Hiểu biết và thái độ của người dân đối với tài liệu truyền thông tin về phòng chống sốt xuất huyết tại một số địa bàn khu vực phía Nam

Thái độ của người dân về nội dung TLTT in phòng chống bệnh SXH Có một số nội dung được trình bày với kiểu chữ mà theo người dân là khó đọc: “chữ sốt xuất huyết để như vầy khó đọc” (PVS‐VL‐3). Và theo đa số người dân thì kích thước chữ trong tài liệu nhỏ nên khó khăn khi đọc, đặc biệt là người người lớn tuổi, trình độ học vấn thấp hay người ít tiếp xúc với chữ: “ hơi nhỏ, to xíu nữa, lớn tuổi, cỡ như tui là khó thấy ”(PVS‐BR‐VT‐12). Bên cạnh những điểm chưa phù hợp về mặt hình thức thì trong nội dung có một số từ ngữ sử dụng không phù hợp như: Sử dụng từ chuyên môn, một số ký hiệu và từ viết tắt trong tài liệu người dân không thể đọc và hiểu được, từ ít thông dụng tại địa phương, từ sai chính tả. Một số tài liệu sử dụng quá nhiều chữ khiến người dân đọc mệt và đa số không đủ kiên nhẫn đọc hết tài liệu. Theo ý kiến người dân thì không nên ghi tên khoa học của muỗi mà chỉ cần ghi “muỗi vằn” thì người dân dễ dàng hiểu được hay ghi “nước biển khô” thay cho “oresol”; “súc” hoặc “chà” thay cho từ “thau cọ”; “lu” hoặc “khạp” thay cho từ “chum vại” thì phù hợp với người dân hơn, đặc biệt là người dân các tỉnh khu vực phía Nam. “ không cần ghi tên A.dé.gì vậy nề, ghi muỗi vằn thì người dân mới đọc được, mới hiểu được, chứ ghi tiếng Anh thế này là chịu ” ( PVS‐VL‐11). Thái độ của người dân về tổng thể TLTT in phòng chống bệnh SXH Một số tài liệu còn thiếu sự hài hòa về màu sắc, bên cạnh đó, tài liệu còn chứa quá nhiều thông tin và thông tin quá chi tiết khiến người xem mệt mỏi và không muốn xem tài liệu: “ đọc mệt quá, hơi đau đầu, giờ rối quá rồi.” (PVS‐BD‐12). Hình ảnh và nội dung trong tài liệu nhằm minh họa, làm rõ cho nhau nhưng có một số hình ảnh và nội dung chưa được đặt tương ứng. Tài liệu còn có nhiều điểm cần thay đổi để phù hợp hơn với người dân. Một số người dân tham gia phỏng vấn sâu cho rằng không thích màu sắc của tài liệu và cho rằng tài liệu chưa phù hợp với phong tục, tập quán tại địa phương họ đang sinh sống.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 272 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiểu biết và thái độ của người dân đối với tài liệu truyền thông tin về phòng chống sốt xuất huyết tại một số địa bàn khu vực phía Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 298 HIỂU BIẾT VÀ THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI DÂN ĐỐI   VỚI TÀI LIỆU TRUYỀN THÔNG TIN VỀ PHÒNG CHỐNG   SỐT XUẤT HUYẾT TẠI MỘT SỐ ĐỊA BÀN KHU VỰC PHÍA NAM  Lê Công Minh*, Lê Đức Hạnh*  TÓM TẮT  Đặt vấn đề: Tài liệu truyền thông (TLTT) in là một phương tiện hỗ trợ tích cực và góp phần đem lại hiệu  quả truyền thông. Đặc biệt là hằng năm, hầu như các trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe (TT GDSK)  đều có sản xuất TLTT in, nhưng chưa có khảo sát nào đánh giá sự phù hợp của những tài liệu này với người dân  tại địa phương. Vì vậy, nhằm tìm kiếm những giải pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả của các TLTT in về phòng  chống sốt xuất huyết (SXH), nghiên cứu này được tiến hành.  Mục tiêu: Khảo sát hiểu biết và thái độ của người dân đối với TLTT in về phòng chống SXH tại một số địa  bàn khu vực phía Nam, năm 2013.  Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu định tính.   Kết quả: Người dân có thể nhận biết đúng thông điệp hai hình là ngủ mùng và hình đậy kín lu chứa nước.  Các hình ảnh còn lại có nhiều điểm chưa phù hợp: kích thước quá nhỏ, màu sắc tối, độ phân giải thấp, bố cục chưa  hợp lý nên một số người dân không nhận ra đầy đủ các chi tiết trong hình, không nhận biết đúng thông điệp mà  hình muốn truyền tải hay hiểu nhầm ý của một số hình. Không có người dân nào hiểu được thông điệp của tất cả  hình ảnh trong tài liệu. Người dân có thể đọc và hiểu được phần lớn các nội dung có trong các tài liệu, ngoại trừ  một số từ ngữ không phù hợp. Sau khi xem phối hợp giữa phần hình ảnh và nội dung, người dân hiểu được các  nội dung trong tài liệu rõ hơn, nhưng rất ít người tham gia phỏng vấn sâu hiểu toàn bộ nội dung của tài liệu.  Theo ý kiến người dân thì tài liệu còn thiếu sự hài hòa về màu sắc, quá nhiều thông tin, một số hình ảnh minh  họa cho nội dung chưa đặt tương xứng. Một số người dân tham gia phỏng vấn sâu cho rằng không thích màu sắc  của tài liệu và cho rằng tài liệu chưa phù hợp với phong tục, tập quán tại địa phương họ đang sinh sống.   Kết luận: Đa số người được phỏng vấn chưa hiểu đúng về nội dung của TLTT in về phòng chống sốt xuất  huyết. TLTT in trong khảo sát đã sử dụng từ ngữ chưa phù hợp: nhiều chữ, nhiều nội dung không cần thiết, từ  không phù hợp với vùng miền, từ chuyên môn, từ tiếng anh, từ sai chính tả. Một số người dân tham gia phỏng  vấn sâu cho rằng tài liệu chưa phù hợp với phong tục, tập quán tại địa phương họ.  Từ khóa: Tài liệu truyền thông in, phòng chống sốt xuất huyết.  ABSTRACT  KNOWLEDGE AND ATTITUDE OF PEOPLE TOWARDS PRINTED COMMUNICATION  MATERIALS ON PREVENTING DENGUE FEVER   IN SOME AREAS IN THE SOUTH OF VIETNAM  Le Cong Minh, Le Duc Hanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 298 – 304  Background: Printed communication materials are instruments which support and contribute to effective  communication. Although most of  the Centers  for Health Communication and Education produce  them every  year, no survey is carried out to assess the suitability of these materials for the local people. Therefore, in order to  look  for  solutions  for  further  improving  the  efficiency  of  printed  communication materials  on  dengue  fever  * Viện Y tế công cộng TP. Hồ Chí Minh  Tác giả liên lạc: Ths. Lê Công Minh   ĐT: 0918 712 374   Email: congminh63@gmail.com   Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  299 prevention, this study was conducted.   Objectives:  To  survey  knowledge  and  attitude  of  people  towards  printed  communication materials  on  dengue fever prevention in some areas in the south of Vietnam, in 2013.  Methods: Qualitative research.  