Việc xác định tình trạng ối vỡ non của thai
phụ trong nghiên cứu của chúng tôi thông qua
việc ghi nhận thông tin trên hồ sơ bệnh án nên
người nghiên cứu không hề biết thai phụ này
thuộc nhóm can thiệp hay nhóm chứng nên
chúng tôi không bị gây nhiễu khi thu thập kết
quả này. Kết quả cho thấy ở nhóm chứng tỷ lệ
ối vỡ non cao hơn nhóm can thiệp (34,1% &
20%) với RR = 0,58 (KTC 95%: 0,38-0,89; p =
0,111) chứng tỏ việc điều trị là yếu tố làm giảm
kết cục ối vỡ non. So sánh với nghiên cứu của
Carey(3), tỷ lệ ối vỡ non ở hai nhóm can thiệp
và nhóm chứng lần lượt là 4,2% và 3,7% (RR =
1,1, KTC 95%: 0,7-1,8; p = 0,6) thì yếu tố điều trị
không có giá trị ảnh hượng đến kết cục ối vỡ
non. Tuy nhiên nghiên cứu này thực hiện trên
1.953 thai phụ có tuổi thai 16-24 tuần, nhỏ hơn
tuổi thai trong nghiên cứu của chúng tôi (22-35
tuần) nên hiệu quả điều trị thấp hơn nghiên
cứu của chúng tôi.
Trẻ nhẹ cân là trẻ có cân nặng < 2.500g(10). Tỷ
lệ trẻ nhẹ cân trong nghiên cứu của chúng tôi
trong hai nhóm là 12% và 11,2%. Với RR = 1,07,
KTC 95%: 0,55-2. RR đi qua trị số 1 chứng tỏ chứ
thấy được hiệu quả điều trị làm giảm tỷ lệ trẻ
nhẹ cân có lẽ do cở mẫu nhỏ. Nghiên cứu của
Herbert Kiss(7) cho thấy tình trạng trẻ nhẹ cân có
cải thiện hơn ở nhóm can thiệp (1,7% và 3,5%, p
< 0,05). Nghiên cứu của Carey(3) và Guaschino(4)
lại có kết quả tương tự như nghiên cứu của
chúng tôi.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
tỷ lệ NKAĐ trong nhóm điều trị là 27,5% và tỷ lệ
không có NKAĐ tức là có đáp ứng điều trị là
72,5%; tương đương với nghiên cứu đa trung
tâm của Herbert Kiss và cộng sự(7), thấp hơn của
Nguyễn Thị Ngọc Khanh(17). Trong nghiên cứu
của Nguyễn Thị Ngọc Khanh, thai phụ có tuổi
thai <36 tuần, NKAĐ không triệu chứng, tiêu
chuẩn chẩn đoán AMSEL. Thai phụ được điều
trị với amoxicillin và được hẹn tái khám hai lần.
Đáp ứng điều trị ở hai lần tái khám là 83,3% và
88,2%. Như vậy việc điều trị thai phụ có NKAĐ
không triệu chứng là cần thiết vì cho tỷ lệ cải
thiện triệu chứng khá cao. Với RR = 0,35, KTC
95%: 0,26-0,47 và p < 0,05 cho thấy thai phụ trong
nhóm chứng nguy cơ còn NKAĐ cao gấp 3 lần
nhóm can thiêp.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 268 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả điều trị nhiễm khuẩn âm đạo không triệu chứng trong thai kỳ bằng Metronidazole uống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 1
HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN ÂM ĐẠO KHÔNG TRIỆU CHỨNG
TRONG THAI KỲ BẰNG METRONIDAZOLE UỐNG
Võ Thị Mỹ Hạnh*, Ngô Thị Kim Phụng **
TÓM TẮT
Mở đầu: Điều trị nhiễm khuẩn âm đạo không triệu chứng trong thai kỳ đang được nghiên cứu rộng rãi
nhằm giảm thiểu đáng kể các kết cục sanh non, ối vỡ
Phương pháp nghiên cứu: thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng.
