Nifedipine có khả năng ngăn dòng Ca++ vào
nội bào, vì thế thuốc có thể làm dãn cơ trơn, từ
đó được dùng làm thuốc giảm co cơ tử cung để
điều trị dọa sinh non. Tuy nhiên, chính vì làm
dãn cơ trơn, trong đó có cả cơ trơn ở các tiểu
động mạch, làm giảm sức cản ngoại vi, gây nên
hạ huyết áp và dẫn đến phản xạ tăng nhịp tim.
Vì thế, khi điều trị dọa sinh non bằng
Nifedipine, một vấn đề cần được quan tâm
chính là tình trạng mạch, huyết áp của thai phụ
trong quá trình điều trị.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới ghi nhận
Nifedipine chỉ làm hạ huyết áp thoáng qua
trong khoảng 40 – 70 phút đầu tiên, huyết áp
trung bình chỉ hạ khoảng 10% so với trước điều
trị. Ulmsten(16,17) ghi nhận không có tình trạng hạ
huyết áp ở các thai phụ điều trị giảm gò bằng
Nifedipine. Trong nghiên cứu của chúng tôi,
mạch mẹ bắt đầu tăng từ phút thứ 20, tăng
nhiều nhất ở thời điểm 60 phút (10,5% trường
hợp có mạch mẹ > 120 lần/phút), tăng kéo dài
trong 3 giờ, sau đó mạch gần như về bình
thường trong quá trình điều trị. Tương tự, HA
tâm thu và HA tâm trương cũng bắt đầu hạ từ
thời điểm 20 phút, giảm nhiều nhất ở thời điểm
60 phút (có 12 trường hợp HA < 90/60 mmHg),
sau 3 giờ HA về gần như trước điều trị và không
thay đổi trong quá trình duy trì.
Tim thai trong quá trình chuyển dạ hoặc một
thời gian ngắn sau khi mẹ dùng thuốc đều
không bị ảnh hưởng, và khi quan sát trên
Doppler động mạch rốn thì không thấy có tác
hại nào lên thai nhi khi sản phụ dùng
Nifedipine(12). Theo nghiên cứu của Pirhonen(15)
thì tất cả các trẻ sinh ra đều có Apgar tốt, cân
bằng kiềm toan, cũng như khí máu động mạch
đều bình thường, vì thế ở liều điều trị 20 – 30mg
đã đảm bảo an toàn cho cả thai nhi và thai phụ
có huyết áp bình thường. Trong nghiên cứu của
chúng tôi, qua quá trình theo dõi tim thai trong
thời gian điều trị, chúng tôi ghi nhận có sự thay
đổi ít về tim thai. TTCB bắt đầu tăng từ thời
điểm 20 phút, tăng cao nhất ở thời điểm 60 phút
(3% trường hợp có TTCB > 160 lần/phút) và sau
đó trở về gần như bình thường trong thời gian
duy trì.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 239 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả của Nifedipine trong điều trị dọa sinh non ở thai kỳ 28 – 34 tuần tại bệnh viện Hùng Vương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 138
HIỆU QUẢ CỦA NIFEDIPINE TRONG ĐIỀU TRỊ DỌA SINH NON
Ở THAI KỲ 28 – 34 TUẦN TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG
Phạm Tài*, Huỳnh Nguyễn Khánh Trang*
TÓM TẮT
Mở đầu: Dọa sinh non là chuyển dạ xảy ra ở tuổi thai từ 20 đến < 37 tuần. Đa số các trường hợp dọa sanh
non là không tìm được nguyên nhân. Tỷ lệ tử vong cao ở tuổi thai < 34 tuần. Kéo dài thai kỳ thêm từ 48 giờ trở
lên có ý nghĩa quan trọng với tỷ lệ sống còn của thai, khoảng 3% mỗi ngày từ tuần 26 của thai kỳ.
