Hiệu quả của tím Gentian 0,05% trong điều trị nấm miệng do Candida SPP. trên học viên nam đang cai nghiện tại trung tâm GDDN nhị xuân (2007)

Khi kết hợp cả hai tiêu chuẩn ñánh giá, lâm sàng và vi nấm, bảng 3 ghi nhận chỉ 33% ñối tượng khỏi bệnh thật sự. Như vậy, một số cơ ñịa, tuy tổn thương biến mất nhưng số khúm nấm vẫn trên 50 CFU/ml. Có thể do ngưỡng qui ñịnh của nghiên cứu này tương ñối khắt khe trong khi mật ñộ vi nấm ở người nhiễm HIV luôn cao hơn người bình thường (3). Mặt khác, sau khi bong tróc, bề mặt tổn thương của thể giả mạc có vẻ bình thường nên tất yếu ñược ghi nhận khỏi bệnh. Tuy nhiên, mật ñộ vi nấm còn cao là một nguy cơ tiềm ẩn gây tái phát nếu việc chăm sóc răng miệng không ñược chú trọng. Vì vậy cần lưu ý ñiều trị duy trì ñối với thể giả mạc mặc dù tổn thương ñã biến mất trên lâm sàng. Ngược lại, một số trường hợp sạch vi nấm nhưng hình ảnh lâm sàng vẫn hiện diện. Với thời gian 2 tuần, một số mô bệnh chưa kịp tái tạo cấu trúc và hồi phục hoàn toàn. Đồng thời, tình trạng nhiễm khuẩn phối hợp cũng có thể ảnh hưởng ñến khả năng lành tổn thương và vai trò của vi khuẩn ñã không ñược bao gồm trong khảo sát này. Việc khỏi bệnh dựa trên lâm sàng hay cận lâm sàng ñều có ý nghĩa riêng. Nếu tổn thương biến mất thể hiện hiệu quả trước mắt, ñáp ứng tâm lý ñiều trị của bệnh nhân thì sạch vi nấm là một tiên lượng tốt về khả năng tái phát, là cơ sở ñể các bác sĩ thực hành quyết ñịnh có nên ñiều trị duy trì hay không trên các ñối tượng nguy cơ. Do ñó, việc kết luận hiệu quả của một phác ñồ cần kết hợp cả 2 yếu tố trên. Thời gian 2 tuần chưa ñủ ñể GV 0,05% phát huy hết hiệu quả, cần những nghiên cứu sâu hơn ñể xác ñịnh thời gian tối ưu. Và nên chăng phối hợp ñiều trị kháng nấm toàn thân với súc miệng bằng dung dịch GV 0,05 % ?

pdf10 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 237 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả của tím Gentian 0,05% trong điều trị nấm miệng do Candida SPP. trên học viên nam đang cai nghiện tại trung tâm GDDN nhị xuân (2007), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
175 HIỆU QUẢ CỦA TÍM GENTIAN 0,05% TRONG ĐIỀU TRỊ NẤM MIỆNG DO CANDIDA SPP. TRÊN HỌC VIÊN NAM ĐANG CAI NGHIỆN TẠI TRUNG TÂM GDDN NHỊ XUÂN (2007) Nhữ Thị Hoa1, Đoàn Kỳ Đức Minh1, Nguyễn Hồ Thị Nga1, Đinh Mạnh Hà2 TÓM TẮT Mục tiêu: ñánh giá hiệu quả của việc súc miệng bằng dung dịch tím gentian 0,05% ñối với bệnh nấm miệng do Candida spp. trên các học viên ñang cai nghiên tại Trung Tâm Giáo Dục Dạy Nghề Nhị Xuân (TTGDDNNX). Method: thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, mù ñôi, có ñối chứng ñược tiến hành từ 01/11/2006 ñến 15/01/2007 trên 60 học viên nhiễm nấm Candida spp. miệng tại TTGDDNNX, Hóc Môn. Các học viên tham gia nghiên cứu ñược phỏng vấn, khám lâm sàng, xét nghiệm vi nấm trước và sau 2 tuần súc miệng bằng dung dịch tím gentian 0,05% hoặc dung dịch giả dược. Kết quả: trong 113 học viên có biểu hiện tổn thương niêm mạc miệng, 