Về các đặc điểm của mẫu nghiên cứu
Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 27,7 .
Đây là độ tuổi khá trẻ có tiên lượng khá tốt trong
việc sinh sản. Như vậy, tỉ lệ có thai của mẫu
nghiên cứu không bị ảnh hưởng bởi yếu tố tuổi.
Tuổi trung bình của mẫu chúng tôi tương đương
với nghiên cứu của Bayram(3) là 27,2 tuổi, của
Kovacs(13) là 28,3 tuổi; thấp hơn so với nghiên cứu
của Gjonnaess(6) là 32,1 tuổi, của Amer (1)là 33,3
tuổi.
Bệnh nhân đã trải qua điều trị bằng thuốc
kích thích rụng trứng trước đó chiếm tỷ lệ 61,4% (
đa số bệnh nhân không biết rõ loại thuốc và liều
lượng dùng ). Do đó, chúng tôi chỉ ghi nhận bệnh
nhân có điều trị nội tiết nhưng không hiệu quả
chứ không đủ cơ sở dữ liệu để kết luận các bệnh
nhân này có đề kháng thuốc kích thích rụng trứng.
Khi so sánh khả năng rụng trứng giữa hai nhóm
có và không có điều trị nội tiết (bảng 2) ta thấy
không có sự khác biệt. Như vậy, hiệu quả gây
rụng trứng của nội soi đốt điểm là như nhau dù
bệnh nhân có hay không có dùng thuốc kích thích
trứng trước khi tiến hành phẫu thuật, tuy nhiên vì
mẫu nghiên cứu của chúng tôi nhỏ nên cần
nghiên cứu thêm với cỡ mẫu lớn hơn.
Tần suất triệu chứng kinh không đều là 93,4%
tương tự như kết quả của Frank(5)là 90%. Tần suất
các triệu chứng của cường androgen như rậm
lông, mụn trứng cá testosteron cũng tương tự như
nghiên cứu của Amer (1). Tỉ số LH / FSH trung
bình = 2,05 phù hợp với các tiêu chuẩn của châu
Âu trước đây dùng để chẩn đoán hội chứng buồng
trứng đa nang.
Thời gian vô sinh trung bình là 3,58 năm, tương
tự với nghiên cứu của Amer (1) (3,1 năm) và của
Bayram (3) (3,5 năm). Không có sự khác biệt về khả
năng rụng trứng giữa hai nhóm có thời gian vô sinh
dưới và trên 3.58 năm . Như vậy thời gian vô sinh
không ảnh hưởng đến tỉ lệ rụng trứng.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 160 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả nội soi đốt điểm buồng trứng ở bệnh nhân vô sinh có hội chứng buồng trứng đa nang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 1* 2007
Sản Phụ Khoa 241
HIỆU QUẢ NỘI SOI ĐỐT ĐIỂM BUỒNG TRỨNG
Ở BỆNH NHÂN VÔ SINH CÓ HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG
Nguyễn Thị Hồng Thắm* Lê Hồng Cẩm*
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả của nội soi đốt điểm bề mặt buồng trứng ở bệnh nhân vô sinh
có hội chứng buồng trứng đa nang.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng không nhóm chứng. 70 bệnh nhân vô sinh
có rối loạn phóng noãn do hội chứng buồng trứng đa nang có chỉ định phẫu thuật nội soi tại bệnh viện Từ
Dũ từ 2/2006 – 10/2006 được nội soi đốt điểm bề mặt buồng trứng. Sau đó, các bệnh nhân này sẽ được theo
dõi trong vòng 6 tháng sau phẫu thuật nhằm xác định tỉ lệ rụng trứng và tỉ lệ có thai. Xác định rụng trứng
dựa vào siêu âm và đo nồng độ progesteron vào ngày 21 của chu kỳ, có thai dựa vào xét nghiệm hCG và
siêu âm có túi thai trong lòng tử cung.
Kết quả: Ở thời điểm hiện tại(12/2006) tỉ lệ rụng trứng là 69,1%; tỉ lệ có thai lâm sàng là 17,6%.
Trong đó có 2/70 (2,8%) trường hợp phải ngưng theo dõi vì tăng sinh nội mạc tử cung phức tạp điển hình.
Tuy nhiên có 22 trường hợp vẫn còn trong thời gian theo dõi, nghiên cứu của chúng tôi vẫn đang được tiến
hành đến hết tháng 3/2007.