Result:  The  people  could  identify  the  right message  of  two  pictures  featuring  repectively  sleeping  in  a  mosquito net and closing tightly water containers. The other  images had many  inappropriate points: too small  sizes, dark colours, low resolution, and illogical layout. Therefore, some people did not realize all the details of the  images and not identify correctly the message or confuse the mean of message. No one understood the messages of  all the images in the document. People could read and understand most of the contents in the documents, except  some inappropriate words. After observing both the images and contents, participants understood more clearly the  contents  of  the  documents. However,  a  few  participants  involving  in  the  in‐depth  interviews understood  the  entire contents of the documents. According  to some respondents, there was a  lack of harmony  in colours, too  much information, and some pictures were put in inappropriate places. Some of the participants in the in‐depth  interviews reported that they did not like the colours of the materials and said that the documents did not conform  to the local customs and culture.   Conclusion:  The  majority  of  interviewees  did  not  understand  properly  the  content  of  the  printed  communication materials about dengue  fever prevention. The percentage of people receiving material was  low.  Most interviewees neither read nor preserved them. The words in materials were not appropriate: many letters,  many unnecessary contents, unsuitability for the region, usage of specialised words and/or English words, and  many misspelled words.   Keywords: printed communication materials, dengue fever prevention.  ĐẶT VẤN ĐỀ  Truyền thông giáo dục sức khỏe (TT GDSK)  là một quá  trình nhằm giúp người dân  tự  thay  đổi những hành vi có hại cho sức khỏe, để chấp  nhận  thực hiện những hành vi  tăng cường sức  khỏe. Vì vậy, TT GDSK đóng vai trò quan trọng  trong việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe của cộng  đồng. TT GDSK  là tiêu chí thứ 10 trong bộ tiêu  chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011 – 2012 và là  nhiệm vụ thứ 7 trong 7 nhiệm vụ trọng tâm của  ngành y tế giai đoạn 2011 – 2016(1,3). Phương tiện  truyền  thông  là  phương  tiện  giúp  người  giáo  dục sức khỏe chuyển tải thông điệp sức khỏe tới  các  đối  tượng  đích. Việc  sử dụng hiệu quả  các  phương tiện truyền thông sẽ góp phần nâng cao  hiệu  quả  hoạt  động  TT  GDSK.  Có  nhiều  loại  phương tiện khác nhau được dùng để chuyển tải  các thông tin trong giáo dục sức khỏe và TLTT in  là một trong những phương tiện hỗ trợ tích cực  và góp phần đem  lại hiệu quả  trong hoạt động  này.  Việt  Nam  là  quốc  gia  có  bệnh  Sốt  xuất  huyết  (SXH)  lưu hành. Vì vậy,  truyền  thông  là  biện pháp quan trọng và không thể thiếu trong  việc  giúp  người  dân  thay  đổi  hành  vi  phòng  chống bệnh này. Đặc biệt là hằng năm, hầu như  các trung tâm TT GDSK các tỉnh đều có sản xuất  TLTT  in, nhưng chưa có khảo sát nào đánh giá  sự  phù  hợp  của  những  tài  liệu  này  với  người  dân  tại  địa phương. Vì vậy, nghiên  cứu “Hiểu  biết  và  thái  độ  của  người  dân  đối  với  tài  liệu  truyền thông in về phòng chống Sốt xuất huyết  tại một  số  địa  bàn  khu  vực  phía Nam”  được  thực hiện nhằm tìm kiếm những giải pháp nâng  cao hơn nữa hiệu quả của các TLTT in về phòng  chống SXH.  Mục tiêu nghiên cứu  Mục tiêu chung  Khảo  sát  hiểu  biết  và  thái  độ  của  người  dân đối với TLTT  in về phòng chống SXH  tại  một số địa bàn khu vực phía Nam, năm 2013.  