Hiệu quả khởi phát chuyển dạ với thông Foley qua kênh cổ tử cung ở thai từ 37 tuần tại bệnh viện Đa khoa Tây Ninh

Tỷ lệ các trường hợp cần dùng Oxytocin sau KPCD với thông Foley đơn thuần của chúng tôi là 60%, thấp hơn Dewan, nhưng khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên khi so với Caliscan(6) và Tabowei(15). Cho dù tiêu chuẩn thành công của khởi phát chuyển dạ là gì đi nữa, mục đích cuối cùng của khởi phát chuyển dạ vẫn là sinh ngả âm đạo. Lược qua kết quả các công trình nghiên cứu sử dụng ống thông Foley đã báo cáo trong nước, và các nghiên cứu sử dụng thể tích bơm bóng 50ml khi dùng Foley để KPCD ở các nước trên thế giới, thống kê thời gian sinh ngả âm đạo từ thấp đến cao như bảng trên. Với 105 trường hợp trong khoảng thời gian hơn 6 tháng, nghiên cứu của chúng tôi sử dụng ống thông Foley với thể tích 50ml bơm qua kênh CTC để KPCD, tỷ lệ sinh ngả âm đạo có được là 64,8%. Tính trên số trường hợp tác dụng ngoại ý cả nhẹ lẫn nặng có tất cả 55 ghi nhận, xảy đến trên 45 thai phụ. Tuy nhiên số tác dụng ngoại ý có ảnh hưởng đến chất lượng điều trị bao gồm 4 trường hợp đau nhiều khi đặt Foley, 1 trường hợp thay đổi ngôi và 1 trường hợp nhiễm trùng, chỉ chiếm 5,7% các thai phụ tham gia nghiên cứu. HẠN CHẾ Nghiên cứu được thiết kế theo loại hình nghiên cứu quan sát nên kết quả thu được có giới hạn trên phương diện bằng chứng y khoa. Do nghiên cứu của chúng tôi là báo cáo hàng loạt ca, là loại nghiên cứu được xem là chưa đủ mạnh khi khảo sát các mối liên quan giữa các biến số. Do vậy các kết quả thu được dù có ảnh hưởng đến thực hành lâm sàng tại cơ sở nhưng mức độ cũng có giới hạn nhất định. Đánh giá chỉ số Bishop là một đánh giá mang tính chủ quan. Chúng tôi đã cố gắng thống nhất với nhau về cách khám và đánh giá, tuy nhiên dù sao cũng không phải là một người khám suốt nên sai sót vẫn không thể tránh khỏi. Đo độ dài kênh CTC trên siêu âm trước KPCD do 4 người tham gia, dù có bàn bạc thống nhất nhưng kết quả thu được về độ dài kênh cũng không tránh khỏi sai số.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 209 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả khởi phát chuyển dạ với thông Foley qua kênh cổ tử cung ở thai từ 37 tuần tại bệnh viện Đa khoa Tây Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 157 HIỆU QUẢ KHỞI PHÁT CHUYỂN DẠ VỚI THÔNG FOLEY   QUA KÊNH CỔ TỬ CUNG Ở THAI TỪ 37 TUẦN   TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂY NINH   Mai Thị Mỹ Duyên*, Huỳnh Nguyễn Khánh Trang*  TÓM TẮT  Mở  đầu: Khởi phát chuyển dạ  (KPCD) ở  thai đủ  trưởng  thành có nhiều  lý do khác nhau nhưng có xu  hướng ngày càng gia tăng trên toàn thế giới. Tại Việt Nam các biện pháp khởi phát chuyển dạ khi cổ tử cung  chưa thuận lợi (chín mùi)trong gia đoạn hiện nay chủ yếu là các biện pháp cơ học.  Mục tiêu : Xác định tỷ lệ thành công trong KPCD của thông Foley, thời gian trung bình từ lúc đặt thông  Foley đến khi KPCD thành công và khảo sát một số tác dụng không mong  của đặt thông Foley.  