Hiệu quả quang xúc tác phân huỷ nước ô nhiễm 2,4,5-T trên vật liệu xúc tác quang cu/tio2 và fe/tio2 – và động học phản ứng
- Cả hai mẫu vật liệu x% Cu/TiO2 và
x%Fe/TiO2 đã làm tăng khả năng phân
huỷ 2,4,5-T trong nƣớc tốt nhất trong
khoảng tỉ lệ pha tạp từ 1-5% mol.
- Nghiên cứu động học cho thấy quá
trình phân hủy 2,4,5-T trên xúc tác
Cu/TiO2 và Fe/TiO2 tuân theo phƣơng
trình động học bậc nhất LangmuirHinshelwood. Trong đó tốc độ phân
huỷ chất ô nhiễm trên TiO2 pha tạp Cu
tốt hơn khi pha tạp với Fe với cùng một
tỉ lệ.110
Cảm ơn dự án 4G-PHOTOCAT đã hỗ
trợ tài chính cho nghiên cứu này
5 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 620 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả quang xúc tác phân huỷ nước ô nhiễm 2,4,5-T trên vật liệu xúc tác quang cu/tio2 và fe/tio2 – và động học phản ứng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
106
Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học - Tập 20, Số 1/2015
HIỆU QUẢ QUANG XÚC TÁC PHÂN HUỶ NƢỚC Ô NHIỄM 2,4,5-T TRÊN VẬT
LIỆU XÚC TÁC QUANG Cu/TiO2 VÀ Fe/TiO2 – VÀ ĐỘNG HỌC PHẢN ỨNG
Đến tòa soạn 23 – 9 – 2014
Hoàng Hiệp
Khoa Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Lê Thanh Sơn
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG Hà Nội
SUMMARY
EFFICIENT PHOTODEGARDATION OF WASTEWATER CONTAMINANT
(2,4,5-T) USING Cu/TiO2 AND Fe/TiO2 COMPOSITES AND
REACTION KINETICS
In this paper, catalyst Cu-, Fe-doped TiO2 with various ratio were tested by reaction of
photodegardation of pesticide (2,4,5-T) in water. Experience results showed that the
highest photodegradation reached on 5%Cu/TiO2 and 5%Fe/TiO2. This report also
supposed the photodegradion reaction of 2,4,5-T on this heterojunction of TiO2 doping
Cu and Fe conform to Langmuir-Hinshelwood kinetic equation and the experiences
results showed that with catalysts x%Cu/TiO2, the decrease of 2,4,5-T concentration
was much faster than that with x%Fe/TiO2 and TiO2 pure (in the same doping ratio).
Keywords: Photocatalyst, catalyst kinetic, photodegradation, pesticide.
1. MỞ ĐẦU
Là một vật liệu mới, TiO2 có những lợi
thế trong việc xử lý các chất ô nhiễm
trong môi trƣờng nhƣ ổn định hóa học
cao, không gây độc, giá thành tƣơng đối
thấp. Nhƣng một bất lợi lớn là chỉ có
ánh sáng tử ngoại mới có thể kích hoạt
các phản ứng quang hóa trên xúc tác
này. Vì vậy, những nỗ lực nghiên cứu
chế tạo chất xúc tác TiO2 với sự cải tiến
hoạt tính xúc tác quang đã đƣợc các nhà
khoa học tập trung chủ yếu vào việc mở
rộng vùng cấm của TiO2 nguyên chất
(3.2 eV; 390 nm) sang vùng khả kiến
(λ> 400 nm), bởi thực tế là các photon
trong dải UV chiểm một phần rất nhỏ
107
(3-5%) ánh sáng mặt trời [2]. Theo các
báo cáo gần đây, dải hấp thụ ánh sáng
của TiO2 nguyên chất đã đƣợc chuyển
dịch đáng kể sang vùng khả kiến bằng
cách pha tạp với các ion kim loại. Các
nghiên cứu này mở rộng khả năng ứng
dụng của vật liệu này trong cuộc sống.
Tuy nhiên để so sánh khả năng xúc tác
của TiO2 pha tạp cũng cần một nghiên
cứu cụ thể hơn về từng loại kim loại, tỉ
lệ kim loại pha tạp tối ƣu và khảo sát
động học của chúng khi phân huỷ hợp
chất ô nhiễm.
Hơn thế, các nghiên cứu gần đây thƣờng
chỉ nghiên cứu đánh giá hoạt tính xúc tác
quang trên cơ sở phân huỷ các thuốc
nhuộm [3, 4] là những hợp chất không
thuộc dạng khó phân huỷ. Nên có những
nghi ngờ liệu xúc tác đó có hoạt động tốt
khi phân huỷ các hợp chất không mang
màu nhƣ POPs [5,6].
