Bên cạnh đó, các mẫu ngà chịu sự tác động
bởi KĐR Novamin hoặc laser diode 810 nm được
ghi nhận có hiệu quả bít kít vi ống ngà tương
đương nhau trong 2 loại thử thách: ngâm trong
NBNT và ngâm trong dung dịch axit citric 6%
(p>0,05). Tuy nhiên, hình ảnh của những mẫu
được tác động bởi Novamin trong hai thử thách
của nghiên cứu này có sự khác biệt đôi chút so
với những hình ảnh trong nghiên cứu của Wang
và cộng sự (2010)(15). Trong nghiên cứu của chúng
tôi, sau khi trải qua giai đoạn tác động KĐR lên
mẫu và gian đoạn thử thách, các mẫu ngà được
chuẩn bị để tiến hành phép đo SEM ngay sau đó.
Trong nghiên cứu của Wang, sau giai đoạn tác
động KĐR chứa Novamin lên mẫu ngà và giai
đoạn thử thách, tác giả tiến hành phép đo tính
thấm ngà răng bằng hệ thống đo độ dẫn dịch của
ngà răng dưới áp lực H2O 20cm. Sau đó, các mẫu
ngà mới được chuẩn bị để quan sát dưới kính
hiển vi điện tử quét (SEM). Kết quả phân tích
hình ảnh SEM có thể cho thấy hiệu quả đóng bít
vi ống ngà của laser diode 810 nm với những
tham số chiếu xạ được sử dụng trong nghiên cứu
này thông qua cơ chế quang- nhiệt học cũng đủ
bền vững để kháng lại tác động hoà tan và tẩy
trôi của dung dịch NBNT và dung dung dịch axit
tương tự như các tác nhân strontium acetate và
Novamin.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 133 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả bít kín ống ngà và tính đề kháng axit của kem đánh răng giảm nhạy cảm ngà và Laser Diode nghiên cứu in vitro, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 222
HIỆU QUẢ BÍT KÍN ỐNG NGÀ VÀ TÍNH ĐỀ KHÁNG AXIT
CỦA KEM ĐÁNH RĂNG GIẢM NHẠY CẢM NGÀ VÀ LASER DIODE
NGHIÊN CỨU IN VITRO
Huỳnh Thị Mỹ Trang*, Ngô Thị Quỳnh Lan**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả bít kín ống ngà của 2 loại kem đánh răng giảm nhạy cảm ngà (chứa strontium
acetate, Novamin) và laser diode 810 nm sau thử thách trong dung dịch axit citric hoặc ngâm trong dung dịch
nước bọt nhân tạo.
Phương pháp: Mẫu nghiên cứu gồm 80 mẫu ngà răng được cắt từ 20 răng cối nhỏ, chia vào 8 nhóm:
Nhóm 1A và 1B: ngà được ngâm xử lý trong dung dịch EDTA. Nhóm 2A, 2B: chải với kem đánh răng chứa
strontium acetae. Nhóm 3A, 3B: chải với kem đánh răng chứa Novamin. Nhóm 4A, 4B: xử lý bằng chiếu laser
diode 810 nm. Sau thời gian tác động, các mẫu ngà trải qua 2 loại thử thách: ngâm trong dung dich axit citric
6% hoặc ngâm trong dung dịch nước bọt nhân tạo trong 24 giờ. Mức độ bít kín ống ngà và sự thay đổi hình thái
bề mặt ngà của mỗi mẫu được đánh giá dựa trên quan sát SEM.
Kết quả: Cả 2 loại kem đánh răng và laser diode 810 nm đều biểu hiện hiệu quả bit kín ống ngà bền vững
trong cả hai loại thử thách khi so với nhóm chứng và tạo ra sự thay đổi hình thái khác nhau trên các bề mặt ngà
được xử lý. Kem đánh răng chứa Novamin biểu hiện hiệu quả bít kín và kháng axit mạnh hơn có ý nghĩa so với
kem đánh răng chứa strontium acetate.
Kết luận: Trong nghiên cứu này, việc sử dụng một trong hai loại kem đánh răng thử nghiệm và laser diode
bước sóng 810 nm cho hiệu quả bít kín ống ngà tốt và có thể được sử dụng trong việc điều trị nhạy cảm ngà.
Từ khoá: nhạy cảm ngà, kem đánh răng, thuỷ tinh sinh học, strontium acetate, laser diode, thử thách bằng
axit citric, kính hiển vi điện tử quét.
