Hiệu quả của chương trình phòng ngừa phơi nhiễm do nghề nghiệp tại bệnh viện chợ Rẫy

Số lượng bệnh nhân nhiễm HIV ngày càng tăng và đa số bệnh nhân vào viện không có dấu hiệu lâm sàng nghi ngờ nhiễm HIV. Do đó việc ứng dụng phòng ngừa chuẩn, xem tất cả bệnh nhân đến bệnh viện đều có nguy cơ nhiễm HIV, rất là quan trọng, nhất là những bệnh nhân cấp cứu và phẫu thuật. Kết quả giám sát cho thấy sau khi triển khai huấn luyện và các biện pháp phòng hộ, số lượng nhân viên y tế bị phơi nhiễm HIV đã giảm xuống một cách đáng kể, tỷ lệ giảm liên quan đến từng đợt huấn luyện. Tất cả trường hợp bị phơi nhiễm cần phải báo cáo về khoa Kiểm soát Nhiễm khuẩn càng sớm càng tốt để được đánh giá và điều trị sau phơi nhiễm(3,4). Đa số trường hợp phơi nhiễm không do HIV không báo cáo tai nạn nếu bệnh nhân nguồn không có HIV dương tính. Đa số cũng không biết tình trạng nhiễm HIV hay Viêm gan siêu vi B của bệnh nhân ở thời điểm xảy ra tổn thương. Chỉ có một tỷ lệ nhỏ NVYT có thử máu kiểm tra VGSV hay HIV sau tai nạn. Việc báo cáo ngay các tai nạn nghề nghiệp lên khoa có trách nhiệm xử trí các phơi nhiễm (khoa kiểm soát nhiễm khuẩn) rất cần thiết, vì cần một số trường hợp cần được trị liệu sau phơi nhiễm và phải được thực hiện càng sớm càng tốt. Giám sát còn cho thấy trong số các phơi nhiễm, không có trường hợp nào chuyển huyết thanh dương tính với HIV, nhưng có 1 trường hợp chuyển huyết thanh với HBV. Điều này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu trên thế giới. Theo môt nghiên cứu đa quốc gia, khi bị kim đâm hay vết đứt, nguy cơ mắc bệnh VGSV B là khá cao, khoảng 6-30%, tùy thuộc vào tình trạng kháng nguyên E VGSV B của người bệnh nguồn. Vì vậy, tất cả nhân viên y tế có tiếp xúc với bn cần phải được chủng ngừa VGSV B(3). Nếu chưa được chủng ngừa, nên chủng ngừa VGSV B cho bất kỳ phơi nhiễm nào bất kể tình trạng nhiễm VGSV B của người bệnh nguồn. Globulin miễn dịch VGSV B (HBIG) có hiệu quả trong ngăn ngừa nhiễm VGSV B sau khi bị phơi nhiễm nhưng hiện chưa có trên thị trường Việt nam. Trị liệu sau phơi nhiễm nên bắt đầu càng sớm càng tốt sau khi bị phơi nhiễm, tốt nhất là trong vòng 24 giờ, và không trể hơn 7 ngày(4,5). Đối với HIV, nguy cơ trung bình nhiễm HIV sau khi bị phơi nhiễm với máu bị nhiễm HIV do kim đâm hoặc vết đứt là thấp hơn nhiều so với VGSV (0,3%). Tuy nhiên, trị liệu dự phòng sau phơi nhiễm với HIV cũng rất cần cân nhắc. Khi cần điều trị, cần phải trị liệu ngay, tốt nhất trong vòng hai giờ đầu. Thậm chí ngay cả khi không phòng ngừa được nhiễm HIV, điều trị sớm nhiễm HIV lúc đầu có thể làm nhẹ các triệu chứng và làm chậm sự xuất hiện của AIDS(5).

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 209 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả của chương trình phòng ngừa phơi nhiễm do nghề nghiệp tại bệnh viện chợ Rẫy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010 429 HIỆU QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG NGỪA PHƠI NHIỄM DO NGHỀ NGHIỆP TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY Lê Thị Anh Thư TÓM TẮT Đặt vấn ñề: Nhân viên y tế (NVYT) có nguy cơ cao bị phơi nhiễm do nghề nghiệp, ñặc biệt với các bệnh nguyên qua ñường máu. Tuy nhiên việc quản lý, theo dõi, và ñiều trị các phơi nhiễm cho NVYT còn chưa ñược thực hiện ñầy ñủ. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu theo dõi tất cả các trường hợp phơi nhiễm nghề nghiệp từ tháng 2/2000 ñến tháng 6/2009. Can thiệp: Từ tháng 8/2001, chương trình quản lý và phòng ngừa phơi nhiễm do nghề nghiệp với các bệnh nguyên ñường máu ñược bắt ñầu tiến hành tại BVCR bao gồm: Triển khai hệ thống báo cáo rộng rãi tất cả trường hợp bị phơi nhiễm nghề nghiệp. Thiết lập bộ phận chuyên trách theo dõi và ñiều trị mọi phơi nhiễm thuộc khoa Kiểm Soát Nhiễm Khuẩn. Nhân viên y tế (NVYT) ñược yêu cầu báo cáo ngay sau khi bị phơi nhiễm, ñược theo dõi trong 12 tháng và ñiều trị ñầy ñủ theo ñúng phác ñồ ñiều trị dự phòng của CDC. Đào tạo liên tục cho nhân viên y tế về an toàn trong công viêc và quản lý phơi nhiễm. Cung cấp ñầy ñủ phương tiện phòng hộ cho nhân viên. Kết quả: Từ 2/2000-6/2009, tổng số NVYT bị tai nạn nghề nghiệp làm phơi nhiễm với các bệnh nguyên ñường máu trong khi thao tác là 327, trong ñó phơi nhiễm trên bệnh nhân HIV dương tính là 65 trường hợp. Chủ yếu các trường hợp xảy ra là do kim hoặc dao ñâm (244; 74, 8%) hoặc do máu và dịch tiết bắn vào mắt (53; 16,2%). Chưa có trường hợp nào chuyển huyết thanh dương tính với HIV và HCV. Có 1 trường hợp chuyển huyết thanh với HBV. Các trường hợp phân bố nhiều nhất ở khoa ngoại (124 trường hợp; 37.9%), thường gặp là ñiều dưỡng (116; 35,5%), học viên ñiều dưỡng hoặc sinh viên (48; 14,7%), nhân viên làm sạch (47; 14,4%) và BS ngoại (51; 15,6%). Thao tác khi xảy ra tai nạn ña số xảy ra trong phẫu thuật (44; 13,5%) hoặc trong các thao tác chăm sóc bệnh nhân như tiêm truyền (65; 19,9%), rút máu (27; 8,3%) hoặc trong lúc ñậy nắp kim (39; 11,9%) và thu gom rác (49; 14,9%). Nguyên nhân thường gặp là do bất cẩn (236 trường hợp; 72,2%) và không tuân thủ phòng hộ qui ñịnh (81; 24,7%). Khi xảy ra tai nạn phơi nhiễm với HIV, 48,9% NVYT không biết bệnh nhân có nhiễm HIV trước ñó. Tất cả trường hợp bị phơi nhiễm với HIV ñều ñược ñiều trị phác ñồ sau phơi nhiễm cơ bản (Zidovudine và Lamivudine) trong một tháng, có 26/76 trường hợp không dùng thuốc ñủ. Nguyên nhân không ñiều trị ñủ chủ yếu là do tác dụng phụ của thuốc. Các tác dụng phụ ghi nhận trong ñiều trị là nhức ñầu, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn. Từ sau khi triển khai huấn luyện và các biện pháp phòng hộ, số lượng nhân viên y tế bị tai nạn nghề nghiệp ñã giảm xuống một cách ñáng kể. Tỷ lệ NVYT bị phơi nhiễm với nguồn có HIV dương tính giảm có ý nghĩa. Tỷ lệ phơi nhiễm với nguồn có HIV là 0, 7/tháng năm 2000 và 1, 3/tháng 6 tháng ñầu 2001. Sau khi áp dụng chương trình, tỷ lệ phơi nhiễm giảm xuống còn 0, 1/tháng năm 2002, 0,3/tháng năm 2004 và 0,3/tháng năm 2008 (P=0,007). Việc huấn luyện ñào tạo lại thường xuyên liên quan ñến tỷ lệ giảm theo năm. Tâm lý NVYT ổn ñịnh hơn sau khi bị tai nạn nghề nghiệp. Việc XN HIV ñại trà không ñúng quy ñịnh cũng giảm ñi rõ rệt, từ 16% trong tổng số bệnh nhân nội trú năm 2001 xuống còn 5,7% năm 2008. Kết luận: Nhằm bảo vệ cho nhân viên y tế, giảm tỷ lệ phơi nhiễm nghề nghiệp và tác hại sau phơi nhiễm, việc xây dựng chương trình phòng ngừa phơi nhiễm cho NVYT do khoa Kiểm soát Nhiễm khuẩn chuyên trách thực hiện là cần thiết. Việc quản lý, báo cáo, theo dõi và ñiều trị sau phơi nhiễm cần ñược tiến hành thường quy. Tuân thủ các quy tắc kiểm soát nhiễm khuẩn, ñặc biệt phòng ngừa chuẩn là yếu tố quan trọng trong phòng phơi nhiễm nghề nghiệp, ñặc biệt ñối với các bệnh nguyên