Trƣớc thực tế đó,trong báo cáo này
chúng tôi tiến hành sử dụng các vật liệu
TiO2 pha tạp hai kim loại là Cu, Fe, với
các tỉ lệ khác nhau, sau đó khảo sát hoạt
tính xúc tác và nghiên cứu phƣơng trình
động học trên cơ sở phản ứng phân huỷ
hợp chất 2,4,5-Trichlorophenolxyacetic
acid (2,4,5-T) trong nƣớc - là một trong
các hợp chất BVTV độc, khó phân huỷ
sinh học, đƣợc sử dụng rộng rãi trong
Nông nghiệp.
2. THỰC NGHIỆM
2.1. Nguyên liệu xúc tác x%M/TiO2
(M: Cu, Fe) và hoá chất
Vật liệu xúc tác với các tỉ lệ x%M/TiO2
(M: Cu, Fe) đƣợc điều chế bằng phƣơng
pháp ngâm tẩm. Quy trình tổng hợp
đƣợc giới thiệu trên hình 1 [1].
Hình 1: Sơ đồ điều chế xúc tác TiO2 pha tạp kim loại Cu, Fe, Co
2.3. Đánh giá sự phân huỷ quang xúc
tác dung dịch 2,4,5-T trên xúc tác
M/TiO2 với các tỉ lệ khác nhau
Dung dịch 2,4,5-Tđƣợc xử lý bởi vật
liệu TiO2 pha tạp kim loại. Phản ứng
đƣợc tiến hành với 200ml dung dịch
2,4,5-T nồng độ 100 ppm và 20 mg xúc
tác quang trong điều kiện khuấy trộn.
Nguồn sáng sử dụng là đèn UV (40W)
Philip trong buồng tối.
108
Các mẫu đƣợc lấy đem phân tích tại các
thời điểm 0, 30, 60, 90, 120, 150, 180
phút bằng HPLC. Trƣớc khi phân tích,
dung dịch mẫu đƣợc li tâm và lọc để loại
bỏ các phân tử rắn. Nồng độ của 2,4,5-T
trong mẫu đƣợc xác định bằng hệ thống
HPLC với đầu dò UV ở 289nm, Cột
Zipax SAX (duPont) 50cm x 2mm ID).
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Phân huỷ 2,4,5-T trên xúc tác
TiO2 pha tạp Cu
Để xác định rõ hơn hoạt tính của
Cu/TiO2 các thí nghiệm khảo sát khả
năng xúc tác của vật liệu Cu/TiO2 đã
đƣợc tiến hành ở các tỉ lệ pha tạp khác
nhau. Kết quả đƣợc chỉ ra trên đồ thị 4:
Hình 2: Khảo sát khả năng phân huỷ
2,4,5-T trong nước của xúc tác Cu/TiO2
với các tỉ lệ pha tạp khác nhau
Kết quả cho thấy các mẫu pha tạp Cu đã
tăng khả năng phân huỷ chất ô nhiễm tốt
hơn. Trong đó tỉ lệ pha tạp khoảng 5%
Cu trên TiO2 cho hoạt tính tốt nhất.
3.2. Phân huỷ 2,4,5-T trên xúc tác
TiO2 pha tạp Fe
Tƣơng tự nhƣ việc khảo sát hoạt tính
xúc tác của Cu/TiO2, để xác định rõ hơn
hoạt tính của Fe/TiO2 các thí nghiệm
khảo sát hoạt tính xúc tác ở các tỉ lệ pha
tạp khác nhau đã đƣợc tiến hành. Kết
quả đƣợc chỉ ra trong hình 3:
Hình 3: Khảo sát khả năng phân huỷ
2,4,5-T trong nước của xúc tác Fe/TiO2
với các tỉ lệ pha tạp khác nhau.
Trên đồ thị ta thấy ở các tỉ lệ pha tạp Fe
trên TiO2 đều cho kết quả phân hủy
2,4,5-T tƣơng đối tốt, tuy nhiên ở hàm
lƣợng Fe khoảng 5% là tốt nhất.
3.3. Khảo sát phƣơng trình động học
của phản ứng xúc tác.
Quá trình phân huỷ 2,4,5-T trên bề mặt
xúc tác M/TiO2 là một quá trình xúc tác
dị thể vì thế có thể tuân theo định luật
Langmuir- Hinshelwood. Trong đó tốc
độ phản ứng tỉ lệ với phần diện tích bề
mặt bị che phủ bởi chất phản ứng θ theo
với phƣơng trình:
(1)
Trong đó: k hằng số tốc độ phản ứng
K hệ số hấp thụ của chất phản ứng trên
bề mặt xúc tác C Nồng độ chất phản ứng
Đối với các dung dịch loãng C < 10-3M,
KC << 1 thì phƣơng trình (1) có dạng:
r = kθ = k.KC = k‟C = dC/dt. (2)
Nhƣ vậy đối với các dung dịch loãng,
tốc độ phản ứng quang xúc tác phụthuộc
bậc nhất vào nồng độ.
109
(3)
Phƣơng trình 3 có dạng bậc nhất: y= ax
Kết quả trên cho thấy tốc độ phản ứng
phân hủy 2,4,5-T dƣới ánh sáng UV sử
dụng xúc tác dị thể M/TiO2 tuân theo
phƣơng trình động học bậc nhất.
