MỤC LỤC
Nội dung Trang
Chương 1: Mở đầu 1
1.1.Lý do chọn đề tài 1
1.2.Mục tiêu nghiên cứu 1
1.3.Phạm vi nghiên cứu 1
1.4.Phương pháp nghiên cứu 2
1 4.1.Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu 2
1.4.2.Phương pháp phân tích 2
Chương 2: Cơ sở lý thuyết 3
2.1.Khái niệm và phân loại vốn của doanh nghiệp 3
2.1.1.Khái niệm vốn của doanh nghiệp 3
2.1.2.Phân loại vốn 3
2.1.3.Nguyên tắc bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 4
2.1.4.Mục tiêu và ý nghĩa của phân tích hiệu quả sử dụng vốn 4
2.2.Tài sản cố định. 4
2.2.1.Khái niệm 4
2.2.2.Phân loại. 5
2.2.3.Tầm quan trọng của việc quản lý TSCĐ. 5
2.2.4.Nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ 5
2.3.Tài sản lưu động. 6
2.3.1.Khái niệm 6
2.3.2.Phân loại TSLĐ. 6
2.3.3.Tầm quan trọng của việc quản lý TSLĐ. 7
2.3.4.Nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ 7
2.4.Giới thiệu về các chỉ tiêu tài chính. 7
2.4.1.Chỉ tiêu về khả năng thanh toán. 7
2.4.2.Chỉ tiêu thể hiện hiệu quả hoạt động 8
2.4.3.Tỷ số đòn bẩy tài chính. 10
2.4.4.Tỷ suất sinh lợi. 11
2.4.5.Hiệu quả sử dụng vốn luân lưu 12
2.5.Giới thiệu về phương pháp phân tích Dupoint. 13
Chương 3: Giới thiệu chung về Công ty ANGIMEX 15
3.1.Lịch sử hình thành và phát triển. 15
3.2.Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu. 15
3.2.1.Xuất khẩu 15
3.2.2.Nhập khẩu 17
3.2.3.Thương mại 17
3.2.4.Dịch vụ công nghệ thông tin 17
3.3.Cơ cấu tổ chức công ty, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 17
3.3.1.Mạng lưới tổ chức Công ty ANGIMEX 17
3.3.2.Các đơn vị thành viên 17
3.3.3.Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 17
3.4.Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty 18
3.4.1.Tình hình hoạt động kinh doanh 18
3.4.2.Cơ cấu của báo cáo lưu chuyển tiền tệ 20
3.5.Kế hoạch phát triển năm 2007 20
Chương 4: Tình hình sử dụng vốn tại Công ty ANGIMEX 22
4.1.Tình hình sử dụng vốn trong chính sách đầu tư tài sản 22
4.1.1.Tình tình thanh toán của Công ty 22
4.1.2.Hiệu quả trong đầu tư tài sản lưu động 23
4.1.2.1.Số vòng quay khoản phải thu 23
4.1.2.2.Số vòng quay hàng tồn kho 24
4.1.2.3.Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động 26
4.1.3.Hiệu quả trong đầu tư TSCĐ và đầu tư dài hạn 28
4.1.3.1.Hiệu suất sử dụng TSCĐ 28
4.1.3.2.Hiệu quả trong đầu tư tài chính DH và tài sản DH khác 29
4.1.4.Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 29
4.2.Lợi thế của vốn CSH trong việc gia tăng đòn bẩy tài chính 30
4.2.1.Tỷ số nợ trên tổng tài sản 30
4.2.2.Tỷ số nợ dài hạn trên vốn 31
4.3.Hiệu quả sử dụng vốn và tài sản 32
4.3.1.Hiệu quả sử dụng vốn luân lưu 32
4.3.1.1.Vốn luân lưu 32
4.3.1.2.Nhu cầu vốn luân lưu. 34
4.3.2.Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) 37
4.3.3.Tỷ suất sinh lời trên vốn CSH (ROE) 39
4.4.Một số giải pháp đề nghị nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty 44
Chương 5: Kết luận và kiến nghị 46
5.1.Kết luận 46
5.2.Kiến nghị 48
MỞ ĐẦU
1.1.Lý do chọn đề tài
ANGIMEX kinh doanh rất nhiều mặt hàng như: điện thoại, xe máy, công nghệ thông tin Một trong những lĩnh vực kinh doanh quan trọng của ANGIMEX là thu mua lúa gạo trong nước rồi xuất khẩu ra nước ngoài. Do tính chất thời vụ nên sự vận động của một khối lượng lớn vật tư hàng hoá và tiền tệ thường không khớp với nhau về thời gian, có lúc thu nhiều chi ít, có lúc thu ít chi nhiều nên giữa nhu cầu và khả năng về vốn tiền tệ thường không cân đối nhau. Vì vậy, đảm bảo đủ vốn cho hoạt động kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp là vấn đề quan trọng, đòi hỏi phải tổ chức vốn tốt. Vậy, câu hỏi đặt ra ở đây là hiệu quả sử dụng vốn của công ty trong thời gian qua như thế nào? Công ty có đảm bảo tổ chức vốn tốt, thoả mãn nhu cầu vốn và giúp cho vốn luân chuyển ngày càng nhanh. Bởi thực hiện tốt chức năng tổ chức vốn có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của ANGIMEX và trở nên cấp thiết trong tình hình hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, đặc biệt khi Việt Nam gia nhập WTO. Muốn thực hiện tốt việc tổ chức vốn cần phải đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn trong công ty trong những năm qua, để từ đó phát hiện ra các điểm mạnh, điểm yếu mà đưa ra giải pháp khắc phục.
Chính vì tầm quan trọng cũng như tính cấp thiết của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty nên tôi quyết định chọn đề tài “HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY ANGIMEX” để làm chuyên đề tốt nghiệp. Tuy đề tài này đã được các anh chị khoá trước nghiên cứu song chỉ dừng lại ở thời điểm năm 2005, trong khi đó năm 2006 là một năm đầy biến động mang lại nhiều thời cơ lẫn thách thức cho công ty. Ngoài việc mang lại tính kịp thời, hy vọng chuyên đề này sẽ đóng góp một phần vào các quyết định tài chính của các nhà quản trị công ty.
1.2.Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn của công ty thông qua việc phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn như: hiệu quả sử dụng TS và NV, chính sách sử dụng đòn bẩy tài chính, khả năng thanh toán, khả năng sinh lợi đạt được trong việc đầu tư vốn CSH và TS vào sản xuất kinh doanh, sự hợp lý trong cơ cấu nguồn vốn tài trợ cho các tài sản DH và tài sản NH.
- Đề nghị một số giải pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở công ty.
71 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2036 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xuất nhập khẩu An Giang (Angimex), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợ trên vốn CSH, điều này có nghĩa là phần lớn nợ của Công ty là nợ ngắn hạn. Trong hai năm 2005 và 2006, Công ty không vay nợ dài hạn, điều này làm giảm bớt về rủi ro tài chính nếu lợi nhuận của Công ty làm ra không đủ trả lãi vay.
Biểu đồ 4.8: Tình hình tài trợ bằng vốn vay bên ngoài so với vốn CSH.
4.3.Hiệu quả sử dụng vốn và tài sản
4.3.1.Hiệu quả sử dụng vốn luân lưu.
4.3.1.1.Vốn luân lưu.
Sơ đồ 4.1: Sơ đồ biểu hiện vốn luân lưu duơng ở Công ty
TSLĐ
Nợ NH
TSCĐ
Vốn DH
TSLĐ
Nợ NH
TSCĐ
Vốn DH
VLL dương
Qua bảng 4.11 cho thấy vốn luân lưu của công ty dương qua các năm, chứng tỏ việc tài trợ từ nguồn vốn là rất tốt. Toàn bộ TSCĐ được tài trợ từ nguồn vốn dài hạn nghĩa là một cách rất ổn định. Doanh nghiệp không những đủ vốn dài hạn tài trợ cho các TSCĐ của mình mà còn thừa để tài trợ cho các nhu cầu ngắn hạn khác. Đồng thời khi vốn luân lưu dương cũng có nghĩa là tổng TSLĐ lớn hơn nợ ngắn hạn. Điều đó chứng tỏ DN có khả năng thanh toán tốt, có khả năng trang trãi được các khoản nợ ngắn hạn với tài sản quay vòng nhanh.
Bảng 4.11: Vốn luân lưu.
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Nguồn vốn dài hạn
58,978
84,685
85,337
TSCĐ
42,547
57,644
78,346
TSLĐ
171,636
124,467
100,627
Nợ ngắn hạn
155,231
97,425
93,636
Vốn luân lưu
16,404
27,041
6,991
Biểu đồ 4.9: Vốn luân lưu
Vốn luân lưu tăng từ 16,404 triệu đồng ở năm 2004 lên 27,041 triệu đồng ở năm 2005. Điều này là do nguồn vốn tự có của doanh nghiệp tăng (từ 55,571 triệu đồng lên 84,685 triệu đồng). Sự gia tăng vốn lưu động dựa trên nguồn vốn tự có của DN là rất tốt. Điều này có nghĩa rằng DN hoạt động thu được lợi nhuận hay huy động được thêm vốn từ bên ngoài.
