Có mối tương quan giữa giai đoạn viêm, hoạt độ
viêm với mật độ H. pylori (p<0,05). Mật độ vi khuẩn
càng cao, hoạt độ viêm và giai đoạn viêm càng nặng.
Việc tiệt trừ H. pylori làm giảm quá trình viêm, cải thiện
hoạt độ viêm và giai đoạn viêm trên mô bệnh học.
“Điểm không trở lại” trong thác mô bệnh học
từ VDDM đến ung thư dạ dày được thiết lập khi có
dị sản ruột, mặc dù có thể làm chậm tiến triển của
dị sản ruột nhưng không thể hoàn toàn ngăn được
ung thư dạ dày. Tuy nhiên điều này không hoàn toàn
đúng với viêm teo dạ dày.
Theo IARC điều trị tiệt trừ H. pylori là cần thiết
nhằm giảm tỷ lệ ung thư dạ dày. Đối với những
vùng có tỷ lệ nhiễm H. pylori<10%, có thể bước
đầu điều trị theo kinh nghiệm đối với bệnh nhân có
triệu chứng đường tiêu hóa trên. Chiến dịch “kiểm
tra–và-điều trị” trước khi điều trị tiệt trừ H. pylori
được khuyến cáo ở nhiều quốc gia có tỷ lệ nhiễm
cao trong đó có Việt Nam [1]. Điều này là cần thiết
để tiệt trừ H. pylori hiệu quả và hạn chế tình trạng
kháng thuốc đang gia tăng rất nhanh. Lựa chọn phác
đồ tiệt trừ H. pylori cần dựa vào tỷ lệ kháng thuốc tại
mỗi vùng miền. Tại miền Trung nước ta, tỷ lệ kháng
Clarithromycin >20% trong khi phác đồ 3 thuốc cổ
điển không còn hiệu quả, phác đồ nối tiếp có chứa
Levofloxacin là một lựa chọn hợp lý điều trị đầu tay
các bệnh nhân viêm dạ dày mạn H. pylori (+).
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 34 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả điều trị của phác đồ nối tiếp có chứa Levofloxacin ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn Helicobacter Pylori dương tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
14
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 3 - tháng 6/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA PHÁC ĐỒ NỐI TIẾP CÓ CHỨA
LEVOFLOXACIN Ở BỆNH NHÂN VIÊM DẠ DÀY MẠN
HELICOBACTER PYLORI DƯƠNG TÍNH
Nguyễn Phan Hồng Ngọc, Trần Văn Huy
Trường Đại học Y Dược – Đại học Huế
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Sự gia tăng tình trạng kháng kháng sinh của H. pylori là nguyên nhân chính gây thất bại điều
trị. Phác đồ nối tiếp chứa levofloxacin 10 ngày tỏ ra hiệu quả và an toàn trong tiệt trừ H. pylori ở vùng có
tỷ lệ kháng clarithromycin cao. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả tiệt trừ H. pylori lần đầu của phác đồ nối tiếp
chứa levofloxacin 10 ngày, tác dụng phụ, sự cải thiện về lâm sàng, nội soi và mô bệnh học. Bệnh nhân và
phương pháp: 102 bệnh nhân nhiễm H. pylori được điều trị với phác đồ nối tiếp chứa levofloxacin (5 ngày
đầu: rabeprazole 20mg 2 lần/ngày, amoxicillin 1g 2 lần/ngày, 5 ngày sau: rabeprazole 20mg 2 lần/ngày,
levofloxacin 500mg 2 lần/ngày, và tinidazole 500mg 2 lần/ngày). Các bệnh nhân này được xác định nhiễm H.
pylori bằng test urease và mô bệnh học có thâm nhiễm tế bào lympho ở mô đệm. Kết quả: Tỷ lệ tiệt trừ theo
ý định điều trị (ITT) của phác đồ RA-RLT là 73,5%. Tỷ lệ tiệt trừ theo đề cương nghiên cứu (PP) là 81,5%. Có
33,7% bệnh nhân xuất hiện tác dụng phụ mức độ nhẹ đến vừa. Không có trường hợp nào ngưng điều trị do
tác dụng phụ của thuốc. Sau tiệt trừ H. pylori 6 tháng, các triệu chứng lâm sàng và dấu hiệu phù nề trên nội
soi cải thiện có ý nghĩa. Hoạt độ viêm và giai đoạn viêm cải thiện có ý nghĩa sau 6 tháng. Dị sản ruột và loạn
sản thay đổi không có ý nghĩa sau 6 tháng. Kết luận: Phác đồ nối tiếp chứa levofloxacin RA-RLT 10 ngày có thể
được xem là một lựa chọn hợp lý trong điều trị đầu tay tiệt trừ H. pylori ở miền Trung Việt Nam. Tiệt trừ H.
pylori làm cải thiện về lâm sàng, hoạt độ viêm và giai đoạn viêm trên mô bệnh học.
