Unidroit hiện nay ủng hộ cho học thuyết tiếp
nhận, nên có quy định: “Việc chấp nhận một đề
nghị có hiệu lực khi sự biểu lộ đồng ý tới người
đề nghị” (Điều 2.1.6). Các luật gia của Unidroit
phân tích lý do tiếp nhận học thuyết tiếp nhận
thay vì học thuyết tống phát rằng, rủi ro trong
việc truyền đạt thông tin phải do người được
đề nghị gánh chịu, bởi người được đề nghị là
bên lựa chọn phương tiện thông tin, nên biết rõ
hơn ai hết về những rủi ro đặc biệt hoặc chậm
trễ có thể xảy ra, vì thế có khả năng hơn trong
việc thực hiện các biện pháp bảo đảm cho chấp
nhận đến tay người đề nghị17. Qua đây có thể
thấy, nếu người được đề nghị không có quyền
chủ động lựa chọn phương thức gửi chấp nhận
bất kể do pháp luật, tập quán hay quy định của
người đề nghị, thì tiếp nhận học thuyết tống
phát là hợp lý. Còn nếu người được đề nghị có
quyền chủ động thì theo học thuyết tiếp nhận là
hợp lý. Vậy nên chăng để ngỏ vấn đề này cho
thực tiễn tư pháp?
Về sự kiện chết hay mất năng lực hành vi
của người đề nghị hoặc người được đề nghị,
các nước theo truyền thống Common Law
có giải pháp khác nhau và cách lý giải khác
nhau. Chẳng hạn một số tác giả Hoa Kỳ cho
rằng, sự kiện chết hoặc mất trí của một trong
các bên liên quan tới một đề nghị cụ thể mặc
nhiên (không cần thông báo) chấm dứt đề nghị.
Và họ lý giải rằng hậu quả đó có được bởi vì
không thể có sự gặp gỡ của ý chí (meeting of
the minds)18. Trong khi đó, có tác giả Úc nói:
sự kiện mà cả người đề nghị và người được đề
nghị đều chết nhất thiết phải xem là chấm dứt
đề nghị, nhưng nếu người đề nghị chết thì đề
nghị có thể vẫn được chấp nhận sau khi anh
ta chết trong một số trường hợp. Tác giả này
phân tích nếu người đề nghị chết nhưng trước
đó anh ta đã đồng ý hành động như một người
bảo lãnh cho một khoản nợ, thì việc bảo đảm đó
có thể được thi hành trên tài sản của anh ta - đó
là giải pháp đã được đưa ra trong vụ Bradbury
v. Morgan (1862). Tác giả này phân tích tiếp:
tuy nhiên, nếu có một yếu tố nhân thân trong đề
nghị thì không thể chấp nhận và chấm dứt mọi
thương lượng khi người đề nghị chết; cũng như
vậy sự kiện người được đề nghị chết làm chấm
dứt mọi thương lượng, trừ khi người đề nghị có
ý định đưa đề nghị cho cả người được đề nghị
và người thừa kế của người được đề nghị, hoặc
rõ nhất là trong trường hợp đề nghị được đưa
ra cho công chúng, thì cái chết của một người
không mang lại hậu quả gì19.
Chấp nhận cũng như đề nghị có thể rút lại.
BLDS 2005 đưa ra điều kiện để rút lại chấp
nhận là khi thông báo rút lại tới người đề nghị
trước hoặc cùng thời điểm với thông báo chấp
nhận (Điều 400), có nghĩa là chỉ được rút lại khi
hợp đồng chưa được giao kết. Điều này khẳng
định thêm về việc ghi nhận học thuyết tiếp nhận
trong pháp luật Việt Nam.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 215 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu lực của chấp nhận giao kết hợp đồng theo bộ luật dân sự 2005 - Nhìn từ góc độ luật so sánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số 24(185) INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI 2912
2010
“Chấp nhận chỉ có hiệu lực khi đã đáp ứng
đầy đủ các điều kiện hay tiêu chuẩn của chấp
nhận”. Đây là quy tắc chung mà bất kỳ luật gia
nào cũng phải thừa nhận. Nhưng có một vài sự
đáp ứng điều kiện của chấp nhận rất khó đánh
giá. Nên có thể có các quy chế riêng, đôi khi
gây tranh luận. Chẳng hạn Unidroit cho rằng,
về nguyên tắc chung, chấp nhận bằng hành
động chỉ có hiệu lực khi người đề nghị được
thông báo về hành động đó. Như vậy khó có thể
phân biệt giữa chấp nhận bằng hành động với
chấp nhận bằng các cách thức khác khi người
đề nghị nhận được một thông báo “Tôi đã hành
động theo đề nghị của quí ngài”? Tuy nhiên
Unidroit cũng đã nhấn mạnh rằng những thông
báo như vậy chỉ cần thiết nếu bản thân hành
động không bao hàm sự thông báo chấp nhận
trong một khoảng thời gian hợp lý1.
