Hiệu chỉnh của Keynes đối với chủ nghĩa tư bản

KẾT LUẬN Có thể còn có gì đó chưa thật rõ ràng, vì, như đã nói ở trên, thật khó mà biết trước chính xác những gì sẽ diễn ra trong xã hội tư bản chủ nghĩa lý tưởng của Keynes, nhưng khi thử đem những nội dung vừa được trình bày trên đây của Lý thuyết tổng quát đ i chiếu với một vài quan sát thực tế rất gần đây ờ những nước công nghiệp phát triển nhất – tôi mu n nói đến hiện tượng lãi suất rất thấp từ nhiều năm nay ở Mỹ, Anh, Nhật Bản và một s nước khác – ch ng ta cũng có thể bước đầu cảm nhận được m i liên hệ9 nào đó. ôi không chắc rằng hiện tượng này là hệ quả của hiệu suất biên của v n nói chung đang rất thấp do kh i tài sản-v n đã đầu tư và đang được sử dụng ở những nước này quá dồi dào, bởi vì thật sự những nước này vẫn chưa cơ bản thanh toán được nạn thất nghiệp bắt buộc. Nhưng có một thực tế đáng lưu ý là ở những nước này, mức lãi suất trung bình hiện nay thấp hơn nhiều so với mức lãi suất trung bình trong những thế kỷ hoặc những thế hệ đã qua. Nếu trong khoảng một hoặc hai thập kỷ tiếp theo kể từ nay mà lãi suất ở những nước này vẫn còn được duy trì ở mức rất thấp như hiện nay hoặc thấp hơn nữa thì tôi có thể khẳng định rằng đây chính là những bước chuẩn bị cho sự biến mất của lãi suất, và tiên đoán của Keynes về những xã hội tư bản chủ nghĩa lý tưởng sẽ dần dần xuất hiện. Tôi mạn phép được chép ra đây một đoạn của Keynes đã được ông viết trong LTTQ từ đầu những năm 30 của thế kỷ trước để kết thúc bài nghiên cứu này, và cũng để cho thấy Keynes tin rằng có thể sửa chữa những khuyết điểm của chủ nghĩa tư bản, tức là có thể giải quyết được những vấn nạn của các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đương đại như vấn đề thất nghiệp bắt buộc (hoặc vấn đề phân ph i thu nhập bất công, và những vấn đề khác) mà không cần phải làm cách mạng. Quả thật, những gì Keynes đã viết cho thấy ông không hề bị hấp dẫn bởi những cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa mà hồi đó chắc là ông đã biết trước kết cục của chúng. “Những chế độ độc tài ngày nay hình như giải quyết vấn đề thất nghiệp có hại cho hiệu suất và tự do. Không kể những khoảng thời gian hưng phấn ngắn ngủi, chắc chắn là thế giới ngày nay sẽ không còn chịu đựng được lâu hơn nữa nạn thất nghiệp gắn liền, và theo tôi, gắn liền một cách chắc chắn không thể tránh được với chủ nghĩa cá nhân tư bản. Nhưng nếu vấn đề được phân tích đúng thì có thể chữa được căn bệnh mà vẫn duy trì được hiệu suất và tự do”(cu i tiết III chương 24).

pdf9 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 270 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu chỉnh của Keynes đối với chủ nghĩa tư bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 HIỆU CHỈNH CỦA KEYNES ĐỐI VỚI CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Trần văn Hùng Sau những cải tổ, cải cách, đổi mới diễn ra gần như đồng loạt ở các nước xã hội chủ nghĩa cách nay trên dưới 30 năm, nếu không kể một vài tồn tại mà tôi cho rằng sớm hay muộn cũng sẽ có những cải cách, đổi mới tiếp tục, thì có thể nói hiện nay các nền kinh tế của hầu hết các nước trên thế giới đều là những nền kinh tế tư bản chủ nghĩa tuy trình độ phát triển rất không đồng đều. Với hai đặc trưng chính là hoạt động theo cơ chế thị trường tự do (laissez faire) và công nhận rộng rãi quyền sở hữu tư nhân về tài sản-v n, các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, ngay từ khi mới ra đời, đã cho thấy một động lực phát triển mạnh mẽ mà những nền kinh tế theo những hình thái kinh tế-xã hội trước nó đều không thể so sánh được. Động lực mạnh mẽ này có được một phần là nhờ sự tôn trọng quyền sở hữu tư nhân và đề cao lợi ích cá nhân, đã phát huy cao độ tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm cá nhân, một phần khác là nhờ sự hỗ trợ kịp thời của những phát minh kỹ thuật mang tính cách mạng và thời đại (như phát minh máy chạy bằng hơi nước ở Anh đánh dấu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, phát minh động cơ đ t trong ở Mỹ đánh dấu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai, và rất nhiều phát minh khác). Tuy vậy, ngay từ khi mới khai sinh, các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa cũng sớm bộc lộ nhiều khuyết điểm, trong đó có hai khuyết điểm c hữu nổi bật mà trong su t lịch sử phát triển, chủ nghĩa tư bản đã hầu như không có sự sửa chữa hoặc cải thiện đáng kể nào, đó là nó không tạo đủ việc làm cho mọi người và phân phối thu nhập bất công. Ngoài ra, nếu cho rằng những vấn nạn khác của thế giới như những cuộc chiến tranh xâm chiếm thuộc địa diễn ra liên miên trong su t thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20 để giành giật thị trường, b c lột nhân công và vơ vét tài nguyên; hoặc như hiện nay, việc xả vô tội vạ khí thải gây hiệu ứng nhà kính làm cho trái đất nóng dần lên, gây biến đổi khí hậu toàn cầu, hủy hoại môi trường tự nhiên, ,.v..v.. đều là tội lỗi của chủ nghĩa tư bản, thì tôi nghĩ, chắc cũng không ai có thể biện minh hay bào chữa cho nó được. Chính vì những khuyết điểm này nên có những người không thích, thậm chí thù ghét chủ nghĩa tư bản và đã làm cách mạng để loại bỏ nó, thay thế nó bằng một hình thái kinh tế-xã hội khác được cho là ưu việt. Nhưng rất đáng tiếc, những cuộc cách mạng này đã không thành công d ch ng được tiến hành ở