Kết quả: Qua khảo sát ngẫu nhiên trên hai nhóm thai phụ tuổi thai 22-35 tuần có nhiễm khuẩn âm đạo
không triệu chứng có và không có điều trị tại Bệnh viện Hùng Vương từ 7/2007 đến 5/2008 chúng tôi thấy
metronidazole có hiệu quả trên ối vỡ non ở các thai phụ nhóm can thiệp với RR=0,58 (KTC 95%: 0,38-0,89, p =
0,011). Tỷ lệ đáp ứng ở nhóm can thiệp là 72,5%.
Kết luận: cần thực hiện xét nghiệm thường quy huyết trắng cho thai phụ và điều trị huyết trắng bất thường
dù không có triệu chứng.
ABSTRACT
THE EFFICACY OF THE TREATMENT OF ASYMPTOMATIC BACTERIAL VAGINOSIS IN
PREGNANT WOMEN WITH ORAL METRONIDAZOLE
Vo Thi My Hanh, Ngo Thi Kim Phung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 71 - 76
Background: Treatment of asymptomatic bacterial vaginosis has been researching to reduce the outcomes of
pregnancy such as preterm labor, PROM
Method: RCT.
Results: We have two groups (treatment – control) of randomized asymptomatic bacterial vaginosis
pregnant women with gestational age between 22 to 35 weeks with and without treatment with Metronidazole
from July 2007 to May 2008 at Hung Vuong hospital. We found that metronidazole affected on the PROM in the
treatment group with RR = 0.58 (95% CI: 0.38-0.89, p value = 0.111). The prevalence of efficacy in the treatment
group is 72.5%.
Conclusion: We need to perform the wet mount for the pregnant women and treat abnormal vaginal
discharge even though asymptomatic.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm khuẩn âm đạo (NKAĐ) là một tình
trạng mất cân bằng khuẩn âm đạo bình htường
với sự phát triển quá mức loại vi khuẩn kỵ khí
và thiếu vắng vi khuẩn Lactobacilli bình
thường(12,15). NKAĐ thường biểu hiện bằng các
triệu chứng ra huyết trắng nhiều, hôi, đặc biệt
khi môi trường âm đạo kiềm tính như quanh
thời kỳ phóng noãn, trước khi có kinh nguyệt
hay khi giao hợp. Bệnh nhân có thể ngứa và thấy
khó chịu ở âm hộ và âm đạo. Tuy vậy khoảng
50% phụ nữ NKAĐ không có các triệu chứng
này(11). NKAĐ trong thai kỳ là một trong những
nguyên nhân gây sanh non, ối vỡ, trẻ nhẹ cân,
nhiễm trùng ối, viêm nội mạc tử cung sau mổ
lấy thai, nhiễm trùng hậu sản, nhiễm trùng sơ
sinh(5,8). Người ta nhận thấy có mối liên quan ý
nghĩa giữa NKAĐ với sanh non và trẻ nhẹ
cân(18). Trong đó sanh non hiện nay vẫn là một
* Bệnh viện Hùng Vương ** Bộ môn Sản, Đại học Y Dược Tp. HCM
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 2
yếu tố chính góp phần nên bệnh suất và tử suất
thai nhi, chiếm 11% ở tất cả trẻ sơ sinh ở Mỹ và
tỷ lệ này tăng lên 17% hơn 15 năm qua(20). Chính
vì vậy vấn đề điều trị NKAĐ trong thai kỳ đã và
đang được nghiên cứu rộng rãi nhằm mục đích
làm giảm thiểu đáng kể các kết cục nêu trên nhất
là đối với một thai kỳ nguy cơ cao. Tuy nhiên
vấn đề này cũng đang được tranh cãi trên thai
kỳ có NKAĐ không triệu chứng(16,19). Có những
nghiên cứu cho thấy việc điều trị đem lại kết cục
tốt hơn, giảm tỷ lệ sanh non, có những nghiên
cứu cho thấy việc điều trị còn làm cho kết cục
ngươc lại(3,9,14). Tuy vậy theo các phân tích gộp(13),
việc điều trị vẫn xem như là có ích và luôn được
khuyến khích để cải thiện kết cục. Ở Việt Nam
các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ NKAĐ trong thai
kỳ từ 7-14,8%(6).
