Hiệu quả của dàn đèn Photobed hai mặt tự chế trong điều trị vàng da sơ sinh do tăng Bilirubin gián tiếp tại khoa sơ sinh bệnh viện Từ Dũ
Về mặt cơ cấu và kỹ thuật của dàn đèn
Photobed, các thông số cơ bản cũng phù hợp với
các yếu tố cần và đủ để điều trị vàng da sơ sinh.
Đặc biệt là phổ bước sóng từ 400 - 500 nm, có tác
dụng và hiệu quả tốt để chuyển phân tử
bilirubin gián tiếp sang dạng đồng phân.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tác dụng và
hiệu quả điều trị của dàn đèn Photobed 2
mặt:Tốc độ giảm bilirubin gián tiếp trong khi rọi
đèn nhanh, thời gian cần điều trị chiếu đèn ngắn
(trung bình chỉ là 29,4 giờ), tỉ lệ rọi đèn thành
công trong nghiên cứu là 100%.
Đồng thời trong quá trình nghiên cứu chúng
tôi cũng chưa phát hiện được tác dụng phụ nào
nguy hiểm cho bé. Nhiệt độ dàn đèn không vượt
quá 36,5 độ C dù chiếu đèn liên tục.
Ngoài hiệu quả điều trị, dàn đèn Photobed
còn có nhiều ưu điểm: Giá thành rất rẻ (khoảng
250 USD) so vơi các lọai đèn khác như đ èn
Biliblanket (khoảng 4500 USD), đèn Bilibed (4000
USD) lại rất gọn nhẹ, có thể chế tạo trong nước,
ít gây nóng, rất tiết kiệm điện và đặc biệt là chỉ
cần 3 bóng đèn Compact, là lọai bóng có độ bền
cao (thời gian mà năng lượng ánh sáng của bóng
Compact giảm đi 50% là 8000 giờ).
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 291 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả của dàn đèn Photobed hai mặt tự chế trong điều trị vàng da sơ sinh do tăng Bilirubin gián tiếp tại khoa sơ sinh bệnh viện Từ Dũ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề Nhi khoa 1
HIỆU QUẢ CỦA DÀN ĐÈN PHOTOBED HAI MẶT TỰ CHẾ
TRONG ĐIỀU TRỊ VÀNG DA SƠ SINH DO TĂNG BILIRUBIN GIÁN TIẾP
TẠI KHOA SƠ SINH BỆNH VIỆN TỪ DŨ
Ngô Minh Xuân* và CS
TÓM TẮT
Vàng da là một bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và vàng da nhân là một biến chứng rất nguy hiểm. Bệnh cần được
chẩn đoán sớm ở trẻ sơ sinh và điều trị bằng cách rọi đèn nhằm phòng tránh các nguy cơ do nhiễm độc thần kinh.
Mục tiêu: Nhằm đánh giá hiệu quả của ánh sánh liệu pháp bằng cách sử dụng đèn Photobed 2 mặt và khẳng
định rằng loại đèn mới này có hiệu quả tốt trong điều trị vàng da sơ sinh.
Phương pháp: nghiên cứu tiền cứu, thử nghiệm lâm sàng không có đối chứng.Nghiên cứu trên 32 trẻ sơ
sinh đủ tháng, vàng da được chiếu đèn 2 mặt bằng đèn Photobed
Kết quả: Nồng độ bilirubin không kết hợp trước chiếu đèn là: 19,26 mg%. Sau 12 giờ điều trị, bilirubin
không kết hợp/ máu của nhóm nghiên cứu là 16,53 mg%, sau 24 giờ l à: 13,89 mg% và sau 48 giờ th ì ch ỉ còn
12,6mg% (P < 0.001). Thời gian rọi đèn trung bình là 29,4 giờ.
Kết luận: Đèn Photobed hai mặt có hịêu quả tốt trong việc điều trị vàng da sơ sinh. Đèn này có thể trang bị
một cách dễ dàng và kinh tế cho đa số các đơn vị điều trị sơ sinh.
ABSTRACT
THE EFFICACY OF TWO DIRECTIONS PHOTOTHERAPY BY PHOTOBED
IN TREATMENT THE NEONATAL JAUNDICE
Ngo Minh Xuan, et al * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 4 – 2008: 126 – 129
The jaundice is frequent in the newborn and kerniceterus is a very dangerous complication. It should be
diagnosed early and can be treated by the phototherapy for preventing neurotoxic risk.
Objective:To evaluate the efficacy of phototherapy using the 2 directions-PHOTOBED and to confirm that
the new lamp described has the good efficacy in treatment neonatal hyperbilirubinemia.
Design: Prospective, clinical trial study.
Method: We studied on 32 full- terms, icterus newborns, treated by Photobed 2 directions phototherapy.
