Hiệu quả của theo dõi BIS trên sự tiêu thụ Sevoflurane và các thông số ở hồi sức trong phẫu thuật tim người lớn

Nghiên cứu của chúng tôi không có sự khác biệt có ý nghĩa về sử dụng thuốc nicardipine (p=0,29) và ephedrin (p=0,27), nhưng tỉ lệ dùng thuốc tăng co bóp cơ tim nhóm BIS lại cao hơn có ý nghĩa so với nhóm không BIS (62,1% so với 37,9%, p = 0,04) (bảng 6), sự khác biệt này có thể do thời gian kẹp động mạch chủ kéo dài hơn ở nhóm BIS so với nhóm không BIS (60 phút vs 47 phút, p=0,01).Theo tác giả Nguyễn Thị Quý và cs “thời gian kẹp động mach chủ là một trong những yếu tố chính yếu có ảnh hưởng đến tổn thương tế bào cơ tim, ngoài ra còn có thể do chất lượng của việc tái tưới máu, bảo vệ cơ tim, các ngã truyền dung dịch liệt tim hoặc các loại dung dịch liệt tim.”(9). Gây mê được hướng dẫn bởi giá trị BIS đã làm giảm lượng thuốc mê vì thế thức tỉnh nhanh hơn và rút ống nội khí quản sớm hơn. Tuy nhiên trong phẫu thuật tim, thời gian nằm hồi sức và thở máy phụ thuộc nhiều yếu tố như tình trạng tim mạch, sử dụng thuốc vận mạch, loại phẫu thuật, tình trạng trước mổ, chảy máu sau mổ. Nghiên cứu của chúng tôi không thấy sự khác biệt có ý nghĩa về thời gian rút nội khí quản của nhóm BIS: 6,5 giờ (3 - 8 giờ) so với nhóm không BIS: 4,0 giờ (2,3 -10 giờ, p = 0,81) (bảng 7). Tuy không khác biệt có ý nghĩa giữa 2 nhóm nhưng thời gian rút ống nội khí quản nhóm BIS dài hơn do liên quan với tỉ lệ dùng thuốc tăng co bóp cơ tim nhóm BIS nhiều hơn. Trong phẫu thuật ngoài tim: những nghiên cứu của các tác giả Recart(11), Dajun(3) nhận thấy giảm thời gian rút ống nội khí quản của nhóm BIS so với nhóm không BIS. Các nghiên cứu khác không thấy sự khác biệt giữa 2 nhóm(8). Kanchi Muralidhah và cs thực hiện trên bệnh nhân phẫu thuật bắc cầu mạch vành không có THNCT cũng thấy giảm thời gian rút NKQ 3 ± 2 giờ và 2 ± 1 giờ lần lượt nhóm không BIS và nhóm BIS. Thời gian hồi tỉnh tương tự giữa 2 nhóm trong một số nghiên cứu(7,12). Các tác giả thấy rằng có nhiều yếu tố khác hơn là liều thuốc propofol và isoflurane trong nghiên cứu này ảnh hưởng đến thời gian rút nội khí quản. Đa số bệnh nhân trong nghiên cứu chúng tôi nằm 1 ngày ở hồi sức (73,8% nhóm BIS, 76,7% nhóm không BIS), nhóm không BIS không có trường hợp nào nhưng nhóm BIS có 2,4% trường hợp nằm đến 7 ngày do liên quan sử dụng thuốc tăng co bóp cơ tim nhóm BIS nhiều hơn có ý nghĩa (p= 0,049). Cũng vậy trong nghiên cứu của Janet D và cs trên 1.580 bệnh nhân, tác giả không thấy sự khác biệt thời gian nằm hồi sức. Gía trị BIS trung bình duy trì mê của tác giả là 47 cũng giống như nghiên cứu của chúng tôi (BIS = 46), do giảm ít (4,7%) lượng thuốc mê trong nhóm BIS nên không gì ngạc nhiên khi thời gian nằm hồi sức trong nghiên cứu của tác giả là không khác biệt. Trong một nghiên cứu của Wong và cs(15) khi thay khớp háng trên bệnh nhân lớn tuổi cho thấy thời gian hồi tỉnh nhanh hơn ở nhóm BIS khi duy trì mê bằng sevoflurane nhưng không ảnh hưởng đến thời gian nằm hồi sức.