Hiệu quả giảm đau và cải thiện vận động của điện châm trong điều trị thoái hóa cột sống cổ

Hiệu quả giảm đau: Qua công trình nghiên cứu và so sánh đánh giá hiệu quả của phương pháp điện châm và thể châm trong điều trị thoái hóa cột sống cổ. Qua 20 ngày điều trị, nhận thấy ở mỗi phương pháp điều trị, phương pháp điện châm cũng như phương pháp thể châm đều có tác dụng giảm đau có ý nghĩa về mặt thực tiễn lâm sàng và về mặt thống kê trong đề tài nghiên cứu. Với phép kiểm Anova cho từng nhóm nghiên cứu, sau mỗi 5 ngày điều trị cho thấy điểm trung bình giảm đau giữa 2 phương pháp điều trị có ý nghĩa về mặt thống kê. Hiệu quả giảm đau của phương pháp điện châm so với phương pháp thể châm đạt được như sau: Tác dụng phụ: Trong suốt quá trình điều trị và theo dõi không có tác dụng phụ nào được ghi nhận. Mặt hạn chế của đề tài: Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng đề tài nghiên cứu không thể không có nhiều thiếu sót: - Với cỡ mẫu nghiên cứu còn hạn chế, chỉ với 70 bệnh nhân, trong thời gian điều trị 20 ngày và đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân ngoại trú nên kết quả nghiên cứu phần nào còn mang giá trị hạn hẹp. - Việc đánh giá hiệu quả giảm đau bằng bảng thang điểm QDSA còn mang tính chất chủ quan, dựa vào lời tự nhận xét của bệnh nhân nên không mang được tính cách khách quan nên khó đánh giá đúng được hiệu quả giảm đau dựa trên lời nói của bệnh nhân. - Hiệu quả điện châm và thể châm chỉ khác nhau vào ngày thứ 10, sau đó có giảm đau và cải thiện biên độ vận động nhưng không khác nhau giữa hai phương pháp từ ngày 15 trở đi. Sau một giai đoạn điều trị nhiều ngày, đáp ứng giảm đau trở thành trơ khi kích thích điện. - Thời gian nghiên cứu còn ngắn, cảm giác đau là chưa khỏi hoàn toàn. KẾ LUẬ

pdf10 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 330 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả giảm đau và cải thiện vận động của điện châm trong điều trị thoái hóa cột sống cổ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
44 HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU VÀ CẢI THIỆN VẬN ĐỘNG CỦA ĐIỆN CHÂM TRONG ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ Phạm Gia Nhâm∗, Lưu Thị Hiệp∗ TÓM TẮT: Mục tiêu: Xác ñịnh hiệu quả giảm ñau và cải thiện biên ñộ vận ñộng của phương pháp ñiện châm so với thể châm trên bệnh nhân thoái hóa cột sống cổ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 70 bệnh nhân (21 nam và 49 nữ) có ñộ tuổi trung bình nhóm thử nghiệm 52 ± 8,27 và nhóm chứng 51,05 ± 9,53 ñược ñiều trị, theo dõi trong 20 ngày. Phương tiện ñánh giá: Đánh giá mức ñộ cảm giác ñau: Theo bảng câu hỏi QDSA (Questionaire Douleur de St. Atonie). Cộng số ñiểm trước và sau mỗi 5 ngày ñiều trị theo bảng ñiểm QDSA. Phương pháp thực hiện: tất cả 70 bệnh nhân ñược khám, chẩn ñoán và ñược phân thành hai nhóm ñiều trị: ñiện châm và thể châm và cả hai nhóm ñều ñược hướng dẫn chăm sóc tại nhà. Kết quả: Động tác gập cổ: Hiệu quả giảm ñau của 2 phương pháp có ý nghĩa thống kê ở ngày thứ 10 và tăng dần ñến ngày thứ 15. Động tác duỗi cổ: Hiệu quả giảm ñau 2 phương pháp có ý nghĩa thống kê ở ngày thứ 10. Động tác nghiêng