Chấp nhận đề nghị là giao kết hợp đồng, tuy
nhiên nhất thiết phải đáp ứng những tiêu chuẩn
nhất định2. Hợp đồng được giao kết là hậu quả
pháp lý mấu chốt và quan trọng nhất của chấp
nhận. Nói cách khác, đó chính là điểm mấu
chốt của hiệu lực của chấp nhận. Tuy nhiên
trước tiên cần phải nghiên cứu thời điểm chấp
nhận có hiệu lực và thời điểm hợp đồng được
giao kết.
Thời điểm chấp nhận có hiệu lực theo pháp
luật Việt Nam chính là thời điểm người đề nghị
nhận được chấp nhận. Mặc dù Điều 397, khoản
1 Bộ luật Dân sự (BLDS) 2005 không có quy
định rõ ràng về thời điểm này. Song nếu giải
thích nó trong mối quan hệ với các Điều 391,
khoản 1 và Điều 400 của BLDS 2005, thì chúng
ta có kết quả nêu trên.
Thời điểm giao kết hợp đồng giữa những
người gặp mặt nhau hoặc trao đổi trực tiếp với
nhau được BLDS 2005 quy định: Đối với hợp
đồng giao kết bằng lời nói là thời điểm các bên
đã thoả thuận về nội dung của hợp đồng; đối
với hợp đồng giao kết bằng văn bản là thời
điểm bên sau cùng ký vào văn bản (Điều 404
khoản 3 và khoản 4). Việc giao kết hợp đồng
bằng văn bản theo tinh thần của Điều khoản
này cũng có thể được hiểu trong trường hợp
bên này gửi cho bên kia một bản văn hợp đồng
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT
NGô HUY CƯơNG *
(1) TS. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
(2) Unidroit Principles of International Commercial Contracts with Official Commentary [1994], [
international.commercial.contracts.principles.1/2.2.htm], 18/03/01; Unidroit, Bộ nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng thương
mại quốc tế 2004, bản dịch tiếng Việt với sự tài trợ của Tổ chức quốc tế Pháp ngữ, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2005, tr. 94.
(2) Robert W. Emerson, John W. Hardwick, Business Law, Barron’s educational series Inc., USA, 1997, p. 75.
HIỆU LỰC CỦA CHẤP NHẬN GIAO KẾT HỢP ĐỒNG
THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ 2005 -
NHÌN TỪ GÓC ĐỘ LUẬT SO SÁNH
30 INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI Số 24(185) 122010
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT
để cùng nhau trao đổi, thoả thuận nhằm đi đến
ký kết, hoặc nếu chấp nhận thì ký vào và gửi
lại. Đặc biệt Điều 397, khoản 2 BLDS 2005
buộc người được đề nghị phải trả lời ngay về
việc có chấp nhận hay không trong trường hợp
các bên trực tiếp giao tiếp với nhau qua điện
thoại hoặc qua các phương tiện giao tiếp khác
(chẳng hạn như “chat”), trừ khi có thoả thuận
khác về thời hạn trả lời. Vì vậy có thể suy ra
trường hợp được đề cập tới trong điều khoản
này có thể khác với trường hợp được nói tại
Điều 404, khoản 3 BLDS 2005. Tuy nhiên các
điều khoản của BLDS 2005 liên quan tới hình
thức và thời điểm giao kết hợp đồng có nhiều
cách giải thích khác nhau. Dưới đây sẽ đề cập
tới cách giải thích cần lưu ý để suy ngẫm.
Sau khi BLDS 2005 ra đời, cơ quan soạn
thảo Bộ luật này đã biên soạn một cuốn tài liệu
tập huấn về những vấn đề cơ bản của nó, trong
đó có vấn đề hình thức và thời điểm giao kết
hợp đồng mà chúng ta đang bàn tại đây. Cơ
quan soạn thảo đã tiết lộ ý đồ khi soạn thảo:
“BLDS quy định các bên được lựa chọn hình
thức của hợp đồng, ví dụ bằng lời nói, bằng văn
bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Việc lựa chọn
này chỉ bị loại trừ trong trường hợp pháp luật
có quy định về một hình thức cụ thể bắt buộc.
Tương ứng với mỗi loại hình thức hợp đồng
nêu trên, BLDS xác định thời điểm giao kết hợp
đồng phù hợp, trên cơ sở công nhận hiệu lực
của cam kết, thỏa thuận giữa các bên, không
phụ thuộc vào yếu tố hình thức của hợp đồng.
BLDS quy định nguyên tắc chung đó là hợp
đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị
nhận được trả lời chấp nhận giao kết. Thời điểm
giao kết hợp đồng bằng miệng là thời điểm các
bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.
Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là
thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản.
Về nguyên tắc, thời điểm có hiệu lực của hợp
đồng được tính từ thời điểm giao kết nêu trên.
Tuy nhiên, cần lưu ý đó là các bên có thể thỏa
thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác về
thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, ví dụ Luật
Đất đai quy định thời điểm có hiệu lực của hợp
đồng thế chấp là thời điểm đăng ký”3.