Các loại thuốc hiện nay được khuyến cáo sử
dụng là ampicillin, amoxicillin, metronidazole,
clindamycin. Metronidazole là loại thuốc được
nghiên cứu áp dụng cho các thai phụ ở cả ba tam
cá nguyệt và được chứng minh không gây dị tật
cũng như ảnh hưởng cho thai(15). Tại Việt Nam,
Bộ Y tế chưa cho phép sử dụng metronidazole
trong tam cá nguyệt I(1). Chính vì vậy, chúng tôi
muốn thực hiện nghiên cứu thử nghiệm lâm
sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng xem hiệu quả
của Metronidazole uống trong điều trị NKAĐ
không triệu chứng trong thai kỳ ở những thai
phụ có tuổi thai từ 22 đến 35 tuần tại Bệnh viện
Hùng Vương để so sánh các kết cục chính là
sanh non, ối vỡ và trẻ nhẹ cân giữa hai nhóm
này đồng thời đánh giá tỷ lệ đáp ứng điều trị, tác
dụng phụ trong nhóm can thiệp và tỷ lệ thoái lui
trong nhóm chứng ở thời điểm tái khám.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu: thử nghiệm lâm sàng
ngẫu nhiên có đối chứng. Các thai phụ thu
nhận vào nghiên cứu sẽ được phân ngẫu nhiên
vào hai nhóm: nhóm can thiệp (điều trị với
metronidazole) và nhóm chứng (không dùng
thuốc).
Đối tượng nghiên cứu là các thai phụ khám
thai định kỳ tại Bệnh viện Hùng Vương với
tuổi thai từ 22-35 tuần có NKAĐ không triệu
chứng, thoả điều kiện thu nhận và không có
tiêu chuẩn loại trừ. Cỡ mẫu được tính theo
công thức kiểm định một nguy cơ tương đối
với P1 là xác suất sanh non dự tính trong
nhóm NKAĐ thai kỳ có điều trị là 10% và P2 là
xác suất sanh non trong nhóm NKAĐ thai kỳ
không điều trị là 24%. Cỡ mẫu tính được là
n=126 cho mỗi nhóm; tuy nhiên trong quá
trình nghiên cứu có thể mất số liệu do thai phụ
tái khám không đúng hẹn, không uống thuốc
đúng theo toa, không đến sanh tại Bệnh viện
Hùng Vương hoặc không đồng ý tiếp tục tham
gia nghiên cứu nên chúng tôi lấy thêm 10%
cho mỗi nhóm. Như vậy số mẫu tối thiểu cho
nghiên cứu là 252. Chúng tôi sẽ ngừng tiến
hành nghiên cứu khi thai phụ có quá nhiều tác
dụng phụ của thuốc hoặc không đồng ý tham
gia nghiên cứu. Đối tượng sẽ được chọn theo
tiêu chuẩn: tuổi thai từ 22-35 tuần, khám thai
định kỳ tại Bệnh viện Hùng vương, có NKAĐ
không triệu chứng, đồng ý tham gia nghiên
cứu. Tiêu chuẩn loại trừ khi có một trong các
yếu tố sau: yếu tố nguy cơ về nội khoa như tim
mạch, thận, đái tháo đường, cường giáp; thai
dị tật, bất thường về nhau, tử cung, song thai,
doạ sảy thai hay doạ sanh non trước đó, ra
huyết âm đạo, ối vỡ; sử dụng thuốc giảm gò,
corticoid trong suốt thai kỳ, kháng sinh trong 2
tuần, thụt rửa âm đạo 48 giờ trước khi khám,
tiền căn sảy thai to, sanh non, triệu chứng lâm
sàng huyết trắng, viêm âm đạo do nấm hay
T.vaginalis, không tuân thủ điều trị, không
chấp nhận tái khám.
NKAĐ được chẩn đoán theo tiêu chuẩn
AMSEL (18) khi ít nhất có 3 trong 4 tiêu chuẩn:
huyết trắng loãng, đồng nhất, nhiều; pH âm đạo
> 4,5, Whiff test (+), clue cells > 20% tìm thấy qua
kính hiển vi (tế bào biểu mô âm đạo có vi khuẩn
bám trên bề mặt, mất ranh giới tế bào). Sau khi
thai phụ được xác định có NKAĐ theo tiêu
chuẩn AMSEL sẽ được tham vấn về điều trị.