60 trường hợp (53%) ñược xác ñịnh nhiễm Candida spp., chủ yếu do C. albicans (95%). Thể ban ñỏ chiếm ưu thế (75%), tiếp theo là thể giả mạc (30%). Sau 2 tuần ñiều trị, tổn thương biến mất ở 43,3% bệnh nhân, 56,7% mẫu xét nghiệm trở nên âm tính. Tỉ lệ khỏi bệnh chung về lâm sàng và vi sinh là 33,3%. Kết luận: dung dịch tím gentian 0,05% thích hợp trong phòng ngừa và ñiều trị ñẹn miệng do Candida spp. trên các học viên ñang cai nghiện tại trung tâm. Tuy vậy, cần nghiên cứu sâu hơn ñể xác ñịnh thời gian ñiều trị tối ưu của dung dịch sát khuẩn này trên các ñối tượng nguy cơ cao. ABSTRACT EFFECTIVENESS OF GENTIANE VIOLET ON ORAL CANDIDIASIS AMONG MALE DETOXIFICATION PATIENTS AT NHI XUAN REHABILITATION CENTRE (2007) Nhữ Thị Hoa1, Đoàn Kỳ Đức Minh1, Nguyễn Hồ Thị Nga1, Đinh Mạnh Hà2 1 Bộ Môn Ký Sinh Trùng, Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch TP. HCM 2 Viện Răng Hàm Mặt, TP. HCM 176 Objective: to determine the effect of gargling with gentian violet 0,05% against oral candidiasis among male detoxification patients at Nhi Xuan Rehabilitation Centre. Method: the placebo-controlled double-blind randomized clinical trial was conducted from 01/11/2006 to 15/01/2007 among 60 male subjects with oral candidiasis at Nhi Xuan Rehabilitation Centre. The subjects were interviewed, clinically examined, paraclinically evaluated before and after 2 weeks gargling with gentian violet 0,05% or with placebo solution. Results: the proportion of Candida spp. is 53% among 113 patients having oral lesions, in which Candida albicans is predominant species (95%). Most of them are erythematous candidiasis (75%) and pseudomembranous candidiasis (30%). Clinical effect, microbiological effect are 43,3% and 56,7%, respectively. The proportion of recovery in this study is 33,3%. Conclusion and recommendation: gentian violet 0,05% is suitable for prevention and treatment for oral candidiasis of detoxification patients. However, it’s necessary to perform large- scale research in order to determine the optimal treament period with this antiseptic solution for subjects at high risk of oral candidiasis. ĐẶT VẤN ĐỀ Candida spp. thuộc nhóm vi nấm hạt men sống hoại sinh ở môi trường bên ngoài, một số nội - hoại sinh trong các tạng rỗng của người hoặc thú như khoang miệng, ruột, âm ñạo. Ở trạng thái hoại sinh, mật ñộ vi nấm rất thấp và luôn giữ thế cân bằng với các vi khuẩn chí trong cùng môi trường. Khi gặp ñiều kiện thuận lợi (cơ ñịa suy giảm miễn dịch, tiểu ñường, sử dụng kháng sinh kéo dài, mang răng giả) vi nấm sẽ tăng sinh mật ñộ, chuyển thành sợi tơ nấm giả, xâm lấn vào niêm mạc, tổ chức mô, gây tình trạng viêm nhiễm do Candida. Theo y văn, tỉ lệ bệnh Candida miệng dao ñộng từ 30 – 80% (4). Tại Việt Nam, Trần Thị Bích Liên ghi nhận phết bệnh phẩm ở miệng dương tính với Candida là 34,5% trên ñối tượng nhiễm HIV/AIDS và 81,46% trên những người có tổn thương niêm mạc miệng nói chung(15). Hiện nay, tình trạng kháng thuốc bắt ñầu xuất hiện ñối với một số hoạt chất kháng nấm phổ biến như fluconazole, itraconazole, ketoconazole, nystatin, amphotericin B, Bên cạnh ñó, giá thành thuốc tuy ñã giảm nhiều nhưng vẫn cao so với ñiều kiện kinh tế của các học viên ñang cai nghiện. Vì vậy, một phác ñồ ñiều trị mới, hiệu quả, rẻ tiền là rất cần thiết. 