Có thể nói đây là ý đồ thực sự của cơ quan
soạn thảo, bởi những người chủ chốt trong việc
soạn thảo BLDS 2005 cũng viết: “BLDS xác
định thời điểm giao kết hợp đồng trên cơ sở
công nhận hiệu lực của cam kết, thoả thuận giữa
các bên, không phụ thuộc vào hình thức, thủ tục
của hợp đồng. Xuất phát từ đó, BLDS quy định
nguyên tắc chung đó là hợp đồng được giao
kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả
lời chấp nhận giao kết. Thời điểm giao kết hợp
đồng miệng là thời điểm các bên đã thoả thuận
về nội dung hợp đồng. Thời điểm giao kết hợp
đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng
ký vào văn bản (Điều 404)”4.
Với ý đồ này chúng ta thấy, dường như nhà
làm luật đã không có sự phân biệt trường hợp
giao kết hợp đồng giữa những người gặp mặt
hoặc trao đổi trực tiếp với nhau với trường hợp
giao kết hợp đồng giữa những người không gặp
mặt hoặc không trao đổi trực tiếp với nhau. Nếu
các bên gặp mặt nhau đàm phán hay trao đổi qua
điện thoại, thì nhiều khi khó có thể biết được
ai là người đề nghị và ai là người chấp nhận.
Vậy làm sao có thể rút ra được một nguyên tắc
chung về thời điểm giao kết hợp đồng như ý
đồ trên đã nêu là “BLDS quy định nguyên tắc
chung đó là hợp đồng được giao kết vào thời
điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận
giao kết”? Đáng tiếc là Điều 397 BLDS 2005
đã có sự phân biệt này, nhưng sau đó lại không
sử dụng.
Liên quan đến vấn đề này, Giáo trình luật
dân sự Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà
Nội cũng đã có sự phân biệt đáng lưu ý như sau:
“Việc đề nghị giao kết hợp đồng được thực hiện
bằng nhiều cách khác nhau. Người đề nghị có
thể trực tiếp (đối mặt) với người được đề nghị để
trao đổi, thoả thuận hoặc có thể thông qua điện
thoại v.v.. Trong những trường hợp này, thời hạn
trả lời là một khoảng thời gian do hai bên thoả
thuận ấn định. Ngoài ra, đề nghị giao kết còn có
thể được thực hiện bằng việc chuyển công văn,
(3) Bộ Tư pháp, Những vấn đề cơ bản của BLDS năm 2005 (Tài liệu tập huấn), Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2005, tr. 62;
(4) Đinh Trung Tụng (Chủ biên), Bình luận những nội dung mới của BLDS năm 2005, Nxb. Tư pháp, Hà Nội 2005, tr. 178.
Số 24(185) INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI 3112
2010
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT
giấy tờ qua đường bưu điện. Trong trường hợp
này, thời hạn trả lời là một khoảng thời gian do
bên đề nghị ấn định”5.
Thực tế các luật gia đều nhận thấy sự phức
tạp trong việc phân biệt giữa đề nghị và chấp
nhận đối với trường hợp có đàm phán, trao đổi.
Robert W. Emerson và John W. Hardwick cho
rằng, như một vấn đề thực tế, rất khó nói bên
nào đưa ra đề nghị và bên nào chấp nhận đề
nghị, và đưa ra ví dụ:
“Brown: Tôi thích chiếc xe con của anh.
Jones: Vâng, tuần trước ông Smith đã trả tôi
$5.000 để mua nó.
Brown: Cái giá ấy nghe có vẻ ngon đấy. Nhẽ
ra anh nên bán nó.
Jones: Tôi không muốn nhận ít hơn $7.000.
Brown: Tôi trả anh $6.000.
Jones: Nó là của anh với giá $6.200.
Brown: Mua”.
Tiếp theo Robert W. Emerson và John W.
Hardwick giảng giải, nếu giao dịch được giao
kết tại đó thì hầu hết toà án giải thích sự thoả
thuận đó là một hợp đồng minh thị (express
contract) thậm chí không có từ ngữ hợp đồng
nào được sử dụng tại đó, và thực tế không có sự
phân biệt giữa đề nghị và chấp nhận hoặc giữa
người đề nghị và người chấp nhận6.
Ở Common Law, việc giao kết hợp đồng
giữa những người ở xa nhau thường được nhắc
tới với lời nhắn nhủ rằng chấp nhận nên được
lập theo cách thức được gợi ý bởi đề nghị, chẳng
hạn một đề nghị được gửi qua đường thư từ có
thể là một gợi ý hợp lý rằng chấp nhận nên gửi
theo đường thư từ nếu không có phương thức
khác đã được gợi ý7. Cách thức đưa một chấp
nhận không còn là một vấn cần phải xem xét
ngày nay. Trước thời Bộ luật Thương mại Nhất
thể (UCC), ở Hoa Kỳ đã chấp nhận các quy chế
đặc biệt của common law về chấp nhận, tức là
chấp nhận phải được chuyển đi cùng cách với
đề nghị. Nhưng ngày nay, theo Bộ luật Thương
mại Nhất thể của Hoa Kỳ, chấp nhận có thể
bằng bất cứ cách nào và chuyển đi bằng bất cứ
phương tiện gì, miễn là hợp lý và đáp ứng các
yêu cầu của đề nghị (nếu có), và đều có hiệu lực
như nhau8. Bình luận chính thức Điều 2-206,
Bộ luật Thương mại Nhất thể đề cập tới chính
sách về vấn đề này nhằm duy trì tính linh động
và tính ứng dụng phù hợp với sự phát triển của
các phương tiện thông tin liên lạc tiết kiện thời
gian đang được sử dụng rộng rãi ngày nay9. Đối
với trường hợp giao kết hợp đồng giữa những
người ở xa nhau, các luật gia của Common Law
không chỉ đề cập đến vấn đề phương thức gửi
chấp nhận nói trên, mà còn nhấn mạnh hơn tới
việc xác định thời điểm chấp nhận hay thời
điểm giao kết hợp đồng10.