Từ khóa: H. pylori, viêm dạ dày mạn, levofloxacin
Abstract
EFFICACY OF 10 -DAY LEVOFLOXACIN CONTAINING SEQUENTIAL
THERAPY IN PATIENTS WITH HELICOBACTER PYLORI–ASSOCIATED
CHRONIC GASTRITIS
Nguyen Phan Hong Ngoc, Tran Van Huy
Hue University of Medicine and Pharmacy – Hue University
Background: The increasing of antibiotic resistance in H. pylori has become a main cause for treatment
failure. A 10-day levofloxacin containing sequential therapy is efficient and safe in eradication H. pylori
infection in an area with high prevalence of clarithromycin resistance. Aims: To evaluate the efficacy of 10-
day levofloxacin containing sequential therapy as first-line treatment for H. pylori eradication, side effects,
symptoms and endoscopic responses and improvement of histological features in Centre Vietnam. Patients
and methods: 120 Naïve H. pylori positive patients were received levofloxacin containing sequential
therapy (rabeprazole 20mg twice daily, amoxicillin 1g twice daily for 5 days followed by rabeprazole 20mg,
levofloxacin 500mg, and tinidazole 500mg, twice daily for 5 more days). These patients tested positive for
H. pylori by urease test and gastric mucosal biopsy presented mononuclear cell infiltrating in lamina propria.
Results: Intention to treat (ITT) eradication rates of RA-RLT was 73.5%. Per protocol (PP) eradication rates
were 81.5%. Overall, 33.7% experienced mild to moderate adverse events. No patient stopped the treatment
because of side effects. 6 months after H. pylori eradication clinical symptoms and only edema undergoing
endoscopy significantly improved. Grade of activity inflammation and stage of gastritis significantly decreased
at 6 months. Intestinal metaplasia and dysplasia did not change significantly at 6 months. Conclusion: 10-
day levofloxacin containing sequential therapy may be considered as one of the first choices in H. pylori
- Địa chỉ liên hệ: Trần Văn Huy, email: bstranvanhuy@gmail.com
- Ngày nhận bài: 5/3/2017; Ngày đồng ý đăng: 22/5/2017; Ngày xuất bản: 18/7/2017
15
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 3 - tháng 6/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Vi khuẩn Helicobacter pylori được công nhận là
nguyên nhân quan trọng gây viêm dạ dày mạn, loét
dạ dày, u MALT và ung thư dạ dày. Trong đó viêm
dạ dày mạn do H. pylori là nguyên nhân quan trọng
nhất gây ung thư dạ dày. Cơ quan quốc tế nghiên
cứu về ung thư (IARC) xếp H. pylori là tác nhân gây
ung thư type 1. Vì vậy, điều trị tiệt trừ H. pylori là cần
thiết nhằm giảm tỷ lệ ung thư dạ dày.
Phác đồ nối tiếp được Maastricht IV năm 2012
công nhận là một trong ba phác đồ đầu tay trong
điều trị tiệt trừ H. pylori ở vùng kháng Clarithromycin
cao, trong đó có Việt Nam [6].Tuy nhiên gần đây
phác đồ nối tiếp tỏ ra có kết quả không hằng định và
kém hiệu quả. Trước tình trạng gia tăng tỷ lệ kháng
Clarithromycin, nhiều nghiên cứu áp dụng phác đồ
nối tiếp chứa Levofloxacin với 5 ngày đầu: thuốc ức
chế bơm proton và Amoxicilline; 5 ngày sau:thuốc
ức chế bơm proton, Levofloxacin và Tinidazole.
Kết quả ban đầu cho thấy phác đồ nối tiếp chứa
Levofloxacin hiệu quả hơn so với phác đồ nối tiếp
chứa Clarithromycin và phác đồ ba thuốc chuẩn, và
có thể được sử dụng làm phác đồ đầu tiên, đặc biệt
ở vùng có tỷ lệ H. pylori kháng Clarithromycin >15%.
Trong khi đó ở nước ta vẫn chưa có nhiều nghiên
cứu về hiệu quả cũng như tác dụng phụ của phác đồ
này. Chúng tôi tiến hành để tài này nhằm các mục
tiêu sau:
- Khảo sát tỷ lệ tiệt trừ H. pylori của phác đồ nối
tiếp chứa Levofloxacin (RA-RLT)10 ngày ở bệnh nhân
viêm dạ dày mạn H. pylori dương tính và một số tác
dụng phụ của phác đồ này.
- Đánh giá hiệu quả của phác đồ này về mặt lâm
sàng, nội soi và hoạt độ viêm trên mô bệnh học.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu trên 102 bệnh nhân (trên 18 tuổi)
đến khám và điều trị tại bệnh viện trường Đại học Y
Dược Huế, từ 4/2015-8/2016, được chẩn đoán viêm
dạ dày mạn có nhiễm H. pylori. Các bệnh nhân này
đều ở các tỉnh miền Trung.
- Tiêu chuẩn chọn bệnh: Có đầy đủ các tiêu
chuẩn sau
Nội soi dạ dày có hình ảnh gợi ý: phù nề, sung
huyết, trợt lồi, trợt phẳng, lộ mạch, chấm xuất
huyết, viêm phì đại, trào ngược dịch mật; Mô bệnh
học có biểu hiện thâm nhiễm tế bào lympho ở mô
đệm; Test nhanh urease (CLOtest) dương tính; Bệnh
nhân lần đầu tiên được điều trị tiệt trừ H. pylori;
Không dùng các thuốc kháng sinh tác động lên H.
pylori trong vòng 4 tuần và kháng tiết trong vòng 2
tuần; Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Tiêu chuẩn loại trừ: Có thai, cho con bú hoặc
đang điều trị một bệnh khác kèm theo; Suy gan,
suy thận; Có sử dụng kháng sinh trong vòng 4 tuần
và kháng tiết trong vòng 2 tuần trước khi nội soi;
Có tiền sử dị ứng với các thuốc điều trị; Bệnh nhân
không đồng ý tham gia.