ñường máu. Từ khoá: Nhân viên y tế, phơi nhiễm nghề nghiệp, kiểm soát nhiễm khuẩn. ABSTRACT EFFECTIVENESS OF THE MANAGEMENT PROGRAM OF OCCUPATIONAL EXPOSURES AT CHO RAY HOSPITAL Le Thi Anh Thu * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 2 - 2010: 429 - 435 * Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Chợ Rẫy. Tác giả liên hệ: TS. BS. Lê Thị Anh Thư ĐT: 0913750074. Email: letathu@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010 430 Background: Healthcare workers (HCW) are at increased risk of occupational exposures (OE), especially to bloodborne pathogen. However, the management, monitoring and post-exposure treatment of OEs for HCW are still insufficient. Methods: Prospective study from February 2000 to June 2009. Intervention: A prospective surveillance program to monitor and manage all OEs have been established since August 2001 at Cho Ray hospital including: Report system of all OEs was established and informed to all HCW. Infection control department is responsible for management all OEs. HCWs were followed up for 12 months after OEs, and were offered PEP if necessary, per CDC guidelines. Continuous training for HCWs in infection control and safety techniques. Provision of sufficient protective barrier equipment and needle disposal units. Results: Between February 2000 and June 2009, 327 HCWs sustained OEs, including percutaneous injuries, needlestick or scalpelstick exposure (244;74.8%) and splashes to the eyes (53; 16.2%). Sixty five cases was exposed to patients with HIV positive. There were no cases of seroconversion to HIV and HBV. These cases were distributed every departments, with the main distribution in surgery (124; 37.9 %). Staff who had high risk were nurses (116; 35.5%), especially nurse or medical students (48; 14.7%), cleaners (47;14.4%) & surgeon (51; 15.6%). The majority of exposures occurred during surgical procedures (44; 13.5%) and in the situation of injections or inserting catheter (65; 19.9%), collecting rubbish, (49;14.9%), drawing blood (27; 8.3%) and re-capping needles (39; 11.9%). Most injuries resulted from not complying with safety practice (236; 72.2%) or not using protective equipment (81; 24.7%). The HIV infectious status of the sources at the time of exposures was unknown in 48.9% of HIV exposured HCWS. Of 76 HCWs offered PEP, 26 (34.2%) failed to complete the full course of treatment mainly due to side effects. The most common side effects were headache, fatigue, dizziness. The number of HIV-OEs before the initiation of the prevention program was 0.7/month in 2000 and 1.3/month in the first 6 months of 2001. Subsequently, after application of prevention program the number was 0.1/month in 2002, 0.3/month in 2004 and 0.4/ month in 2008 (p=0.007). Psychological burden to HCW after OEs is also reduced. Ordering of HIV test inappropriately (to prevent for HCW) was reduced significantly: 16% in-patients was ordered HIV test in 2001, reduced to 5.7% in 2008. Conclusions: To protect HCW, reduce incidence of EOs and the affect of EOs, it is necessary that the infection control department should develop and establish the prevention program of OEs. The management, report, monitor and treatment of OEs should be applied as the routine work. Follow the infection control guidelines, especially standard precaution is the most important factor in preventing of bloodborne OEs. Keywords: Health care workers, occupational exposures, infection control. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhân viên y tế có nguy cơ bị phơi nhiễm với các tác nhân gây bệnh lây truyền qua ñường máu, bao gồm viêm gan siêu vi B (VGSV B), viêm gan siêu vi C (VGSV C) và virus HIV. Phơi nhiễm xảy ra do kim hoặc do các vật bén bị vấy máu/dịch tiết người bệnh ñâm phải hoặc do mắt, mũi, miệng, da không lành lặn tiếp xúc với máu/dịch tiết của người bệnh(2,5). Trong tình hình có dịch nhiễm HIV cũng như việc lưu hành VGSV cao tại nước ta hiện nay, số lượng bệnh nhân HIV vào bệnh viện tăng cao, nguy cơ nhiễm HIV và VGSV do những rủi ro nghề nghiệp cũng tăng cao và là một vấn ñề cần ñược quan tâm. Tại các nước trên thế giới, kết quả cho thấy các con số mắc bệnh cũng khá cao. Hằng năm tại Mỹ có vào khoảng 800 nhân viên y tế (NVYT) bị nhiễm VGSV B sau khi bị phơi nhiễm do nghề nghiệp. Cho ñến tháng 12 năm 1999, trên thế giới ñã báo cáo 98 trường hợp chắc chắn và 192 trường hợp nghi ngờ bị nhiễm HIV do nghề nghiệp(2). Tại nước ta, cho ñến nay, chưa có những thống kê cụ thể về tình hình nhân viên y tế bị phơi nhiễm và bị bệnh do nghề nghiệp và còn ít những báo cáo kinh nghiệm về giám sát và quản lý các phơi nhiễm này. Tại bệnh viện Chợ Rẫy, số lượng bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS nhập viện tăng nhanh từ năm 2000. Có 118 bệnh nhân nhiễm HIV nhập Chợ Rẫy năm 1997, tăng lên 133 và 193 năm 1998 và 1999. Con số này lên ñến 405 trường hợp vào năm 2006, gia tăng gấp ñôi so với năm 1999, và tăng ñến 820 trường hợp năm 2009. Hầu hết các bệnh nhân nhập viện trong tình trạng cấp cứu (81% trường hợp), ñòi hỏi những ñộng tác cấp cứu khẩn trương. Ngoài ra, ña số trường hợp là bệnh nhân trẻ (tuổi trung bình 29), nhập viện do tai nạn giao thông hay các bệnh lý khác và phát hiện nhiễm HIV tình cờ qua các xét nghiệm theo dõi. Đa số bệnh nhân ñều cần ñến những thủ thuật có tính chất xâm lấn như cần ñặt nội khí quản, tiêm truyền, phẫu thuật (cả tiểu phẫu, trung và ñại phẫu). Những yếu tố này góp phần làm tăng nguy cơ bị tai nạn nghề nghiệp, ví dụ như kim ñâm, làm tăng nguy cơ nhiễm HIV cũng như viêm gan siêu vi cho nhân viên y tế. Thống kê cho thấy bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS nhập BVCR có những ñặc trưng như: 89,7% bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS nhập viện cấp cứu chủ yếu do chấn thương, chủ yếu là tai nạn giao thông, shock hoặc có bệnh lý nhiễm trùng phối hợp. 76,7% bệnh nhân không biết mình bị nhiễm HIV vào thời ñiểm nhập viện(Error! Reference source not found.) . Đặc biệt, 88% cần thủ thuật xâm lấn như: Đặt nội khí quản: 23%. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010 431 Tiêm truyền: 82%. Thủ thuật: 12,5%. Phẫu thuật: 29%. Việc phòng bệnh cho NVYT nhằm giảm thiểu khả năng bị phơi nhiễm do các bệnh nguyên ñường máu là một vấn ñề hết sức cần thiết. Do ñó, từ tháng 8 năm 2001, bệnh viện Chợ Rẫy ñã bắt ñầu tiến hành quản lý nhân viên y tế bị phơi nhiễm với máu và dịch tiết do phơi nhiễm nghề nghiệp, ñặc biệt chú trọng phơi nhiễm do vật sắc nhọn. Các trường hợp NVYT bị phơi nhiễm với HIV ñược báo cáo, tư vấn, ñiều trị và theo dõi ñầy ñủ tại khoa Kiểm soát Nhiễm khuẩn. Chương trình tăng cường kiểm soát nhiễm khuẩn nhằm hạn chế phơi nhiễm nghề nghiệp cũng ñược tiến hành bao gồm ñào tạo nâng cao nhận thức của nhân viên y tế, cung cấp ñầy ñủ dụng cụ phòng hộ, phương tiện, cải thiện việc chích ngừa viêm gan siêu vi B cho nhân viên y tế. Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm ñánh giá tình hình phơi nhiễm nghề nghiệp tại bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 2/2001 ñến tháng 6/2009, và hiệu quả của chương trình quản lý và tăng cường phòng ngừa phơi nhiễm nghề nghiệp. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu tiền cứu, cắt dọc, theo dõi tất cả những trường hợp bị phơi nhiễm tại bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 2/2000 ñến tháng 6/2009. Nhân viên y tế ñược yêu cầu báo cáo ngay sau khi bị phơi nhiễm, ñược theo dõi trong 12 tháng và ñiều trị ñầy ñủ theo ñúng phác ñồ ñiều trị dự phòng của CDC. Từ 6/2001, khoa Kiểm soát Nhiễm khuẩn ñã tăng cường triển khai chương trình phòng ngừa phơi nhiễm cho NVYT bao gồm huấn luyện và cung cấp các biện pháp phòng hộ cho nhân viên (thùng ñựng vật sắc nhọn, khẩu trang, mắt kính, áo choàng) ñầy ñủ ñến từng khoa phòng. KẾT QUẢ Kết quả chung Từ tháng hai 2000 ñến 6/2009, tổng số NVYT bị tai nạn nghề nghiệp làm phơi nhiễm với các bệnh nguyên ñường máu trong khi thao tác là 327, trong ñó phơi nhiễm trên bệnh nhân HIV dương tính là 67 (20,5%) trường hợp. Phân bố theo năm ñược trình bày ở biểu ñồ 1. Phơi nhiễm do kim hoặc vật sắc nhọn khác ñâm với nguồn HIV dương tính là 30 (19,2%), với nguồn HIV âm tính hay không rõ là 126 (80,8%). Từ sau khi triển khai hệ thống báo cáo, số lượng NVYT báo cáo tăng có ý nghĩa so với trước ñây: trước 6/2001, chỉ chủ yếu báo cáo những trường hợp phơi nhiễm với HIV dương tính, và bị tai nạn do vật sắc nhọn; sau chương trình, NVYT báo cáo cả mọi trường hợp HIV dương tính và âm tính, và cả những tai nạn phơi nhiễm qua niêm mạc. (Biểu ñồ 1). Cùng với huấn luyện và các biện pháp phòng hộ, tỷ lệ NVYT bị phơi nhiễm với nguồn có HIV dương tính giảm có ý nghĩa, cho dù tình hình HIV nhập viện ngày càng tăng (biểu ñồ 2). Tỷ lệ phơi nhiễm với nguồn có HIV là 0,7/tháng năm 2000 và 1,3/tháng 6 tháng ñầu 2001. Sau khi áp dụng chương trình, tỷ lệ phơi nhiễm giảm xuống còn 0,1/tháng năm 2002, 0,3/tháng năm 2004 và 0,3/tháng năm 2008 và 2009 (P=0.007). Việc huấn luyện ñào tạo lại thường xuyên liên quan ñến tỷ lệ giảm theo năm. Tâm lý NVYT ổn ñịnh hơn sau khi bị tai nạn nghề nghiệp. Việc XN HIV ñại trà không ñúng quy ñịnh cũng giảm ñi rõ rệt, từ 16% trong tổng số bệnh nhân nội trú năm 2001 xuống còn 5,7% năm 2008. 11 25 13 29 35 44 39 45 56 54 11 18 11 29 27 32 28 23 25 24 8 9 1 3 1 4 4 1 4 10 10 20 30 40 50 60 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Tô ng cô ng Do vật sắc nhọn HIV dương Biểu ñồ 1: Phân bố tình hình phơi nhiễm theo năm. Biểu ñồ 2: Phơi nhiễm do kim hoặc vật sắc nhọn khác từ bệnh nhân HIV dương tính. 