Tỷ lệ có con sau mổ
Trong điều trị vô sinh nam, mục tiêu là giúp
bệnh nhân có con từ tinh trùng của họ.
Báo cáo đầu tiên trên thế giới về hiệu quả
của phẫu thuật điều trị GTMT là của Tulloch
vào năm 1952 về một trường hợp vô tinh. Sau
phẫu thuật, vợ bệnh nhân đã có thai tự
nhiên(12). Kể từ đó, thắt tĩnh mạch tinh giãn đã
trở thành một phẫu thuật phổ biến trong điều
trị vô sinh nam(10).
Theo phân tích gộp 11 báo cáo của
Weedin(13). tỷ lệ có con tự nhiên hậu phẫu là 6%.
Có những báo cáo cho thấy tỉ lệ có thai tự nhiên
lên đến 12,5% (Kadioglu, 2001) hoặc 15%
(Matthews, 1998) (bảng 4.4).
Bảng 3: Kết quả có con sau mổ của các nghiên cứu
Tác giả Năm
báo
cáo
Cỡ mẫu
(n)
Có con
Tự nhiên Thụ tinh trong
ống nghiệm
Matthews(7) 1998 22 3 (15%) 3 (13,63%)
Kim(5) 1999 28 2 (7%) 2 (7,14%)
Kadioglu(4) 2001 24 3 (12,5%) KR*
Lee(6) 2007 19 1 (5,3%) KR*
Weedin(13) 2010 233 14 (6%) KR*
Chúng tôi 2015 259 12 (4,63%) 7 (2,7%)
Trong nghiên cứu này, có 19 (7,33%)
trường hợp có con. Trong đó, có 12 bệnh nhân
có con bằng thụ thai tự nhiên và 7 bệnh nhân
có con bằng kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào
tương trứng.
Tóm lại, so với tổng số bệnh nhân trải qua
phẫu thuật, tỷ lệ có con tính chung và tỷ lệ có
thai tự nhiên tính riêng chưa đến 1/10. Tuy
nhiên, phẫu thuật thắt tĩnh mạch tinh trên bệnh
nhân VTKBT đã mở ra cho bệnh nhân một hi
vọng mới: có con từ tinh trùng của chính họ.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 33 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả của vi phẫu cột tĩnh mạch tinh hai bên ngả bẹn bìu trong vô tinh không bế tắc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015
232
HIỆU QUẢ CỦA VI PHẪU CỘT TĨNH MẠCH TINH
HAI BÊN NGẢ BẸN BÌU TRONG VÔ TINH KHÔNG BẾ TẮC
Nguyễn Hồ Vĩnh Phước*, Phạm Văn Hảo*, Đặng Quang Tuấn*, Mai Bá Tiến Dũng*, Đào Quang Oánh*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của vi phẫu cột tĩnh mạch tinh giãn hai bên ngả bẹn-bìu trên bệnh nhân vô
tinh không bế tắc kèm giãn tĩnh mạch tinh.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu lâm sàng tiền cứu mô tả. Vi phẫu thuật cột tĩnh mạch
tinh hai bên ngả bẹn-bìu và sinh thiết tinh hoàn được thực hiện trên các bệnh nhân điều trị vô tinh không bế tắc có
kèm giãn tĩnh mạch tinh, tại khoa Nam Học, bệnh viện Bình Dân, từ tháng 01/2011 đến 09/2014. Các bệnh nhân
được theo dõi hậu phẫu ít nhất trong 12 tháng, thử tinh dịch đồ mỗi 3 tháng và ghi nhận tình trạng có thai
và/hoặc có con.
Kết quả: Có 259 bệnh nhân, tỉ lệ có tinh trùng di động hậu phẫu là 22%. Tỉ lệ bệnh nhân có con sau mổ là
7,33%.
Kết luận: Vi phẫu cột tĩnh mạch tinh hai bên ngả bẹn-bìu mang lại khả năng cho người bệnh vô tinh không
bế tắc kèm giãn tĩnh mạch tinh có tinh trùng di động hậu phẫu.