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 369 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả của theo dõi BIS trên sự tiêu thụ Sevoflurane và các thông số ở hồi sức trong phẫu thuật tim người lớn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 105 HIỆU QUẢ CỦA THEO DÕI BIS TRÊN SỰ TIÊU THỤ SEVOFLURANE VÀ CÁC THÔNG SỐ Ở HỒI SỨC TRONG PHẪU THUẬT TIM NGƯỜI LỚN Nguyễn Thị Như Hà*, Nguyễn Thị Qúy* TÓM TẮT Giảm tiêu thụ thuốc mê và rút ngắn thời gian lưu ống nội khí quản, thời gian nằm hồi sức khi theo dõi độ mê bằng BIS đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu gây mê phẫu thuật ngoài tim. Tuy nhiên có rất ít nghiên cứu về hiệu quả này của theo dõi BIS trên phẫu thuật tim. Vì thế chúng tôi thiết kế nghiên cứu này nhằm kiểm tra có hay không theo dõi độ mê bằng chỉ số BIS giúp giảm lượng thuốc mê sevoflurane và rút ngắn thời gian nằm hồi sức cũng như thời gian lưu ống nội khí quản trên phẫu thuật tim người lớn. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu trên 108 bệnh nhân tuổi từ 18-75 được phẫu thuật van tim, tất cả dẫn đầu bằng phương pháp gây mê tĩnh mạch nồng độ đích: propofol, sufentanil và duy trì mê bằng sevoflurane. Nhóm BIS gồm 55 trường hợp và được điều chỉnh độ mê theo sơ đồ Gurman. Nhóm không BIS gồm 53 trường hợp và được điều chỉnh độ mê dựa trên các dấu hiệu lâm sàng. So với nhóm không BIS, lượng sevoflurane nhóm BIS ít hơn 18% (p= 0,03) và không có sự khác biệt có ý nghĩa về thời gian rút ống nội khí quản (nhóm BIS là 6,5 giờ, nhóm không BIS là 4,0 giờ, p= 0,81), thời gian nằm ở phòng hồi sức cũng tương tự giữa 2 nhóm (1 ngày, p= 0,87). Kết luận:Theo dõi độ mê bằng chỉ số BIS đã tiết kiệm được 18% lượng thuốc mê sevoflurane và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về thời gian nằm hồi sức cũng như thời gian lưu ống nội khí quản trong phẫu thuật van tim người lớn. Từ khóa: chỉ số lưỡng phổ, phẫu thuật tim, sevoflurane, thời gian rút ống nội khí quản, thời gian nằm hồi sức. ABSTRACT THE EFFECT OF BIS MONITORING ON CONSUMPTION OF SEVOFLURANE AND RECOVERY PARAMETERS IN ADULT CARDIAC SURGERY. Nguyen Thi Nhu Ha, Nguyen Thi Quy, * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 4- 2014: 105 - 110 Reducing hypnotic medication utilization and shorter duration of intubation, length of stay in intensive care as anesthesia with BIS monitoring were proven in many studies of non cardiac surgical anesthesia. However, there are not many researchs on these effectiveness of BIS monitoring in cardiac surgery.This study was designed to test whether the use of BIS monitoring reduces sevoflurane requirements, duration of intubation and the time to discharge from the recovery room on adult cardiac surgery. We performed a prospective cohort study on 108 patients aged 18-75 undergoing the heart valve surgery, target control infusion anaesthesia was provided for all patients by infusion propofol, sufentanil for induction and maintaining anesthesia with sevoflurane. 