2.2. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu
tiến cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập mẫu nghiên cứu
Thu thập mẫu nghiên cứu tại Trung tâm Nội Soi
tiêu hóa, bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế. Các
bệnh nhân được đánh giá các triệu chứng lâm sàng
và nội soi dạ dày. Tổn thương VDDM trên nội soi
được đọc theo phân loại Sydney. Sau đó sinh thiết 6
mẫu niêm mạc dạ dày: 3 mẫu hang vị cách lỗ môn vị
2-3 cm, 3 mẫu ở thân vị.
Tiến hành thử CLO test ngay tại phòng Nội soi để
xác định có nhiễm H. pylori. 2 mẫu làm CLO test lấy
ở hang vị và thân vị, kết quả được đọc trong vòng 30
phút. 04 mẫu sinh thiết được ngâm trong dung dịch
formol 10% gởi Khoa Giải phẫu bệnh làm mô bệnh
học.Giai đoạn viêm và hoạt độ viêm đọc theo phân
loại OLGA. Mức độ viêm dựa vào phân loại Sydney.
2.2.2. Biến số nghiên cứu
- Giới: Nam, nữ; - Tuổi: ≤ 30, 31-50, ≥ 51
- Đặc điểm lâm sàng: đau thượng vị; ợ hơi, ợ
chua; đầy bụng, chậm tiêu; buồn nôn, nôn; nóng rát
thượng vị.
- Đặc điểm tổn thương trên nội soi: phù nề,
sung huyết; trợt phẳng, trợt lồi, lộ mạch, chấm xuất
huyết, trào ngược dịch mật, phì đại.
- Đặc điểm mô bệnh học:
- Dị sản ruột: Không, có
- Loạn sản: Không, độ thấp, độ cao
- Giai đoạn viêm: Giai đoạn 0, I, II, III, IV
- Hoạt độ viêm: Hoạt độ 0, 1, 2, 3, 4.
2.2.3. Điều trị tiệt trừ H. pylori: Điều trị phác đồ
nối tiếp chứa Levofloxacin 10 ngày
- 5 ngày đầu: Rabeprazole 20mg, Amoxicillin
1000mg x 2 lần/ngày
- 5 ngày tiếp theo:
Rabeprazole 20mg, Levofloxacin 500mg, Tinida-
zole 500mg x 2 lần/ngày
eradication in Central Vietnam. H. pylori eradication may improve clinical symptoms, inflammative activity
and stage of gastritis in histology.
Key words: H. pylori, gastritis, levofloxacin
16
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 3 - tháng 6/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
- Ghi nhận tác dụng phụ của thuốc, tuân thủ điều
trị của bệnh nhân.
- Đánh giá kết quả tiệt trừ H. pylori sau khi ngưng
điều trị 4 tuần dựa vào CLO test
2.2.4. Đánh giá hiệu quả của phác đồ về lâm
sàng, nội soi, mô bệnh học trước và sau tiệt trừ
Đánh giá vào 3 thời điểm:
- Bắt đầu điều trị: Đánh giá đặc điểm lâm
sàng,tổn thương trên nội soi,đặc điểm mô bệnh học
- Sau điều trị 1tháng:
Đánh giá về đặc điểm lâm sàng, đặc điểm tổn
thương trên nội soi. So sánh kết quả trước và sau
điều trị 1 tháng của các bệnh nhân tiệt trừ H. pylori
thành công.
- Sau điều trị 6 tháng: Đánh giá đặc điểm lâm
sàng, đặc điểm tổn thương trên nội soi, đặc điểm
mô bệnh học. So sánh kết quả trước và sau điều trị
6 tháng của các bệnh nhân CLO test (-).
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Một số đặc điểm của nhóm nghiên cứu
Bảng 3.1. Đặc điểm của nhóm nghiên cứu
Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ
Giới Nam
Nữ
37
65
36,3
63,7
Tuổi ≤ 30
31-50
≥ 51
Tuổi trung bình
22
45
35
43,07±14,62
21,6
44,1
34,3
Đặc điểm lâm sàng Đau thượng vị
Ợ hơi, ợ chua
Đầy bụng, chậm tiêu
Buồn nôn, nôn
Nóng rát thượng vị
74
50
32
31
42
72,5
49,0
31,4
30,4
41,2
Đặc điểm nội soi Phù nề, sung huyết
Trợt phẳng
Trợt lồi
Lộ mạch
Chấm xuất huyết
Trào ngược dịch mật
Phì đại
95
11
21
9
4
0
0
93,1
10,8
20,6
8,8
3,9
0,0
0,0
Dị sản ruột Có
Không
13
89
12,7
87,3
Loạn sản Không
Nhẹ
Nặng
77
24
1
75,5
23,5
1,0
Giai đoạn viêm Giai đoạn 0
Giai đoạn I
Giai đoạn II
Giai đoạn III
Giai đoạn IV
54
35
11
2
0
52,9
34,3
10,8
2,0
0,0
Hoạt độ viêm Độ 0
Độ 1
Độ 2
Độ 3
Độ 4
0
52
39
11
0
0,0
51,0
38,2
10, 8
0,0
Nhận xét: Nữ chiếm 63,7% và nam chiếm 36,3%.
Tuổi trung bình là 43,07±14,62, tập trung chủ yếu ở
lứa tuổi 31-50, chiếm 44,1%.
Triệu chứng đau thượng vị chiếm tỷ lệ cao nhất
72,5%, tiếp theo là ợ hơi, ợ chua 49,0% và nóng rát
thượng vị 41,2%.
