Diễn biến trên hô hấp, SpO2, mạch, huyết
áp, EtCO2, ECG trong gây mê-phẫu thuật
Không ảnh hưởng đến tần số thở, SpO2,
EtCO2, ECG trước, trong và sau khi BN hồi
tỉnh (p>0,05).
Tần số mạch và huyết áp trong-sau mổ (T3-
T10) đều ổn định hơn khi nhận bệnh và lúc gây
tê (T1-T2). Tần số mạch giảm 9,13% và huyết áp
giảm 8,40%, (T3. T10) không có trường hợp nào
gia tăng bất thường trong mổ. Huyết áp trước
mổ 136,12/79,49mmHg (T1,T2); Huyết áp duy trì
trong mổ 107,80/65,54 mmHg (T3.T9); huyết áp
tại hồi sức 119,93/72,46mmHg (T10) (p= 0,09;
0,45; 0,02). Mạch trước mổ 80,32lần/phút; trong
mổ 75,41lần/phút; tại hồi sức 73,37 lần/phút
(p=0,08; 0,47; 0,03).
Nghiên cứu của Nguyễn Thu Chung (2009)
gây tê liên cơ thang cải tiến bằng Lidocaine 1,8%
400mg/25ml trong phẫu thuật kết hợp xương
đòn có mạch tăng sau tê là 7,89 lần/phút và
huyết áp tăng 10,37%, cần cho thêm tiền mê
trong một số trường hợp(8).
Điều này chứng tỏ gây tê trước gây mê giảm
đau rất hiệu quả và kiểm soát huyết áp thấp đạt
yêu cầu cho loại phẫu thuật này, tạo điều kiện
thuận lợi cho phẫu thuật viên hoàn thành ca mổ
nhanh chóng hơn. Có 2 trường hợp mạch chậm
<55 lần/phút điều trị Atropine 0,25mg sau đó ổn
định; 3 trường hợp mạch nhanh 120 lần sau gây
tê có thể do bệnh nhân lo lắng và do tác dụng
alpha 1 của Adrenaline. Sau gây mê tất cả bệnh
nhân đều ổn định dần mạch và huyết áp. Sự
thay đổi này có ý nghĩa thống kê vì trong và sau
mổ p <0,05.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 155 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả tê tùng đường liên cơ thang cải tiến bằng Marcaine giảm đau trong và sau gây mê - phẫu thuật nội soi khớp vai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 143
HIỆU QUẢ TÊ TÙNG ĐƯỜNG LIÊN CƠ THANG CẢI TIẾN
BẰNG MARCAINE GIẢM ĐAU TRONG VÀ SAU GÂY MÊ-PHẪU THUẬT
NỘI SOI KHỚP VAI
Nguyễn Thu Chung*
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá hiệu quả giảm đau liên cơ thang cải tiến bằng Marcaine phối hợp gây mê nội khí quản
(NKQ), duy trì mê hơi Sevoran trong phẫu thuật nội soi khớp vai.
Phương pháp nghiên cứu: tiền cứu, mô tả cắt ngang, thực hiện lâm sàng.
Đối tượng nghiên cứu: 41 bệnh nhân (BN), ASA I-II, gây tê đường liên cơ thang cải tiến thực hiện trước
gây mê cho các BN có chỉ định phẫu thuật nội soi khớp vai từ tháng 10/2012 đến 09/2013 tại Bệnh viện Nguyễn
Tri Phương.
Kết quả: vị trí gây tê là trung điểm giữa đường liên cơ thang cổ điển của Winnie và điểm gây tê đường trên
đòn của Kulenkampff, bờ sau cơ ức đòn chũm, nằm trong rãnh liên cơ thang. Vị trí mũi kim hướng vào trong-ra
sau- xuống dưới một góc 80 độ, tương ứng gai bên đốt sống cổ C6C7. Thời gian gây tê trung bình 4 phút. Sau
gây tê, khởi mê cho bệnh nhân đặt ống nội khí quản như một cuộc gây mê thông thường nhưng chỉ duy trì mê
bằng một thuốc mê hơi loại Sevoran. Thời gian chuẩn bị bệnh nhân để phẫu thuật 23 ± 9,03 phút. Thời gian phẫu
thuật 98,78 ± 35,44 phút (40-180 phút). Rút ống nội khí quản sau 19,66 ± 4,3 phút (10-30 phút). Thuốc tê có tác
dụng giảm đau kéo dài 341,59 38,04 phút (EVS =2). Bệnh nhân nằm lại hồi sức 209,27± 36,04 phút (120-300
phút). Không thay đổi về hô hấp, SpO2, EtCO2, ECG. Trong và sau mổ: mạch giảm 9,13% (p= 0,08; 0,47; 0,03).