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 300 Mục tiêu cụ thể  Khảo sát hiểu biết của người dân về TLTT in  phòng  chống  bệnh  SXH: Hình  ảnh,  nội  dung,  tổng thể tài liệu.  Tìm hiểu thái độ của người dân về TLTT in  phòng  chống  bệnh  SXH: Hình  ảnh,  nội  dung,  tổng thể tài liệu.  PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Nghiên cứu định tính  Thiết kế nghiên cứu  Nghiên cứu định tính  Cỡ mẫu và đối tượng nghiên cứu  200  người  dân  đại  diện  hộ  gia  đình  (100  người dân tham gia phỏng vấn sâu và 100 người  dân tham gia 10 cuộc thảo luận nhóm) tại 5 tỉnh  thuộc  khu  vực  phía Nam,  bao  gồm:  Bà  Rịa  –  Vũng Tàu, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Bình Dương và  Tiền Giang, nghiên cứu thực hiện từ tháng 4 đến  tháng 12/2013.   Công cụ nghiên cứu  Phỏng vấn bộ câu hỏi bán cấu trúc, tờ rơi, áp  phích, tranh lật.   Kiểm soát sai lệch thông tin  Tập huấn cho đội ngũ phỏng vấn viên, giải  thích rõ mục đích và mục tiêu nghiên cứu, nhấn  mạnh tính bảo mật, kêu gọi sự hợp tác và ủng hộ  của đối tượng nghiên cứu, đặt câu hỏi với những  từ ngữ rõ ràng, dễ hiểu và bộ câu hỏi được thử  nghiệm  trong  đợt giám  sát hỗ  trợ  tại  tỉnh Hậu  Giang.  Phân tích và xử lý số liệu  Nhập liệu: Word 2007, excel 2007.  Vấn đề Y đức  Đối  tượng  được  giải  thích  rõ  về mục  đích,  cách thức thực hiện nghiên cứu cũng như quyền  và quyền  lợi khi đối  tượng  tham gia. Đảm bảo  sự  thuận  tiện và  thoải mái về mặt  thời gian và  không gian khi tiến hành nghiên cứu. Đối tượng  được quyền  từ chối  tham gia nghiên cứu và  từ  chối  cung  cấp  những  thông  tin mà  đối  tượng  không muốn,  cũng như dừng nghiên  cứu giữa  chừng và kết quả nghiên cứu chỉ được sử dụng  cho mục đích khoa học.  KẾTQUẢ ‐ BÀN LUẬN  Người dân tham gia phỏng vấn sâu phân bố  trong những nhóm tuổi khác nhau, nhiều nhất là  người dân trong độ tuổi 41‐50 tuổi, riêng ở tỉnh  Bạc  Liêu  thì  người  dân  ở  độ  tuổi  31‐  40  tuổi  chiếm tỷ  lệ cao nhất và ở Bà Rịa – Vũng Tàu  là  độ tuổi ≤30 tuổi. Người dân tham gia thảo luận  nhóm phần lớn ở độ tuổi ≤30 tuổi, ngoại trừ tỉnh  Tiền Giang, người dân ≥60  tuổi chiếm  tỷ  lệ cao  nhất và ở Bình Dương là người dân ở độ tuổi 51‐ 60. Phần  lớn đối  tượng  tham gia nghiên cứu  là  nữ. Đối  tượng  tham gia nghiên cứu chủ yếu  là  dân tộc Kinh, tiếp đến là dân tộc Khơme và dân  tộc  Hoa,  dân  tộc  Tày.  Người  dân  tham  gia  nghiên cứu có trình độ học vấn chủ yếu là cấp 1,  cấp 2 và cấp 3. Nhưng người dân có trình độ học  vấn cấp 2 chiếm nhiều nhất. Người dân không  theo tôn giáo nào (chỉ thờ cúng ông bà) chiếm tỷ  lệ cao nhất và sau đó là phật, thiên chúa, cao đài  và tin lành.  Hiểu biết của người dân về TLTT in phòng  chống bệnh SXH  Hiểu  biết  của  người  dân  về  hình  ảnh  trong  TLTT in phòng chống bệnh SXH  Bên  cạnh hình  ảnh ngủ mùng và hình  đậy  kín lu chứa nước được người dân hiểu một cách  dễ dàng, thì đa số hình ảnh còn lại trong các tài  liệu chỉ có một số ít người dân có thể hiểu đúng  hay tất cả người dân đều không hiểu được. Kết  quả  khảo  sát  tại  năm  tỉnh  cho  thấy  chưa  đến  phân nửa đối tượng được phỏng vấn nhận biết  được hình muỗi vằn gây bệnh SXH  trên TLTT  in. Một số người dân nhầm con muỗi  là con bọ  xít hay con cào cào, châu chấu. Và trong những  người dân nhận ra được hình con muỗi thì còn  lẫn lộn giữa muỗi vằn và muỗi anophen:  “con muỗi bụng bự, vằn vằn, đen đen, bụng có  màu hồng  đây  là muỗi Anophen gây bệnh SXH”  (PVS –BD‐13);   Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  301 “Lâu lâu cũng thấy có con muỗi vằn gây SXH, à  nó cũng có thể gây Sốt rét nữa” (PVS‐BR‐VT‐2).   