Mục tiêu : Khảo sát hiệu quả của Nifedipine trong điều trị doạ sanh non ở thai kỳ 28 ‐34 tuần
Phương pháp : nghiên cứu dọc tiền cứu trên 197 thai phụ đơn thai, tuổi thai từ 28‐34 tuần, được chẩn
đoán dọa sinh non từ 01/10/2012 đến 30/05/2013 tại khoa Sản bệnh bệnh viện Hùng vương. Tất cả các thai phụ
đều được dùng Nifedipine 10 mg, ngậm dưới lưỡi mỗi 20 phút, 3 lần; sau đó duy trì với Nifedipine 20 mg uống
mỗi 8 giờ. Theo dõi với monitor mạch, huyết áp thai phụ; tim thai và cơn gò với monitor sản khoa.
Kết quả : Tỷ lệ kéo dài hơn 48 giờ là 89,4% với KTC 95% [85,3 – 93,4]. Tỷ lệ kéo dài đến 37 tuần là 47,2%
với KTC 95% [41,1 – 54,8]. Thời gian kéo dài thai kỳ trung bình chung 28,8 ngày. Không có tác dụng ngoại ý
nghiêm trọng. Phừng mặt 14,2%, mạch mẹ nhanh 9,6%, nhức đầu 6,1%, huyết áp giảm nhẹ 6,6%.
Kết luận: Nifedipine dùng giảm gò trong dạo sinh non ghi nhận an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên cần có
những nghiên cứu rộng và chặt chẽ hơn trong tương lai.
SUMMARY
THE EFFECTIVENESS OF TREATMENT PRETERM LABOR WITH NIFEDIPINE
IN 28‐34 GESTATIONAL WEEKS AT HUNG VUONG HOSPITAL
Pham Tai, Huynh Nguyen Khanh Trang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 138 ‐ 143
Background: Preterm labor is labor occurring in gestational age from 20 to less than 37 weeks. Most reason
of preterm labor were unknown. High mortality rate in gestational age < 34 weeks. More expectant of 48 hours
was significant to the survival of the fetus, around 3% per day from 26 weeks of pregnancy.
Objective: Evaluate the effectiveness of treatment preterm labor with Nifedipine in 28‐34 gestational weeks.
Methods: Prospective longitudinal study on 197 women with singleton pregnancies, gestational age of 28‐
34 weeks, the diagnosis of preterm labor from 01/10/2012 to 05/30/2013 in High risk‐ pregnancy department of
Hung vuong hospital. All pregnant women are using Nifedipine 10 mg sublingually every 20 minutes, 3 times,
and then maintained with Nifedipine 20 mg (retard) orally every 8 hours. Subscribe to monitor pulse, blood
pressure, pregnancy, uterus contraction and fetal heart with obstetrics monitoring.
Results: The rate of prolong pregnancy more than 48 hours is 89.4% with 95% CI [85.3 to 93.4]. Rate of
extended pregnancy up to 37 weeks is 47.2% with 95% CI [41.1 to 54.8]. Time expectant overall average 28.8
days. No serious adverse events. Flushing 14.2%, faster mother pulses 9.6%, headache 6.1%, blood pressure
reduction 6,6%.
Conclusion: Nifedipine is safe and effective in treatment of preterm labor. However, there should be
* Bộ môn Sản Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: PGS. Huỳnh Nguyễn Khánh Trang. ĐT: 0903882015 E‐mail: pgs.huynhnguyenkhanhtrang@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 139
extensive research and more closely in the future.
Keywords: preterm labor, Prospective longitudinal study, Nifedipine, sublingual.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Dọa sinh non là quá trình chuyển dạ xảy ra ở
tuổi thai từ 20 đến < 37 tuần với ít nhất 1 cơn gò
tử cung mỗi 10 phút trong 30 phút theo dõi liên
tục. Đa số các trường hợp dọa sanh non là
không tìm được nguyên nhân. Về dịch tể học,
trên thế giới hiện nay mỗi năm ước khoảng 13
triệu trường hợp sanh < 37 tuần. Tỷ lệ tử vong
cao ở tuổi thai < 34 tuần. Tỷ lệ bệnh nặng như
suy hô hấp, xuất huyết não gia tăng tỷ lệ nghịch
với tuổi thai. Trong thực tế lâm sàng việc kéo dài
thai kỳ thêm từ 48 giờ trở lên cho thấy có ý
nghĩa quan trọng với tỷ lệ sống còn của thai.