Cũng xuất phát từ thực tế như vậy, hai luật
gia nổi tiếng thế giới là John E. C. Brierley và
Roderick A. Macdonald, khi giới thiệu về luật
dân sự của Quebec (Canada), nói: “Có một vấn
đề đặc biệt về giao kết hợp đồng xuất hiện khi
các bên không đối mặt giao dịch. Trong những
trường hợp như vậy thì quan trọng là xác định
cả thời gian và địa điểm giao kết hợp đồng bởi
vì các vấn đề liên quan tới tài phán của toà án,
áp dụng luật vật chất, thời điểm bắt đầu tính
thời hiệu, và hiệu lực của việc huỷ bỏ đề nghị
đều dựa vào đó”11.
Như vậy hai luật gia nổi tiếng thế giới này
đã đưa ra sự phân biệt và ý nghĩa của sự phân
biệt giữa giao kết hợp đồng của các bên đối mặt
nhau với giao kết hợp đồng của các bên không
đối mặt nhau. Ở Việt Nam trước kia cũng như
gần đây có nhiều công trình khoa học giới thiệu
việc phân biệt hay phân loại này. Chẳng hạn Vũ
Văn Mẫu cho rằng: vấn đề biết rõ lúc nào khế
ước được kết lập trở nên khó khăn hơn khi các
người kết ước ở xa cách nhau và chỉ sử dụng
thư tín. Ông và các luật gia Pháp đã trình bày
(5) Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam - Tập 2, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2007, tr. 110
(6) Robert W. Emerson, John W. Hardwick, Business Law, Barron’s educational series Inc., USA, 1997, p. 70
(7) J. E. Smyth, D. A. Soberman, J. H. Telfer, R. Johanson, Australian business law, Prentice- Hall of Australia Pty. Ltd., Australia, 1980, p. 65
(8) Robert W. Emerson, John W. Hardwick, Business Law, Barron’s educational series Inc., USA, 1997, p. 75
(9) Uniform Commercial Code, 1995 official text with comments, Fourteenth edition, West Publishing Co., p. 67- 68
(10) J. E. Smyth, D. A. Soberman, J. H. Telfer, R. Johanson, Australian business law, Prentice- Hall of Australia Pty. Ltd., Australia, 1980, p. 65
(11) John E. C. Brierley, Roderick A. Macdonald, Quebec Civil Law- An Introduction to Quebec Private Law, Emond Montgomery Publi-
cations Limited, Toronto, Canada, 1993, p. 402
32 INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI Số 24(185) 122010
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT
các học thuyết liên quan tới thời điểm và địa
điểm chấp nhận đề nghị trong phương thức
giao kết hợp đồng với người cách mặt. Theo
họ có bốn học thuyết: (1) Học thuyết tuyên bố
ý chí cho rằng hợp đồng được giao kết tại thời
điểm và địa điểm phát sinh ý chí chấp nhận của
người được đề nghị; (2) học thuyết tống phát
cho rằng hợp đồng được giao kết tại thời điểm
và địa điểm người được đề nghị gửi chấp nhận
đi; (3) học thuyết tiếp nhận cho rằng hợp đồng
được giao kết tại thời điểm và địa điểm người
đề nghị nhận được chấp nhận; và (4) học thuyết
thông tin cho rằng hợp đồng được giao kết tại
thời điểm và địa điểm người đề nghị biết được
nội dung chấp nhận12.
Qua các khảo cứu trên, chúng ta có thể thấy
bốn học thuyết này ứng dụng cho việc giao kết
hợp đồng giữa những người không gặp mặt hoặc
không trao đổi trực tiếp với nhau. Và có thể
thấy, BLDS 2005 tiếp thu học thuyết tiếp nhận
để xác định thời điểm giao kết hợp đồng là thời
điểm người đề nghị nhận được chấp nhận (Điều
404), nhưng lại được cơ quan soạn thảo nó giải
thích đó là nguyên tắc chung cho thời điểm
giao kết hợp đồng bất luận trong trường hợp
nào. Trong khi đó Điều 403 của Bộ luật này lại
quy định: “Địa điểm giao kết hợp đồng dân sự
do các bên thoả thuận; nếu không có thoả thuận
thì địa điểm giao kết hợp đồng dân sự là nơi cư
trú của cá nhân hoặc trụ sở của pháp nhân đã
đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng”. Tinh thần và
nội dung của Điều 403 này hoàn toàn giống với
tinh thần và nội dung của Điều 444 BLDS Liên
bang Nga: “Nếu không nơi giao kết hợp đồng
nào đã được chỉ ra trong hợp đồng, thì nơi giao
kết hợp đồng được xem là nơi cư trú của công
dân hoặc nơi cư sở của pháp nhân đã đưa ra đề
nghị”. Tuy nhiên việc xác định nơi giao kết hợp
đồng ngày nay chỉ có tác dụng duy nhất liên
quan tới hợp đồng có yếu tố nước ngoài để làm
căn cứ lựa chọn luật áp dụng đối với hình thức
hợp đồng13.