Từ khóa: giãn tĩnh mạch tinh, vi phẫu thuật cột tĩnh mạch tinh giãn hai bên ngả bẹn-bìu, vô tinh không bế
tắc.
ABSTRACT
EFFICACY OF BILATERAL SCROTO-INGUINAL MICROSCOPIC VARICOCELECTOMY
IN NON-OBSTRUCTIVE AZOOSPERMIA ASSOCIATED WITH VARICOCELE
Nguyen Ho Vinh Phuoc, Pham Van Hao, Dang Quang Tuan, Mai Ba Tien Dung, Dao Quang Oanh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - No 4 - 2015: 232 - 236
Objective: Evaluating efficacy of bilateral scroto-inguinal microscopic varicocelectomy in non-obstructive
azoopermic men with varicocele.
Methods: A prospective clinical descriptive study. Bilateral scroto-inguinal microscopic varicocelectomy and
testicular biopsy were performed on non-obstructive azoospemia patients with varicocele admitted from January
2011 to September 2014 at Department of Andrology, Binh Dan hospital.
Results: In 269 patients, 22% of those had motile sperm and 7.33% of patients had live births.
Conclusion: Bilateral scroto-inguinal microscopic varicocelectomy advices the ability to non-obstructive
azoospermic men with varicocele have motile sperm postoperative.
Key-words: microscopic varicocelectomy, non-obstructive azoospermia, varicocele.
MỞ ĐẦU
Vô tinh là không có tinh trùng trong cặn lắng
ly tâm tinh dịch trong ít nhất 2 lần thử khác
nhau, chiếm khoảng 1% nam giới và lên đến 15%
ở nam giới vô sinh4. Tỉ lệ bệnh nhân vô tinh
không bế tắc (VTKBT) có kèm giãn tĩnh mạch
tinh (GTMT) chiếm từ 4,3-13,3%Error! Reference source not
found.. Phẫu thuật cột tĩnh mạch tinh giúp cải thiện
tinh dịch đồ trong 60-80% bệnh nhân vô sinh có
GTMT(4,9).
Nghiên cứu này thực hiện nhằm đánh giá
* Bệnh viện Bình Dân Tp.HCM
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Hồ Vĩnh Phước ĐT: 0989212535 Email: bsvinhphuoc@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Nghiên cứu Y học
233
hiệu quả của vi phẫu cột tĩnh mạch tinh hai bên
ngả bẹn-bìu trên bệnh nhân VTKBT kèm GTMT.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đây là nghiên cứu lâm sàng tiền cứu mô
tả. Đối tượng khảo sát là những bệnh nhân
VTKBT kèm GTMT, điều trị tại khoa Nam
Học, bệnh viện Bình Dân, từ tháng 01/2011
đến tháng 09/2014.
Tinh dịch đồ trước mổ được thực hiện tối
thiểu 2 lần, cách nhau tối thiểu 1 tháng.
Tất cả các bệnh nhân đều được thực hiện
cùng một kỹ thuật mổ gồm: sinh thiết tinh
hoàn và cột tĩnh mạch tinh giãn hai bên vi
phẫu ngả bẹn-bìu theo tác giả Nguyễn Thành
Như (2007)(10):
+ Bệnh nhân nằm ngửa, hai chân duỗi. Gây
tê tủy sống.
+ Rạch da theo đường giữa bìu, lần lượt mở
bao tinh mạc mỗi bên. Tiến hành thám sát từng
bên tinh hoàn, mào tinh, thừng tinh trong bìu.
Ghi nhận về thể tích tinh hoàn, mức độ căng của
mào tinh, tình trạng ống dẫn tinh. Sinh thiết hai
tinh hoàn: quan sát đại thể mô tinh hoàn, sau đó
cố định hai mẫu thử trong từng lọ riêng biệt.