nhiều nước trong khoảng thời gian mấy mươi năm, có nơi kéo dài tới 0 năm. ôi cho rằng việc không công nhận quyền sở hữu tư nhân về tài sản-v n và em nhẹ lợi ích cá nhân là nguyên nhân chính của thất bại này. Và sai lầm này đã được sửa chữa bằng những “cải cách”, “cải tổ”, “đổi mới”, thực chất là tư nhân hóa các nền kinh tế mà trước đây đã từng bị qu c hữu hóa và tập thể hóa, chuyển đổi từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường, và đưa những nền kinh tế này hội nhập, hợp tác với các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa toàn cầu. Với những gì đã diễn ra mà tôi có biết, tôi cho rằng việc phải làm bây giờ của những người cấp tiến không phải là tìm cách xóa bỏ hoặc ch ng đ i chủ nghĩa tư bản mà là sửa chữa chủ nghĩa tư bản nhằm loại bỏ những khuyết điểm của nó nhưng không làm mất động lực kích thích mạnh mẽ của nó, không làm tổn hại những truyền th ng t t đẹp của các xã hội. John Maynard Keynes (1883 – 1946) đã nghiên cứu theo hướng này và ông đã trình bày khá rõ ràng ý tưởng của mình trong Lý thuyết tổng quát về việc làm, tiền lãi và tiền tệ (LTTQ), xuất bản năm 1936. Đáng tiếc là ở iệt Nam đã không có nhiều thông tin hay trao đổi, phản biện về ý tưởng này mặc d L Q đã được xuất bản cách nay gần 80 năm. Thật ra, Keynes chỉ có một đề nghị hiệu chỉnh duy nhất đ i với chủ nghĩa tư bản, và đề nghị này của ông đã được manh nha từ một quan sát thực tế mà đ i với ông là rất tình cờ như sau: Có một quan hệ có tính qui luật là khi thu nhập thực tế (Y) của một cộng đồng tăng thì chi tiêu tiêu d ng (C) của cộng đồng cũng tăng nhưng mức tăng của tiêu d ng luôn luôn ít hơn mức tăng của thu nhập. Keynes gọi quan hệ này là qui luật tâm lý cơ bản (fundamental psychological law). Do qui luật tâm lý cơ bản mà ở phần lớn các nước (trừ những nước quá nghèo hoặc đang bị khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng), trong mỗi thời 2 kỳ, chi tiêu tiêu dùng (C) luôn luôn nhỏ hơn thu nhập thực tế (Y), và chênh lệch này sẽ tăng khi thu nhập tăng. Nếu giả thiết cầu hiệu quả (effective demand) chỉ có duy nhất cầu về hàng tiêu dùng, và tất cả doanh nhân sản xuất hàng hóa chỉ để đáp ứng cho tiêu dùng thì chắc chắn toàn thể doanh nhân (như một doanh nghiệp duy nhất) sẽ bị thua lỗ, và qui mô hay độ lớn của nền kinh tế sẽ giàm dần, nghĩa là nền kinh tế sẽ teo dần qua thời gian. Tuy nhiên, trong tổng cầu hiệu quả, ngoài cầu về hàng tiêu dùng còn có cầu về sản phẩm đầu tư và uất khẩu. Nếu khuynh hướng tiêu d ng không đổi và giả thiết cán cân thương mại cân bằng thì qui mô hay độ lớn của nền kinh tế trong mỗi thời kỳ sẽ hoàn toàn phụ thuộc chi tiêu đầu tư (I): độ lớn của nền kinh tế sẽ không đổi khi đầu tư không đổi, sẽ lớn hơn khi đầu tư tăng và sẽ teo lại khi đầu tư giảm. Về nguyên tắc cũng như phần nhiều các trường hợp trong thực tế, mọi khoản đầu tư trong tổng đầu tư ròng (I), trừ một phần (có lẽ rất nhỏ) đầu tư công mà Nhà nước bắt buộc phải thực hiện vì lợi ích công cộng mà không quan tâm gì đến hiệu quả về mặt tài chính, đều phải được thực hiện trên cơ sở hiệu suất biên (marginal efficiency) của vốn phải cao hơn hoặc tối thiểu bằng lãi suất hiện hành. Hiệu suất biên (còn được gọi là tỷ suất nội hoàn (IRR)) của một tài sản-v n hay một sản phẩm đầu tư là tỷ lệ chiết khấu mà nó sẽ làm cho giá trị hiện tại của tổng cộng các khoản tiền dự kiến thu được hàng năm từ các khoản lợi tức kỳ vọng do tài sản-v n mang lại trong su t vòng đời của tài sản-v n đó bằng đ ng giá cung hay chi phí thay thế của tài sản-v n đó. Gọi P là giá cung (hay chi phí thay thế) của tài sản-v n (cũng là v n đầu tư vào loại tài sản-v n này); Q1, Q2, Qn là lợi tức triển vọng của v n đầu tư; n là s năm bằng vòng đời của tài sản-v n, chúng ta có : P=Q1(1+i) -1 +Q2(1+i) -2 +Q3(1+i) -3++Qn(1+i) -n trong đó, i là hiệu suất biên (hay tỷ suất nội hoàn (IRR)) của v n. P không đổi mà Q1,Q2, tăng và/hoặc n tăng thì i tăng, Q1, Q2,giảm và/hoặc n giảm thì i giảm. Q1, Q2 không đổi và/hoặc n không đổi mà P tăng thì i giảm, P giảm thì i tăng. Nếu giá cung (hay chi phí thay thế) P của tài sản-v n là tương đ i ổn định hoặc ít ra cũng không thay đổi thất thường, thì trái lại, các lợi tức kỳ vọng Q1, Q2, Q3của dự án đầu tư là rất bấp bênh vì ch ng thường không được ước lượng dựa trên một cơ sở tính toán hoặc một sự tin tưởng chắc chắn nào cả; và tùy theo diễn biến của tình hình, của bầu không khí chính trị, xã hội trong nước, ngoài nước, của diễn biến tâm lý bi quan, lạc quan...,l c nào ch ng cũng có thể đột ngột được xét lại. Vì lợi tức kỳ vọng của các tài sản-v n rất biến động nên hiệu suất biên của các tài sản-v n cũng rất biến động, trong khi lãi suất trên thị trường tiền tệ (nhất là lãi suất dài hạn), vì bị chi ph i bởi các yếu t thể chế, tâm lý và qui ước xã hội, nên thường có tính ổn định hoặc ít thay đổi hơn. Ngay cả cho dù Nhà nước, thông qua Ngân hàng trung ương, có thể ít nhiều chủ động kiểm soát lãi suất thì cũng thật khó để điều chỉnh lãi suất một cách kịp thời sao cho khi hiệu suất biên của v n giảm (đ ng hơn, khi đồ thị hiệu suất biên của v n giảm) thì lãi suất dài hạn cũng sẽ nhanh chóng giảm theo để cho đầu tư không bị suy giảm, trong khi, thực tế có quá nhiều yếu t bất ngờ có thể làm cho đồ thị hiệu suất biên của v n suy giảm. o đó, ở bất kỳ nước nào, chi tiêu đầu tư cũng đều rất thất