Trong cuộc sống đời  thường người dân chỉ  nhìn  thấy  được  giai  đoạn  lăng  quăng  và  giai  đoạn muỗi nên khi xem hình vòng đời của muỗi,  phần lớn người dân chỉ nhìn ra con muỗi và con  lăng quăng nhưng rất ít người nhận ra giai đoạn  trứng  và giai  đoạn nhộng. Một  số người  cũng  không nhận biết đúng giai đoạn lăng quăng khi  xem hình: “ừ..cái này nónó như con nòng nọc vậy  á” (PVS‐BD‐6); “con này không biết con gì ấy chứ”  (PVS‐BD‐8). Tất cả người dân được khảo sát đều  không  nhận  biết  đúng  hình  ảnh  lăng  quăng  trong  áp phích  sử dụng  khảo  sát  tại  tỉnh Tiền  Giang: “con gì có lông trông thấy ghê, đầu nó thì  to giống con chồn và đuôi giống đuôi con  tôm  ấy  cũng  không  biết  hình  này muốn  nói  lên  điều  gì...”  (TLN‐TG‐1); “Mới nhìn vô tưởng đâu con sâu, nhìn  kỹ giống con tôm”(TLN‐TG‐2). Vòng đời của muỗi  trong tờ rơi dùng khảo sát tại tỉnh BR‐VT có đến  5  giai  đoạn,  trong  đó  có  thêm  giai  đoạn  “Quăng”, mà  tất  cả  người  dân  được  khảo  sát  không biết giai đoạn này.  Như vậy, sau khi được che kín phần chữ và  xem từng hình một, thì hầu hết người dân có thể  nhận biết đúng  thông điệp hai hình, như được  trình bày ở phần đầu. Các hình ảnh còn  lại của  tài  liệu,  thì  vẫn  còn một  số  người  dân  không  nhận  ra  đầy  đủ  các  chi  tiết  trong  hình,  không  nhận  biết  đúng  thông  điệp  mà  hình  muốn  truyền  tải  hay  hiểu  nhầm  ý  của  hình. Vì  vậy,  không  có  người  tham  gia  phỏng  vấn  sâu  nào  hiểu được  thông điệp của  toàn bộ hình  ảnh có  trong  tài  liệu  được  xem.  Đa  số,  người dân  chỉ  hiểu  được 1/2  đến 2/3  các  thông  điệp mà hình  ảnh sử dụng trong các tài liệu muốn truyền tải.  Hiểu biết của người dân về nội dung của TLTT  in phòng chống bệnh SXH  Khi đọc phần nội dung về nguyên nhân gây  SXH, người dân hiểu được rằng muỗi vằn chính  là loài muỗi gây bệnh SXH và muỗi vằn truyền  mầm bệnh từ người bệnh sang người lành. Tuy  nhiên, trong nội dung này có sử dụng một số từ  người dân không hiểu như: “trung gian”, “thủ  phạm”  và  “véc  tơ  truyền  bệnh”. Và  trong  nội  dung về dấu hiệu  của bệnh  SXH  có những  từ  như:  “sốc”,  “căng  da  không  mất”,  “căng  da  mất”,  “sốt  cao  đột  ngột”,  “nhãn  cầu”,  ký  hiệu  “oC” và câu: “Sốc (là dấu hiệu nặng) thường gặp ở  ngày thứ 3 đến thứ 6 của bệnh, đặc biệt khi thấy trẻ  đang sốt cao tự nhiên hết sốt” khiến một số người  dân không hiểu được.  “sao không hiểu nè, đang sốt cao tự nhiên hết  sốt, cái này không biết luôn, sốt cao 5‐6 ngày, không  trị  thì  làm  sao hết  sốt,  cái này không biết...khó hiểu  quá à!”(PVS‐VL‐19).  Đa  số  người  dân  hiểu  đúng  những  nguy  hiểm của bệnh SXH là: không có thuốc trị, không  có  thuốc phòng, có  thể gây  tử vong, có thể gây  nhiều người mắc và tổn hại tiền của và sức khỏe.  