phải - trái, xoay phải - trái cổ: Hiệu quả giảm ñau 2 phương pháp tăng dần không có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Phương pháp ñiện châm góp phần làm cải thiện về triệu chứng ñau và biên ñộ thực hiện các ñộng tác cột sống cổ: nghiêng phải - trái, xoay phải – trái, gập, duỗi vào ngày thứ 10 tăng dần ñến ngày 15 và 20, biên ñộ trở về bình thường và có tăng thêm trong giới hạn cho phép. Hiệu quả cảm giác ñau và cường ñộ ñau của phương pháp ñiện châm có tác dụng tốt hơn phương pháp thể châm ở ngày 10. Mức ñộ kết hợp (RR) giữa ñiện châm với giảm ñau và cải thiện biên ñộ vận ñộng có hiệu quả hơn phương pháp thể châm trên bệnh nhân thoái hóa cột sống cổ ở các ñộng tác vận ñộng của cột sống cổ ở thời ñiểm 5, 10, 15, 20 ngày. Từ khóa: Hiệu quả ñiều trị, thoái hóa cột sống, ñiện châm. ABSTRACT EFFECTIVE PAIN RELIEF AND IMPROVED MOBILIZATION OF ELECTRIC ACUPUNCTURE IN THE TREATMENT OF CERVICAL OSTEOARTHRITIS Pham Gia Nham, Lưu Thi Hiep Bachground and Aims: The main problems of cervical osteoarthritissuch as pain and neck rigidity which have been palliative resolved with traditional acupuncture or electric- acupuncture. The purpose of this research to evaluate the neck pain relief and neck movement improvement effectiveness of electric acupuncture in comparison with traditional acupuncture on cervical osteoarthritis. Method: A controlled, randomized, double-blind clinical trial was conducted on 2 groups: study group with 35 patients and 35 another in the control group treated who meet the cieteria of cervical osteoarthritis by radiology The evaluation of pain relief effect based on QDSA check-list and movement improvement effect based on normal physiologic limitation after every five days of therapeutic course were considered as good results. ∗ Khoa Nội – Bệnh viện YHCT Cần Thơ ∗∗ Khoa Y Học Cổ Truyền- Đại học Y Dược Tp. HCM Địa chỉ liên hệ: BS. CKII Phạm Gia Nhâm ĐT: 0913.619421 Email: gianhamct@yahoo.com.vn 45 Results: In the Flextion and entention movement of the neck, the pain relief and movement improvement effectiveness of tow method is better than before treament in the 10th and 15th of therapeutic course but in the rotation movement of the neck, these effectiveness of tow method is not different from the condition before treament. Conclusion: The electric- acupuncture not only relieves the neck-pain and improves movement of the neck much more thanbefore treatment but also is better than traditional acupuncture especially in the10th and 15th days. Key words: Effective treatment, degenerative spine, electric acupuncture. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh khớp là một bệnh rất phổ biến ở các nước có khí hậu ẩm thấp. Ở Bắc Việt Nam, tỷ lệ này là 0,5% và chiếm 20% dân số ñến ñiều trị tại bệnh viện. Thoái hóa cột sống cổ theo một số tài liệu nghiên cứu ghi nhận:Thoái hóa cột sống cổ là 14% [1],[2],[3]. Nguyễn Quang Khiêm (2000) tỉ lệ thoái hóa cột sống cổ là 17,7% và lứa tuổi nhỏ nhất mắc bệnh là 28 tuổi. Hồ Hữu Lương và cộng sự 2006 nghiên cứu trên 37 bệnh nhân có thoát vị ñĩa ñệm cột sống ñược chụp MRI trong ñó thoái hóa cột sống