Hiệu quả giáo dục sức khỏe răng miệng cho học sinh khuyết tật trí tuệ tại trường nuôi dạy trẻ khuyết tật huyện củ chi thành phố Hồ Chí Minh

Thay đổi kiến thức chăm sóc SKRM của học sinh Trong quá trình thực hiện giáo dục SKRM cho các em KTTT dựa vào vai trò của thầy cô tại trường và phụ huynh tại gia đình cho thấy kiến thức chăm sóc SKRM của các em đã có phần nào cải thiện. Đặc biệt, học sinh nhóm KTTT nhẹ đáp ứng tốt hơn với phương pháp giáo dục SKRM này qua 6 tháng can thiệp. Vì vậy, các em sẽ làm gương mẫu giúp học sinh nhóm vừa và nặng tiếp tục cải thiện kiến thức chăm sóc răng miệng. Học sinh nhóm nhẹ sau khi được giáo viên hướng dẫn, các em có thể bắt chước theo từng bước và lặp lại dần dần đúng phương pháp chải răng. Học sinh nhóm vừa và nặng chưa tự chải răng được trên mô hình trong vòng thời gian 6 tháng. Kết quả này cho thấy cần có một chương trình dạy chải răng đơn giản, phù hợp, thời gian lâu hơn dành cho các em KTTT mức độ vừa và nặng. Thay đổi thói quen chải răng của học sinh Phần lớn những thay đổi trong thói quen chải răng xuất phát từ thay đổi nhận thức của các học sinh KTTT nhẹ qua các buổi giáo dục SKRM tại trường, cộng với sự tác động của thầy cô giáo và cha mẹ. Đối với nhóm học sinh KTTT mức độ nhẹ, việc áp dụng một phương pháp giáo dục SKRM thích hợp với đặc điểm trí tuệ của học sinh sẽ giúp cải thiện được tình trạng răng miệng của các em. Ngược lại, học sinh ở nhóm vừa và nặng, các em có khả năng tư duy thấp, chủ yếu là bắt chước làm theo thầy cô, các bạn và cha mẹ (8, 9). Do đó, những thay đổi về thói quen trên phần lớn xuất phát từ tác động của giáo viên và phụ huynh học sinh. Phụ huynh và giáo viên là người có vai trò rất quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cho các em KTTT mức độ vừa và nặng. Điều cần thiết trong phương pháp giáo dục SKRM cho đối tượng học sinh nhóm này là tăng cường kiến thức và kỹ năng chăm sóc SKRM cho giáo viên và phụ huynh học sinh.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 88 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả giáo dục sức khỏe răng miệng cho học sinh khuyết tật trí tuệ tại trường nuôi dạy trẻ khuyết tật huyện củ chi thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 223 HIỆU QUẢ GIÁO DỤC SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ TẠI TRƯỜNG NUÔI DẠY TRẺ KHUYẾT TẬT HUYỆN CỦ CHI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Huỳnh Tố Trâm*, Ngô Đồng Khanh** TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả của chương trình giáo dục sức khỏe răng miệng thích hợp cho học sinh khuyết tật trí tuệ (KTTT) từ 6 - 18 tuổi tại trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật Củ Chi, TP. HCM. Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu gồm 60 học sinh KTTT có IQ từ 20 đến 70, được chia làm 2 nhóm, nhóm 1 gồm 21 học sinh KTTT, nhóm 2 gồm 39 học sinh KTTT vừa và nặng. Những học sinh này được áp dụng một phương pháp giáo dục sức khoẻ răng miệng (SKRM) thích hợp hàng tuần và được đánh giá lại kết quả sau 6 tháng can thiệp. Tình trạng mảng bám được đánh giá bằng chỉ số vệ sinh răng miệng đơn giản (OHI-S). Kết quả: Tình trạng vệ sinh răng miệng tốt tăng từ 3,3% trước giáo dục lên 46,7% sau 6 tháng can thiệp. Qua 6 tháng giáo dục SKRM, điểm chỉ số mảng bám của nhóm 1 giảm từ 2,24 ± 0,54 còn 0,74 ± 0,45. Điểm chỉ số mảng bám của nhóm 2 giảm từ 2,43 ± 0,46 còn 1,15 ± 0,62 (p<0,001). Tỉ lệ % học sinh nhóm 1 có kiến thức đúng về thức ăn tốt cho răng và nướu là 100%, nhóm 2 là 51,3%. Tỉ lệ học sinh thực hành chải răng đạt của nhóm 1 là 100%, nhóm 2 là 33,3%. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy phương pháp giáo dục SKRM cho học sinh KTTT có hiệu quả đối với học sinh nhóm 1, nhóm học sinh có mức độ KTTT nhẹ. Cho thấy cần tiếp tục thực hiện chương trình giáo dục SKRM đối với các trường có học sinh KTTT. Từ khóa: Giáo dục sức khỏe răng miệng, khuyết tật trí tuệ, người chăm sóc/ nuôi dạy, tình trạng SKRM. ABSTRACT RESULTS OF ORAL HEALTH EDUCATION PROGRAM FOR MENTAL RETARDED CHILDREN ATTENDING A SPECIAL SCHOOL IN CU CHI DISTRICT, HO CHI MINH CITY Huynh To Tram, Ngo Dong Khanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 2 - 2015: 223 - 228 Objectives: To test an appropriate oral health education program for mental retarded children by evaluating their plaque removal efficacy when trained weekly for six months and the effectiveness of this program, 6 months after training. Method: The sample consisted of 60children with intellectual impairment, IQ 20 to 70 and age 6 to 18-years- old, who attended a special school in Cu chi, Ho Chi Minh City and whom it was thought could be trained in oral appropriate oral health education program. For 6 months, children watched a weekly oral health presentation, practised brushing on model teeth, had their plaque disclosed and recorded by the simplified oral hygiene index (OHI-S) and then brushed their own teeth under supervision. Plaque was re-evaluated 6 months after training. Results: Good oral hygiene status increased from 3.3% to 46.7%. The OHI-S before and after training was 2.24 and 0.74 respectively for group 1; was 2.43 and 1.15 for group 2, respectively. This improvement was * Học viên Cao học- Khóa 2012 - 2014. Khoa Răng Hàm Mặt- Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh ** Khoa Răng Hàm Mặt- Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: ThS. Huỳnh Tố Trâm ĐT: 0985921909 Email: totram_6686@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 224 statistically significant (p<0.001). The prevalence of good knowledge was 100% for group 1 and 51.3% for group 2. 100% children of group 1 cleaned their teeth well while 33.3% of the subjects were found in group 2. Conclusion: This weekly, school-based oral health programme has been effective in improving the oral hygiene of children with mild intellectual impairment. However, to be effective long-term it has to be delivered continuously. Key words: Oral health education, mental retardation/ intellectual disability, caregiver, oral health status MỞ ĐẦU Theo Hiệp hội Khuyết tật trí tuệ Mỹ (AAMR, 1992), trẻ khuyết tật trí tuệ (KTTT) có những hạn chế lớn về khả năng thực hiện chức năng với các đặc điểm như hoạt động trí tuệ dưới mức trung bình, khả năng tư duy chậm. Khả năng học tập của trẻ chậm hơn so với các bạn cùng lứa tuổi. Hạn chế các kỹ năng như giao tiếp, tự định hướng, tự chăm sóc sức khoẻ,... Hiện tượng KTTT này bắt đầu xuất hiện từ khi trẻ còn nhỏ, trước 18 tuổi(1, 3, 5, 6). Chăm sóc răng miệng cho trẻ em KTTT thường gặp nhiều khó khăn do sự hợp tác của các em hoặc