thường, rất dao động. Tính chất này xuất phát từ m i quan hệ c t tử vừa nói ở trên là mọi khoản đầu tư ròng đều phải được thực hiện trên cơ sở hiệu suất biên của v n phải cao hơn hoặc t i thiểu bằng lãi suất hiện hành. Và chính tính chất này đã làm cho đầu tư khó hoàn thành được nhiệm vụ cao cả của nó là phải liên tục tăng để duy trì một nhịp độ tăng trưởng nào đó cho nền kinh tế. Đầu tư dao động sẽ làm cho mức việc làm dao động vì mức việc làm chỉ có thể tăng hoặc giảm theo cùng nhịp điệu với mức tăng hoặc giảm của đầu tư ( em ch giải 2* trang 573, LTTQ); và như vậy, một nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa hoạt động theo những nguyên tắc của tự do kinh doanh, tức là không cần có sự can thiệp của nhà nước, sẽ khó có thể liên tục đẩy được mức đầu tư tăng đủ cao để có thể duy trì lâu dài một mức cầu hiệu quả đủ cao nhằm tạo đủ việc làm cho mọi người. o đó, trong những nền kinh tế này thường xuyên có thất nghiệp bắt buộc hay thất nghiệp không tự 3 nguyện (involuntary unemployment), nghĩa là thường xuyên có một phần nguồn nhân lực hữu hiệu không được sử dụng. Cần ghi nhận rằng Keynes hoàn toàn không mơ hồ về nhược điểm này của các nền kinh tế tự do kinh doanh tư bản chủ nghĩa. Ch ng ta đều biết khoảng cách chênh lệch giữa thu nhập thực tế (Y) và chi tiêu tiêu dùng (C) chính là tiết kiệm (S). Nếu chúng ta tưởng tượng những khoảng cách chênh lệch này như những cái “h sâu” trong nền kinh tế mà chúng cần phải được lấp đầy lại, và nếu chúng ta cho rằng trong mỗi thời kỳ, những cái “h sâu” này sẽ luôn luôn được tự động lấp đầy lại với chi tiêu đầu tư (I) bất kể chúng sâu bao nhiêu, bởi vì tiết kiệm (S) luôn luôn bằng đầu tư (I), thì đó là một nhận thức sai lầm. Bởi vì, S (khoảng cách giữa Y và C) là tiết kiệm dự định (planned) hay dự kiến (e pected), còn I d ng để lấp đầy các “h sâu” này là đầu tư dự định hay dự kiến. Không có cơ sở để cho tiết kiệm dự định và đầu tư dự định luôn luôn bằng nhau hay tự động bằng nhau, bởi vì những dự định này được dự định bởi những chủ thể khác nhau và được hướng dẫn bởi những động cơ hoàn toàn khác nhau. hông thường tiết kiệm dự định và đầu tư dự định chỉ có thể bằng nhau sau một quá trình điều chỉnh mất nhiều thời gian và khó khăn ( em ch giải 3*trang 571 – 572, LTTQ). Khi chúng ta nói tiết kiệm luôn luôn bằng đầu tư thì chúng ta mu n nói đó là tiết kiệm thực hiện (realised) và đầu tư thực hiện. Quý bạn đọc lưu ý rằng biến s đầu tư được đề cập trong L Q (cũng như trong các mô hình kinh tế vĩ mô về ác định sản lượng) chỉ gồm những khoản đầu tư vật chất (như ây dựng mới một nhà máy hoặc một tòa cao c, mua sắm máy móc mới, xe cộ mới, v..v..) chứ không bao gồm các khoản đầu tư tài chính (như cho vay tiền hay mở một tài khoản tiết kiệm ở ngân hàng, mua trái phiếu, cổ phiếu, hoặc mua vàng, bạc, ngoại tệ,). Trở ngại làm cho đầu tư dự kiến khó có thể bằng đ ng với mọi chênh lệch giữa thu nhập dự kiến và tiêu dùng dự kiến đã được Keynes nhận thức một cách có cơ sở d đó chỉ là một nhận thức trực giác, vì ông biết rằng “xuyên suốt lịch sử nhân loại, khuynh hướng tiết kiệm luôn luôn mạnh hơn sự khuyến khích đầu tư” (L Q, tiết III chương 23), và “ước vọng của cá nhân muốn làm tăng của cải riêng bằng cách tiết chế tiêu dùng thường mạnh hơn động cơ khuyến khích doanh nhân làm tăng sự giàu có của đất nước bằng cách sử dụng lao động vào việc xây dựng những tài sản lâu bền” (L Q, tiết III chương 23). Từ việc phát hiện ra nhược điểm này, Keynes đi đến kết luận: “không thể yên tâm giao nhiệm vụ điều tiết khối lượng đầu tư hiện hành vào tay tư nhân” (L Q, câu cu i c ng tiết II chương 22); và kết luận này đã dẫn ông đến một đề nghị hiệu chỉnh duy nhất đ i với chủ nghĩa tư bản, mà theo nội dung của LTTQ, tôi có thể khái quát như sau: Thị trường đầu tư trong các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa (và gắn liền với nó là thị trường việc làm, thị trường tiền tệ, thị trường tài chính) không nên laissez faire, nghĩa là không nên bỏ mặc cho nó bị ảnh hưởng bởi những thế l c mù quáng, không nên phó thác nó cho những sáng kiến và quyết định của tư nhân, mà trái lại, nhất thiết phải có s can thiệp của Nhà nước để thúc đẩy đầu tư phát triển. Theo Keynes, cần phải mở rộng và bổ sung những chức năng của chính quyền trung ương và địa phương sao cho chính phủ có thể đảm nhiệm được vai trò là một đầu m i trung tâm trong việc hoạch định chính sách và chiến lược đầu tư qu c gia. Ông viết: “Vì Nhà nước có khả năng tính được hiệu suất biên của những hàng hóa-vốn trên quan điểm lâu dài và trên cơ sở lợi thế xã hội tổng thể, nên tôi muốn thấy Nhà nước có trách nhiệm lớn hơn nữa trong việc trực tiếp tổ chức đầu tư” (L Q, đoạn cu i tiết VIII chương 12). Hoặc, ở một chương khác của LTTQ, ông viết: "Chính là chính sách một lãi suất tự định không bị những mối bận tâm quốc tế ngăn trở, và chính sách một chương trình đầu tư quốc gia nhằm đạt được mức việc làm tối ưu trong nước mới là những chính sách vừa có lợi cho bản thân nước chúng ta vừa có lợi cho các nước láng giềng. Và nếu tất cả các nước đồng thời cùng theo đuổi những chính sách này thì có thể khôi phục sự lành mạnh và sức mạnh kinh tế trên phạm vi quốc tế, bất luận chúng ta đo lường sự lành mạnh và sức mạnh đó dựa trên mức việc làm trong nước hoặc dựa trên khối lượng mậu dịch quốc tế ” (cu i tiết III