Sang năm 2006, vốn luân lưu giảm còn 6,991 triệu đồng. Điều này là do TSCĐ tăng 35.91% và TSLĐ giảm 19.15% trong khi đó nguồn vốn dài hạn chỉ tăng 0.77% và nợ vay ngắn hạn chỉ giảm 3.98% so với năm 2005. Tuy vốn luân lưu giảm mạnh nhưng vẫn còn dương. Mặt khác, trong năm 2006, DN đầu tư phát triển xây dựng thêm hai cửa hàng dẫn đến TSCĐ tăng mạnh và nhanh hơn nguồn vốn dài hạn. Vốn luân lưu giảm mạnh vào năm này làm cho mức độ an toàn tài chính của DN giảm xuống. Tuy vậy, việc giảm vốn này là nằm tài trợ cho các khoản đầu tư sinh lợi mới, góp phần nâng cao vị thế của Công ty. Nên nếu trong đà phát triển, DN sinh ra được lợi nhuận hoặc huy động được thêm nguồn vốn dài hạn, thì đây chỉ là hiện tượng nhất thời, không đáng ngại. Vì vốn dài hạn sẽ dần dần tăng lên bằng mức TSCĐ đem đầu tư và vốn luân lưu sẽ tăng cao trở lại.
Vốn luân lưu giảm mạnh trong năm 2006 chủ yếu là do TSLĐ giảm nhiều, trong đó giảm nhiều nhất là KPT khách hàng. Hàng tồn kho tăng 28.42% trong khi VLL giảm cho thấy Công ty không xảy ra tình trạng cạn dự trữ do duy trì quá ít HTK trong kho. Mặt khác, để giữ vững nguồn nguyên liệu đầu vào, trong năm 2006 Công ty đã mở rộng đối tác để tham gia cung ứng. Ngoài Công ty TNHH Đức Thành, Công ty TNHH Tiền Giang, Công ty đã chọn thêm 3 đối tác nằm trong khu vực: Lấp Vò, Thốt Nốt, Phú Hoà và trong những trường hợp mất mùa do thiên tai, ảnh hưởng đến nguyên liệu đầu vào lương thực dành cho xuất khẩu, Công ty có thể sử dụng nguồn nguyên liệu từ Campuchia góp phần bổ sung nguồn cho thị trường.
4.3.1.2.Nhu cầu vốn luân lưu.
Bảng 4.12: Nhu cầu vốn luân lưu
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Khoản phải thu
81,507
64,336
26,242
Hàng tồn kho
84,370
54,105
69,755
Nợ ngắn hạn
155,231
97,425
93,636
Nhu cầu vốn luân lưu
10,646
21,016
2,361
Biểu đồ 4.10: Nhu cầu vốn luân lưu.
Nhu cầu vốn lưu động năm 2005 tăng gấp đôi so với nhu cầu vốn lưu động năm 2004. Điều đó là do trong năm 2005 tuy các nợ phải thu và hàng tồn kho có giảm nhưng tốc độ giảm của phần sử dụng vốn này vẫn còn cao hơn nhiều so với tốc độ giảm của khoản nợ ngắn hạn được vay, dẫn đến nhu cầu vốn lưu động tăng mạnh. Trong trường hợp này, Công ty nên lưu ý không nên sử dụng vốn lưu động tài trợ phần lớn cho tồn kho. Đây không phải là quyết định sử dụng vốn tốt, vì có thể DN đã sử dụng nguồn vốn dài hạn, tốn kém cho việc sử dụng ngắn hạn mà đáng lẽ việc sử dụng này phải do tín dụng ngắn hạn tài trợ (tín dụng ngắn hạn có chi phí thấp hơn).
Sang năm 2006, DN đã khắc phục được tình trạng nhu cầu vốn luân lưu tăng quá cao. Nhu cầu vốn luân lưu đã giảm xuống còn 2,361 triệu đồng. Đây là một dấu hiệu rất tốt chứng tỏ DN cân đối tốt trong việc sử dụng nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho TSLĐ và sử dụng nguồn vốn dài hạn tài trợ cho TSCĐ, nâng cao sự ổn định và an toàn về mặt tài chính.
Bảng 4.13: Vốn bằng tiền
ĐVT: Tiệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Vốn luân lưu
16,404
27,041
6,991
Nhu cầu vốn luân lưu
10,646
21,016
2,361
Vốn bằng tiền
5,758
6,024
4,629
Biểu đồ 4.11: Vốn bằng tiền.
Qua bảng 4.13 cho thấy, trong cả 3 năm gần đây vốn bằng tiền của DN đều dương, chứng tỏ vốn luân lưu của DN không những đáp ứng đủ nhu cầu về vốn luân lưu mà còn dư tiền trong quỹ, lượng tiền này gần tương đương nhau qua các năm. Như vậy, DN có nhu cầu vốn luân lưu dương qua các năm, đây là điều thường gặp trong các DN có ngành hoạt động theo thời vụ. Tuy nhu cầu vốn luân lưu dương nhưng vốn luân lưu của DN vẫn đủ tài trợ, tình hình tài chính như vậy là rất lành mạnh, hiệu quả sử dụng vốn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh là tốt.
Biểu đồ 4.12: Sự tài trợ nhu cầu vốn luân lưu bằng vốn luân lưu.
Tóm lại: Vốn luân lưu dương phản ánh TSCĐ được tài trợ một cách vững vàng. Nợ ngắn hạn ít, kéo thu nhu cầu vốn luân lưu dương. Nhưng vốn luân lưu vẫn đủ đáp ứng nhu cầu này. Riêng vốn bằng tiền và các KPT đã thừa đủ để trả các món nợ ngắn hạn. Tổng TSLĐ lớn hơn nợ ngắn hạn và đến năm 2006, khả năng thanh toán của Công ty tốt, sự độc lập tài chính ở mức cao, Công ty còn có khả năng vay dài hạn vì nợ dài hạn ở Công ty chiếm tỷ lệ rất nhỏ và hầu như không có vay thêm vào các năm 2005 và 2006.
Sơ đồ 4.2: Mối quan hệ giữa NC VLL, VLL và vốn bằng tiền.
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Vốn bằng tiền
4,629
Vốn bằng tiền
6,024
Vốn bằng tiền
5,758
Nợ NH
93,636
HTK
KPT
95,997
NC VLL
2,361
Nợ NH
97,425
HTK
KPT
118,441
NC VLL
21,016
NC VLL
21,016
Nợ NH
155,231
HTK
KPT
165,877
NC VLL
10,646
NC VLL
10,646
VLL
6,991
Vốn DH
85,337
TSCĐ
78,346
VLL
6,991
VLL
27,041
Vốn DH
84,685
TSCĐ
57,644
VLL
27,041
VLL
16,404
Vốn DH
58,978
TSCĐ
42,574
VLL
16,404
4.3.2.Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA).
Bảng 4.14: Khả năng sinh lời của tổng tài sản.
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Lợi nhuận
11,653
18,569
16,104
Tổng TS
214,210
182,111
178,973
Khả năng sinh lời của TTS (ROA)
5.44%
10.20%
9.00%
Biểu đồ 4.13: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA).
Qua bảng 4.14 cho thấy cứ một đồng tài sản Công ty đầu tư vào hoạt động kinh doanh trong kỳ sẽ tạo ra 0.0544 đồng lợi nhuận ở năm 2004, 0.1020 đồng lợi nhuận ở năm 2005 và 0.0900 đồng lợi nhuận ở năm 2006.Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản tăng qua các năm, tuy năm 2006 có xu hướng sụt giảm. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế bị giảm vào năm 2006. Lợi nhuận sau thuế bị giảm không phải do Công ty kinh doanh không có hiệu quả (lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh vẫn tăng đều qua hàng năm: đạt 15,019 triệu đồng vào năm 2004, 16,469 triệu đồng và 17,780 triệu đồng) mà do trong năm 2006, Công ty phải tăng tiền nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất và nộp thuế bổ sung cho năm 2004 khiến cho lợi nhuận bị giảm; mặt khác lợi nhuận năm 2005 cao hơn so với năm 2006 là còn có phần đóng góp của khoản thu nhập khác. Điều này chứng tỏ Công ty có sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản hợp lý và có hiệu quả, hàng năm đều mang lại lợi nhuận cho Công ty. Hiệu quả sử dụng tổng tài sản như vậy là tốt. Tuy nhiên để có thể đánh giá chính xác khả năng sinh lời của tổng tài sản ta cần xem xét đến ảnh huởng của các nhân tố hệ số lãi ròng và số vòng quay tổng tài sản thông qua phương pháp Dupont.
Ta có:
ROA (2004): 5.44% = 1.03% x 5.2971 (vòng)
ROA (2005): 10.20% = 1.27% x 8.0128 (vòng)
ROA (2006): 9% = 1.24% x 7.2827 (vòng)
Bảng 4.15: Hệ số lãi ròng và hệ số lãi gộp.
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Hệ số lãi ròng
1.03%
1.27%
1.24%
Hệ số lãi gộp
7.85%
8.86%
9.50%
Biểu đồ 4.14: Hệ số lãi ròng và hệ số lãi gộp.