Kết luận: Bước đầu kết quả thu nhận được cho thấy nội soi đốt điểm buồng trứng gây rụng trứng là 69,1% và
tỉ lệ có thai là 17,6% ở phụ nữ vô sinh có rối loạn rụng trứng do hội chứng buồng trứng đa nang.
ABSTRACT
EFFECTS OF LAPAROSCOPIC OVARIAN DRILLING ON INFERTILE WOMEN WITH POLYCYSTIC
OVARIAN SYNDROME
Nguyen Thi Hong Tham, Le Hong Cam
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 11 – Supplement of No 1 – 2007: 241 – 245
Objectives: to assess the effectiveness of laparoscopic ovarian drilling( LOC ) on infertile women with
polycystic ovary syndrome(PCOS) through the ovulation rate and the pregnancy rate.
Methods: A non-controlled clinical trial. Seventy infertile women with ovulatory dysfunction due to
PCOS were indicated laparoscopic operation at Tu Du Hospital from February 2006 to October 2006,
proceeded LOC. All of patients were followed full during 6 months after laparoscopy to determine the
prevalence of ovulation and pregnancy.
Results: A now, the ovulation rate is 69,1% and the pregnancy rate is 17,6%. Two out of 70 cases stopped
records due to the typical complex endometrial hyperplasia. This study is continuing to March 2007.
Conclusions: Preliminary data from this study showed that laparoscopic ovarian drilling may help to
improve the ovulation rate is 69,1% and the pregnancy rate is 17,6% in infertile women with ovulatory
dysfunction due to polycystic ovary syndrome.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hội chứng buồng trứng đa nang ( BTĐN)
được đặc trưng bởi tình trạng rối loạn kinh nguyệt
(thiểu kinh hay vô kinh ), hình ảnh buồng trứng
đa nang trên siêu âm, cường androgen (như rậm
lông, mụn trứng cá...)
(2,5,9,11)
. Hội chứng này
chiếm khoảng 5-10% phụ nữ trong tuổi sinh đẻ và
là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất
của vô sinh do không rụng trứng kéo dài
(12)
.
Cho đến hiện tại, hội chứng buồng trứng đa
* Bộ môn Phụ Sản Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 1* 2007 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sức Khỏe Bà Mẹ – Trẻ Em 242
nang chưa có sự rõ ràng về cơ chế sinh bệnh học
nên các nhà lâm sàng vẫn chưa có sự thống nhất
trong việc điều trị. Clomiphene citrate được xem
là lựa chọn đầu tiên tạo sự phóng noãn trên
những bệnh nhân có hội chứng BTĐN. Tuy
nhiên có đến 20-40% trường hợp đề kháng
clomiphene citrate
(10)
. Kích thích sự rụng trứng
bằng gonadotrophins được chỉ định cho những
bệnh nhân đề kháng với clomiphene citrate,
nhưng đòi hỏi phải theo dõi sát do nguy cơ quá
kích buồng trứng và đa thai cao. Gần đây, phẫu
thuật nội soi đốt điểm buồng trứng được biết đến
như là một lựa chọn thứ hai đối với những bệnh
nhân đề kháng clomiphene citrate
(1)
. Ưu điểm
của phương pháp này là tạo ra sự rụng trứng đều
đặn với nguy cơ đa thai và quá kích buồng trứng
rất thấp
(4)
. Bên cạnh đó, những bệnh nhân đề
kháng với clomiphene citrate trước đó lại trở
nên nhạy cảm với thuốc này sau khi được nội soi
đốt điểm buồng trứng. Nhược điểm của phẫu
thuật là phương pháp điều trị xâm lấn và có thể
gây dính
(8)
. Đề tài này được thực hiện nhằm
bước đầu đánh giá kết quả của phẫu thuật nội
soi đốt điểm buồng trứng tại bệnh viện Từ Dũ.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng không
đối chứng.
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân vô sinh có hội chứng BTĐN tại bệnh
viện Từ Dũ từ tháng 02/ 2006 đến tháng 10/ 2006 có
chỉ định phẫu thuật nội soi, thỏa các tiêu chuẩn sẽ
được thâu nhận trong thời gian nghiên cứu.
Tiêu chuẩn tham gia
Chẩn đoán xác định hội chứng BTĐN khi có
hai hoặc ba tiêu chuẩn và loại trừ các nguyên
nhân khác
(14)
:
Tiêu chuẩn 1: Kinh thưa hoặc vô kinh (Kinh
thưa: chu kỳ kinh > 35 ngày và < 6 tháng; vô
kinh: không có kinh > 6 tháng ).