ABSTRACT
EFFECT OF DENTINAL TUBULE OCCLUSION AND ACID RESISTANCE OF DESENSITIZING
TOOTHPASTES AND DIODE LASER- IN VITRO STUDY.
Huynh Thi My Trang, Ngo Thi Quynh Lan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 222 - 228
Objective: The purpose of this study was to evaluate the in vitro effectiveness of two desensitizing
toothpastes on dentinal tubule occlusion (stronstium acetate or Novamin) and 810 nm diode laser after challenge
with citric acid or artificial saliva immersion.
Methods: Eighty dentin discs from twenty human premolars were used in this in vitro study. The samples
were divided into eights groups (n = 10): Group 1A, 1B: EDTA-treated dentin; Group 2A, 2B: brushing with
strontium acetate-based toothpaste; Group 3A, 3B: brushing with Novamin toothpaste; Group 4A, 4B: irradiating
with 810 nm diode laser. After that, samples were then tested with 6% citric acid challenge or immersion in
artificial saliva in 24 hours. Dentinal tubule occlusion and dentine surface morphological change of each sample
were observed with SEM.
* Học viên Cao học 2011-2013- Khoa RHM, ĐHYD TP.HCM
** Bộ môn Nha Khoa Cơ Sở- Khoa RHM, Đại học Y dược TP.HCM
Tác giả liên lạc: ThS Huỳnh Thị Mỹ Trang ĐT: 0919323055 Email: tranghuynh86@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 223
Results: All two desensitizing toothpastes and 810 nm diode laser provided statistically significant dentine
tubular occlusion compared to controls and creating different morphological changes on the treated dentine
surfaces. Moreover, the occluding properties and the acid resistance of the Novamin toothpaste were significantly
more robust than strontium acetate-based tooth paste.
Conclusions: In this study, the application of the two toothpastes and 810 nm diode laser resulted in effective
dentinal tubule occlusion and may be used in the treatment of dentinal hypersensitivity.
Keywords: dentin hypersensitivity, toothpaste, bioactive glass, strontium acetate, diode laser, citric acid
challenge, scanning electron microscope (SEM).
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhạy cảm ngà (hay quá cảm ngà) là một vấn
đề phổ biến trong nha khoa, gây nhiều khó chịu
và có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của
bệnh nhân. Việc điều trị nhạy cảm ngà thường đi
theo hai hướng sau: bít kín các vi ống ngà nhằm
ngăn cản dòng chảy của dịch ngà hoặc giảm đáp
ứng của thần kinh với kích thích bằng cơ chế khử
cực thần kinh.
Từ năm 1960, công nghệ Novamin ra đời với
vật liệu chính là hạt thủy tinh sinh học và được sử
dụng như là một chất giúp tái tạo xương. Qua các
thử nghiệm, Novamin được chứng minh là có tác
dụng giảm nhạy cảm ngà bằng cách đóng các vi
ống ngà mở và cung cấp các ion Ca2+ và (PO4)3-
trong môi trường thuận lợi nhằm hình thành nên
một lớp hydroxycarbonate apatite phủ lên bề mặt
ngà. Bên cạnh đó, hiệu quả đóng bít vi ống ngà
và làm giảm tính thấm ngà răng của những loại
KĐR có chứa hợp chất strontium acetate cũng đã
được khẳng định thông qua các nghiên cứu in
vitro và in situ. Ngoài ra, cùng với sự phát triển
của công nghệ laser trong y sinh học trong hơn
hai thập kỉ qua, các nhà khoa học đã tiến hành rất
nhiều nghiên cứu lâm sàng thử nghiệm các loại
tia laser với những bước sóng và cường độ khác
nhau nhằm đánh giá hiệu quả giảm đau trong
nhạy cảm ngà. Điều trị bằng laser diode là một
phương pháp giúp nhanh chóng giảm bớt các
triệu chứng khó chịu trong nhạy cảm ngà và có
tác dụng lâu dài. Tuy vậy, hiện có rất ít nghiên
cứu về hiệu quả của laser diode bước sóng 810
nm trong lĩnh vực này.
Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu chứng minh
những tác nhân kể trên có hiệu quả đóng bít vi
ống ngà, tuy nhiên, hiện có rất ít những nghiên
cứu quan tâm đến khả năng tồn tại lâu dài và bền
vững của sự bít kín vi ống ngà được tạo ra từ các
tác nhân này trong môi trường miệng được kích
hoạt giả định như ngâm trong NBNT hoặc trong
dung dịch axit. Do hình thái của ngà răng có thể
bị thay đổi khi tiếp xúc với nước bọt và những
chất có tính axit nên việc chọn lựa các thử nghiệm
thử thách bằng axit và NBNT sau khi điều trị với
các tác nhân chống ê buốt là rất cần thiết, nhằm
đánh giá hiệu quả bền vững và ổn định lâu dài
của các tác nhân này.(2,10,14) Với mong muốn tìm ra
phương thức điều trị nhạy cảm ngà đạt hiệu quả
cao và ổn định, chúng tôi tiến hành thực hiện
nghiên cứu này với mục tiêu nghiên cứu như sau:
1. So sánh mức độ bít kín vi ống ngà trên bề
mặt ngà giữa các nhóm khi tác động bằng một
trong ba loại tác nhân chống ê buốt: KĐR chứa
Strontium acetate- Sensodyne Rapid Relief; KĐR
chứa Novamin®- Sensodyne Repair and Protect;
laser diode 810 nm và ngâm mẫu ngà trong
NBNT.
2. So sánh mức độ bít kín vi ống ngà trên các
bề mặt ngà giữa các nhóm khi tác động bằng một
trong ba loại tác nhân chống ê buốt: KĐR chứa
Strontium acetate- Sensodyne Rapid Relief; KĐR
chứa Novamin®- Sensodyne Repair and Protect;
laser diode 810 nm và ngâm mẫu ngà trong axit
citric 6%.
3. So sánh mức độ bít kín vi ống ngà trên các
bề mặt ngà trong từng nhóm sau khi tác động
bằng một trong ba loại tác nhân chống ê buốt nêu
trên và thử nghiệm ngâm mẫu ngà trong axit
citric 6% với ngâm trong NBNT.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 224
ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Thử nghiệm in vitro.
Mẫu nghiên cứu
Gồm 80 mẫu ngà răng được cắt từ 20 răng cối
nhỏ hàm trên. Những răng này được nhổ theo
yêu cầu của chỉnh hình răng mặt.
Vật liệu
KĐR chứa strontium acetate 8% (Sensodyne
Rapid Relief- GSK).
KĐR chứa thuỷ tinh sinh học calcium natri
phosphosilicate (NovaminTM- Sensodyne Repair
and Protect- GSK).
Máy Laser Diode bước sóng 810 nm (Picasso
Dental Diode Laser, AMD LASERS, Mỹ).
Phương pháp
Giai đoạn chuẩn bị và phân bố mẫu thử
nghiệm
Dùng đĩa cắt kim cương với tay khoan chậm
có phun nước cắt bỏ phần thân răng và chân
răng cách đường nối men-xê măng 2 mm về 2
phía. Khối răng còn lại được cắt theo chiều gần-
xa và ngoài-trong để được 4 khối ngà răng
(ngoài-gần, ngoài-xa, trong-gần và trong-xa).
Như vậy, 4 khối ngà của mỗi răng được phân bố
ngẫu nhiên vào 4 nhóm, đánh số mã hoá các
mẫu ngà. Mỗi mẫu ngà có kích thước khoảng
3x4x3mm.
Quét sơn cách ly phủ lên tất cả các mặt của
mẫu, chừa lại mặt thử nghiệm. Ngâm tất cả mẫu
trong dung dịch EDTA 0,5M trong 2 phút, sau
đó rửa bằng nước khử cực trong 5 phút nhằm
loại bỏ lớp mùn ngà và mô phỏng tình trạng lâm
sàng vi ống ngà mở khi bị nhạy cảm ngà(14).
Giai đoạn thử nghiệm 1: tác động tạo sự bít kín
vi ống ngà
Bảng 1: Phân loại tác động lên từng nhóm
Nhóm
Giai đoạn tác động
đóng bít vi ống ngà
Giai đoạn
thử thách
Số lượng
mẫu
A1 CHỨNG NBNT 10
A2 Strontium acetate NBNT 10
Nhóm
Giai đoạn tác động
đóng bít vi ống ngà
Giai đoạn
thử thách
Số lượng
mẫu
A3 Novamin NBNT 10
A4 Laser diode 810 nm NBNT 10
B1 CHỨNG Axit citric 6% 10
B2 Strontium acetate Axit citric 6% 10
B3 Novamin Axit citric 6% 10
B4 Laser diode 810 nm Axit citric 6% 10
Nhóm A1, B1 (nhóm chứng): ngâm mẫu
trong NBNT ở 37oC trong suốt thời gian 7
ngày thử nghiệm. Dung dịch được thay mới
mỗi ngày.