Qua bảng 4.15 ta thấy hệ số lãi ròng năm 2005 có tăng chút ít so với năm 2004 (tăng 0.25%) cho thấy hiệu suất sinh lợi có tăng nhưng rất ít. Nếu so sánh thêm hệ số lãi gộp giữa hai năm thì hệ số lãi gộp năm 2005 (8.86%) cao hơn so với năm 2004 (7.85%), đó là do Công ty đã có nhiều nỗ lực trong việc cắt giảm chi phí, năng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu và lao động so với năm trước. Nói cách khác là Công ty hoạt động tương đối hiệu quả hơn trên phương diện sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Kết hợp ảnh hưởng của nhân tố hệ số lãi ròng với số vòng quay TTS này mang lại một dấu hiệu lạc quan, bởi sự kết hợp này mang lại một ROA cao gần gấp đôi so với ROA của năm 2004. Điều này chứng tỏ tính hiệu quả cao của việc phân phối và quản lý các nguồn lực, nó cho biết tỷ lệ lợi nhuận mang lại cho vốn CSH và chủ nợ của Công ty trong năm 2005 cao gần gấp đôi so với năm 2004. Như vậy, trong năm 2005, Công ty đã cải thiện được tỷ suất lợi nhuận trên TTS bằng cách gia tăng vòng quay TTS, đặc biệt là vòng quay TSLĐ.
Hệ số lãi ròng năm 2006 nhỏ hơn so với năm 2005, mức độ giảm rất nhỏ (0.04%). So sánh thêm hệ số lãi gộp giữa hai năm cho thấy hệ số lãi gộp có xu hướng tiếp tục tăng (tăng từ 8.86% lên 9.05%). Điều này khẳng định thêm khả năng Công ty vẫn còn hoạt động hiệu quả trên phương diện sản xuất và tiêu thụ. Ta phải kết hợp ảnh hưởng của hệ số lãi ròng với số vòng quay TTS mới có thể khẳng định được hệ số lãi ròng có xu hướng giảm là tốt hay xấu. Chỉ tiêu ROA tính được cho thấy ROA năm 2006 (9%) giảm so với ROA năm 2005 (10.20%). Như vậy, tuy khả năng sinh lời trên mỗi đồng doanh thu gần xấp xỉ như nhau giữa hai năm nhưng thu nhập trên đầu tư đã thấp hơn đã cho thấy rằng so với năm 2005 thì trong năm 2006, Công ty phải sử dụng nhiều tài sản hơn để tạo ra một đồng doanh thu, đó chính là TSCĐ.
4.3.3.Tỷ suất sinh lời trên vốn CSH (ROE)
Bảng 4.16: Khả năng sinh lời của vốn CSH.
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Lợi nhuận
11,653
18,569
16,104
Vốn CSH
55,571
84,685
85,337
Khả năng sinh lời của vốn CSH (ROE)
20.97%
21.93%
18.87%
Biểu đồ 4.15: Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE).
Qua bảng 4.16 cho thấy vào năm 2004 mỗi đồng vốn CSH dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì Công ty thu đươc 0.2097 đồng lợi nhuận, tương ứng vào năm 2005 là 0.2193 đồng lợi nhuận, vào năm 2006 là 0.1887 đồng lợi nhuận. Điều này cho thấy hiệu sử dụng vốn CSH tăng từ 2004 đến năm 2005 và giảm ở năm 2006. Ta sẽ tìm hiểu nguyên nhân gây ra biến động ROE của 3 năm thông qua các nhân tố cấu thành nó theo phương pháp phân tích Dupont.
Bảng 4.17: Tỷ suất sinh lời trên vốn CSH theo phương pháp Dupont.
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
05/04
06/05
Hệ số lãi ròng (%)
1.03%
1.27%
1.24%
0.25%
(0.04%)
Số vòng quay TTS (vòng)
5.2971
8.0128
7.2827
2.7157
(0.7302)
Đòn cân tài chính (%)
385.47%
215.04%
209.72%
(170.42%)
(5.32%)
Tỷ lệ vốn CSH trên TTS (%)
25.94%
46.50%
47.68%
20.56%
(5.32%)
ROA (%)
5.44%
10.20%
9.00%
4.76%
(1.20%)
ROE (%)
20.97%
21.93%
18.87%
0.96%
(3.06%)
Ta có:
ROE (2004): 20.97% = 1.03% x 5.2971 (vòng) x 385.47%
ROE (2005): 21.93% = 1.27% x 8.0128 (vòng) x 215.04%
ROE (2006): 18.87% = 1.24% x 7.2827 (vòng) x 209.72%
Từ biếu thức trên ta nhận thấy để gia tăng tỷ suất sinh lợi trên vốn CSH vào năm 2005, Công ty đã gia tăng khả năng sinh lợi trên doanh số và hiệu quả sử dụng tổng tài sản, trong đó hiệu quả sử dụng TSLĐ đạt kết quả rất cao.
Ảnh hưởng của nhân tố tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đến ROE:
ROE = .
Ảnh hưởng của nhân tố số vòng quay TTS đến ROE:
ROE = .
Với khối lượng hoạt động tăng cao và lợi nhuận đạt trong năm 2005 cao hơn so với năm trước thì sự gia tăng mức đòn bẩy nợ lên lúc này sẽ khiến cho ROE tăng cao. Tuy nhiên do năm 2004, Công ty đã sử dụng lượng vốn vay quá lớn khiến cho rủi ro tài chính tăng. Vì vậy để hạn chế rủi ro tài chính Công ty buộc phải giảm tỷ lệ nợ vay trong năm 2005. Điều này khiến cho tỷ suất sinh lời trên vốn CSH có tăng nhưng không quá cao so với năm trước đó.
Ảnh hưởng của nhân tố tỷ lệ vốn CSH trên TTS hay đòn cân tài chính đến ROE:
ROE = .
Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố đến ROE:
ROE = .
Ta nhận thấy để ROE của năm 2004 (20.97%) có kết quả gần xấp xỉ năm 2005 (21.93%), Công ty đã gia tăng đòn cân nợ vào năm 2004, tỷ lệ nợ phải trả trên vốn CSH là 285.47%, nghĩa là Công ty đã sử dụng nợ vay tài trợ nhiều hơn vốn CSH 185.47%, trong khi đó năm 2005 tỷ lệ nợ phải trả trên vốn CSH là 115.04%, nghĩa là Công ty chỉ sử dụng nợ vay tài trợ nhiều hơn 15.04% so với vốn CSH. Mặt khác, tỷ suất tự tài trợ năm 2004 là 25.94% cho thấy Công ty thiếu vốn và khả năng chủ động về tài chính được đánh giá thấp. Điều này cho thấy tuy ROE của 2 năm 2004 và 2005 gần tương đương nhau nhưng năm 2005 được đánh giá tốt hơn, bởi vì Công ty chẳng những sử dụng hiệu quả tài sản và nguồn vốn của mình mà còn giảm thiểu được rủi ro tài chính thông qua việc tận dụng hợp lý vốn vay bên ngoài để tăng lợi nhuận cho Công ty. Tuy nhiên, trong năm 2005, Công ty có thể gia tăng chỉ tiêu ROE cao hơn nếu sử dụng đòn bẩy tài chính một hợp lý hơn nữa. Công ty có thể vay nợ sao cho với mức vay đó thì tác động đòn bẩy vẫn còn hiệu quả, đó là việc vay nợ chỉ dừng lại ở mức chi phí tài chính phải nhỏ hơn khoản tăng thêm của phần lợi nhuận thu được nhờ tác động đòn bẩy.
*Nhận xét: Trong giai đoạn năm 2004 – 2005, tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH của Công ty tăng 0.96% so với năm 2004. Điều này là do các nhân tố sau đây ảnh hưởng:
-Do tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng 0.25% làm cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH (ROE) tăng 5,02%.
-Do số vòng quay TTS tăng 2.7157 vòng làm cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH (ROE) tăng 13,32%.
-Do tỷ lệ vốn CSH trên TTS tăng 20.56% làm cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH (ROE) giảm 17.38%.
Tóm lại: Trong giai đoạn 2004 – 2005, chỉ tiêu ROE tăng 0.96% chủ yếu là do Công ty đã tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và gia tăng được số vòng quay TTS hay nói cách khác là Công ty đã kinh doanh có lãi và sử sụng hiệu quả tài sản, cả TSCĐ và TSLĐ.
Từ bảng 4.17 trên cho thấy ROE của năm 2006 giảm so với năm 2005. Sự biến động giữa ROE năm 2005 và năm 2006 chịu ảnh hưởng nhiều bởi sự thay đổi của ROA, bởi sự biến động của ROA là sự kết hợp của hai nhân tố hệ số lãi ròng giảm 0.04% và số vòng quay TTS giảm 0.7302 (vòng) đã làm cho chỉ tiêu ROA giảm đi 1.20%.
Ảnh hưởng của nhân tố tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đến ROE:
ROE = .
Ảnh hưởng của nhân tố số vòng quay TTS đến ROE:
ROE = .
Đến lúc này ta cần xét đến chỉ tiêu thứ ba: đòn cân nợ. Với tỷ suất tự tài trợ tính được là 46.50% vào năm 2005 và 47.68% vào năm 2006 cho thấy sự chủ động vế vốn của Công ty trong hai năm này đều tốt, tất nhiên là sự chủ động về vốn trong năm 2006 tốt hơn năm 2005. Với tỷ suất tự tài trợ như vậy, Công ty hoàn toàn có khả năng huy động thêm được nguồn vốn từ bên ngoài, tuy nhiên thông qua bảng cân đối kế toán cho biết các khoản vay ở Công ty hầu như giảm đều qua các năm. Trong năm 2006, Công ty giảm đòn cân nợ bằng cách giảm tỷ lệ giữa nợ phải trả với vốn CSH để tài trợ cho hoạt động kinh doanh (tỷ lệ như sau: 115.04% cho năm 2005 và 109.72% cho năm 2006). Điều này khiến Công ty chưa tận dụng hết cơ hội vay vốn của bên ngoài, vì vậy tuy rủi ro kinh doanh ít nhưng hiệu quả thì không cao.
