứu, chuyển giao, đổi mới, hoàn thiện công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm; đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực sáng tạo để hỗ trợ cho quá trình đổi mới công nghệ quốc gia./. Tài liệu tham khảo 1. Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) trong khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA). Nxb Công thương, 2011. 2. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Cẩm nang tóm lược Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), Trung tâm WTO và Hội nhập. 3. Vũ Thanh Hương (2014). “Đánh giá xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN trong bối cảnh ASEAN thực hiện ATIGA”. Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 3/2014, tr.38-45. 4. Phạm Thị Ngoan (2015). “Hiệp định ATIGA: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam”. Tạp chí Tài chính, tháng 3/2015, tr.33-34. 5. Ma Ngọc Ngà (2016). “Ngành mía đường Việt Nam trong bối cảnh hội nhập”. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số tháng 12/2016, tr.16-22. 5. Nguyễn Anh Thu và cộng sự (2015). Tác động của Cộng đồng kinh tế ASEAN đến thương mại Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và Kinh doanh, ĐHQG Hà Nội, tập 31, số 4/2015, tr.39-50. 7. Website Bộ Công thương: www.moit.gov.vn 8. www.vneconomy.vn Ngày nhận bài: 14/10/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhiep_dinh_thuong_mai_hang_hoa_asean_atiga_va_co_hoi_thach_th.pdf
Tài liệu liên quan