Mặc dù tỷ lệ màn 2 điểm không có khác biệt
(2,08 và 2,05 người/màn) nhưng tỷ lệ ngủ màn ở
nhóm can thiệp là 87,40% so với 60,73% ở nhóm
đối chứng. Điều này cho thấy thông qua truyền
thông trực tiếp người dân dần dần nhận thức
được vai trò ngủ màn trong phòng chống muỗi
đốt tránh nhiễm bệnh sốt rét.
Trong nghiên cứu tại các cụm dân di cư tự
do của tỉnh Dak Nông, biện pháp truyền thông
giáo dục sức khỏe trực tiếp thông qua hệ thống
y tế cụm dân cư cũng đã tăng số người biết
nguyên nhân gây bệnh sốt rét tại điểm can thiệp
lên 84,15% so với 39,29% tại điểm đối chứng,
biết nguyên nhân lây lan bệnh tại điểm can thiệp
lên 85,59% so với 61,90% ở điểm đối chứng.
Nhờ hiệu quả của truyền thông giáo dục
nên tại cộng đồng dân di cư xã Cư Dram tỷ lệ
ngủ màn tăng từ 56,81% lên 87,40%; trong khi tỷ
lệ ngủ màn ở nhóm đối chứng chỉ tăng từ
59,84% lên 60,73%.
Việc áp dụng biện pháp giáo dục truyền
thông đã thu hút bệnh nhân đến khám tại y tế
cụm dân cư, có 88,09% số người đến khám bệnh
tại y tế cụm so với 51,90% đến khám tại trạm y
tế xã ở điểm đối chứng (p<0,001).
Tuy nhiên để chăm sóc sức khoẻ cho cộng
đồng dân DCTD cần phải có những giải pháp
thống nhất và đồng bộ giữa chính quyền và y tế,
sự hợp tác của tất cả người dân cũng như đầu tư
kinh phí để nghiên cứu các giải pháp hiệu quả
giảm tỷ lệ mắc và tử vong do sốt rét.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 73 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả biện pháp quản lý bệnh chủ động và truyền thông giáo dục cho người dân di cư tự do tại huyện Krông Bông, Dak Lak năm 2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 61
HIỆU QUẢ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỆNH CHỦ ĐỘNG
VÀ TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC CHO NGƯỜI DÂN DI CƯ TỰ DO
TẠI HUYỆN KRÔNG BÔNG, DAK LAK NĂM 2010-2011
Hồ Văn Hoàng*, Nguyễn Duy Sơn*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Sốt rét ở dân di cư tự do là một vấn đề cấp thiết cần đánh giá để có biện pháp can thiệp nhằm
giảm tỷ lệ mắc và chết ở người dân di cư tự do.
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả biện pháp quản lý bệnh chủ động của y tế cụm dân cư cho dân di
cư tự do tại huyện Krông Bông và hiệu quả truyền thông giáo dục sức khỏe về phòng chống sốt rét.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp cộng đồng.
Kết quả nghiên cứu: Các biện pháp phát hiện bệnh chủ động và truyền thông giáo dục sức khỏe đã làm
giảm tỷ lệ nhiễm KSTSR tại điểm có hệ thống giám sát chủ động là 3,70% thấp hơn so với điểm đối chứng
7,69%, p<0,05. Kết quả điều tra KAP cho thấy số người biết nguyên nhân gây bệnh sốt rét tại điểm can thiệp lên
88,89% so với 44,30% tại điểm đối chứng (p<0,001), biết nguyên nhân lây lan bệnh tại điểm can thiệp lên
87,65% so với 63,92% ở điểm đối chứng.(p<0,001). Tăng tỷ lệ ngủ màn ở nhóm can thiệp điểm có truyền thông
giáo dục trực tiếp lên 87,40% so với 60,73% ở điểm đối chứng.
Kết luận: Biện pháp quản lý ca bệnh chủ động và truyền thông giáo dục sức khỏe đã làm giảm tỷ lệ mắc
bệnh cho người dân di cư tự do, cần áp dụng các biện pháp này cho các vùng có người dân di cư tự do.
Từ khóa: Sốt rét, di cư tự do.