Tuy  nhiên  trong  phần  này  có một  số  từ:  “đặc  hiệu”, “vắc xin”, “dịch”, người dân không hiểu  được và đặc biệt với ký hiệu “<15t”, nhiều người  dân  bỏ  qua  dấu  “<”  vì  không  biết  và một  số  người cho rằng ký hiệu “<“  là dấu “mở ngoặc”  và một số khác thì hoàn toàn không đọc được cả  cụm ký hiệu “<15t”.  Người dân có thể đọc và hiểu được phần lớn  các nội dung về biện pháp phòng  chống  SXH.  Tuy nhiên,  tên một số  loại dụng cụ chứa nước  người dân không biết như: “chum vại”, “bát kê  chân  chạn”,  “ống  bơ”,  “thau  cọ”.  Trong  nội  dung này có một số lỗi chính tả không đáng có,  khiến người dân  bối  rối  khi  đọc  và  không  thể  hiểu được như: “bị giếng”, “mành tẩm hóa chất  diệt muỗi”. Khi che phần hình ảnh và xem từng  câu, từng đoạn trong phần nội dung người dân  có thể đọc và hiểu được phần  lớn các nội dung  của tài liệu, ngoại trừ một số điểm nêu trên.  Hiểu  biết  của  người  dân  khi  xem  tổng  thể  TLTT in phòng chống bệnh SXH  Khi  xem  phối  hợp  giữa  phần  hình  ảnh  và  phần nội dung thì người dân hiểu được các nội  dung trong tài liệu rõ hơn. Tuy nhiên, có một số  điểm, sau khi xem  tổng  thể  tài  liệu, người dân  vẫn  không  hiểu  được  như:  ký  hiệu  “<15t”,  và  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 302 một  số  từ  như:  “Aedes  aegypti”,  “Aedes  albopictuc”,  “vi  rút  dengue”  “oresol”,  “paracetamol”, “aspirin”, “ORS” và “Mê‐zô”.  Thái  độ  của người dân về TLTT  in phòng  chống bệnh SXH  Thái độ của người dân về hình ảnh của TLTT  in phòng chống bệnh SXH  Hình  ảnh dùng  để minh họa  cho nội dung  và  có  thể nâng  cao hiệu  quả  của TLTT  khi  sử  dụng  đúng  cách.  Trong  các  tài  liệu,  đa  số  các  hình ảnh được sử dụng  là hình ảnh thật, chỉ có  một số ít là hình vẽ. Việc sử dụng hình ảnh thật  được  chụp  từ  thực  tế  sẽ  tạo  được  sự hấp dẫn,  thuyết phục và  thúc  đẩy người  xem  thực hiện  theo hành động trong hình ảnh hơn là các hình  vẽ(2).  Song, một  số hình  ảnh  sử dụng  trong  tài  liệu còn nhiều điểm chưa phù hợp:  Bên cạnh những hình ảnh có kích thước phù  hợp, đa số người dân có  thể nhìn rõ được, vẫn  còn có một số hình có kích thước quá nhỏ khiến  người  dân  không  nhìn  rõ  hay  hình  ảnh  được  phóng  to  hơn  so  với  thực  tế  nhiều  lần  khiến  người  dân  không  nhận  ra. Như  nhận  xét  của  người dân về áp phích sử dụng khảo sát tại tỉnh  Tiền Giang:  “lăng  quăng  trong  hình  có màu  sáng  hơn  ở  ngoài, có lông trông rất ghê, đầu nó thì to giống con  chồn và đuôi giống đuôi tôm  cũng không biết hình  này muốn nói lên điều gì...” (TLN‐TG‐1).   Áp phích  thường  được  sử dụng  để dán  tại  nơi  công  cộng,  đông  người  qua  lại:  Ủy  ban,  Trạm Y tế, trường học, chợ và người dân phải  nhìn thấy được hình khi đứng cách áp phích 6m.  Vì vậy, một áp phích chỉ nên trình bày một hình  ảnh và một thông điệp rõ ràng, sáng sủa sao cho  người xem có  thể hiểu ngay(4). Tuy nhiên, hình  ảnh được sử dụng trong một số áp phích có kích  thước quá nhỏ và có nhiều hình ảnh trên một áp  phích. Việc sử dụng quá nhiều hình trên một áp  phích  sẽ  làm giảm kích  thước  của hình  ảnh và  người  dân  sẽ  không  nhìn  thấy  được  dễ  dàng.  