Result: the mean of unconjugated bilirubinemia before treating was 19,26 mg%, after 12 hours of therapy,,
the unconjugated bilirubinemia in the group was 16,53 mg%, after 24 hours was 13,89 mg% and after 48 hours
was only 12,6mg% (P < 0.001). The mean time of the phototherapy was 29.4 hours.
Conclusion two directions Photobed has a good efficacy in treatment the neonatal jaundice. It can be easily
and0 economically provided for the most neonatal units.
ĐẶ T VẤN ĐỀ
Vàng da tăng bilirubin gián tiếp rất hay gặp
ở trẻ sơ sinh. Bệnh xảy ra ở đa số các trẻ sơ sinh
đẻ non và gặp ở khỏang 25 - 50 % số trẻ sơ sinh
đủ tháng(1,2,4). Nếu không được phát hiện và xử
trí, trẻ sơ sinh có thể bị biến chứng "vàng da
nhân" mà hậu quả của nó sẽ rất thảm khốc: hoặc
trẻ sẽ tử vong trong bệnh cảnh nhiễm độc thần
kinh hoặc nếu sống sót cũng bị di chứng não
suốt đời.
Nếu được chẩn đoán sớm, vàng da sơ sinh
do tăng bilirubin gián tiếp có thể được điều trị
một cách hiệu quả bằng cách dùng thuốc, ánh
sáng liệu pháp hoặc thay máu. Trong đó chiếu
đèn là phương pháp điều trị hữu hiệu, đơn giản,
an toàn và kinh tế nhất.
Theo số liệu mới nhất, vào năm 2007 tại
Viện Nhi Trung ương, khoa sơ sinh đã nhận và
điều trị cho 1190 trẻ sơ sinh bị vàng da trong
đó có 250 trẻ cần phải thay máu. Theo một
* Bệnh viện Từ Dũ.
Chuyên đề Nhi khoa 2
nghiên cứu cũng tại viện Nhi trung ương thì tỉ
lệ các trẻ bị di chứng thần kinh sau thay máu
chiếm khỏang 28%.
Tại bệnh viện Nhi Đồng 1, trong năm 2007
đã có 550 trẻ sơ sinh vàng da được tiếp nhận từ
các tuyến và được điều trị, trong đó có 170 ca
vàng da nặng phải thay máu.
Tại khoa sơ sinh bệnh viện Từ Dũ thành phố
Hồ Chí Minh, mỗi năm chúng tôi cần điều trị
cho hơn 4000 trường hợp trẻ vàng da mà trong
đó đại đa số là bằng phương pháp chiếu đèn.
- Hiện nay vấn đề điều trị vàng da sơ sinh ở
các tuyến y tế còn gặp nhiều khó khăn, rất nhiều
trường hợp khi các bé được chuyển đến khoa sơ
sinh của các bệnh viện lớn thì đã bị vàng da quá
nặng. Nguyên nhân chính là do các bệnh viện
tuyến dưới chưa đủ kinh phí để trang bị đầy đủ
các dàn đèn nhằm điều trị sớm và hiệu quả các
trẻ sơ sinh vàng da. Chính vì vậy chúng tôi luôn
tìm cách nghiên cứu chế tạo các lọai đèn điều trị
vàng da ngày càng có hiệu quả và rẻ tiền để các
tuyến có thể áp dụng và trang bị được.
- Từ năm 1997 đến năm 2002 chúng tôi đã
thiết kế chế tạo và thử nghiệm lâm sang thành
công dàn đèn Compact TD ánh sáng xanh
dương một mặt. Tiếp đó từ năm 2002 đến năm
2005 chúng tôi cũng đã chế tạo và nghiên cứu
thử nghiệm thành công dàn đèn ánh sáng
xanh dương Compact TD hai mặt, có thể được
sử dụng có hiệu quả trong điều trị các trường
hợp vàng da sơ sinh nặng trước khi có chỉ định
thay máu.
- Vào cuối năm 2007, chúng tôi tiếp tục
nghiên cứu chế tạo dàn đèn Photobed TD hai
mặt, chỉ với 2 bóng đèn DS 9w/71 ở mặt dưới nôi
và một bóng DS 18w/71 ở mặt trên mà các chi
tiết chụ thể như sau:
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Đối tượng nghiên cứu: trẻ sơ sinh vàng da
nhập khoa sơ sinh BV Từ Dũ
Để đánh giá hiệu quả điều trị của dàn đèn
Photobed hai mặt mới chế tạo, chúng tôi đã thực
Chuyên đề Nhi khoa 3
hiện nghiên cứu tiền cứu, thử nghiệm lâm sàng
không nhóm chứng như sau:
+ Chọn ngẫu nhiên các trẻ sơ sinh đủ tháng
bị vàng da nhập khoa sơ sinh BV Từ Dũ.