55 cases in BIS group was adjusted anesthesia by Gurmanscheme. 53cases in non BIS group was adjusted anesthesia based on the clinical signs. Compare with non BIS group, patients with BIS group required 18% less sevoflurane (p=0.03) and there were no significant differences in time of tracheal extubation (BIS group was 6.5 hours, non * Viện Tim TP.Hồ Chí Minh, Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Thị Như Hà, ĐT: 0938338768, Email: bsnhuha@yahoo.com.vn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 106 BIS group was 4.0 hours, p=0.81), similar length of stay in intensive care(1 day in both groups, p=0.87). Conclusion: Monitoring of anesthesia with BIS index saved 18 % quantity of Sevoflurane and there were no significant differences in time of tracheal extubation orlength of stay in intensive care on adult heart valve surgery. KEY WORDS:BIS (Bispectral Index), cardiac surgery, sevoflurane, time of tracheal extubation, length of stay in intensive care. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong phẫu thuật, điều chỉnh đủ độ mê là mong muốn của tất cả các bác sĩ gây mê, nhằm tránh mê sâu không cần thiết do quá liều hoặc mê nông do chưa đủ liều.Đa số các bác sĩ gây mê dựa trên các dấu hiệu lâm sàng (mạch, huyết áp, sự cử động của bệnh nhân với các kích thích đau) để điều chỉnh lượng thuốc mê, tuy nhiên các dấu hiệu này không đáng tin cậy để đo độ mê, đặc biệt trong PT tim hay gây mê có dùng thuốc giãn cơ(6). Có nhiều dụng cụ như: Entropy, BIS, Narcotrend để theo dõi độ mê nhưng các tác giả cho rằng BIS ưu việt hơn trong theo dõi độ mê [www.nice.org.uk/dg6]. BIS là những giá trị được điều chỉnh từ điện não đồ của bệnh nhân gây mê đã được đưa vào thực hành lâm sàng để đo độ mê. Nhà sản xuất (Aspect Medical Systems, Natick, MA) cho rằng kỹ thuật này làm giảm sử dụng thuốc mê, rút ngắn thời gian nằm hồi sức và thời gian lưu ống nội khí quản(10).Vì vậy chúng tôi thiết kế nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả của BIS trên lượng thuốc mê sevoflurane và các thông số ở hồi sức. ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Phương pháp nghiên cứu Đoàn hệ tiến cứu. Đối tượng nghiên cứu Tất cả bệnh nhân từ 18-75 tuổi, được phẫu thuật trên van tim từ tháng 4-2012 đến 4-2014 tại Viện Tim, có ASA I-III, NYHA từ I-III, EF >50%, PAPS < 60 mmHg. Không có sử dụng thuốc hướng tâm thần, thuốc á phiện, BMI <23, không có đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn, men gan (SGOT và SGPT) <2 lần bình thường, Creatinine máu < 200 umol/l, không bị dị ứng với một trong số các thuốc trong nghiên cứu, nghe và trả lời bằng tiếng Việt. Phương pháp tiến hành Tất cả bệnh nhân được tiền mê Atarax 1mg/kg 1 giờ trước khi đến phòng mổ. Tại phòng mổ bệnh nhân được gắn các thiết bị theo dõi như ECG, SpO2, đặt 2 đường truyền tĩnh mạch, huyết áp xâm lấn. Nhóm bệnh nhân được theo dõi độ mê bằng BIS chuẩn bị như sau: lau trán