Nếu có giãn tĩnh mạch tinh kèm theo, cột các
tĩnh mạch vùng bìu và thừng tinh hai bên. Đóng
bìu ba lớp: bao tinh mạc, các lớp cơ bìu và khâu
da bằng chỉ thích hợp.
+ Rạch da vùng bẹn theo nếp da, cách củ
mu 1-2cm, trên đường đi của thừng tinh. Rạch
mở cân cơ chéo ngoài theo hướng sợi cân. Bộc
lộ thừng tinh, bóc tách khỏi thừng tinh thần
kinh chậu bẹn và nhánh sinh dục của thần
kinh sinh dục-đùi. Kéo và giữ thừng tinh nhờ
một penrose.
+ Rạch mở lần lượt bao xơ tinh ngoài và tinh
trong. Bộc lộ các tĩnh mạch tinh trong và tinh
ngoài, thuộc đám rối dây leo trong thừng tinh.
Lần lượt cột các tĩnh mạch tinh (cả giãn và không
giãn) bằng chỉ silk không tan 3.0. Chú ý bảo toàn
ống dẫn tinh, các động mạch tinh và hệ thống
bạch mạch của thừng tinh. Có thể sử dụng kính
hiển vi hoặc kính lúp có độ phóng đại 3x đến
3.5x trong quá trình bộc lộ các thành phần trong
thừng tinh.
+ Tiến hành đóng cân cơ chéo lớn, cân và mỡ
dưới da và khâu dưới da bằng chỉ thích hợp.
Hình 1: Vi phẫu thuật cột tĩnh mạch tinh giãn
Các biến chứng như: tụ máu bìu, teo tinh
hoàn, tràn dịch tinh mạc hoặc GTMT tái phát
được ghi nhận. Bệnh nhân tái khám được thực
hiện tinh dịch đồ sau phẫu thuật mỗi ba tháng.
Mỗi bệnh nhân có tối thiểu 2 lần thử tinh dịch
đồ hậu phẫu. Ghi nhận tình trạng có thai
và/hoặc có con tự nhiên hoặc nhờ hỗ trợ sinh
sản.
KẾT QUẢ
Từ tháng 1/2008 đến 09/2014, ghi nhận 259
bệnh nhân VTKBT kèm GTMT, 100% có GTMT
hai bên.
Tuổi của bệnh nhân: trung bình là 31,47 ±
4,58 (23-44 tuổi).
Thời gian từ khi lập gia đình đến khi phẫu
thuật: trung bình là 3,53 ± 2,26 năm (1-12 năm).
Thể tích tinh hoàn trước mổ: trung bình là
7,54 ± 1,94 ml (5-12 ml).
Nồng độ FSH trong máu trước mổ: trung
bình là 15,06 ± 7,48 mIU/ml (5,79-49,16 mIU/ml).
Ghi nhận trong mổ các trường hợp đều có
giãn tĩnh mạch tinh hai bên. Trong khi đó, siêu
âm trước mổ phát hiện giãn tĩnh mạch tinh trong
240/259 trường hợp (92,66%).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015
234
Thời gian phẫu thuật: trung bình là 50,52 ±
5,22 phút (40-60 phút).
Kết quả sinh thiết tinh hoàn: có 70 trường
hợp giảm sinh tinh (27%), 72 trường hợp ngừng
sinh tinh nửa chừng (27,8%), 93 trường hợp hội
chứng chỉ toàn tế bào Sertoli (35,9%) và 24
trường hợp thoái hóa hyalin (9,3%).
100% bệnh nhân được theo dõi hậu phẫu,
ghi nhận về thai kỳ và có con. Thời gian theo dõi
trung bình là 27,40 ± 4,49 (22–36 tháng). Có 57
trường hợp (22%) có tinh trùng (TT) di động hậu
phẫu, mật độ trung bình là 1,65 ± 1,58x106/ml.
