Hiệu quả điều trị của ống thông JJ trên bệnh nhân ung thư cổ tử cung xâm lấn niệu quản

Tác động của đặt ông thông JJ trên phương diện sinh hóa Tình trạng tăng ure máu trong nghiên cứu với số lượng bệnh nhân khá đáng kể với 10 bệnh nhân (23,26%). Sau đặt JJ, số bệnh nhân có tình trạng tăng ure máu giảm. Sau 3 tháng, số bệnh nhân tăng ure máu lúc chưa đặt JJ giảm về bình thường đến 6 bệnh nhân, còn đối với sau 6 tháng là 7 bệnh nhân. Điều đó chứng tỏ đặt ống JJ làm lưu thông dòng nước tiểu đã góp phần làm giảm số lượng bệnh nhân tăng ure máu. Sau đặt JJ 3 tháng, các trường hợp nồng độ ure máu tăng đề giảm, có ý nghĩa thống kê. Sau 6 tháng, tuy nhìn trên tổng thể số bệnh nhân có nồng độ ure máu tăng không khác so với sau đặt JJ 3 tháng, nhưng đối với những bệnh nhân trước đặt JJ thì có sự giảm đáng kể, từ 10 trường hợp xuống còn 3 trường hợp (Bảng 8). Sau 3 tháng đặt JJ (Bảng 11), tình trạng suy thận cải thiện rõ, có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Sau 6 tháng, tuy số trường hợp suy thận có giảm và không có ý nghĩa thống kê nhưng số lượng bệnh nhân trước đặt JJ bị suy thận đã giảm từ 39 người còn 27 người, giảm đến 15 người, trong khi suy thận mới xuất hiện chỉ có 3 bệnh nhân (Bảng 12). Điều đó cho thấy rằng đặt ống thông JJ góp phần rất lớn đến giảm số lượng bệnh nhân suy thận ở bệnh ung thư cổ tử cung xâm lấn niệu quản. Nghiên cứu trên một mẫu số liệu lớn hơn nên được đề ra để thấy rõ hơn hiệu quả của ống thông JJ đối với suy thận tại thời điểm 6 tháng. Thời điểm thay ống thông JJ Việc đặt ống thông JJ chỉ có mục đích duy nhất trên bệnh nhân ung thư cổ tử cung xâm lấn niệu quản là dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Keopaseuth Xayaseng (2005)(4) đề nghị thay ống thông JJ sau mỗi 3 tháng. So sánh về tác dụng lưu thông dòng nước tiểu, chúng tôi nhận thấy rằng đặt ống thông JJ đến thời điểm 6 tháng vẫn còn tác dụng tốt, cải thiện rất tốt tình trạng thận bị ứ nước có ý nghĩa thống kê dù mẫu số liệu ít. Nên việc thay ống thông JJ sau đặt 6 tháng vẫn hiệu quả. Tuy vậy, về mặt sinh hóa, chúng tôi ghi nhận một số trường hợp không suy thận lúc trước đặt JJ nhưng sau 6 tháng thì tình trạng này lại xuất hiện, điều đó có thể giải thích do tiến tiển nặng hơn của bệnh gây ra. Từ đó, khi thay ống JJ sau đặt 6 tháng thì việc theo dõi chức năng thận của bệnh nhân thường xuyên là cần thiết.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 21 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả điều trị của ống thông JJ trên bệnh nhân ung thư cổ tử cung xâm lấn niệu quản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Chuyên Đề Thận – Niệu 34 HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA ỐNG THÔNG JJ TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ CỔ TỬ CUNG XÂM LẤN NIỆU QUẢN Trương Đình Hưng*, Nguyễn Hữu Toàn**, Trần Văn Nguyên* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Bệnh ung thư cổ tử cung xâm lấn niệu quản gây nhiều biến chứng cho hệ niệu. Đặt JJ stents qua ngả nội soi niệu quản là một kỹ thuật