ABSTRACT
EFFECTIVENESS OF ACTIVE CASE DETECTION AND HEALTH EDUCATION FOR MIGRANT
PEOPLE IN THE KRONG BONG DISTRICT, DAK LAK PROVINCE
Ho Van Hoang, Nguyen Duy Son
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 61 - 66
Background: Malaria infection of migrant people is one of the urgent problems which need to be evaluated
and applied interventional measures to reduce morbidity and mortality.
Objectives: To evaluate the effectiveness of ACD and health education for migrant people in Krong Bong
district, Dak lak province.
Methods: A community interventional design with control and interventional group.
Results: Active case detection measures and health education reduced the proportion of malaria parasite
infection. The proportion of malaria parasite infection at interventional group was 3.70% compared with 7.69%
at control group (p<0.05). The KAP survey showed that 88.89% of migrant people at interventional group
believed that malaria parasites were the cause of malaria disease compared with 44.30% at control group
(p<0.001), believed the malaria transmitted through the bites of the mosquitoes were 87.65% at interventional
group compared with 63.92% at control group (p<0.001). The proportion of people sleeping under bet nets
increased 87.40% at interventional group compared with 60.73% at control group.
*: Viện Sốt rét - KST - CT Quy Nhơn
Tác giả liên lạc: Ts. Bs. Hồ Văn Hoàng, ĐT: 0914004629, Email: ho_hoang64@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 62
Conclusion: Active case detection measures and health education reduced malaria parasite infection at
migrant people. We should apply these measures for migrant people.
Key word: Malaria, migrant people.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh sốt rét là một bệnh xã hội phổ biến trên
thế giới, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con
người, đặc biệt ở các nước vùng nhiệt đới. Mặc
dù các hoạt động phòng bệnh sốt rét đã có từ
những năm 1955 nhưng cho đến nay bệnh vẫn
lưu hành ở nhiều nơi trên thế giới (5).
Theo một số báo cáo, sốt rét đang gia tăng ở
nhiều nước và ở một số vùng mặc dù bệnh sốt
rét đã hết lưu hành. Một trong những yếu tố
góp phần vào sự gia tăng trở lại này là do sự di
dân đến định cư ở những vùng đất khác vì
nhiều lý do như: kinh tế, xung đột, thiên tai....Ở
các nước đang phát triển di dân liên quan đến
nông nghiệp, đào vàng...và nguy cơ mắc, tử
vong sốt rét là rất cao (0,3,4,5).
Tại Việt Nam tình hình dân di cư tự do
(DCTD) rất phức tạp kéo theo nguy cơ gia tăng
mắc và tử vong do sốt rét.
Hiện này, ước tính có trên 2 triệu dân DCTD
đến các khu vực rải rác khắp cả nước. Phần lớn
dân DCTD này đều có nguy cơ cao nhiễm bệnh
sốt rét (SR), điều kiện kinh tế khó khăn, phương
tiện không đầy đủ để bảo vệ cá nhân (2,3).
Mặc dù chính quyền đã mở rộng, phát triển
các dịch vụ y tế địa phương nhưng khi mắc
bệnh những đối tượng này không được cung
cấp các dịch vụ chăm sóc/ bảo vệ vì họ được
xem là dân di cư bất hợp pháp. Tình trạng này
một phần là do họ di chuyển đến vùng mới mà
không có sự xác nhận của chính quyền. Kết quả
là, họ không được hưởng sự chăm sóc y tế như
dân sở tại và chịu thiệt thòi về chăm sóc y tế
cũng như phòng chống sốt rét (PCSR).
Để đánh giá hiệu quả một số biện pháp
phòng chống sốt rét cho cộng đồng dân di biến
động này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá hiệu quả biện pháp quản lý bệnh chủ
động và truyền thông giáo dục cho người dân di
cư tự do tại huyện Krông Bông, tỉnh Dak Lak
năm 2011”.
Mục tiêu
Đánh giá hiệu quả biện pháp quản lý bệnh chủ
động của y tế cụm dân cư cho dân di cư tự do tại
huyện Krông Bông.
Đánh giá hiệu quả truyền thông giáo dục sức
khỏe về phòng chống sốt rét cho dân di cư tự do.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Địa điểm nghiên cứu
Chọn 2 xã của huyện Krông Bông, tỉnh Dak
lak nơi có sốt rét lưu hành và nhiều dân DCTD
đến định cư trong thời gian gần đây gồm:
Xã Hòa Phong: Đối chứng, không can thiệp
Xã Cư Drăm: Áp dụng các biện pháp can
thiệp.