Ước tính khả năng này tăng khoảng 3% mỗi
ngày từ tuần 26 của thai kỳ(1,2,5,13).
Theo nhiều quan điểm hiện nay, việc trì
hoãn cuộc sanh ở trẻ non tháng vài ngày cũng
giúp tăng khả năng sống còn ở thai, nhất là việc
hỗ trợ giúp tăng độ trưởng thành phổi thai chủ
động với betamethasone trước sanh hay
surfactant sau sanh. Trong nhiều năm qua việc
tìm các thuốc giảm gò như : ethanol, ức chế thụ
thể beta, ức chế cạnh tranh kênh canxi bằng
magne, ức chế tổng hợp progstaglandin, chẹn
kênh calcium, chất đối kháng thu thể tiếp nhận
Oxytocin(1,4).
Thực tế lâm sàng, việc khống chế cơn gò tử
cung có tỷ lệ thành công cao phụ thuộc khả
năng cắt cơn gò nhanh và khả năng duy trì để
cơn gò không tái phát. Song song đó tính an
toàn của thuốc đối với mẹ và thai cũng cần được
chú trọng như tính hiệu quả(4,5,11,14).
Thuốc ức chế Ca2+ được dùng để giảm gò; từ
đầu thập niên 90, đã có nhiều nghiên cứu đánh
giá hiệu quả cũng như độ an toàn của thuốc
trong việc điều trị dọa sinh non. Ức chế Ca2+
được đánh giá là có hiệu quả giảm gò tương
đương các thuốc khác, nhưng lại ít tác dụng
không mong muốn hơn(3,16).
Nghiên cứu của Bekkari.Y và cộng sự(2) trên
58 thai phụ 26 – 34 tuần, có 3 cơn gò tử cung/10
phút và độ dài kênh cổ tử cung ≤ 25 mm, được
giảm gò phác đồ Nifedipine. Hiệu quả kéo dài
thai kỳ hơn 48 giờ là 84% (49/58). Mặc dù
Nifedipine đã được đưa vào phác đồ điều trị
dọa sinh non trong Hướng dẫn Quốc Gia về các
dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản 2009, nhưng
tại Việt Nam vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về
hiệu quả giảm gò của Nifedipine. Vì vậy, chúng
tôi thực hiện nghiên cứu với
Mục tiêu nghiên cứu
1. Xác định tỷ lệ kéo dài thai kỳ trên 48 giờ, 7
ngày và 4 tuần khi dùng Nifedipine.
2. Đánh giá thay đổi mạch và huyết áp trên
thai phụ, thay đổi tim thai khi dùng Nifedipine.
3. Kết cục trẻ lúc sinh: tuổi thai lúc sinh, cân
nặng, chỉ số Apgar.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Thiết kế nghiên cứu
Là nghiên cứu dọc tiền cứu. Mẫu chọn theo
phương pháp chọn mẫu tuần tự, tại khoa Sản
bệnh bệnh viện Hùng vương trong thời gian từ
01/10/2012 đến 30/05/2013.
Tiêu chuẩn nhận bệnh
Gò TC đều đặn, kéo dài ít nhất 30 giây với
tần số 4 cơn trong 30 phút hoặc có ít nhất 2 cơn
gò trong 10 phút trên biểu đồ theo dõi cơn gò –
tim thai (CTG) được đo tối thiểu 30 phút đến 1
giờ. Cường độ cơn gò ≥ 40 mmHg. CTC mở ≤
3cm. Đơn thai. Tuổi thai 28 – 34 tuần (dựa vào
ngày kinh cuối đáng tin cậy ở người có kinh
nguyệt đều hoặc dựa vào siêu âm 3 tháng đầu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Ối rỉ, ối vỡ. Nhiễm trùng ối. Xuất huyết tử
cung. Cao huyết áp, tiền sản giật, sản giật. Huyết
áp thai phụ 120
lần/ phút. Đái tháo đường thai kỳ. Bất thường
nhau, thai. Có chống chỉ định với Nifedipine;
suy chức năng gan, thận. Tiền căn dị ứng với các
thành phần của thuốc, uống rượu, nghiện hút.