177 Tím gentian (Gentian violet – GV), từ lâu, ñã ñược chứng minh có tác dụng kháng nấm tại chỗ (14) nhưng gây mất thẩm mỹ do nhuộm màu tím các mô và niêm mạc. Gần ñây, trước nhu cầu cần một liệu pháp hiệu quả, rẻ tiền trong ñiều trị cũng như dự phòng nhiễm nấm Candida spp. vùng miệng trên bệnh nhân HIV/AIDS, tím gentian ñã ñược quan tâm trở lại (8). Tuy nhiên nồng ñộ nào là tối ưu – vừa hiệu quả ñiều trị, vừa mang tính thẩm mỹ ? Do ñó, nghiên cứu này ñược tiến hành với hy vọng các kết quả thu ñược sẽ hữu ích cho ñiều trị và dự phòng nhiễm nấm Candida trên các ñối tượng nguy cơ cao. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Đánh giá hiệu quả của việc súc miệng bằng tím gentian 0,05% ñối với bệnh nấm miệng do Candida spp. trên các học viên (HV) nam ñang cai nghiện tại TTGDDNNX, Hóc Môn từ ngày 01/11/2006 – 15/01/2007. ĐỐI TƯỢNG & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, mù ñôi, có ñối chứng ñược tiến hành trên 60 học viên nam nhiễm Candida miệng tại TTGDDNNX từ tháng 11/2006 ñến 1/2007. Cỡ mẫu tối thiểu cho mỗi nhóm là 20, ñược ước lượng theo công thức kiểm ñịnh hiệu hai tỉ lệ ở mức tin cậy 95%, sai số cho phép 5%, ñộ mạnh 90% với tỉ lệ tham khảo ở nhóm hồi phục sang thương miệng sau khi súc miệng bằng dung dịch GV (dd GV) và ở nhóm giả dược lần lượt là 42% và 4%(8). Các ñối tượng có tổn thương niêm mạc miệng dạng giả mạc, ban ñỏ, tăng sinh, hoặc chốc mép ñược xác ñịnh do Candida spp., không dùng các hoạt chất kháng nấm trong vòng 3 tháng trước ñó cũng như trong suốt thời gian thử nghiệm, có thể tự vệ sinh răng miệng, ñều ñược ñưa vào nghiên cứu một cách tự nguyện và ñược bốc thăm ngẫu nhiên ñể chọn phác ñồ ñiều trị : nhóm A súc miệng bằng dd GV 0,05%, nhóm B súc miệng với giả dược (màu thực phẩm pha với nước cất vô trùng). Việc súc miệng kéo dài trong hai tuần, mỗi ngày hai lần (sáng và chiều) dưới sự giám sát của các cán bộ quản giáo. Khám lâm sàng, xét nghiệm phết tổn thương và dịch súc miệng (bằng nước cất vô trùng) ñược tiến hành trước và sau ñợt can thiệp. Xác ñịnh nhiễm Candida spp. khi : i) quan sát trực tiếp thấy sợi tơ nấm giả, hoặc ii) hơn 50 CFU/ml bệnh phẩm trên canh cấy kết hợp với sự hình thành sợi tơ nấm giả trong kỹ thuật Dalmau. Định danh các loài Candida bằng thử nghiệm huyết thanh (serum test), Dalmau và CHROMagar. 