Ảnh hưởng của nhân tố tỷ lệ vốn CSH trên TTS:
ROE = .
Chính sự sụt giảm của cả ba nhân tố tính chỉ số ROE theo phương pháp Dupont, trong đó giảm hiệu quả sử dụng TSCĐ là nguyên nhân chủ yếu đã làm cho ROE của năm 2006 bị giảm đi 3.06% so với năm 2005.
Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố:
ROE = .
*Nhận xét: Trong giai đoạn năm 2005 – 2006, tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH của Công ty giảm 3.06% so với năm 2005. Điều này là do các nhân tố sau đây ảnh hưởng:
-Do tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm 0.04% làm cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH (ROE) giảm 0.64%.
-Do số vòng quay TTS giảm 0.7302 vòng làm cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH (ROE) giảm 1.94%.
-Do tỷ lệ vốn CSH trên TTS tăng 1.18% làm cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH (ROE) giảm 0.48%.
Tóm lại: Trong giai đoạn năm 2005 – 2006, chỉ tiêu ROE giảm đi 3.06% là do cả 3 nhân tố hệ số lãi ròng, số vòng quay TTS (trong đó hiệu quả sử dụng TSCĐ năm 2006 giảm nhiều so với năm 2005) và đòn cân tài chính đều giảm. Điều này cho thấy, hiệu quả sử dụng nguồn vốn năm 2006 có phần giảm sút so với năm 2005. Tuy nhiên cần lưu ý cách đánh giá này đã bị ảnh hưởng bởi một nhân tố là khoản thu nhập khác mà Công ty có được vào năm 2005. Chính khoản thu nhập khác này đã làm gia tăng lợi nhuận sau thuế năm 2005 và điều này đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu việc tính ROE năm 2005 có vẻ cao hơn so với kết quả kinh doanh thu được.
Bảng 4.18: Ảnh hưởng của các nhân tố đến ROE
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng
2005/2004
2006/2005
Ảnh hưởng của nhân tố hệ số lãi ròng
0.0502
(0.0064)
Ảnh hưởng của nhân tố số vòng quay TTS
0.1332
(0.0194)
Ảnh hưởng của nhân tố vốn CSH trên TTS
(0.1738)
(0.0048)
Tổng các nhân tố ảnh hưởng
0.0096
(0.0306)
Như đã nói ở trên, ta cần lưu ý rằng sự giảm sút chỉ tiêu ROE và cả ROA trong năm 2006 là do trong năm 2005, lợi nhuận sau thuế ở Công ty có sự đóng góp của khoản thu nhập khác (trong đó có tiền thưởng do vượt kim ngạch xuất khẩu) và do DN phải đóng thêm thuế (ngoài thuế TNDN phải nộp, Công ty còn phải đóng thêm thuế chuyển quyền sử dụng đất do Công ty nhượng bán phân xưởng sản xuất ở Cần Thơ và thuế phải nộp bổ sung năm 2004) dẫn đến lợi nhuận sau thuế bị giảm ở năm 2006. Do vậy, phần dưới đây ta sẽ xem xét khả năng sinh lời của Công ty sau khi đã loại trừ đi yếu tố thuế và thu nhập khác.
Bảng 4.19: Khả năng sinh lợi căn bản của Công ty
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
EBIT
21,165
28,486
33,481
Tổng tài sản
214,210
182,111
178,973
Khả năng sinh lợi căn bản
9.88%
15.64%
18.71%
Bảng 4.19 cho thấy sau khi loại trừ yếu tố thu nhập khác và thuế thì khả năng sinh lợi căn bản của Công ty tăng cao qua hàng năm, từ 9.88% ở năm 2004 tăng lên 15.64% vào năm 2005 và đạt mức 18.71% vào năm 2006. Điều này cho biết, từ một đồng tài sản bỏ ra Công ty thu được 0.0988 đồng lợi nhuận ở năm 2004, 0.1564 đồng lợi nhuận ở năm 2005 và 0.1871 đồng lợi nhuận ở năm 2006, lợi nhuận thu được chính là lợi nhuận trước thuế và có tính thêm lãi vay.
Mặt khác, thông qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, sau khi loại trừ đi phần thu nhập bất thường, cho thấy hiệu quả kinh doanh của Công ty tăng qua các năm. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng từ 15,019 triệu đồng ở năm 2004 lên 16,469 triệu đồng ở năm 2005 và đạt 17,780 triệu đồng vào năm 2006. Tỷ suất lợi nhuận của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ hàng năm không thay đổi nhiều (tỷ suất khoảng 0.01 cho mỗi năm). Điều này chứng tỏ DN vẫn khai thác một cách hiệu quả về năng lực vốn, lao động, cơ sở vật chất, kỹ thuật…
Bảng 4.20: So sánh khả năng sinh lời của vốn CSH với của TTS
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Khả năng sinh lời của vốn CSH
20.97%
21.93%
18.87%
Khả năng sinh lời của tổng tài sản
5.44%
10.20%
9.00%
*Vào năm 2004 DN sử dụng 158,639 triệu đồng vốn vay. Nếu so sánh lợi nhuận với tổng vốn sử dụng thì khả năng sinh lời của tổng tài sản là 5.44% thấp hơn khả năng sinh lời của vốn CSH (20.97%). Như vậy có thể nói với 1 đồng vốn từ mọi nguồn đem lại 0.0544 đồng lợi nhuận.
*Vào năm 2005 DN sử dụng 97,425 triệu đồng vốn vay. Nếu so sánh lợi nhuận với tổng vốn sử dụng thì khả năng sinh lời của tổng tài sản là 10.20% thấp hơn khả năng sinh lời của vốn CSH (21.93%). Như vậy có thể nói với 1 đồng vốn từ mọi nguồn đem lại 0.1020 đồng lợi nhuận.
*Vào năm 2006 DN sử dụng 93,636 triệu đồng vốn vay. Nếu so sánh lợi nhuận với tổng vốn sử dụng thì khả năng sinh lời của tổng tài sản là 09.00% thấp hơn khả năng sinh lời của vốn CSH (18.87%). Như vậy có thể nói với 1 đồng vốn từ mọi nguồn đem lại 0.0900 đồng lợi nhuận.
Tóm lại: Trong năm 2004, Công ty đã gia tăng đòn cân nợ để tăng khả năng sinh lời của vốn CSH, việc sử dụng vốn vay này cho thấy Công ty đã tận dụng tốt được cơ hội trên thị trường. Trong năm 2005, để giảm rủi ro tài chính, Công ty đã giảm các khoản vay bên ngoài. Trong năm 2005 với sự tăng lên của doanh thu và lợi nhuận, Công ty có thể vay vốn bên ngoài để gia tăng thêm tỷ suất sinh lời trên vốn CSH nhưng Công ty lại tiếp tục giảm các khoản nợ phải trả. Sự gia tăng đòn cân nợ trong lúc tình hình kinh doanh của Công ty đang thuận lợi là động lực thúc đẩy Công ty kinh doanh có hiệu quả hơn. Tuy nhiên Công ty đã không tận dụng được điều này, các khoản vay tiếp tục giảm đã khiến Công ty không tận dụng được cơ hội gia tăng thêm ROE cao hơn so với ROE đạt được của năm 2005 và cả trong năm 2006.
4.4. Một số giải pháp đề nghị nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty.
Qua quá trình phân tích và đánh giá tình hình sử dụng vốn tại ANGIMEX cho thấy việc quản lý và sử dụng nguồn vốn là tương đối tốt. Ngoài các giải pháp mà Công ty đã đề ra, Công ty có thể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn với các giải pháp đề xuất thêm sau đây:
- Công ty cần tăng vòng quay toàn bộ vốn, đặc biệt là tăng tốc độ chu chuyển vốn lưu động nhanh hơn nữa để tăng lợi nhuận và hiệu quả sử dụng vốn. Qua phân tích cho thấy muốn thực hiện điều đó biện pháp cần làm trước tiên là Công ty phải tăng nhanh vòng quay của HTK, bởi vì đây là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong TSLĐ.
- Công ty cần mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh bằng cách tận dụng tối đa nguồn vốn bên ngoài, tăng doanh thu tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh vì tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH sẽ tăng đáng kể khi tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, trên vốn kinh doanh có thể thấp. Việc tận dụng vốn vay bên ngoài sẽ tận dụng được các cơ hội trên thị trường để tăng lợi nhuận cho Công ty, từ đó có thể giảm tỷ lệ vốn CSH trên TTS vì với tỷ suất tự tài trợ như hiện nay cho thấy sự chủ động về nguồn vốn của Công ty là tương đối tốt. Công ty có thể vay vốn bên ngoài để mở rộng kinh doanh, đặc biệt là vay dài hạn vì tỷ lệ này rất thấp và hầu như không có trong các năm gần đây nhưng phải đảm bảo tỷ suất tự tài trợ ở mức bình thường chấp nhận được là khoảng 40% - 50%.