Việc phân biệt giữa các phương thức giao
kết hợp đồng đã được chú ý đến trong BLDS
Liên bang Nga. Chẳng hạn Điều 441 Bộ luật
này quy định: “1. Khi đề nghị bằng văn bản
không quy định thời hạn chấp nhận, thì hợp
đồng phải được xem là giao kết nếu chấp
nhận đã được người đề nghị nhận trước khi
mãn hạn được quy định bởi luật hoặc các văn
bản pháp lý khác, và nếu thời hạn như vậy
không được quy định thì trong khoảng thời
gian được yêu cầu một cách bình thường. 2.
Khi đề nghị được lập bằng lời nói và không
chỉ rõ thời hạn chấp nhận, thì hợp đồng được
xem là giao kết, nếu bên kia ngay lập tức
tuyên bố việc chấp nhận”.
Điều luật này cho thấy, mỗi khoản của Điều
luật ứng với mỗi phương thức giao kết hay mỗi
trường hợp giao kết, chứ không có nghĩa là
khoản 1 quy định nguyên tắc chung, còn khoản
2 quy định về trường hợp cá biệt, hay ngược
lại. Ở đây phải nói, BLDS Liên bang Nga có
một điều luật quy định về thời điểm giao kết
hợp đồng, mà so với nó Điều 404 BLDS 2005
gần giống về hình thức và nội dung. Tuy nhiên
điều luật đó của BLDS Liên bang Nga có mục
đích xác định việc kết lập hoặc hiệu lực của
các loại hợp đồng khác nhau như hợp đồng ưng
thuận, hợp đồng thực tế và hợp đồng trọng hình
thức, và điều luật đó không gọi hợp đồng là
“hợp đồng dân sự” như BLDS 2005. Điều luật
đó viết: “Điều 433. Thời điểm giao kết hợp
đồng
1. Hợp đồng được coi là giao kết tại thời
điểm khi người đưa ra đề nghị nhận được chấp
nhận đối với đề nghị đó.
2. Nếu trong việc tuân thủ pháp luật, việc
chuyển giao tài sản cũng được yêu cầu đối với
việc giao kết hợp đồng, thì hợp đồng được xem
là giao kết từ thời điểm chuyển giao tài sản
tương ứng (Điều 224).
3. Hợp đồng phụ thuộc vào đăng ký quốc
gia được xem là giao kết từ thời điểm đăng ký,
(12) Vũ Văn Mẫu, Việt Nam dân luật lược khảo- Quyển II: Nghĩa vụ và khế ước, In lần thứ nhất, Bộ Quốc gia giáo dục xuất bản, Sài
Gòn, 1963, tr. 99- 100; Corinne Renault- Brahinsky, Đại cương về pháp luật hợp đồng, Nxb. Văn hoá- Thông tin, Hà Nội, 2002, tr.
36- 38; John E. C. Brierley, Roderick A. Macdonald, Quebec Civil Law- An Introduction to Quebec Private Law, Emond Montgomery
Publications Limited, Toronto, Canada, 1993, p. 402
(13) Corinne Renault- Brahinsky, Đại cương về pháp luật hợp đồng, Nxb. Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, 2002, tr. 37
Số 24(185) INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI 3312
2010
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT
trừ khi luật có quy định khác”.
Điều 443 BLDS Liên bang Nga này cho
thấy khoản 1 nói về hợp đồng ưng thuận;
khoản 2 nói về hợp đồng thực tế; và khoản 3
nói về hợp đồng trọng hình thức. Trong khi
Điều 404, BLDS 2005 cho thấy khoản 1 nói
về hợp đồng ưng thuận; khoản 2 nói về giao
kết hợp đồng ưng thuận bằng im lặng; khoản
3 nói về giao kết hợp đồng ưng thuận bằng lời
nói; và khoản 4 nói về giao kết hợp đồng ưng
thuận bằng văn bản.
BLDS Đức quy định: “Điều 147. Thời hạn
chấp nhận
(1) Đề nghị được đưa tới người đang hiện
diện có thể được chấp nhận ngay lập tức. Quy
định này cũng áp dụng đối với đề nghị bởi một
người đưa tới một người khác qua điện thoại.
(2) Đề nghị được đưa tới một người đang
vắng mặt có thể chỉ được chấp nhận trong
khoảng thời gian mà người đề nghị mong
muốn nhận được trả lời trong hoàn cảnh bình
thường”.