Từ chối tham gia nghiên cứu.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 140
Chúng tôi nghiên cứu dẫn đường trên 30
thai phụ dọa sinh non ở tuổi thai 28 – 34 tuần,
được điều trị với Nifedipine, kết quả có 26/30
(87%) thai phụ kéo dài được thai kỳ > 48 giờ.
Cỡ mẫu : n =
2
1
2 Z (1‐P)P / d 2
Với độ tin cậy 95% nên
2
1
2 Z = 1,96. Chọn P
= 87%. Độ chính xác là : 5% tức d = 0,05. Tính ra
được cỡ mẫu là 174. Mẫu thực hiện là: 197.
Cách tiến hành
Sản phụ được đo điện tim. Đo CTG theo dõi
cơn gò, tim thai trong 30 phút. Theo dõi mạch,
huyết áp liên tục qua monitor trong giai đoạn
tấn công. Đo mạch, HA trước và sau khi uống
Nifedipine 20mg trong thời gian duy trì.
Thuốc: Adalat® 10mg Nifedipine, dạng viên
nang mềm. Hãng sản xuất: Bayer Schering
Pharma. Số đăng ký: VN – 14010 – 11. Nifedipin
T20 STADA® retard chứa 20mg Nifedipine,
dạng viên nén. Hãng sản xuất: STADA – VN. Số
đăng ký: VD – 13639 – 10.
Điều trị tấn công: Adalat 10mg 01 viên x 3
ngậm dưới lưỡi cách 20 phút. Duy trì: Nifedipin
retard 20mg 01 viên x 3 uống trong ngày, cách
nhau 8 tiếng. Viên đầu tiên uống 3 giờ sau viên
ngậm Adalat cuối cùng. Trong quá trình duy trì,
nếu có gò trở lại thì điều trị tấn công lại như lúc
đầu. Thời gian điều trị duy trì là 3 ngày. Sản phụ
và thai nhi monitor trong suốt thời gian điều trị
tấn công. Những tác dụng không mong muốn
như phừng mặt, nhức đầu, buồn nôn sẽ được
ghi nhận.
Tiêu chuẩn ngừng điều trị giảm gò bằng
Nifedipine
Cổ tử cung mở ≥ 4cm. Sau 3 giờ tấn công vẫn
không giảm được cơn gò TC. Có tác dụng không
mong muốn đáng kể ở mẹ và thai.
Thất bại điều trị
Phải ngưng thuốc hoặc sử dụng thuốc
giảm gò khác do tác dụng không mong muốn
của Nifedipine trong quá trình điều trị.
Tiêu chuẩn xuất viện
Sau 3 ngày duy trì, không còn xuất hiện gò
tử cung. Sau khi xuất viện, tái khám 1 tuần sau
và mỗi 2 tuần sau đó. Nếu thai phụ nhập viện vì
dọa sinh non, điều trị tấn công lại như ban đầu
nếu vẫn thỏa tiêu chuẩn nhận bệnh.
Đánh giá kết quả
Hiệu quả giảm gò: Tỷ lệ số thai phụ vẫn
chưa sinh sau 48 giờ và sau 7 ngày. Tỷ lệ thai
phụ đạt đến tuổi thai 37 tuần. Thời gian kéo dài
thai kỳ trung bình. Thời gian cần để cắt cơn gò.
Độ an toàn: Tác dụng không mong muốn
trên mẹ, đặc biệt tác dụng trên hệ tim mạch
(nhịp tim nhanh, huyết áp tụt, khó thở, hồi hộp,
đánh trống ngực, đau ngực, nhồi máu cơ tim,
ngất ).Thay đổi tim thai cơ bản (TTCB) trong
lúc điều trị. Tình trạng trẻ sơ sinh lúc sinh.