- Trong năm 2006, HTK của Công ty có dấu hiệu tăng trở lại. Công ty cần phải đánh giá lại các khoản mục hàng hóa để xem khoản mục nào làm cho HTK tăng cao mà xây dựng chính sách tồn kho hợp lý hơn trong tương lai. Mặt khác, HTK tăng trong năm 2006 còn chịu ảnh hưởng từ sự biến động của yếu tố thị trường và chính sách hạn chế xuất khẩu cũng gây không ít khó khăn, làm giảm kết quả hoạt động của Công ty. Do đó Công ty cần phải có chính sách kinh doanh cũng như chiến lược tồn kho linh hoạt như năm 2005 đã mang lại kết quả thắng lợi. Muốn vậy, Công ty cần phải có đội ngũ nhân viên chuyên phân tích các nhân tố bên trong và bên ngoài, sự biến động và từng tình huống trên thị trường để xác định kịp thời những cơ hội và rủi ro nhằm có biện pháp tận dụng cơ hội vàng trên thị trường và khắc phục rủi ro trong kinh doanh.
- Khoản phải thu bình quân của Công ty quá thấp vào năm 2006 biểu hiện một chính sách tín dụng quá chặt chẽ. Lúc này KPT khách hàng có chất lượng cao nhưng doanh số sẽ đã giảm và lợi nhuận có thể thấp hơn mức đáng lẽ ra phải đạt được. Do vậy, trong năm tới Công ty nên nới lỏng các tiêu chuẩn tín dụng. Nói cách khác Công ty cần xây dựng chính sách bán chịu sao cho KPT có thể chuyển hoá thành tiền trong một khoản thời gian hợp lý trong mối quan hệ với chính sách bán hàng và chính sách quản trị KPT khách hàng. Cụ thể, Công ty có thể lập ra một bảng kê thời hạn của các tài khoản KPT khách hàng nhằm quản lý các khoản phải thu khách hàng quá hạn và chưa quá hạn. Cách này phân loại KPT khách hàng vào thời điểm nhất định theo tỷ lệ phần trăm hóa đơn nợ của các tháng trước. Tùy vào kết luận rút ta từ bảng kê, Công ty sẽ đưa ra quyết định tiếp tục chính sách tín dụng hay phải tiến hành thu hồi nợ đối với khách hàng. Ngoài ra Công ty có thể thu hút thêm lượng khách hàng bằng cách giảm giá đối với những khách hàng trả nợ trước thời hạn với mức chiết khấu do Công ty định ra. Cụ thể, với một hợp đồng xuất khẩu gạo có thời thanh toán trong một tháng Công ty đưa ra chính sách tín dụng như sau: 5/10 Net 30, nghĩa là thời hạn thanh toán Công ty dành cho khách hàng là một tháng, nhưng Công ty sẽ giảm giá 5% cho khách hàng thanh toán trong vòng 10 ngày.
Chương 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Chuyên đề này thực hiện nhằm phân tích và đánh giá tình hình sử dụng vốn tại Công ty ANGIMEX trong 3 năm gần đây từ năm 2004 – 2005 – 2006. Việc phân tích tình hình sử dụng vốn chủ yếu dựa trên sự so sánh tình hình biến động theo chiều ngang và chiều dọc của tài sản và nguồn vốn giữa các năm thông qua bảng CĐKT. Việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn được dựa trên các chỉ tiêu tài chính như chỉ tiêu về khả năng thanh toán, chỉ tiêu về khả năng hoạt động, chỉ tiêu về khả năng sinh lời và chỉ tiêu đòn bẩy tài chính, thông qua đó cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính và tình hình sử dụng nguồn vốn của Công ty. Ngoài ra, chuyên đề còn sử dụng phương pháp phân tích Dupoint để xác định được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, số vòng quay TTS và tỷ suất vốn CSH trên TTS. Thông qua mức độ ảnh hưởng nhiều hay ít mà đề ra các biện pháp khắc phục các mặt hạn chế, tận dụng được thế mạnh để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở Công ty.
Thông qua việc phân tích tình hình sử dụng vốn của Công ty ANGIMEX qua ba năm 2004 – 2005 – 2006 cho thấy:
-Về việc kinh doanh của Công ty: Trong 3 năm phân tích thì năm 2005 đạt doanh thu và lợi nhuận sau thuế cao nhất. Điều này là do năm 2005, Công ty tăng trưởng vượt bậc cả về số lượng lẫn kim ngạch với số lượng 333,800 tấn, kim ngạch đạt 77,000,000 USD. Tuy doanh thu năm 2006 không bằng năm 2005 nhưng lợi nhuận thuần từ kết quả hoạt động kinh doanh lại đạt cao hơn (năm 2005: 16,469 triệu đồng; năm 2006: 17,780 triệu đồng) chứng tỏ hình hình kinh doanh của Công ty rất khả quan.
Mặc dù lợi nhuận từ kết quả hoạt động kinh doanh của năm 2006 cao hơn năm 2005 nhưng lợi nhuận sau thuế lại thấp hơn. Điều này là do trong năm 2005, ngoài lợi nhuận thu được từ hoạt động tài chính và hoạt động kinh doanh còn có phần lớn thu nhập khác đã đóng góp không ít khiến cho lợi nhuận sau thuế năm 2005 tăng cao. Thu nhập khác này bao gồm thu tiền thuê kho, thu trợ giá công ty NIDERA, thu tiền thưởng vượt kim ngạch xuất khẩu (chiếm tỷ trọng cao) và thu nhập khác.
Mặt khác, trong cả 3 năm 2004 – 2005 – 2006, Công ty hoàn toàn có khả năng tăng thêm kết quả kinh doanh, nâng cao lợi nhuận của mình nhưng Công ty đã gặp khó khăn từ việc Chính phủ hạn chế xuất khẩu làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Công ty không được như mong muốn.
-Về tình hình biến động tài sản và nguồn vốn trong 3 năm phân tích 2004 – 2005 – 2006: Nhìn chung tài sản và nguồn vốn của Công ty có xu hướng giảm qua các năm, phản ánh quy mô sản xuất kinh doanh bị thu hẹp. Tuy nhiên thông qua việc phân tích các khoản mục trong tài sản và nguồn vốn cho thấy:
+Về phần tài sản giảm sút chủ yếu là do hai khoản mục KPT và HTK giảm mạnh qua các năm. KPT giảm một phần là do chính sách bán chịu của Công ty thu hẹp nhằm tối thiểu việc bị đơn vị khác chiếm dụng vốn; một phần là do lệnh tạm dừng ký mới xuất khẩu của Chính phủ và việc Công ty kiên quyết không ký hợp đồng giá thấp khiến cho số lượng hợp đồng được ký giảm sút ảnh hưởng đến số lượng khách hàng của Công ty; phần nữa là do biến động của thị trường tiêu thụ nếp vẫn bị thu hẹp do Indonesia còn đóng cửa, thị trường tiêu thụ gạo Jasmine tiếp tục sụt giảm.
Hàng tồn kho giảm là do nguyên nhân chủ yếu Công ty thực hiện chiến lược quản trị HTK mang tính định hướng theo từng giai đoạn, kết hợp giữa tồn – kho – bán – mua - sản xuất giao hàng khiến cho lượng hàng tồn kho không bị ứ động nhiều. Năm 2006, HTK có dấu hiệu tăng trở lại là do ảnh hưởng từ cuộc chiến giá cả và lệnh dừng xuất khẩu của Chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát do tình trạng thiếu hụt gạo nội địa.
+Về phần nguồn vốn giảm là do Công ty giảm các khoản nợ phải trả trong các năm 2005 và năm 2006. Tuy nhiên song song với các khoản nợ phải trả giảm thì nguồn vốn CSH lại không ngừng tăng mạnh. Điều này chứng tỏ sức mạnh về vốn và tài chính của Công ty ngày càng tăng cao. Công ty đã dùng nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho TSCĐ và tài trợ một phần cho TSLĐ. Điều này cho thấy sự phân bổ, sử dụng hợp lý trong cơ cấu nguồn vốn.
-Về hiệu quả sử dụng tài sản và đồng vốn của Công ty, qua phân tích các chỉ số tài chính cho thấy mỗi đồng tài sản hoặc mỗi đồng vốn bỏ ra đều mang lại lợi nhuận cho Công ty. Chỉ tiêu này tăng vào năm 2005 và bị sụt giảm vào năm 2006, cho thấy hiệu quả sử dụng nguốn vốn có phần kém hiệu quả đi. Tuy nhiên do hai chỉ tiêu ROE và ROA được tính từ lợi nhuận sau thuế nên có phần ảnh hưởng không nhỏ thu nhập khác. Nếu loại trừ ảnh hưởng yếu tố thu nhập khác thì hiệu quả sử dụng tài sản và nguồn vốn ở Công ty năm 2006 được đánh giá là khả quan hơn năm 2005.
Từ đó cho thấy, tuy quy mô kinh doanh của Công ty bị thu hẹp nhưng hiệu quả sử dụng đồng vốn của Công ty nhìn chung là tăng qua các năm, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đều tăng qua các năm chứng tỏ Công ty đầu tư tốt nguồn vốn của mình.
-Về khả năng độc lập tự chủ trong kinh doanh của Công ty, qua phân tích cho thấy tỷ số nợ giảm dần qua các năm. Nợ vay giảm, nguồn vốn CSH tăng dần qua các năm chứng tỏ sự độc lập về tài chính của Công ty ngày càng cao. Công ty mở rộng hoạt động kinh doanh chủ yếu từ nguồn vốn của bản thân Công ty.