do người nuôi dạy không đủ kiến thức và kỹ năng chăm sóc sức khỏe răng miệng (SKRM). Đây là rào cản đối với việc chăm sóc răng miệng tốt nhất cho đối tượng trên, làm trầm trọng hơn các bệnh về răng miệng mà cụ thể là sâu răng và viêm nướu(2,7). Những năm gần đây tại Việt Nam các nghiên cứu về vấn đề răng miệng ở nhóm trẻ KTTT còn quá ít, những thông tin về tình trạng bệnh răng miệng của trẻ KTTT cũng như sự hiểu biết, kỹ năng thực hành chăm sóc sức khỏe răng miệng của người nuôi dạy trẻ là cần thiết và rất có ý nghĩa nhân đạo. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả của chương trình giáo dục sức khỏe răng miệng thích hợp cho học sinh khuyết tật trí tuệ từ 6 - 18 tuổi thông qua việc đánh giá tỉ lệ sâu răng, trung bình răng sâu mất trám của học sinh. Đánh giá tình trạng vệ sinh răng miệng (OHI-S) của học sinh trước và sau 6 tháng can thiệp. Đánh giá sự thay đổi kiến thức và thói quen chăm sóc SKRM của học sinh sau 6 tháng thực hiện phương pháp giáo dục SKRM thích hợp. Đánh giá sự thay đổi kiến thức, cách chăm sóc SKRM của giáo viên và phụ huynh đối với học sinh KTTT trước và sau tập huấn chương trình chăm sóc SKRM (7, 10). ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mẫu nghiên cứu Gồm 60 học sinh KTTT từ 6 – 18 tuổi đang học tại trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật Củ Chi, TP. HCM. Mẫu nghiên cứu được chia làm 2 nhóm, nhóm 1 gồm 21 học sinh KTTT nhẹ, nhóm 2 gồm 39 học sinh KTTT vừa và nặng. Thời gian thực hiện nghiên cứu từ tháng 10/ 2013 đến tháng 4/ 2014. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu can thiệp cộng đồng. Quy trình nghiên cứu bao gồm trước nghiên cứu chính thức và thực hiện nghiên cứu chính thức. Trước nghiên cứu chính thức Giai đoạn 1: Khảo sát tình hình thực tế của trường để biết được số lượng học sinh và giáo viên, giờ giấc học tập và chương trình dạy học tại trường. Giai đoạn 2: Soạn thảo tài liệu tập huấn và bảng câu hỏi đánh giá kiến thức, cách chăm sóc SKRM cho giáo viên, phụ huynh. Soạn thảo giáo án; chọn lọc, chuẩn hóa bộ giáo cụ; soạn thảo bảng câu hỏi đánh giá kiến thức, thói quen chăm sóc SKRM của học sinh. Giai đoạn 3: Tập huấn định chuẩn cho điều tra viên, phỏng vấn viên. Tập huấn triển khai giáo án, giáo cụ cho tất cả giáo viên. Tập huấn kiến thức chăm sóc SKRM cho phụ huynh học sinh. Giai đoạn 4: Thử nghiệm và điều chỉnh bộ giáo án giáo dục SKRM cho học sinh KTTT. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 225 Thực hiện nghiên cứu chính thức Nhân lực: Đội điều tra viên gồm có: 2 điều tra viên khám lâm sàng răng miệng học sinh, 2 thư ký ghi chép, 1 trợ thủ chuẩn bị khâu phỏng vấn, khám và tiệt khuẩn dụng cụ. Phỏng vấn viên: áp dụng theo hình thức phỏng vấn “cặp đôi”. Điều tra viên là người trình bày nội dung câu hỏi. Giáo viên là người truyền đạt lại cho học sinh. Phương tiện nghiên cứu: Phiếu thu thập dữ liệu khám lâm sàng theo mẫu của WHO 1997; bảng câu hỏi đánh giá kiến thức, cách chăm sóc răng miệng dành cho giáo viên và phụ huynh; bảng câu hỏi phỏng vấn học sinh; bộ dụng cụ khám; thuốc nhuộm mảng bám Tri Plaque ID; các phương tiện khử khuẩn và tiệt khuẩn. Tiến hành khám răng miệng học sinh và thực hiện phỏng vấn học sinh lần thứ nhất (dữ liệu nền) Tình trạng răng miệng của học sinh được ghi nhận theo tiêu chí của