Hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tại công ty Naforimex

Từ năm 1986, Đảng- Nhà nước đã có chủ trương đổi mới nền kinh tế, chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Do vậy, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh nhất thiết phải tính đến hiệu quả vì các lý do sau: - Trong nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng chiếm vị trí hàng đầu, doanh nghiệp phải sản xuất sản phẩm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của họ. Bên cạnh đó, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp cần phải tạo ra lợi nhuận để bù đắp chi phí, tái sản xuất mở rộng và phát triển. Lợi nhuận trở thành mục tiêu để đánh giá mức độ hiệu quả , nó được tính bằng tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí. Rõ ràng, muốn có được và xa hơn nữa là tăng lợi nhuận thì các doanh nghịêp buộc phải tính đến hiệu quả kinh doanh, tìm mọi cách để tăng tối đa thu nhập và giảm tối thiểu chi phí. Doanh nghiệp phải chú trọng tới một loạt các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả và phải coi trọng các quy luật của nền kinh tế thị trường như quy luật giá trị, quy luật cung cầu.

doc18 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1297 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tại công ty Naforimex, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1 Một số lý luận cơ bản về hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu I. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh và tầm quan trọng của việc xác định hiệu quả kinh doanh xnk. 1. Định nghĩa hiệu quả kinh doanh XNK. Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố của quá trình kinh doanh để đạt được kết quả cao nhất trong hoạt động kinh doanh với chi phí thấp nhất. Hiệu quả kinh doanh không chỉ là mối quan tâm trọng tâm của kinh tế học, là vấn đề sống còn của các doanh nghiệp mà nó còn phản ánh trình độ tổ chức quản lý kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh đồng nghĩa với hiệu quả kinh tế của các doanh nghịêp được đặt ra do chế độ hạch toán kinh tế ở các doanh nghiệp năm 1957. Từ đó đến nay, hiệu quả kinh tế luôn được đề cập đến trong lĩnh vực kinh tế. Hiệu quả kinh doanh được coi như một tiêu chuẩn đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp, nó biểu hiện ở lợi nhuận. Ngoài ra, hiệu quả kinh doanh còn thể hiện ở hiệu quả xã hội. Hiệu quả xã hội được xem xét ở tầm vĩ mô của nền kinh tế quốc dân thông qua đóng góp của các doanh nghiệp đối với Nhà nước vào việc thực hiện nhiệm vụ xã hội như: tạo công ăn việc làm, bảo vệ môi sinh, đóng góp cho ngân sách Nhà nước, thực hiện đường lối phát triển kinh tế quốc dân. Trong kinh tế, hiệu quả là mục tiêu, không phải là mục tiêu cuối cùng mà là mục tiêu thường xuyên, xuyên suốt mọi hoạt động kinh tế. Trong kế hoạch và quản lý kinh tế nói chung, hiệu quả là quan hệ so sánh tối ưu giữa đầu vào và đầu ra, là thu được lợi ích lớn nhất với một chi phí nhất định, hoặc một kết quả nhất định với chi phí nhỏ nhất. Về hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu, hiệu quả kinh doanh phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực trong kinh doanh xuất nhập khẩu thông qua các chỉ tiêu đặc trưng kinh tế kỹ thuật được xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa các chỉ tiêu kết quả đạt được và các chỉ tiêu phản ánh chi phí đã bỏ ra để đạt được kết quả đó. 2. Phân loại hiệu quả kinh doanh. Phạm trù hiệu quả kinh doanh được biểu hiện ở những dạng khác nhau, mỗi dạng thể hiện những đặc trưng, ý nghĩa cụ thể của hiệu quả. Việc phân loại hiệu quả kinh doanh theo những tiêu thức khác nhau có tác dụng thiết thực cho công tác quản lý ngoại thương. Nó là chỉ tiêu và mức hiệu quả, xác định các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của hoạt động xuất nhập khẩu. Hiệu quả kinh doanh cá biệt và hiệu quả kinh doanh xã hội của nền kinh tế quốc dân. Hiệu quả kinh doanh cá biệt là hiệu quả kinh tế thu được từ hoạt động ngoại