-Về khả năng thanh toán, qua phân tích cho thấy khả năng thanh toán tổng quát của Công ty là chấp nhận được. Tuy nhiên, khả năng thanh toán nhanh có phần sụt giảm nghiêm trọng. Nhưng do số vòng luân chuyển của KPT và HTK ở Công ty cao qua các năm nên khả năng thanh toán bằng tiền là tốt. Tuy nhiên với tỷ số thanh toán nhanh như vậy, nếu các KPT chậm thu được và lượng HTK chậm giải phóng để chuyển đổi thành tiền thì tình hình thanh toán của Công ty sẽ gặp nhiều khó khăn. Do vậy, Công ty cần phải có giải pháp tăng vòng quay các KPT và HTK…trong các năm tới.
Tóm lại: Thông qua các chỉ tiêu đạt được khá cao trong 3 năm qua cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của Công ty nhìn chung là tương đối tốt. Lợi nhuận thuần đạt được từ kết quả hoạt động kinh doanh tăng cao qua các năm mặc dù quy mô sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, chứng tỏ Công ty sử dụng nguồn vốn đạt hiệu quả, đặc biệt là hiệu quả sử dụng TSLĐ không ngừng tăng cao qua các năm, tiết kiệm được vốn đầu tư; Khả năng sinh lợi trên vốn CSH mặc dù có dấu hiệu sụt giảm nhưng nếu loại trừ đi yếu tố thu nhập khác trong năm 2005 thì vẫn là dấu hiệu khả quan cho Công ty; Cơ cấu nguồn vốn trong Công ty được phân bổ và sử dụng hợp lý; Khả năng tự chủ trong kinh doanh không ngừng tăng cao qua các năm; tuy nhiên khả năng thanh toán tổng quát chấp nhận được nhưng khả năng thanh toán nhanh thì có phần sụt giảm vào năm 2006. Tuy nhiên để hoạt động kinh doanh được giữ vững và nâng cao thêm hiệu quả sử dụng vốn Công ty cần có thêm những giải pháp tối ưu nhằm khắc phục những hạn chế để tận dụng một cách triệt để thế mạnh của Công ty.
5.2. Kiến nghị.
Trong những năm Chính phủ hạn chế xuất khẩu ra bên ngoài, Công ty có thể tận dụng tốt thị trường nội địa với sức chứa hơn 80 triệu dân. Đây là một thị trường tiêu thụ không nhỏ, Công ty cần nên chú ý hơn nữa đến kế hoạch phát triển thị trường này trong tương lai, đặc biệt là trong những trường hợp Chính phủ hạn chế xuất khẩu ra nước ngoài.
Công ty cần có chiến lược nghiên cứu và xâm nhập thị trường trong nước; thị trường thế giới nhằm mở rộng thị trường, tăng thị phần của Công ty. Muốn vậy, Công ty cần phải xây dựng phương án kinh doanh với khối lượng và chất lượng…phù hợp với đặc điểm của từng vùng, từng thị trường riêng biệt. Đặc biệt với những thị trường khó tính song đầy tiềm năng như Châu Âu, Nhật Bản, Mỹ…thì hàng hóa cần phải có chất lượng cao, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, vệ sinh, mẫu mã đẹp v.v… nhằm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, đẩy mạnh bán ra trên thị trường.
Công ty cần phải chuyển đổi cơ cấu sản phẩm hàng hóa, thay vì bán nhiều sản phẩm có chất lượng thấp với giá thấp, Công ty cần từng bước chuyển sang bán hàng hóa giá cao với chất lượng cao, nhằm xây dựng thương hiệu vững chắc cho ANGIMEX trên thị trường trong và ngoài nước. Đây là yếu tố sống còn đối với Công ty khi Việt Nam hoàn toàn hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Bởi vì chỉ có thương hiệu vững mạnh, Công ty mới có thể đứng vững và phát triển trên thị trường trong mọi điều kiện khi không còn sự giúp đỡ từ Nhà nước.
Biện pháp không kém phần quan trọng là Công ty phải quản lý chặt chẽ đồng vốn, có nghệ thuật trong sử dụng đồng vốn để tăng doanh thu, lợi nhuận, tăng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty. Đầu tư hiệu quả vào các TSCĐ và TSLĐ một cách hợp lý. Chẳng hạn như Công ty đẩy mạnh bán ra các mặt hàng có tỷ suất chi phí thấp, có tỷ suất lợi nhuận cao; lựa chọn mặt hàng kinh doanh thích hợp trong từng thời điểm (Công ty đã từng rất thành công trong việc kinh doanh điện thoại di động S-Fone). Công ty cần phải tính toán kỹ các đơn đặt hàng, giá ký kết hợp đồng sao cho diễn biến giá thị trường có thay đổi nhưng không khiến Công ty phải huỷ bỏ hoặc bồi thường nhằm giảm các thiệt hại do rủi ro trong kinh doanh mang lại.
Nhìn vào bảng CĐTK ta nhận thấy trong năm 2004 có đến hơn ba phần tư tài sản của Công ty là TSLĐ, chủ yếu là các KPT và HTK. Mặc dù sau hai năm, tỷ phần này đã giảm xuống rất nhiều nhưng vẫn còn chiếm trên 50% giá trị tài sản. Tỷ phần này nêu bật lên tầm quan trọng của quản trị vốn lưu động (trong đó KPT có giảm nhưng HTK thì chiếm tỷ lệ rất cao trong TSLĐ).Vì vậy việc quản lý TSLĐ là rất quan trọng để tạo ra một ROE có thể chấp nhận được ở Công ty. Công ty cần phải có chính sách quản lý TSLĐ một cách chặt chẽ và hợp lý, bởi vì một sự thay đổi nhỏ trong việc quản lý các tài sản này sẽ gây ra một ảnh hưởng đáng kể đến tình hình tài chính của Công ty. Nếu có thể, sẽ rất hữu ích nếu Công ty tiến hành phân tích từng loại TSLĐ riêng lẻ. Điều này sẽ hình thành nên các hệ số kiểm soát, mỗi hệ số xem xét vòng quay tài sản của từng loại tài sản riêng lẻ đó. Thông qua các chỉ tiêu về vòng quay các loại tài sản đó, Công ty sẽ đánh giá chính xác hơn về hiệu quả sử dụng các loại TSLĐ nào tốt hơn mà có cách đầu tư tốt nhất và chính xác.
Đặc biệt do HTK là một khoản mục chiếp tỷ lệ nhiều nhất trong TSLĐ nên Công ty cần phải quan tâm đến TSLĐ này một cách thận trọng. Nếu có thể và để đo lường chính xác tình hình tồn kho, khi cần thiết Công ty nên tính vòng quay của từng yếu tố chính trong HTK để xem có sự mất cân đối nào hay không. Điều này sẽ giúp Công ty thấy được rằng có duy trì quá mức cần thiết cho một loại HTK nào đó hay không.
Để có thể thực hiện thành công các biện pháp nói trên thì biện pháp cốt lõi cần phải thực hiện là xây dựng con người trong Công ty. Con người vẫn là yếu tố quyết định trong hầu hết mọi hoàn cảnh. Một dự án tốt vẫn có khả năng thất bại bởi một giám đốc tồi. Bởi vậy, biện pháp cơ bản là Công ty cần phải tiếp tục củng cố và phát huy sức mạnh sẵn có của đội ngũ nhân viên mà Công ty đã xây dựng trong các năm qua. Đồng thời, Công ty cần phải xây dựng một đội ngũ nhân lực chẳng những có năng lực, có trình độ, có trách nhiệm mà còn phải có tinh thần đoàn kết. Kinh nghiệm cũ kết hợp với trình độ mới sẽ tạo nên một hệ thống nội bộ vận hành tốt, đây chính là sức mạnh đẩy lùi mọi thách thức, tận dụng được các thời cơ để xây dựng một Công ty ANGIMEX ngày càng phát triển và bền vững cùng thời gian.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TS. Bùi Hữu Phước; TS. Lê Thị Lanh; TS. Lại Tiến Dĩnh và TS. Phan Thị Nhi Hiếu. 2005. Tài Chính Doanh Nghiệp. NXB Lao Động Xã Hội.
Josette Peyrard, 1999. Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp. Tái bản lần 2. Hà Nội: NXB Thống Kê.
PGS, TS Lưu Thị Hương và PGS, TS. Vũ Duy Hào. 2004. Tài Chính Doanh Nghiệp. NXB Lao Động.
Mai Thành Lễ. 2005. Phân Tích Và Đánh Giá Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu An Giang (ANGIMEX). Luận văn tốt nghiệp cử nhân kế toán. Khoa KT-QTKD. Đại học An Giang.
GS, TS. Ngô Thế Chi và TS. Nguyễn Trọng Cơ. 2005. Giáo Trình Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp. Hà Nội: NXB Tài Chính.
Ngô Thị Cúc. 2000. Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp. NXB Thanh Niên.
GV Trần Văn Ất. 2001. “Vốn Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp” trong PGS, TS. Nguyễn Đăng Hạc và GVC. Nguyễn Quốc Trân. Tài Chính Doanh Nghiệp. NXB Xây Dựng.
Nguyễn Hải Sản. 2001. Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp. NXB Thống Kê.
TS. Nguyễn Minh Kiều. 2006. Tài Chính Doanh Nghiệp. NXB Thống Kê.
PGS, TS. Nguyễn Năng Phúc. 2004. Phân Tích Tài Chính Trong Các Công Ty Cổ Phần Ở Việt Nam. NXB Tài Chính.