Tổn thương phù nề sung huyết trên nội soi
thường gặp nhất chiếm 93,1%. Không gặp hình
ảnh viêm dạ dày phì đại và trào ngược dịch mật. Có
12,7% bệnh nhân có dị sản ruột, 23,5% loạn sản nhẹ
và 1 trường hợp loạn sản nặng (1,0%). Giai đoạn
viêm chủ yếu tập trung ở giai đoạn 0 và I, chiếm tỷ lệ
lần lượt 52,9% và 34,3%. Hoạt độ viêm chủ yếu ở độ
1 (51,0%) và độ 2 (38,2%).
3.2. Hiệu quả tiệt trừ Helicobacter pylori và tác
dụng phụ của phác đồ nghiên cứu
Tỷ lệ bệnh nhân theo dõi: 92 bệnh nhân trong số
102 bệnh nhân ban đầu.
17
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 3 - tháng 6/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
Bảng 3.2. Tỷ lệ tiệt trừ H. pylori theo ý định điều trị và theo đề cương nghiên cứu
Phân tích
CLO -test
Theo ý định điều trị (ITT) Theo đề cương nghiên cứu (PP)
n Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%)
Âm tính 75 73,5 75 81,5
Dương tính 27 26,5 17 18,5
Tổng 102 100,0 92 100,0
Nhận xét: Tỷ lê bệnh nhân theo dõi được chiếm 90,2%. Hiệu quả tiệt trừ H. pylori của phác đồ nghiên cứu
theo ITT và PP lần lượt là 73,5% và 81,5%.
Bảng 3.3. Tác dụng phụ của phác đồ
Triệu chứng Số lượng Tỷ lệ %
Mệt mỏi 20 21,7
Nhức đầu 23 25,0
Mất ngủ 20 21,7
Viêm gân Asin 0 0,0
Buồn nôn, nôn 8 8,7
Tiêu chảy 5 5,4
Táo bón 2 2,2
Khô miệng 2 2,2
Vị kim loại 0 0,0
Nhận xét: Tác dụng phụ hay gặp là nhức đầu, mệt mỏi, mất ngủ chiếm tỷ lệ lần lượt là 25,0%, 21,7%,
21,7%.. Triệu chứng ít gặp nhất là táo bón và khô miệng đều chiếm 2,2%. Không có trường hợp nào có triệu
chứng vị kim loại và viêm gân Asin.
3.3. Tác động của tiệt trừ H. pylori lên đáp ứng về lâm sàng, nội soi, mô bệnh học
3.3.1. Sự thay đổi các triệu chứng lâm sàng
Bảng 3.4. Sự cải thiện triệu chứng lâm sàng trước và sau điều trị 1tháng và 6 tháng
Triệu chứng lâm sàng
n (%)
Trước ĐT Sau 1 tháng p
n (%)
Trước ĐT Sau 6 tháng p
n (%) n (%)
Đau thượng
vị
Có 57 (76,0) 17 (22,7) <0,05 34 (81,0) 0 (0,0) -
Không 18 (24,0) 58 (77,3) <0,05 8 (19,0) 42 (100,0) <0,05
Ợ hơi, ợ
chua
Có 41 (54,7) 6 (8,0) <0,05 25 (59,5) 1 (2,4) <0,05
Không 34 (45,3) 69 (92,0) <0,05 17 (40,5) 41 (97,6) <0,05
Đầy bụng,
chậm tiêu
Có 24 (32,0) 18 (24,0) >0,05 16 (38,1) 1 (2,4) <0,05
Không 51(68,0) 57 (76,0) >0,05 26 (61,9) 41 (97,6) <0,05
Buồn nôn,
nôn
Có 25 (33,3) 7 (9,3) <0,05 18 (42,9) 0 (0,0) -
Không 50 (66,7) 68 (90,7) <0,05 24 (57,1) 42 (100,0) <0,05
Nóng rát
thượng vị
Có 32 (42,7) 13 (17,3) <0,05 19 (45,2) 0 (0,0) -
Không 43 (57,3) 62 (82,7) <0,05 23 (54,8) 42 (100,0) <0,05
Nhận xét: Các triệu chứng lâm sàng: đau thượng vị, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn, nóng rát thượng vị cải thiện
trước và sau tiệt trừ thành công H. pylori 1 tháng và 6 tháng có ý nghĩa thống kê.Triệu chứng đầy bụng, chậm tiêu
sau tiệt trừ 1 tháng cải thiện chưa có ý nghĩa thống kê, sau 6 tháng triệu chứng này cải thiện có ý nghĩa
18
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 3 - tháng 6/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
3.3.2. Sự thay đổi về mặt nội soi trước và sau điều trị
Bảng 3.5. Sự cải thiện hình ảnh nội soi trước và sau điều trị
Sau 1 tháng Sau 6 tháng
Trước ĐT
n(%)
Sau ĐT
n(%)
p
Trước ĐT
n(%)
Sau ĐT
n(%)
p
Phù nề, sung huyết
Không
Nhẹ