Nhóm A2, B2, A3, B3: sử dụng bàn chải
máy Oral B với lông bàn chải có độ cứng vừa,
máy chạy với tốc độ 7600 vòng/ phút, chạy
trong 2 phút. Sau mỗi lần chải, mẫu được rửa
bằng nước cất và ngâm trong NBNT tạo ở
37oC. Quy trình chải thực hiện 2 lần trong 1
ngày, lặp lại trong 7 ngày.
Nhóm A4, B4: sử dụng tia laser Diode có
bước sóng 810 nm với các thông số tương tự như
trong nghiên cứu của Matsui, 2008(6): dùng sợi
quang có đường kính 320 µm với mức công suất
1W, chế độ chiếu liên tục trong 60 giây. Đầu dò
đặt vuông góc với mẫu và cách mẫu 1 cm.
Sau mỗi lần tác động, mẫu được ngâm trong
dung dịch NBNT.
Giai đoạn thử nghiệm 2: thử thách tính bền
vững của sự bít kín vi ống ngà
- Nhóm A1, A2, A3, A4: ngâm trong NBNT –
37oC, 24 giờ
- Nhóm B1, B2, B3, B4 : ngâm trong axit citric
6% - 1 phút
1 đánh giá viên đánh giá dựa trên hình ảnh
SEM thu được ở độ phóng đại x1000, x2000,
x5000 (3 hình/ 1 mẫu). Đánh giá 2 lần (cách nhau
2 tuần).
Tiêu chuẩn đánh giá
Đánh giá mức độ bít kín vi ống ngà: Sử dụng
thang đánh giá mức độ bít kín vi ống ngà
bằng điểm số theo tiêu chuẩn của Parkinson
(2010) và Olley (2012)(8,9)
1. Bít kín hoàn toàn (100% các vi ống ngà
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 225
được bít).
2. Hầu hết được bít kín (75% các vi ống ngà
được bít).
3. Cân bằng giữa bít kín và không bít kín
(50% các vi ống ngà được bít).
4. Hầu hết mở (25% các vi ống ngà được bít).
5. Mở hoàn toàn (0%: không có vi ống ngà
nào được bít).
Hình 1: Thang đánh giá mức độ bít kín vi ống ngà
Nguồn: Parkinson CR và cộng sự (2010)(9)
Đánh giá sự thay đổi bề mặt ngà răng
Quan sát các vi ảnh để tìm ra các thay đổi
nếu có về mặt định tính trên bề mặt ngà được
thử nghiệm: Dạng khối, mảng tái tinh thể hoá;
đường viền miệng lỗ ngà: có / không xác định rõ;
sự hiện diện cuả chất lắng đọng và lớp mùn trên
bề mặt ngà.
Phương pháp xử lý số liệu
Ghi nhận số liệu tỉ lệ % điểm số về mức độ
bít kín vi ống ngà trên mỗi mẫu. Tính hệ số
Kappa để đánh giá tính thống nhất của đánh giá
viên giữa 2 lần quan sát. Lập bảng, phân tích dữ
liệu bằng phần mềm thống kê SPSS 16.0 với
phép kiểm Kruskal-Wallis và Mann-Whitney.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Độ kiên định của đánh giá viên
Tính kiên định của đánh giá viên sau 2 lần
quan sát được đánh giá bằng hệ số Kappa trên 25
vi ảnh được chọn ngẫu nhiên trong số 80 vi ảnh
có độ phóng đại x1000 của 8 phân nhóm. Độ kiên
định của đánh giá viên: 0,9 > 0,6. Như vậy, đánh
giá viên có độ kiên định cao.
Đánh giá mức độ bít kín vi ống ngà
So sánh mức độ đóng bít vi ống ngà giữa các
nhóm ngâm trong NBNT
Bảng 2: So sánh mức độ bít kít vi ống ngà ở nhóm
thử thách ngâm trong NBNT giữa các phân nhóm
thử nghiệm
Loại tác
động
Chứng
Strontium
acetate
Novamin
Laser Diode
810 nm
Chứng X
Strontium
acetate
0,000* X
Novamin 0,000* 0,044* X
Laser Diode
810 nm
0,000* 0,476 0,121 X
* p<0,05: khác biệt có ý nghĩa thống kê (phép kiểm Mann-
Whitney)
Kết quả cho thấy cả ba loại tác nhân thử đều
biểu hiện mức độ bít kín vi ống ngà tốt hơn so với
những mẫu ngà thuộc nhóm chứng A1 (p<0,001).