+ Trẻ chiếu đèn được cởi trần, che mắt, nằm
trong nôi của dàn đèn có mặt dưới bằng mica
dày 10 mm và cách đèn phía trên là 35 cm. Mặt
dưới cách đèn 05 cm
+ Khám trẻ lúc nhập viện ghi nhận đầy đủ
các dữ kiện về phái tính, cân nặng, giờ tuổi, cách
sanh, chế độ sữa,lý do nhập viện, triệu chứng
lâm sàng, diễn tiến điều trị, ghi nhận tiền sử mẹ,
các thuốc dùng.
+ Làm các xét nghiệm : Nhóm máu con,
nhóm máu mẹ, dung tích hồng cầu, huyết sắc
tố, công thức bạch cầu, bilirubin / máu trước
rọi đèn, sau rọi đèn 12 giờ, 24 giờ, 48 giờ.
Trường hợp có bất đồng nhóm máu có vàng
da nặng thì cho làm thử nghiệm Coombs trực
tiếp và gián tiếp.
+ Soạn bệnh án, nhập dữ liệu, phân tích và
xử lý các dữ liệu dựa vào phần mềm thống kê
SPSS.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Kết quả đo đạc mật độ năng lượng ánh sáng
đèn compact kép bằng máy biliblanket
phototherapy 450 nm đơn vị µ W/cm2/ nm (chia
9 ô)
Mặt trên (1 bóng DS 18w/71 cách trẻ 35 cm)
22,9 27,6 23,2
23,8 26,1 22,8
23,4 24 22,8
Hộp đèn mặt dưới nôi (2 bóng DS 9w/71,
cách lưng 05 cm)
24 34,9 23,2
26,8 39,9 25,2
26,4 38,5 26,8
Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Tuổi thai trung bình (tuần) 38,1 +/- 2,3
Cn nặng trung bình (g) 2980 +/- 458
Tỉ lệ nghi có bất đồng nhóm máu ABO 18/32 (56%)
Thời gian chiếu đèn
trung bình (giờ)
29,4 +/- 10,7
Tỉ lệ trai/tổng số trẻ 53 %
1 1
8
10
7
3 2
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
s
ố
lư
ợ
n
g
1 2 3 4 5 6 ≥7
ngày
Phân bố tuổi bắt đầu chiếu đèn (ngày tuổi)
0
7
21
4
0
0
5
10
15
20
25
số
lư
ợ
n
g
tr
ẻ
(n)
0,5 1 2 3 4 ngày
Phân bố thời gian cần chiếu đèn trong nhóm nghiên
cứu (ngày)
Nếu tính thời gian chiếu đèn trung bình cho
cả nhóm là 29,4 giờ.
19.26
16.53
13.89
12.6
12
14
16
18
20
lúc vào sau 12 giờ sau 24 giờ sau 48 giờ
Thời gian chiếu đèn (giờ)
Nồ
n
g
đ
ộ
bi
lir
u
bi
n
e
G
T
(m
g%
)
Thay đổi nồng độ Bilirubine GT trong khi chiếu đèn
Như vậy dàn đèn Photobed có hiệu quả tốt
trong điều trị vàng da sơ sinh do tăng bilirubin
gián tiếp. điều này được thể hiện qua độ giảm
nồng độ bilirubin gián tiếp sau 12 giờ, 24 giờ và
48 giờ chiếu đèn (P < 0.001). Thời gian cần chiếu
đèn chung cho cả nhóm chỉ là 29,4 giờ.
Chuyên đề Nhi khoa 4
BÀN LUẬN
Từ kết quả của nghiên cứu trên, từ nhu cầu
điều trị tại khoa sơ sinh cũng như hiệu quả thực
tế của việc ứng dụng dàn đèn Photobed 2 mặt để
điều trị vàng da sơ sinh, chúng tôi rút ra các kết
luận sau:
Kết quả đo đạc mật độ quang phổ ánh sáng
trong nghiên cứu này là phù hợp với các kết quả
nghiên cứu của nhiều tác giả khác được đăng
trên nhiều y văn trên thế giới khi họ nghiên cứu
tác dụng điều trị vàng da sơ sinh do tăng
bilirubin gián tiếp bằng phương pháp rọi đèn
bằng ánh sáng xanh dưong (1,6,7). Điều này
cũng hợp lý vì đèn Photobed hai mặt cũng sử
dụng ánh sáng xanh dương mà có thể hạ thấp
khỏang cách từ nguồn sáng đén da trẻ mà vẫn
an tòan. Hơn nữa năng lượng ánh sáng ở hộp
đèn chiếu mặt lưng cũng tương đương với mức
năng lượng đèn Biliblanket để ở mức trung gian
(khoảng 25 mW/cm2/nm), đây là lọai đèn đã
được nhiều tác giả nghiên cứu, ứng dụng nhưng
có giá thành đắt gấp nhìều lần đèn của chúng
tôi.