cổ (83,78%), hẹp lỗ gian ñốt sống và giảm chiều cao khoang ñốt sống (81,08%). Thoái hóa cột sống cổ thường gặp ở lứa tuổi lao ñộng. Schmorl thấy hầu hết các biến ñổi cấu trúc có ý nghĩa trong ñĩa ñệm xẩy ra ở ñộ tuổi 30 – 35 tuổi, biểu hiện ở ñộ tuổi lao ñộng từ 36 – 49 tuổi (64,86%), nhiều nhất là từ 40 – 49 tuổi (51,35%). Thoái hóa cột sống cổ là bệnh không gây nguy hiểm tính mạng nhưng có tính chất kéo dài, hay tái phát làm cho bệnh nhân cảm giác khó chịu như: ñau, tê, mỏi Đau là yếu tố báo ñộng cho cơ thể ñáp ứng lại, là yếu tố giúp ñỡ cho cơ thể né tránh ñược những việc có hại nhưng gây giảm chất lượng cuộc sống chất lượng cuộc sống, năng suất lao ñộng, tổn hại ñến kinh tế của gia ñình và xã hội. Chẩn ñoán sớm và ñiều trị sớm rất quan trọng. Hiện nay còn nhiều bệnh nhân chẩn ñoán muộn. Đau trong thoái hóa cột sống cổ là loại ñau do cảm thụ ñau bị kích thích quá mức là ñau do thái quá về sự kích thích nhận cảm ñau tổn thương mà bắt ñầu từ các thụ cảm thể nhận cảm ñau tổn thương rồi dẫn truyền hướng tâm về thần kinh trung ương; là cơ chế thường gặp nhất trong phần lớn các chứng ñau cấp tính (chấn thương, nhiễm trùng, thoái hóa...). ở giai ñoạn mạn tính, người ta nhận thấy cơ chế này có trong những bệnh lý tổn thương dai dẳng,[4]ví dụ như trong các bệnh lý khớp mạn. Về phương diện ñiều trị, ñối với Y học hiện ñại càng ngày càng có nhiều thuốc ñể ñiều trị bệnh khớp tốt hơn, nhưng các loại thuốc này cũng có không ít tác dụng phụ như: bệnh dạ dày, tim mạch, suy chức năng gan, thận, hội chứng Cushing Đối với Y học cổ truyền bệnh khớp thuộc phạm trù chứng tý, cảnh cường thống, cảnh cân cơ và dựa trên nguyên lý “Thông tắc bất thống, thống tắc bất thông”. Đau là do 3 thứ tà khí phong, hàn, thấp lẫn lộn nhân khi chính khí suy xâm nhập vào cơ thể, gây rối loạn sự vận hành khí huyết, pháp trị là khu phong, tán hàn, trừ thấp, hành khí, hoạt huyết và các phương pháp không dùng thuốc: châm cứu, xoa bóp, dưỡng sinh... Châm cứu (thể châm và ñiện châm) ñã có tác dụng giảm ñau ñối với loại ñau do cảm thụ ñau bị kích thích quá mức như giảm ñau trong các bệnh khớp cấp và mạn tính, giảm ñau trong ung thư Thể châm là dùng kim châm vào huyệt (không gắn ñiện lên kim châm), dùng tay tác ñộng lên huyệt, kích thích sự phản ứng của cơ thể nhằm gây ñược tác dụng ñiều hòa các chức năng toàn thân và giảm ñau ñể phòng và chữa bệnh. 46 Điện châm là phương pháp cho tác ñộng 1 dòng ñiện nhất ñịnh lên các huyệt ñể phòng và chữa bệnh. Dòng ñiện ñược tác ñộng lên huyệt qua các kim châm. Điện châm ra ñời thay thế cho thủ pháp vê kim bằng tay, kích thích huyệt, ñiều hòa sự mất thăng bằng âm dương của cơ thể, tạng phủ. Trên lâm sàng có nhiều nơi ñã sử dụng ñiện châm, có nơi chỉ sử dụng thể châm và trong chương trình học ñiện châm cũng ñược giảng dạy cho sinh viên. Tác dụng giảm ñau của ñiện châm và thể châm trên bệnh thoái hoá cột sống cổ ñều có. Điều làm cho sinh viên băn khoăn là ñứng trước bệnh nhân, nên sử dụng phương pháp nào hiệu quả hơn, chưa thấy có công trình nghiên cứu nào so sánh hiệu quả giảm ñau và cải thiện vận ñộng giữa ñiện châm và thể châm trong ñiều trị thoái hóa cột sống cổ. Phương pháp ñiện châm kết hợp kéo giãn cột sống cổ cho kết quả: tốt (53,3%), khá (30%), trung bình (16,7%). Để ñánh giá hiệu quả ñiều trị của phương pháp ñiện châm so sánh với thể châm trên bệnh thoái hóa cột sống cổ, nên quyết ñịnh thực hiện ñề tài là dùng ñiện châm ñể giảm ñau, cải thiện vận ñộng trong ñiều trị bệnh thoái hóa cột sống cổ. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI: Mục tiêu tổng quát Xác ñịnh hiệu quả giảm ñau và cải thiện biên ñộ vận ñộng của phương pháp ñiện châm so với thể châm trên bệnh nhân thoái hóa cột sống cổ. Mục tiêu cụ thể - Xác ñịnh tỉ lệ giảm ñau của phương pháp ñiện châm và thể châm trên bệnh thoái hóa cột sống cổ. - Xác ñịnh tỉ lệ cải thiện biên ñộ vận ñộng của phương pháp ñiện châm và thể châm trên bệnh nhân thoái hóa cột sống cổ. - Xác ñịnh mức ñộ kết hợp (RR) giữa ñiện châm với: giảm ñau và cải thiện biên ñộ vận ñộng trên bệnh nhân thoái hóa cột sống cổ. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu: thử nghiệm lâm sàng, mở, có ñối chứng. Bệnh nhân ñược phân vào hai nhóm theo kỷ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên. Thời gian nghiên cứu: từ 7/2007 ñến 5/2008. Đề tài tiến hành ñiều trị trên 70 bệnh nhân chia làm hai nhóm: - Nhóm nghiên cứu: 35 bệnh nhân ñiều trị bằng phương pháp ñiện châm - Nhóm chứng: 35 bệnh nhân ñiều trị bằng phương pháp thể châm Đối tượng nghiên cứu - Bệnh nhân ñến khám và ñiều trị tại phòng khám ngoại trú An Bình Tp. Hồ Chí Minh. - Nam nữ mọi lứa tuổi ñồng ý hợp tác ñiều trị. Được chẩn ñoán thoái hóa cột sống cổ Tiêu chuẩn chọn bệnh: Tiêu chuẩn lâm sàng: Tiêu chuẩn chính: Đau vùng cổ gáy lan lên ñầu hay xuống vai, ñau tăng khi vận ñộng ñầu cổ, ñau thường xuyên hoặc sau khi ngủ dậy Tiêu chuẩn phụ: Hạn chế vận ñộng cổ, vai, tay hoặc Có tiếng lạo xạo khi vận ñộng cổ Tiêu chuẩn cận lâm sàng: Chụp X quang cột sống cổ tư thế thẳng, nghiêng, chếch ¾ phải – trái, với dấu hiệu sau: - Gai xương thân ñốt sống hoặc - Hẹp khe gian ñốt hoặc - Mất ñường cong sinh lý của cột sống cổ Tiêu chuẩn loại trừ: 47 Bệnh nhân không ñồng ý tham gia. Bệnh nhân yếu, suy kiệt có các bệnh lý nặng kèm theo, ñau cột sống cổ do nguyên nhân khác như u tủy, chèn ép tủy, thoát vị ñĩa ñệm Phương pháp nghiên cứu: Nhóm bệnh nhân nghiên cứu: ñiện châm + hướng dẫn chăm sóc tại nhà. Công thức huyệt ñược chọn như sau: - Kinh Đại trường: Kiên ngung, Hợp cốc - Kinh Tiểu trường: Kiên ngoại du - Kinh Đởm: Phong trì, Kiên tỉnh - Mạch Đốc: Đại chùy - A thị huyệt - Các huyệt Hoa Đà Giáp Tích ñoạn cột sống cổ bị ñau Phương pháp châm: Sử dụng kim dài 4,5cm châm qua da, vê kim ñể tìm cảm giác ñắc khí sau ñó: Gắn máy ñiện châm. Dùng máy ñiện châm dạng xung gai nhọn 2 pha, năng lượng chạy máy 10mA, cường ñộ xung 1 - 100 µA, tần số kích thích 3 – 40 Hz. Trước hết phải kích thích với cường ñộ thấp nhất rồi từ từ tăng lên tới mức chịu ñược cường ñộ kích thích ñó.Thời gian lưu kim 20 phút trong mỗi lần châm, châm tả Thời gian ñiều trị: Liệu trình châm 20 ngày, mỗi ngày châm 1 lần Nhóm bệnh nhân chứng: bệnh nhân thể châm + hướng dẫn chăm sóc tại nhà Công thức huyệt ñược chọn như sau: - Kinh Đại trường: Kiên ngung, Hợp cốc - Kinh Tiểu trường: Kiên ngoại du - Kinh ñởm: Phong trì, Kiên tỉnh - Mạch ñốc: Đại chùy - A thị huyệt - Các huyệt Hoa Đà Giáp Tích ñoạn cột sống cổ có thoái hóa Phương pháp châm: Sử dụng kim dài 4,5cm châm qua da, vê kim ñể tìm cảm giác ñắc khí và không gắn ñiện lên kim ñã châm. Thời gian lưu kim : 20 phút, châm tả (bệnh cấp tính). Thời gian ñiều trị: Liệu trình châm 20 ngày, mỗi ngày châm 1 lần Cả 2 nhóm ñều ñược hướng dẫn chăm sóc tại nhà: Mỗi bệnh nhân ñến ñiều trị ñều ñược hướng dẫn cách tự chăm sóc bệnh tại nhà (bằng cách tư vấn và phát tờ bướm cho mỗi bệnh nhân). Bệnh nhân tự chườm nước nóng. Tập mềm dẻo cột sống cổ (các ñộng tác gập, ngửa, nghiêng phải – trái, xoay phải – trái, ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 20 phút). Tự xoa bóp vùng cổ gáy Trong sinh hoạt: tránh ngồi giữ cổ một tư thế quá lâu, cần nghĩ ngơi sau khoảng một giờ làm việc, trong thời gian nghĩ phải tập các ñộng tác cổ một cách nhẹ nhàng thích hợp, khi nằm ngửa cần có gối ñệm vào khoang cong lõm của cổ. Tránh tập xoay các ñộng tác cổ quá mạnh, hoặc bẻ cổ ñột ngột Tránh các chấn thương vào ñầu và cột sống cổ Tránh các nghề nghiệp phải dùng ñầu khiêng vác Trong thời gian ñiều trị nên nghĩ ngơi tương ñối Tiêu chuẩn theo dõi:Cả 2 nhóm ñều ñược theo dõi và ñánh giá bằng bảng theo dõi. Lúc bắt ñầu tham gia ñiều trị (ngày thứ 1) và sau mỗi 5 ngày ñiều trị Tiêu chuẩn ñánh giá: - Đánh giá mức ñộ cảm giác ñau: Theo bảng câu hỏi QDSA - Đánh giá biên ñộng vận ñộng cột sống cổ: gập, duỗi, nghiêng, xoay 48 - Đánh giá các triệu chứng cơ năng. Phương pháp thống kê sử dụng - Thu thập, xử lý, phân tích các số liệu qua các phiếu theo dõi. - Sử dụng phép kiểm của phần mềm SPSS 14.0. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Đánh giá mức ñộ cảm giác ñau theo thang ñiểm QDSA: Giảm ñau theo QDSA của nhóm chứng và nhóm ñiều trị: Nhận xét: Sự khác biệt về hiệu quả giảm ñau của 2 phương pháp có ý nghĩa thống kê ở ngày thứ 10 và tăng dần ñến ngày thứ 15 và 20. 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 Trước 5 ngày 10 ng ày 15 ngày 2 0 ngày Điện châm Thể châm 3 ,57 3 ,4 2 ,3 1 3 ,57 0 ,4 8 3 ,4 8 3 ,2 5 2 ,54 1,54 1,14 Biểu ñồ 1. Biểu ñồ hiệu quả giảm ñau của 2 nhóm Kết quả về cải thiện biên ñộ vận ñộng cột sống cổ Động tác gập cổ: (Biên ñộ bình thường 30 – 40o) Nhận xét: Sự khác biệt về hiệu quả giảm ñau của 2 phương pháp có ý nghĩa thống kê ở 10, 15 ngày. Phương pháp ñiện châm có hiệu quả giảm ñau ở ñộng tác gập cổ khác với phương pháp thể châm ở ngày 10, 15. 0 5 10 15 20 25 30 35 Trước 5 ngày 10 ngày 15 ngày 20 ngày Điện châm Thể châm 25,54 26,14 27,4 29,06 29,72 24,37 24,37 25,25 27,02 28,97 Biểu ñồ 2. Biểu ñồ hiệu quả cải thiện biên ñộ ñộng tác gập cổ Động tác duỗi cổ: (Biên ñộ bình thường 20 – 40o) Nhận xét: Sự khác biệt về hiệu quả giảm ñau của 2 phương pháp có ý nghĩa thống kê ở ngày 10. Phương pháp ñiện châm có hiệu quả giảm ñau ở ñộng tác duỗi cổ khác với phương pháp thể châm ở ngày 10. 