Mặt khác, đường kính ở các nhóm được tác động
thu hẹp hơn hoặc bít hoàn toàn so với nhóm
chứng. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy sự hiện
diện của một vài vi ống ngà trong các mẫu ngà ở
nhóm chứng A1 có đường kính cũng bị thu hẹp
đáng kể, có thể là do sự tích tụ canxi phosphat
trong lòng vi ống ngà vì dung dịch NBNT là
dung dịch quá bão hoà với hydroxyapatite. Kết
quả này tương tự với những kết quả trong nghiên
cứu của T.Suge và cộng sự (1995) về sự tích tụ hợp
chất canxium phosphate từ dung dịch NBNT
trên bề mặt ngà(11). Ngoài ra, không có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê về hiệu quả đóng bít vi
ống ngà trong thử thách ngâm vào NBNT ở
nhóm được xử lý bằng laser diode bước sóng 810
Đóng bít hoàn toàn các vi
ống ngà (Điểm 1)
Cân bằng giữa bít kín và
mở (Điểm 3)
Hầu hết các vi ống ngà
được đóng bít (Điểm 2)
Hầu hết các vi ống ngà mở
(Điểm 4)
Các vi ống ngà mở hoàn
toàn (Điểm 5)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 226
nm so với hai nhóm được tác động bằng KĐR
(strontium acetate, Novamin) (p>0,05). Tuy
nhiên, về mặt hình thái, hình ảnh về sự đóng bít
vi ống ngà của những mẫu được tác động bằng
laser diode 810 nm có sự khác biệt so với các mẫu
được tác động bằng KĐR. Những vi ống ngà được
bít kín hoàn toàn trong các mẫu thuộc nhóm A4
có dạng đồi nhỏ, còn những vi ống ngà bít một
phần thì có lỗ mở giống miệng núi lửa nhô nhẹ
lên khỏi bề mặt, có những vùng nóng chảy và kết
dính lại ở vùng ngà quanh ống và ngà gian ống
tạo thành một bề mặt ngà lỗ rỗ. Kết quả này có
thể do nguồn năng lượng từ chiếu xạ laser diode
tác động trên bề mặt ngà làm nóng chảy cấu trúc
hydroxyapatite, sau khi làm lạnh, sự tái kết dính
đã hình thành nên cấu trúc tinh thể
hydroxyapatite có kích thước lớn hơn cấu trúc
ban đầu. Vì thế, sự đóng bít các lỗ vi ống ngà
được tạo ra nhờ cơ chế kết dính vật lý có thể
kháng lại những kích thích từ bên ngoài. Do đó,
hình ảnh của sự đóng bít vi ống ngà trong nhóm
chịu tác động của laser không có những hạt kết
tủa lắng đọng trên bề mặt giống như những mẫu
chịu tác động của hai loại KĐR.
Bảng 3: Tóm tắt các nghiên cứu in vitro về tác động của laser diode 810 nm trên bề mặt ngà răng
Tác giả (Năm)
Laser, công suất, năng lượng, tần số,
thời gian chiếu, kích thước sợi quang
Kết quả
Sự tăng nhiệt độ
ở bề mặt mẫu
Theodoro, Haypek
(2003)(12)
1W- 1,4W chế độ chiếu xung 0,05 ms
trong 30s, 320 µm
- Bề mặt bình thường, k có sự thay đổi rõ
ràng ở bề mặt.
- Hiện diện lớp mùn
1,6 ± 0,8oC
Haypek (2006) (5)
808 nm, 1,5W, chiếu xung/chiếu liên tục
trong 30s, 400 µm
- Hiện tượng nóng chảy và tái kết rắn ngà.
Vùng trơn mịn xen kẽ những vùng thô.
- Không quan sát thấy vi ống ngà mở.
5 ± 0,5oC
An toàn
Matsui (2008)(6)
1W- 60J/cm2, chiếu liên tục.- 60s
320 µm
- Hiện tượng nóng chảy và tái kết rắn ngà.
- Làm hẹp lỗ vi ống ngà
± 0,6oC
Gholami (2011)(5)
2W, 4.77j/cm2, khoảng nghỉ: 30 ms, độ
rộng xung 30 ms, 16.6 Hz-1s, 400 µm
- Hiện tượng nóng chảy: nhẹ, rải rác, ở vùng
ngà quanh ống và ngà gian ống trong vị trí
chiếu xạ.