WHO năm 1997. Sau đó giáo viên triển khai chương trình giáo dục SKRM cho học sinh KTTT 2 buổi/ tuần liên tục trong vòng 6 tháng. Mỗi buổi giáo dục kéo dài 30 phút. Sau 3 tháng thực hiện phỏng vấn lại học sinh lần 2 để đánh giá kiến thức, thói quen chăm sóc răng miệng. Tiến hành khám tình trạng vệ sinh răng miệng và thực hiện phỏng vấn học sinh lần thứ hai (sau 6 tháng) Đánh giá lại kiến thức, thói quen chăm sóc răng miệng của học sinh bằng bảng câu hỏi phỏng vấn và ghi nhận lại tình trạng vệ sinh răng miệng sau 6 tháng thực hiện chương trình giáo dục SKRM. KẾT QUẢ Tình trạng răng miệng: Tỉ lệ sâu răng rất cao: 91,7%, trong đó 76,7% sâu răng vĩnh viễn. Trung bình sâu mất trám răng sữa là 3,1; trung bình sâu mất trám răng vĩnh viễn là 3,2. Thay đổi tình trạng vệ sinh răng miệng của học sinh trước và sau 6 tháng GDSKRM. Biểu đồ 1 cho thấy sau 6 tháng giáo dục SKRM tình trạng vệ sinh răng miệng tốt tăng từ 3,3% trước giáo dục lên 46,7% sau 6 tháng can thiệp. Số học sinh có tình trạng vệ sinh răng miệng kém tuy có giảm nhưng vẫn còn cao (15%). Qua 6 tháng, chỉ số mảng bám của 2 nhóm học sinh KTTT giảm (p<0,001) (bảng 1). Biểu đồ 1: Tình trạng vệ sinh răng miệng của học sinh trước và sau giáo dục SKRM Bảng 1: Chỉ số mảng bám của học sinh trước và sau giáo dục SKRM DI Trước giáo dục SKRM Sau giáo dục SKRM p** TB ± ĐLC TB ± ĐLC Nhóm 1 2,24 ± 0,54 0,74 ± 0,45 <0,001 Nhóm 2 2,43 ± 0,46 1,15 ± 0,62 <0,001 p * 0,196 0,011 p*: kiểm định Mann – Whitney, p**: kiểm định dấu và hạng Wilcoxon. Thay đổi kiến thức và thói quen chăm sóc SKRM của học sinh trước và sau giáo dục SKRM Sau 6 tháng giáo dục SKRM, tỉ lệ % học sinh có kiến thức đúng về thức ăn tốt cho răng và nướu tăng đáng kể (p<0,05) (bảng 2). Học sinh nhóm 1 có kiến thức đúng cao hơn học sinh nhóm 2.100% học sinh nhóm 1 thực hành chải răng đạt, nhóm 2 chỉ 33,3% (p<0,05) (bảng 3). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 226 Bảng 2: So sánh sự thay đổi kiến thức của học sinh về SKRM trước và sau giáo dục. Kiến thức đúng Nhóm học sinh Trước giáo dục Sau giáo dục 3 tháng Sau giáo dục 6 tháng p ** n (%) n (%) n (%) Thức ăn tốt cho răng và nướu Nhóm 1 2 (9,5) 18 (87,5) 21 (100) <0,001 Nhóm 2 0 (0) 13 (33,3) 20 (51,3) <0,001 p * 0,119 (a) <0,001 <0,001 Thức ăn không tốt cho răng và nướu Nhóm 1 8 (38,1) 21 (100) 21 (100) <0,001 Nhóm 2 0 (0) 14 (35,9) 25 (64,1) 0,002 p * <0,001 (a) <0,001 0,001 (a) Biết sử dụng bàn chải và kem đánh răng để làm sạch răng Nhóm 1 11 (52,4) 18 (85,7) 21 (100) <0,001 Nhóm 2 0 (0) 27 (69,2) 35 (89,7) <0,001 p * <0,001 (a) 0,16 0,287 (a) p*: kiểm định c2, p**: kiểm định Mc Nemar, (a): kiểm định chính xác Fisher. Bảng 3: Tỉ lệ học sinh thực hành đạt việc chải răng trên mẫu hàm Học sinh Tỉ lệ học sinh thực hành được việc chải răng trên mẫu hàm Sau giáo dục 3 tháng Sau giáo dục 6 tháng p** n (%) n (%) Nhóm 1 14 (66,7) 21 (100) 0,016 Nhóm 2 0 (0) 13 (33,3) <0,001 p* <0,001 (a) <0,001 p*: kiểm định c2, p**: kiểm định Mc Nemar, (a): kiểm định chính xác Fisher. Thay đổi thói quen chải răng Thói quen chải răng đúng của học sinh nhóm 1 và nhóm 2 gia tăng sau 6 tháng giáo dục SKRM (p<0,001). Số lượng học sinh nhóm 1 có thói quen chải răng đúng cao hơn học sinh ở nhóm 2 (p<0,001) (bảng 4). Bảng 4: So sánh sự thay đổi thói quen chải răng của học sinh