thương của từng doanh nghiệp, của từng thương vụ, mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu. Biểu hiện của hiệu quả kinh tế cá biệt là doanh lợi mà mỗi doanh nghiệp thu được. Hiệu quả xã hội mà ngoại thương mang lại cho nền kinh tế quốc dân là sự đóng góp của ngoại thương vào việc phát triển sản xuất, đổi mới cơ cấu kinh tế , công nghệ, tăng năng suất lao động xã hội, tích luỹ ngoại tệ, tăng thu cho ngân sách, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân... Trong quản lý kinh doanh XNK, không những cần tính toán đến hiệu quả trong hoạt động của từng người, từng doanh nghiệp mà quan trọng hơn là phải tính toán để đạt được hiệu quả xã hội đối với nền kinh tế quốc dân. Giữa hiệu quả kinh doanh cá biệt và hiệu quả xã hội có mối quan hệ nhân quả tác động qua lại. Hiệu quả kinh tế quốc dân chỉ có thể đạt được trên cơ sở hoạt động có hiệu quả của các doanh nghiệp ngoại thương. Tuy nhiên, có thể có những doanh nghiệp không đạt được hiệu quả nhưng nền kinh tế vẫn thu được hiệu quả( nhưng chỉ trong một thời điểm nhất định và do nguyên nhân khách quan đem lại). Các doanh nghiệp ngoại thương phải quan tâm đến hiệu quả xã hội vì đó chính là tiền đề và điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Nhưng để doanh nghiệp quan tâm đến hiệu quả xã hội chung của nền kinh tế quốc dân, Nhà nước cần có các chính sách đảm bảo kết hợp hài hoà lợi ích của xã hội với lợi ích của doanh nghiệp và cá nhân người lao động. Hiệu quả của chi phí bộ phận và chi phí tổng hợp. Mỗi nhà sản xuất tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trong những điều kiện cụ thể về nguồn tài nguyên, trình độ kỹ thuật, trình độ tổ chức và quản lý lao động, quản lý kinh doanh. Họ đưa sản phẩm của mình ra thị trường với một chi phí cá biệt nhất định và người nào cũng muốn tiêu thụ sản phẩm của mình với gía cao nhất. Tuy vậy, khi đưa hàng hoá của mình ra bán trên thị trường, họ chỉ có thể bán theo một giá là giá cả thị trường, nếu sản phẩm của họ hoàn toàn giống nhau về mặt chất lượng. Sở dĩ như vậy là vì thị trường chỉ thừa nhận mức trung bình xã hội cần thiết về hao phí để sản xuất ra một đơn vị hàng hoá. Quy luật giá trị đặt tất cả các doanh nghiệp với mức chi phí cá biệt khác nhau trên cùng một mặt bằng trao đổi, thông qua một giá cả thị trường. Suy cho đến cùng, chi phí bỏ ra là chi phí lao động xã hội, nhưng tại mỗi doanh nghiệp mà chúng ta cần đánh giá hiệu quả thì chi phí lao động đó lại được thể hiện dưới dạng chi phí cụ thể: Giá thành sản xuất. Chi phí ngoài sản xuất. Bản thân mỗi loại chi phí trên lại có thể phân chí chi tiết hơn. Đánh giá hiệu quả kinh doanh XNK không thể không đánh giá hiệu quả tổng hợp của các loại chi phí nói trên, nhưng lại cũng cần thiết phải đánh giá hiệu quả của từng loại chi phí. Đó là việc làm cần thiết giúp doanh nghiệp tìm được hướng giảm chi phí cá biệt làm tăng hiệu quả kinh tế . Hiệu quả chi phí tổng hợp là hiệu quả được hình thành trên cơ sở các loại chi phí cấu thành giá cả một thương vụ xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung được hình thành trên cơ sở hiệu quả chi phí tổng hợp. Các đơn vị sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu là nơi trực tiếp sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất để tạo ra những giá trị sử dụng khác nhau. Vì vậy, bản thân các đơn vị sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu phải quan tâm xác định những biện pháp đồng bộ để thu được hiệu quả toàn diện trên các yếu tố của quá trình tái sản xuất. Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh. Trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh , việc xác định hiệu quả nhằm hai mục đích cơ bản: Một là, đánh giá trình độ sử dụng các loại chi phí trong hoạt động kinh doanh. Hai là, phân tích luận chứng kinh tế các phương án khác nhau trong việc thực hiện một nhiệm vụ cụ thể nào đó, từ đó lựa chọn lấy một phương án có lợi nhất. Hiệu quả tuyệt đối là lượng hiệu quả được tính toán cho từng phương án cụ thể bằng cách xác định mức lợi ích thu được với lượng chi phí bỏ ra. Chẳng hạn, tính toán với mức lợi nhuận thu được từ một đồng chi phí sản xuất (Giá thành hoặc từ một đồng vốn bỏ ra....) Người ta xác định hiệu quả tuyệt đối khi phải bỏ chi phí ra thực hiện một thương vụ nào đó, để biết được với những chi phí bỏ ra sẽ thu được những lợi ích cụ thể và mục tiêu cụ thể gì, từ đó đi đến quyết định có nên bỏ chi phí ra hay không cho thương vụ đó. Vì vậy, trong công tác quản lý kinh doanh , bất kỳ một công việc gì đòi hỏi phải bỏ ra chi phí dù với số lượng lớn hay nhỏ cũng phải tính toán để biết được hiệu quả tuyệt đối. Hiệu quả so sánh được xác định bằng cách so sánh các chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối của các phương án với nhau. Nói cách khác, hiệu quả so sánh chính là mức chênh lệch về hiệu quả tuyệt đối của các phương án. Mục đích chủ yếu của việc tính toán này là so sánh mức độ hiệu quả của các phương án để từ đó lựa chọn phương án có hiệu quả nhất. Trên thực tế, để thực hiện một nhiệm vụ nào đó, không chỉ có một phương án mà có thể có nhiều phương án khác nhau. Mỗi phương án đòi hỏi một lượng đầu tư vốn, chi phí khác nhau. Vì vậy, muốn đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh XNK, người làm công tác quản lý và kinh doanh XNk không nên bó hẹp trong một cách làm đã quen thuộc mà phải vận dụng mọi sự hiểu biết để đưa ra nhiều phương án khác nhau, rồi so sánh hiệu quả kinh doanh của các phương án nhằm tìm ra một phương án có lợi nhất. Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, song chúng lại có tính độc lập tương đối. Trước hết, xác định hiệu quả tuyệt đối là để xác định hiệu quả so sánh. Nghĩa là trên cơ sở các chỉ tiêu tuyệt đối của từng phương án, người ta so sánh mức hiệu quả ấy của từng phương án với nhau, mức chênh lệch sẽ chính là hiệu quả so sánh. Tuy vậy, có những chỉ tiêu hiệu quả so sánh được xác định không phụ thuộc vào hiệu quả tuyệt đối. Chẳng hạn việc so sánh giữa mức chi phí của các phương án với nhau để chọn ra phương án có chi phí thấp thực chất là việc so sánh mức chi phí của các phương án chứ không phải là so sánh mức hiệu quả tuyệt đối của các phương án. 3. Tầm quan trọng của việc xác định hiệu quả kinh doanh. Trước đây, trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung,việc tính toán hiệu quả kinh doanh không được chú trọng, hoặc nếu có thì cũng chỉ mang tính hình thức. Các đơn vị kinh doanh sản xuất thực ra là thực hiện các chỉ tiêu nhà nước đưa xuống chứ không biết đến cung cầu, thị hiếu, biến động thị trường, giá cả do nhà nước quy định, đầu vào đã có nhà nước, đầu ra đã có nhà nước bao tiêu, thua lỗ Nhà nước gánh chịu. Cơ chế này đã không phát huy được các nguồn lực, thủ tiêu cạnh tranh, không kích thích được nền kinh tế phát triển. Ngược lại trong nền kinh tế thị trường, hiệu quả là yêu cầu cấp thiết, là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp phải tự giải đáp cho mình những câu hỏi: sản xuất cái gì, sản xuất cho ai, sản xuất như thế nào... Mọi quyết định đều phải dựa vào thị trường. Thị trường buộc các nhà sản xuất đưa ra thị trường những hàng hoá với chất lượng tốt, giá rẻ, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Từ năm 1986, Đảng- Nhà nước đã có chủ trương đổi mới nền kinh tế, chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Do vậy, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh nhất thiết phải tính đến hiệu quả vì các lý do sau: - Trong nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng chiếm vị trí hàng đầu, doanh nghiệp phải sản xuất sản phẩm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của họ. Bên cạnh đó, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp cần phải tạo ra lợi nhuận để bù đắp chi phí, tái sản xuất mở rộng và phát triển. Lợi nhuận trở thành mục tiêu để đánh giá mức độ hiệu quả , nó được tính bằng tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí. Rõ ràng, muốn có được và xa hơn nữa là