Phương pháp: nghiên cứu báo cáo loạt ca (dọc tiền cứu) trên 105 thai phụ đơn thai, tuổi thai từ 37 tuần, có  chỉ định khởi phát chuyển dạ từ 11/2012 đến 05/2013 tại khoa Sản bệnh viện Đa khoa Tây Ninh. Tất cả các thai  phụ đều được KPCD với ống thông Foley 18 qua lỗ trong cổ tử cung, bơm 50 ml nước muối sinh lý, theo dõi  trong 24 giờ.  Kết quả: Tỷ lệ KPCD thành công là 85,7% với KTC 95% [78,5 – 92,9]. Tỷ lệ sinh ngả âm đạo là 64,8%, tỷ  lệ sinh mổ là 35,2%. Thời gian trung bình từ lúc KPCD đạt đến CTC ≥ 7 điểm là 10,58 ± 6,34 giờ. Không có tác  dụng ngoại ý nghiêm trọng. Đau khi đặt 51,4%, vỡ ối 8,5%, ra huyết khi đặt thông 4,7%, thay đổi ngôi thai và  nhiễm khuẫn 0,9%.  Kết luận: KPCD với thông Foley qua lỗ trong cổ tử cung bơm 50 ml an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên cần có  những nghiên cứu rộng và chặt chẽ hơn trong tương lai.  ABSTRACT  EFFECTIVE INDUCTION OF LABOR USING FOLEY INTRACERVICAL IN PREGNANT WOMEN   FROM 37 WEEKS GESTATIONAL AT TAY NINH GENERAL HOSPITAL  Mai Thi My Duyen, Huynh Nguyen Khanh Trang   * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 157 ‐ 162  Background:  Induction  of  labor  at  term maturity may  be many  different  reasons  but  growing  trend  worldwide. In Vietnam the methods of labor induction when the cervix is unfavorable (ripe) in the current period  mainly in the mechanical method.   Objective: Determine the success rate of induction labor by using Foley catheter, determine the average time  between the onset of labor at the cervical Bishop score was ≥ 7 points and survey some side‐effects of using Foley.  Methods: Reported case series study (prospective longitudinal) of 105 women with singleton pregnancies,  gestational  age  of  37 weeks,  have  been  indicated  induction  from  11/2012  to  05/2013  in  the Department  of  Obstetrics Hospital in Tay Ninh. All pregnant women were used with Foley catheter 18 Fr through the cervix  hole, pumping 50 ml physiological saline and observed for 24 hours.  Results: The rate of labor induction success is 85.7% with 95% confidence interval [78.5 to 92.9]. Vaginal  birth rate is 64.8%, the rate of cesarean delivery was 35.2%. The average time between the onset of labor at the  *Bộ môn Sản – Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh  Tác giả liên lạc: PGS. Huỳnh Nguyễn Khánh Trang. ĐT: 0903882015 E‐mail: pgs.huynhnguyenkhanhtrang@gmail.com  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 158 cervical Bishop score was ≥ 7 points was 10.58 ± 6.34 hours. No serious adverse events. Pain when placed 51.4%,  8.5% rupture of membranes, bleeding when placing the 4.7%, thai house and change the infection 0.9%.  Conclusion:  Induction  of  labor with  a  Foley  catheter  through  the  cervix  hole  50 ml  pump  is  safe  and  effective. However, there should be extensive research and more closely in the future.  