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 NVPN Bn HIV Bắt ñầu chương trình Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010 432 Chủ yếu các trường hợp xảy ra là do kim hoặc dao ñâm (244;74.8% ) hoặc do máu và dịch tiết bắn vào mắt (53; 16,2%). Chưa có trường hợp nào chuyển huyết thanh dương tính với HIV và HCV. Có một trường hợp dương tính với HBV. Đối tượng NVYT bị tai nạn thường gặp là ñiều dưỡng (116; 35,5%), học viên ñiều dưỡng (34; 10,4%), nhân viên làm sạch (38; 11,6%) và BS ngoại (51; 15, 6%). (Bảng 1). Các trường hợp phân bố nhiều nhất ở khoa ngoại (124 trường hợp; 37,9%) (Bảng 2). Bảng 1: Đối tượng NVYT bị tai nạn do kim hay vật sắc nhọn khác. Tổng cộng N (%) HIV dương tính N (%*) HIV không rõ hay âm tính N (%*) BS Ngoại 51 (15,6) 27 (52,9) 24 (47,1) BS Nội 32 (9,8) 10 (31,3) 22 (68,7) Điều dưỡng 116 (35,5) 22 (18,9) 94 (81,1) Kỹ thuật viên 19 (5,8) 2 (10,5) 17 (89,5) Nhân viên vệ sinh 47 (14,4) 1 (2,1) 46 (97,9) Sinh viên (ĐD, BS) 48 (14,7) 3 (6,3) 45 (93,7) Khác 14 (4.3) 0 (0,0) 14 (100) * Tính % theo từng nhóm ñối tượng. Bảng 2: Khoa có NVYT bị tai nạn do kim hay vật sắc nhọn khác. Tổng cộng N (%) HIV dương tính N (%*) HIV không rõ hay âm tính N (%*) Ngoại 124 (37,9) 36 (29,0) 88 (71,0) Nội 75 (22,9) 9 (12,0) 66 (88,0) Cấp cứu, PK 32 (9,8) 11 (34,4) 21 (65,6) Phòng mổ 25 (7,6) 4 (16,0) 21 (84,0) Hồi sức 20 (6,1) 4 (20,0) 16 (80,0) Xét nghiệm 24 (7,3) 3 (12,5) 21 (87,5) Quản trị, vệ sinh 19 (5,8) 0 (0,0) 19 (100) Khác 8 (2,4) 0 (0,0) 8 (100) * Tính % theo từng nhóm khoa. Nguyên nhân, thao tác khi xảy ra tai nạn Thao tác khi xảy ra tai nạn ña số xảy ra trong phẫu thuật (52; 15,9%) hoặc trong các thao tác chăm sóc bệnh nhân như tiêm truyền (41; 12,7%), rút máu (26, 7,9%) hoặc trong lúc ñậy nắp kim (31; 9,4%) và thu gom rác (48; 14,7%). Nguyên nhân thường gặp là do bất cẩn (236 trường hợp; 72,2%) và không tuân thủ phòng hộ qui ñịnh (81; 24,7%). Khi xảy ra tai nạn phơi nhiễm với HIV, 48,9% NVYT không biết bệnh nhân có nhiễm HIV trước ñó. Bảng 3: Thao tác khi bị tai nạn do kim hay vật sắc nhọn khác. Tổng cộng N (%) HIV dương tính N (%*) HIV không rõ hay âm tính (N%*) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010 433 Trong phẫu thuật 44 (13,5) 25 (56,8) 19 (43,2) Đậy nắp kim 39 (11,9) 9 (23,1) 30 (76,9) Truyền tĩnh mạch 26 (8,0) 8 (30,8) 18 (69,2) Tiêm thuốc 39 (11,9) 6 (15,4) 33 (84,6) Rút máu 27 (8,3) 5 (18,5) 22 (81,5) Vứt kim 29 (8,9) 6 (20,7) 23 (79,3) Thu gom rác 49 (14,9) 6 (20,7) 48 (97,9) Làm vệ sinh 20 (6,1) 1 (5,0) 19 (95,0) Chăm sóc bn 20 (6,1) 1 (5,0) 19 (95,0) Khác 34 (10,4) 5 (14,7) 29 (85,3) * Tính % theo nhóm thao tác. Mô tả thương tổn và dụng cụ gây thương tổn Vị trí thương tổn do kim hay dao ñâm thường ở tay, 136 trường hợp (87,7%). Mức ñộ tổn thương nông 12 trường hợp (7,1%), trung bình 101 trường hợp (65,2%), sâu 43 trường hợp (27,7%). Dụng cụ gây tổn thương thường do kim tiêm, kim luồn, kim rút máu, kim bướm, kim phẫu thuật (Bảng 4). Bảng 4: Các loại kim hay vật sắc nhọn gây tai nạn. Tổng cộng N (%) HIV dương tính N (%*) HIV không rõ hay (-) N (%*) Kim tiêm 124 (37,9) 15 (12,1) 109 (87,9) Kim luồn 51 (15,6) 6 (11,8) 45 (88,2) Kim bướm 24 (7,3) 4 (16,7) 20 (83,3) Kim rút máu 47 (14,4) 8 (17,0) 39 (83,0) Kim phẫu thuật 43 (13,1) 24 (55,8) 19 (44,2) Dao phẫu thuật 11 (3,4) 8 (27,3) 8 (72,7) Khác 27 (8,3) 5 (18,5) 22 (81,5) * Tính % theo từng nhóm dụng cụ. Đặc ñiểm bệnh nhân nguồn Đặc ñiểm lâm sàng của bệnh nhân nguồn có HIV dương tính: 51,9% bệnh nhân nguồn không có biểu hiện lâm sàng gì nghi ngờ nhiễm HIV, chỉ có 48,1% có dấu hiệu lâm sàng nghi ngờ nhiễm HIV như chích xì ke, nổi hạch, nhiễm nấm, xăm mình Đa số không biết bệnh nhân nhiễm HIV trước khi xảy ra tai nạn (65,4%). Kết quả chỉ ñược biết sau khi NVYT bị phơi nhiễm và cho bn thử XN mới biết bn có HIV (+). Xử lý sau phơi