Đối tượng
Đối tượng đưa vào nghiên cứu và theo dõi
là những người dân DCTD định cư dưới 24
tháng kể từ lúc nghiên cứu. Hệ thống y tế xã và
cụm dân cư.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu can thiệp cộng đồng với
cỡ mẫu như sau:
Z2(,)(P1 (1- P1) + P2 (1- P2))
n = ------------------------------------
d2 (P1 - P2)2
Trong đó: Z2(,) ứng với giá trị của =0,05 và
=90% thì Z2(,) =10,5. P1 là tỷ lệ KSTSR cho điểm
đối chứng, P1=0,10. P2 là tỷ lệ KSTSR cho điểm
can thiệp, P2= 0,04. d là độ chênh giữa 2 tỷ lệ.
Mỗi nhóm chọn n1=n2= 374 người. Để dự phòng
5% mất mẫu nghiên cứu đã đưa vào mỗi nhóm
400 người cho điều tra.
Biện pháp can thiệp: Quản lý bệnh nhân chủ
động thông qua nhân viên y tế (NVYT) cụm dân
cư được đào tạo. Truyền thông giáo dục phòng
chống sốt rét bởi NVYT cộng đồng với phương
pháp trực tiếp và vật liệu thích hợp.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 63
Xây dựng hệ thống NVYT cộng đồng: Tiêu
chuẩn chọn NVYT cộng đồng: (1) là người dịa
phương, sống cùng với dân di cư, (2) biết đọc,
viết chữ tiếng phổ thông (Việt), (3) sức khỏe tốt,
tự nguyện tham gia làm NVYT cộng đồng.
Đào tạo NVYT về: Nguyên nhân và tác hại
của bệnh SR, các biện pháp phòng chống muỗi,
bảo vệ cá nhân, cộng đồng, phát hiện người bị
bệnh SR, xử trí/ điều trị đơn giản, phương pháp
thử test nhanh, cách ghi chép báo cáo và một số
kỹ năng phỏng vấn, truyền thông PCSR tại thôn
bản (thời gian đào tạo: 01 tuần).
Trang bị cơ bản: Mỗi NVYT cộng đồng sẽ
được trang bị 01 túi thuốc y tế bao gồm các
dụng cụ phát hiện chẩn đoán bệnh SR (cặp nhiệt
độ, test chẩn đoán nhanh, thuốc SR tuyến đầu:
chloroquine, arterakin), tài liệu y tế thôn bản, tài
liệu tuyên truyền PCSR và sổ sách ghi chép;
biểu mẫu báo cáo.
Kỹ thuật nghiên cứu và công cụ thu thập
số liệu
Xét nghiệm tìm KSTSR nhuộm giêm sa soi
và đếm mật độ KSTSR.
Khám lâm sàng phát hiện bệnh nhân sốt rét.
Quan sát thói quen ngủ màn của người dân
Thời gian nghiên cứu: 2010-2011
Phương pháp thống kê y sinh học
Phần mềm EPI INFO 6.04
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Các biện pháp can thiệp tại xã can thiệp
Các hình thức truyền thông giáo dục
PCSR: Cấp 500 tờ rơi, 80 tranh ảnh, truyền
thông trực tiếp 200 hộ gia đình và cấp 200 tờ
lịch có nội dung PCSR để giáo dục cho người
dân về bệnh sốt rét, biện pháp bảo vệ cá nhân
phòng bệnh sốt rét.
Đào tạo cho 10 cán bộ y tế gồm 2 y tế xã và 8
y tế cụm dân cư tại điểm can thiệp để theo dõi
tình hình sốt rét và phát hiện bệnh chủ động tại
thôn bản.
Đánh giá hiệu quả phát hiện bệnh chủ
động trong phòng chống bệnh sốt rét
Bảng 1. So sánh chỉ số phát hiện bệnh tại xã can thiệp
và xã đối chứng (8/2010-8/2011).
Điạ điểm Số dân
DCTD
Xét
nghiệm
KSTSR
(+) API %
ABER
%
Can thiệp 850 478 84 9,88 56,24
Đối chứng 1623 176 25 1,54 10,84
P <0,05
Kết quả phân tích các chỉ số lam máu hàng
năm (ABER) về xét nghiệm tại điểm can thiệp là
56,24% so với điểm đối chứng chỉ số này thấp
chỉ đạt 10,84%. Chỉ số ký sinh trùng hàng năm
(API) tại điểm can thiệp là 9,88% so với điểm đối
chứng là là 1,54%.