178 Xử lý số liệu bằng phần mềm Stata 8.0. Kết quả trình bày dưới dạng bảng. Sử dụng tần số, tỉ lệ ñể mô tả các biến số. Phân tích kết quả bằng kiểm ñịnh Chi bình phương, RR (khoảng tin cậy 95%). KẾT QUẢ Bảng 1: Đặc ñiểm mẫu nghiên cứu Đặc ñiểm Mẫu NC n (%) Nhóm A n (%) Nhóm B n (%) p Nhóm tuổi 20 – 30 > 30 48 (80,0) 12 (20,0) 24 (80,0) 6 (20,0) 24 (80,0) 6 (20,0) 1 Học vấn < cấp 3 ≥ cấp 3 38 (63,3) 22 (36,7) 19 (63,3) 11 (36,7) 19 (63,3) 11 (36,7) 1 Bệnh nền HIV Lao 24 (40,0) 4 (6,7) 11 (36,7) 1 (3,3) 13 (43,3) 3 (10,0) 0,5 0,3 Đang θ ARV Kháng sinh 8 (33,3) 5 (8,3) 5 (45,5) 3 (10,0) 3 (23,1) 2 (6,7) 0,2 0,6 Vệ sinh RM < 3 lần ≥ 3 lần 56 (93,3) 4 (6,7) 27 (90,0) 3 (10,0) 29 (96,7) 1 (3,3) 0,3* Candida albicans non- albicans 57 (0,95) 3 (0,05) 28 (0,93) 2 (0,07) 29 (0,97) 1 (0,03) 1* * kiểm ñịnh Fisher’s exact Đa số ñối tượng tham gia nghiên cứu ở ñộ tuổi 20 – 30, chưa học hết cấp 3 và tình trạng vệ sinh răng miệng chưa tốt. Chỉ 40% trường hợp ñược xác nhận nhiễm HIV và khoảng 1/3 trong số ñó 179 ñang ñiều trị ARV. Tác nhân chủ yếu gây ñẹn miệng là Candida albicans. Các ñặc ñiểm về dân số và yếu tố thuận lợi có thể ảnh hưởng ñến kết quả ñiều trị ñược phân bố ñều ở 2 nhóm phac ñồ. Bảng 2: Tỉ lệ phân bố các thể lâm sàng Mẫu NC n (%) Nhóm A n (%) Nhóm B n (%) p Ban ñỏ 45 (75) 25 (80,0) 20 (60,0) 0,09 Giả mạc 18 (30) 6 (20,0) 12 (40,0) 0,09 Chốc mép 1 (1,7) 1 (3,3) 0 (0,0) 0,32 Phối hợp 2 (6,7) 1 (3,3) 0,5 Các thể lâm sàng xuất hiện với tỉ lệ tương ñương giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng. Thể ban ñỏ vượt trội trong mẫu khảo sát. Bảng 3: Hiệu quả ñiều trị dựa trên lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả ñiều trị chung Khỏi bệnh Nhóm A n (%) Nhóm B n (%) p RR [95%] Lâm sàng Có Không 13 (43,3) 17 (56,6) 4 (13,3) 26 (86,7) 0,01 3,2 [1,1–6,3] Vi sinh Có Không 17 (56,7) 13 (43,3) 5 (16,7) 25 (83,3) 0,001 3,4 [1,4–8,0] Chung Có Không 10 (33,3) 20 (66,7) 1 (3,3) 29 0,003 10 [1,3–73,3] 180 (96,7) Sau hai tuần súc miệng, tỉ lệ khỏi bệnh giữa hai nhóm can thiệp và nhóm chứng khác biệt có nghĩa thống kê (p < 0,05). Bảng 4 : CFU/ml trước và sau súc miệng bằng GV 0,05% BÀN LUẬN Đặc ñiểm của mẫu nghiên cứu: Trong 113 trường hợp tổn thương niêm mạc miệng, 60 trường hợp nhiễm Candida spp. ñược ñưa vào thử nghiệm, vượt hơn cỡ mẫu tối thiểu dự tính theo công thức (20 ñối tượng mỗi nhóm). Các bệnh nhân ñược phân chia ngẫu nhiên vào hai nhóm ñiều trị : nhóm A gồm 30 HV, súc miệng 2 lần/ngày với dd GV 0,05% trong 2 tuần liên tiếp và nhóm B gồm 30 HV, súc miệng với dd giả dược, 2 lần/ngày x 14 ngày. Tất cả các ñối tượng ñều tham gia từ lúc bắt ñầu ñến khi kết thúc nghiên cứu. Theo bảng 1 và 2, thuộc tính của mẫu khảo sát phân bố ñồng ñều giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng. Vì vậy, ngay từ ñầu, thiết kế nghiên cứu ñã kiểm soát ñược các yếu tố có thể tương tác hoặc gây nhiễu, ảnh hưởng ñến kết quả ñiều trị. Tỉ lệ nhiễm nấm Candida trong số các học viên có tổn thương niêm mạc miệng là 53,1%, tương ñồng với Teanpaisan R. (57,1%)(13) nhưng thấp hơn ghi nhận của Trần Thị Bích Liên (81,5%)(15) và của Kate O Anteyi (91,7%)(5). Sự khác biệt có thể xuất phát từ ñối tượng nghiên cứu. Bảng 1 mô tả 40% bệnh nhân ñược phát hiện nhiễm HIV trong