Biểu đồ 1: Thời điểm lần đầu ghi nhận có tinh trùng trong tinh dịch hậu phẫu
Có 19 trường hợp có con hậu phẫu (7,33%),
trong đó có 12 trường hợp đã có con tự nhiên và
7 trường hợp có con nhờ thụ tinh trong ống
nghiệm (TTTON).
Bảng 1: Những trường hợp có con hậu phẫu
Bệnh
nhân
Sinh thiết
tinh hoàn
Có tinh trùng sau mổ
(tháng)
Có con
026-NQH STNC 18 TTON
027-VNQ GST 9 TN
043-HVA STNC 9 TTON
082-PHP STNC 9 TN
090-NVT STNC 12 TN
097-HVC STNC 12 TN
100-NAA STNC 24 TN
114-NDH GST 9 TTON
121-NQT GST 9 TN
135-TVD STNC 12 TTON
149-TVN STNC 12 TTON
187-NCK GST 6 TN
Bệnh
nhân
Sinh thiết
tinh hoàn
Có tinh trùng sau mổ
(tháng)
Có con
191-PHH STNC 9 TN
199-PVQ STNC 12 TN
206-VTH STNC 12 TN
209-NVK STNC 12 TN
237-HVT GST 6 TTON
244-NTT STNC 6 TTON
258-PVT STNC 12 TN
Các biến chứng: 1 trường hợp tụ máu bìu
(0,4%), 2 trường hợp nhiễm trùng vết mổ (0,8%).
BÀN LUẬN
Hiệu quả trong cải thiện tinh dịch đồ hậu
phẫu
Năm 2010, Weedin và cộng sự(12) đã công bố
một phân tích gộp của 11 báo cáo từ 7 quốc gia
trong 20 năm gần đây về thắt tĩnh mạch tinh ở
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Nghiên cứu Y học
235
nam giới VTKBT. Trong tất cả hơn 233 bệnh
nhân được phân tích, tuổi trung bình là 30,1 tuổi;
thời gian theo dõi trung bình là 13,3 tháng; có 91
(39,1%) bệnh nhân có tinh trùng di động trong
tinh dịch hậu phẫu, mật độ tinh trùng trung bình
là 1,6 ± 1,2x106/ml.
Matthews và cộng sự(7) báo cáo một nghiên
cứu đoàn hệ ghi nhận 78 nam giới vô sinh gồm
có 22 bệnh nhân vô sinh không tinh trùng và 56
bệnh nhân thiểu nhược tinh nặng. Tất cả bệnh
nhân được thắt tĩnh mạch tinh vi phẫu. Sau phẫu
thuật, trong nhóm bệnh nhân không tinh trùng,
có 12 (55%) bệnh nhân có tinh trùng di động
trong tinh dịch.
Kadioglu và cộng sự(4) đã nghiên cứu 24 nam
giới VTKBT có GTMT. Có 5 (21%) bệnh nhân có
tinh trùng trong tinh dịch hậu phẫu với mật độ
tinh trùng trung bình 0,04 ± 0,03x106/ml trong
thời gian theo dõi trung bình là 13,4 ± 4,7 tháng.
Kim và cộng sự (5) đã nghiên cứu 28 nam giới
VTKBT có GTMT. Có 12 (43%) bệnh nhân có tinh
trùng trong tinh dịch hậu phẫu với mật độ tinh
trùng trung bình 1,2 ± 3,6x106/ml trong 24 tháng
theo dõi. Trường hợp có tinh trùng di động sớm
nhất sau mổ là 4 tháng.