Bảng 2. Hoạt động phát hiện bệnh tại thôn bản của y
tế cụm dân cư.
Địa điểm
Xét
nghiệm
Phát hiện
chủ động
của YT
cụm (test
nhanh)
Phát hiện
thụ động,
bệnh nhân
đến y tế xã
(lam máu)
Phát hiện
chủ động
của y tế xã
tại cụm dân
cư
SL % SL % SL %
Can thiệp 478 362 75,73 57 11,92 59 12,34
Đối chứng 176 0 0 69 39,00 107 61,00
Kết quả bảng 2 cho thấy, số xét nghiệm do
y tế cụm dân cư tại điểm can thiệp chiếm
75,73%. Tại điểm đối chứng do không có nhân
viên y tế cụm nên không có lam hoặc que thử
được lấy tại cụm, chỉ có 69 lam máu chiếm
39% được lấy khi người dân đến Trạm y tế
khám bệnh và 61% lam được cán bộ trạm y tế
lấy chủ động tại cụm dân cư.
Bảng 3. So sánh tỷ lệ KSTSR qua các đợt điều tra cắt
ngang.
Điạ
điểm
Lần thứ 1
tháng 8 năm 2010
Lần thứ 2
tháng 8 năm 2011
Điều tra KSTSR (+) % Điều tra KSTSR (+) %
Can
thiệp
409 37 9,05 405 15 3,70
Đối
chứng
421 36 8,55 416 32 7,69
p>0,05 p<0,05
Kết quả can thiệp các biện pháp phát hiện
chủ động kết hợp truyền thông giáo dục trực
tiếp tại hộ gia đình cho thấy tỷ lệ nhiễm KSTSR
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 64
tại điểm can thiệp sau 1 năm áp dụng là 3,70%,
giảm khác biệt có ý nghĩa so với điểm đối chứng
(7,69%) với p<0,05.
Đánh giá hiệu quả truyền thông giáo dục
PCSR cho người dân di cư tự do
Bảng 4. Nâng cao kiến thức người dân về bệnh SR
tại hai điểm qua điều tra hộ gia đình.
Kiến
thức
Địa
điểm
Lần 1: tháng 8/2010 Lần 2: tháng 8/2011
Điều
tra SL %
Điều
tra SL %
Về
nguyên
nhân gây
bệnh sốt
rét
Can
thiệp 165 34 20,61 162 144 88,89
Đối
chứng 161 24 14,91 158 70 44,30
P > 0,05 < 0,001
Về
nguyên
nhân lan
truyền
sốt rét
Can
thiệp 165 90 54,55 162 152 87,65
Đối
chứng 161 96 59,63 158 101 63,92
P > 0,05 < 0,001
Kết quả điều tra cho thấy sau khi thực hiện
GDTT đến lần 2 có 88,89% số người hiểu đúng
nguyên nhân gây bệnh sốt rét ở các điểm can
thiệp so với 44,30% ở điểm đối chứng (p <0,001),
số người biết muỗi là nguyên nhân lây lan bệnh
sốt rét là 87,65% ở điểm can thiệp so với 63,92%
ở các điểm đối chứng (p <0,001).
Bảng 5. Nâng cao số người khám chữa bệnh ở điểm
có nhân viên y tế cụm và cơ sở y tế.
Thời gian
Can thiệp Đối chứng
P Điều
tra
Đến y tế
xã và y
tế cụm
% Điều
tra
Đến y
tế xã %
Lần 1:
8/2010 165 76 46,06 161 64 39,75 >0,05
Lần 2:
8/2011 162 144 88,89 158 82 51,90 <0,001
Kết quả điều tra sau khi áp dụng các biện
pháp can thiệp cho thấy có 88,89% số người đến
khám bệnh tại y tế cụm dân cư và Trạm y tế xã
so với 51,90% ở cơ sở không có nhân viên y tế
cụm dân cư được đào tạo (p<0,001).
Bảng 6. So sánh tỷ lệ người/màn và thói quen ngủ
màn tại các điểm nghiên cứu.