Điều luật này của BLDS Đức cũng có sự
phân biệt các trường hợp như trên đã nói, và
dường như có phần nào đó “giống” với Điều
397 BLDS 2005. BLDS và Thương mại Thái
Lan có các điều kiện riêng cho chấp nhận trong
từng trường hợp riêng biệt là giao kết hợp đồng
với người ở xa và giao kết hợp đồng với người
gặp mặt trực tiếp hoặc trao đổi trực tiếp với
nhau tại các Điều 355 và Điều 356 tương ứng.
Bộ luật này còn quy định rất rõ rằng: “Hợp
đồng giữa những người ở xa nhau được kết lập
tại thời điểm khi thông báo chấp nhận tới người
đề nghị.
Nếu theo ý chí tuyên bố của người đề nghị
hoặc theo tập quán thông thường không một
thông báo chấp nhận nào là cần thiết, thì hợp
đồng được giao kết vào thời điểm xảy ra sự
kiện mà phải được xem như tuyên bố ý chí chấp
nhận” (Điều 361).
BLDS 2005 đưa ra hai trường hợp có liên
quan tới chấp nhận. Trường hợp thứ nhất liên
quan tới sự kiện chết hay mất năng lực hành vi
dân sự của người đề nghị được Điều 398 quy
định: “Trong trường hợp bên đề nghị giao kết
hợp đồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân
sự sau khi bên được đề nghị giao kết hợp đồng
trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng thì đề nghị
giao kết hợp đồng vẫn có giá trị”. Trường hợp
thứ hai liên quan tới sự kiện chết hay mất năng
lực hành vi dân sự của người được đề nghị
được Điều 399 quy định: “Trong trường hợp
bên được đề nghị giao kết hợp đồng chết hoặc
mất năng lực hành vi dân sự sau khi trả lời chấp
nhận giao kết hợp đồng thì việc trả lời chấp
nhận giao kết hợp đồng vẫn có giá trị”.
Đối với trường hợp thứ nhất, BLDS Đức đã
dự liệu: “Điều 153. Chết hoặc vô năng của
người đề nghị
Việc giao kết hợp đồng không bị ngăn cản
bởi sự kiện người đề nghị chết hoặc trở nên
vô năng lực tham gia vào các giao dịch pháp
lý trước khi chấp nhận, trừ khi có ý chí ngược
lại về phần người đề nghị mà có thể được suy
diễn ra”.
Như vậy BLDS Đức đã nhấn mạnh tới hiệu
lực của đề nghị, có nghĩa là khi đề nghị được
đưa tới người được đề nghị có giá trị ràng buộc
người đề nghị, nếu trong một khoảng thời gian
quy định hoặc hợp lý mà người được đề nghị
chấp nhận, thì có thể làm phát sinh quan hệ hợp
đồng giữa các bên. Việc rút lại, huỷ bỏ đề nghị
hoặc thậm chí sự kiện chết hay trở nên vô năng
của người đề nghị không rũ bỏ được trách nhiệm
đối với đề nghị trừ khi có hoàn cảnh khác. Điều
luật này của BLDS Đức là phát triển logic của
nguyên tắc hiệu lực ràng buộc của đề nghị được
nêu ra tại Điều 145 của Bộ luật này (điều đầu
tiên trong mục nói về hợp đồng). Nhưng đối
với trường hợp này, BLDS 2005 với quy định
tại Điều 398 đã làm mất hiệu lực của đề nghị
bởi sự kiện chết hay vô năng của người người
đề nghị, kể cả trong thời hạn chờ trả lời chấp
nhận, mặc dù việc thừa kế di sản của người
chết và việc giám hộ đối với người vô năng đã
được quy định nhiều trong Bộ luật này. Với quy
định như vậy, BLDS 2005 đã vô tình tước đi
quyền lợi của người được đề nghị một cách vô
duyên cớ, trong khi về nguyên tắc, Bộ luật này
đã khẳng định trách nhiệm của người đề nghị
trong khoảng thời gian chờ chấp nhận. Sẽ giải
34 INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI Số 24(185) 122010
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT
quyết thế nào trong trường hợp người được đề
nghị đã tốn chi phí cho việc hành động theo đề
nghị nhưng chưa thông báo về chấp nhận cho
người đề nghị, trong khi vẫn còn thời hạn chấp
nhận. Việc quy định như Điều 398 BLDS 2005
là thừa và không giải quyết được vấn đề mấu
chốt là hiệu lực của đề nghị. Nếu người đề nghị
đã nhận được đề nghị rồi, sau đó mới chết hoặc
vô năng thì không can hệ gì vì hợp đồng coi
như đã được giao kết. Hợp đồng đã được giao
kết thì đề nghị và chấp nhận chỉ còn lại chức
năng chứng minh cho quan hệ hợp đồng đó.
Đối với trường hợp thứ hai mà BLDS 2005
quy định tại Điều 399 cũng là thừa, bởi khi
người đề nghị đã nhận được chấp nhận thì hợp
đồng coi như đã được giao kết, có nghĩa là có
mối quan hệ hợp đồng giữa các bên rồi thì việc
nhắc lại hiệu lực của đề nghị hoặc chấp nhận
đều là không cần thiết như trên đã phân tích.