Kết quả xử lý với phần mềm thống kê SPSS
22.0
KẾT QUẢ
Bảng 1. Đặc điểm dân số nghiên cứu (N=197)
Yếu tố Tần số (%)
Tuổi
≤ 20 20 (10,2)
21 – 39 173 (87,8)
≥ 40 4 (2)
Nơi ở
Thành phố Hồ Chí Minh 112 (56,9)
Tinh 85 (43,1)
Nghề
Công nhân viên 101 (51,3)
Nội trợ 25 (12,7)
Nông dân 16 (8,1)
Buôn bán 24 (12,2)
Khác 31 (15,7)
Tiền căn thai
Con so 117 (59,4)
Con rạ 80 (40,6)
Tuổi thai
28 – 29 tuần 14 (7,1)
30 – 31 tuần 43(21,8)
32 – 34 tuần 140 (71,1)
Chiều dài kênh CTC (siêu âm)
> 20 mm 161 (81,7)
≤ 20 mm 36 (18,3)
Mạch sản phụ (lần/phút) 85,2 ± 6,0
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 141
Yếu tố Tần số (%)
HA tâm thu trung bình (mmHg) 110,4± 5,5
HA tâm trương (mmHg) 142,2 ± 6,6
Tim thai nhi trung bình (l/phút) 72,2 ± 4,4
CTC= Cổ tử cung
Bảng 2. Số ngày kéo dài thai kỳ theo tuổi thai trong
nghiên cứu
Thời gian
(ngày)
28-29
tuần
30-31
tuần
32-34
tuần
Tổng
≤ 2 4 17 21
>2-7 18 18
>7-14 8 8
>14-21 1 2 17 20
>21-28 1 26 27
>28 13 36 54 103
Tổng 14 43 140 197
Nhận xét: Nghiên cứu của chúng tôi ghi
nhận có 21 trường hợp thất bại, không kéo dài
được thai kỳ > 48 giờ. Tỷ lệ kéo dài thai kỳ > 48 giờ
là 89,4% (95%CI 85,3 – 93,4); kết quả kéo dài thai
kỳ > 7 ngày chiếm tỷ lệ 80,3% (95%CI 74,6 – 86,3)
và tỷ lệ kéo dài thai kỳ > 28 ngày là 52,3% (95%
CI 44,2 – 59,4).
Bảng 3. Tác dụng ngoại ý khi dùng Nifedipine
Yếu tố ghi nhận N = 197 (%)
Phừng mặt 28/197 (14,2)
Buồn nôn 3/197 (1,5)
Nhức đầu 12/197 (6,1)
Hồi hộp 8/197 (4,1)
Mạch mẹ >120 lần/phút 19/197 (9,6)
HA<90/60 mmHg 13/197(6,6)
Tim thai>160 lần/phút 15/197 (36,2)
Nhận xét: Không có tác dụng phụ nghiêm
trọng ghi nhận.
Bảng 4. Kết cục lúc sinh
Yếu tố N = 197 (%)
Tuổi thai lúc sinh
30-31 tuần 5 (2,5)
32-34 tuần 37 (18,8)
35-36 tuần 62 (31,5)
37-40 tuần 93 (47,2)
Cân nặng trẻ
1200 - <2500 gr 60 (30,5)
2500-4100 gr 137 (69,5)
Chỉ số Apgar 1 phút
<7 điểm 36 (18,3)
≥7 điểm 161 (81,7)
Chỉ số Apgar 5 phút
Yếu tố N = 197 (%)
<7 điểm 13 (6,6)
≥7 điểm 184 (93,4)
BÀN LUẬN
Trên thực tế, y văn thế giới không ghi nhận
định nghĩa dọa sinh non. Chỉ có định nghĩa sinh
non là chuyển dạ xảy ra ở thai từ sau tuần lễ thứ
20 đến thời điểm 36 tuần 6 ngày. Theo ACOG,
chuyển dạ sinh non được xác định khi có sự
xuất hiện các yếu tố sau(7): Cơn gò tử cung: 4 cơn
gò TC trong 20 phút hoặc 8 cơn gò TC trong 60
phút; CTC mở hơn 1cm; CTC xóa ≥ 80%. Như
vậy, chuyển dạ sinh non thật sự là những cơn gò
tử cung đều đặn, nhịp nhàng, gây ra sự biến đổi
ở CTC. Và theo sinh lý, khi đã vào chuyển dạ thì
không yếu tố nào có thể ngăn chặn được, và hậu
quả là sinh ra một đứa trẻ quá non tháng kèm
theo nguy cơ tử vong, bệnh lí trẻ sơ sinh non
tháng, từ đó gây ra sự khó khăn và tốn kém
trong việc chăm sóc trẻ. Trong khi đó, nếu thai
nhi được kéo dài thời gian sống cần thiết trong
tử cung hơn, cùng với liệu pháp corticosteroids,
sẽ giảm được đáng kể các bệnh lí sơ sinh như
hội chứng suy hô hấp, viêm ruột hoại tử, xuất
huyết não thất, vàng da sơ sinh cũng như
giảm số ngày nằm viện của trẻ.