Nếu thai phụ đồng ý tham gia sẽ ký vào bảng
cam kết tham gia nghiên cứu và mở bao thư xem
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 3
mình thuộc nhóm điều trị hay không điều trị
như đã phân phối. Sự phân phối này theo tỷ lệ
1:1 đươc tính bằng máy tính theo ngẫu nhiên
block. Dựa theo bảng block ngẫu nhiên được
tính trước, người nghiên cứu làm ra một số bao
thư trong đó ghi số thứ tự của bệnh nhân trong
nghiên cứu và phương pháp nào sẽ áp dụng cho
thai phụ. Bao thư đó được dán kín cho đến khi
thu nhận thai phụ và phân nhóm mới được mở
ra. Từng thai phụ theo thứ tự nhận bệnh sẽ được
nhận một bao thư tương ứng mà người mở bao
thư (bác sĩ tại phòng khám thai Bệnh viện Hùng
Vương) sẽ không được biết trước sẽ đưoc áp
dụng phương pháp nào. Sau khi mở bao thư
người phân nhóm nghiên cứu sẽ ghi nhận tên
tuổi, số nhập viện, số thứ tự nghiên cứu và
phương pháp được áp dụng cho thai phụ vào
bảng thu thập số liệu. Nhóm can thiệp sẽ được
phát thuốc và hướng dẫn cách uống thuốc và ghi
nhận tác dụng phụ (Metronidazole 500mg uống
1 viên, 2 lần mỗi ngày trong 7 ngày). Hẹn 01-02
tuần tái khám cho cả hai nhóm. Khi tái khám sẽ
đươc xét nghiệm huyết trắng kiểm tra lại theo
trình tự lúc đầu. Ghi nhận tình trạng NKAĐ ở
lần tái khám và ghi nhận các kết cục khi chuyển
dạ. Các số liệu được thu thập và phân tích trên
phần mềm SPSS 11.5.
KẾT QUẢ
Từ tháng 07/2007 đến tháng 05/2008 tại
phòng khám thai Bệnh viện Hùng Vương
chúng tôi thu nhận được 276 thai phụ tuổi thai
từ 22-35 tuần bị NKAĐ không triệu chứng, đạt
tiêu chuẩn chọn mẫu và đồng ý tham gia
nghiên cứu. Tại thời điểm tái khám các thai
phụ trong hai nhóm có mặt đầy đủ và được
ghi nhận các kết cục như đáp ứng điều trị, tình
trạng thoái lui của NKAĐ qua xét nghiệm
huyết trắng, tác dụng phụ cũng như số thuốc
còn lại. Các kết cục cuộc sanh được ghi nhận
qua mạng vi tính Bệnh viện Hùng Vương, hồ
sơ bệnh án hoặc trao đổi qua điện thoại để ghi
nhận các kết cục ngoại trừ ối vỡ non.
19 thai phụ (6,8%) mất dấu ở giai đoạn
chuyển dạ (9 thai phụ không liên lạc được, 10
thai phụ liên lạc được qua điện thoại ghi nhận
được trọng lượng bé, nhập khoa nhi của bé,
nhiễm trùng vết may tầng sinh môn, nhiễm
trùng vết mổ). Như vậy, nhóm can thiệp bị mất
dấu theo kết cục sanh non 5 ca (n = 133), ối vỡ 11
ca (n = 127); nhóm chứng bị mất dấu theo sanh
non 4 ca (n = 134), ối vỡ 8 ca (n = 130).