đơn giản cho bác sĩ và tiện lợi cho bệnh nhân. Các bác sĩ khoa ngoại Thận – Tiết niệu đã đặt JJ cho hơn 200 lượt bệnh nhân ung thư cổ tử cung xâm lấn niệu quản nhưng chưa có nghiên cứu để đánh giá hiệu quả điều trị. - Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị bằng đặt lưu ống thông JJ sau 3 tháng và 6 tháng. Phương pháp, đối tượng: Nghiên cứu tiến cứu mô tả 43 bệnh nhân ung thư cổ tử cung xâm lấn niệu quản đã được chẩn đoán, có chỉ định đặt ống thông JJ lần đầu tại BV Đa khoa Thành phố Cần Thơ hoặc đến khám trong khoảng thời gian từ tháng 05 năm 2014 đến tháng 05 năm 2015 hoặc đã đặt ống thông JJ trước đó không quá 6 tháng được mời tái khám. Kết quả: Có 43 bệnh nhân với 42 người được đặt JJ qua nội soi niệu quản ngược dòng và 1 bệnh nhân phải chuyển sang đặt JJ xuôi dòng. Tuổi trung bình là 58,14±11,25. Thận ứ nước có 43 bệnh nhân (100%): chỉ ứ nước bên trái bằng với chỉ ứ nước bên phải với là 6 trường hợp (13,95%), ứ nước thận cả hai bên là 31 phụ nữ (72,09%). Tăng nồng độ ure máu xảy ra ở 10 phụ nữ (23,26%). Suy thận có 39 người (90,70%). Sau 3 tháng đặt lưu ống thông JJ, thận ứ nước giảm còn 36 (83,72%) (p<0,001), số lượng bệnh nhân tăng ure máu giảm mạnh còn 6 (13,95%) (p=0,007) và số bệnh nhân suy thận giảm về còn 33 (76,74%) (p<0,001). Sau 6 tháng, thận ứ nước giảm còn 34 (79,07%)(p=0,003), tăng ure máu vẫn là 6 trường hợp (6,98%) (p=0,095) và số lượng bệnh nhân suy thận giảm còn 30 (69,77%) (p=0,811). Kết luận: Đặt JJ niệu quản giúp giảm số lượng thận ứ nước và góp phần cải thiện chức năng thận sau 3 tháng lẫn 6 tháng. Từ khóa: Ung thư cổ tử cung xâm lấn niệu quản, JJ stents. ABSTRACT TREATMENT EFFECTIVENESS BY INDWELLING JJ STENTS IN PATIENTS WITH CERVICAL CANCER INVADING URETERS Truong Dinh Hung, Toan Nguyen Huu Toan, Tran Van Nguyen * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - No 4 - 2015: 34 - 40 Background: Cervical cancer invading ureters cause many urological complications. JJ stenting is a simple and safe method. The urologists of Urology – Nephrology Center has placed over 200 indwelling JJ stents on patient with cervical cancer invading ureters since 2012. Objectives: Evaluate of treatment effectiveness by indwelling JJ stents in patients with cervical cancer invading ureters during 3 months and 6 months. * Trường Đại học Y Dược Cần Thơ** Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ Tác giả liên lạc: THS.BS. Trần Văn Nguyên ĐT: 0913816650 Email: tvnguyen@ctump.edu.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Thận – Niệu 35 Method: We conducted a cross-sectional study in 43 patients with cervical cancer invading ureters at the Nephrology-Urology Center, Cantho General Hospital from May 2014 to May 2015 to recognize some features and evaluate of effectiveness of treatment by indwelling JJ stents. Result: There were 43 patients with cervical cancer invading ureters. 