bệnh nhân bằng alcool, đợi khô sẽ dán điện cực để theo dõi độ mê như đề nghị của nhà sản xuất. Cuối cùng kháng trở sẽ được đo ở mỗi miếng điện cực nhằm đảm bảo tiếp xúc tốt. Sau đó bộ cảm nhận thu các tín hiệu từ vỏ não và đưa vào bộ phận chuyển tín hiệu kỹ thuật số để tính toán thành trị số không có đơn vị từ 0-100. Khi tỉnh táo, BIS từ90-100, BIS =0: vỏ não bị ức chế hoàn toàn, BIS <40: mê sâu. Trong gây mê nên duy trì BIS 40 – 60. Bệnh nhân được chia thành 2 nhóm: 55 trường hợp được theo dõi bằng BIS (nhóm BIS), 53 trường hợp theo dõi độ mê dựa trên các dấu hiệu lâm sàng (nhóm không BIS). Tất cả được dẫn đầu gây mê bằng phương pháp TCI: propofol và sufentanil. Truyền sufentanil trước với nồng độ 0,35-0,4 ng/ml, khi đạt được nồng độ này tại não mới bắt đầu truyền propofol khởi đầu 1,5 µg/ml và tăng dần mỗi 0,5 µg/ml cho đến khi bệnh nhân mất tri giác (OAA/S ≤ 2) thì tiêm thuốc dãn cơ rocuronium 1mg/kg và đặt nội khí quản tùy theo mỗi nhóm: nhóm BIS đặt nội khí quản khi giá trị BIS =60 và sau 1 phút tiêm rocuronium, nhóm không BIS đặt nội khí quản khi OAAS < 2 và sau 1 phút tiêm rocuronium. Cả 2 nhóm duy trì thuốc mê thể khí sevoflurane và oxy, với lưu lượng khí mới 3 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 107 l/phút và có theo dõi nồng độ khí mê, CO2 bằng máy Dragger Vamos. Nhóm BIS điều chỉnh độ mê theo sơ đồ Gurman (bảng 1), nhóm không BIS điều chỉnh độ mê dựa trên dấu hiệu lâm sàng (cử động, chảy nước mắt, toát mồ hôi) và giữ cho sự thay đổi của mạch, huyết áp trung bình trong khoảng ± 20% so với giá trị ban đầu. Duy trì thuốc mê đến lúc hoàn tất may da. Dùng atropin khi nhịp tim< 40 l/phút, hoặc các thuốc vận mạch như nicardipine, epinephrine khi cần. Cả 2 nhóm bệnh nhân khi đến phòng hồi sức đều tiếp tục thông khí cơ học, giảm đau bằng morphin ± perfalgan truyền tĩnh mạch và an thần bằng propofol 1–2 mg/kg/giờ truyền tĩnh mạch liên tục cho đến khi hết hay giảm chảy máu, nhiệt độ cơ thể 36,5 - 37oC, tưới máu mô tốt, huyết động ổnsẽ ngưng thuốc propofol và tính là thời điểm t0. Theo dõi và tập thở khi bệnh nhân tỉnh táo, rút ống nội khí quản khi đủ tiêu chuẩn và ghi nhận mấy giờ kể từ thời điểm t0. Ghi nhận các trị số BIS, nồng độ propofol, sevoflurane, mạch, huyết áp, dấu hiệu lâm sàng và áp lực tĩnh mạch trung tâm tại các thời điểm: bệnh nhân mới đến phòng mổ, mất tri giác, trước soi thanh quản, soi thanh quản, sau đặt nội khí quản 2 phút, trước và sau rạch da 2 phút, trước và sau cưa xương ức 2 phút, giai đoạn trước THNCT, trong THNCT, trước ngưng THNCT 5 phút và sau ngưng 15 phút, xỏ chỉ thép, may da. Bảng 1: Sơ đồ quyết định của Gurman BIS HATB > 120% giá trị cơ bản HATB bình thường HATB < 120% giá trị cơ bản BIS > 60 Tăng thuốc mê, có thể dùng thuốc dãn mạch Tăng thuốc mê Bù dịch và hoặc thuốc vận mạch rồi tăng thuốc mê. 40<BI S<60 Dùng thuốc dãn mạch. Lý tưởng. Bù dịch và hoặc dùng thuốc vận mạch BIS < 40 Dùng thuốc dãn mạch, giảm thuốc mê. Giảm thuốc mê. Giảm thuốc