Keywords: Induction of labor, prospective longitudinal study, Foley balloon intracervical  ĐẶT VẤN ĐỀ  Những năm  gần  đây,  tỷ  lệ mổ  sinh  ngày  một tăng cao. Tại Bệnh viện Đa Khoa (BVĐK)  Tây  Ninh,  tổng  số  sinh  năm  2011  là  9171  trường  hợp,  năm  2012  là  10532,  sinh mổ  lần  lượt  3728  và  4171,  chiếm  tỷ  lệ  40,6%  và  39,6%(2). Trong số các chỉ định mổ bắt con, chỉ  định mổ  có  liên  quan  ʺCTC  không  thuận  lợiʺ  cùng với ʺgiục sinh thất bạiʺ gần xấp xỉ với ʺvết  mổ cũʺ, chiếm khoảng 25% mỗi loại.  Với một thai trưởng thành có chỉ định chấm  dứt thai kỳ nhưng CTC không thuận lợi, KPCD  đơn thuần với Oxytocin thường đưa đến thất bại  với tỷ  lệ khá cao, vì thế các bác sĩ thường chọn  phương án mổ bắt con. Như vậy, tại BVĐK Tây  Ninh, do tình hình thực tế đã có một số trường  hợp phải mổ bắt con  thay vì KPCD vẫn có  thể  sinh được ngả âm đạo.  Tại  thành  phố  Hồ  Chí  Minh,  BV  Hùng  Vương mỗi năm có khoảng 3000 trường hợp cần  KPCD. Con số này là 4204 vào năm 2010 và 7060  năm 2011  tại BV Từ Dũ(1). Để KPCD, có  thể có  nhiều phương pháp,  trong đó  ống  thông Foley  đặt qua kênh CTC là một phương pháp an toàn,  ít  tốn kém, dễ  thực hiện và hiệu quả(12). Đây  là  phương pháp áp dụng nong cơ học, đồng  thời  kích hoạt nguồn Prostaglandin nội sinh để kích  thích tạo cơn co TC(8,12).  Năm 2011 Hồ Thái Phong và cộng sự(11) báo  cáo  tại  BVĐK An Giang  khi  tiến  hành  nghiên  cứu so sánh 60 thai phụ được chia làm hai nhóm  KPCD  vớithông  Foley  và  tách màng  ối(9).  Kết  quả ghi nhận đặt thông Foley gây KPCD làm cải  thiện chỉ số Bishop cao hơn nhóm  tách ối  (5,37  và 3,9; p=0,001), thời gian chuyển dạ ngắn hơn ở  nhóm Foley (23 giờ và 30 giờ; p<0,001). Khác biệt  không có ý nghĩa  thống kê về  tỷ  lệ phẫu  thuật  lấy thai, nhiễm trùng mẹ và sơ sinh. Tại BVĐK  Kiên  Giang,  Lê  Nguyễn  Thy  Thy,  Huỳnh  Nguyễn Khánh Trang(13) thực hiện KPCD trên 95  thai  phụ  thiểu  ối  ≥37  tuần  trong  thời  gian  từ  08/2011 đến 06/2012 ghi nhận  tỷ  lệ  thai phụ có  chỉ số Bishop ≤ 4 điểm trở nên ≥ 7 điểm sau 24  giờ KPCD bằng ống thông Foley bóng bơm 50ml  đặt  kênh  CTC  kết  hợp  Oxytocin  truyền  tĩnh  mạch trên thai trưởng thành thiểu ối  là 88,42%.  Tỷ lệ sinh ngả âm đạo là 69,47%. Thời gian trung  bình từ lúc KPCD đến khi CTC thuận lợi là 4,89  ± 3,32 giờ (ngắn nhất 1 giờ ‐ dài nhất 21 giờ), và  đến lúc sinh ngả âm đạo là 9,97 ± 4,09 giờ (ngắn  nhất là 4 giờ ‐ dài nhất là 24 giờ 20 phút).  Vì vậy  chúng  tôi  tiến hành nghiên  cứu với  các mục tiêu như sau:  Mục tiêu nghiên cứu  Xác định  tỷ  lệ  thành công  trong KPCD của  thông  Foley  đặt  qua  kênh  CTC  bơm  thể  tích  50ml ở thai từ 37 tuần.  Xác  định  thời  gian  trung  bình  từ  lúc  đặt  thông Foley đến khi KPCD thành công.  Khảo  sát  một  số  tác  dụng  không  mong  muốn như: cảm giác đau, ra huyết, nhiễm trùng,  vỡ ối, sa dây rốn, thay đổi ngôi thai.  ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP   Thiết kế nghiên cứu   Tiền cứu dọc, báo cáo loạt ca lâm sàng.   Cỡ mẫu  n =  2 1 2 Z   (1‐P)P / d 2  với độ tin cậy 95% nên  2 1 Z =  1,96. Chọn  P  =  94%  tỷ  lệ KPCD  thành  công mà Embrey và cộng sự  (1967)  [9] báo cáo  khi  sử dụng  ống  thông  Foley  bóng  bơm  50ml  nong kênh CTC. Độ chính xác là:5% tức d = 0,05.  Tính được N = 86,6. Vậy cần tối thiểu 87. Chúng  tôi thu được 105 trường hợp.  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 159 Chọn mẫu  Các  thai phụ nhập viện  tại Khoa  sản Bệnh  Viện Đa Khoa Tây ninh có tuổi thai từ ≥ 37 tuần,  có  chỉ  định  KPCD.  Thời  gian  từ  11/2012  đến  05/2013.  Tiêu chí nhận vào  Tuổi  thai  ≥ 37  tuần, có chỉ định khởi phát  chuyển  dạ.  Đơn  thai,  ngôi  đầu.Khung  chậu  bình thường. Chỉ số Bishop ≤ 4 điểm. Thai phụ  có khả năng sinh ngả âm đạo, đồng ý tham gia  nghiên cứu.  Tiêu chí loại trừ  Ối rỉ hoặc vỡ. Nhau tiền đạo. Có sẹo mổ cũ  trên cơ tử cung: mổ  lấy thai, bóc nhân xơ, sẹo  vá  tử  cung  bị  vỡ  trong  lần mang  thai  trước.  CTC  đã  từng  bị  tổn  thương  hoặc  can  thiệp  trước  đó:  rách  cũ,  đốt  lạnh,  đốt  điện,  khoét  chóp. Các bệnh  lý nội:  tim, phổi,  tiểu  đường,  cường giáp, thiếu máu.  Quy trình  Thai phụ nằm tư thế phụ khoa. Sát trùng âm  hộ, âm đạo bằng dung dịch Povidin. Dùng mỏ  vịt hoặc van âm đạo bộc lộ CTC, dùng kẹp Pozzi  kẹp CTC vị trí 12 giờ. Đưa 1 ống thông Foley số  18 (hãng Thompson‐Thailand, số lô 1203290289,  hạn  dùng  đến  02/2017)  qua  khỏi  lỗ CTC,  kẹp  nhẹ ống thông Foley bằng kẹp hình tim, đầu kẹp  ngay điểm tính đánh dấu bằng độ dài CTC‐ đo  qua  siêu  âm ngả  âm  đạo  trước KPCD,  sau  đó  đưa  ống  thông qua kênh CTC  đến  chỗ kẹp  sẽ  dừng lại) sau đó tiến hành bơm 50ml nước muối  sinh  lý  vào  nhánh  đường  bơm  vào  bóng  ống  thông,  trong  lúc bơm bóng chèn  theo dõi phản  ứng  của  thai  phụ,  nếu  thai  phụ  đau  hay  khó  chịu thì ngưng thủ thuật và xem lại kỹ thuật đặt.  Khi đã bơm đủ 50ml dung dịch nước muối sinh  lý vào bóng ống thông, kéo nhẹ ống thông kiểm  tra. Cố định  ống  thông vào mặt  trong  đùi  của  thai phụ.  Sau đặt ống thông Foley vào kênh CTC theo  dõi sau 12 giờ, nếu cơn co chưa đủ sẽ chỉnh cơn  co  tử  cung bằng oxytocin: pha 1  ống Oxytocin  5UI  trong  500ml dung dịch Natri Clorua  0,9%  (nồng độ 10mUI/ml), liều bắt đầu là 4 mUI/phút  (VIII giọt/phút), tăng liều 4mUI mỗi 30 phút cho  đến khi đạt được 3 cơn co tử cung trong 10 phút.  Liều oxytocin tối đa là 36mUI/phút.   Theo dõi tim thai bằng Monitor liên tục sau  khi bắt đầu chỉnh cơn co tử cung bằng oxytocin.  Sử  dụng  kháng  sinh  uống  ngay  sau  đặt  ống  thông KPCD.  KPCD  thành công: khi CTC  trở nên  thuận  lợi nghĩa  là chỉ số Bishop  (2)  ≥ 7 điểm vào  lần  khám gần nhất tính từ khi KPCD hoặc  lúc rớt  ống thông Foley hoặc khi rút ống thông Foley  sau đặt 12 giờ.  