chương 23). Qua nội dung của “Lý thuyết tổng quát”, như đoạn trích dẫn vừa rồi cho thấy, Keynes đề nghị các chính phủ ngày nay nên theo đuổi hai chính sách trụ cột để điều hành kinh tế vĩ mô, đó là: chính sách một 4 lãi suất tự định (policy of an autonomous rate of interest) và chính sách một chương trình đầu tư quốc gia (policy of a national investment programme). Với hai chính sách này, có thể nói, giải pháp chủ yếu của Keynes cho những vấn đề của thế giới tư bản chủ nghĩa đương đại (trừ những vấn đề liên quan đến môi trường tự nhiên) là: Các chính phủ phải nhận lãnh trách nhiệm tr c tiếp tổ chức đầu tư và liên tục khuyến khích đầu tư tăng theo một chương trình đầu tư quốc gia được xây d ng nhằm đạt được mức việc làm tối ưu trong nước với một lãi suất dài hạn được chủ động ấn định và duy trì ở mức thấp một cách phù hợp, đ ng thời thường uyên quan tâm kiểm oát và củng cố khuynh hướng tiêu ng. Bạn đọc có thể phản biện rằng, như vậy, Keynes chỉ chú trọng đến s lượng đầu tư mà không để ý gì đến chất lượng đầu tư. Quả thật, trong LTTQ, tôi không thấy Keynes viết một chữ nào liên quan đến chất lượng đầu tư. Nhưng tôi nghĩ, trong những thị trường cạnh tranh, do áp lực của cạnh tranh mà đầu tư tăng thường kéo theo đổi mới công nghệ, và nhờ đó, tăng năng suất lao động. Ngoài ra, trong LTTQ, tôi nhận thấy không bao giờ Keynes chủ trương chính phủ trực tiếp đầu tư mà ông chỉ chủ trương chính phủ trực tiếp tổ chức đầu tư. heo như tôi hiểu thì chủ trương này có nghĩa là: người trực tiếp đầu tư là tư nhân, còn chính phủ chỉ là người tổ chức; có nghĩa là tư nhân trực tiếp đầu tư theo sự khuyến khích,tổ chức, ph i hợp và quản lý của chính phủ. Tất nhiên không thể hoàn toàn tránh được rủi ro, nhưng, như kinh nghiệm cho thấy, trong một môi trường cạnh tranh, nếu một dự án đầu tư mà chủ đầu tư là tư nhân thì lúc nào và ở đâu, những tiêu chuẩn về năng suất, chất lượng, hiệu quả cũng rất được chú trọng. Rất có thể việc tổ chức đầu tư theo phương thức đ i tác công–tư (PPP) ngày nay là ph hợp với chủ trương này của Keynes. Việc khuyến khích đầu tư cần một môi trường đầu tư thuận lợi với những thị trường trong nước và qu c tế có sức mua cao đ i với hàng hóa nội địa, và một lãi suất dài hạn ổn định ở mức thấp. Mức lãi suất t i ưu là mức ứng với tình trạng có đầy đủ việc làm. Ở nhiều chỗ của LTTQ, Keynes tỏ vẻ hơi hoài nghi về sự thành công của chính sách tiền tệ đơn thuần trong việc ấn định một lãi suất thấp t i ưu. Ông chủ trương: “một chính quyền khôn ngoan phải quan tâm ngăn chận lãi suất tăng lên bằng luật lệ và tập quán, thậm chí bằng việc kêu gọi sự lên án của đạo lý ” (L Q, đầu tiết chương 23). Rõ ràng, Keynes sẵn sàng chấp nhận sự can thiệp của Nhà nước vào thị trường tiền tệ bằng nhiều biện pháp, kể cả biện pháp hành chính (chẳng hạn bằng một sắc lệnh) để chủ động ấn định và duy trì một lãi suất thấp nhằm gi p cho đầu tư sớm đạt được mức tương ứng với tình trạng có đầy đủ việc làm. Ngày nay chắc chắn mức lãi suất này phải rất thấp so với các mức trung bình trong nhiều thời kỳ đã qua, bất chấp người ta có thể phản biện rằng lãi suất quá thấp sẽ không khuyến khích tiết kiệm, vì, như Keynes đã chứng minh, mức tiết kiệm hữu hiệu không phải do lãi suất quyết định mà là do kh i lượng đầu tư hiện hành quyết định, bởi vì đầu tư quyết định thu nhập, mà tiết kiệm thì phụ thuộc thu nhập do tiết kiệm chỉ là phần còn lại của thu nhập sau khi tiêu dùng. Một cách khái quát, có thể nói, công thức của Keynes để khuyến khích đầu tư và củng c khuynh hướng tiêu d ng, từ đó, giải quyết các vấn đề việc làm, thất nghiệp, tăng trưởng và phát triển kinh tế, là s kết hợp giữa một đ thị hiệu suất biên của vốn ở mức cao và một tập hợp lãi suất ở mức thấp được chủ động ấn định và duy trì bằng luật lệ, tập quán và đạo lý. Công thức này chỉ có thể được tạo ra và duy trì với điều kiện có sự can thiệp cần thiết, kiên trì và hiệu quả của Nhà nước. Ngoài ra, dường như Keynes không ủng hộ việc ngân hàng trung ương độc lập đ i với chính phủ (như ở Mỹ và Đan Mạch), vì ở một đoạn trong LTTQ, ông có viết như sau: “Thất nghiệp tràn lan, phải nói như vậy, vì con người có tham vọng lớn; con người không thể được tuyển dụng khi đối tượng ham muốn (tức là tiền) là một cái gì đó không thể sản xuất ra được và cầu về cái đó không dễ dàng bị bóp nghẹt hay xiết chặt lại được. Không có thuốc chữa ngoài việc thuyết phục công chúng rằng pho-mai xanh thì hầu như đều là cùng một thứ và có một xưởng làm pho-mai xanh (tức là một Ngân hàng trung ương) đặt dưới sự kiểm soát của công chúng” (cu i tiết III chương 1 ). Có thể hiểu việc bổ sung những chức năng hay các hoạt động này của chính quyền như một tác động để hỗ trợ và th c đẩy quá trình xã hội hóa đầu tư; nhưng đừng vì thế mà vội cho rằng chủ trương này của Keynes có gì đó có vẻ hơi gi ng với chủ nghĩa ã hội, bởi vì ông đã viết rất rõ ràng trong LTTQ: “ngoài sự cần thiết phải có những sự kiểm soát của trung ương để điều chỉnh giữa khuynh hướng tiêu dùng và sự khuyến khich đầu tư, không còn lý do nào thêm nữa so với trước để xã hội hóa đời sống kinh 5 tế” (đầu tiết III chương 24); “tôi cho rằng xã hội hóa đầu tư một cách tương đối toàn diện sẽ là biện pháp duy nhất để đảm bảo mức gần đầy đủ việc làm, mặc dù việc này không cần loại bỏ tất cả những loại thỏa hiệp và phương sách mà qua đó