Trung bình
Nặng
Điểm TB
6(8,0)
22(29,3)
38(50,7)
9(12,0)
1,86 ±0,58
9(12,0)
40(53,3)
24(32,0)
2(2,7)
1,53 ±0,38
<0,05
4(9,5)
8(19,0)
26(61,9)
4(9,5)
1,90 ±0,58
5(11,9)
21(50,0)
16(38,1)
0(0,0)
1,56 ±0,41
<0,05
Trợt phẳng
Không
Nhẹ
Trung bình
Nặng
Điểm TB
71(94,7)
2(2,7)
1(1,3)
1(1,3)
1,05 ±0,21
74(98,7)
0(0,0)
1(1,3)
0(0,0)
1,01 ±0,08
>0,05
39(92,9)
2(4,8)
0(0,0)
1(2,4)
1,04 ±0,17
41(97,6)
0(0,0)
1(2,4)
0(0,0)
1,02 ±0,10
>0,05
Trợt lồi
Không
Nhẹ
Trung bình
Nặng
Điểm TB
60(80,0)
7(9,3)
7(9,3)
1(1,3)
1,15 ±0,38
62(82,7)
11(14,7)
2(2,7)
0(0,0)
1,09 ±0,22
>0,05
33(78,6)
3(7,1)
6(14,3)
0(0,0)
1,16 ±0,38
32(76,2)
9(21,4)
1(2,4)
0(0,0)
1,11 ±0,23
>0,05
Lộ mạch
Không
Nhẹ
Trung bình
Nặng
Điểm TB
67(89,3)
5(6,7)
3(4,0)
0(0,0)
1,11 ±0,38
66(88,0)
8(10,7)
1(1,3)
0(0,0)
1,09 ±0,32
>0,05
37(88,1)
3(7,1)
2(4,8)
0(0,0)
1,13 ±0,40
36(85,7)
5(11,9)
1(2,4)
0(0,0)
1,13 ±0,38
>0,05
Chấm xuất huyết
Không
Nhẹ
Trung bình
Nặng
Điểm TB
72(96,0)
3(4,0)
0(0,0)
0(0,0)
1,01 ±0,06
75(100,0)
0(0,0)
0(0,0)
0(0,0)
1,00 ±0,00
>0,05
41(97,6)
1(2,4)
0(0,0)
0(0,0)
1,01 ±0,05
42(100,0)
0(0,0)
0(0,0)
0(0,0)
1,00 ±0,00
>0,05
Nhận xét:Tổn thương phù nề, sung huyết cải thiện sau tiệt trừ 1 tháng và 6 tháng có ý nghĩa.
Tổn thương trợt phẳng, trợt lồi, lộ mạch, chấm xuất huyết trước và sau tiệt 1 tháng và 6 tháng cải thiện
không có ý nghĩa thống kê.
3.3.3. Sự thay đổi mô bệnh học trước và sau điều trị
Bảng 3.6. Biến đổi mô bệnh học sau điều trị
Trước ĐT n(%) Sau ĐT n(%) p
Dị sản ruột
Không
Có
36 (85,7)
6 (14,3)
36 (85,7)
6 (14,3) >0,05
Loạn sản
Không
Độ thấp
31 (73,8)
11 (26,2)
31 (73,8)
11 (26,2) >0,05
19
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 3 - tháng 6/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
Giai đoạn viêm
Giai đoạn O
Giai đoạn I
Giai đoạn II, III, IV
Điểm TB
18 (42,9)
17 (40,5)
7 (16,6)
1,74 ± 0,73
31 (73,8)
10 (23,8)
1 (2,4)
1,29±0,51 <0,05
Hoạt độ viêm
Hoạt độ O
Hoạt độ 1
Hoạt độ2
Hoạt độ 3,4
Điểm TB
0 (0,0)
20 (47,6)
19 (45,2)
3 (7,2)
2,60 ± 0,63
2 (4,8)
32 (76,2)
8 (19,0)
0 (0,0)
2,14 ± 0,47 <0,05
Nhận xét: Có sự cải thiện hoạt độ viêm và giai đoạn
viêm trước và sau tiệt trừ Helicobacter pylori thành
công 6 tháng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.Chưa
thấy có sự cải thiện tỷ lệ dị sản ruột và loạn sản trước
và sau tiệt trừ Helicobacter pylori thành công.
4. BÀN LUẬN
4.1. Một số đặc điểm của nhóm nghiên cứu:
Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ nữ cao
hơn nam (63,7% và 36,3%), tuổi trung bình là
43,07±14,62, tập trung chủ yếu ở lứa tuổi 31-50,
chiếm 44,1%. Triệu chứng đau thượng vị chiếm tỷ lệ
cao nhất 72,5 %. Các triệu chứng lâm sàng thường
phối hợp nhau, trong đó có 2 đến 3 triệu chứng lâm
sàng chiếm tỷ lệ cao.
Tổn thương phù nề sung huyết trên nội soi
thường gặp nhất chiếm 93,1%, trong đó phù nề,
sung huyết ở hang vị chiếm 81,4%. Trong nghiên cứu
của chúng tôi, các bệnh nhân VDDM phân giai đoạn
theo phân độ OLGA tập trung ở giai đoạn 0-II, trong
đó giai đoạn 0 là chủ yếu chiếm tỷ lệ 52,9%, tiếp đó
là giai đoạn I và II (34,3% và 10,8%). Hoạt độ viêm
tập trung độ 1 và 2 chiếm tỷ lệ 51,0% và 38,2%. Tỷ lệ
dị sản ruột là 12,7%, loạn sản 24,5%, trong đó loạn
sản độ thấp là chủ yếu chiếm 23,5%.