KPCD thất bại  Khi không đạt được các tiêu chí KPCD thành  công hoặc  là CTC không  đáp  ứng  đối với việc  dùng biện pháp KPCD sau KPCD 24 giờ.   Kết quả xử lý với phần mềm thống kê SPSS  16.0.  KẾT QUẢ  Bảng 1. Đặc điểm dân số nghiên cứu  Yếu tố Tần số (%) Tuổi trung bình (năm) 26,7 ± 5,1 Chiều cao trung bình (cm) 154,5± 7,6 BMI trung bình (kg/cm 2) 22,6 ± 2,7 Chiều dài kênh CTC (mm) 28,1 ± 6,1 Chỉ số Bishop CTC (điểm) 2,7 ± 0,9 Nơi ở Thị xã 22 (20,9) Các huyện 78 (74,3) Ngoài tỉnh 5 (4,8) Nghề Công nhân viên 39 (46,6) Nội trợ 37 (35,2) Làm ruộng 15 (4,3) Buôn bán 7 (6,7) Khác 7 (6,7) Tiền thai Con so 54 (51,4) Con rạ 51 (48,6) Chỉ định KPCD Thai quá ngày 54 (51,4) Thiểu ối 40 (38,1) Khác 11 (10,5) CTC= Cổ tử cung  KPCD=Khởi phát chuyển dạ  Tỷ lệ khởi phát chuyển dạ thành công sau 24  giờ là 85,7%; KTC 95% [78,5 ‐ 92,9].  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 160 Bảng 2. Tương quan thời gian từ khi đât thông Foley  đến lúc CTC đạt Bishop ≥ 7 điểm trong 24 giờ   Thời gian đạt Bishop ≥ 7 điểm Tần số (%) Cộng dồn Tới 6 giớ 21 (20) 21 (20%) >6 – 12 giờ 50 (47,6) 71 (67,6) >12-24 giờ 19 (18,1) 90 (85,7) Không đạt 7 điểm 15 (14,3) 105 (100) Thời gian trung bình đạt Bishop ≥ 7 điểm 10,58 ± 6,34 (giờ) Nhận xét: Thời gian  trung bình  từ  lúc đặt  Foley  đến khi phát hiện  chỉ  số Bishop  đạt  ≥7  điểm  là 10g58 ± 6g34. Trung vị 10 giờ  (6g37  ‐  12  giờ).  Trường  hợp  sớm  nhất  1g20,  muộn  nhất 24 giờ.  Bảng 3. Cách sinh  Cách sinh N = 105 Tỷ lệ% Sinh thường 66 62,9 Sinh giúp 2 1,9 Sinh mổ 37 35,2 Bảng 4. Tác dụng ngoại ý khi đặt ống thông  Loại hình N = 105 (%) Nhau bong non 0 (0) Sa dây rốn 0 (0) Ra huyết khi đặt thông 5/105 (4,7) Nhiễm khuẩn 1/105 (0,9) Thay đổi ngôi thai 1/105 (0,9) Vỡ ối 9/105(8,5) Đau 38/105 (36,2) Tổng 54/105 (51,4) BÀN LUẬN  Các  thể  tích  bóng  bơm  để KPCD  của  các  nghiên  cứu qua y văn  có  thể  là 30  ‐ 50  ‐ 60  ‐  80ml(8,9,11,13). Với thể tích nào thì hiệu quả tối ưu  nhất  chưa  có  tài  liệu  nào  khẳng  định.  Trong  thời  gian  trước  đây,  phương  pháp  Kovac’s  dùng  túi  nước  với  bao  cao  su  và  ống  thông  Nelaton  đặt  qua  lỗ  CTC  tương  tự  cho  các  trường hợp KPCD ở thai kỳ trong 3 tháng giữa  thai kỳ với thể tích nước bơm thay đổi từ 150 –  300 ml cũng được thực hiện tại Việt Nam. Tuy  nhiên  theo  các nghiên  cứu về KPCD  ở  thai  3  tháng cuối thai kỳ ghi nhận: khi thể tích bóng  bơm càng lớn, tác dụng lóc màng ối vùng CTC  sẽ càng cao, nhưng khả năng sa dây rốn, thay  đổi ngôi  thai sẽ càng dễ xuất hiện. Chúng  tôi  đã thử bơm bóng vào ống Foley các kích cỡ và  nhận  thấy  rằng với  ống  số  18, khi bơm  50ml  bóng  sẽ  có  dạng  hình  cầu  với  đường  kích  khoảng hơn 4cm phù hợp với  đường kính  lỗ  CTC  khi  vào  chuyển  dạ  hoạt  động  và  ít  có  nguy cơ vỡ bóng. Nếu thay đổi kích cỡ ống, có  thể áp lực trong bong sẽ căng hơn dễ vỡ, hoặc  bóng  sau  khi  bơm  sẽ  có  dạng  hình  bầu  dục,  đường kích ngang của bóng sẽ nhỏ hơn trong  khi  thể  tích không đổi  thì các nguy cơ sa dây  rốn hay  thay  đổi ngôi  thai  cũng không khác.  