Nhà nước phối hợp với sáng kiến của tư nhân. Nhưng ngoài việc này ra thì rõ ràng là không thể biện minh cho một hệ thống Nhà nước xã hội chủ nghĩa nắm hầu hết đời sống kinh tế của cộng đồng. Điều quan trọng không phải là Nhà nước phải nắm quyền sở hữu công cụ sản xuất. Nếu Nhà nước có thể xác định tổng khối lượng nguồn lực được sử dụng để tăng số công cụ sản xuất, và xác định mức thù lao cơ bản cho người sở hữu những công cụ đó, thì tức là Nhà nước sẽ hoàn thành được tất cả những gì cần thiết. Hơn nữa những biện pháp cần thiết để xã hội hóa có thể được áp dụng dần dần mà không làm tổn hại những truyền thống chung của xã hội” (đầu tiết III chương 24). Tôi thấy cần phải lưu ý quý độc giả rằng từ xã hội hóa (socialisation) trong đoạn này được Keynes viết theo nghĩa ngược lại với nghĩa đang được hiểu và sử dụng phổ biến ở Việt Nam hiện nay. rước kia (thế kỷ 18 – 19, và những thập kỷ đầu của thế kỷ 20), hoạt động đầu tư được hoàn toàn phó thác cho tư nhân theo đ ng nguyên tắc tự do kinh doanh của học thuyết cổ điển. Đến năm 1936, khi xuất bản LTTQ, Keynes chủ trương xã hội hóa đầu tư với nội dung: Nhà nước trung ương và địa phương, vì lợi ích của từng cộng đồng và của toàn xã hội, phải nhận lãnh trách nhiệm trực tiếp tổ chức đầu tư và khuyến khích tư nhân đầu tư theo một chương trình đầu tư qu c gia được xây dựng nhằm đạt được mức việc làm t i ưu trong nước. Trong khi ở Việt Nam hiện nay, gọi là “ ã hội hóa” khi một việc nào đó hoặc một cái gì đó trước kia do Nhà nước thực hiện, sở hữu, quản lý và bao cấp toàn diện thì bây giờ Nhà nước chuyển bớt dần dần từng phần hoặc toàn bộ việc đó, cái đó cho tư nhân thực hiện, sở hữu, quản lý. heo tôi, đó là tư nhân hóa chứ không phải xã hội hóa, là quá trình ngược lại quá trình xã hội hóa. ư nhân hóa và ã hội hóa là hai quá trình đ i lập nhau, nghĩa là, về mặt từ vựng, trong hai từ này, một từ là phản nghĩa của từ kia. Ngày nay, vai trò và các chức năng điều hành kinh tế vĩ mô của chính phủ đã được thừa nhận rộng rãi và được em như những chức năng cần thiết, bình thường, nhưng trong thời đại của Keynes, do ảnh hưởng của học thuyết tự do kinh doanh, đề nghị của Keynes về việc bổ sung những chức năng này cho các chính quyền là một đề nghị cách mạng, có điều, cuộc “cách mạng” này không phải để xóa bỏ chủ nghĩa tư bản mà chỉ là để sửa chữa nó. Với đề nghị này, hồi đó không phải Keynes không gặp những ch ng đ i. Bạn đọc nên đọc lại đoạn văn sau đây trong L Q để thấy, vào đầu những năm 1930, Keynes đã nhận định những đề nghị này của ông có thể bị ch ng đổi ra sao và ông đã tự bảo vệ mình như thế nào: “Trong khi việc mở rộng những chức năng của Nhà nước, bao gồm nhiệm vụ điều chỉnh giữa khuynh hướng tiêu dùng và sự khuyến khích đầu tư, bị nhà báo của thế kỷ 19 hoặc nhà tài chính Mỹ đương thời coi là một sự vi phạm khủng khiếp đối với chủ nghĩa cá nhân, thì ngược lại, tôi tán thành chủ trương đó và cho rằng việc mở rộng những chức năng của Nhà nước vừa là cách thiết thực duy nhất tránh phá hủy sự toàn vẹn của những hình thái kinh tế hiện tại vừa là điều kiện giúp cho những sáng kiến cá nhân hoạt động thành công. Bởi vì nếu cầu hiệu quả yếu kém thì chẳng những công chúng sẽ hết sức phẫn nộ đối với việc phí phạm nguồn lực, mà nhà kinh doanh tìm cách sử dụng nguồn lực đó cũng sẽ gặp phải nhiều khó khăn, khó có thể thành công. Trò chơi may rủi mà ông ta tham dự có nhiều số không, do đó những người chơi nói chung sẽ bị thua nếu họ có nghị lực và hy vọng để chia hết tất cả các lá bài. Cho đến nay, sự tăng thêm của cải của thế giới kém tổng tiết kiệm dương của cá nhân, và chênh lệch đó là do số tổn thất của những người, mà, ngoài lòng dũng cảm và sáng kiến, không còn kỹ năng xuất chúng hoặc vận may bất thường. Nhưng nếu có cầu hiệu quả đầy đủ thì chỉ cần có kỹ năng trung bình và vận may trung bình là đủ” (cu i tiết III chương 24). ôi nghĩ rằng, rất có thể từ ý tưởng ban đầu của Keynes về việc mở rộng những chức năng của Nhà nước mà ngày nay trong giới chính trị gia và học giả kinh tế xuất hiện khái niệm “Nhà nước kiến tạo phát triển”. uy nhiên, trong thực tế, ý tưởng này của Keynes ít nhiều đã bị lạm dụng, dẫn đến sự mở rộng quá nhiều chức năng của Nhà nước – nhiều hơn những gì mà Keynes đã đề nghị – do đó, đôi khi Nhà nước đã có những can thiệp không cần thiết, làm biến dạng cơ chế tự nhiên của thị trường và đã gây nên không ít những hệ lụy. Trong thế giới tư bản chủ nghĩa của Keynes, việc khuyến khích đầu tư có thể được ví như một mũi tên bắn trúng nhiều đích. Sau khi đã có đầy đủ việc làm, tức là không còn thất nghiệp bắt buộc nhờ liên 6 tục khuyến khích đầu tư, và chính phủ đã thành công trong việc duy trì tình trạng có đầy đủ việc làm ít nhiều liên tục, thì Keynes tiên đoán rằng “một cộng đồng được quản lý thích đáng, được trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại, có dân số không tăng nhanh, thì có khả năng trong vòng một thế hệ, sẽ giảm được hiệu suất biên của vốn trong cân bằng gần tới số 0; cho nên chúng ta có thể đạt được những điều kiện của một cộng đồng chuẩn tĩnh (gần như trong trạng thái tĩnh (TVH)), trong đó sự thay đổi và tiến bộ chỉ là kết quả của những thay đổi về kỹ thuật, thị hiếu, dân số và các thể chế, với các sản phẩm- vốn được bán tại một mức giá tỷ lệ với lao động,.v..vđược bao hàm trong sản phẩm theo đúng như