Cần hiểu rằng một người nào đó chết hoặc
mất năng lực hành vi dân sự không có nghĩa
là tài sản hay sản nghiệp của họ “chết” theo
hoặc “mất năng lực” theo. BLDS 2005 cũng
đã khẳng định người có nghĩa vụ là cá nhân
chết thì nghĩa vụ chỉ chấm dứt khi nghĩa vụ đó
phải do chính cá nhân đó thực hiện; và người có
quyền là cá nhân chết mà quyền yêu cầu không
thuộc di sản thừa kế thì mới là căn cứ để chấm
dứt nghĩa vụ (Điều 374, khoản 8 và khoản 9).
Nếu đã coi đề nghị và chấp nhận là các hành vi
pháp lý, thì cũng phải lấy các quy tắc chung của
nghĩa vụ để xem xét chúng. Vậy có thể nhận xét
BLDS 2005 thiếu nhất quán.
BLDS Quebec (Canada) khi nói về hiệu lực
của hợp đồng có quy định rằng:
“Điều 1440. Hợp đồng chỉ có hiệu lực giữa
các bên kết ước; nó không ảnh hưởng tới người
thứ ba, trừ khi luật có quy định.
Điều 1441. Với sự kiện chết của một trong
các bên, quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp
đồng chuyển cho người thừa kế của người chết,
nếu bản chất của hợp đồng cho phép như vậy”.
Tóm lại khi hợp đồng đã được giao kết, thì
sự kiện chết hay mất năng lực hành vi của một
trong các bên kết ước hoặc của tất cả các bên
kết ước không ảnh hưởng gì tới việc thực hiện
hợp đồng bởi quyền và nghĩa vụ phát sinh từ đó
do người thừa kế hay người đại diện hợp pháp
của họ thực hiện trên tài sản của họ, trừ khi bản
chất của hợp đồng không cho phép. Tất nhiên
đối với từng trường hợp cụ thể sẽ được xem xét
thích đáng bởi cơ quan tài phán.
Các phân tích về hai trường hợp trên mới
chỉ xuất phát từ loại hợp đồng ưng thuận. Còn
đối với loại hợp đồng thực tế và hợp đồng trọng
hình thức thì cần phải có sự tuân thủ các điều
kiện riêng biệt của chúng thì hợp đồng mới
được xem là được kết lập. Rất đáng tiếc đối với
hai loại hợp đồng này, không giống BLDS Đức
và BLDS Liên bang Nga, nhà làm luật của ta
lại không chú ý đến tại mục nói về giao kết hợp
đồng của BLDS 2005, trong khi cả Bộ luật này
nói khá nhiều về loại hợp đồng trọng hình thức
và hợp đồng thực tế tại các mục khác, nhưng có
ý thức chúng là hợp đồng thực tế và hợp đồng
trọng hình thức không thì chưa được rõ.
Đối với cả hai trường hợp, vấn đề cần phải
làm rõ là “trả lời chấp nhận” được nói tới trong
các Điều 398 và Điều 399 là thế nào. Có phải
việc bắt đầu chuyển chấp nhận đi được hiểu
là “trả lời chấp nhận”, hay việc người đề nghị
nhận được chấp nhận mới được xem là “trả lời
chấp nhận”? Việc xác định này rất quan trọng,
vì sự kiện chết hay mất năng lực hành vi xảy ra
trong khoảng thời gian kể từ thời điểm bắt đầu
chuyển chấp nhận đi cho đến thời điểm người
đề nghị nhận được chấp nhận khác với sự kiện
chết hay mất năng lực hành vi xảy ra sau thời
điểm người đề nghị đã nhận được chấp nhận.
Có lẽ cân đối với tất cả các Điều luật khác của
BLDS 2005, chúng ta nên giải thích “trả lời
chấp nhận” là việc người đề nghị nhận được
chấp nhận của người được đề nghị.
Về thời điểm có hiệu lực của chấp nhận, một
số luật gia của Common Law khẳng định: “Một
chấp nhận có hiệu lực khi nó được truyền đạt
tới (it is communicated to) người đề nghị hoặc
người đại diện của người đề nghị”14. Có một số
(14) Lawrence S. Clark, Robert J. Aalberts, Peter D. Kinder, Law and Business- The Regulatory Environment, Fouth edition, McGraw - Hill,
Inc, 1994, p 165.
Số 24(185) INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI 3512
2010
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT
luật gia khác của Common Law, khi nói về giao
kết hợp đồng với người ở xa, phân tích: “Quy
tắc mà toà án đã sử dụng là chấp nhận được
xem là hoàn thành khi thư chấp nhận đã ghi
địa chỉ và dán tem một cách thích hợp được bỏ
vào thùng thư”. Các luật gia này cho rằng, nếu
người đề nghị mong muốn chấp nhận đề nghị
của anh ta qua đường thư từ, thì anh ta cũng
nhất thiết đã chuẩn bị đón nhận rủi ro về việc
thư chấp nhận đi chệch hướng, và kéo theo đó là
sự tồi tệ rằng anh ta bị ràng buộc bởi hợp đồng
mà không có thông báo về sự tồn tại của nó15.