Tiêu chuẩn 2: Biểu hiện lâm sàng hoặc cận
lâm sàng của cường Androgen (Lâm sàng: rậm
lông, mụn trứng cá, da nhờn, dày sừng, hói đầu,
testosteron toàn phần, testosteron tự do tăng,
LH/FSH >2...)
Tiêu chuẩn 3: Hình ảnh BTĐN trên siêu âm
( Số lượng nang > 12, kích thước từ 2 – 9 mm và
thể tích buồng trứng > 10 cm
3
.Không cần xét
đến tính chất phân bố nang hay mật độ mô
buồng trứng).
+ Tuổi từ 20 – 35.
+ Tinh trùng đồ người chồng trong giới hạn
bình thường.
+ Đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân có một số bệnh nội khoa gây rối
loạn nội tiết: đái tháo đường, bệnh lý tuyến giáp,
hội chứng Cushing, hội chứng Addison ...
- Bệnh nhân có các bệnh lý chống chỉ định gây mê.
- Không đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Tắc tai vòi 2 bên trên HSG
(Hysterosalpingography) và / hoặc phẫu thuật.
- Lạc nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung hay u
buồng trứng kèm theo.
Phương pháp tiến hành
- Các bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn sẽ được
phỏng vấn và khám theo bảng câu hỏi soạn sẵn.
- Khám tổng quát để loại trừ các bệnh lý tim
mạch, tiểu đường, gan, thận...
- Phết tế bào cổ tử cung (Pap
,
s mear) để loại
trừ bệnh lý cổ tử cung.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 1* 2007
Sản Phụ Khoa 243
- Xét nghiệm nội tiết: LH, FSH, testosteron,
estradiol, prolactin vào ngày 2 đến ngày 4 vòng
kinh tự nhiên hoặc nhân tạo.
- Xét nghiệm tiền phẫu như công thức máu,
chức năng đông máu, chức năng gan thận, các xét
nghiệm phát hiện viêm gan siêu vi, giang mai và
HIV, X quang ngực thẳng, điện tâm đồ.
Kỹ thuật tiến hành
Sau khi khảo sát buồng tử cung và hai vòi
trứng, cố định buồng trứng bằng kềm, dùng
monopolar kim (dài 15mm, đường kính 0,9 mm
của Karl Storz, Germany) chọc vuông góc với bề
mặt buồng trứng ngẫu nhiên từ 5-10 lỗ tùy thuộc
vào kích thước của buồng trứng, với dòng điện
40Watt, thời gian mỗi lỗ dưới 5 giây. Ngay sau
khi đốt điểm tưới nước lên buồng trứng để làm
giảm sự cháy lan của dòng điện.
Bệnh nhân được khám và tư vấn trước khi
xuất viện. Hẹn siêu âm noãn vào ngày thứ 7 sau
khi đốt điểm đối với tháng đầu tiên sau phẫu thuật
và ngày thứ 7 của chu kỳ kinh đối với những
tháng sau. Siêu âm bằng đầu dò âm đạo cách mỗi
3 ngày, khi đường kính nang noãn đạt tới 15mm
sẽ hẹn siêu âm mỗi ngày. Ngày rụng trứng được
xác định hồi cứu trên siêu âm khi có các hình ảnh
như: nang biến mất hay giảm kích thước, bờ nang
mờ đi, xuất hiện phản âm dày trong nang hoặc có
dịch cùng đồ. Và xác định bằng định lượng
progesteron huyết tương ngày 21 vòng kinh ≥ 10
ng/ml. Xác định có thai lâm sàng khi Quicstick
(+) và siêu âm có túi thai trong lòng tử cung. Thời
gian theo dõi sau phẫu thuật là 6 tháng.
Phân tích số liệu
Sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 11.5.
KẾT QUẢ
Từ tháng 02/ 2006 đến tháng 10/ 2006 có 70
trường hợp đã thỏa các tiêu chuẩn đưa vào nghiên
cứu. Trong đó có 2 trường hợp phải ngưng theo
dõi vì chuyển sang điều trị nội tiết do tăng sinh
nội mạc tử cung phức tạp điển hình.