khi mẫu khảo sát của hai tác giả trên là 100% với một số trường hợp ñã chuyển sang giai ñoạn AIDS – cơ ñịa thích hợp cho vi nấm xâm nhập và phát triển. Ở ñiều kiện bình thường, Candida spp. sống hoại sinh nhưng sẽ chuyển từ dạng hạt men, số lượng ít sang sợi tơ nấm giả, mật ñộ cao, len lỏi vào mô ký chủ khi xuất hiện ñiều kiện thuận lợi tại chỗ hoặc toàn thân, ñặc biệt khi khả năng miễn dịch bị suy giảm. CFU/ml Trước (n) Sau (n) 51 - 100 5 6 101 - 200 4 5 201 - 400 2 0 401 - 800 2 1 801 - 1000 16 1 > 1000 1 0 Tổng 30 13 181 Về loài cụ thể, Candida albicans chiếm ưu thế, 95%, tương tự báo cáo của nhiều tác giả trong và ngoài nước cũng như ở các vị trí khác trên cơ thể (1,7,9,12) nhưng cao hơn thống kê trên bệnh nhân AIDS của Trần Thị Bích Liên (46,8%). Thật vậy, các loài C. non-albicans chủ yếu phân lập từ ngoại cảnh, khi xâm nhập vào cơ thể người, khả năng gây bệnh sẽ xuất hiện nếu kết hợp với tình trạng suy giảm miễn dịch nặng. Ngoài ra, Trần Thị Bích Liên có thể ñã bỏ sót một số trường hợp nhiễm C. albicans vì chỉ sử dụng phương pháp Dalmau với ñộ nhạy (82,5%) (2), thấp hơn so với việc kết hợp 3 kỹ thuật (serum test, Dalmau, CHROMagar) trong ñịnh danh các loài Candida spp. Bảng 2 mô tả tính phổ biến của thể ban ñỏ (75%), tiếp theo là giả mạc chiếm 30% và chỉ 1,7% chốc mép. Kết quả khác với ghi nhận của Ranganathan K (11), Trần Thị Bích Liên (15), Kate O Anteyi (5), giả mạc luôn vượt trội : 67,8%, 81,9% và 90,2%. Một lần nữa, mức ñộ miễn dịch lại ñược ñề cập. Các tác giả ñã ñánh giá trên bệnh nhân AIDS giai ñoạn cuối, trong khi 60 HV nam tại TTGDDNNX có tỉ lệ HIV (+) là 40% nhưng chỉ 6,7% phải ñiều trị tại phòng y tế TT, 97,3% cơ ñịa HIV còn lại vẫn sinh hoạt và lao ñộng bình thường, việc VSRM có thể tốt hơn. Thật vậy, giả mạc bám dính trên bề mặt tổn thương rất dễ bong tróc bởi các yếu tố cơ học như ăn, nhai, ñánh răng, cạo lưỡi, súc miệng (16). Hiệu quả ñiều trị Tổn thương biến mất sau hai tuần ñiều trị chiếm 43,3%, cao hơn khi súc miệng bằng dd Nystatin (9%) và dd GV 0,5% (42%) trong nghiên cứu của Nyst MJ.(8) Kết quả phản ánh phần nào hiện tượng kháng Nystatin của Candida spp. Xét về nồng ñộ dung dịch GV, tuy ñậm ñộ kém hơn 10 lần nhưng GV 0,05% tạo ñược hiệu quả tương ñương như GV 0,5%. Như vậy, rõ ràng GV nồng ñộ 0,05% ưu việt hơn vì màu tím ñể lại trên niêm mạc miệng, má, lưỡi, răng.. nhạt hơn nhiều, ít gây mất thẩm mỹ hơn, bệnh nhân dễ chấp nhận và tuân thủ ñiều trị tốt hơn. So với một số phác ñồ kháng nấm toàn thân, tuy GV 0,05% tác dụng không cao (43,3% so với 87% của Fluconazole 100mg/ngày x 14ngày (10), 90% của ketoconazole 400mg/ngày x 14ngày(16)) nhưng xét về chi phí, một ñợt ñiều trị súc miệng tím GV 0,05% chỉ cần vài nghìn ñồng, trong khi dùng thuốc kháng nấm (chế phẩm generic) phải tốn khoảng 150.000 ñồng. Mặt khác, nếu tăng số lần súc miệng trong ngày, nhiều khả năng hiệu quả sẽ cao hơn. Điều này cũng mở ra một hướng mới cho bác sĩ lâm sàng: có cần thiết phải sử dụng ngay thuốc kháng nấm ñối với các trường hợp ñẹn miệng do Candida mức ñộ nhẹ hay chỉ cần súc miệng với GV 0,05% trong 2 tuần hoặc hơn ñể hạn chế nguy cơ kháng thuốc ? 