49 0 5 10 15 20 25 5 n gà y 10 ng ày 15 ng ày 20 ng ày Điện châm Thể châm 16,91 17,48 18,6 19,90 20,31 16,4 16,42 17,02 18,65 20,14 Biểu ñồ 3: Biểu ñồ hiệu quả cải thiện biên ñộ ñộng tác duỗi cổ Động tác nghiêng (P): (Biên ñộ bình thường 30 – 45o) Sự khác biệt về hiệu quả giảm ñau của 2 phương pháp không có ý nghĩa thống kê. Phương pháp ñiện châm có hiệu quả giảm ñau ở ñộng tác nghiêng (P) tương ñương với phương pháp thể châm. 24 25 26 27 28 29 30 31 Trước 5 ngày 10 ngày 15 ngày 20 ngày Điện châm Thể châm 26,8226,42 28.62 28,62 29,59 27,51 27,74 27,97 29,02 30,17 Biểu ñồ 4. Biểu ñồ hiệu quả cải thiện biên ñộ ñộng tác nghiêng phải Động tác nghiêng (T): (Biên ñộ bình thường 30 – 45o) Sự khác biệt về hiệu quả giảm ñau của 2 phương pháp không có ý nghĩa thống kê. Phương pháp ñiện châm có hiệu quả giảm ñau ở ñộng tác nghiêng (T) tương ñương với phương pháp thể châm. 26 27 28 29 30 31 Trước 5 ngày 10 ngày 15 ngày 20 ngày Điện châm Thể châm28,2 28,2 29,05 29,81 30,09 28,05 28,37 28,37 29,48 30,62 Biểu ñồ 5. Biểu ñồ hiệu quả cải thiện biên ñộ ñộng tác nghiêng trái Động tác xoay (P): (Biên ñộ bình thường 45 – 60o) Sự khác biệt về hiệu quả giảm ñau của 2 phương pháp không có ý nghĩa thống kê. Phương pháp ñiện châm có hiệu quả giảm ñau ở ñộng tác xoay (P) tương ñương với phương pháp thể châm. 50 42.5 43 43.5 44 44.5 45 45.5 46 Trước 5 ngày 10 ngày 15 ngày 20 ngày Điện châm Thể châm 44,11 44,25 44,37 45,11 45,68 43,65 43,77 44,28 45,03 45,40 Biểu ñồ 6. Biểu ñồ hiệu quả cải thiện biên ñộ ñộng tác xoay phải Động tác xoay (T) (Biên ñộ bình thường 45 – 60o) Sự khác biệt về hiệu quả giảm ñau của 2 phương pháp không có ý nghĩa thống kê. Phương pháp ñiện châm có hiệu quả giảm ñau ở ñộng tác xoay (T) tương ñương với phương pháp thể châm. 43 43.5 44 44.5 45 45.5 46 46.5 47 Trước 5 ngày 10 ngày 15 ngày 20 ngày Đi ện c h â m T h ể c h â m 4 4 ,3 7 4 4 ,8 2 4 5,17 4 4 ,4 0 4 5,6 3 4 5,3 1 4 5,3 1 4 5,59 4 5,9 4 4 6 ,4 2 Biểu ñồ 7. Biểu ñồ hiệu quả cải thiện biên ñộ ñộng tác xoay trái Kết quả ñiều trị:  Nhóm ñiện châm có 21/35 bệnh nhân (30%) ñạt hiệu quả ñiều trị tốt và có 3/35 bệnh nhân (8,6%) ñạt hiệu quả trung bình và kém.  Nhóm thể châm có 12/35 bệnh nhân (34,3%) ñạt hiệu quả ñiều trị tốt và có 11/35 bệnh nhân (31,4%) ñạt hiệu quả trung bình và kém.  Kết quả ñiều trị của ñiện châm tốt hơn thể châm  Kết quả ñiều trị khác nhau giữa 2 phương pháp ñiều trị, có ý nghĩa thống kê P = 0,03. 0 10 20 30 40 50 60 Tốt Khá Trung bình + kém Điện châm Thể châm 60 34,3 31,4 34,3 8,6 31,4 Biểu ñồ 8. Biểu ñồ Kết quả ñiều trị Tai biến phương pháp ñiều trị: không có trường hợp nào bị tai biến trong ñiều trị. BAN LUẬN 51 Đặc tính mẫu nghiên cứu: Theo tuổi: Theo các công trình nghiên cứu khác:  Hồ Hữu Lương (2006) 83,78% ở tuổi 35 – 59 bị thoái hóa cột sống cổ, tuổi già nhất mắc bệnh là 75 tuổi, tuổi trẻ nhất mắc bệnh là 35 [5],[6]  Nguyễn Quang Khiêm (2000) lứa tuổi nhỏ nhất mắc bệnh là 28 tuổi. Tuổi trung bình mắc bệnh là 59,5 nhiều nhất là lớp tuổi 45 – 65.  Trong ñề tài, tuổi mắc bệnh nhiều nhất là 30 – 59 tuổi. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. - Tuổi thấp nhất trong nghiên cứu là 31 tuổi và tuổi cao nhất trong nghiên cứu là 75 tuổi. Tuy nhiên nhóm tuổi không ảnh hưởng gì trong nghiên cứu và có sự tương ñương giữa 2 nhóm nghiên cứu. - Tương ñối phù hợp với các công trình nghiên cứu khác và cũng phù hợp với sinh lý học, bệnh học về thoái hóa cột sống cổ thường gặp ở người có quá trình lão hóa tự nhiên của xương khớp. - Căn cứ kết quả cho thấy 2 nhóm nghiên cứu: ñiện châm và thể châm không khác nhau về nhóm tuổi. Theo giới: Theo các công trình nghiên cứu khác:  Theo Gore Tỉ lệ Nữ / Nam = 1,06 / 1  Nguyễn Quang Khiêm (2000) Tỉ lệ Nữ / Nam = 1,93 / 1  Nguyễn Hoàng (2002) Tỉ lệ Nữ / Nam = 3,2 / 1  Đề tài nghiên cứu: Tỉ lệ Nữ / Nam = 2,3 / 1 Sự khác biệt giới tính không có ý nghĩa thống kê và tương ñương với nhau giữa 2 nhóm nghiên cứu. Các nghiên cứu trên ñều ghi nhận giới nữ có tỉ lệ mắc bệnh thoái hóa cột sống cổ nhiều hơn. Nguyên nhân là do người phụ nữ phải sinh ñẻ nhiều lần và có suy giảm lượng Estrogen ở thời kỳ sau mãn kinh làm giảm khả năng hấp thu canxi là một thành phần trong cấu tạo của ñĩa ñệm và xương khớp. Ngoài ra, do chế ñộ ăn của người Việt Nam thường không cung cấp ñủ lượng canxi cần thiết hàng ngày, thiếu các vi chất dinh dưỡng (các vitamin chống lão hoá Vit A, Vit E, Vit C), chế ñộ ít vận ñộng thể dục thể thao, sợ nắng, ra ñường thường hay mang găng tay. Do ñó, thoái hoá khớp nói chung thường xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn nam giới. Kết quả của ñề tài nghiên cứu ghi nhận nữ giới chiếm nhiều hơn. Tuy nhiên tuổi không ảnh hưởng gì trong nghiên cứu. - Căn cứ kết quả cho thấy 2 nhóm nghiên cứu: ñiện châm và thể châm không khác nhau về giới tính. Kết quả nghiên cứu: Hiệu quả giảm ñau trên thang ñiểm QDSA: Căn cứ vào kết quả 2 nhóm nghiên cứu: ñiện châm và thể châm không khác nhau về hiệu quả giảm ñau trên thang ñiểm QDSA ở ngày ñiều trị thứ 5 vì ñây là những ngày ñầu tiên bệnh nhân tham gia ñiều trị, cơn ñau của bệnh còn ñang tiến triển mạnh nên cường ñộ ñau còn dữ dội và bệnh nhân mới ñược tiếp xúc với 2 phương pháp ñiều trị nên hiệu quả giảm ñau rất ít và không có ý nghĩa thống kê. Cả 2 phương pháp ñều bắt ñầu có kết quả giảm ñau ở ngày thứ 10 và tăng dần ở ngày 15 và 20, và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm nghiên cứu, phù hợp với lâm sàng bệnh nhân sau khi ñược can thiệp bằng 2 phương pháp ñiện châm và thể châm cảm giác ñau của bệnh nhân ñã giảm theo thời gian. 52 Đánh giá biên ñộ vận ñộng cột sống cổ: Động tác gập cổ: Hiệu quả giảm ñau của 2 phương pháp có ý nghĩa thống kê ở ngày 10 và tăng dần ñến ngày thứ 15. Động tác duỗi cổ: Hiệu quả giảm ñau 2 phương pháp có ý nghĩa thống kê ở ngày thứ 10. Động tác nghiêng phải - trái, xoay phải - trái cột sống cổ: Hiệu quả giảm ñau 2 phương pháp tăng dần không có ý nghĩa thống kê. So sánh hiệu quả cải thiện biên ñộ vận ñộng cột sống cổ của 2 phương pháp ñiều trị với phép kiểm Anova, cho thấy sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Chứng tỏ phương pháp ñiện châm và thể châm có thể dùng ñể ñiều trị nhằm cải thiện biên ñộ vận ñộng cột sống cổ. Trên 70 bệnh nhân nghiên cứu cả 2 phương pháp ñều có cải thiện biên ñộ thực hiện các ñộng tác vận ñộng cột sống cổ, các ñộng tác ñều trở về biên ñộ bình thường và có cải thiện tăng thêm giới hạn cho phép. Đề tài nghiên cứu cho thấy rằng hiệu quả ñiện châm nhằm làm giảm ñau, cải thiện biên ñộ vận