Bảng 1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Đặc điểm Nhóm can thiệp (n = 138) (%)
Nhóm chứng
(n = 138) (%) P
≤ 20 0 (0) 4 (2,9)
21-34 130 (94,2) 114 (82,6) Tuổi (năm)
≥ 35 8 (5,8)
0,461
Thành phố 90 (65,2) 20 (14,5) Nơi cư
trú
Tỉnh 48 (34,8) 98 (71) 0,301
Mù chữ 4 (2,9) 40 (29)
Biết đọc,
biết viết 2 (1,4) 1 (0,7)
Cấp I 10 (14,5) 16 (11,6)
Cấp II 54 (39,1) 66 (47,8)
Cấp III 40 (29) 41 (29,7)
Học
vấn
Trên cấp III 18 (13) 13 (9,4)
0,467
Buôn bán 17 (2,3) 24 (17,4)
Nông dân 1 (0,7) 0 (0)
Công nhân 59 (42,8) 44 (31,9)
CB-CNV 16 (11,6) 16 (11,6)
Nội trợ 34 (24,6) 35 (25,4)
Nghề
nghiệp
Khác 11 (8) 19 (13,8)
0,258
Tiền căn sản khoa
Có nạo thai 36 (26,1%) 39 (28,3) 0,685
1 con 93 (67,4) 81 (58,7)
2 con 42 (30,4) 50 (36,2) Số con
≥ 3 con 3 (2,2) 7 (5,1)
0,210
Tuổi trung bình 27-28 tuổi, nhỏ nhất 16 tuổi
và lớn nhất 42 tuổi. Tỷ lệ các thai phụ từ các tỉnh
khác chiếm 29-35%. Đa số là công nhân, trình độ
học vấn cấp II chiếm tỷ lệ cao nhất. Không có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê về đặc điểm dịch tễ
học ở cả hai nhóm (Bảng 1). Các đặc điểm về
huyết trắng ở cả hai nhóm cũng không có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê trong đó tỷ lệ pH >
4,5 cao nhất (bảng 2).
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 4
Bảng 2: Đặc điểm về huyết trắng
Biến số
Nhóm can
thiệp (n=138)
(%)
Nhóm
chứng
(n=138) (%)
P
HT loãng, xám,
đồng nhất 119 (86,2) 123 (89,1) 0,464
pH > 4,5 133 (96,4) 135 (97,8) 0,473
KOH 10% 94 (68,1) 81(58,7) 81 (58,7) 0,104
Clue cells 106 (76,8) 108 (78,3) 0,773
Khi xem xét hiệu quả điều trị đối với các kết
cục cuộc sanh mà chúng tôi quan tâm như sanh
non, ối vỡ, trẻ nhẹ cân, chúng tôi có kết quả trình
bày trong bảng 3. Chúng tôi nhận thấy việc có
hay không có điều trị cũng không phải là yếu tố
tăng nguy cơ sanh non nhưng điều trị lại là yếu
tố có giá trị ảnh hưởng đến kết cục sanh non với
RR = 0,58 (KTC 95%: 0,38-0,89, p=0,01).
Bảng 3: Kết cục cuộc sanh
Kết cục Nhóm can thiệp Nhóm chứng
RR
(KTC 95%)
Sanh non n = 133 (%) n = 134 (%)
Có 21 (15,8) 21 (15,7)
Không 112 (84,2) 113 (84,3)
1
(0,57 – 0,75)
p = 0,97
Ối vỡ non n = 127 (% n = 130 (%)
Có 25 (20) 45 (34,1)
Không 100 (80) 87 (65,9)
0,58
(0,38-0,89)
p = 0,011*
Trẻ nhẹ cân n = 133 (% n = 134 (%)
Có 16 (12) 15 (11,2)
Không 117 (88) 119 (88,8)
1,07
(0,55-2)
p = 0,83
Về đáp ứng điều trị và sự thoái triển ở lần tái
khám đầu tiên chúng tôi nhận thấy việc điều trị
có ảnh hưởng tích cực lên sự thoái lui bệnh và
nhóm không điều trị có nguy cơ còn NKAĐ gấp
3 lần so với nhóm không điều trị (bảng 4).
Bảng 4: Tình trạng NKAĐ ở lần tái khám
Kết cục Nhóm can
thiệp (n=138)
(%)
Nhóm
chứng
(n=138) (%)
RR (KTC
95%)
NKAĐ
Có 38 (27,5) 106 (76,8)
Không 100 (72,5) 32 (23,2)
0,35
(026 – 0,47)
p = 0,000*
Trong nhóm can thiệp 100% thai phụ chấp
nhận uống thuốc, 26/138 (18,8%) có tác dụng
phụ của thuốc, thường gặp nhất là buồn nôn,
nôn (53,1% & 15,7%) nhưng vẫn trong phạm vi
chấp nhận được vì triệu chứng xảy ra vào ngày
thứ 4, thứ 5 và bệnh nhân hầu như tiếp tục uống
thuốc cho hết liều. Tỷ lệ nhức đầu, đau quặn
bụng, tiêu chảy thấp hơn và thai phụ chấp nhận
được.