- Giảm đường kính vi ống ngà, còn 3,27 µm
(nhóm chứng: 3,52 µm )
_
Osmari (2013)(8) 1W, chiếu liên tục, 20J, 100J/cm2 – 20s
- Vi ống ngà bị bít 1 phần.
- Miệng lỗ ống giới hạn không rõ.
- Hiện tượng nóng chảy và tái kết rắn ngà ít,
không đáng kể.
±0,6oC
Umana (2013) (13)
1W, 3184J/cm2, 10s chiếu liên tục, di
chuyển với vận tốc 1mm/1s, 200 µm
- Thu hẹp đường kính vi ống ngà <3oC
Huỳnh Thị Mỹ
Trang
(2013)
1W- 60J/cm2,
chiếu liên tục, 60s
320 µm
- Giảm đường kính miệng vi ống ngà. Các vi
ống ngà được bít kín hoàn toàn hoặc một
phần.
- Có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nhóm có
và không có xử lý laser trong cả 2 loại thử
thách.
_
So sánh mức độ bít kín vi ống ngà giữa các nhóm thử nghiệm và nhóm chứng đối với tác nhân thử
thách là dung dịch axit citric 6%
Bảng 4: So sánh mức độ bít kít vi ống ngà ở nhóm ngâm trong dung dịch axit citric 6% giữa các nhóm thử
nghiệm
Loại tác động Chứng Strontium acetate Novamin Laser Diode 810 nm
Chứng X
Strontium acetate 0,000* X
Novamin 0,000* 0,022* X
Laser Diode 810 nm 0,000* 0,534 0,066 X
*p<0,05: khác biệt có ý nghĩa thống kê (phép kiểm Mann-Whitney)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 227
Quan sát các vi ảnh SEM cho thấy dung
dịch axit citric 6% loại bỏ phần nào những chất
lắng đọng trên bề mặt và trong miệng vi ống
ngà. Tuy nhiên, bề mặt ngà răng của nhóm
Novamin vẫn không có sự thay đổi đáng kể
nào về mức độ bít kín vi ống ngà, các hạt tinh
thể vẫn còn lưu lại trong lòng ống và gần như
đóng bít hoàn toàn miệng lỗ. Trong khi đó,
nhóm được tác động bởi strontium acetate 8%
và ngâm trong axit tuy vẫn biểu hiện khả năng
đóng bít tốt so với nhóm chứng nhưng số
lượng lỗ ngà mở tăng lên đáng kể so với nhóm
được tác động bởi Novamin. Điều này có thể
được phỏng đoán là do sự lắng đọng các tinh
thể hydroxycacbonat apatite trong những mẫu
thuộc nhóm được tác động bởi Novamin nhiều
hơn và lưu giữ tốt hơn trong thành vi ống ngà
và trên bề mặt ngà so với hợp chất strontium-
canxi apatite được hình thành do sự tương tác
bởi strontium acetate với bề mặt ngà răng.
Các vi ảnh bề mặt ngà răng của nhóm B4 cho
thấy chiếu laser diode với những tham số được sử
dụng có khả năng kháng lại sự hoà tan của thử
thách bằng dung dịch axit. Bề mặt ngà sạch lớp
mùn và trơn mịn hơn. Bên cạnh đó, những vùng
ngà nóng chảy và các hạt lắng đọng tái tinh thể
hoá vẫn xuất hiện rải rác ở một số mẫu; không có
hình ảnh nào liên quan đến sự hoá than hay các
vết nứt trong vùng được chiếu xạ ở cả hai nhóm
A4 và B4. So sánh kết quả của các nhóm trải qua
thử thách ngâm trong dung dịch axit citric 6%,
chúng tôi ghi nhận không có sự khác biệt đáng kể
về mức độ đóng bít vi ống ngà giữa nhóm laser
diode 810 nm và hai nhóm thử nghiệm bằng
KĐR (p>0,05). Vì vậy, tính bền vững trong dung
dịch axit của sự đóng bít vi ống ngà được tạo ra
bởi laser diode cũng đáng được ghi nhận.