Bảng 1;Đặc điểm về dân số
Đặc điểm n = 70(%)
Tuổi (trung bình ĐLC ) 27,7 3,78(năm)
Thời gian vô sinh (trung bình ĐLC) 3,58 2,4(năm)
Vô sinh nguyên phát 52 (74,3%)
Có điều trị nội tiết 43 ( 61,4%)
Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu của
chúng tôi là 27,7. Trong đó 74,3% là vô sinh
nguyên phát, thời gian vô sinh trung bình là 3,58
năm và đa số các trường hợp (61,4%) có điều trị
nội tiết (sử dụng thuốc kích thích rụng trứng)
trước khi nhập viện nhưng không hiệu quả.
Bảng 2: Đặc điểm về các triệu chứng của hội
chứng BTĐN
Đặc điểm n = 70(%)
Kinh không đều 66 ( 93,4%)
Rong kinh 36 ( 51,4%)
Rậm lông 37 ( 52,9%)
Mụn trứng cá 35 ( 50%)
Hình ảnh BTĐN trên siêu âm 61 ( 88,6%)
BMI (trung bìnhĐLC ) 21,39 3,01
Chỉ số eo/ hông (trung bìnhĐLC) 0,82 0.05
LH/ FSH (trung bìnhĐLC) 2,05 1,07
Testosteron (trung bìnhĐLC) 1,23 1,09
-Triệu chứng kinh không đều bao gồm kinh
thưa và vô kinh chiếm tỉ lệ 93,4%ä.
-Rong kinh chiếm 51,4%.
-Rậm lông có trong 52,9% các trường hợp.
50% bệnh nhân có mụn trứng cá và da mặt nhờn
trên lâm sàng.
-Với siêu âm đầu dò âm đạo phát hiện được
88,6% trường hợp có hình ảnh buồng trứng đa nang.
-Chỉ số khối cơ thể (BMI) trung bình của mẫu
nghiên cứu là 21,39 với chỉ số eo/ hông trung bình
là 0,82. -Tỉ lệ LH/ FSH trung bình là 2,05. -Nồng
độ testosteron trung bình là 1,23 ng/ml.
Dựa vào chỉ số khối cơ thể và chỉ số eo/ hông
trung bình, thời gian vô sinh trung bình của mẫu
nghiên cứu. Chúng tôi chia làm 2 nhóm: nhóm có giá
trị dưới trung bình và nhóm có giá trị trên trung bình
. Dùng phép kiểm 2, ta có kết quả như sau.
Bảng 3 : Phân bố khả năng rụng trứng với một số
đặc điểm
Không
rụng
trứng
Có rụng
trứng
p
BMI ≥ 21,39 14 15 0,045
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 1* 2007 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sức Khỏe Bà Mẹ – Trẻ Em 244
Không
rụng
trứng
Có rụng
trứng
p
< 21,39 7 32 OR=1,59
(CI=95%;1,08-3,32)
Chỉ số eo/hông
≥0,82
<0,82
16
5
19
28
0,045
OR=1,56
(CI=95%;1,12-2,19)
Thời gian vô sinh
≥3,58
<3,58
7
14
16
31
0,59
Loại vô sinh
-Nguyên phát
-Thứ phát
19
2
32
15
0,069
Điều trị nội tiết
-Có
-Không
13
8
30
17
0,87
Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê về khả năng rụng trứng giữa hai nhóm có chỉ
số khối cơ thể BMI ≥ 21,39 và nhóm có BMI <
21,39; giữa nhóm có chỉ số eo/ hông ≥0,82 và
nhóm có <0,82 với p< 0,05.
- Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
khả năng rụng trứng về thời gian vô sinh, loại vô
sinh và điều trị nội tiết trước đó.
Tính đến thời điểm hiện tại (tháng 12/2006),
chúng tôi bước đầu ghi nhận 69,1%( 47/68) trường
hợp có rụng trứng và 17,6% (12/68) trường hợp có
thai lâm sàng. Trong đó có 22 trường hợp vẫn
được tiếp tục theo dõi đến hết tháng 3 / 2007.
BÀN LUẬN
Về các đặc điểm của mẫu nghiên cứu
Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 27,7 .
Đây là độ tuổi khá trẻ có tiên lượng khá tốt trong
việc sinh sản. Như vậy, tỉ lệ có thai của mẫu
nghiên cứu không bị ảnh hưởng bởi yếu tố tuổi.
Tuổi trung bình của mẫu chúng tôi tương đương
với nghiên cứu của Bayram
(3)
là 27,2 tuổi, của
Kovacs
(13)
là 28,3 tuổi; thấp hơn so với nghiên cứu
của Gjonnaess
(6)
là 32ø,1 tuổi, của Amer
(1)
là 33,3
tuổi.