Chính vì những lý do trên, chúng tôi đã quyết  định  chọn  ống  Foley  số  18  và  bơm  bóng  với  thể tích 50ml.  Trong nhiều thập kỷ qua, chỉ số Bishop(0) vẫn  là  công  cụ dùng nhiều  trong việc  đánh giá  sự  thuận lợi của CTC để từ đó tiên lượng khả năng  thành công khi KPCD. Tuy nhiên chỉ số Bishop  phụ  thuộc đánh giá chủ quan của mỗi cá nhân  nên kết quả  sẽ  có  sai  sót. Do  đó gần  đây việc  dùng siêu âm đánh giá CTC vẫn là công cụ được  chấp nhận rộng rãi vì giúp giảm tính chủ quan,  giá thành thấp và ít xâm lấn(7,8,9,11,13).  Theo  tiêu  chuẩn  KPCD  thành  công  của  chúng tôi là có sự thay đổi về chỉ số Bishop sao  cho chỉ số Bishop ≥ 7 điểm thì tỷ lệ KPCD thành  công  trong nghiên  cứu  của  chúng  tôi  là  85,7%  (90/105 trường hợp).   Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ thành  công  giảm  dần  khi  chiều  dài  kênh CTC  trước  KPCD  tăng  lên. Nhóm  thai  phụ  có  chiều  dài  kênh CTC ≤25mm tỷ lệ thành công khi KPCD là  100%,  trong  khi  nhóm  trên  40mm  không  có  trường hợp nào thành công. Khi chiều dài kênh  ≤35mm, khả năng  thành  công  cao hơn gấp  4,3  lần nếu kênh dài hơn. Kết quả này phù hợp với  kết  quả  của  Lê  Nguyễn  Thy  Thy,  Huỳnh  Nguyễn  Khánh  Trang(13),  Crane(7),  Gonen(9),  Pandis(14),Trần Thị Lợi và Phan Thị Mai Hoa(10).  Thời gian trung vị từ lúc đặt Foley đến khi CTC  mở ≥3cm xóa ≥50% trong nghiên cứu của chúng  tôi là 9 giờ (5g15 ‐ 12 giờ), gần tương đương với  Caliskan(6), Tabowei(15) nhưng ngắn hơn nghiên  cứu của Dewan(8). Thời gian  trung vị  từ  lúc đặt  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 161 Foley  đến  khi  phát  hiện  chỉ  số  Bishop  ≥7  của  chúng tôi  là 10 giờ (6g37  ‐ 12 giờ), dài hơn hẵn  khi so với Lê Nguyễn Thy Thy có  lẽ do  tác giả  này  phối  hợp  với Oxytocin  ngay  khi  vừa  đặt  Foley nên rút ngắn thời gian chuyển dạ hơn(11).  Khi đưa vào phân tích hồi qui đa biến, sau  khi  có  tác  động  qua  lại  giữa  các  biến,  khử  nhiễu, kết quả  thu được chỉ còn hai yếu  tố có  liên  quan  đến  tỷ  lệ  thành  công:  Khi  chỉ  số  Bishop  tăng  thêm  1,2  điểm,  khả  năng KPCD  thành công tăng thêm 3,2 lần (KTC 95% =1,2 ‐  8,3) với p=0,016. Khi chiều dài kênh CTC trước  KPCD dài thêm 0,2mm, khả năng KPCD thành  công giảm còn bằng 0,8 lần trước đó (KTC 95%  = 0,7 ‐ 0,97) p=0,021.  Tỷ lệ các trường hợp cần dùng Oxytocin sau  KPCD với thông Foley đơn thuần của chúng tôi  là 60%,  thấp hơn Dewan, nhưng khác biệt này  không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên khi so với  Caliscan(6) và Tabowei(15).  Cho dù tiêu chuẩn thành công của khởi phát  chuyển dạ là gì đi nữa, mục đích cuối cùng của  khởi phát  chuyển dạ  vẫn  là  sinh  ngả  âm  đạo.  