nhiễm Nhân viên y tế bị tai nạn trong khi làm việc ñều yêu cầu báo cáo lên khoa Chống Nhiễm Khuẩn và ñược quản lý và theo dõi trong 1 năm sau phơi nhiễm. Tất cả trường hợp bị kim hoặc dao có vấy máu HIV hoặc máu bắn mắt số lượng nhiều ñều ñược ñiều trị phòng ngừa sau phơi nhiễm. Phác ñồ ñiều trị thường dùng là phác ñồ cơ bản hai thuốc: Zidovudine và Lamivudine. Những nhân viên bị phơi nhiễm với bệnh nhân không nhiễm HIV thì ñược thử viêm gan B và cho chích ngừa nếu chưa có kháng thể. Xét nghiệm theo dõi bao gồm: XN HIV vào No, 6 tuần, 3 tháng, 6 tháng, XN VGSV B, C cho mọi NVYT bị phơi nhiễm, XN CTM, chức năng gan, thận ngay sau khi phơi nhiễm và sau khi uống thuốc 2 tuần cho NVYT có dùng thuốc phòng ngừa sau phơi nhiễm. BÀN LUẬN Kết quả giám sát cho thấy tình hình NVYT tại BV Chợ Rẫy bị phơi nhiễm nghề nghiệp do kim và các Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010 434 vật sắc nhọn là khá phổ biến, do ñó có nguy cơ cao bị phơi nhiễm với các virus ñường máu. Tần suất bị phơi nhiễm khác nhau tùy theo nhóm ñối tượng. Điều dưỡng là ñối tượng bị tai nạn kim ñâm cao nhất. Thao tác gây kim ñâm thường xảy ra trong khi tiêm truyền cho bn, rút máu. Giai ñọan thường xảy ra là khi vứt kim và ñóng nắp kim. Nhân viên vệ sinh bị tai nạn kim ñâm cũng chiếm tỷ lệ khá cao, xảy ra khi chùi hoặc thu gom rác. Phẫu thuật viên cũng là nhóm bị kim ñâm cao xảy ra trong khi phẫu thuật, và là nhóm phơi nhiễm với HIV dương tính cao nhất, có thể do phẫu thuật viên chỉ báo cáo phơi nhiễm khi bn có HIV dương tính. Như vậy cẩn trọng cần chú ý ñặt ra trong các tình huống kể trên. Cần áp dụng các biện pháp như áp dụng kỹ thuật an toàn (không ñậy lại nắp kim tiêm bằng tay, kim tiêm sau khi sử dụng cần ñược bỏ ngay vào thùng ñựng vật sắc nhọn và không ñể rơi vãi ñể tránh tai nạn xảy ra trong thu gom rác, dùng các thiết bị y khoa ñược thiết kế các ñặc tính an toàn ví dụ như nên dùng kim luồn có ñầu bảo vệ, dụng cụ lấy máu bằng chân không vacutainer), sử dụng các dụng cụ bảo hộ thích hợp (găng tay, dụng cụ bảo hộ mắt và mặt, áo choàng) khi dự kiến là sẽ tiếp xúc với máu. Số lượng bệnh nhân nhiễm HIV ngày càng tăng và ña số bệnh nhân vào viện không có dấu hiệu lâm sàng nghi ngờ nhiễm HIV. Do ñó việc ứng dụng phòng ngừa chuẩn, xem tất cả bệnh nhân ñến bệnh viện ñều có nguy cơ nhiễm HIV, rất là quan trọng, nhất là những bệnh nhân cấp cứu và phẫu thuật. Kết quả giám sát cho thấy sau khi triển khai huấn luyện và các biện pháp phòng hộ, số lượng nhân viên y tế bị phơi nhiễm HIV ñã giảm xuống một cách ñáng kể, tỷ lệ giảm liên quan ñến từng ñợt huấn luyện. Tất cả trường hợp bị phơi nhiễm cần phải báo cáo về khoa Kiểm soát Nhiễm khuẩn càng sớm càng tốt ñể ñược ñánh giá và ñiều trị sau phơi nhiễm(3,4). Đa số trường hợp phơi nhiễm không do HIV không báo cáo tai nạn nếu bệnh nhân nguồn không có HIV dương tính. Đa số cũng không biết tình trạng nhiễm HIV hay Viêm gan siêu vi B của bệnh nhân ở thời ñiểm xảy ra tổn thương. Chỉ có một tỷ lệ nhỏ NVYT có thử máu kiểm tra VGSV hay HIV sau tai nạn. Việc báo cáo ngay các tai nạn nghề nghiệp lên khoa có trách nhiệm xử trí các phơi nhiễm (khoa kiểm soát nhiễm khuẩn) rất cần thiết, vì cần một số trường hợp cần ñược trị liệu sau phơi nhiễm và phải ñược thực hiện càng sớm càng tốt. Giám sát còn cho thấy trong số các phơi nhiễm, không có trường hợp nào chuyển