Từ đầu thập niên 80, Nifedipine đã được sử
dụng để điều trị dọa sinh non. Đầu tiên,
Ulmsten(17) nghiên cứu điều trị dọa sinh non trên
10 thai phụ có tuổi thai 28 – 33 tuần, với liều
dùng Nifedipine 30 mg tấn công (nhai trước khi
uống), sau đó duy trì bằng viên 20mg mỗi 5 giờ
trong thời gian 3 ngày. Kết quả cả 10 trường hợp
đều cắt được gò sau 30 phút đầu tiên, không có
thai phụ nào chuyển dạ trong thời gian 3 ngày
điều trị. Thời gian kéo dài thai kỳ trung bình là
14,3 ngày. Đa số các tác giả về sau, Ferguson(8,9)
đều sử dụng liều điều trị tấn công với 10 mg
ngậm dưới lưỡi, sau 20 phút nếu còn gò thì
dùng tiếp 10mg, lặp lại liều thứ 3 sau 20 phút,
tối đa 40mg trong giờ đầu tiên. Sau đó duy trì
liều 20 mg mỗi 4 – 6 giờ. Nghiên cứu của chúng
tôi sử dụng phương thức điều trị như đa số tác
giả, tấn công Nifedipine 10mg 01 viên x 3 ngậm
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 142
dưới lưỡi mỗi 20 phút, sau 3 giờ chuyển sang
duy trì Nifedipine 20mg 01 viên uống mỗi 8 giờ,
trong thời gian 3 ngày.
Mục tiêu giảm gò trong điều trị dọa sinh
non(6,13) trước hết là kéo dài thời gian cho liệu
pháp corticosteroids, sau đó là tạo điều kiện
chuyển thai phụ dọa sinh non đến cơ sở có điều
kiện chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng, tiếp đó là
cố gắng kéo dài thai kỳ càng lâu càng tốt(10). Vì
thế, có nhiều tiêu chuẩn đánh giá thành công
trong điều trị giảm gò. Đa số các tác giả đánh giá
thành công của giảm gò dựa vào khả năng kéo
dài thai kỳ > 48 giờ, > 7 ngày và khả năng kéo
dài thai kỳ đến 37 tuần.
Phần lớn các nghiên cứu cho thấy hiệu quả
kéo dài thai kỳ của Nifedipine trung bình là 5
tuần. Thời gian kéo dài thai kỳ trung bình trong
nghiên cứu của chúng tôi là 4 tuần, tương
đương với kết quả của Weerakul. Bởi vì do tuổi
thai trong nghiên cứu của chúng tôi là từ 28 – 34
tuần, trong khi các nghiên cứu khác, tuổi thai
nhỏ nhất là từ 20 tuần hoặc 24 tuần. Với tuổi thai
trong nghiên cứu của chúng tôi, việc kéo dài thai
kỳ thêm 4 tuần có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo
điều kiện cho thai nhi tiếp tục phát triển trong tử
cung, từ đó cải thiện kết quả chu sinh. Kết quả
nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận không có
trường hợp nào sinh trước tuần thứ 30; 97,5%
trường hợp sinh sau tuần thứ 32, chỉ có 05
trường hợp sinh ở thời điểm 30 – 32 tuần
Nifedipine có khả năng ngăn dòng Ca++ vào
nội bào, vì thế thuốc có thể làm dãn cơ trơn, từ
đó được dùng làm thuốc giảm co cơ tử cung để
điều trị dọa sinh non. Tuy nhiên, chính vì làm
dãn cơ trơn, trong đó có cả cơ trơn ở các tiểu
động mạch, làm giảm sức cản ngoại vi, gây nên
hạ huyết áp và dẫn đến phản xạ tăng nhịp tim.