trước và sau giáo dục SKRM. Thói quen chải răng Nhóm học sinh Trước giáo dục Sau giáo dục 3 tháng Sau giáo dục 6 tháng p** n (%) n (%) n (%) Chải răng buổi sáng Nhóm 1 6 (28,6) 9 (42,9) 18 (85,7) <0,001 Nhóm 2 0 (0) 10 (25,6) 16 (41) <0,001 p* 0,001 (a) 0,172 0,001 Chải răng buổi tối Nhóm 1 1(4,8) 12 (57,1) 17 (81) <0,001 Nhóm 2 0 (0) 8 (20,5) 14 (35,9) <0,001 p* 0,35 (a) 0,004 0,001 p*: kiểm định c2, p**: kiểm định Mc Nemar, (a): kiểm định chính xác Fisher. Có sự thay đổi kiến thức và cách chăm sóc răng miệng của phụ huynh trước và sau tập huấn giáo dục SKRM. Sau tập huấn, kiến thức của phụ huynh về mối liên quan giữa tình trạng SKRM và trẻ KTTT được cải thiện một cách đáng kể (p<0,05). 100% phụ huynh biết chăm sóc răng miệng đúng cách cho học sinh hơn so với ban đầu (p<0,001). Có sự thay đổi kiến thức và cách chăm sóc răng miệng của giáo viên; giáo viên có thể thực hiện tốt công tác giáo dục và chăm sóc SKRM cho học sinh tại trường. Sau tập huấn có 100% giáo viên có điểm kiến thức, cách chăm sóc răng miệng đạt yêu cầu (p<0,05). BÀN LUẬN Tình trạng vệ sinh răng miệng của học sinh có sự thay đổi sau 6 tháng giáo dục SKRM. Học sinh nhóm KTTT nhẹ có cải thiện tình trạng vệ sinh răng miệng nhiều hơn so với nhóm vừa và nặng. Tình trạng vệ sinh răng miệng tốt tăng và chủ yếu sự thay đổi này xuất phát từ học sinh nhóm KTTT nhẹ. Kết quả này cho thấy phương pháp giáo dục SKRM cho học sinh KTTT có hiệu quả đối với nhóm học sinh KTTT nhẹ. Dựa vào chỉ số mảng bám cho thấy tình trạng vệ sinh răng miệng của học sinh KTTT sau giáo dục SKRM tuy có cải thiện và thấy được phần nào hiệu quả nhưng vẫn nằm trong giới hạn tình trạng vệ sinh răng miệng trung bình Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 227 theo phân loại của Green - Vermillion. Do đó, đối tượng KTTT này cần phải có thời gian thực hiện giáo dục SKRM một cách lâu dài (4, 8, 9). Thay đổi kiến thức chăm sóc SKRM của học sinh Trong quá trình thực hiện giáo dục SKRM cho các em KTTT dựa vào vai trò của thầy cô tại trường và phụ huynh tại gia đình cho thấy kiến thức chăm sóc SKRM của các em đã có phần nào cải thiện. Đặc biệt, học sinh nhóm KTTT nhẹ đáp ứng tốt hơn với phương pháp giáo dục SKRM này qua 6 tháng can thiệp. Vì vậy, các em sẽ làm gương mẫu giúp học sinh nhóm vừa và nặng tiếp tục cải thiện kiến thức chăm sóc răng miệng. Học sinh nhóm nhẹ sau khi được giáo viên hướng dẫn, các em có thể bắt chước theo từng bước và lặp lại dần dần đúng phương pháp chải răng. Học sinh nhóm vừa và nặng chưa tự chải răng được trên mô hình trong vòng thời gian 6 tháng. Kết quả này cho thấy cần có một chương trình dạy chải răng đơn giản, phù hợp, thời gian lâu hơn dành cho các em KTTT mức độ vừa và nặng. Thay đổi thói quen chải răng của học sinh Phần lớn những thay đổi trong thói quen chải răng xuất phát từ thay đổi nhận thức của các học sinh KTTT nhẹ qua các buổi giáo dục SKRM tại trường, cộng với sự tác động của thầy cô giáo và cha mẹ. Đối với nhóm học sinh KTTT mức độ nhẹ, việc áp dụng một phương pháp giáo dục SKRM thích hợp với đặc điểm trí tuệ của học sinh sẽ giúp cải thiện được tình trạng răng miệng của các em. Ngược lại, học sinh ở nhóm vừa và nặng, các em có khả năng tư duy thấp, chủ yếu là bắt chước làm theo thầy cô, các bạn và cha mẹ (8, 9). Do đó, những thay đổi về