Án lệ của Pháp cũng có khuynh hướng theo học
thuyết tống phát khi xem xét thời điểm và địa
điểm giao kết hợp đồng giữa những người ở xa
nhau16.
Unidroit hiện nay ủng hộ cho học thuyết tiếp
nhận, nên có quy định: “Việc chấp nhận một đề
nghị có hiệu lực khi sự biểu lộ đồng ý tới người
đề nghị” (Điều 2.1.6). Các luật gia của Unidroit
phân tích lý do tiếp nhận học thuyết tiếp nhận
thay vì học thuyết tống phát rằng, rủi ro trong
việc truyền đạt thông tin phải do người được
đề nghị gánh chịu, bởi người được đề nghị là
bên lựa chọn phương tiện thông tin, nên biết rõ
hơn ai hết về những rủi ro đặc biệt hoặc chậm
trễ có thể xảy ra, vì thế có khả năng hơn trong
việc thực hiện các biện pháp bảo đảm cho chấp
nhận đến tay người đề nghị17. Qua đây có thể
thấy, nếu người được đề nghị không có quyền
chủ động lựa chọn phương thức gửi chấp nhận
bất kể do pháp luật, tập quán hay quy định của
người đề nghị, thì tiếp nhận học thuyết tống
phát là hợp lý. Còn nếu người được đề nghị có
quyền chủ động thì theo học thuyết tiếp nhận là
hợp lý. Vậy nên chăng để ngỏ vấn đề này cho
thực tiễn tư pháp?
Về sự kiện chết hay mất năng lực hành vi
của người đề nghị hoặc người được đề nghị,
các nước theo truyền thống Common Law
có giải pháp khác nhau và cách lý giải khác
nhau. Chẳng hạn một số tác giả Hoa Kỳ cho
rằng, sự kiện chết hoặc mất trí của một trong
các bên liên quan tới một đề nghị cụ thể mặc
nhiên (không cần thông báo) chấm dứt đề nghị.
Và họ lý giải rằng hậu quả đó có được bởi vì
không thể có sự gặp gỡ của ý chí (meeting of
the minds)18. Trong khi đó, có tác giả Úc nói:
sự kiện mà cả người đề nghị và người được đề
nghị đều chết nhất thiết phải xem là chấm dứt
đề nghị, nhưng nếu người đề nghị chết thì đề
nghị có thể vẫn được chấp nhận sau khi anh
ta chết trong một số trường hợp. Tác giả này
phân tích nếu người đề nghị chết nhưng trước
đó anh ta đã đồng ý hành động như một người
bảo lãnh cho một khoản nợ, thì việc bảo đảm đó
có thể được thi hành trên tài sản của anh ta - đó
là giải pháp đã được đưa ra trong vụ Bradbury
v. Morgan (1862). Tác giả này phân tích tiếp:
tuy nhiên, nếu có một yếu tố nhân thân trong đề
nghị thì không thể chấp nhận và chấm dứt mọi
thương lượng khi người đề nghị chết; cũng như
vậy sự kiện người được đề nghị chết làm chấm
dứt mọi thương lượng, trừ khi người đề nghị có
ý định đưa đề nghị cho cả người được đề nghị
và người thừa kế của người được đề nghị, hoặc
rõ nhất là trong trường hợp đề nghị được đưa
ra cho công chúng, thì cái chết của một người
không mang lại hậu quả gì19.
Chấp nhận cũng như đề nghị có thể rút lại.
BLDS 2005 đưa ra điều kiện để rút lại chấp
nhận là khi thông báo rút lại tới người đề nghị
trước hoặc cùng thời điểm với thông báo chấp
nhận (Điều 400), có nghĩa là chỉ được rút lại khi
hợp đồng chưa được giao kết. Điều này khẳng
định thêm về việc ghi nhận học thuyết tiếp nhận
trong pháp luật Việt Nam.
(15) J. E. Smyth, D. A. Soberman, J. H. Telfer, R. Johanson, Australian business law, Prentice- Hall of Australia Pty. Ltd., Australia, 1980, p. 65.
(16) Vũ Văn Mẫu, Việt Nam dân luật lược khảo- Quyển II: Nghĩa vụ và khế ước, In lần thứ nhất, Bộ Quốc gia giáo dục xuất bản, Sài Gòn,
1963, tr. 101; Corinne Renault- Brahinsky, Đại cương về pháp luật hợp đồng, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, 2002, tr. 38.
(17) Unidroit Principles of International Commercial Contracts with Official Commentary [1994], [
international.commercial.contracts.principles.1/2.2.htm], 18/03/01; Unidroit, Bộ nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng thương
mại quốc tế 2004, bản dịch tiếng Việt với sự tài trợ của Tổ chức quốc tế Pháp ngữ, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2005, tr. 93- 94.
(18) James Barnes, Terry Morehead Dworkin, Eric L. Richards, Law for Business, Fourth edition, Irwin, USA, 1991, p. 129.
(19) Paul Latimer, Australian Business Law, CCH Australia Limited, 1987, tr. 217.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hieu_luc_cua_chap_nhan_giao_ket_hop_dong_theo_bo_luat_dan_su.pdf