Nguyễn Tấn Bình. 2000. Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh. NXB Đại Học Quốc Gia TP HCM.
Nguyễn Tấn Bình. 2005. Phân Tích Quản Trị Tài Chính. Tái bản lần3. NXB Thống Kê.
GVC. Nguyễn Thị Mỵ. 2005. Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh. NXB Thống Kê.
TS. Nguyễn Thanh Liêm. 2007. Quản Trị Tài Chính. NXB Thống Kê
GVC. Nguyễn Thị Mỵ và TS. Phan Đức Dũng. 2006. Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh. NXB Thống Kê.
Trần Thị Nhã. 2001. “Tổ Chức Tài Chính Doanh Nghiệp” trong TS. Nguyễn Văn Các;Cử nhân kinh tế Vương Thị Vinh và Trần Thị Nhã. Giáo Trình Tài Chính Doanh Nghiệp. NXB Xây Dựng.
Nguyễn Văn Các. 2001. “Tài Sản Cố Định Và Vốn Cố Định”; “Vốn Lưu Động Trong Doanh Nghiệp” trong TS. Nguyễn Văn Các;Cử nhân kinh tế Vương Thị Vinh và Trần Thị Nhã. Giáo Trình Tài Chính Doanh Nghiệp. NXB Xây Dựng.
TS. Phan Đức Dũng. 2006. Kế Toán Tài Chính. NXB Thống Kê.
PGS, TS. Trần Ngọc Thơ; TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang; TS. Phan Thị Bích Nguyệt; TS. Nguyễn Thị Liên Hoa và TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên. 2005. Tài Chính Doanh Nghiệp Hiện Đại. Tái bản lần 2. NXB Thống Kê.
Công Ty Xuất Nhập Khẩu Tỉnh An Giang. 2000. 25 Năm Xây Dựng Và Phát Triển (1976 – 2000).
Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm 2004 – 2005 – 2006.
Websit tham khảo:http//:www.angimex.vn
Phụ lục 1
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC MẠNG LƯỚI CÔNG TY ANGIMEX
GIÁM ĐỐC
Phó GĐ phụ trách kinh doanh thương mại
Phó GĐ phụ trách sản xuất kinh doanh lương thực
Trợ lý
giám đốc
Cán bộ chuyên trách các hoạt động đoàn thể
P. Tài Chính –
Kế Toán
Phòng
Kinh doanh
Chi nhánh tại
TP HCM
Tổ
Marketing
Tổ
Công nghệ thông
Trung tâm
phát triển CNTT
P.Nhân Sự - Hành Chánh
Đại lý
Hoanda
DV
Đại lý
ĐTDĐ
S-Fone
Cửa hàng TM – DV sửa chữa xe AGM
CH bán xe Honda – DV Long Xuyên
CH bán xe Honda – DV Châu Đốc
- 207 Trần Hưng Đạo
- Mỹ Quý – TP LX
- TX Châu Đốc
Kho L. Xuyên
Kho C. Mới
Kho Đ. Lợi
Kho Châu Phú
Kho C. Vàm
Kho B. Khánh
Kho Hoà An
PX Thoại Hà
PX Bình Thạnh
PX S. Hoà
Kho Châu Đốc
Kho H.Lạc
XN chế biến lương thực I
XN chế biến lương thực II
XN chế biến lương thực III
Chi nhánh tại Thoại Sơn
XN chế biến lương thực Châu Đốc
XN SXKD Bao bì và Vận tải
Ngày 01/01/2007
Cập nhật: Nguyễn Sơn Luân – Phòng Hành Chánh – Nhân Sự
Phụ lục 2
Sự biến động của tài sản và nguồn vốn từ năm 2004 – 2005 – 2006
KM
2004
2005
2006
2005/2004
2006/2005
Tỷ trọng
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
A.TSLĐ & ĐTNH
171,636,601,891
80.13
124,467,102,410
68.35
100,627,411,880
56.22
(47,169,499,481)
-27.48
(23,839,690,530)
-19.15
I.Tiền
3,098,467,958
1.45
4,110,524,455
2.26
4,074,577,826
2.28
1,012,056,497
32.66
(35,946,629)
-0.87
III.Các khoản phải thu
81,507,000,600
38.05
64,336,422,194
35.33
26,242,798,939
14.66
(17,170,578,406)
-21.07
(38,093,623,255)
-59.21
IV.Hàng tồn kho
84,370,959,932
39.39
54,105,850,917
29.71
69,755,277,456
38.98
(30,265,109,015)
-35.87
15,649,426,539
28.92
V.Tài sản ngắn hạn khác
2,660,173,401
1.24
1,914,304,844
1.05
554,757,659
0.31
(745,868,557)
-28.04
(1,359,547,185)
-71.02
B.TSCĐ & ĐTDH
42,574,204,792
19.87
57,644,429,040
31.65
78,346,438,176
43.78
15,070,224,248
35.40
20,702,009,136
35.91
II.TSCĐ
36,133,409,096
16.87
48,033,990,019
26.38
50,645,154,284
28.30
11,900,580,923
32.94
2,611,164,265
5.44
IV.Các khoản ĐT TC DH
4,353,098,000
2.03
6,967,014,000
3.83
24,951,898,000
13.94
2,613,916,000
60.05
17,984,884,000
258.14
V.Tài sản dài hạn khác
2,087,697,696
0.97
2,643,425,021
1.45
2,749,385,892
1.54
555,727,325
26.62
105,960,871
4.01
Tài sản
214,210,806,683
100
182,111,531,450
100
178,973,850,056
100
(32,099,275,233)
-14.98
(3,137,681,394)
-1.72
A.Nợ phải trả
158,639,048,695
74.06
97,425,614,471
53.50
93,636,349,989
52.32
(61,213,434,224)
-38.59
(3,789,264,482)
-3.89
I.Nợ ngắn hạn
155,231,869,845
72.47
97,425,614,471
53.50
93,636,349,989
52.32
(57,806,255,374)
-37.24
(3,789,264,482)
-3.89
II.Nợ dài hạn
3,407,178,850
1.59
-
-
-
-
(3,407,178,850)
-100.00
-
-
B.Vốn CSH
55,571,757,988
25.94
84,685,916,979
46.50
85,337,500,067
47.68
29,114,158,991
52.39
651,583,088
0.77
I.Vốn CSH
51,930,933,321
24.24
70,581,268,317
38.76
77,658,253,319
43.39
18,650,334,996
35.91
7,076,985,002
10.03
II.Nguồn kinh phí và quỹ khác
3,640,824,667
1.70
14,104,648,662
7.75
7,679,246,748
4.29
10,463,823,995
287.40
(6,425,401,914)
-45.56
Nguồn vốn
214,210,806,683
100
182,111,531,450
100
178,973,850,056
100
(32,099,275,233)
-14.98
(3,137,681,394)
-1.72
Phụ lục 3
Bảng cân đối kế toán của 3 năm 2004 – 2005 – 2006
Tài sản
MS
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
A.TSLĐ & ĐTNH
100
171,636,601,891
124,467,102,410
100,627,411,880
I.Tiền và các khoản tương đương tiền
110
3,098,467,958
4,110,524,455
4,074,577,826
1.Tiền
11
3,098,467,958
4,110,524,455
4,074,577,826
2.Các khoản tương đương tiền
112
-
-
-
II.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
120
-
-
-
III.Các khoản phải thu
130
81,507,000,600
64,336,422,194
26,242,798,939
1.Phải thu của khách hàng
131
62,457,684,177
44,628,553,703
20,252,409,985
2.Trả trước cho người bán
132
583,254,204
3,869,137,770
2,461,902,622
3.Phải thu nội bộ
133
197,604,455
767,224,042
767,224,042
4.Phải thu theo tiến độ KHHĐ xây dựng
134
-
-
-
5.Các khoản phải thu khác
138
18,268,457,764
15,071,506,679
2,761,262,290
6.Dự phòng các khoản phải thu khó đòi
139
-
-
-
IV.Hàng tồn kho
140
84,370,959,932
54,105,850,917
69,755,277,456
1.Hàng tồn kho
141
84,370,959,932
54,105,850,917
69,755,277,456
2.Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
149
-
-
-
V.Tài sản ngắn hạn khác
150
2,660,173,401
1,914,304,844
554,757,659
1.Chi phí trả trước ngắn hạn
151
341,736,300
-
-
2.Các khoản thuế phải thu
152
2,318,437,101
1,914,304,844
-
3.Tài sản ngắn hạn khác
158
-
-
554,757,659
B.TSCĐ & ĐTDH
200
42,574,204,792
57,644,429,040
78,346,438,176
I.Các khoản phải thu dài hạn
210
-
-
-
II.TSCĐ
220
36,133,409,096
48,033,990,019
50,645,154,284
1.TSCĐ hữu hình
221
35,844,530,761
38,289,748,274
35,728,817,110
*Nguyên giá
222
64,227,794,405
67,825,641,164
68,257,530,753
*Giá trị hao mòn lũy kế
223
(28,383,263,644)
(29,535,829,890)
(32,528,713,643)
2.TSCĐ thuê tài chính
224
-
-
-
3.TSCĐ vô hình
227
288,878,335
9,611,027,162
14,458,702,265
*Nguyên giá
228
315,140,000
9,708,585,607
14,729,122,666
*Giá trị hao mòn lũy kế
229
(26,261,665)
(97,558,445)
(270,420,401)