4.2. Hiệu quả tiệt trừ Helicobacter pylori
Phác đồ nối tiếp là một điều trị kép gồm PPI kết
hợp Amoxicillin, theo sau là phác đồ 3 thuốc cổ điển
gồm PPI, Clarithromycin và Tinidazole. Amoxicillin là
kháng sinh diệt khuẩn, phá vỡ vách vi khuẩn, ngăn
chặn hoạt động các kênh bơm thuốc ra ngoài tế bào
của vi khuẩn. Sau đó đến pha 2 của phác đồ điều
trị Clarithromycin và Tinidazole sẽ xâm nhập vào nội
bào tiêu diệt vi khuẩn H. pylori. Bằng cách kết hợp
như vậy hiệu quả tiệt trừ được gia tăng. Ban đầu các
nghiên cứu tại Châu Âu và Châu Á chứng tỏ phác đồ
này có hiệu quả tiệt trừ cao.Tỷ lệ đề kháng Amoxicil-
lin thấp làm hiệu quả điều trị 5 ngày đầu cao, làm
tăng tỷ lệ tiệt trừ H. Pylori ở 5 ngày tiếp theo. Ng-
hiên cứu của Lê Minh Tân tại miền Trung Việt Nam
cho thấy hiệu quả của phác đồ nối tiếp cao hơn có
ý nghĩa so với phác đồ 3 thuốc cổ điển,73,8% so với
42,5% theo ITT và 88,6% so với 51,4 % theo PP [2].
Tuy nhiên theo thời gian hiệu quả tiệt trừ của phác
đồ này không hằng định, có xu hướng giảm ở một số
nước như ở Mỹ La Tinh (76,5%). Nhiều biến thể của
phác đồ nối tiếp như phác đồ nối tiếp 14 ngày, phác
đồ nối tiếp thay Tetracyclin cho Metronidazole đều
không mang lại hiệu quả tiệt trừ mong đợi.
Levofloxacin, một kháng sinh nhóm Fluoroqui-
nolone có khả năng chống lại các chủng H. pylori
kháng Clarithromycin và Metronidazole trên in vivo,
đã cho thấy hiệu quả tiệt trừ cao trong các phác đồ
3 thuốc chứa Levofloxacin tại Ý, Tây Ban Nha và Hà
Lan, với một tỷ lệ tiệt trừ trên ITT từ 83% đến 96%.
Năm 2009, Aydin và CS nghiên cứu đánh giá hiệu
quả của phác đồ nối tiếp cải tiến có chứa Levofloxa-
cin được thực hiện tại Thổ Nhĩ Kỳ, nơi có tỷ lệ kháng
Clarithromycin lên đến 50%. Hiệu quả tiệt trừ ITT và
PP là 82,5% và 86,7% đối với bệnh nhân điều trị
lần đầu tiên. Nhiều nghiên cứu nhằm mục đích so
sánh hiệu quả tiệt trừ của phác đồ nối tiếp cải tiến
có chứa Levofloxacin với phác đồ nối tiếp cổ điển đã
được thực hiện ở những vùng có tỷ lệ thất bại cao
với phác đồ 3 thuốc cổ điển.
Chúng tôi tiến hành điều trị phác đồ nối tiếp có
chứa Levofloxacin 10 ngày ở 102 bệnh nhân VDDM
H. pylori (+), sau ngưng thuốc 1 tháng có 92 bệnh
nhân tái khám, 10 bệnh nhân không tuân thủ điều
trị. Tỷ lệ bệnh nhân theo dõi được và tuân thủ điều
trị chiếm 90,2%. Tỷ lệ tiệt trừ H. pylori thành công
của phác đồ nối tiếp có chứa Levofloxacin trong ng-
hiên cứu của chúng tôi theo ITT và PP lần lượt là
73,5% và 81,5%. Kết quả của chúng tôi tương tự ng-
hiên cứu của tác giả Lee (Hàn Quốc, 2015) với tỷ lệ
tiệt trừ theo ITT là 78% và theo PP là 81,3% [4].
Tỷ lệ tiệt trừ của phác đồ nối tiếp ở các bệnh
nhân đề kháng với Clarithromycin và Metronidazole
rất thấp 37% (16,2%-60,7%). Chỉ có phác đồ nối tiếp
trong đó Levofloxacin thay cho Clarithromycin mới
20
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 3 - tháng 6/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
tránh được sự đề kháng đồng thời 2 kháng sinh này.
Kết quả nghiên cứu của Romano và CS (2010) đề
nghị phác đồ nối tiếp chứa Levofloxacin nên được
sử dụng là phác đồ đầu tay tiệt trừ H. pylori ở vùng
có tỷ lệ kháng Clarithromycin và/hoặc Clarithromy-
cin và Metronidazole cao [7].
Mục đích của một phác đồ triệt trừ H. pylori là
giảm tỷ lệ thất bại xuống thấp nhất có thể và giảm tỷ
lệ kháng thuốc thứ phát. Trước tình trạng đề kháng
kháng sinh ngày càng gia tăng, việc lựa chọn phác đồ
nối tiếp chứa Levofloxacin cần thận trọng vì tiệt trừ
thất bại sẽ làm xuất hiện nhiều chủng H. pylori đa
kháng. Ngoài ra việc sử dụng Levofloxacin có thể làm
chậm chẩn đoán bệnh lao và tăng tỷ lệ lao kháng
thuốc. Vì vậy xác định đề kháng Levofloxacin bằng
phương pháp nuôi cấy làm kháng sinh đồ hoặc PCR
xác định sự hiện diện của đột biến gyrA là điều cần
thiết để nâng cao tỷ lệ tiệt trừ.
4.3. Tác dụng phụ của phác đồ nối tiếp chứa Le-
vofloxacin
Tỷ lệ xuất hiện tác dụng phụ trong nghiên cứu của
chúng tôi là 33,7%, trong đó triệu chứng nhức đầu,
mệt mỏi, mất ngủ thường gặp nhất chiếm tỷ lệ lần
lượt là 25,0%, 21,7%, 21,7%. Triệu chứng táo bón và
khô miệng ít gặp nhất (2,2%). Các tác dụng phụ chủ
yếu ở mức độ nhẹ và vừa, không có tác dụng phụ
mức độ nặng. Tác dụng phụ bắt đầu vào ngày thứ
6 (giai đoạn 2) của điều trị và biến mất khi ngưng
điều trị. Không trường hợp nào có triệu chứng vị
kim loại hay viêm gân Asin. Không có trường hợp
nào phải ngừng điều trị do tác dụng phụ của thuốc.