mê, có thể bù dịch và hoặc dùng thuốc vận mạch. Phân tích và xử lý số liệu Thống kê mô tả đặc tính mẫu giữa 2 nhóm trước mổ, trong và sau mổ. Thống kê mô tả các biến số kết cuộc: lượng trung bình sevofluran của 2 nhóm. Trung bình ± độ lệch chuẩn (nếu biến có phân phối bình thường) hoặc trung vị nếu biến không có phân phối bình thường. Thống kê phân tích: dùng phép kiểm χ2 với các biến định tính và các biến phân nhóm, phép kiểm T-test với các biến định lượng. Tất cả phương pháp thống kê và phân tích được thực hiện bằng phần mềm SPSS 16.0. KẾT QUẢ Nghiên cứu của chúng tôi không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa 2 nhóm về đặc điểm dân số trước mổ như: tỉ lệ nam/nữ, tuổi, cân nặng, BMI, ASA, NYHA, EF, PAPS, tỉ lệ nhịp xoang/rung nhĩ hay bệnh cao huyết áp đi kèm (bảng 2 và 3). Cũng không khác biệt về loại phẫu thuật, thời gian duy trì sevo hay thời gian THNCT, chỉ có sự khác biệt có ý nghĩa về thời gian gây mê (p = 0,02) và thời gian kẹp động mạch chủ (p = 0,01) của nhóm BIS dài hơn nhóm không BIS (bảng 4). Lượng thuốc trung bình sevoflurane nhóm BIS: 13,3 ± 2,6 ml/giờ ít hơn có ý nghĩa so với nhóm không BIS 15,7± 3,4 ml/giờ (p= 0,03) (giảm 18%)(bảng 5). Chúng tôi chỉ phỏng vấn 1 lần sau phẫu thuật, không có trường hợp nào nằm mơ hay thức tỉnh trong mổ và trong suốt cuộc mổ không có trường hợp nào chảy nước mắt, hay cử động. Thời gian rút nội khí quản trung bình nhóm BIS: 6,5 giờ (3- 8 giờ), nhóm không BIS: 4,0 giờ (2,3- 10 giờ), tuy nhiên không có sự khác biệt có ý nghĩa (p=0,81) (bảng 7).Thời gian nằm hồi sức trung bình nhóm BIS: 1 ngày (1 ngày- 2 ngày) và nhóm không BIS: 1 ngày (1 ngày-1,25 ngày), không có sự khác biệt về thời gian nằm hồi sức giữa 2 nhóm (P= 0,867) (bảng 7). Bảng 2 : Đặc điểm chung của bệnh nhân trước mổ Nhóm BIS N = 55 (%) Không BIS N = 53 (%) P Nam 29 (52,7) 20 (37,7) 0,14 Tuổi*(năm) 43,7 ± 13,9 46,4± 11,6 0,33 Cân nặng*(Kg) 53,4 ± 6,9 52,5± 6,5 0,40 BMI* 21 ± 1,9 20,7± 1,5 0,21 * TB ± ĐLC. BMI: chỉ số khối cơ thể. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 108 Bảng 3 : Đặc điểm bệnh lý tim mạch trước mổ Nhóm BIS (%) Không BIS(%) P ASA II 42,9 63,7 0,09 ASA III 57,1 36,3 NYHA I 2,9 6,1 0,70 NYHA II 65,7 57,7 NYHA III 31,4 36,2 EF* (%) 67,2 ± 7,5 65,7± 9,7 0,54 PAPS*(mmHg) 42,2 ± 15 40,8± 13,6 0,65 Rung nhĩ 36,4 35,5 0,92 Cao huyết áp(n) 2 2 0.91 * TB ± ĐLC. EF: phân suất tống máu. PAPS: áp lực động mạch phổi tâm thu. Bảng 4 : Đặc điểm của bệnh nhân trong mổ Nhóm BIS N = 55 (%) Không BIS N = 53 (%) P PT 1 van 30 (54,5) 32 (60,3) 0,85 PT 2 van 21 (38,2) 18 (33,9) PT 3 van 4 (7,3) 3 (5,8) TG duy trì sevo (giờ) 3,3 3,0 0,29 TG gây mê* (giờ) 3,8 ± 0,6 3,5 ± 0,6 0,02 TG THNCT* (phút) 88,0 ± 31,0 78,1± 18,2 0,08 TG kẹp ĐMC (phút) 60 47 0,01 * TB ± ĐLC. TG: thời gian. ĐMC: động mạch chủ. THNCT: tuần hoàn ngoài cơ thể. Bảng 5 : Lượng thuốc mê trong phẫu thuật Nhóm BIS N = 55 (%) Không BIS N = 45 (%) P Lượng sevoflurane* (ml/giờ) 13,3 ± 2,6 15,7± 