182 Về mặt vi sinh, hiện nay, trên y văn chưa thống nhất về tiêu chuẩn lấy bệnh phẩm cũng như ngưỡng gây bệnh của số khúm nấm (CFU/ml). Epstein JB. ghi nhận hơn 400 CFU/ml nước bọt nguyên chất trên những bệnh nhân bị nấm miệng (3). Ngược lại, Macros thống kê mối tương quan giữa tổn thương miệng và mật ñộ nấm, ñã ñưa ra ngưỡng bình phục về vi sinh là 100 CFU/ml bệnh phẩm (súc miệng bằng NaCl 0,9% (6). Trong nghiên cứu này, ngưỡng ñánh giá sạch vi nấm bao gồm không có sợi tơ nấm giả và < 50 CFU/ml. Số khúm “dường như” thấp hơn ngưỡng của hai tác giả trên vì ba lý do sau : i) sự không ñồng nhất về cách thu thập và pha loãng bệnh phẩm. Epstein JB. cấy trực tiếp 0,5 ml nước bọt của bệnh nhân vào môi trường, Macros lại pha loãng nước bọt bằng nước muối sinh lý với tỉ lệ 1:3 trước khi cấy. Bệnh nhân súc miệng với 10 ml nước cất vô trùng và chỉ lấy 1ml ñem cấy là cách thu thập bệnh phẩm ñể thu ñược kết quả trong bảng 3; ii) các tác giả chỉ ghi nhận mức giới hạn ñược xem là cân bằng về vi sinh trên cơ ñịa miễn dịch bình thường, trong khi khảo sát này thực hiện trên những học viên nam ñang cai nghiện với gần ½ nhiễm HIV, cơ ñịa dễ mắc bệnh chỉ với một lượng vi nấm thấp; iii) tiêu chuẩn vàng ñể chẩn ñoán nhiễm Candida spp. của khảo sát hiện tại dựa vào sự hiện diện sợi tơ nấm giả, và khi cấy phân lập, tất cả các mẫu dương tính này ñều có số khúm ≥ 50 CFU/ml. Như vậy, khó có thể kết luận ngưỡng khúm nấm cho phép ñánh giá khỏi bệnh vi sinh trong nghiên cứu này thấp hơn Epstein JB và Macros ! Hơn nữa, ngưỡng càng thấp, càng khẳng ñịnh chính xác giá trị khỏi bệnh về cận lâm sàng, nói cách khác, ñộ ñặc hiệu càng cao. Tỉ lệ hồi phục vi sinh sau 2 tuần ñiều trị ở nhóm can thiệp và nhóm chứng lần lượt là 56,7% và 16,7%, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 (bảng 3), chứng tỏ súc miệng bằng dd GV 0,05% có khả năng tiêu diệt tế bào nấm, ñưa chúng quay về trạng thái hoại sinh. Mục tiêu ñưa mật ñộ vi nấm về dưới ngưỡng gây bệnh ñồng nghĩa với việc kéo dài thời gian tái phát bệnh, giảm số lần ñiều trị, hạn chế nguy cơ kháng thuốc, và do ñó, chi phí sẽ thấp hơn. Các thử nghiệm ñánh giá tác dụng kháng nấm của nhóm azole và polyenes công bố trên y văn chưa ñề cập ñến tiêu chí giảm CFU/ml. Vì vậy, mặc dù không có số liệu ñể so sánh, nhưng 56,7% trường hợp hồi phục cận lâm sàng sau 2 tuần súc miệng bằng GV 0,05% cho phép kết luận ñây là một phương thức ñiều trị hiệu quả không chỉ về mặt lâm sàng mà cả về vi nấm. Ngoài ra, mật ñộ vi nấm của các trường hợp chưa lành bệnh về vi sinh cũng giảm ñáng kể, hầu hết ñều ≤ 200 CFU/ml so với mức trên dưới 1000 CFU/ml trước ñiều trị (bảng 4). Một lần nữa, giá trị của dd GV 0,05% ñược khẳng ñịnh và 183 thiết nghĩ, nếu kéo dài phác ñồ thêm 2 tuần, chắc chắn số khúm ≤ 200 này sẽ nhanh