Chỉ số Trước can thiệp
(8/2010)
Sau can thiệp
(8/2011)
Can
thiệp Đối chứng
Can
thiệp Đối chứng
Số hộ quan
sát 40 40 40 40
Số khẩu 257 264 262 275
Số màn 72 82 126 134
Số ngủ màn 146 158 229 167
Tỷ lệ
người/màn 3,57 3,22 2,08 2,05
Tỷ lệ ngủ màn 56,81 59,84 87,40 60,73
Kết quả bảng trên cho thấy tỷ lệ ngủ màn ở
nhóm can thiệp là 87,40% cao hơn nhóm đối
chứng (60,73%) qua quan sát trực tiếp tại hộ gia
đình vào ban đêm.
BÀN LUẬN
Cho đến nay để giảm tỷ lệ mắc và tử vong
sốt rét ở đối tượng dân DCTD này vẫn còn quá
nhiều thách thức và khó khăn đối với hệ thống y
tế nói chung và chuyên khoa sốt rét nói riêng.
Trong nghiên cứu này, nhân viên y tế các
cụm dân di cư được đào tạo cơ bản về phòng
chống sốt rét để phát hiện và theo dõi bệnh
nhân sốt rét cũng như thực hiện hoạt động giáo
dục truyền thống tại cộng đồng. Hệ thống phát
hiện chủ động tại cộng đồng của y tế cụm dân
cư với sự hỗ trợ của test chẩn đoán nhanh cho
thấy có hiệu quả bước đầu trong phòng chống
bệnh sốt rét tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh vẫn còn
cao.
Hoạt động phát hiện bệnh thể hiện ở chỉ số
lấy lam máu ABER rất cao tại điểm có y tế cụm.
Chỉ số hoạt động về xét nghiệm tại điểm can
thiệp là 56,24% so với điểm đối chứng chỉ số này
thấp chỉ đạt 13,25%. Chỉ số ký sinh trùng hàng
năm (API) tại điểm can thiệp là 9,88% so với
điểm đối chứng là là 1,54%. Chỉ số ABER cho
thấy y tế cụm dân cư hoạt động tích cực, chủ
động trong việc lấy lam máu phát hiện bệnh sốt
rét tại cơ sở và kết quả là phát hiện nhiều ký
sinh trùng sôt rét nên chỉ số API cao hơn so với
điểm đối chứng (3).
Sau 1 năm áp dụng các biện pháp tỷ lệ
nhiễm sốt rét tại điểm can thiệp là 3,70% thấp
hơn so với điểm đối chứng (7,79%), sự khác biệt
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 65
có ý nghĩa thống kê p<0,01.
Mô hình phát hiện bệnh nhờ nhân viên y tế
cũng được áp dụng trong nghiên cứu “Điểm
phát hiện và quản lý bệnh sốt rét” cho cộng
đồng dân di cư đến Tây Nguyên. Kết quả
nghiên cứu cho thấy điểm phát hiện này đã nắm
được tình hình bệnh tật của dân di cư, phát hiện
sớm bệnh nhân sốt rét, giới thiệu bệnh nhân
nặng chuyển lên tuyến trên và tham gia công tác
truyền thông giáo dục phòng chống sốt rét. Mô
hình này được dân di cư chấp nhận. Tuy nhiên
để duy trì hoạt động của “Điểm phát hiện và
quản lý bệnh sốt rét” này cần kinh phí khoảng
6.300.000 đồng/năm (3).
Hiệu quả tuyền thông giáo dục sức khỏe
trực tiếp nhờ hệ thống y tế cụm dân cư cũng đã
tăng số người biết nguyên nhân gây bệnh sốt rét
tại điểm can thiệp tăng lên 88,89% so với 44,30%
tại điểm đối chứng, biết nguyên nhân lây lan
bệnh tại điểm can thiệp lên 87,65% so với 63,92%
ở điểm đối chứng.
Việc áp dụng biện pháp truyền thông giáo
dục trực tiệp tại hộ gia đình đã thu hút bệnh
nhân đến khám tại y tế cụm dân cư, có 88,89%
số người đến khám bệnh tại y tế so với 51,90% ở
điểm đối chứng (p<0,001).
Mặc dù tỷ lệ màn 2 điểm không có khác biệt
(2,08 và 2,05 người/màn) nhưng tỷ lệ ngủ màn ở
nhóm can thiệp là 87,40% so với 60,73% ở nhóm
đối chứng. Điều này cho thấy thông qua truyền
thông trực tiếp người dân dần dần nhận thức
được vai trò ngủ màn trong phòng chống muỗi
đốt tránh nhiễm bệnh sốt rét.