ñộng cột sống cổ. Hiệu quả giảm ñau: Qua công trình nghiên cứu và so sánh ñánh giá hiệu quả của phương pháp ñiện châm và thể châm trong ñiều trị thoái hóa cột sống cổ. Qua 20 ngày ñiều trị, nhận thấy ở mỗi phương pháp ñiều trị, phương pháp ñiện châm cũng như phương pháp thể châm ñều có tác dụng giảm ñau có ý nghĩa về mặt thực tiễn lâm sàng và về mặt thống kê trong ñề tài nghiên cứu. Với phép kiểm Anova cho từng nhóm nghiên cứu, sau mỗi 5 ngày ñiều trị cho thấy ñiểm trung bình giảm ñau giữa 2 phương pháp ñiều trị có ý nghĩa về mặt thống kê. Hiệu quả giảm ñau của phương pháp ñiện châm so với phương pháp thể châm ñạt ñược như sau: Tác dụng phụ: Trong suốt quá trình ñiều trị và theo dõi không có tác dụng phụ nào ñược ghi nhận. Mặt hạn chế của ñề tài: Mặc dù ñã có nhiều cố gắng nhưng ñề tài nghiên cứu không thể không có nhiều thiếu sót: - Với cỡ mẫu nghiên cứu còn hạn chế, chỉ với 70 bệnh nhân, trong thời gian ñiều trị 20 ngày và ñối tượng nghiên cứu là bệnh nhân ngoại trú nên kết quả nghiên cứu phần nào còn mang giá trị hạn hẹp. - Việc ñánh giá hiệu quả giảm ñau bằng bảng thang ñiểm QDSA còn mang tính chất chủ quan, dựa vào lời tự nhận xét của bệnh nhân nên không mang ñược tính cách khách quan nên khó ñánh giá ñúng ñược hiệu quả giảm ñau dựa trên lời nói của bệnh nhân. - Hiệu quả ñiện châm và thể châm chỉ khác nhau vào ngày thứ 10, sau ñó có giảm ñau và cải thiện biên ñộ vận ñộng nhưng không khác nhau giữa hai phương pháp từ ngày 15 trở ñi. Sau một giai ñoạn ñiều trị nhiều ngày, ñáp ứng giảm ñau trở thành trơ khi kích thích ñiện. - Thời gian nghiên cứu còn ngắn, cảm giác ñau là chưa khỏi hoàn toàn. KẾ LUẬN: Phương pháp ñiện châm góp phần làm cải thiện về triệu chứng ñau và biên ñộ thực hiện các ñộng tác cột sống cổ: nghiêng phải - trái, xoay phải – trái, gập, duỗi vào ngày thứ 10 tăng dần ñến ngày 15 và 20, biên ñộ trở về bình thường và có tăng thêm trong giới hạn cho phép. Hiệu quả cảm giác ñau và cường ñộ ñau của phương pháp ñiện châm có tác dụng tốt hơn phương pháp thể châm ở ngày 10. Mức ñộ kết hợp (RR) giữa ñiện châm với giảm ñau 53 và cải thiện biên ñộ vận ñộng có hiệu quả hơn phương pháp thể châm trên bệnh nhân thoái hóa cột sống cổ ở các ñộng tác vận ñộng của cột sống cổ ở thời ñiểm 5, 10, 15, 20 ngày. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ môn Bệnh học, Khoa Y học cổ truyền (2000), Nội khoa y học cổ truyền, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh, tr. 294 – 299 2. Bộ môn Y học cổ truyền (1997), Bài giảng bệnh học và ñiều trị, tập III, Đại học Y Dược Tp. HCM. Khoa Y, tr. 315 – 359 3. Bộ môn Y học cổ truyền (1997), Bài giảng Triệu chứng Y học cổ truyền, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh, Khoa Y, tr. 70 - 71 4. Đại học Y Hà Nội (1996), Chuyên ñề nội khoa Y học cổ truyền, tr. 328- 329 5. Hồ Hữu Lương (2006), Thoái hóa cột sống cổ và thoát vị ñĩa ñệm, NXB Y học Hà Nội, tr.10 – 29 – 31 - 126 6. Hoàng Bảo Châu, Phạm Duy Nhạc, Trần Thúy (1999), Y học cổ truyền. NXB Y học Hà Nội, tr. 940

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhieu_qua_giam_dau_va_cai_thien_van_dong_cua_dien_cham_trong.pdf
Tài liệu liên quan