Vì thế, khi điều trị dọa sinh non bằng
Nifedipine, một vấn đề cần được quan tâm
chính là tình trạng mạch, huyết áp của thai phụ
trong quá trình điều trị.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới ghi nhận
Nifedipine chỉ làm hạ huyết áp thoáng qua
trong khoảng 40 – 70 phút đầu tiên, huyết áp
trung bình chỉ hạ khoảng 10% so với trước điều
trị. Ulmsten(16,17) ghi nhận không có tình trạng hạ
huyết áp ở các thai phụ điều trị giảm gò bằng
Nifedipine. Trong nghiên cứu của chúng tôi,
mạch mẹ bắt đầu tăng từ phút thứ 20, tăng
nhiều nhất ở thời điểm 60 phút (10,5% trường
hợp có mạch mẹ > 120 lần/phút), tăng kéo dài
trong 3 giờ, sau đó mạch gần như về bình
thường trong quá trình điều trị. Tương tự, HA
tâm thu và HA tâm trương cũng bắt đầu hạ từ
thời điểm 20 phút, giảm nhiều nhất ở thời điểm
60 phút (có 12 trường hợp HA < 90/60 mmHg),
sau 3 giờ HA về gần như trước điều trị và không
thay đổi trong quá trình duy trì.
Tim thai trong quá trình chuyển dạ hoặc một
thời gian ngắn sau khi mẹ dùng thuốc đều
không bị ảnh hưởng, và khi quan sát trên
Doppler động mạch rốn thì không thấy có tác
hại nào lên thai nhi khi sản phụ dùng
Nifedipine(12). Theo nghiên cứu của Pirhonen(15)
thì tất cả các trẻ sinh ra đều có Apgar tốt, cân
bằng kiềm toan, cũng như khí máu động mạch
đều bình thường, vì thế ở liều điều trị 20 – 30mg
đã đảm bảo an toàn cho cả thai nhi và thai phụ
có huyết áp bình thường. Trong nghiên cứu của
chúng tôi, qua quá trình theo dõi tim thai trong
thời gian điều trị, chúng tôi ghi nhận có sự thay
đổi ít về tim thai. TTCB bắt đầu tăng từ thời
điểm 20 phút, tăng cao nhất ở thời điểm 60 phút
(3% trường hợp có TTCB > 160 lần/phút) và sau
đó trở về gần như bình thường trong thời gian
duy trì.
Hạn chế
Nghiên cứu được thiết kế theo loại hình
nghiên cứu quan sát nên kết quả thu được có
giới hạn trên phương diện bằng chứng y khoa.
Cỡ mẫu của nghiên cứu chưa đủ lớn để đánh giá
đầy đủ và chi tiết về tác dụng không mong
muốn, tuy nhiên mục tiêu chính của nghiên cứu
chủ yếu tập trung vào hiệu quả điều trị. Đây
không phải là nghiên cứu thực nghiệm lâm sàng
ngẫu nhiên có nhóm chứng, nên kết luận rút ra
từ nghiên cứu của chúng tôi chưa phản ánh đầy
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 143
đủ khi muốn so sánh với các thuốc giảm gò
khác.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu trên 197 thai phụ dọa sinh
non, tuổi thai 28 – 34 tuần, được điều trị giảm gò
bằng Nifedipine ghi nhận:
‐ Tỷ lệ giảm gò thành công kéo dài thai kỳ
trên 48 giờ đạt 89,4%; 95%CI [85,3 – 93,4], kéo
dài thai kỳ trên 7 ngày là 80,3%; 95%CI [74,6 –
86,3], giảm gò thành công đến 37 tuần là 47,2%;
95%CI [41,1 – 54,8]. Thời gian kéo dài thai kỳ
trung bình là 28,8 ngày.
‐ Tác dụng không mong muốn ở thai phụ và
thai nhi chỉ xuất hiện thoáng qua trong thời gian
điều trị tấn công, trở về bình thường trong thời
gian duy trì.