tăng lợi nhuận thì các doanh nghịêp buộc phải tính đến hiệu quả kinh doanh, tìm mọi cách để tăng tối đa thu nhập và giảm tối thiểu chi phí. Doanh nghiệp phải chú trọng tới một loạt các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả và phải coi trọng các quy luật của nền kinh tế thị trường như quy luật giá trị, quy luật cung cầu... - Đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi của nền kinh tế quốc dân về hiệu quả kinh tế -xã hội, có tính toán đến hiệu quả về mặt kinh tế xã hội thì mới góp phần vào công cuộc phát triển sản xuất, đổi mới cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất lao động, giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân. - Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng chung của tất cả các quốc gia trên thế giới, nó tạo nhiều cơ hội thuận lợi để phát triển kinh tế . Nhưng muốn tận dụng được những ưu thế của phân công lao động quốc tế đòi hỏi mỗi doanh nghịêp cũng như toàn bộ nền kinh tế của phải nâng cao được sức cạnh tranh của hàng hoá- dịch vụ để chiếm lĩnh được thị trường ngoài nước. Muốn làm được điều này thì phải tính đến hiệu quả kinh doanh để có thể thắng được cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới. - Đặc biệt đối với Việt Nam đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, cơ sở vật chất kỹ thuật hầu như chưa có gì thì vấn đề nhu cầu, phát huy nội lực của nền kinh tế càng cần phải coi trọng hàng đầu để tăng tích luỹ, phục vụ công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. II. Bản chất và biểu hiện của hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu. 1. Bản chất của hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu. Hoạt động xuất nhập khẩu làm đa dạng hoá và( hoặc) làm tăng giá trị sử dụng cho nền kinh tế quốc dân, tạo thêm phần tích luỹ cho việc mở rộng tái sản xuất, cải thiện đời sống trong nước. Hoạt động xuất nhập khẩu chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong tái sản xuất xã hội. Khi sản xuất các hàng hóa để xuất khẩu, các quốc gia bỏ ra những chi phí nhất định. Các hàng hóa xuất khâủ không tham gia vào lưu thông trong nước, chúng được tiêu thụ ở nước ngoài, đồng thời nước xuất khẩu thu thêm được một số ngoại tệ nhất định. Các tỷ lệ trao đổi dựa trên cơ sở giá cả quốc tế. Mức giá cả và tương quan của nó khác với mức giá trong nội bộ các nước xuất khẩu. Mặt khác, sản phẩm nhập khẩu tham gia vào lưu thông trong nước và tham gia vào quá trình tái sản xuất xã hội thực tế không được sản xuất tại nước đó. Hoạt động xuất nhập khẩu có các đặc điểm: Một là, đó là quan hệ trao đổi giữa những người sản xuất khác nhau giữa hai quốc gia độc lập. Quan hệ đó chỉ có thể duy trì và phát triển trên cơ sở đảm bảo lợi ích chính đáng của nhau. Hai là, giữa các nước có sự khác nhau về nguồn lực và điều kiện sản xuất nên hao phí lao động và giá thành sản phẩm khác nhau. Việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ phải dựa trên cơ sở giá cả quốc tế. Ba là, tuy hướng ra thị trường ngoài nước để hoạt động nhưng xuất nhập khẩu là một bộ phận của quá trình tái sản xuất trong nước nên mọi hoạt động của nó phải xuất phát từ mục tiêu của quá trình đó. Do những đặc điểm cơ bản nói trên nên khi xem xét hiệu quả kinh tế ngoại thương, trước hết phải đứng trên quan điểm lợi ích quốc gia và mặt khác, phải coi trọng lợi ích của các nước bạn hàng và các doanh nghịêp tham gia buôn bán. Ngoại thương thông qua hoạt động xuất nhập khẩu đem lại lợi ích cho nền kinh tế quốc dân nói chung bằng cách làm đa dạng hoá hoặc làm tăng khối lượng giá trị sử dụng cho nền kinh tế quốc dân và mặt khác làm tăng thu nhập quốc dân nhằm tranh thủ được lợi thế so sánh trong trao đổi với nước ngoài, tạo thêm tích luỹ cho quá trình tái sản xuất trong nước. Như vậy, bản chất của hiệu quả kinh doanh XNK là sự trao đổi giữa những người sản xuất của các quốc gia khác nhau nhằm phát huy lợi thế so sánh, đa dạng hoá và tăng khối lượng giá trị sử dụngcho nền kinh tế quốc dân. Nó