Như  vậy,  tài  liệu  sẽ  không  đem  lại  hiệu  quả  truyền thông như mong muốn. Một số hình ảnh  trong các tài liệu có màu sắc tối, chưa làm nổi bật  hình ảnh chủ đạo như một nhận xét của người  dân về áp phích tại BR‐VT: “ màu tối mà người  phụ nữ lại mặc đồ màu tối nên hình mờ hơn, không  thấy rõ..”(TLN –BR‐VT ‐2).  Trong  tài  liệu  có  sử  dụng  hình  ảnh  có  độ  phân giải thấp khiến hình mờ, nhòe, người dân  không nhìn rõ. Như hình về dấu hiệu xuất huyết  sử dụng trong tờ rơi khảo sát tại tỉnh Vĩnh Long,  rất  ít người dân nhận  ra dấu hiệu này vì hình  mờ: “hai cái giò bị bầm tímhai bàn chân bé bị muỗi  đốt nhiều lần quáda không bình thường, có những  đốm  trắngkhông  biết  bị  bệnh  gì  mà  da  nổi  lên  những cái này, không hiểu chưa thấy ai bị giống như  vầy” (PVS‐VL‐2,7).   “hình mờ  quá  vậy  nè,  không  biết  đang  làm  gì ba đứa nhỏ cầm cây gì đó, không thấy.” (PVS‐ BD‐17).  Một số hình có bố cục chưa hợp lý, hình ảnh  chủ đạo thể hiện thông điệp chưa đập vào mắt  người  xem. Như  hình  ảnh  khuyến  cáo  người  dân dùng nhang muỗi nhưng hình nhang muỗi  được đặt ở vị trí sát góc bên dưới, người dân rất  khó  nhìn  thấy, mà  đập  vào mắt người  xem  là  hình  ảnh  em  bé  đang ngồi học  trên một  chiếc  bàn và ghế quá cao: “bàn ghế kích thước như vậy  quá cao cho em bé, à em bé ngồi học bàn ghế không  đúng kích thước”(TLN‐BR‐VT‐2). Nên hầu như  không người dân nào nhận biết đúng thông điệp  của hình này.  Một  số  hình  ảnh  không  còn  phù  hợp  với  người dân địa phương. Hình bỏ muối vào chén  kê chân tủ đựng thức ăn là hoàn toàn không phù  hợp vì người dân ở các địa phương được khảo  sát  cho biết họ không  còn  sử dụng  loại  tủ này  nữa: “ở đây người ta ít dùng tủ này, mà hình như  không xài  ấy  chứ, ”(PVS‐BD‐12). Hình  về dọn  dẹp vệ  sinh môi  trường với hình  ảnh nhà  sàn,  hoàn  toàn  không  phù  hợp  với  người  dân  các  tỉnh vùng đồng bằng “ ở đây không có lùm cây  giống  vầy,  toàn nhà  không  hàmà nhà này  không  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  303 giống như nhà ở đây  uhm giống nhà sàn hơn”  (PVS‐BR‐VT‐4).  Thái  độ  của người dân về nội dung TLTT  in  phòng chống bệnh SXH  Có một số nội dung được trình bày với kiểu  chữ mà theo người dân là khó đọc: “chữ sốt xuất  huyết để như vầy khó đọc” (PVS‐VL‐3). Và theo đa  số người dân  thì kích  thước  chữ  trong  tài  liệu  nhỏ  nên  khó  khăn  khi  đọc,  đặc  biệt  là  người  người lớn tuổi, trình độ học vấn thấp hay người  ít  tiếp  xúc  với  chữ:  “ hơi nhỏ,  to xíu nữa,  lớn  tuổi, cỡ như tui là khó thấy”(PVS‐BR‐VT‐12).  Bên cạnh những điểm chưa phù hợp về mặt  hình thức thì trong nội dung có một số từ ngữ sử  dụng không phù hợp như: Sử dụng  từ chuyên  môn, một số ký hiệu và từ viết tắt trong tài liệu  người  dân  không  thể  đọc  và  hiểu  được,  từ  ít  thông dụng tại địa phương, từ sai chính tả. Một  số  tài  liệu sử dụng quá nhiều chữ khiến người  dân đọc mệt và đa số không đủ kiên nhẫn đọc  hết tài liệu. Theo ý kiến người dân thì không nên  ghi tên khoa học của muỗi mà chỉ cần ghi “muỗi  vằn”  thì người dân dễ dàng hiểu được hay ghi  “nước biển khô”  thay  cho “oresol”; “súc” hoặc  “chà”  thay  cho  từ “thau  cọ”; “lu” hoặc “khạp”  thay cho  từ “chum vại”  thì phù hợp với người  dân hơn, đặc biệt là người dân các tỉnh khu vực  phía Nam.   “ không cần ghi tên A..dé..gì vậy nề, ghi muỗi  vằn thì người dân mới đọc được, mới hiểu được, chứ  ghi tiếng Anh thế này là chịu” ( PVS‐VL‐11).  Thái  độ  của  người  dân  về  tổng  thể TLTT  in  phòng chống bệnh SXH  Một số tài  liệu còn thiếu sự hài hòa về màu  sắc,  bên  cạnh  đó,  tài  liệu  còn  chứa  quá  nhiều  thông  tin và  thông  tin quá chi  tiết khiến người  xem  mệt  mỏi  và  không  muốn  xem  tài  liệu:  “đọc mệt quá, hơi  đau  đầu,  giờ  rối quá  rồi...”  (PVS‐BD‐12). Hình  ảnh  và  nội  dung  trong  tài  liệu nhằm minh họa, làm rõ cho nhau nhưng có  một  số  hình  ảnh  và  nội  dung  chưa  được  đặt  tương ứng. Tài liệu còn có nhiều điểm cần thay  đổi  để  phù  hợp  hơn  với  người  dân.  Một  số  người  dân  tham  gia  phỏng  vấn  sâu  cho  rằng  không thích màu sắc của tài liệu và cho rằng tài  liệu chưa phù hợp với phong  tục,  tập quán  tại  địa phương họ đang sinh sống.   KẾT LUẬN   Nghiên cứu cho thấy đa số người dân chưa  hiểu  đúng  thông  điệp  của  các hình  ảnh và nội  dung  của  tài  liệu.  Phần  lớn  hình  ảnh  được  in  trên TLTT được khảo sát  tại các  tỉnh còn nhiều  điểm  cần  chỉnh  sửa:  kích  thước  quá  nhỏ  hoặc  quá to, hình mờ, nhòe, màu sắc tối... Và việc sử  dụng  từ ngữ  trong các TLTT  in chưa phù hợp:  nhiều  chữ,  nhiều  nội  dung  không  cần  thiết,  không phù hợp với vùng miền, còn dùng nhiều  từ chuyên môn, từ tiếng anh, nhiều từ sai chính  tả. Điều này đã ảnh hưởng đến việc hiểu đúng  thông điệp của hình ảnh và nội dung trong các  TLTT in của người dân.  KIẾN NGHỊ  Để  góp phần  cải  thiện những  vấn  đề  trên,  trong  quá  trình  sản  xuất  TLTT  cần  có  những  khảo sát về văn hóa, phong tục tập quán, kinh tế,  xã hội của người dân để có những hình ảnh và  từ ngữ phù hợp. Đồng thời cần tiến hành nghiên  cứu  đánh  giá  tác  động  và  hiệu  quả  của  TLTT  nhằm đưa ra quyết định thể loại TLTT về phòng  chống SXH nào sẽ sản xuất trong tương lai. Bên  cạnh đó cần có một qui chế hướng dẫn in ấn, sản  xuất TLTT  in nói  riêng và TLTT  đại chúng nói  chung. Trong đó, thử nghiệm TLTT là quy trình  bắt buộc trong quá trình sản xuất, in ấn.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Bộ Y tế (2011). Quyết định về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về y  tế  xã  giai  đoạn  2011  ‐  2020.  ‐dinh‐3447‐QD‐BYT‐ Bo‐tieu‐chi‐quoc‐gia‐y‐te‐xa‐giai‐doan‐2011‐2020‐ vb131308.aspx. Truy cập ngày 23/10/2013.  2. Centers  for Disease Control and Prevention  (2009). A guide for  creating  easy‐to‐understand  materials.  www.cdc.gov/healthliteracy/pdf/simply_put.pdf.  Accessed  on  12/9/2014.  3. Trung  tâm  Truyền  thông  Giáo  dục  Sức  khỏe  Trung  Ương  (2012). 7 nhiệm vụ trọng tâm của ngành y tế giai đoạn 2011 – 2016.  Hà Nội. Tr. 1‐2.  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 304 4. Trương Trọng Hoàng (2003). Sản xuất tài liệu nghe nhìn giáo dục  sức khỏe. Trung tâm giáo dục và truyền thông thành phố Hồ Chí  Minh. Tr. 4‐8.  Ngày nhận bài báo:       14/5/2014  Ngày phản biện nhận xét bài báo:   16/6/2014  Ngày bài báo được đăng:     14/11/2014 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhieu_biet_va_thai_do_cua_nguoi_dan_doi_voi_tai_lieu_truyen_t.pdf
Tài liệu liên quan