BÀN LUẬN
Thiết kế nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng
ngẫu nhiên có nhóm chứng hiện nay được xem
như mang lại bằng chứng y khoa mạnh nhất
cho các nghiên cứu lâm sàng có can thiệp. Ưu
điểm trong nghiên cứu của chúng tôi là chọn
thiết kế nghiên cứu phù hợp với mục tiêu
nghiên cứu, tỷ lệ sanh non là một trong những
biến số kết quả chính và được dùng để tính cỡ
mẫu là hợp lý; phân nhóm ngẫu nhiên theo
block, theo dõi thai phụ nhờ lựa chọn thai phụ
có thể liên lạc được, phương tiện theo dõi đầy
đủ cùng với mối quan hệ tốt với bệnh nhân
nên số thai phụ mất dấu không đáng kể và
không ảnh hưởng kết quả nghiên cứu. Tuy
nhiên do cỡ mẫu chưa đủ lớn để đánh giá đầy
đủ về các kết cục khác, đánh giá tác dụng phụ
chưa chính xác vì nhóm chứng không sử dụng
giả dược và nên tăng số lần tái khám cho thai
phụ. Chúng tôi chọn tiêu chuẩn AMSEL làm
tiêu chuẩn chẩn đoán NKAĐ vì chúng tôi là
bác sĩ lâm sàng không có nhiều kinh nghiệm
trong việc đánh giá số lượng, hình dạng vi
khuẩn do đó nếu đánh giá sự phân bố hình
dạng vi khuẩn theo tiêu chuẩn Nugent thì kết
quả đọc của chúng tôi có độ tin cậy không cao.
Tiêu chuẩn AMSEL là tiêu chuẩn lâm sàng dễ
dàng cho các bác sĩ lâm sàng thực hiện và cũng
là tiêu chuẩn mà nhiều tác giả Việt Nam ứng
dụng trong các nghiên cứu trên thai phụ(2,13).
Phác đồ Metronidazole 500mg, uống 2 lần lần
1 viên mỗi ngày trong 7 ngày là phác đồ có
hiệu quả và ít tác dụng phụ hơn, được CDC
khuyến cáo.
Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ sanh
non ở nhóm can thiệp là 15,8%, nhóm chứng là
15,7%, RR = 1 (KTC 95%: 0,57 – 1,75, p = 0,97) cho
thấy việc điều trị hay không điều trị cũng không
phải là yếu tố quyết định cho hậu quả sanh non,
hay nói khác đi việc điều trị là không có ý nghĩa.
Điều này tương tự như một số nghiên cứu khác.
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 5
Guaschino(4) tìm thấy tỷ lệ sanh non trong cả hai
nhóm tương tự nhau là 12,2% và 15,7% với p =
0,78; Carey(3) cũng tìm thấy tỷ lệ sanh non ở hai
nhóm can thiệp và giả dược là 12,2% và 12,5%
(RR=1, KTC 95%: 0,8-1,2). Tuy nhiên nghiên cứu
của Christine C Tebes phân tích trên nhiều
nghiên cứu từ năm 1994 đến 2001 lại cho thấy
việc điều trị NKAĐ ở thai kỳ nguy cơ cao làm
giảm tỷ lệ sanh non. Nghiên cứu của Herbert
Kiss(7) cũng tìm thấy tỷ lệ sanh non thấp hơn có ý
nghĩa thống kê ở nhóm can thiệp (3% & 5,3%;
KTC 95%: 1,2 – 3,6; p < 0,05). Điều trị NKAĐ
trong nghiên cứu của chúng tôi không có ý
nghĩa trên kết cục sanh non có lẽ do yếu tố theo
dõi. Chúng tôi chỉ theo dõi thai phụ một lần sau
lần khám đầu tiên, sau đó thu thập thông tin còn
lại gián tiếp qua hệ thống mạng vi tính bệnh
viện, hồ sơ bệnh án và điện thoại. Do vậy, chúng
tôi không quản lý được tình trạng thai phụ có
triệu chứng doạ sanh non và sau đó ổn định.