chóng quay về ngưỡng hoại sinh. Khi kết hợp cả hai tiêu chuẩn ñánh giá, lâm sàng và vi nấm, bảng 3 ghi nhận chỉ 33% ñối tượng khỏi bệnh thật sự. Như vậy, một số cơ ñịa, tuy tổn thương biến mất nhưng số khúm nấm vẫn trên 50 CFU/ml. Có thể do ngưỡng qui ñịnh của nghiên cứu này tương ñối khắt khe trong khi mật ñộ vi nấm ở người nhiễm HIV luôn cao hơn người bình thường (3). Mặt khác, sau khi bong tróc, bề mặt tổn thương của thể giả mạc có vẻ bình thường nên tất yếu ñược ghi nhận khỏi bệnh. Tuy nhiên, mật ñộ vi nấm còn cao là một nguy cơ tiềm ẩn gây tái phát nếu việc chăm sóc răng miệng không ñược chú trọng. Vì vậy cần lưu ý ñiều trị duy trì ñối với thể giả mạc mặc dù tổn thương ñã biến mất trên lâm sàng. Ngược lại, một số trường hợp sạch vi nấm nhưng hình ảnh lâm sàng vẫn hiện diện. Với thời gian 2 tuần, một số mô bệnh chưa kịp tái tạo cấu trúc và hồi phục hoàn toàn. Đồng thời, tình trạng nhiễm khuẩn phối hợp cũng có thể ảnh hưởng ñến khả năng lành tổn thương và vai trò của vi khuẩn ñã không ñược bao gồm trong khảo sát này. Việc khỏi bệnh dựa trên lâm sàng hay cận lâm sàng ñều có ý nghĩa riêng. Nếu tổn thương biến mất thể hiện hiệu quả trước mắt, ñáp ứng tâm lý ñiều trị của bệnh nhân thì sạch vi nấm là một tiên lượng tốt về khả năng tái phát, là cơ sở ñể các bác sĩ thực hành quyết ñịnh có nên ñiều trị duy trì hay không trên các ñối tượng nguy cơ. Do ñó, việc kết luận hiệu quả của một phác ñồ cần kết hợp cả 2 yếu tố trên. Thời gian 2 tuần chưa ñủ ñể GV 0,05% phát huy hết hiệu quả, cần những nghiên cứu sâu hơn ñể xác ñịnh thời gian tối ưu. Và nên chăng phối hợp ñiều trị kháng nấm toàn thân với súc miệng bằng dung dịch GV 0,05 % ? KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Candida là tác nhân chủ yếu gây viêm niêm mạc miệng trên các học viên ñang cai nghiện tại TTGDDNNX với 95% là Candida albicans. Hiệu quả lâm sàng và vi sinh của GV 0,05% sau hai tuần súc miệng tuy còn khiêm tốn (33,3%) nhưng cũng ñáng khích lệ ñối với một chất sát khuẩn như GV trong ñiều trị nấm miệng do Candida. Vì vậy ñây có thể là lựa chọn ban ñầu ñể phòng ngừa ñẹn miệng ở các ñối tượng nguy cơ cao hoặc phối hợp với phác ñồ kháng nấm toàn thân trong ñiều trị bệnh nhằm tăng hiệu quả, giảm khả năng kháng thuốc và chi phí. Cần tiến hành thêm các thử nghiệm ñể khẳng ñịnh một cách thuyết phục hơn tác dụng của GV 0,05%. 184 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Arendorf, T. M., Bredekamp B., Cloete C. A., and Sauer G. (1998). "Oral manifestations of HIV infection in 600 South African patients". J. Oral Pathol. Med. 27:176–179. 2. Casal M., Linares M.J. (1981 Nov). "The comparison of six media for chlamydospore production by Candida albicans.” Mycopathologia. 76(2):125–8. 3. Epstein J.B., Pearsall N.N., and Truelove E.L. (1980). "Quantitative relationships between Candida albicans in saliva and the clinical status of human subjects". J Clin Microbiol; 12(3): 475–476. 