Tỷ lệ xuất hiện tác dụng phụ trong nghiên cứu của
chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của Romano
M (2010) 23,7% và thấp hơn Liou JM (Trung Quốc,
2016) 41,2%, Federico (Italy, 2012) 67,8 % [7].Theo
Molina- Infante (2010) và Lee H (Hàn Quốc, 2015)
không có sự khác nhau về tỷ lệ xuất hiện tác dụng
phụ của các phác đồ nối tiếp chứa Levofloxacin và
phác đồ nối tiếp cổ điển [4];[5].
4.4. Hiệu quả của phác đồ về mặt lâm sàng, nội
soi và mô bệnh học sau tiệt trừ H. pylori thành công
- Về triệu chứng lâm sàng:
Triệu chứng đau thượng vị, ợ hơi, ợ chua,
buồn nôn, nôn và nóng rát thượng vị cải thiện có ý
nghĩa sau tiệt trừ thành công H. pylroi sau 1 tháng
và 6 tháng. Kết quả này tương tự nghiên cứu của
Nguyễn Thị Minh Triều (2015, theo dõi sau 1 tháng
và 6 tháng) và Lê Minh Tân (2013, theo dõi sau 1
tháng). Cũng theo tác giả Lê Minh Tân nhóm tiệt trừ
H. pylori thất bại không có sự thay đổi về lâm sàng
trước và sau điều trị. Tuy nhiên, khác biệt về mức độ
cải thiện triệu chứng lâm sàng giữa 2 nhóm tiệt trừ
thành công và thất bại là không có ý nghĩa [2],[3].
Sau tiệt trừ H. pylori, sự cải thiện của triệu
chứng đầy bụng, chậm tiêu chậm hơn so với các
triệu chứng khác, sau 1 tháng không có ý nghĩa
(p>0,05), còn sau tiệt trừ thành công 6 tháng thì có
ý nghĩa thống kê. Kết quả này phù hợp với nghiên
cứu nghiên cứu đa trung tâm của Sanping Xu (Trung
Quốc, 2013): đối với bệnh nhân H. pylori (+), khi so
sánh nhóm tiệt trừ H. pylori thành công với 2 nhóm
tiệt trừ thất bại và nhóm không tiệt trừ, các triệu
chứng đau thượng vị và ợ nóng cải thiện có ý nghĩa
được ghi nhận sau 8 tuần, 12 tuần và 26 tuần sau
tiệt trừ H. pylori (p<0,05); trong khi đó triệu chứng
đầy bụng, chậm tiêu cải thiện có ý nghĩa sau 26 tuần
sau điều trị [8].
- Về hình ảnh tổn thương trên nội soi
Tổn thương phù nề, sung huyết trước và sau
điều trị 1 tháng, 6 tháng cải thiện rất rõ. Kết quả này
phù hợp với tác giả Lê Minh Tân (2013), Nguyễn Thị
Minh Triều (2015), nhưng khác với Hoàng Thị Tú Anh
(2014) [2],[3]. Ngược lại, tổn thương trợt phẳng, trợt
lồi và chấm xuất huyết, sự thay đổi trước và sau điều
trị 1 tháng và 6 tháng không có ý nghĩa.Tổn thương
lộ mạch rất ít thay đổi sau tiệt trừ 1 tháng, và cả sau
6 tháng. Tại Nhật Bản, tác giả Kato Mototsugu (2013)
thực hiện nghiên cứu đa trung tâm về sự thay đổi
hình ảnh nội soi sau tiệt trừ 2-4 tháng. Tổn thương
phù nề, sung huyết, lộ mạch, trợt lồi, trợt phẳng
và chấm xuất huyết thay đổi không có ý nghĩa giữa
nhóm tiệt trừ thành công và nhóm tiệt trừ thất bại.
Chỉ có hình ảnh chấm đỏ ở đáy vị thay đổi có ý nghĩa,
có giá trị chẩn đoán tiệt trừ H. pylori thành công.
Nghiên cứu của chúng tôi còn nhiều hạn chế do thời
gian theo dõi ngắn, cỡ mẫu chưa lớn vá đánh giá tổn
thương trên nội soi phụ thuộc vào nhà nội soi. Cần
có nhiều nghiên cứu có thời gian theo dõi lâu hơn để
có độ chính xác hơn.
- Về mô bệnh học
Theo nghiên cứu của chúng tôi, sau tiệt trừ H.
pylori thành công 6 tháng các tổn thương tiền ung
thư: loạn sản và dị sản ruột không thay đổi (p>0,05),
tương tự nghiên cứu của Lê Minh Tân (2013), Hoàng
Thị Tú Anh (2014)và Nguyễn Thị Minh Triều (2015)
[2],[3].
Về hoạt độ viêm và giai đoạn viêm, dựa vào
mức giảm điểm trước và sau tiệt trừ cho thấy sự
cải thiện có ý nghĩa (p<0,05). Kết quả này tương
tự Nguyễn Thị Minh Triều (2015) và Kim Sung Eun
(2013). Cũng theo tác giả Kim Sung Eun hoạt độ
viêm và giai đoạn viêm ở hang vị, cũng như ở thân
vị cải thiện ở nhóm bệnh nhân tiệt trừ thành công,
nhưng không cải thiện ở nhóm vẫn còn nhiễm H.
pylori. Trong khi đó dị sản ruột và viêm teo không
có sự khác biệt giữa 2 nhóm sau 1 năm theo dõi.