Việc xác định tình trạng ối vỡ non của thai
phụ trong nghiên cứu của chúng tôi thông qua
việc ghi nhận thông tin trên hồ sơ bệnh án nên
người nghiên cứu không hề biết thai phụ này
thuộc nhóm can thiệp hay nhóm chứng nên
chúng tôi không bị gây nhiễu khi thu thập kết
quả này. Kết quả cho thấy ở nhóm chứng tỷ lệ
ối vỡ non cao hơn nhóm can thiệp (34,1% &
20%) với RR = 0,58 (KTC 95%: 0,38-0,89; p =
0,111) chứng tỏ việc điều trị là yếu tố làm giảm
kết cục ối vỡ non. So sánh với nghiên cứu của
Carey(3), tỷ lệ ối vỡ non ở hai nhóm can thiệp
và nhóm chứng lần lượt là 4,2% và 3,7% (RR =
1,1, KTC 95%: 0,7-1,8; p = 0,6) thì yếu tố điều trị
không có giá trị ảnh hượng đến kết cục ối vỡ
non. Tuy nhiên nghiên cứu này thực hiện trên
1.953 thai phụ có tuổi thai 16-24 tuần, nhỏ hơn
tuổi thai trong nghiên cứu của chúng tôi (22-35
tuần) nên hiệu quả điều trị thấp hơn nghiên
cứu của chúng tôi.
Trẻ nhẹ cân là trẻ có cân nặng < 2.500g(10). Tỷ
lệ trẻ nhẹ cân trong nghiên cứu của chúng tôi
trong hai nhóm là 12% và 11,2%. Với RR = 1,07,
KTC 95%: 0,55-2. RR đi qua trị số 1 chứng tỏ chứ
thấy được hiệu quả điều trị làm giảm tỷ lệ trẻ
nhẹ cân có lẽ do cở mẫu nhỏ. Nghiên cứu của
Herbert Kiss(7) cho thấy tình trạng trẻ nhẹ cân có
cải thiện hơn ở nhóm can thiệp (1,7% và 3,5%, p
< 0,05). Nghiên cứu của Carey(3) và Guaschino(4)
lại có kết quả tương tự như nghiên cứu của
chúng tôi.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
tỷ lệ NKAĐ trong nhóm điều trị là 27,5% và tỷ lệ
không có NKAĐ tức là có đáp ứng điều trị là
72,5%; tương đương với nghiên cứu đa trung
tâm của Herbert Kiss và cộng sự(7), thấp hơn của
Nguyễn Thị Ngọc Khanh(17). Trong nghiên cứu
của Nguyễn Thị Ngọc Khanh, thai phụ có tuổi
thai <36 tuần, NKAĐ không triệu chứng, tiêu
chuẩn chẩn đoán AMSEL. Thai phụ được điều
trị với amoxicillin và được hẹn tái khám hai lần.
Đáp ứng điều trị ở hai lần tái khám là 83,3% và
88,2%. Như vậy việc điều trị thai phụ có NKAĐ
không triệu chứng là cần thiết vì cho tỷ lệ cải
thiện triệu chứng khá cao. Với RR = 0,35, KTC
95%: 0,26-0,47 và p < 0,05 cho thấy thai phụ trong
nhóm chứng nguy cơ còn NKAĐ cao gấp 3 lần
nhóm can thiêp.
KẾT LUẬN
Chúng tôi nhận thấy nên áp dụng rộng rãi
tiêu chuẩn chẩn đoán AMSEL trong chẩn đoán
NKAĐ trong thai kỳ và nên thực hiện xét
nghiệm huyết trắng thường quy cho thai phụ,
có chế độ theo dõi và điều trị với các tình trạng
huyết trắng bất thường mặc dù không có triệu
chứng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế, (2000), Dược thư quốc gia, 694-695
2. Brocklehurst P, Mc Donald HM, Gordon A, (2007), Antibiotics
for treating bacterial vaginosis in pregnancy, Cochrane
database of Systematic Reviews, (1), CD 000262.