42 patients had successful retrograde JJ- ureteric stenting and 1 patient had successful anterograde JJ- ureteric stenting out of 43 patients who were taken for the procedure. The average age was 58.14 ± 11.25. Hydronephrosis was present in 43 (100%) patients: left kidney in 6 (13.95%); right kidney in 6 (13.95%) and bilateral in 31 (70.09%). Serum creatinine levels were elevated in 39 (90.70%), serum urea levels were elevated in 10 (23.26%). After 3 months, hydronephrosis, serum creatinine levels and serumure levels were present in 36 (83.72%) (p<0.001), 33 (76.74% (p<0.001) and 6 (13.95%) (p=0.007), respectively. After 6 months, hydronephrosis, serum creatinine levels and serumure levels were present in 34 (19.07%) (p=0.003), 30 (69.77%) (p=0.811) and 6 (13.95%) (p=0.095), respectively. Conclusions: Treatment effectiveness by indwelling JJ stents in patients with cervical cancer invading ureters is high. Replacing double-J ureteral stents in patients with cervical cancer invading ureter should be done every 6 months. Key words: cervical cancer invading ureters, double- J stents. ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là một bệnh lý có tác động xấu đến sức khỏe, đe dọa mạng sống của người phụ nữ, nhưng lại thường gặp(2,10). Các cơ quan đường tiết niệu rất dễ bị ung thư cổ tử cung xâm lấn(6). Do vậy, không nói đến điều trị chuyên biệt về ung thư, các bác sĩ ngoại thận – tiết niệu có thể giúp bệnh nhân giải quyết hoặc giảm nhẹ ảnh hưởng từ những biến chứng của UTCTC xâm lấn hệ niệu. Một trong những cấu trúc bị UTCTC xâm lấn phải kể đến đầu tiên là xâm lấn niệu quản với tác dụng chèn ép lên niệu quản trong tiểu khung hay ở đoạn gần thận làm nồng độ ure máu và creatinin huyết thanh tăng dẫn đến suy thận, nguyên nhân chính đưa đến tử vong. Y học ngày càng đạt được nhiều tiến bộ trong việc tìm ra giải pháp để giải quyết bế tắc niệu quản do ung thư cổ tử cung xâm lấn, khá đơn giản, thẩm mỹ và hiệu quả, đó là đặt ống thông JJ qua nội soi niệu quản. Trong vòng 5 năm trở lại đây, không có nghiên cứu nào về ung thư cổ tử cung xâm lấn niệu quản và biến chứng của bệnh này lên hệ niệu. Từ khi khoa Ngoại Thận – Tiết niệu Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ được thành lập, các bác sĩ đã thực hiện trên 200 lượt đặt ống thông JJ cho bệnh nhân UTCTC xâm lấn niệu quản, nhưng chưa có một nghiên cứu nào đánh giá kết quả của việc đặt JJ trên bệnh nhân được thực hiện. Vì vậy, mục đích nghiên cứu của chúng tôi là đánh giá được hiệu quả điều trị bằng đặt ống thông JJ đối với bệnh nhân ung thư cổ tử cung xâm lấn niệu quản. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu tiến cứu mô tả tất cả bệnh nhân ung thư cổ tử cung xâm lấn niệu quản đã được chẩn đoán, có chỉ định đặt ống thông JJ lần đầu tại BV Đa khoa Thành phố Cần Thơ hoặc đến khám trong khoảng thời gian từ tháng 05 năm 2014 đến tháng 05 năm 2015 hoặc đã đặt ống thông JJ trước đó không quá 6 tháng được mời tái khám. Bệnh nhân sẽ không được tham gia vào nghiên cứu nếu không đồng ý. Các bệnh nhân sẽ được hỏi bệnh, thăm khám lâm sàng, thực hiện các xét nghiệm để xác định một số đặc điểm và sau đó được đặt JJ. Theo dõi tình trạng bệnh được thực hiện mỗi 3 tháng và 6 tháng. KẾT QUẢ Đặc điểm chung của bệnh nhân Tổng số bệnh nhân là 43 người. Tuổi trung bình là 58,14±11,25 và nhóm tuổi thường gặp là 45-60 (58,14%). Nội trợ là nghề nghiệp thường gặp của bệnh nhân với 18 người (41,86%). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Chuyên Đề Thận – Niệu 36 Giai đoạn thường gặp nhất là giai đoạn IIIB với 18 người (41,86%), ít nhất là giai đoạn IIA với 1 bệnh nhân (chiếm 2,33%). Giai đoạn nhẹ nhất là IB chiếm 11,63%, một giai đoạn nhẹ nhưng xâm lấn niệu quản với tỷ lệ khá đáng kể. Nặng nhất là giai đoạn IVB (6,98%). Chúng tôi nhận thấy số bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung biết bản thân bị bệnh nhưng chưa điều trị còn cao, chiếm 23,26% (10/43) tổng số bệnh nhân. Đối diện với một mặt khác, bệnh nhân đã qua điều trị ung thư cổ tử cung trước đó, chúng tôi nhận thấy nhóm xạ ngoài chiếm tỷ lệ cao nhất với 51,16% (22/43) số bệnh nhân và nhóm đặt kim radium và xạ trị chiếm 9,30% (4/43) số bệnh nhân. Chỉ định đặt ống thông JJ và kết quả Bảng 1: Điều trị bằng ống thông JJ Kết quả đặt trái Kết quả đặt phải Tổng Không đặt/ chỉ định Ngược dòng Chuyển xuôi dòng Không đặt/phẫu thuật Không đặt/ chỉ định 00 08 01 00 09 ** Ngược dòng 07 21 00 05 * 33 *** Chuyển xuôi dòng 00 00 00 00 00 Không đặt /phẫu thuật 00 01 * 00 00 01 Tổng 07 ** 30 *** 01 05 43 *: Có chỉ định đặt hai bên, nhưng chỉ đặt được 1 bên. **: Số bệnh nhân có chỉ định đặt 1 bên. ***: Số niệu quản được đặt JJ ngược dòng. Trong 43 bệnh nhân ban đầu có chỉ định đặt JJ, kết quả có 43 bệnh nhân đặt được JJ (gồm 21 bệnh nhân được đặt 2 bên, 10 bệnh nhân được đặt bên phải, 12 bệnh nhân được đặt JJ bên trái) với 42 bệnh nhân đặt JJ qua ngả nội soi niệu quản ngược dòng và 1 bệnh nhân được đặt JJ theo ngả xuôi dòng. Hiệu quả của đặt ống thông JJ Hiệu quả của ống thông JJ trên phương diện hình ảnh Bảng 2: Đặc điểm ứ nước thận trái sau 3 tháng Lần khám đầu tiên Sau 3 tháng Tổng Không ứ nươc Độ 1 Độ 2 Độ 3 Không ứ nước 6 0 0 0 6 Độ 1 5 6 4 0 15 Độ 2 0 8 10 1 19 Độ 3 0 0 2 1 3 Tổng 11 14 16 2 43 Bảng 3: Đặc điểm ứ nước thận trái sau 6 tháng Lần khám đầu tiên Sau 6 tháng Tổng Không ứ nươc Độ 1 Độ 2 Độ 3 Không ứ nước 4 2 0 0 6 Độ 1 5 7 3 0 15 Độ 2 1 11 7 0 19 Độ 3 0 0 3 0 3 Tổng 10 20 13 0 43 Bảng 4: Đặc điểm ứ nước thận trái qua các lần khám. Số lượng thận trái bị ứ nước giảm có ý nghĩa thống kê. Lần khám Không ứ nước Ứ nước P Lần khám thứ 1 6 37 Sau 3 tháng 11 32 <0,001 Sau 6 tháng 10 33 0,007 Bảng 5: Đặc điểm ứ nước thận phải sau 3 tháng Lần khám đầu tiên Sau 3 tháng Tổng Không ứ nươc Độ 1 Độ 2 Độ 3 Không ứ nước 5 1 0 0 6 Độ 1 2 7 0 0 9 Độ 2 0 6 12 2 20 Độ 3 0 1 3 4 8 Tổng 7 15 15 6 43 Bảng 6: Đặc điểm thận phải ứ nước sau 6 tháng Lần khám đầu tiên Sau 6 tháng Tổng Không ứ nươc Độ 1 Độ 2 Độ 3 Không ứ nước 4 1 1 0 6 Độ 1 3 4 1 1 9 Độ 2 2 9 8 1 20 Độ 3 0 1 5 2 8 Tổng 9 15 15 4 43 Bảng 7: Đặc điểm ứ nước thận phải qua các lần khám Lần khám Không ứ nước Ứ nước P Lần khám thứ 1 6 37 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Thận – Niệu 37 Lần khám Không ứ nước Ứ nước P Sau đặt JJ 3 tháng 7 36 <0,001 Sau đặt JJ 6 tháng 9 34 0,003 Tác động của đặt ông thông JJ trên phương diện sinh hóa Bảng 8: Đặc điểm ure máu sau đặt ống thông Trước đặt JJ Sau 3 tháng Sau 6 tháng Tổng Bình thường Tăng Bình thường Tăng Bình thường 31 2 30 3 33 Tăng 6 4 7 3 10 Tổng 37 6 37 6 43 Bảng 10: Biến đổi ure máu giữa các lần khám Lần khám Không tăng ure máu Tăng ure máu P Lần khám thứ 1 33 10 Sau 3 tháng 37 6 0,007 Sau 6 tháng 37 6 0,095 Bảng 11: Đặc điểm suy thận sau 3 tháng Lần thăm khám thứ 1 Sau 3 tháng Tổng p Không suy thận Suy thận Không suy thận 4 0 4 <0,001 Suy thận 6 33 39 Tổng 10 33 43 Bảng 12: Đặc điểm suy thận sau 6 tháng Lần thăm khám thứ 1 Sau 6 tháng Tổng p Không suy thận Suy thận Không suy thận 1 3 4 0,811 Suy thận 12 27 39 Tổng 13 30 43 BÀN LUẬN Đặc điểm chung của bệnh nhân Tổng số bệnh nhân là 43 người. Tuổi trung bình là 58,14 ± 11,25 và nhóm tuổi thường gặp là 45-60 (58,14%) cũng là phù hợp với các nghiên cứu khác, y văn và tiến triển lâu dài từ khi nhiễm HPV đến khi trở thành ung thư cổ tử cung xâm lấn của bệnh(10,11). Nội trợ là nghề nghiệp thường gặp của bệnh nhân với 18 người (41,86%), nhóm không nghề nghiệp còn cao phải sống nhờ vào gia đình, thay ống JJ thường xuyên là gánh nặng cho bệnh nhân nên việc kéo dài thời gian lưu ống thông JJ nhưng vẫn giữ được hiệu quả là một điều cần thiết. Giai đoạn thường gặp nhất là giai đoạn IIIB với 18 người (41,86%), ít nhất là giai đoạn IIA với 1 bệnh nhân (chiếm 2,33%). Giai đoạn nhẹ nhất là IB chiếm 11,63%, một giai đoạn nhẹ nhưng xâm lấn niệu quản với tỷ lệ khá đáng kể. Nặng nhất là giai đoạn IVB (6,98%). Các đặc điểm về giai đoạn cũng phù hợp với nghiên cứu của Keopaseuth Xayaseng (2005)(4). Riêng đối với giai đoạn IB xâm lấn niệu quản với số lượng đáng kể, có thể giải thích rằng, giai đoạn bệnh được xếp theo FIGO(1,3,5,7,8) và là chẩn đoán lúc phát hiện bệnh ung thư cổ tử cung và khi đó chưa điều trị gì, chẩn đoán này không được thay đổi cho dù có bằng chứng khác chỉ ra bệnh tiến xa khi đã điều trị. Cho nên đến khi vào viện vì ung thư cổ tử cung xâm lấn thì bệnh đã tiến triển xa hơn. Chúng tôi nhận thấy số bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung biết bản thân bị bệnh nhưng chưa điều trị còn cao, chiếm 23,26% (10/43) tổng số bệnh nhân. Điều này có thể lý giải theo hai khả năng: • Một là, bệnh nhân biết bị bệnh nhưng chưa có biến chứng niệu ảnh hưởng đến cơ thể nhiều nên âm thầm chấp nhận và không vào khoa ngoại Thận – Tiết niệu điều trị. • Hai là, bệnh nhân có dấu hiệu bất thường gây lo lắng, phải đến bệnh viện khám bệnh và phát hiện bị ung thư cổ tử cung xâm lấn niệu quản và được chuyển đến khoa Ngoại Thận- Tiết niệu để đặt JJ trước khi điều trị chuyên biệt vấn đề ung thư. Đối diện với một mặt khác, bệnh nhân đã qua điều trị ung thư cổ tử cung trước đó, chúng tôi nhận thấy nhóm xạ ngoài chiếm tỷ lệ cao nhất với 51,16% (22/43) số bệnh nhân và nhóm đặt kim radium và xạ trị chiếm 9,30% (4/43) số bệnh nhân. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Keopaseuth Xayaseng (2005), với 82,86% bệnh nhân ở nhóm xạ trị ngoài, 2,86% ở nhóm đặt kim radium và xạ trị(4). Có thể giải thích điều này bằng hai lý do: • Bệnh nhân điều trị bằng đặt kim và xạ trị tức là bệnh còn ở giai đoạn sớm, biến chứng xâm lấn niệu quản xuất hiện với tần số thấp. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Chuyên Đề Thận – Niệu 38 • Bệnh nhân tiến triển đến giai đoạn xa hơn, biến chứng niệu ở giai đoạn xa hiện diện cao hơn, xạ trị ngoài có trường chiếu rộng hơn cũng như liều cao hơn nên tỷ lệ thương tổn do xạ cũng tăng lên với các biến chứng xơ hóa niệu quản cao hơn. Từ đó, chúng tôi nhận thấy, bệnh nhân được chỉ định xạ trị cần được lưu ý vấn đề ảnh hưởng của tia xạ đến niệu quản để có thể có biện pháp can thiệp sớm, trường hợp bệnh nhân đến trễ, giai đoạn muộn có hay không có kèm xạ trị trước đó, khả năng đặt ống thông JJ sẽ khó khăn hơn, cũng như ảnh hưởng lên thận cũng nặng hơn, khó hồi phục hơn. Chỉ định đặt ống thông JJ và kết quả Chỉ định đặt ống thông JJ khi đánh giá bệnh nhân là rất quan trọng, từ chỉ định đúng dắn, tỷ lệ thành công của việc đặt JJ sẽ cao. Trong 43 bệnh nhân ban đầu có chỉ định đặt JJ, kết quả có 43 bệnh nhân đặt được JJ (gồm 21 bệnh nhân được đặt 2 bên, 10 bệnh nhân được đặt bên phải, 12 bệnh nhân được đặt JJ bên trái) với 42 bệnh nhân đặt JJ qua ngả nội soi niệu quản ngược dòng và 1 bệnh nhân được đặt JJ theo ngả xuôi dòng. Hiệu quả của đặt ống thông JJ Đặt ống thông JJ giúp giải quyết bế tắc đường niệu trên bệnh nhân ung thư cổ tử cung xâm lấn niệu quản, từ đó, tình trạng ứ nước dần giảm và khi đó chức năng thận cải thiện về mặt sinh hóa. Hiệu quả của ống thông JJ trên phương diện hình ảnh 100% bệnh nhân bị ứ nước thận. Số thận ứ nước chỉ 1 bên trái bằng với số lượng thận chỉ bị ứ nước 1 bên phải là 6 người (13,95%). Ứ nước cả hai thận là 31 bệnh nhân (70,09%). Sau 3 tháng, số lượng thận trái ứ nước giảm 5 thận. Có 5 thận trái tăng mức độ ứ nước với 4 thận từ độ 1 lên độ 2 và 1 thận từ độ 2 lên độ 3. Tuy nhiên, ở khía cạnh giảm ứ nước thận trái, có 15 thận giảm mức độ ứ nước với 5 thận ứ nước độ I về không ứ nước, 8 thận ứ nước độ 2 xuống còn độ 1 và 2 thận từ độ 3 về độ 2. Từ đó cho thấy, sau 3 tháng đặt JJ, số lượng lẫn mức độ ứ nước thận trái giảm đáng kể, việc đặt ống thông JJ có hiệu quả. Sau 6 tháng, số thận trái ứ nước giảm còn 33, có 6 thận về mức bình thường. Đối với mức độ ứ nước thận, có 5 thận tăng mức độ ứ nước, với 2 trường hợp từ không ứ nước lên ứ nước độ 1, 3 thận ứ nước độ 1 lên ứ nước độ II. Khi xét về phương diện giảm mức độ ứ nước thận, có đến 20 thận trái giảm mức độ ứ nước thận, với 6 trường hợp lúc trước đặt ống thông bị ứ nước về không ứ nước và 11 trường hợp ứ nước độ 2 giảm về ứ nước độ 1, đáng kể đến hơn hết là 3 trường hợp ứ nước độ 3 giảm về còn độ 2. Ống thông JJ được đặt đã cải thiện rất nhiều trường hợp thận ứ nước. Đối với thận phải, sau 3 tháng đặt JJ, số lượng thận ứ nước giảm còn 36 thận, giảm được 1 thận. Tuy giảm về