các nguyên tắc chi phối giá cả của hàng hóa tiêu dùng mà chi phí vốn (tiền lãi, tiền thuê (TVH)) được tính vào đó ở mức độ không đáng kể. Nếu tôi đúng khi giả thiết rằng có thể tương đối dễ dàng làm ra các sản phẩm-vốn nhiều tới mức mà hiệu suất biên của vốn bằng 0, thì có lẽ đó là cách khôn ngoan nhất để dần dần loại bỏ phần lớn những mặt trái của chủ nghĩa tư bản. Vì nếu suy ngẫm một lát thì thấy những thay đổi xã hội lớn lao như thế nào sẽ xảy ra do sự biến mất dần của tỷ suất lợi tức về tài sản đã tích lũy được. Một người vẫn còn được tự do tích lũy thu nhập đã kiếm được của mình để chi tiêu về sau, nhưng khoản tích lũy của người này sẽ không sinh sôi nẩy nở. Người này chẳng qua sẽ rơi vào tình trạng người cha (một tu sĩ của Giáo hội Công giáo (TVH)) của Đức Giáo hoàng mà khi nghỉ hưu đã mang theo một rương tiền vàng về biệt thự của mình ở Twickenham và dùng nó để trang trải các chi tiêu trong gia đình. Mặc dù giới thực lợi (những người có thu nhập là tiền lãi, tiền cho thuê và cổ tức (TVH)) sẽ biến mất, nhưng vẫn còn chỗ cho hoạt động kinh doanh và kỹ năng trong việc ước lượng triển vọng của thu nhập” (LTTQ, tiết I chương 16). Quan sát được d ng làm cơ sở cho tiên đoán này của Keynes là như sau: Khi mức đầu tư vào một loại tài sản-v n nào đó tăng dần thì hiệu suất biên của loại tài sản-v n đó giảm dần, một phần, vì lợi tức triển vọng của tài sản-v n đó giảm, và một phần khác, vì giá cung của tài sản-v n đó tăng do những khó khăn về các phương tiện d ng để sản xuất thêm tài sản-v n đó khi mức cung của tài sản-v n đó tăng. (Trong công thức ở trang 2 của bài nghiên cứu này, nếu quý độc giả cho Q1 Q2 giảm hoặc cho P tăng thì quý độc giả sẽ thấy i giảm). Ngoài ra, tiến bộ khoa học – kỹ thuật cũng có tác dụng không nhỏ trong việc làm giảm dần hiệu suất biên của các loại tài sản-v n, vì giá thành của các sản phẩm được sản xuất theo công nghệ mới, hiện đại, thường thấp hơn giá thành của những sản phẩm cùng loại được sản suất theo công nghệ cũ, lạc hậu (chủ yếu là nhờ giảm chi phí lao động và/hoặc giảm mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu). o đó, những sản phẩm được sản xuất từ những tài sàn-v n (như máy móc) hiện nay sẽ phải cạnh tranh (bằng cách giảm giá bán, nhất là trong những năm gần cu i vòng đời của tài sản-v n) với những sản phẩm sẽ được sản suất sau này bằng những tài sản-v n mới, hiện đại hơn. Điều này sẽ làm giảm lợi tức kỳ vọng, dẫn đến làm giảm hiệu suất biên, của các tài sản-v n hiện nay. o cơ chế này và với sự phát triển vũ bão của khoa học - kỹ thuật, chúng ta có thể khẳng định: Thế kỷ sau so với thế kỷ trước, thế hệ sau so với thế hệ trước, thập kỷ sau so với thập kỷ trước, thậm chí năm năm sau so với năm năm trước, hiệu suất biên của các loại tài sản-v n nói chung đều giảm dần. Như vậy, hoàn toàn có cơ sở để tiên đoán: Khi đầu tư liên tục được đẩy lên cho đến mức tương ứng với tình trạng có đầy đủ việc làm, và mức tăng của đầu tư được tiếp tục duy trì sao cho có thể giữ mức việc làm đầy đủ trong vòng vài chục năm tiếp theo, thì khả năng mọi loại tài sản-v n đều được sử dụng dồi dào đến mức hiệu suất biên của ch ng đều bằng 0, hoặc gần bằng 0, là có cơ sở. Và kể từ lúc này trở đi, một người sở hữu một tài sản-v n – người mà trước đây Mar gọi là nhà tư bản (capitalist) còn Keynes gọi là người thực lợi (rentier) hay là nhà đầu tư không có chức năng nhiệm vụ gì trong doanh nghiệp (functionless investor) vì người này chỉ mua cổ phiểu trên các sàn giao dịch và được trả cổ tức chứ không có công việc gì ở doanh nghiệp – không còn lý do để đòi được phân ph i phần thu nhập từ lợi tức của tài sản-v n đó, vì đến lúc này, tổng lợi tức do các tài sản-v n mang lại trong su t vòng đời của ch ng, sau khi b đắp thỏa đáng cho chi phí khấu hao hữu hình-vô hình của chúng, có lẽ chỉ còn dư ra ch t ít đủ để b đắp cho những rủi ro có thể gặp phải và trả lương cho những người điều hành, quản lý doanh nghiệp. Nghĩa là doanh nghiệp không còn nghĩa vụ phải chi trả cổ tức nữa vì các tài sản-vốn không còn tạo ra được lợi tức cổ phần do chúng không còn khan hiếm nữa. 7 Thật khó mà biết trước chính xác những gì sẽ diễn ra trong xã hội lý tưởng đó, nhưng tôi dự đoán rằng đến l c đó, một người sở hữu một tài sản-v n mà đem cho thuê thì giá thuê chắc cũng sẽ chỉ nhiều hơn chi phí khấu hao chút ít. Hoạt động vay mượn có lẽ cũng sẽ còn, nhưng lãi suất chắc chắn sẽ rất thấp, chỉ đủ để b đắp cho phần trội thanh khoản và phần trội rủi ro, nên chắc cũng sẽ gần gi ng như người này cho người kia mượn tiền thôi. Giải pháp của Keynes đã dọn đường cho cái chết không đau đớn (euthanasia) của tầng lớp s ng nhờ lợi tức – tầng lớp mà thu nhập của họ là tiền lãi, tiền cho thuê và cổ tức – vì tầng lớp này sẽ tự biến mất dần dần. Mọi người thuộc lực lượng lao động từ lúc này trở đi đều là những người lao động, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp. Tôi hình dung tình hình l c đó có thể là như sau: Mỗi một doanh nhân, hay mỗi một nhóm doanh nhân, như những người chủ một trang trại hoặc chủ một nhà máy, tất nhiên họ cũng sẽ mua sắm và sở hữu nhiều loại tài sản-v n, mua năng lượng và nguyên vật liệu, thuê mướn lao động và trả lương,.v..v..; lợi nhuận của họ cũng được ác định bằng cách lấy tổng doanh thu trừ tổng chi phí (gồm cả chi phí khấu hao hữu hình-vô hình của tài sản-v