Trong nghiên cứu tại các cụm dân di cư tự
do của tỉnh Dak Nông, biện pháp truyền thông
giáo dục sức khỏe trực tiếp thông qua hệ thống
y tế cụm dân cư cũng đã tăng số người biết
nguyên nhân gây bệnh sốt rét tại điểm can thiệp
lên 84,15% so với 39,29% tại điểm đối chứng,
biết nguyên nhân lây lan bệnh tại điểm can thiệp
lên 85,59% so với 61,90% ở điểm đối chứng.
Nhờ hiệu quả của truyền thông giáo dục
nên tại cộng đồng dân di cư xã Cư Dram tỷ lệ
ngủ màn tăng từ 56,81% lên 87,40%; trong khi tỷ
lệ ngủ màn ở nhóm đối chứng chỉ tăng từ
59,84% lên 60,73%.
Việc áp dụng biện pháp giáo dục truyền
thông đã thu hút bệnh nhân đến khám tại y tế
cụm dân cư, có 88,09% số người đến khám bệnh
tại y tế cụm so với 51,90% đến khám tại trạm y
tế xã ở điểm đối chứng (p<0,001).
Tuy nhiên để chăm sóc sức khoẻ cho cộng
đồng dân DCTD cần phải có những giải pháp
thống nhất và đồng bộ giữa chính quyền và y tế,
sự hợp tác của tất cả người dân cũng như đầu tư
kinh phí để nghiên cứu các giải pháp hiệu quả
giảm tỷ lệ mắc và tử vong do sốt rét.
KẾT LUẬN
Hiệu quả phát hiện bệnh chủ động trong
phòng chống bệnh sốt rét
Chỉ số hoạt động ABER về xét nghiệm tại
điểm can thiệp là 56,24% cao hơn so với điểm
đối chứng là 10,84%.
Tỷ lệ nhiễm KSTSR tại điểm có hệ thống
giám sát chủ động là 3,70% thấp hơn so với
điểm đối chứng (7,69%), p<0,05.
Hiệu quả truyền thông giáo dục PCSR cho
người dân di cư tự do
Số người biết nguyên nhân gây bệnh sốt rét
tại điểm can thiệp lên 88,89% so với 44,30% tại
điểm đối chứng, biết nguyên nhân lây lan bệnh
tại điểm can thiệp lên 87,65% so với 63,92% ở
điểm đối chứng (p<0,001).
Thu hút bệnh nhân đến khám tại cơ sở y tế
(y tế thôn bản), có 88,89% số người đến khám
bệnh tại y tế so với 51,90% ở điểm đối chứng
(p<0,001).
Tăng tỷ lệ ngủ màn ở điểm có truyền thông
giáo dục trực tiếp lên 87,40% so với 60,73% ở
điểm đối chứng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Văn Hoàng (2003). Thực trạng và nguy cơ gia tăng sốt rét ở
cộng đồng dân di cư tự do tỉnh Đak Lak năm 2003. Tạp chí y học
thực hành, số 477/2004.
2. Hồ Văn Hoàng (2006). Di cư tự do và nguy cơ gia tăng sốt rét ở
Đak Lak và Dak Nông. Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 10, số
4/2006, tr.348-352.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 66
3. Lê Xuân Hùng (2007).Nghiên cứu mô hình “Điểm phát hiện và
quản lý bệnh sốt rét” cho cộng đồng dân di cư đến một vùng sốt
rét lưu hành nặng ở Tây Nguyên. Tạp chí phòng chống bệnh sốt rét
và các bệnh ký sinh trùng. Viện sốt rét-KST-CT TƯ, số 1/2007, tr.3-
9.
4. Martens P., Hall L.(2000). Malaria on the Move: Human
Population Movement and Malaria Transmission (Project
Number FP/3210-96-01-2207), the Dutch National Research
Program on Global Air Pollution and Climate Change (Project
Number 952257), and the Netherlands Foundation for the
Advancement of Tropical Research (Project Number WAA 93-
312/313).
5. WHO (2011). World Malaria report 2011, pp:1-2.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hieu_qua_bien_phap_quan_ly_benh_chu_dong_va_truyen_thong_gia.pdf