3,4 0,03 * TB ± ĐLC Bảng 6: Các thuốc dùng trong phẫu thuật Nhóm BIS N = 55 (%) Không BIS N = 53 (%) P Lượng sufentanil (Ɣ) 112 111 0,28 Thuốc Loxen 10 18 0,29 Thuốc Ephedrine 10 19 0,27 Thuốc TCBCT 36 (62,1) 22 (37,9) 0,04 TCBCT : tăng co bóp cơ tim Bảng 7 :Thời gian rút nội khí quản, thời gian nằm hồi sức Nhóm BIS Không BIS P TG rút NKQ* (giờ) 6,5 (3-8) 4,0 (2,3-10) 0,81 TG nằm HS* (ngày) 1,0 (1-2) 1,0 (1-1,25) 0,87 * TB (tứ phân vị) Biểu đồ 2: Thời gian rút ống NKQ của 2 nhóm BÀN LUẬN Phẫu thuật tim có những nét đặc trưng riêng như: tuần hoàn ngoài cơ thểlàm thay đổi dược động và dược lực học của thuốc, các kích thích mạnh gây đau (như cưa xương ức, sốc điện, lôi kéo trong phẫu thuật, đặt nội khí quản..). Mặt khác để không ảnh hưởng đến chức năng tim đặc biệt trên bệnh nhân có ASA thấp(6), gây mê thường dùng liều cao thuốc á phiện kết hợp liều thấp thuốc ngủ tất cả những điều này làm tăng tần suất thức tỉnh trong mổ. Vì thế rất cần thiết có dụng cụ theo dõi độ mê trong gây mê, đặc biệt trong mổ tim mạch.Có nhiều dụng cụ như: Entropy, BIS, Narcotrend để theo dõi độ mê nhưng các tác giả cho rằng BIS ưu việt hơn trong theo dõi độ mê [www.nice.org.uk/dg6].Đánh giá trên tiêu thụ thuốc mê, các nghiên cứu thấy rằng gây mê được hướng dẫn bởi chỉ số BIS làm giảm có ý nghĩa 20%-40% lượng thuốc mê sevoflurane so với nhóm không BIS trong phẫu thuật ngoài tim(12). Nhưng ngược lại một số nghiên cứu không chứng minh giảm tiêu thụ sevoflurane(1). Nghiên cứu của chúng tôi giảm 18% lượng sevoflurane,thấp hơn so với các nghiên cứu khác. Lý giải điều này (1) do thiết kế nghiên cứu của chúng tôi là nhóm BIS duy trì giá trị BIS trung bình 46,2 trong suốt cuộc mổ, thấp hơn các nghiên cứu khác: duy trì BIS trung bình 50 hay 55-60(8) và tăng giá trị BIS 50-70 vào 15 phút cuối cuộc mổ, mà mỗi điểm khác biệt về trị số BIS giữa 2 nhóm sẽ giảm 1,4% đến 2% lượng thuốc ngủ(3,4). Lý do (2): chúng tôi có kinh nghiệm sử Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 109 dụng theo dõi BIS 1 năm trước khi thực hiện nghiên cứu này nên có khả năng chúng tôi đã biết rõ về mối tương quan giữa nồng độ sevoflurane và giá trị BIS trong các phẫu thuật tương tự, do đó làm giảm sự khác biệt về lượng sevoflurane giữa 2 nhóm, gọi là nhiễu do quá trình học đã được chứng minh bởi Roizen và Toledano(11). Giảm thuốc mê trong phẫu thuật tim có THNCT có thể suy ra rằng ức chế cơ tim ít hơn, ít làm giảm kháng lực mạch máu hệ thống, giảm rối loạn nhịp, giảm sử dụng thuốc co bóp cơ tim cũng như thuốc vận mạch. Sử dụng chính xác lượng thuốc mê trong phẫu thuật tim thì hết sức quan trọng trên bệnh nhân có chức năng co bóp tim kém, bệnh nhân lớn tuổi và nhóm bệnh nhân thuộc nguy cơ cao. Nghiên cứu của chúng tôi không có sự khác biệt có ý nghĩa về sử dụng thuốc nicardipine (p=0,29) và ephedrin (p=0,27), nhưng tỉ lệ dùng thuốc tăng co bóp cơ tim nhóm BIS lại cao hơn có ý nghĩa so với nhóm không BIS (62,1% so với 37,9%, p = 0,04) (bảng 6), sự khác biệt này có thể do thời gian kẹp động mạch chủ kéo dài hơn ở nhóm BIS so với nhóm không BIS (60 phút vs 47 phút, p=0,01).Theo tác giả Nguyễn Thị Quý và cs “thời gian kẹp động mach chủ là một trong những yếu tố chính yếu có ảnh hưởng đến tổn thương tế bào cơ tim, ngoài ra còn có thể do chất lượng của việc tái tưới máu, bảo vệ cơ tim, các ngã truyền dung dịch liệt tim hoặc các loại dung dịch liệt tim...”