Lược qua kết quả các công trình nghiên cứu sử  dụng ống thông Foley đã báo cáo trong nước, và  các nghiên cứu sử dụng thể tích bơm bóng 50ml  khi  dùng  Foley  để KPCD  ở  các  nước  trên  thế  giới, thống kê thời gian sinh ngả âm đạo từ thấp  đến  cao  như  bảng  trên.  Với  105  trường  hợp  trong khoảng thời gian hơn 6 tháng, nghiên cứu  của chúng tôi sử dụng ống thông Foley với thể  tích  50ml  bơm  qua  kênh CTC  để KPCD,  tỷ  lệ  sinh ngả âm đạo có được là 64,8%.  Tính  trên số  trường hợp  tác dụng ngoại ý  cả nhẹ lẫn nặng có tất cả 55 ghi nhận, xảy đến  trên 45 thai phụ. Tuy nhiên số tác dụng ngoại  ý  có  ảnh  hưởng  đến  chất  lượng  điều  trị  bao  gồm 4  trường hợp đau nhiều khi đặt Foley, 1  trường  hợp  thay  đổi  ngôi  và  1  trường  hợp  nhiễm trùng, chỉ chiếm 5,7% các thai phụ tham  gia nghiên cứu.  HẠN CHẾ  Nghiên  cứu  được  thiết  kế  theo  loại  hình  nghiên  cứu quan  sát nên kết  quả  thu  được  có  giới hạn  trên phương diện bằng chứng y khoa.  Do nghiên  cứu  của  chúng  tôi  là  báo  cáo  hàng  loạt ca, là loại nghiên cứu được xem là chưa đủ  mạnh khi khảo  sát  các mối  liên quan giữa  các  biến số.  Do  vậy  các  kết  quả  thu  được  dù  có  ảnh  hưởng  đến  thực  hành  lâm  sàng  tại  cơ  sở  nhưng mức  độ  cũng  có  giới  hạn  nhất  định.  Đánh giá chỉ số Bishop  là một đánh giá mang  tính  chủ  quan.  Chúng  tôi  đã  cố  gắng  thống  nhất với nhau về cách khám và đánh giá,  tuy  nhiên  dù  sao  cũng  không  phải  là một  người  khám  suốt  nên  sai  sót  vẫn  không  thể  tránh  khỏi. Đo độ dài kênh CTC  trên siêu âm  trước  KPCD  do  4  người  tham  gia,  dù  có  bàn  bạc  thống nhất nhưng kết quả thu được về độ dài  kênh cũng không tránh khỏi sai số.  KẾT LUẬN  Qua nghiên tại khoa sản bệnh viện đa khoa  Tây Ninh  chúng  tôi  đạt  được những  kết  quả  như sau:  Tỷ lệ thai phụ có chỉ số Bishop ≤ 4 điểm trở  nên  ≥  7  điểm  sau  24 giờ KPCD  là  85,7%; KTC  95% [78,5 ‐ 92,9].   Thời gian  trung bình  từ  lúc  đặt Foley  đến  khi phát hiện chỉ số Bishop đạt ≥7 điểm là 10g58  ± 6g34.  Không  có  tác  dụng  ngoại  ý  nghiêm  trọng.  Đau khi đặt 51,4%, vỡ ối 8,5%, ra huyết khi đặt  thông 4,7%,  thay  đổi ngôi  thai và nhiễm khuẫn  0,9%.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Bệnh viện Từ Dũ (2011) Báo cáo tổng kết cuối năm., Phòng kế  hoạch tổng hợp, TP HCM  2. Bệnh viện Đa khoa Tây Ninh  (2012) Báo  cáo  tổng kết  cuối  năm, Phòng kế hoạch tổng hợp.  3. Bishop  E. H.  (1964),  ʺPelvic  scoring  for  elective  inductionʺ,  Obstetrics and Gynecology, 24,  266 (level III)   4. Bộ Y tế (2009) Thai quá ngày sinh. Tài  liệu hướng dẫn quốc  gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản. Nhà xuất bản  y học Hà Nội, tr. 121.  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 162 5. Bộ  Y  tế  (2009) Các  phương  pháp  gây  chuyển  dạ.  Tài  liệu  hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh  sản. Nhà xuất bản y học Hà Nội, tr. 160‐162.  