Về mặt cơ cấu và kỹ thuật của dàn đèn
Photobed, các thông số cơ bản cũng phù hợp với
các yếu tố cần và đủ để điều trị vàng da sơ sinh.
Đặc biệt là phổ bước sóng từ 400 - 500 nm, có tác
dụng và hiệu quả tốt để chuyển phân tử
bilirubin gián tiếp sang dạng đồng phân.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tác dụng và
hiệu quả điều trị của dàn đèn Photobed 2
mặt:Tốc độ giảm bilirubin gián tiếp trong khi rọi
đèn nhanh, thời gian cần điều trị chiếu đèn ngắn
(trung bình chỉ là 29,4 giờ), tỉ lệ rọi đèn thành
công trong nghiên cứu là 100%.
Đồng thời trong quá trình nghiên cứu chúng
tôi cũng chưa phát hiện được tác dụng phụ nào
nguy hiểm cho bé. Nhiệt độ dàn đèn không vượt
quá 36,5 độ C dù chiếu đèn liên tục.
Ngoài hiệu quả điều trị, dàn đèn Photobed
còn có nhiều ưu điểm: Giá thành rất rẻ (khoảng
250 USD) so vơi các lọai đèn khác như đ èn
Biliblanket (khoảng 4500 USD), đèn Bilibed (4000
USD) lại rất gọn nhẹ, có thể chế tạo trong nước,
ít gây nóng, rất tiết kiệm điện và đặc biệt là chỉ
cần 3 bóng đèn Compact, là lọai bóng có độ bền
cao (thời gian mà năng lượng ánh sáng của bóng
Compact giảm đi 50% là 8000 giờ).
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu này chúng tôi thấy dàn đèn
Photobed 2 mặt có hiệu quả tốt trong điều trị
bệnh vàng da sơ sinh nặng do tăng Bilirubin
gián tiếp, một bệnh phổ biến và rất nguy hiểm
nếu để xảy ra biến chứng vàng da nhân.
Dàn đèn này có tuổi thọ bóng đèn cao, giá
thành rẻ hơn nhiều so với đèn c ác lọai đèn khác,
có thể chế tạo trong nước và trang bị rộng rãi cho
các bệnh viện, các nhà bảo sinh để điều trị sớm
các trường hợp vàng da sơ sinh, giảm thiểu tỉ lệ
phải chuyển tuyến, phải thay máu và góp phần
phòng chống vàng da nhân một cách có hiệu
quả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. A.Sender et P Maigret : Mise en oeuvre rationelle de la
phototherapie la medecine infantile, numero 2 Fev 1987 page
153 - 171.
2. A.K.Garg: A controlled trial of High - Intensity Double surface
phototherapy on a fluid bed versus conventional
phototherapy in neonatal jaundice. Pediatric vol 95 No. 6 june
199, 914
3. John F. Ennever, Blue light, green light, white light, more
light: treatment of neonatal jaundice.
4. Jun H. Kang ; Double phototherapy with high irradiance
compared with single phototherapy in neonates with
hyperbilirubinemia, American journal of perinatology. Vol. 12
number 3 may 1995, p178 -180.
5. KL Tan Phototherapy for neonatal jaundice, acta paediatr 85:
277-9.1996.
6. La medecin infantile, numero 2 Fev.1987 page 119-127
7. La medecine infantile, numero 2 1987 page 173 -199.
8. Ngô Minh Xuân: Sử dụng dàn đèn Compact TD 8.9w/71 để
điều trị vàng da do tăng bilirubin gián tiếp ở trẻ sơ sinh - Y
học thành phố Hồ chí Minh tâp 3 số 3 *1999, trang 169 -173
Nhi khoa tập 2 1988 trang 32 - 34.
9. Ngô Minh Xuân: Vàng da sơ sinh nặng do tăng bilirubin gián
tiếp - Y học thành phố Hồ chí Minh tâp 1 số 3 *1997, trang 140
-145.
10. Sender, R Caldera, P. Lemaigre- Voreaux: La mesure de la
phototherapie
11. Sender P. Maigret, C.Francoual : Indication de la
phototherapie.
12. Tạ Thị Anh Hoa ; Bilirubin tự do đối với trẻ sơ sinh - Y học
thực hành số 04 1979 trang 21- 27.
Chuyên đề Nhi khoa 5
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hieu_qua_cua_dan_den_photobed_hai_mat_tu_che_trong_dieu_tri.pdf