Căn cứ vào phƣơng trình động học có
thể tính đƣợc thời gian bán huỷ t1/2, và
có thể dự đoán đƣợc thời gian cần thiết
để đạt đƣợc độ chuyển hóa nhƣ mong
muốn hoặc có thể xác định đƣợc độ
chuyển hóa sau khoảng thời gian t.
Hình 4: Phương trình phân huỷ 2,4,5-T
trong nước của xúc tác Cu/TiO2
Động học phản ứng phân huỷ 2,4,5-
T bởi Fe/TiO2 đƣợc biểu diễn trên đồ thị
ở hình 5:
Hình 5: Phương trình phân huỷ 2,4,5-T
trong nước của xúc tác Fe/TiO2
Ta thấy phƣơng trình động học phản ứng
trên TiO2 nguyên chất trong 2 trƣờng
hợp gần trùng nhau: Từ hình 4 là
y=0.0213x và trong hình 5 là
y=0.0202x.
Từ hình 4 chúng ta có phƣơng trình
động học của phản ứng phân huỷ 2,4,5-
T trên xúc tác 5% Cu/TiO2 là y=0.027x.
Tính thời gian bán huỷ:
Tƣơng tự nhƣ vậy từ hình 5 chúng ta có
phƣơng trình động học của phản ứng
phân huỷ 2,4,5-T trên 5%Fe/TiO2 là y =
0.025x
Tính thời gian bán huỷ:
Từ các kết quả trên cho thấy ở cùng một
tỉ lệ pha tạp thì tốc độ 2,4,5-T phân huỷ
trên xúc tác Cu/TiO2 cao hơn khi phân
huỷ trên Fe/TiO2
4. KẾT LUẬN
- Cả hai mẫu vật liệu x% Cu/TiO2 và
x%Fe/TiO2 đã làm tăng khả năng phân
huỷ 2,4,5-T trong nƣớc tốt nhất trong
khoảng tỉ lệ pha tạp từ 1-5% mol.
- Nghiên cứu động học cho thấy quá
trình phân hủy 2,4,5-T trên xúc tác
Cu/TiO2 và Fe/TiO2 tuân theo phƣơng
trình động học bậc nhất Langmuir-
Hinshelwood. Trong đó tốc độ phân
huỷ chất ô nhiễm trên TiO2 pha tạp Cu
tốt hơn khi pha tạp với Fe với cùng một
tỉ lệ.
110
Cảm ơn dự án 4G-PHOTOCAT đã hỗ
trợ tài chính cho nghiên cứu này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Hiệp, Lê Thanh Sơn, Nguyễn
Trƣờng Sơn, Nguyễn Thị Thoa. (2014),
Tổng hợp và đặc trưng vật liệu xúc tác
quang Fe/TiO2 và Cu/TiO2 và thử
nghiệm phân huỷ 2,4,5-T trong
nước.Tạp chí Hoá học và Ứng dụng, (đã
chấp nhận đăng).
2. Saito, K.; Nhu, D. D.and et at. (2010),
Association between dioxin
concentrations in breast milk and food
group intake in Vietnam. Environ.
Health Prev. Med. 15, p48-56.
3. Safe, S. (1990), Polychlorinated
biphenyls (PCBs), dibenzo-p-dioxins
(PCDDs), dibenzofurans (PCDFs), and
related compounds: environmental and
mechanistic considerations which
support the development of toxic
equivalency factors (TEFs), Crit. Rev.
Toxicol. 21, p51-88.
4.York, G. Mick, H. (2008), The Last
Ghost of the Vietnam War. Globe and
Mail Issue date July 12.
5. Herrmann, J.-M. (2010),
Fundamentals and misconceptions in
photocatalysis, Journal of
Photochemistry and Photobiology A:
Chemistry, 216, p85-93.
6. Ismail, A. A.; Bahnemann, D. W.
(2011), One-step synthesis of
mesoporous platinum/titania
nanocomposites as photocatalyst with
enhanced photocatalytic activity for
methanol oxidation, Green Chemistry,
13, p428-435.
XÁC ĐỊNH Cd, Cu, Pb và Zn TRONG SỮA BỘT.(tiếp theo tr.105)
2. EPA METHOD 6800- Elemental and
speciated isotope dilution Mass
Spectrometry.
3. EURACHEM/CITAC Guide CG 4-
Quantifying Uncertainty in Analytical
Measurement – Second Edition.
4. Kristine Y. Patterson, Claude
Veillon, Phylis B. Moser-Veillon,
Gordon F. Wallace 1982.
Determination of zinc stable isotopes in
biological materials using isotope
dilution inductively coupled plasma
mass spectrometry. Analytica Chimica
Acta. Volume 258, Issue 2, 20 March,
Pages 317-324.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 19296_65872_1_pb_1178_2096738.pdf