4.Chi phí xây dựng dở dang
230
-
133,214,583
457,634,909
III.Bất động sản đầu tư
240
-
-
-
IV.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
250
4,353,098,000
6,967,014,000
24,951,898,000
1.Đầu tư vào công ty con
251
-
-
.-
2.Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh
252
3,326,148,000
5,621,264,000
18,250,750,000
3.Đầu tư dài hạn khác
258
1,026,950,000
1,345,750,000
6,701,148,000
4.Dự phòng giảm giá CK đầu tư dài hạn
259
-
-
-
V.Tài sản dài hạn khác
260
2,087,697,696
2,643,425,021
2,749,385,892
1.Chi phí trả trước dài hạn
261
2,087,697,696
2,643,425,021
2,749,385,892
2.Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
262
-
-
-
3.Tài sản dài hạn khác
268
-
-
-
Tổng tài sản
270
214,210,806,683
182,111,531,450
178,973,850,056
Nguồn vốn
MS
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
A.Nợ phải trả
300
158,639,048,695
97,425,614,471
93,636,349,989
I.Nợ ngắn hạn
310
155,231,869,845
97,425,614,471
93,636,349,989
1.Vay và nợ ngắn hạn
311
116,642,694,780
42,720,413,492
48,706,825,556
2.Phải trả người bán
312
11,950,597,905
26,552,672,396
13,490,376,696
3.Người mua trả tiền trước
313
7,190,129,307
1,753,258,032
1,784,361,450
4.Thuế và các khoản phải nộp NN
314
2,189,324,124
3,377,693,879
1,147,015,825
5.Phải trả công nhân viên
315
17,597,177,772
18,258,006,762
25,609,587,198
6.Chi phí phải trả
316
-
805,587,277
-
7.Phải trả nội bộ
317
(843,944,997)
-
-
8.Phải trả theo tiến độ KHHĐ XD
318
-
-
-
9.Các khoản phải trả, phải nộp khác
319
505,890,954
3,957,982,633
2,898,183,264
II.Nợ dài hạn
320
3,407,178,850
-
-
1.Phải trả dài hạn người bán
321
-
-
-
2.Phải trả dài hạn nội bộ
322
-
-
-
3.Phải trả dài hạn khác
323
-
-
-
4.Vay và nợ dài hạn khác
324
3,407,178,850
-
-
5.Thuế và TN hoãn lại phải trả
325
-
-
-
B.Vốn chủ sở hữu
400
55,571,757,988
84,685,916,979
85,337,500,067
I.Vốn chủ sở hữu
410
51,930,933,321
70,581,268,317
77,658,253,319
1.Vốn đầu tư chủ sở hữu
411
43,199,023,447
49,702,702,790
58,290,870,317
2.Thặng dư vốn cổ phần
412
-
-
-
3.Vốn khác của chủ sở hữu
-
-
-
4.CP ngân quỹ
413
-
-
-
5.Chênh lệch đánh giá lại tài sản
414
-
9,515,083,463
9,515,083,463
6.Chênh lệch tỷ giá hối đoái
415
-
1,071,525,728
-
7.Quỹ đầu tư phát triển
416
4,279,725,622
5,464,573,063
3,422,883,664
8.Quỹ dự phòng tài chính
417
4,452,184,252
4,828,013,273
6,429,415,875
9.Quỹ khác thuộc vốn CSH
418
-
-
-
10.Lợi nhuận chưa phân phối
419
-
-
-
11.Nguồn vốn ĐT XDCB
-
-
-
II.Nguồn kinh phí và quỹ khác
420
3,640,824,667
14,104,648,662
7,679,246,748
1.Quỹ khen thưởng và phúc lợi
421
3,640,824,667
14,104,648,662
7,679,246,748
2.Nguồn kinh phí
422
-
-
-
3.Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ
423
-
-
-
Tổng nguồn vốn
430
214,210,806,683
182,111,531,450
178,973,850,056
Phụ lục 4
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của 3 năm 2004 – 2005 – 2006
Chỉ tiêu
Mã số
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
DT bán hàng và cung cấp dịch vụ
1
1,135,044,343,080
1,459,241,530,555
1,303,478,698,021
Các khoản giảm trừ
3
348,119,700
17,073,720
74,403,113
1.Doanh thu thuần (10=1-3)
10
1,134,696,223,380
1,459,224,456,835
1,303,404,294,908
2.Giá vốn hàng bán
11
1,045,582,758,969
1,329,934,779,603
1,179,629,209,087
3.Lợi nhuận gộp (20=10-11)
20
89,113,464,411
129,289,677,232
123,775,085,821
4.Doanh thu hoạt động tài chính
21
8,280,493,271
4,449,469,377
4,726,044,488
5.Chi phí tài chính
22
14,426,414,543
16,466,937,298
20,426,777,084
Trong đó: lãi vay phải trả
23
11,763,124,400
12,058,142,271
17,804,802,907
6.Chi phí bán hàng
24
60,252,508,590
85,236,615,120
69,553,659,853
7.Chi phí quản lý doanh nghiệp
25
7,695,309,004
15,566,520,566
20,739,906,793
8.Lợi nhuận thuần từ HĐKD
30
15,019,725,545
16,469,073,625
17,780,786,579
9.Thu nhập khác
31
1,588,531,390
10,380,823,983
6,556,061,428
10.Chi phí khác
32
169,753,084
1,058,523,630
1,343,798,118
11.Lợi nhuận khác (31-32)
40
1,418,778,306
9,322,300,353
5,212,263,310
12.Tổng LN kế toán trước thuế
50
16,438,503,851
25,791,373,978
22,993,049,889
13.Thuế phải nộp
51
4,785,068,326
7,221,584,714
6,979,023,871
Thuế TNDN phải nộp
4,785,068,326
7,221,584,714
6,438,053,969
Thuế chuyển quyền sử dụng đất lũy tiến
-
-
469,510,408
Thuế phải nộp bổ sung năm 2004
-
-
71,459,494
14.Lợi nhuận sau thuế (60=50-51)
60
11,653,435,525
18,569,789,264
16,014,026,018
Phụ lục 5
Các chỉ tiêu tài chính trong 3 năm 2004 – 2005 – 2006
Chỉ tiêu
Công thức tính
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
I.Chỉ tiêu về khả năng thanh toán
II.Chỉ tiêu thể hiện hiệu quả hoạt động
1.Số vòng quay khoản phải thu
DT bán chịu/KPT
13.92
22.68
49.67
Kỳ thu tiền bình quân
360 ngày/Số vòng quay KPT
25.86
15.87
7.25
2.Số vòng quay hàng tốn kho
DTT/HTK
13.45
26.97
18.69
3.Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
DTT/Tổng tài sản
5.297
8.013
7.283
4.Hiệu suất sử dụng TSCĐ
DTT/Nguyên giá TSCĐ
17.58
18.82
15.71
5.Hiệu suất sử dụng TSLĐ
DTT/TSLĐ
6.61
11.72
12.95
III.Tỷ số đòn bẩy tài chính
1.Tỷ số nợ trên tổng tài sản
Tổng nợ/Tổng tài sản
74.17%
56.51%
57.01%
2.Tỷ số nợ trên vốn CSH
Tổng nợ/Vốn CSH
285.47%
115.04%
109.72%
3.Tỷ số nợ dài hạn trên vốn
Nợ dài hạn/Vốn CSH
6.13%
-
-
IV.Tỷ suất sinh lợi
1.Tỷ suất sinh lợi trên vốn CSH (ROE)
LN ròng/Vốn CSH
0.2097
0.2193
0.1887
2.Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)
LN ròng/Tổng tài sản
0.0544
0.1020
0.0900
(LN ròng+Lãi vay)/Tổng tài sản
0.1093
0.1682
0.1895
3.Hiệu quả sử dụng vốn luân chuyển
Nguồn vốn dài hạn-TSCĐ
16,404,732,046
27,041,487,939
6,991,061,891
(Vốn luân lưu)
TSLĐ-Nợ ngắn hạn
16,404,732,046
27,041,487,939
6,991,061,891
Nguồn vốn dài hạn
Nguồn vốn CSH+Nợ dài hạn
58,978,936,838
84,685,916,979
85,337,500,067
4.Nhu cầu vốn luân lưu
(HTK+KPT)-Nợ ngắn hạn
10,646,090,687
21,016,658,640
2,361,726,406
5.Vốn bằng tiền
Vốn luân chuyển-Nhu cầu VLL
5,758,641,359
6,024,829,299
4,629,335,485
V.Phương pháp phân tích Dupont
1.ROA=Hệ số lãi ròng*Số vòng quay tổng tài sản
5.44%
10.20%
9.00%
2.ROE=Hệ số lãi ròng*Số vòng quay TTS*Tỷ suất sinh lời trên vốn CSH
20.97%
21.93%
18.87%
3.Hệ số lãi ròng
LN ròng/Doanh thu
1.03%
1.27%
1.24%
4.Số vòng quay tổng tài sản
Doanh thu/Tổng tài sản
5.297
8.013
7.283
5.Đòn cân tài chính
Tổng tài sản/Vốn CSH
385.47%
215.04%
209.72%
6.Tỷ lệ vốn CSH trên tổng tài sản
Vốn CSH/Tổng tài sản
25.94%
46.50%
47.68%
7.Lợi nhuận gộp biên
Lợi nhuận gộp/DTT
7.85%
8.86%
9.50%
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- QT21.doc