cũng là sự nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Đây là hai mặt có quan hệ mật thiết của hiệu quả kinh doanh, tăng hiệu quả kinh doanh chính là tăng cường tiết kiệm và làm sao để sự tiết kiệm đó tạo ra lợi nhuận tối đa. Xét về mặt lý luận, nội dung cơ bản của hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu là góp phần thúc đẩy tăng nhanh năng suất lao động xã hội, nghĩa là tiết kiệm lao động xã hội, tăng thu nhập quốc dân có thể sử dụng, qua đó tạo thêm nguồn tích luỹ cho sản xuất và nâng cao mức sống ở trong nước. Nhưng trên thực tế hiện nay chúng ta chưa thể xác định được một cách chính xác hiệu quả của kinh doanh xuất nhập khẩu đối với nền kinh tế nói chung vì tác động của nó thường phải thông qua nhiều cung đoạn, nhiều tổ chức thực hiện khác nhau và chịu ảnh hưởng không ít của nhiều yếu tố sản xuất và chi phí sản xuất đan chéo nhau. 2. Biểu hiện của hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu. Hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu được biểu hiện ở những dạng khác nhau, mỗi dạng thể hiện những đặc trưng, ý nghĩa cụ thể của hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu đối với nền kinh tế quốc dân của từng doanh nghiệp. Hiệu quả năng suất. Đây là biểu hiện quan trọng và tác động lớn tới hiệu quả chung của toàn bộ nền kinh tế vì năng suất lao động có ý nghĩa kinh tế và chính trị rất lớn. Hiệu quả năng suất được thể hiện ở những mặt sau: - Hiệu quả cơ cấu: xuất hiện khi thông qua hoạt động xuất nhập khẩu đòi hỏi cơ cấu của nền kinh tế phải được cải biến theo chiều hướng có lợi nhất để phát huy lợi thế so sánh trong nước, tham gia sâu rộng vào phân công lao động quốc tế, từ đó làm cho năng suất lao động tăng lên, hiệu quả kinh tế ngày càng được nâng cao. - Hiệu quả tập trung: xuất hiện khi chúng ta xác định được các mặt hàng chủ lực, có lợi thế so sánh để tập trung chuyên môn hoá sản xuất với quy mô lớn, từ đó làm giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất lao động, phát huy được hiệu quả kinh tế. - Hiệu quả thay thế: xuất hiện khi chúng ta nhập khẩu công nghệ, thiết bị mới để thay thế cho các dây chuyền sản xuất đã cũ, lạc hậu, từ đó làm tăng năng suất lao động cá biệt, giảm hao phí lao động cá biệt, hiệu quả kinh tế sẽ cao. Hiệu quả trao đổi. Hiệu quả trao đổi xuất hiện khi có sự khác nhau về điều kiện địa lý tự nhiên, về chi phí lao động, về kinh tế và các sự khác nhau giữa các quốc gia. Chính sự khác nhau đó làm cho mỗi nước không thể tự đáp ứng được mọi nhu cầu về hàng hoá dịch vụ của mình và là cơ sở cho trao đổi đối ngoại. Bất kỳ nước nào tham gia vào phân công lao động quốc tế có thể phát triển sản xuất hàng hoá với chi phí sản xuất thấp để đáp ứng nhu cầu của bản thân và để xuất khẩu. Đồng thời nước đó có thể nhập khẩu những sản phẩm mà nó cần mà việc tự sản xuất sẽ tốn kém hơn. Thông qua trao đổi, các nước có được các loại sản phẩm mà nước đó không có lợi thế so sánh với một chi phí cơ hội thấp hơn là nếu nước đó tự sản xuất hàng hoá cho mình. Điều đó cho phép các nước có nhiều loại hàng hoá hơn là nếu nước đó cố gắng tự thoả mãn mình. Như vậy là nhờ hoạt động xuất nhập khẩu, các chi phí chung để sản xuất ra một khối lượng hàng hoá nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước sẽ thấp hơn khi ta tự bố trí sản xuất chủ yếu bằng sức lực riêng. Nói cách khác, hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu xuất hiện trên cơ sở sự khác nhau về chi phí sản xuất trong nước của các hàng hoá khác nhau. III. Phươngpháp xác định hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu. A.Xác định hiệu quả tài chính của hoạt động ngoại thương. Tính toán hiệu quả tài chính của hoạt động ngoại thương là vấn đề quan trọng hàng đầu trong vịêc xác định hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu. Đó là biểu hiện kinh tế được thể hiện qua đồng tiền. Hiệu quả tài chính của hoạt động ngoại thương được thể hiện qua một số chỉ tiêu hiệu quả tài chính chủ yếu sau. 1. Tỷ suất ngoại tệ. Trong hoạt động xuất khẩu thì “ kết quả đầu ra” thể hiện bằng số ngoại tệ thu được do xuất khẩu và “ chi phí đầu vào thì tính bằng bản tệ. Ngược lại, trong hoạt động nhập khẩu thì “ chi phí đầu vào” là số ngoại tệ phải chi ra để mua hàng, còn “ kết quả đầu ra” lại tính bằng bản tệ. Vì vậy, tỷ suất ngoại tệ được thể hiện bằng hai đơn vị tiền tệ: ngoại tệ và bản tệ. Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu: Là đại lượng so sánh giữa khoản thu ngoại tệ từ xuất khẩu ( DTXK) đem lại với số chi phí bản tệ phải chi ra (Cxk) để có được số ngoại tệ đó. Nếu đặt ký hiệu (HXK) cho hiệu quả tài chính xuất khẩu, ta có: DTXK(bằng ngoại tệ) HXK = CNK(bằng bản tệ)  Vì trong xuất khẩu, số chi phí bản tệ để xuất khẩu cũng bằng giá thành xuất khẩu cho nên: CPXK = CX Do đó ta có thể viết: DTXK HXK = CPXK Tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu: Là đại lượng so sánh giữa khoản thu( tính bằng bản tệ) do việc nhập khẩu đem lại (DTNK) với số chi phí ( tính bằng bản tệ) đã bỏ ra để mua hàng nhập khẩu (CNK). Nếu ta ký hiệu (HNK) là hiệu quả tài chính nhập khẩu được thể hiện thông qua tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu thì ta có: DTNK(bằng bản tệ) HNK = CNK( bằng ngoại tệ) Vì chi phí chuyên chở từ cửa khẩu về đến nơi tiêu thụ (CCĐ) chưa được tính vào giá thành nhập khẩu (CNK) cho nên chi phí bỏ ra để mua hàng nhập khẩu ( đã được ký hiệu ở trên là CNK) có thể viết như sau: CNK=CPNK + CCĐ DTNK HNK = CPNK+CCĐ Và : c) Tỷ suất ngoại tệ trong trường hợp xuất nhập khẩu liên kết: Hoạt động xuất nhập khẩu liên kết còn gọi là buôn bán đối lưu( counter trade) gồm những hoạt động hàng đổi hàng( bater), trao đổi bù trừ (compensation) , mua đối lưu ( counter purchase), trao đổi bồi hoàn (ofset) và mua lại sản phẩm ( buy back)... Trong các hoạt động này, đồng tiền chỉ có vai trò rất hạn chế: làm phương tiện tính toán giá cả và làm công cụ ghi chép. Hiệu quả tài chính của hoạt động xuất nhập khẩu liên kết HNT là kết quả tổng hợp của hiệu quả tài chính xuất khẩu và hiệu quả tài chính nhập khẩu. Do đó, ta có thể viết: HNT = H XK x HNK DT XK DTNK HNT = x C XK C NK Thay công thức này bằng những kết quả của các công thức trên, ta có: Do tính liên kết của hoạt động, toàn bộ khoản thu của xuất khẩu ngang bằng với khoản chi ra của nhập khẩu, tức là: DT XK =CNK Do đó: DT XK DT NK DT NK HNT = x = C XK C NK CXK 2. Lợi nhuận. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp thể hiện kết quả kinh doanh , vì vậy, khi nói về hiệu quả kinh doanh nói chung hoặc hiệu quả tài chính nói riêng của mỗi hoạt động xuất khẩu, chúng ta không thể không nói đến lợi nhuận. Lợi nhuận biểu hiện dưới hai dạng: số tuyệt đối (gọi là khoản lợi nhuận) và số tương đối (gọi là tỷ suất lợi nhuận). Dạng tuyệt đối: Lợi nhuận của một hoạt động kinh doanh là chênh lệch giữa khoản doanh thu (viết tắt là DT) với khoản chi phí cho kinh doanh (viết tắt là CP của hoạt động đó). P = DT - CP Doanh nghiệp có thể xác định lợi nhuận tổng hợp (của cả một thương vụ) hoặc lợi nhuận của một đơn vị hàng hoá hoặc lợi nhuận của một đơn vị ngoại tệ. Dạng số tương đối: Lợi nhận được thể hiện bằng tỷ suất lợi nhuận P’. Đó là tỷ số giữa lợi nhuận thu về với số chi phí bỏ ra để kinh doanh, hoặc giữa lợi nhuận thu về so với doanh thu( R) P P P’ = % hay P’ = % C R 3. Hệ số sinh lời của vốn. Tổng số lợi nhuận được phản ánh trong các báo cáo thu nhập cho ta biết kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên số lợi nhuận này chưa thể đánh giá đúng đắn chất lượng kinh doanh của đơn vị. Các đơn vị kinh doanh có số vốn đầu tư lớn thì thông thường có số lợi nhuận cao hơn các đơn vị có vốn đầu tư nhỏ hơn. Vì vậy, không thể dùng số tiền lợi nhuận này để đánh giá chất lượng hiệu quả kinh doanh ở các đơn vị có quy mô vốn khác nhau. Ví dụ một doanh nghiệp XNK có tổng vốn là 300 triệu đồng và số tiền lãi thu được mỗi tháng là 100 triệu đồng, thì có thể coi kết quả kinh doanh hoạt động này là tương