So sánh mức độ bít kín vi ống ngà ở 2 loại thử thách (ngâm trong NBNT và ngâm trong acid citric)
Bảng 5: So sánh mức độ bít kín vi ống ngà ở 2 loại thử thách (ngâm trong NBNT và ngâm trong dung dịch acid
citric 6%)
Thử thách ngâm dung dịch axit citric 6%
Loại tác động Chứng Strontium acetate Novamin Laser diode 810 nm
Thử thách
ngâm NBNT
Chứng 0,022*
Strontium acetate 0,717
Novamin 0,542
Laser diode 810 nm 0,450
*p<0,05: khác biệt có ý nghĩa thống kê (phép kiểm Mann-Whitney)
Dựa trên sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về
mức độ bít kín vi ống ngà ở các mẫu thuộc nhóm
2 nhóm chứng A1 và B1 cho thấy dung dịch axit
citric 6% được sử dụng trong nghiên cứu này có
tác động mạnh trong việc loại bỏ lớp mùn và mở
các miệng lỗ vi ống ngà loại bỏ nút mùn trong vi
ống ngà và những mảnh vụn ở vùng ngà quanh
ống so với thử thách ngâm vào dung dịch NBNT.
Tuy rằng về mặt hình thái, bề mặt ngà của nhóm
B2 sau khi ngâm vào axit có thể quan sát thấy các
vi ống ngà mở một phần rõ hơn so với những
mẫu ngà thuộc nhóm A2 nhưng sự khác biệt về
mức độ đóng bít vi ống ngà giữa 2 nhóm này là
không đáng kể (p>0,05). Kết quả này cũng phù
hợp với các nghiên cứu của West và cộng sự
(2002), Claydon và cộng sự (2009), Parkinson
(2010), Earl (2010) về hiệu quả đóng bít vi ống
ngà và khảng năng đề kháng axit được tạo ra bởi
strontium acetate 8%.(1,3 ,9,16)
Bên cạnh đó, các mẫu ngà chịu sự tác động
bởi KĐR Novamin hoặc laser diode 810 nm được
ghi nhận có hiệu quả bít kít vi ống ngà tương
đương nhau trong 2 loại thử thách: ngâm trong
NBNT và ngâm trong dung dịch axit citric 6%
(p>0,05). Tuy nhiên, hình ảnh của những mẫu
được tác động bởi Novamin trong hai thử thách
của nghiên cứu này có sự khác biệt đôi chút so
với những hình ảnh trong nghiên cứu của Wang
và cộng sự (2010)(15). Trong nghiên cứu của chúng
tôi, sau khi trải qua giai đoạn tác động KĐR lên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 228
mẫu và gian đoạn thử thách, các mẫu ngà được
chuẩn bị để tiến hành phép đo SEM ngay sau đó.
Trong nghiên cứu của Wang, sau giai đoạn tác
động KĐR chứa Novamin lên mẫu ngà và giai
đoạn thử thách, tác giả tiến hành phép đo tính
thấm ngà răng bằng hệ thống đo độ dẫn dịch của
ngà răng dưới áp lực H2O 20cm. Sau đó, các mẫu
ngà mới được chuẩn bị để quan sát dưới kính
hiển vi điện tử quét (SEM). Kết quả phân tích
hình ảnh SEM có thể cho thấy hiệu quả đóng bít
vi ống ngà của laser diode 810 nm với những
tham số chiếu xạ được sử dụng trong nghiên cứu
này thông qua cơ chế quang- nhiệt học cũng đủ
bền vững để kháng lại tác động hoà tan và tẩy
trôi của dung dịch NBNT và dung dung dịch axit
tương tự như các tác nhân strontium acetate và
Novamin.
KẾT LUẬN
Trong điều kiện thử nghiệm của nghiên cứu
này, các kết quả cho thấy sự đóng bít các vi ống
ngà được tạo ra từ việc sử dụng các loại KĐR có
chứa thành phần strontium acetate hay Novamin
hoặc chiếu xạ laser diode 810 nm có tính bền
vững trong môi trường NBNT cũng như dung
dịch axit. Nhờ đó có thể đưa đến kết luận việc sử
dụng các tác nhân thử nghiệm trong nghiên cứu
này là một phương pháp tiếp cận ổn định và sinh
học nhằm làm giảm sự dịch chuyển dịch ngà, đưa
đến kết quả cải thiện tình trạng nhạy cảm ngà
trên lâm sàng, ngay cả trong trường hợp bệnh
nhân tiếp tục sử dụng những chất có tính axit
trong chế độ ăn uống sau khi được điều trị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Claydon NC, Addy M, MacDonald EL, West NX, Maggio B,
Barlow A, Parkinson C, Butler A. (2009). "Development of an
in situ methodology for the clinical evaluation of dentine
hypersensitivity occlusion ingredients". J Clin Dent, 20(5):158-
166.