Bệnh nhân đã trải qua điều trị bằng thuốc
kích thích rụng trứng trước đó chiếm tỷ lệ 61,4% (
đa số bệnh nhân không biết rõ loại thuốc và liều
lượng dùng ). Do đó, chúng tôi chỉ ghi nhận bệnh
nhân có điều trị nội tiết nhưng không hiệu quả
chứ không đủ cơ sở dữ liệu để kết luận các bệnh
nhân này có đề kháng thuốc kích thích rụng trứng.
Khi so sánh khả năng rụng trứng giữa hai nhóm
có và không có điều trị nội tiết (bảng 2) ta thấy
không có sự khác biệt. Như vậy, hiệu quả gây
rụng trứng của nội soi đốt điểm là như nhau dù
bệnh nhân có hay không có dùng thuốc kích thích
trứng trước khi tiến hành phẫu thuật, tuy nhiên vì
mẫu nghiên cứu của chúng tôi nhỏ nên cần
nghiên cứu thêm với cỡ mẫu lớn hơn.
Tần suất triệu chứng kinh không đều là 93,4%
tương tự như kết quả của Frank
(5)
là 90%. Tần suất
các triệu chứng của cường androgen như rậm
lông, mụn trứng cá testosteron cũng tương tự như
nghiên cứu của Amer
(1)
. Tỉ số LH / FSH trung
bình = 2,05 phù hợp với các tiêu chuẩn của châu
Âu trước đây dùng để chẩn đoán hội chứng buồng
trứng đa nang.
Thời gian vô sinh trung bình là 3,58 năm, tương
tự với nghiên cứu của Amer
(1)
(3,1 năm) và của
Bayram
(3)
(3,5 năm). Không có sự khác biệt về khả
năng rụng trứng giữa hai nhóm có thời gian vô sinh
dưới và trên 3.58 năm . Như vậy thời gian vô sinh
không ảnh hưởng đến tỉ lệ rụng trứng.
Vô sinh nguyên phát chiếm 74,3% và vô sinh
thứ phát là 25,7%. Bảng 2 cho thấy tỉ lệ rụng
trứng là như nhau giữa các loại vô sinh.
BMI và chỉ số eo/ hông trung bình lần lượt là
21,39 và 0,82 thấp hơn so với nghiên cứu của
Amer
(1)
(26,7% và 0.85), Bayram
(3)
(28,1% và
0.87), Kovacs
(13)
(29,4% và 0,88) cho thấy đặc
điểm của phụ nữ Việt Nam có hội chứng BTĐN ít
có tình trạng béo phì như phụ nữ phương Tây.
Đối với những bệnh nhân trong nhóm có chỉ
số khối cơ thể BMI < 21,39 thì khả năng rụng
trứng cao gấp 1,59 lần so với nhóm có BMI ≥
21,39 ( p < 0,05 ). Tương tự với chỉ số eo/ hông,
nhóm có chỉ số eo/ hông < 0.82 khả năng rụng
trứng cao gấp 1,56 lần so với nhóm có WHT ≥
0,82 ( p< 0,05). Trong điều trị hội chứng BTĐN,
giảm cân được đặt lên hàng đầu ở bệnh nhân có
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 1* 2007
Sản Phụ Khoa 245
béo phì. Người ta thấy rằng nếu giảm được 5%
thể trọng thì khả năng rụng trứng tăng lên 15%
(9)
.
Về tỉ lệ rụng trứng và có thai lâm sàng
Kết quả nội soi điều trị hội chứng BTĐN so
với các tác giả khác
(3,4,6,7,13)
.
Kĩ thuật Số
trường
hợp
Tỉ lệ
rụng
trứng (%)
Tỉ lệ
có thai
(% )
Greeblatt và
cs (1987)
Đốt điện 6 71 56
Cohen và cs
(1988)
Đốt điện 778 - 31,8
Gadir và cs
(1990)
Đốt điện 29 26,5 43,8
Tasaka và cs
(1990)
Đốt điện 11 91 36
Gurgan và cs
(1991 )
Đốt điện 40 71 57
Kovacs và cs
(1991 )
Đốt điện 10 70 20
Pellicer và cs
(1992 )
Đốt điện 131 67,1 52,6
Armar và cs
(1993 )
Đốt điện 50 86 66
Gjonnaess
(1994 )
Đốt điện 252 92 84
Pelosi (1996 ) Đốt điện 30 80 70
Felemban và
cs (2000 )
Đốt điện 120 73,2 72
Cleemann
(2004 )
Đốt điện 57 - 61
Bayram và cs
(2004)
Đốt điện 83 70 34
Chúng tôi Đốt điện 68 69,1 17,6
Tỉ lệ rụng trứng trong nghiên cứu của chúng
tôi là 69,1% cũng tương đương với nghiên cứu của
các tác giả Greeblatt và cs
(7)
, Gurgan và cs
(4)
,
Kovacs và cs
(13)
, Pellicer và cs
(4)
, Bayram và cs
(3)
.