n và chi phí cho lao động gián tiếp, kể lao động quản lý-điều hành doanh nghiệp), ất cả những việc này sẽ diễn ra gi ng y như hiện nay, trừ một sự khác duy nhất là: Tổng lợi nhuận của các doanh nhân (rất có thể cũng đồng thời là những người chủ doanh nghiệp) chỉ là khoản tiền thưởng cho kinh nghiệm, tài năng, nghệ thuật, sự sáng tạo, bản lĩnh (hay sự sẵn sàng chấp nhận rủi ro) của các doanh nhân, chứ không có phần lợi tức do kh i tài sản-v n mang lại, vì như đã nói ở trên, lợi tức của v n bây giờ chủ yếu chỉ đủ b đắp cho chi phí khấu hao. Các doanh nhân biết điều đó, nhưng để sản xuất-kinh doanh, họ cần có tài sản-v n, cho nên họ vẫn sẽ phải mua sắm và sở hữu tài sản-v n. Đến l c này, công cụ sản uất hay tài sản-v n vẫn thuộc sở hữu tư nhân nhưng không còn ai có thể s ng và giàu có chỉ nhờ sở hữu kh i tài sản này mà không cần phải lao động, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp. Có lẽ chỉ trong điều kiện này và từ lúc này trở đi, thu nhập sẽ được phân ph i công bằng, và căn nguyên hay nguồn g c của sự bất bình đẳng quá lớn về của cải và thu nhập trong các xã hội tư bản chủ nghĩa mới có thể được loại bỏ một cách căn bản, vì không còn chỗ cho những người chỉ s ng nhờ vào lợi tức thu được từ v n mà không cần phải lao động, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp. Trong khi, hiện nay, như thực tế cho thấy, d đã được áp dụng rộng rãi từ lâu ở mọi qu c gia và rất được hy vọng, nhưng thuế thu nhập và thuế thu nhập lũy tiến cũng không thể làm cho bất bình đẳng giảm xu ng được. (Để hỗ trợ cho thuế thu nhập và thuế thu nhập lũy tiến trong việc điều tiết và phân ph i lại thu nhập, Keynes chủ trương nên khôi phục thuế đánh vào tài sản thừa kế (death duties) – đã từng được áp dụng từ trước thời của Keynes nhưng sau đó không còn được áp dụng rộng rãi nữa – nhưng dường như đề nghị này của ông đã không được chú ý lắm. Sự thờ ơ của các chính phủ đ i với đề nghị này, theo tôi, không phải vì đề nghị này không hợp lý mà chủ yếu là vì các chính phủ không có đủ bản lĩnh chính trị để đánh thuế trên di sản của các gia tộc giàu có). Khi các xã hội tư bản chủ nghĩa chuyển biến đến tình hình như vậy thì có thể nói đó là l c chấm dứt thời kỳ quá độ của những khía cạnh thực lợi của chủ nghĩa tư bản. Keynes cho rằng “vốn khan hiếm là lý do duy nhất giải thích tại sao một tài sản-vốn trong suốt vòng đời của nó có triển vọng mang lại những dịch vụ có tổng giá trị lớn hơn giá cung ứng của nó ban đầu; và vốn được (cố ý) giữ cho khan hiếm vì có sự cạnh tranh của lãi suất tiền tệ. Nếu vốn trở nên ít khan hiếm hơn, thì lợi tức thặng dư sẽ giảm đi,..” (L Q, đầu tiết II chương 16). ôi hoàn toàn đồng ý với nhận xét thực tế này của Keynes, vì, chẳng hạn, s lượng nhà d ng để cho thuê mà nhiều hơn thì chắc là giá thuê nhà sẽ rẻ hơn, hoặc s lượng xe hay s lượng máy bay dành để chở hành khách mà nhiều hơn thì chắc là giá vé sẽ rẻ hơn. Chắc chắn sẽ có người phản biện về nhận xét này của Keynes khi họ cho rằng do sự giới hạn của tài nguyên thiên nhiên nên không thể nào có thể sản xuất các tài sản-v n nhiều đến mức hiệu suất biên của tất cả ch ng đều bằng 0; nhưng tôi nghĩ, mức cầu về các loại tài sản-v n của nhân loại chắc sẽ không bao giờ lớn đến độ, để đáp ứng đủ mức cầu này, phài khai thác đến cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên! Đó cũng là một ý của Keynes: “Tôi cảm thấy chắc chắn là mức cầu về vốn bị hạn chế một cách nghiêm ngặt theo nghĩa là sẽ không có khó khăn trong việc tăng khối lượng vốn lên tới điểm mà tại đó hiệu suất biên của vốn giảm xuống mức rất thấp” (đầu tiết II chương 24, LTTQ). Nếu người ta có thể sản xuất ô tô, hay tàu thuyền du lịch, hay bất kỳ thứ hàng hóa tiêu d ng nào để thỏa mãn đầy đủ nhu cầu có khả năng thanh toán của người tiêu d ng thì tôi nghĩ người ta cũng có khả năng tương tự để sản xuất 8 các loại tài sản-v n. Nhưng hơn ai hết, một nhà đầu tư (cũng có thể đồng thời là nhà tư bản, tức là người sở hữu tài sản-v n) biết rằng khi đầu tư nhiều hơn vào một loại tài sản-v n, tức là sở hữu nhiều hơn c ng một loại tài sản-v n, thì tỷ suất lợi tức kiếm được từ loại tài sản-v n đó có thể sẽ bị giảm xu ng. Như vậy, đ i với nhà tư bản, không phải luôn luôn sở hữu càng nhiều tài sản-v n là càng có lợi. Trong những hoàn cảnh nhất định, người ta có thể c ý giữ v n trong tình trạng khan hiếm để trục lợi từ lợi tức cao hay lợi tức thặng dư của chúng. Ngoài ra, sự cạnh tranh của lãi suất tiền tệ cũng là một lý do làm cho v n khan hiếm, bởi vì người ta có thể cho vay tiền để lấy lãi thay vì dùng s tiền đó để mua tài sản-v n. o đó, hoàn toàn logic khi cho rằng chỉ có ý chí của một Nhà nước của dân, do dân, vì dân, nghĩa là toàn tâm toàn ý vì lợi ích của toàn dân, mới có thể khuyến khích cho mọi loại tài sản-v n đều được sản xuất nhiều đến mức, so với mức cầu đầu tư của thị trường, chúng không còn khan hiếm nữa và hiệu suất biên của tất cả ch ng đều bằng 0. heo tôi, đây là điều kiện tiên quyết để cho tiên đoán của Keynes trở thành hiện thực; nhưng vấn đề là, liệu thế giới này có hoặc sẽ có những Nhà nước t t như vậy không? Keynes đặt trách nhiệm hiệu chỉnh chủ nghĩa tư bản vào tay Nhà nước, nhưng tôi nghĩ, một Nhà nước mu n làm cho lãi suất biến mất bằng cách khuyến khích đầu tư liên tục tăng cho đến khi tất cả các tài sản-v n đều được sử dụng dồi