3. Carey JC, Klebanoff M, Hauth J, Hillier SL, (2000),
Metronidazole to prevent preterm delivery in pregnant
women with asymptomatic bacterial vaginosis, N Engl J Med
342, 534-540.
4. Guaschino S, Ricci E, et al, (2003), Treatment of asymptomatic
bacterial vaginosis to prevent preterm delivery: a randomized
trial, European Journal of Obstetric and Gynecology and
Reproductive biology, 110, (2), 149-152.
5. Hillier Sl, Nugent RP, Eschenbach DA, et al (1995),
Association between bacterial vaginosis and preterm delivery
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 6
of a low-birth-weight infant, Obstetrics & Gynecology 333,
(26), 1737-1742.
6. Hoàng Thị Thu Huyền, (2007), Hiệu quả của Metronidazole
trong điều trị nhiễm khuẩn âm đạo tại Bệnh viện Hùng
Vương, Đại học Y Dược TPHCM.
7. Kiss H, Petricevic L, Husslein P, (2004), Prospective
randomized controlled trial of an infection screening program
to reduce the rate of preterm delivery, BMJ, 329, (7462), 371.
8. Larson PG, Platz Christensen JJ, Thejs H, Forsum U, (1992),
Incidence of PID after first trimester legal abortion in women
with bacterial vaginosis after treatment with metronidazole: a
double-blind randomized study, American Journal of
Obstetrics and Gynecology, 166, 100-103.
9. McDonald HM, O’Louglin JA, Vigneswaran R et al, (1997),
Impact of metronidazole therapy on preterm birth in women
with bacterial vaginosis flora: a randomized,placebo
controlled trial, Br J Obstet Gynaecol, 104, 1391-1397.
10. McGraw Hill’s (2007), Obstetrical Complication, Chapter 36,
Preterm Birth, Williams Obstetrics Section VII.
11. Mead PB, Thomason JL, Ledger WJ et al, (1986), Establishing
bacterial vaginosis, Contemporary OB/GYN, 186-203.
12. Nguyễn Hồng Hoa, (2002), Tần suất bệnh lưu hành của viêm
âm đạo vi khuẩn trong thia kỳ cùng các yếu tố liên quan, Đại
học Y dược TPHCM.
13. Nguyễn Thị Ngọc Khanh, (2001), Viêm âm đạo do bacterial
vaginosis ở phụ nữ có thai, Tạp chí thông tin Y dược 7-35.
14. Odendaal HJ, Popov I, Schoeman J, Smith M, Grove D, (2002),
Preterm labour: Is bacterial vaginosis involved?, South Africa
of Obstetrics and Gynecology, 8, (2), 30-34.
15. Pascal B, Annatadio, Omer Ariburnu et al, (1995), Safety of
metronidazole in pregnancy: a meta-analysis, American
Journal of Obstetrics and Gynecology, 172, (2), 525-529.
16. Quilligan EJ, Zuspan FP, (2000), bacterial vaginosis, Current
therapy in Obstetrics and Gynecology, 183-187.
17. Soper DE (1996), Genitourinary Infections and STDs, Novak’s
textbook of gynecology, Williams&Wilkins 12th edit, 15, 429-
431.
18. Svare JA, Schmidt H, Hansen BB et al, (2007), bacterial
vaginosis in a cohort of Danish prevalence and relationship
with preterm delivery birthweight and perinatal infections,
BJOJ, 114, (4), 510-511.
19. Thomason JL, Schreckenberger PC, Spellacy WN, (1984),
Clinical and microbiology characterization of patient with
nonspecific vaginosis associated with motile curved anaerobic
rods, J Infect Dis, 149, 801-809.
20. Ventura SJ, Martin JA, Curtin SC, Marthews TJ, (1995), Report
of final natality statistics, Hyattsville, Maryland: National
Center for health Statistics, 1997, 45, (11).
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 7
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 8
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hieu_qua_dieu_tri_nhiem_khuan_am_dao_khong_trieu_chung_trong.pdf