Thấp hơn so với nghiên cứu của Tasaka và cs
(4)
,
Armar và cs
(4)
, Gjonnaess
(6)
. Tuy nhiên tỉ lệ có
thai lâm sàng chỉ có 17,6% là chưa cao, thấp hơn
so với các nghiên cứu khác có lẽ do chưa đủ về
yếu tố thời gian để đánh giá vì đa số các nghiên
cứu trên có thờøi gian theo dõi ít nhất là 12 tháng
sau phẫu thuật, chỉ có nghiên cứu của Bayram là
đánh giá trong 6 tháng sau nội soi đốt điểm buồng
trứng tương tự như chúng tôi. Cũng có lẽ do
nghiên cứu của chúng tôi chưa kết thúc, trong đó
có 22 trường hợp được theo dõi đến hết tháng 3 /
2007 nên kết quả đạt được hy vọng sẽ cao hơn.
KẾT LUẬN
Qua số liệu từ nghiên cứu bước đầu cho thấy
nội soi đốt điểm buồng trứng hiệu quả gây rụng
trứng là 61,4% và có thai lâm sàng chiếm tỷ lệ
17,6% ở phụ nữ vô sinh có rối loạn rụng trứng do
hội chứng buồng trứng đa nang.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Amer S.A.K.S, Gopalen V, Li T.C, Ledger W.L and Cooke I.D
(2002) Long term follow – up of patients with polycystic ovary
syndrome after laparoscopic ovarian drilling: clinical outcome.
Hum Reprod,17:2035 – 42
2. Balen A, Michelmore K(2002). What is polycystic ovary
syndrome? Hum Reprod ; 17: 2219 – 27
3. Bayram .N ( 2004 ) Using an electrocautery strategy or
recombinant follicle stimulating hormone to induce ovulation in
polycystic ovary syndrome. BMJ, 328, 192
4. Cohen J.(1996)Laparoscopic proceduces for treatment of infertility
related to polycystic ovarian syndrome.Hum. Reprod. Update.
2(4):337-44
5. Franks S. Polycystic ovary syndrome. N Engl J Med (1995);
333: 853 – 61
6. Gjonnaess H. ( 1994 ) Ovrian electrocautery in the treatment of
women with polycystic ovary syndrome ( PCOS ). Factor s
affecting the results. Acta Obstet. Gynecol. Scand, 73, 407 – 12
7. Greenblatt E ( 1993 ) Surgical options in polycystic ovary
syndrome patients who do not respond to medical ovulation
induction. Bailliere Clin Obstet Gynecol. 7: 421 - 33
8. Greenblatt E, Casper RF(1993). Adhesion formation after
laparoscopic ovarian cautery for polycystic ovarian syndrome: lack
of correlation with pregnancy rate. Fertil Steril, 60(5): 766-70
9. Guzick D.S.(2004)Polycystic ovary syndrome.Clin Gynecol
Ser,103(1):181-93
10. Homburg R.(2004)Management of polycystic ovary syndrome in
adolescence.Rev Gynaecol Pract 4:148-155
11. Homburg R(2002). What is polycystic ovarian syndrome? Hum
Reprod ; 17: 2495 - 9
12. Jonathan S. Berek, Novak,s Gynecology,thirteenth edition(2002).
p.973-1062
13. Kovacs G, Buckler H, Bangah M, Outch K, Burger H, Healy D,
Baker G and Phillips S (1991) Treatment of anovulation due to
polycystic ovary syndrome by laparoscopic ovarian electrocautery.
Br. J. Obstet. Gyneacol, 98, 30 - 35
14. The Rotterdam ESHRE/ASRM- sponsored PCOS consensus
workshop group. Revised 2003 consensus on diagnostic criteria
and longtem health risks related to polycystic ovary
syndrome(PCOS). Hum Reprod 2004, 19:41-7.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hieu_qua_noi_soi_dot_diem_buong_trung_o_benh_nhan_vo_sinh_co.pdf