Bảng 2: Kết quả tinh dịch đồ sau mổ của các nghiên cứu
Tác giả
Năm
báo cáo
Cỡ mẫu (n)
Thời gian theo dõi
(tháng)
Có tinh trùng di động
Mật độ tinh trùng (x10
6
)
Matthews
(7)
1998 22 10,3 12 (55%) 2,2
Kim
(5)
1999 28 15 12 (43%) 1,2
Kadioglu
(4)
2001 24 13,4 05 (21%) 0,04
Pasqualotto
(10)
2003 15 KR* 7 (47%) 4,1
Cakan
(1)
2004 13 9 3 (23%) 0,7
Esteves
(2)
2005 17 18,9 8 (47%) 0,8
Lee
(6)
2007 19 7,4 07 (36,4%) 0,36
Weedin
(12)
2010 233 13,3 91 (39,1%) 1,6
Taha
(11)
2012 31 19,3 10 (32,3%) 2,3
Chúngtôi 2015 259 27,4 57 (22%) 1,65
* KR: không rõ
Năm 2012, Taha và cộng sự (11) thực hiện
nghiên cứu tiền cứu không đối chứng trên
những nam giới VTKBT có GTMT sờ thấy trên
lâm sàng, kết quả có 10/31 (32,3%) bệnh nhân có
tinh trùng di động trong tinh dịch sau mổ thắt
tĩnh mạch tinh vi phẫu.
Trong nghiên cứu này:
+ Tỷ lệ có tinh trùng di động trong tinh dịch
sau mổ là 57/259 (22%) với thời gian theo dõi
trung bình là 27,40 ± 4,49 tháng; mật độ trung
bình là 1,65 ± 1,58x106/ml.
+ Thời điểm lần đầu có tinh trùng sau mổ
sớm nhất là 3 tháng (2 trường hợp). Thời điểm
lần đầu có tinh trùng sau mổ thường gặp nhất là
12 tháng (27/259 bệnh nhân, chiếm 10,4%). Có
9/259 (3,9%) bệnh nhân có tinh trùng sau mổ
trong khoảng thời gian từ 12-24 tháng.
Như vậy, VTKBT không phải là vô vọng.
Phẫu thuật thắt tĩnh mạch tinh mang lại khả
năng có tinh trùng di động trong tinh dịch sau
mổ. Thời điểm có tinh trùng sau mổ lần đầu sớm
nhất là 3 tháng, thường gặp nhất là 12 tháng. Do
đó, theo chúng tôi, nên theo dõi hậu phẫu ít nhất
là 12 tháng về hiệu quả trong cải thiện tinh dịch
đồ.
Tỷ lệ có con sau mổ
Trong điều trị vô sinh nam, mục tiêu là giúp
bệnh nhân có con từ tinh trùng của họ.
Báo cáo đầu tiên trên thế giới về hiệu quả
của phẫu thuật điều trị GTMT là của Tulloch
vào năm 1952 về một trường hợp vô tinh. Sau
phẫu thuật, vợ bệnh nhân đã có thai tự
nhiên(12). Kể từ đó, thắt tĩnh mạch tinh giãn đã
trở thành một phẫu thuật phổ biến trong điều
trị vô sinh nam(10).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015
236
Theo phân tích gộp 11 báo cáo của
Weedin(13). tỷ lệ có con tự nhiên hậu phẫu là 6%.
Có những báo cáo cho thấy tỉ lệ có thai tự nhiên
lên đến 12,5% (Kadioglu, 2001) hoặc 15%
(Matthews, 1998) (bảng 4.4).
Bảng 3: Kết quả có con sau mổ của các nghiên cứu
Tác giả Năm
báo
cáo
Cỡ mẫu
(n)
Có con
Tự nhiên Thụ tinh trong
ống nghiệm
Matthews
(7)
1998 22 3 (15%) 3 (13,63%)
Kim
(5)
1999 28 2 (7%) 2 (7,14%)
Kadioglu
(4)
2001 24 3 (12,5%) KR*
Lee
(6)
2007 19 1 (5,3%) KR*
Weedin
(13)
2010 233 14 (6%) KR*
Chúng tôi 2015 259 12 (4,63%) 7 (2,7%)
Trong nghiên cứu này, có 19 (7,33%)
trường hợp có con. Trong đó, có 12 bệnh nhân
có con bằng thụ thai tự nhiên và 7 bệnh nhân
có con bằng kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào
tương trứng.