4. Hodgson T.A., C.C. (2002). Oral fungal and bacterial infections in HIV-infected individuals: an overview in Africa. Oral Diseases. 8(2): 80–87. 5. Kate O. Anteyi, Tom D. Thacher., Yohanna S., Idoko J.I. (2003). Oral manifestations of HIV-AIDS in Nigerian patients. Index for Medline. 6. Marcos André M. de Oliveira, Lucas P. Carvalho, Marcele de S. Gomes (2007). Microbiological and Immunological Features of Oral Candidiasis. Microbiology and Immunology, Vol. 51, No. 8, pp.713–719. 7. Nhữ Thị Hoa, Trương Phi Hùng (2007). Kiến thức, thái ñộ, thực hành về chăm sóc huyết trắng bệnh lý của phụ nữ bị viêm âm ñạo ñến khám tại tuyến 2, Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Y Học TP HCM, Chuyên ñề Khoa Học Cơ bản – Y Tế Công Cộng, tập 11 (phụ bản của số 1), tr. 168–175. 8. Nyst M.J., P.J., Kimputu L., Lumbila M., Nelson A.M. and Piot P. (1992). Gentian violet, ketoconazole and nystatin in oropharyngeal and esophageal candidiasis in Zairian Aidspatients, Kinshasa (Zaire). Ann Soc Belg Med Trop; 72:45–52. 9. Phạm Thị Tiếng, Trần Thị Hồng, Châu Văn Trở, Nhữ Thị Hoa. “So sánh hiệu quả ñiều trị của Itraconazole và Fluconazole trong viêm âm ñạo – âm hộ do Candida” (2005). Tạp Chí Y Học Thành phố Hồ Chí Minh, Chuyên ñề Nội Khoa, tập 9 (phụ bản của số 1), tr. 195–203. 10. Pons V. Greenspan D., Lozada, Nur F., et al (1997). Oropharyngeal candidiasis in patients with AIDS: Ramdomized comparison of fluconazole versus nystatin oral supensions. Clin Infect Dis; 24:1204–1207. 11. Ranganathan K, M.U., TR Saraswathi,N Kumarasamy, S Solomon, N Johnson (2004). “Oral lesions and conditions associated with Human immunodeficiency Virus infection in 1000 South Indian Patients”. Annals Academy of Medicine. volume 33: p. 37–42. 12. Reichart P. A., P.K.,Bendick C.(2003). "Oral manifestations in HIV-infected individuals from Thailand and Cambodia". Medical Microbiology and Immunology. 192: p. 3. 13. Teanpaisan R, N.W. (1998). Prevalence of Candida species in Aids patients and Hiv-free subjects in Thailand. Department of Stomatology, Faculty of Dentistry, Prince of Songkla University, Thailand. J Oral Pathol Med: p. 4–7. 14. Tolba M. K., A.M.S. (1963). Studies on the mechanism of fungicidal action of crystal violet on mycelial felts of Fusarium culmorum. Archives of Microbiology. 47(2). 15. Trần Thị Bích Liên (2004). Biểu hiện bệnh lý Tai Mũi họng và cổ mặt bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS tại thành phố Hồ Chí Minh. Luận án Tiến sĩ Y học, tr. 51–52. 16. Van Roey J., Haxaire M., Kamya M., et al. (2004). Comparative efficacy of topical therapy with a slow-release mucoadhesive buccal tablet containing miconazole nitrate versus systemic therapy with ketoconazole in hiv-positive patients with oropharyngeal candidiasis. Journal of acquired immune deficiency syndromes; 35:144–150.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhieu_qua_cua_tim_gentian_005_trong_dieu_tri_nam_mieng_do_can.pdf
Tài liệu liên quan