huyết thanh dương tính với HIV, nhưng có 1 trường hợp chuyển huyết thanh với HBV. Điều này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu trên thế giới. Theo môt nghiên cứu ña quốc gia, khi bị kim ñâm hay vết ñứt, nguy cơ mắc bệnh VGSV B là khá cao, khoảng 6-30%, tùy thuộc vào tình trạng kháng nguyên E VGSV B của người bệnh nguồn. Vì vậy, tất cả nhân viên y tế có tiếp xúc với bn cần phải ñược chủng ngừa VGSV B(3). Nếu chưa ñược chủng ngừa, nên chủng ngừa VGSV B cho bất kỳ phơi nhiễm nào bất kể tình trạng nhiễm VGSV B của người bệnh nguồn. Globulin miễn dịch VGSV B (HBIG) có hiệu quả trong ngăn ngừa nhiễm VGSV B sau khi bị phơi nhiễm nhưng hiện chưa có trên thị trường Việt nam. Trị liệu sau phơi nhiễm nên bắt ñầu càng sớm càng tốt sau khi bị phơi nhiễm, tốt nhất là trong vòng 24 giờ, và không trể hơn 7 ngày(4,5). Đối với HIV, nguy cơ trung bình nhiễm HIV sau khi bị phơi nhiễm với máu bị nhiễm HIV do kim ñâm hoặc vết ñứt là thấp hơn nhiều so với VGSV (0,3%). Tuy nhiên, trị liệu dự phòng sau phơi nhiễm với HIV cũng rất cần cân nhắc. Khi cần ñiều trị, cần phải trị liệu ngay, tốt nhất trong vòng hai giờ ñầu. Thậm chí ngay cả khi không phòng ngừa ñược nhiễm HIV, ñiều trị sớm nhiễm HIV lúc ñầu có thể làm nhẹ các triệu chứng và làm chậm sự xuất hiện của AIDS(5). KẾT LUẬN Việc phòng bệnh cho nhân viên y tế nhằm giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm HIV và Viêm gan siêu vi do nghề nghiệp là một lĩnh vực ñã ñược ñặc biệt chú ý ở các nước ñã phát triển. Tại các nước ñang phát triển vấn ñề này vẫn còn chưa ñược chú trọng do nguồn lực còn hạn chế. Tuy nhiên, trước tình hình bùng phát các dịch bệnh tại nước ta, ñây là một lĩnh vực rất cần ñược ñặc biệt quan tâm. Việc trang bị dụng cụ phòng hộ và huấn luyện, ñào tạo cho nhân viên y tế về các bệnh nguyên ñường máu là rất cần thiết. Ngoài ra, việc giám sát, báo cáo, theo dõi các phơi nhiễm này cũng là một phần quan trọng trong chương trình giám sát bệnh nghề nghiệp. Lợi ích mang lại không chỉ cho nhân viên y tế mà còn cho cả bệnh nhân, vì qua việc ý thức bảo vệ mình, nhân viên sẽ quan tâm hơn ñến việc phòng bệnh cho bệnh nhân của mình. TÀI LIỆU THAM KHẢO Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010 435 1 Beltrami EM, Williams IT, Shapiro CN, Chamberland ME. (2000): Risk and management of Bloodborne Infections in Health Care Workers. Clinical Microbiology Reviews. July: 385-407 2 Centers for Disease Control and Prevention (CDC) Atlanta, Georgia 30333; Public Health Service Guidelines for the Management of Health-Care Worker Exposures to HIV and Recommendations for Postexposure Prophylaxis; MMWR May 15, 1998/Vol.47/No.RR-7. 3 Porche D and Franklin C. (1999); Management of Occupational Exposures to HIV: Updated Guidelines for Postexposure Prophylaxis. Journal of the Association of Nurses in AIDS care Volume 10, Issue 1, January-February: 66-70 4 Rhodes RS, Bell DM. (1995): Prevention of transmission of bloodborne pathogens. The surgical clinics of North America Dec: 1047-1241. 5 Updated U.S. Public Health Service Guidlines for the Manegement of Occupational Exposures to HBV, HCV, and HIV and Recommendations for Postexposure Prophylaxis MMWR June 2001, Vol.50: RR-11.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhieu_qua_cua_chuong_trinh_phong_ngua_phoi_nhiem_do_nghe_nghi.pdf
Tài liệu liên quan