21
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 3 - tháng 6/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
Cũng theo tác giả thay đổi hoạt độ viêm và giai
đoạn viêm tương quan với sự cải thiện các triệu
chứng lâm sàng sau điều trị 1 năm.
Có mối tương quan giữa giai đoạn viêm, hoạt độ
viêm với mật độ H. pylori (p<0,05). Mật độ vi khuẩn
càng cao, hoạt độ viêm và giai đoạn viêm càng nặng.
Việc tiệt trừ H. pylori làm giảm quá trình viêm, cải thiện
hoạt độ viêm và giai đoạn viêm trên mô bệnh học.
“Điểm không trở lại” trong thác mô bệnh học
từ VDDM đến ung thư dạ dày được thiết lập khi có
dị sản ruột, mặc dù có thể làm chậm tiến triển của
dị sản ruột nhưng không thể hoàn toàn ngăn được
ung thư dạ dày. Tuy nhiên điều này không hoàn toàn
đúng với viêm teo dạ dày.
Theo IARC điều trị tiệt trừ H. pylori là cần thiết
nhằm giảm tỷ lệ ung thư dạ dày. Đối với những
vùng có tỷ lệ nhiễm H. pylori<10%, có thể bước
đầu điều trị theo kinh nghiệm đối với bệnh nhân có
triệu chứng đường tiêu hóa trên. Chiến dịch “kiểm
tra–và-điều trị” trước khi điều trị tiệt trừ H. pylori
được khuyến cáo ở nhiều quốc gia có tỷ lệ nhiễm
cao trong đó có Việt Nam [1]. Điều này là cần thiết
để tiệt trừ H. pylori hiệu quả và hạn chế tình trạng
kháng thuốc đang gia tăng rất nhanh. Lựa chọn phác
đồ tiệt trừ H. pylori cần dựa vào tỷ lệ kháng thuốc tại
mỗi vùng miền. Tại miền Trung nước ta, tỷ lệ kháng
Clarithromycin >20% trong khi phác đồ 3 thuốc cổ
điển không còn hiệu quả, phác đồ nối tiếp có chứa
Levofloxacin là một lựa chọn hợp lý điều trị đầu tay
các bệnh nhân viêm dạ dày mạn H. pylori (+).
5. KẾT LUẬN
Phác đồ nối tiếp có chứa levofloxacin có tỷ lệ tiệt
trừ theo ITT là 73,5% và theo PP là 81,5%. Trước
tình trạng gia tăng đề kháng kháng sinh ở Việt Nam,
phác đồ nối tiếp chứa levofloxacin có thể được xem
là một lựa chọn hợp lý trong điều trị đầu tay tiệt trừ
Helicobacter pylori ở khu vựa miền Trung Việt Nam.
Tiệt Trừ Helicobacter pylori cải thiện các triệu chứng
lâm sàng. Cần thêm nhiều nghiên cứu có thời gian
theo dõi dài hơn để đánh giá hiệu quả tiệt trừ trên
hình ảnh nội soi và mô bệnh học, đặc biệt là đáp ứng
về các tổn thương tiền ung thư trên bệnh nhân viêm
dạ dày mạn tính.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hội Khoa học Tiêu Hoá Việt Nam (2013), “Khuyến
cáo chẩn đoán và điều trị Helicobacter pylori tại Việt
Nam”, tr. 24-31.
2. Lê Minh Tân (2013), Nghiên cứu hiệu quả tiệt trừ
Helicobacter pylori của phác đồ nối tiếp RA-RCT ở bệnh
nhân viêm dạ dày mạn, Luận văn Thạc sĩ Y học chuyên
ngành Nội khoa, Đại Học Y Dược Huế.
3. Nguyễn Thị Minh Triều (2015), Nghiên cứu kết quả
điều trị của phác đồ Rabeprazole- Bismuth- Tetracyclin-
Metronidazole ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn có
Helicobacter pylori dương tính, Luận văn Thạc sĩ Y học,
Trường Đại học Y Dược Huế.
4. Lee H et al (2015), “Comparison of efficacy
and safety of levofloxacin-containing versus standard
sequential therapy in eradication of Helicobacter pylori
infection in Korea”, Dig Liver Dis. 47(2), tr. 114-8.
5. Molina-Infante J et al (2010), “Clinical trial:
clarithromycin vs. levoloxacin in first line triple and
sequential regimens for Helicobacter pylori eradication”,
Aliment Pharmacol Ther. 31(10), tr. 1077-84.
6. Peter Malfertheiner et al (2012), “Management of
Helicobacter pylori infection—the Maastricht IV/ Florence
Consensus Report,”Gut, . 61, tr. 646-664.
7. Romano M et al (2010), “Empirical levofloxacin-
containing versus clarithromycin-containing sequential
therapy for Helicobacter pylori eradication: a randomised
trial,”Gut,. 59(11), tr. 1465-70.
8. Sanping Xu et al (2013), “Symptom improvement
after Helicobacter pylori eradication in patients with
functional dyspepsia - A multicenter, randomized,
prospective cohort study,”Int J Clin Exp Med, . 6(9), tr. 747-
756.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
hieu_qua_dieu_tri_cua_phac_do_noi_tiep_co_chua_levofloxacin.pdf