dào đến mức hiệu suất biên của tất cả ch ng đều bằng 0 chắc không phải là Nhà nước của giai cấp tư sản. Vì vậy, hiệu chình của Keynes đ i với chủ nghĩa tư bản chỉ có thể thành công hoàn toàn với điều kiện các Nhà nước không phải của giai cấp tư sản hoặc không còn mang tính giai cấp. Tôi cho rằng ngày nay, nếu loại bỏ những Nhà nước độc đoán, điều kiện này có thể được thỏa mãn, bởi vì trong các xã hội dân chủ thực chất, khi mà định kỳ, mọi nhân sự chủ ch t của guồng máy chính quyền các cấp đều thực sự do đa s dân chúng tự do chọn lựa và bầu ra thì sẽ ít có khả năng Nhà nước hay chính quyền là của riêng giai cấp th ng trị nào hoặc bị chi ph i, thao túng bởi giai cấp th ng trị nào; nghĩa là trong u thế dân chủ hóa các hệ th ng chính trị, các Nhà nước sẽ ngày càng ít mang tính giai cấp hơn. ôi tiếc rằng Keynes đã không viết rõ ràng về vấn đề này tuy vấn đề này rất có liên quan đến học thuyết của ông. Rất có thể chữ Nhà nước (State) mà Keynes viết trong LTTQ phải mặc định được hiểu theo nghĩa Nhà nước không mang tính giai cấp, vì tôi thấy trong LTTQ ông có viết như sau: “Đồng thời chúng ta phải thừa nhận rằng chỉ có qua kinh nghiệm mới có thể cho thấy dân chúng sẽ phải được hướng dẫn – thông qua chính sách của Nhà nước– tăng cường và bổ sung việc khuyến khích đầu tư đến mức nào, và thận trọng kích thích khuynh hướng tiêu dùng trung bình đến mức nào mà không phải từ bỏ mục tiêu của chúng ta là xóa bỏ giá trị do khan hiếm của vốn trong vòng một hoặc hai thế hệ.” (cu i tiết II chương 24). Cu i cùng, ngoài trách nhiệm phải liên tục khuyến khích đầu tư mà nó có vai trò như chiếc đũa thần đ i với sự phát triển và hoàn thiện của chủ nghĩa tư bản, Nhà nước trong thế giới tư bản chủ nghĩa của Keynes còn có một trách nhiệm lớn khác là phải c giữ cho cán cân thương mại của qu c gia không bị thâm hụt. Trong giao dịch qu c tế, nếu một qu c gia bắt buộc phải mua nhiều của thế giới những thứ mà mình không có hoặc không đủ, thì qu c gia đó cũng bắt buộc phải tìm cách bán nhiều cho thế giới những thứ khác mà mình đang có hoặc sẽ có, để cho, về tổng thể, cán cân thương mại là cân bằng. Còn nếu như không thể làm được như vậy thì t t nhất là giảm nhập, bởi vì, về kinh tế vĩ mô, không có lý do để biện hộ cho việc để kéo dài một cán cân thương mại thâm hụt lớn. Nếu một qu c gia đang rất phồn thịnh mà chính phủ ở đó lơ là trong việc bảo vệ thị phần trong nước mà cũng không tích cực tìm kiếm thị trường qu c tế cho hàng hóa nội địa thì dần dần sự phồn vinh sẽ mất hết. Kinh nghiệm cho thấy hoạt động thương mại qu c tế của mỗi nước không thể tự điều chỉnh để có cân bằng giữa xuất và nhập được, mà trái lại, rất cần những chính sách, chiến lược khôn khéo của các chính phủ. KẾT LUẬN Có thể còn có gì đó chưa thật rõ ràng, vì, như đã nói ở trên, thật khó mà biết trước chính xác những gì sẽ diễn ra trong xã hội tư bản chủ nghĩa lý tưởng của Keynes, nhưng khi thử đem những nội dung vừa được trình bày trên đây của Lý thuyết tổng quát đ i chiếu với một vài quan sát thực tế rất gần đây ờ những nước công nghiệp phát triển nhất – tôi mu n nói đến hiện tượng lãi suất rất thấp từ nhiều năm nay ở Mỹ, Anh, Nhật Bản và một s nước khác – ch ng ta cũng có thể bước đầu cảm nhận được m i liên hệ 9 nào đó. ôi không chắc rằng hiện tượng này là hệ quả của hiệu suất biên của v n nói chung đang rất thấp do kh i tài sản-v n đã đầu tư và đang được sử dụng ở những nước này quá dồi dào, bởi vì thật sự những nước này vẫn chưa cơ bản thanh toán được nạn thất nghiệp bắt buộc. Nhưng có một thực tế đáng lưu ý là ở những nước này, mức lãi suất trung bình hiện nay thấp hơn nhiều so với mức lãi suất trung bình trong những thế kỷ hoặc những thế hệ đã qua. Nếu trong khoảng một hoặc hai thập kỷ tiếp theo kể từ nay mà lãi suất ở những nước này vẫn còn được duy trì ở mức rất thấp như hiện nay hoặc thấp hơn nữa thì tôi có thể khẳng định rằng đây chính là những bước chuẩn bị cho sự biến mất của lãi suất, và tiên đoán của Keynes về những xã hội tư bản chủ nghĩa lý tưởng sẽ dần dần xuất hiện. Tôi mạn phép được chép ra đây một đoạn của Keynes đã được ông viết trong LTTQ từ đầu những năm 30 của thế kỷ trước để kết thúc bài nghiên cứu này, và cũng để cho thấy Keynes tin rằng có thể sửa chữa những khuyết điểm của chủ nghĩa tư bản, tức là có thể giải quyết được những vấn nạn của các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đương đại như vấn đề thất nghiệp bắt buộc (hoặc vấn đề phân ph i thu nhập bất công, và những vấn đề khác) mà không cần phải làm cách mạng. Quả thật, những gì Keynes đã viết cho thấy ông không hề bị hấp dẫn bởi những cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa mà hồi đó chắc là ông đã biết trước kết cục của chúng. “Những chế độ độc tài ngày nay hình như giải quyết vấn đề thất nghiệp có hại cho hiệu suất và tự do. Không kể những khoảng thời gian hưng phấn ngắn ngủi, chắc chắn là thế giới ngày nay sẽ không còn chịu đựng được lâu hơn nữa nạn thất nghiệp gắn liền, và theo tôi, gắn liền một cách chắc chắn không thể tránh được với chủ nghĩa cá nhân tư bản. Nhưng nếu vấn đề được phân tích đúng thì có thể chữa được căn bệnh mà vẫn duy trì được hiệu suất và tự do”(cu i tiết III chương 24). ần văn Hùng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhieu_chinh_cua_keynes_doi_voi_chu_nghia_tu_ban.pdf
Tài liệu liên quan