thói quen trên phần lớn xuất phát từ tác động của giáo viên và phụ huynh học sinh. Phụ huynh và giáo viên là người có vai trò rất quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cho các em KTTT mức độ vừa và nặng. Điều cần thiết trong phương pháp giáo dục SKRM cho đối tượng học sinh nhóm này là tăng cường kiến thức và kỹ năng chăm sóc SKRM cho giáo viên và phụ huynh học sinh. KẾT LUẬN Sau 6 tháng triển khai chương trình giáo dục SKRM thích hợp cho học sinh Trường nuôi dạy trẻ em khuyết tật huyện Củ Chi TP. Hồ Chí Minh, nghiên cứu cho thấy tỉ lệ sâu răng của học sinh rất cao. Đối với nhóm học sinh KTTT ở mức nhẹ có thể nắm bắt được một số kiến thức chăm sóc răng miệng cơ bản và có thể tự thực hiện dưới sự quan sát và động viên của cha mẹ, thầy cô. Điều này cho thấy phương pháp giáo dục SKRM cho học sinh KTTT có hiệu quả đặc biệt là học sinh có mức độ KTTT nhẹ. Nghiên cứu cho thấy cần tiếp tục thực hiện chương trình giáo dục SKRM cho các học sinh KTTT. Cần nâng cao kiến thức và kỹ năng chăm sóc SKRM của giáo viên và phụ huynh. Nhấn mạnh vai trò của giáo viên tại trường học và vai trò của phụ huynh tại gia đình trong việc chăm sóc SKRM cho học sinh KTTT. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. DeBiase C. B. (2009), "The Disabled", Dental Health Education Theory and Practice, Williams & Wilkins, Vest Virginia, 2nd edition, pp.163-191. 2. Fickert N. A., Ross D. (2012), "Effectiveness of a caregiver education program on providing oral care to individuals with intellectual and developmental disabilities", Intellect Dev Disabil, 50 (3), pp.219-232. 3. Huỳnh Thị Thu Hằng (2008), Đại cương về giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ, Trường Đại Học Sư Phạm Đà Nẵng, Khoa Tâm Lý- Giáo Dục, Đà Nẵng, tr.3-18. 4. Kavvadia K., Taoufik K. (2009), "Oral hygiene education programme for intellectually impaired students attending a special school", Journal of Disability and Oral Health, pp.1-7. 5. King B. H., Toth T. E., Hodapp R. M., Dykens E. M. (2010), "Intellectual Disability", Textbook of Psychiatry, Lippincont Williams and Wilkin, Philadelphia, pp.3444- 3474. 6. Nguyễn Thị Xuyên, Trần Trọng Hải, Trần Quý Tường (2008), "Phục hồi chức năng trẻ chậm phát triển trí tuệ", Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng- tài liệu số 14, tr.11-18. 7. Norwood K. W., Slayton R. L. (2013), "Oral health care for children with developmental disabilities", Pediatrics, 131 (3), pp.614-619. 8. Shyama M., Al-Mutawa S. A., Honkala S., Honkala E. (2003), "Supervised toothbrushing and oral health education program in Kuwait for children and young adults with Down syndrome", Spec Care Dentist, 23 (3), pp.94-99. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 228 9. Stefanovka E., Nakova M., Radoijkova V., Ristoska S. (2010), "Tooth- brushing intervention programme among children with mental handicap", Bratisl Lek Listy, 111 (5), pp.299-302. 10. WHO (1997), Oral Health Survey - Basic methods, Geneva,4th. Ngày nhận bài báo: 02/02/2015 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 02/03/2015 Người phản biện: TS Trần Thu Thủy Ngày bài báo được đăng: 10/04/2015

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhieu_qua_giao_duc_suc_khoe_rang_mieng_cho_hoc_sinh_khuyet_ta.pdf
Tài liệu liên quan