6. Caliskan E, Dili S, Gelisen O, Dibaz B, Ozturk N, Haberal A  (2004)  ʺUnsuscessfuk  labour  induction  in  women  with  unfavourable  cervical  scor:  Predictors  and  managementʺ.  Australian  and  zealand  of  journal  of  Obstetric  and  Gynaeclogy, 44 (6), pp. 562‐ 567.  7. Crane JM (2006) ʺFactors predicting labor induction success: a  critical analysisʺ. Clin Obstet Gynecol, 49 (3), 573‐84.  8. Dewan F, Ara AM, Begum A (2001) ʺFoley’s catheter versus  prostaglandin  for  induction of  labourʺ. Singapore  Journal of  Obstetrics and Gynaecology, 32 (3), 56‐63.  9. Embrey MP, Mollison BC (1967), ʺThe unfavourable cervix  and  the  induction  using  a  cervical  balloonʺ,  Journal  of  Obstetrics and Gynaecology of the British Commonwealth,  74 ‐78.  10. Gonen R, Degani  S, Ron A  (1998)  ʺPrediction  of  successful  induction  of  labor:  comparison  of  transvaginal  ultrasonography and the Bishop scoreʺ. European  journal of  ultrasound:  official  journal  of  the  European  Federation  of  Societies for Ultrasound in Medicine and Biology, 7 (3), 183‐7.  11. Hồ Thái Phong, Trần Thị Phương Loan, Nguyễn Văn Thắng,  Phạm Thị Thu Hồng, Huỳnh Trinh Thức (2011) ʺSo sánh hiệu  quả của tách màng ối và đặt sonde Foley qua cổ tử cung trong  khởi phát chuyển dạ ở thai quá ngàyʺ. Kỷ yếu Hội nghị Khoa  học bệnh viện An Giang, Tháng 10 ‐ 2011, tr. 79 ‐ 84.  12. Huỳnh Nguyễn Khánh Trang (2011) ʺKhởi phát chuyển dạʺ,  Thực hành sản phụ khoa, Bộ môn phụ sản đại học y dược tp  HCM, Nhà xuất bản y học Tp HCM, tr.74‐84.  13. Lê Nguyễn  Thy  Thy, Huỳnh Nguyễn Khánh  Trang  (2013)  ʺHiệu quả khởi phát chuyển dạ bằng ống thông Foley kết hợp  oxytocin truyền tĩnh mạch ở thai trưởng thành thiểu ốiʺ. Tạp  chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, phụ bản tập 17 (1), tr. 55 ‐  60  14. Pandis GK, Papageorghiou AT, Ramanathan VG, Thompson  MO,  Nicolaides  KH  (2001)  ʺPreinduction  sonographic  measurement of cervical length in the prediction of successful  induction of  laborʺ. Ultrasound  in  obstetrics &  gynecology:  the official  journal of the International Society of Ultrasound  in Obstetrics and Gynecology, 18 (6), 623‐8.  15. Tabowei  TO,  Oboro  VO  (2003),  ʺLow  dose  intravaginal  misoprostol  versus  intracervical  balloon  catheter  for  preinduction cervical ripeningʺ, East African medical journal,  80, (2) 91‐94.  16. Trần Thị Lợi, Phan Thị Mai Hoa (2010) ʺVai trò của siêu âm  ngã âm đạo đo chiều dài cổ tử cung so với chỉ số Bishop trong  tiên lượng khởi phát chuyển dạʺ. Tạp chí Y học thành phố Hồ  Chí Minh, tập 14, tr. 222‐225.  Ngày nhận bài:       30/11/2013  Ngày phản biện nhận xét bài báo:   02/12/2013  Ngày bài báo được đăng:     05/01/2014 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhieu_qua_khoi_phat_chuyen_da_voi_thong_foley_qua_kenh_co_tu.pdf
Tài liệu liên quan