(9). Gây mê được hướng dẫn bởi giá trị BIS đã làm giảm lượng thuốc mê vì thế thức tỉnh nhanh hơn và rút ống nội khí quản sớm hơn. Tuy nhiên trong phẫu thuật tim, thời gian nằm hồi sức và thở máy phụ thuộc nhiều yếu tố như tình trạng tim mạch, sử dụng thuốc vận mạch, loại phẫu thuật, tình trạng trước mổ, chảy máu sau mổ. Nghiên cứu của chúng tôi không thấy sự khác biệt có ý nghĩa về thời gian rút nội khí quản của nhóm BIS: 6,5 giờ (3 - 8 giờ) so với nhóm không BIS: 4,0 giờ (2,3 -10 giờ, p = 0,81) (bảng 7). Tuy không khác biệt có ý nghĩa giữa 2 nhóm nhưng thời gian rút ống nội khí quản nhóm BIS dài hơn do liên quan với tỉ lệ dùng thuốc tăng co bóp cơ tim nhóm BIS nhiều hơn. Trong phẫu thuật ngoài tim: những nghiên cứu của các tác giả Recart(11), Dajun(3) nhận thấy giảm thời gian rút ống nội khí quản của nhóm BIS so với nhóm không BIS. Các nghiên cứu khác không thấy sự khác biệt giữa 2 nhóm(8). Kanchi Muralidhah và cs thực hiện trên bệnh nhân phẫu thuật bắc cầu mạch vành không có THNCT cũng thấy giảm thời gian rút NKQ 3 ± 2 giờ và 2 ± 1 giờ lần lượt nhóm không BIS và nhóm BIS. Thời gian hồi tỉnh tương tự giữa 2 nhóm trong một số nghiên cứu(7,12). Các tác giả thấy rằng có nhiều yếu tố khác hơn là liều thuốc propofol và isoflurane trong nghiên cứu này ảnh hưởng đến thời gian rút nội khí quản. Đa số bệnh nhân trong nghiên cứu chúng tôi nằm 1 ngày ở hồi sức (73,8% nhóm BIS, 76,7% nhóm không BIS), nhóm không BIS không có trường hợp nào nhưng nhóm BIS có 2,4% trường hợp nằm đến 7 ngày do liên quan sử dụng thuốc tăng co bóp cơ tim nhóm BIS nhiều hơn có ý nghĩa (p= 0,049). Cũng vậy trong nghiên cứu của Janet D và cs trên 1.580 bệnh nhân, tác giả không thấy sự khác biệt thời gian nằm hồi sức. Gía trị BIS trung bình duy trì mê của tác giả là 47 cũng giống như nghiên cứu của chúng tôi (BIS = 46), do giảm ít (4,7%) lượng thuốc mê trong nhóm BIS nên không gì ngạc nhiên khi thời gian nằm hồi sức trong nghiên cứu của tác giả là không khác biệt. Trong một nghiên cứu của Wong và cs(15) khi thay khớp háng trên bệnh nhân lớn tuổi cho thấy thời gian hồi tỉnh nhanh hơn ở nhóm BIS khi duy trì mê bằng sevoflurane nhưng không ảnh hưởng đến thời gian nằm hồi sức. KẾT LUẬN Trong phẫu thuật van tim người lớn, khi theo dõi độ mê bằng chỉ số BIS đã tiết kiệm được 18% lượng thuốc mê sevoflurane và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về thời gian nằm hồi sức cũng như thời gian lưu ống nội khí quản. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 110 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ahmad S, Yilmaz M, Marcus RJ, et al (2003) "Impact of Bispectral Index monitoring on fast tracking of gynecologic patients undergoing laparoscopic surgery". Anesthesiology, 98, 849 –52. 2. Bruhn J, Kreuer S, Wilhelm W, et al (2005) "Reduction of anesthetic drug consumption is correlated with mean titrated bispectral index values: a quantitative systematic". ASA, A66. 3. Dajun Song, Girish P. Joshi et al (1997) "Titration of volatile anesthetics using Bispectral Index facilitates recovery after ambulatory anesthesia". Anesthesiology, 87, 842-8. 4. Ellerkmann R. K., S.Kreuer, W.Wilhelm, et al (2006) "Reduction in anaesthetic drug consumption is correlated with mean titrated intra-operative Bispectral Index values". Acta Anaesthesiol Scand, 50, 1244–1249. 5. Lunn JK, Stanley TH, Eisele J, et al (1979) "High-dose fentanyl anesthesia for coronary artery surgery: Plasma fentanyl concentrations and influence of nitrous oxide on cardiovascular responses". Anesth Analg, 58, 390-395. 6. Mahla ME (1997) "Electroencephalogram in the OR". 16, (1), 3- 13. 7. Myles PS, Hunt JO, Fletcher H, Smart J, Jackson T (2000) "Propofol, thiopental, sevoflurane, and isoflurane: A randomized, controlled trial of effectiveness". Anesth Analg, 91, 1163-9. 8. Nabaweya Mostafa Kamal, S.H. Omar, K.G. Radwan and A. Youssef (2009) "Bispectral index monitoring tailors clinical anesthetic delivery and reduces anesthetic drug consumption". J.Med. Sci, 9, 10-16. 9. Nguyễn Thị Quý, Nguyễn Văn Chừng và cs (2006) "Hiệu quả của sự phối hợp sufentanil- propofol trong gây mê phẫu thuật bắc cầu mạch vành". Y học TP. Hồ Chí Minh 10, 111-118. 10. Product Information. BIS: Your guide to the hypnotic state during anesthesiaand sedation. Natick,MA: Aspect Medical Systems. 11. Recart A, Gasanova I, White PF, et al (2003) "The effect of cerebral monitoring on recovery after general anesthesia: a comparison of the auditory evoked potential and bispectral index devices with standard clinical practice". Anesth Analg, 97, 1667-74. 12. Robinson BJ, Uhrich TD, Ebert TJ (1999) "A review of recovery from sevoflurane anaesthesia : comparisons with isoflurane and propofol including meta analysis". Acta Anaesthesiol Scand, 43, 185-90. 13. Roizen MF, Toledano A (1994) "Technology assessment and the “learning contamination” bias". Anesth Analg, 79, 410–12. 14. Sebel PS, Browdle TA, Ghoneim MM, et al (2004) "The incidence of awareness during anesthesia: a multicenter United States study". Anesth Analg, 99, 833-9. 15. Wong J, Song D, Blanshard H, Grady D, Chung F (2002) "Titration of isoflurane using BIS index improves early recovery of elderly patients undergoing orthopedic surgeries". Can J Anaesth, 49, 13– 8. Ngày nhận bài báo: 29/04/2014 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/05/2014 Ngày bài báo được đăng: 30/6/2014

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhieu_qua_cua_theo_doi_bis_tren_su_tieu_thu_sevoflurane_va_ca.pdf