số lượng thận ứ nước là nhỏ, nhưng sự cả thiện mức độ ứ nước là đáng kể với 12 thận, từ độ 1 về không ứ nước là 2 trường hợp, từ độ 2 về độ 1 là 6 thận, và từ 8 thận ứ nước độ 3 trước đặt JJ chỉ còn 4 thận sau 3 tháng. Có 1 thận từ không ứ nước tiến triển lên ứu nước độ 1, 2 thận từ ứ nước độ 2 lên độ 3. Trong nghiên cứu, không ghi nhận trường hợp ống thông bị đứt, tắc nghẽn làm cho dòng tiểu bị bế tắc sau đặt JJ nên điều này có thể giải thích do sự tiến triển nặng hơn của bệnh làm tổn thương thận ngày càng nặng hơn. Số thận phải bị ứ nước sau 6 tháng có giảm, chỉ còn 34 thận. Trong số thận phải ứ nước trước đặt JJ thì có đến 20 thận giảm mức độ ứ nước, một sự cải thiện đáng kể về số lượng. Điều trị bằng đặt ống thông JJ có hiệu quả về mặt giảm bớt thương tổn ở thận do ung thư cổ tử cung xâm lấn niệu quản gây ra kể cả ở thời điểm 3 tháng lẫn 6 tháng và sự giảm này có ý nghĩa thống kê dù mẫu số liệu nghiên cứu ít. Từ đó, hiệu quả giải quyết bế tắc của ống thông JJ là rất cao và việc lưu thông JJ đến 6 tháng thì hiệu quả làm lưu thông dòng nước tiểu vẫn còn. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Thận – Niệu 39 Tác động của đặt ông thông JJ trên phương diện sinh hóa Tình trạng tăng ure máu trong nghiên cứu với số lượng bệnh nhân khá đáng kể với 10 bệnh nhân (23,26%). Sau đặt JJ, số bệnh nhân có tình trạng tăng ure máu giảm. Sau 3 tháng, số bệnh nhân tăng ure máu lúc chưa đặt JJ giảm về bình thường đến 6 bệnh nhân, còn đối với sau 6 tháng là 7 bệnh nhân. Điều đó chứng tỏ đặt ống JJ làm lưu thông dòng nước tiểu đã góp phần làm giảm số lượng bệnh nhân tăng ure máu. Sau đặt JJ 3 tháng, các trường hợp nồng độ ure máu tăng đề giảm, có ý nghĩa thống kê. Sau 6 tháng, tuy nhìn trên tổng thể số bệnh nhân có nồng độ ure máu tăng không khác so với sau đặt JJ 3 tháng, nhưng đối với những bệnh nhân trước đặt JJ thì có sự giảm đáng kể, từ 10 trường hợp xuống còn 3 trường hợp (Bảng 8). Sau 3 tháng đặt JJ (Bảng 11), tình trạng suy thận cải thiện rõ, có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Sau 6 tháng, tuy số trường hợp suy thận có giảm và không có ý nghĩa thống kê nhưng số lượng bệnh nhân trước đặt JJ bị suy thận đã giảm từ 39 người còn 27 người, giảm đến 15 người, trong khi suy thận mới xuất hiện chỉ có 3 bệnh nhân (Bảng 12). Điều đó cho thấy rằng đặt ống thông JJ góp phần rất lớn đến giảm số lượng bệnh nhân suy thận ở bệnh ung thư cổ tử cung xâm lấn niệu quản. Nghiên cứu trên một mẫu số liệu lớn hơn nên được đề ra để thấy rõ hơn hiệu quả của ống thông JJ đối với suy thận tại thời điểm 6 tháng. Thời điểm thay ống thông JJ Việc đặt ống thông JJ chỉ có mục đích duy nhất trên bệnh nhân ung thư cổ tử cung xâm lấn niệu quản là dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Keopaseuth Xayaseng (2005)(4) đề nghị thay ống thông JJ sau mỗi 3 tháng. So sánh về tác dụng lưu thông dòng nước tiểu, chúng tôi nhận thấy rằng đặt ống thông JJ đến thời điểm 6 tháng vẫn còn tác dụng tốt, cải thiện rất tốt tình trạng thận bị ứ nước có ý nghĩa thống kê dù mẫu