2. Correa FO, Sampaio JE, Rossa Júnior C, Orrico SR. (2004).
"Influence of natural fruit juices in removing the smear layer
from root surfaces--an in vitro study”. J Can Dent Assoc,
70(10):697-702.
3. Earl JS, MB Ward, and RM Langford (2010). "Investigation of
dentinal tubule occlusion using FIB-SEM milling and EDX". J
Clin Dent, 21(2):37-41.
4. Gholami GA, Fekrazad R, Esmaiel-Nejad A, Kalhori KA.
(2011). "An evaluation of the occluding effects of Er;Cr:YSGG,
Nd:YAG, CO2 and diode lasers on dentinal tubules: a
scanning electron microscope in vitro study". Photomed Laser
Surg, 29(2):115-121.
5. Haypek Patricia, Zezell Denise Maria, Bachmann, Luciano,
Marques Márcia Martins. (2006). "Interaction Between High-
power Diode Laser and Dental Root Surface. Thermal,
Morphological and Biocompatibility Analysis". J Oral Laser
Applications, 6:101-109.
6. Matsui S, Kozuka M, Takayama J, Ueda K, Nakamura H, Ito
K, Kimura M, Miura H, Tsujimoto Y, Kondoh T, Ikemi T, and
Matsushima K. (2008). "Stimulatory Effects of CO(2) Laser,
Er:YAG Laser and Ga-Al-As Laser on Exposed Dentinal
Tubule Orifices". J Clin Biochem Nutr, 42(2):138-143.
7. Olley RC, Pilecki P, Hughes N, Jeffery P, Austin RS, Moazzez
R, Bartlett D. (2012). "An in situ study investigating dentine
tubule occlusion of dentifrices following acid challenge", J
Dent, 40 (7), pp. 585-593.
8. Osmari Deise, De Oliveira Ferreira AC, De Carlo Bello M,
Susin AH, Aranha ACC, Marquezan M, Da Silveira BL.
(2013). "Micromorphological evaluation of dentin treated with
different desensitizing agents". Journal of Lasers in Medical
Sciences, 4(3):140-146.
9. Parkinson CR, A Butler, and R J Willson (2010). "Development
of an acid challenge-based in vitro dentin disc occlusion
model". J Clin Dent, 21(2):31-36.
10. Sauro S, Mannocci F, Watson TF, Piemontese M, Sherriff M,
Mongiorgi R. (2007). "The influence of soft acidic drinks in
exposing dentinal tubules after non-surgical periodontal
treatment: a SEM investigation on the protective effects of
oxalate-containing phytocomplex". Med Oral Patol Oral Cir
Bucal, 12(7):E542-548.
11. Suge T, Kawasaki A,Ishikawa K,Matsuo T,Ebisu S. (2006).
"Effect of ammonium hexafluorosilicate on dentin tubule
occlusion for the treatment of dentin hypersensitivity", Am J
Dent, 19 (4), pp. 248-252.
12. Theodoro LH, Haypek P, Bachmann L,Garcia VG, Sampaio
JE, Zezell DM, Eduardo Cde P. (2003). "Effect of ER: YAG and
diode laser irradiation on the root surface: morphological and
thermal analysis", J Periodontol, 74 (6), pp. 838-843.
13. Umana M, Heysselaer D, Tielemans M, Compere P, Zeinoun
T, Nammour S. (2013). "Dentinal tubules sealing by means of
diode lasers (810 and 980 nm): a preliminary in vitro study".
Photomed Laser Surg, 31 (7), pp. 307-314.
14. Wang Z, Sa Y, Sauro S, Chen H, Xing W, Ma X, Jiang T, Wang
Y. (2010). "Effect of desensitising toothpastes on dentinal
tubule occlusion: a dentine permeability measurement and
SEM in vitro study". J Dent, 38(5):400-410.
15. Wang Q, Kang Y, Barnes V, DeVizio W, Kashi A, Ren YF.
(2013). "Dentin tubule occlusion and erosion protection effects
of dentifrice containing bioadhesive PVM/MA copolymers".
Clin Oral Investig, 17(3):775-783.
16. West NX, JA Hughes, and M. Addy (2002). "Dentine
hypersensitivity: the effects of brushing toothpaste on etched
and unetched dentine in vitro". J Oral Rehabil, 29(2):167-174.
Ngày nhận bài báo: 15/01/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/02/2014
Ngày bài báo được đăng: 20/03/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hieu_qua_bit_kin_ong_nga_va_tinh_de_khang_axit_cua_kem_danh.pdf