đối tốt, nhưng tại một doanh nghiệp khác có tổng vốn là 800 triệu và tiền lãi thu về cũng là 100 triệu đồng thì kết quả hoạt động kinh doanh của họ không thể bằng đơn vị kia. Bởi vậy, ngoài việc xem xét các tỷ lệ sinh lời như tỷ suất ngoại tệ, tỷ số doanh lợi, ta còn phải xem xét tổng số lợi nhuận với số tài sản được sử dụng để sinh ra lợi nhuận đó. Chỉ tiêu sử dụng để đánh giá là: Hệ số sinh lời của tài sản kinh doanh . Hệ số sinh lời của tài sản cố định. Hệ số sinh lời của tài sản lưu động. Hệ số sinh lời tài sản kinh doanh. Tổng lợi nhuận từ kinh doanh HKD = Tổng số tài sản kinh doanh bình quân Cách tính tài sản kinh doanh bình quân: *Tài sản kinh doanh bình quân tháng: C đầu tháng + C cuối tháng Ctháng = 2 *Tài sản kinh doanh bình quân quý. C1 + C2 + C3 C quý = 3 Trong đó: C1, C2, C3 là tài sản kinh doanh bình quân tháng 1,2,3. Nếu có số liệu kinh doanh vào đầu tháng thì cũng có thể xác định tài sản bình quân quý, năm theo công thức: C1/2 + C2 +... +Cn-1+ Cn/2 C = n-1 Trong đó: C : Tài sản bình quân quý, năm. n: số tháng( quý) C1, C2... Cn là tài sản kinh doanh hiện có vào đầu tháng. Hoặc: Tài sản bình quân các quý Cnăm = 4 *Hệ số sinh lời của vốn kinh doanh là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng vốn vào kinh doanh . Hệ số sinh lời của tài sản kinh doanh tính ra càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn càng lớn. Có thể dùng chỉ tiêu này để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của từng phương án kinh doanh, của cả quá trình kinh doanh của doanh nghiệp và của thời kỳ kinh doanh này với thời kỳ kinh doanh trước. Phương pháp phân tích: Xác định các chỉ tiêu trong kỳ, so sánh giữa các kỳ, giữa các doanh nghiệp, với phần trăm trượt giá, với lãi suất tiền gửi ngân hàng( chỉ tiêu này tối thiểu phải bằng lãi suất cho vay). Tổng lợi nhuận kinh doanh Mức sinh lời = của vốn cố định Vốn cố định bình quân Vốn cố định bình quân b) Mức sinh lời của vốn cố định. Chỉ tiêu này phản ánh số tiền lãi (hoặc thu nhập thuần tuý) thu được trên một đồng vốn cố định, hoặc số vốn cố định cần thiết để tạo ra một đồng lãi ( hoặc thu nhập thuần tuý). c) Mức sinh lời của vốn lưu động: Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng của một đồng vốn lưu động vào kinh doanh. Chỉ tiêu này dùng để so sánh với kỳ trước (hoặc với kế hoạch dự định) Tổng lợi nhuận kinh doanh Mức sinh lời của vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu này tính ra càng cao càng tốt, tuy nhiên , chỉ tiêu này ngoài việc phụ thuộc vào mức lãi, còn phụ thuộc vào tốc độ luân chuyển của vốn lưu động, thể hiện ở 2 chỉ tiêu sau: *Vòng quay vốn lưu động: Doanh thu thuần VTSLĐ = Giá trị TSLĐ bình quân *Số ngày trong một vòng quay: Số ngày trong kỳ phân tích NV TSLĐ = VTSLĐ Nếu số vòng quay tăng, số ngày trong một vòng quay giảm thì rất có lợi cho doanh nghiệp như: Doanh nghiệp tiết kiệm được vốn lưu động, tiết kiệm được chi phí trả lãi tiền vay, chi phí bảo quản, lưu kho bãi và các khoản hao hụt. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể tạo nhiều công ăn việc làm hơn cho người lao động, đáp ứng nhu cầu của xã hội về mặt hàng doanh nghiệp kinh doanh và tăng uy tín của doanh nghiệp. Nhưng số vòng quay tăng, số ngày trongmột vòng quay giảm chỉ có lợi trong điều kiện các vòng quay của TSLĐ có lãi, giá cả ổn định. B. Xác định hiệu quả xã hội của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu . Sự khác nhau giữa hiệu quả kinh tế tài chính và hiệu quả xã hội. - Về mặt quan điểm: hiệu quả tài chính mới chỉ xác định ở tầm vi mô, còn hiệu quả xã hội phải được xác định ở tầm vĩ mô. Hiệu quả tài chính mới chỉ xét trên góc độ của doanh nghịêp, còn hiệu quả xã hội xuất phát từ lợi ích của toàn xã hội. Mục tiêu chính của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận, thể hiện ở việc tính toán hiệu quả tài chính, còn mục tiêu của xã hội là tối đa phúc lợi xét trên phạm vi nền kinh tế. Trên thực tế, một doanh nghiệp hoặc một hoạt động kinh doanh