số liệu ít. Nên việc thay ống thông JJ sau đặt 6 tháng vẫn hiệu quả. Tuy vậy, về mặt sinh hóa, chúng tôi ghi nhận một số trường hợp không suy thận lúc trước đặt JJ nhưng sau 6 tháng thì tình trạng này lại xuất hiện, điều đó có thể giải thích do tiến tiển nặng hơn của bệnh gây ra. Từ đó, khi thay ống JJ sau đặt 6 tháng thì việc theo dõi chức năng thận của bệnh nhân thường xuyên là cần thiết. KẾT LUẬN Sau nghiên cứu trên 43 bệnh nhân chúng tôi có kết luận sau: Đặt ống thông JJ niệu quản có hiệu quả cao trong điều trị biến chứng của ung thư cổ tử cung xâm lân hệ niệu, giảm tổn thương thận trên phương diện hình ảnh và góp phần cải thiện chức năng thận trên phương diện sinh hóa, nên tiến hành đặt ống thông JJ cho bệnh nhân khi có chỉ định. Thay ống thông JJ sau đặt 6 tháng vẫn đảm bảo an toàn và hiệu quả cho bệnh nhân. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Atuhairwe S (2011). Urologic complications among women with advanced cervical cancer at a tertiary referral hospital in Uganda. The International Journal of Gynecology and Obstetrics, (115), 282–284. 2. Bruni L (2014). Human Papillomavirus and Related Diseases in Viet Nam. In: ICO HPV Information Centre – Summary Report, pp.35 – 53. Barcelona, Spain. 3. Bruni L (2014). Human Papillomavirus and Related Diseases in Viet Nam. In: ICO HPV Information Centre-Summary Report, pp.5 – 14. Barcelona, Spain. 4. Keopaseuth Xayaseng (2005). Hiệu quả điều trị bế tắc niệu quản do ung thư cổ tử cung của ống thông JJ. Luận văn thạc sĩ y học chuyên ngành Ngoại khoa. Trường đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 5. Mutch DG (2009). The new FIGO staging system for cancers of the vulva, cervix, endometrium and sarcomas. The Gynecol Oncol, 115(2), 325–328. 6. Ngô Gia Hy (1982). Biến chứng niệu do ung thư cổ tử cung. In: Niệu học, tập II, tr. 270 – 279. Nhà xuất bản y học, thành phố Hồ Chí Minh. 7. Odicino F, Pecorelli S, Zigliani L, et al (2008). History of the FIGO cancer staging system. The Int J Gynecol Obstet, 101(2), 205-10. 8. Pecorelli S (2009). FIGO Committee On Gynecologic Oncology: Revised FIGO staging for carcinoma of the vulva, cervix, and endometrium. The Int J Gynecol Obst, 105(1),103– 104. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Chuyên Đề Thận – Niệu 40 9. Shuaibu SI (2013). Endoscopic Retrograde JJ-Stenting of The Ureter Without Fluoroscopy Guidance - An Appraisal of Outcome. The Nigerian Journal of Medicine, Vol.22 No.4, 348 – 350. 10. Trần Đặng Ngọc Linh (2013). Hiệu quả xạ trị trong ung thư cổ tử cung giai đoạn IIB-IIIB. In: Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh. tr. 83-84. 11. Trần Thị Minh Châu (2012). Ung thư cổ tử cung. In: Sản phụ khoa, Nhà xuất bản y học, thành phố Hồ Chí Minh. tr.803-811. Ngày nhận bài báo: 10/05/2015 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/06/2015 Ngày bài báo được đăng: 05/08/2015

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhieu_qua_dieu_tri_cua_ong_thong_jj_tren_benh_nhan_ung_thu_co.pdf
Tài liệu liên quan