‐ Tuổi thai trung bình lúc sinh là 36 tuần. Tỷ
lệ trẻ sơ sinh cân nặng ≥ 2500 gram chiếm 69,5%;
95%CI [63,4 – 76,1]. Apgar 1 phút ≥ 7 chiếm
81,7%; 95%CI [76,1 – 87,3], trẻ có chỉ số Apgar 5
phút ≥ 7 chiếm tỷ lệ 93,4%; 95%CI [89,8 – 97,5].
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Beck S, et al. (2010) The worldwide incidence of preterm birth:
a systematic review of maternal mortality and morbidity. Bull
World Health Organ,. 88(1): p. 31‐8.
2. Bekkari Y, et al. (2005) Tocolysis with nifedipine: its use in
current practice. Gynecol Obstet Fertil,. 33(7‐8): p. 483‐7.
3. Bracero LA, et al., Comparison of nifedipine and ritodrine for
the treatment of preterm labor. Am J Perinatol, 1991. 8(6): p.
365‐9.
4. Briggs A (2011) Drugs in Pregnancy and Lactation, Lippincott
Williams & Wilkins. p. 450 ‐ 453.
5. Chan LW, et al.(2008) Side‐effect and vital sign profile of
nifedipine as a tocolytic for preterm labour. Hong Kong Med
J. 14(4): p. 267‐72.
6. Crowley P, Chalmers I, and Keirse MJ (1990), The effects of
corticosteroid administration before preterm delivery: an
overview of the evidence from controlled trials. Br J Obstet
Gynaecol 97(1): p. 11‐25.
7. Cunningham FG (2005) Williams Obstetrics, McGraw Hill ‐
Medical Publishing Division. p. 804‐827.
8. Ferguson A et al (1991), Calcium channel blockers: Role in
preterm labor tocolysis. Clinical consultations in Obstetrics
and Gynecology, 3(4): p. 241‐249.
9. Ferguson JE, Schutz TE, and Stevenson DK (1989) Neonatal
bilirubin production after preterm labor tocolysis with
nifedipine. Dev Pharmacol Ther, 1989. 12(3): p. 113‐7.
10. Gilbert WM, Nesbitt TS, and Danielsen B, (2003) The cost of
prematurity: quantification by gestational age and birth
weight. Obstet Gynecol,. 102(3): p. 488‐92.
11. Huỳnh Nguyễn Khánh Trang, Lương Thị Yến Nhi (2009),
Salbutamol trong điều trị dọa sanh non. Y Học Thành phố Hồ
Chí Minh. 13: tr. 124‐128
12. Lindow, S.W., et al. (1988) The effect of sublingual nifedipine
on uteroplacental blood flow in hypertensive pregnancy. Br J
Obstet Gynaecol,. 95(12): p. 1276‐81.
13. Management of preterm labor. Obstet Gynecol, ACOG
Practice Bulletin No.43, 2003. 101: p. 1039‐47.
14. Nguyễn Duy Tài (2006) Dọa sanh non, trong Sản Phụ Khoa,
Nguyễn Văn Điển, Nguyễn Thị Ngọc Phượng, và Trần Thị
Lợi (chủ biên), Nhà xuất bản Y học: Thành phố Hồ Chí Minh.
tr. 379‐390.
15. Pirhonen JP, et al (1990) Single dose of nifedipine in
normotensive pregnancy: nifedipine concentrations,
hemodynamic responses, and uterine and fetal flow velocity
waveforms. Obstet Gynecol,. 76(5 Pt 1): p. 807‐11.
16. Ulmsten U, (1984) Treatment of normotensive and
hypertensive patients with preterm labor using oral
nifedipine, a calcium antagonist. Arch Gynecol, 236(2): p. 69‐
72.
17. Ulmsten U, Andersson KE, and Wingerup L (1980),
Treatment of premature labor with the calcium antagonist
nifedipine. Arch Gynecol. 229(1): p. 1‐5.
Ngày nhận bài báo 30/11/2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo 02/12/2013
Ngày bài báo được đăng
05/01/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hieu_qua_cua_nifedipine_trong_dieu_tri_doa_sinh_non_o_thai_k.pdf