ngoại thương có thể cho tối đa lợi nhuận nhưng không đem lại phúc lợi xã hội đáng kể, thậm chí còn có thể có hại. Do đó, mặc dù phải tính toán hiệu quả tài chính, doanh nghiệp vẫn nhất thiết phải tính toán hiệu quả xã hội. - Về mặt tính toán: khi xác định hiệu quả hiệu quả xã hội không tách rời khỏi việc xác định hiệu quả tài chính vì giữa chúng có mối quan hệ nhất định, việc tính toán hiệu quả tài chính phải được thực hiện trước để làm cơ sở cho việc xác định hiệu quả kinh tế xã hội. Tuy nhiên, khi sử dụng các kết quả của việc tính toán hiệu quả tài chính để tính toán hiệu quả xã hội, ta cần lưu ý sự khác biệt: *Thứ nhất: Quy mô của lợi nhuận có liên quan đến sự khác biệt về việc xác định giá cả và chi phí kinh doanh. Trong tính toán hiệu quả tài chính, giá cả được lấy theo thời giá, theo chi phí lịch sử. Giá đó ảnh hưởng đến các khoản thực thu, thực chi của doanh nghiệp. Để tính toán lợi nhuận kinh doanh- chỉ tiêu quan trọng nhất của hiệu quả tài chính, người ta đã sử dụng số liệu do hạch toán cung cấp. Đó là những số liệu về tổng doanh thu và tổng chi phí ( cả thuế) mà doanh nghiệp thực tế bỏ ra để sản xuất hay mua hàng và tiêu thụ ( chi phí kinh doanh) và kết quả thu được: Lợi nhuận = tổng doanh - tổng chi phí tài chính thu tài chính Việc tính toán lợi nhuận trong quan hệ với chi phí tài chính như trên chưa thể phản ánh chính xác thực chất lợi nhuận, nhiều khi phóng đại lợi nhuận lên vì chi phí không được tính toán đầy đủ. Để tính toán hiệu quả kinh tế thực thụ của các hoạt động ngoại thương, hoặc của doanh nghiệp, cần xem xét chỉ tiêu lợi nhuận trong quan hệ với chi phí kinh tế . Chi phí kinh tế là giá trị của toàn bộ các nguồn tài nguyên dùng trong kinh doanh để sản xuất, cung ứng, tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ. Như vậy chi phí kinh tế rộng hơn chi phí kinh doanh, chi phí kinh tế bao gồm cả chi phí kinh doanh, chi phí cơ hội của các nguồn lực được dùng trong sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở chi phí kinh tế, lợi nhuận kinh tế được xác định. Lợi nhuận = tổng doanh - tổng chi phí kinh tế thu kinh tế Lợi nhuận = lợi nhụân - chi phí cơ hội và các kinh tế kinh doanh chi phí chìm khác Hay: *Thứ hai, sự khác biệt giữa hiệu quả tài chính và hiệu quả xã hội liên quan đến quan điểm khác nhau của các nhà kinh tế và kế toán về tiền lương, tiền công, các khoản trợ giá, bù giá. Tiền lương và tiền công trả cho người lao động là một khoản chi của doanh nghiệp nhưng lại là một lợi ích mà hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mang lại cho xã hội. Trong tính toán hiệu quả tài chính, chúng ta coi tiền lương và tiền công là chi phí, thì trong đánh giá hiệu quả xã hội, ta phải coi tiền lương và tiền công là một khoản thu nhập, một nhân tố thúc đẩy sản xuất. Nộp ngân sách dưới các dạng thuế phải nộp theo luật định là một khoản chi phí đối với doanh nghiệp, nhưng nó lại là một khoản thu nhập đối với ngân sách quốc gia, đối với nền kinh tế quốc dân. Việc miễn giảm thuế để ưu đãi cho xuất, nhập khẩu... lại là một sự hy sinh của xã hội. Mặt khác, ta biết rằng thuế chiếm một phần trong giá, người tiêu thụ phải trả các khoản chứa đựng trong giá cả hàng hoá. Chính phủ thu các khoản này để tái đầu tư hoặc chi dùng vào các việc chung. Vì vậy, xét trong toàn thể cộng đồng, hai khoản này triệt tiêu nhau, nó không tạo ra hoặc mất đi một giá trị nào. Tuy nhiên, khi tính thu nhập thuần( lãi ròng) trong tính toán hiệu quả tài chính, ta đã trừ đi các khoản thuế như là các khoản chi, thì bây giờ trong đánh giá hiệu quả xã hội, ta phải cộng các khoản này lại để xác định giá trị gia tăng do hoạt động kinh doanh ngoại thương đem lại. Trong đánh giá hiệu quả xã hội, ta phải trừ đi các khoản trợ giá, bù giá nếu có.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchuong1.doc
  • docBang.doc
  • docchuong2.doc
  • docchuong3.doc
  • docket luan.doc
  • docloi mo dau.doc
  • docMuc luc.doc
  • doctai lieu tham khao.doc
Tài liệu liên quan