Tóm lại, so với tổng số bệnh nhân trải qua
phẫu thuật, tỷ lệ có con tính chung và tỷ lệ có
thai tự nhiên tính riêng chưa đến 1/10. Tuy
nhiên, phẫu thuật thắt tĩnh mạch tinh trên bệnh
nhân VTKBT đã mở ra cho bệnh nhân một hi
vọng mới: có con từ tinh trùng của chính họ.
KẾT LUẬN
Vô tinh không phải là vô vọng. Vi phẫu thuật
cột tĩnh mạch tinh hai bên ngả bẹn-bìu mang lại
khả năng cho những bệnh nhân VTKBT kèm
GTMT có tinh trùng di động trong tinh dịch và
có con tự nhiên hay kèm hỗ trợ sinh sản bằng
tinh trùng của chính họ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cakan M., Altug U., (2004). Induction of spermatogenesis by
inguinal varicocele repair in azoospermic men. Arch Androl, 50
(3), pp.145-150.
2. Czaplicki M., Bablok L., Janczewski Z. (1979).
Varicocelectomy in patients with azoospermia, Arch Androl,
3(1), 51-55.
3. Esteves SC, Glina S (2005). Recovery of spermatogenesis after
microsurgical subinguinal varicocele repair in azoospermic
men is related to testicular histology. Int Braz J Urol; 31(6):541-
548.
4. Goldstein M. Surgical management of male infertility and
other scrotal disorder. In Campbell - Walsh’s Urology 2007,
W.B Saunders, 1532-1587.
5. Kadioglu A, Tefekli A, Cayan S (2001). Microsurgical inguinal
varicocele repair in azoospermic men. Urology; 57:328-333.
6. Kim ED, Leibman BB, Grinblat DM (1999). Varicocele repair
improves semen parameters in azoospermic men with
spermatogenic failure. J Urol; 162:737-740.
7. Lee JS, Park HJ, Seo JT (2007). What is the indication of
varicocelectomy in men with nonobstructive azoospermia?.
Urol; 69:352-355.
8. Matthews GJ, Matthews ED, Goldstein M (1998). Induction of
spermatogenesis and achievement of pregnancy after
microsurgical varicocelectimy in men with azoospermia and
severe oligoasthenospermia. Fertil Steril; 70:71-75.
9. Nguyễn Thành Như, Trần Chung Thủy, Mai Bá Tiến Dũng
(2010). Vi phẫu thuật cột tĩnh mạch tinh giãn hai bên ngả bẹn-
bìu: hiệu quả điều trị trong hiếm muộn nam. Tạp Chí Y Học
Thực Hành; 14 (2):43-47.
10. Nguyễn Thành Như, Mai Bá Tiến Dũng, Phạm Hữu Đương
(2007). Giãn tĩnh mạch tinh: bệnh lý của hai bên thừng tinh.
Hội nghị của Hội tiết niệu – thận học TP Hồ Chí Minh 2007,
Kiên Giang.
11. Pasqualotto FF, Lucon AM, Hallak J, Góes PM, Saldanha LB,
Arap S (2003). Induction of spermatogenesis in azoospermic
men after varicocele repair. Human Reproduction; 18 (1):108-
112.
12. Taha A. Abdel-Meguid (2012). Predictors of Sperm Recovery
and Azoospermia Relapse in Men With Nonobstructive
Azoospermia After Varicocele Repair. J Urol, 187, 222-226.
13. Tulloch W.S. (1952). Consideration of sterility, subfertility in
the male. Edinburgh Med J, 59, 29-34.
14. Weedin JW, Khera M, Lipshultz LI (2010). Varicocele repair in
patients with nonobstructive azoospermia: a meta-analysis. J
Urol; 183(6):2309-2315.
Ngày nhận bài báo: 10/05/2015
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/06/2015
Ngày bài báo được đăng: 05/08/2015
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hieu_qua_cua_vi_phau_cot_tinh_mach_tinh_hai_ben_nga_ben_biu.pdf