Huyết áp giảm 8,40% (p=0,09; 0,45; 0,02). Kỹ thuật này đáp ứng tốt cho yêu cầu của phẫu thuật viên để phục vụ
bệnh nhân trong phẫu thuật nội soi khớp vai. Chưa ghi nhận tai biến, biến chứng.
Kết luận: gây tê liên cơ thang cải tiến bằng Marcaine kết hợp gây mê nội khí quản, duy trì mê Sevoran có tác
dụng giảm đau kéo dài, kiểm soát mạch, huyết áp ổn định hơn gây mê thông thường, mang lại nhiều lợi ích vượt
trội cho bệnh nhân. Ít tai biến biến chứng. chi phí thấp đáng kể.
Từ khóa: liên cơ thang, nội soi, nội soi khớp vai.
ABSTRACT
EFFECTS OF MODIFIED BRACHIAL BLOCKAGE THROUGH INTERSCALENE LINE
WITH MARCAINE TO RELIEVE PAIN DURING AND AFTER GENERAL ANESTHESIA
IN SHOULDER JOINT ENDOSCOPIC SURGERY
Nguyen Thu Chung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 4- 2014: 143 - 151
Aim: to evaluate the effects of pain relief on modified brachial blockage through interscalene line with
Marcaine and general anesthesia, only maintaining inhalation anesthetic Sevoran in shoulder joint endoscopic
surgery.
Method: prospective study, transective description based on clinical aspects.
Objects: 41 patients, ASA I-II. Applying methods of modified brachial blockage through interscalene line on
selected patients for shoulder joint endoscopic surgery from October 2012 to September 2013 at Nguyễn Tri
* Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Tác giả liên hệ: BS.CKII Nguyễn Thu Chung ĐT: 0908138846 Email: thuchung.nguyen@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 144
Phương Hospital.
Results: anesthetic site is the midline of Winnie’s classic interscalene and Kulenkampff’s supraclavicular,
posterior border of stenocleidomastoid muscle in the interscalene fissure. Injection site is inward, backward caudal
in angle 80 degrees, corresponding lateral interspinous C6C7. Average time for blockage is 4 min. After blockage,
induction is only tracheal intubation in anesthesia and maintaining inhalation anesthetic, Sevoran. Preparation
time for operation is 23± 9.03 min. operation time is 98.78 ± 35.44 min (40-180). Endotracheal withdrawing is
after 19.66±4.3 min. time for pain relief is 341.59 ± 38.04 min (EVS=2). Time for post operation is 209.29 ± 36.41
min (120-300). In addition no change in respiration, SpO2, EtCO2 and ECG is noticed. Pulse decreases 9.13%
during and after operation. Blood pressure decreases 8.40%. No change in important complications is noticed.
This technique responds well to the requirements in shoulder joint endoscopic surgery.
Conclusion: this technique is effective in pain relief. Pulse and blood pressure is controlled normally. It
brings excellent results. No complicationoccurs. Cost is markedly low.
Key word: interscalene block, shoulder joint, shoulder arthroscopy
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khỏe là vốn quý của con người, là một
trong những điều kiện cơ bản để con người sống
hạnh phúc, là mục tiêu và là nhân tố quan trọng
trong việc phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội và
bảo vệ Tổ quốc. “Nhiệm vụ của người Thầy
thuốc là chăm sóc sức khỏe cho con người với sứ
mệnh cao cả, hiểu biết và ý thức đầy đủ đồng
thời phải xem sức khỏe của bệnh nhân như là
mối lo lắng đầu tiên của mình” (Tuyên bố
Helsinxki, 1864).
Thật vậy, trình độ khoa học kỹ thuật của con
người ngày nay đã tiến bộ vượt bậc cùng với sự
ra đời của nhiều loại máy móc trang thiết bị hổ
trợ tích cực cho các chuyên ngành y khoa đặc
biệt lĩnh vực phẫu thuật nội soi. Phẫu thuật nội
soi trong chấn thương chỉnh hình nhất là nội soi
khớp vai (NSKV) đã trở thành kỹ thuật thực
hành thường qui tại Bệnh viện Nguyễn Tri
Phương. Trong y văn, cho đến nay vô cảm cho
loại hình phẫu thuật này vẫn là gây mê toàn thể.
Tuy nhiên, thời gian qua chúng tôi vẫn chưa thật
sự hài lòng lắm với kỹ thuật gây mê này. Bởi vì,
yêu cầu của phẫu thuật viên là phải kiểm soát
huyết áp thấp khoảng 90-120mmHg trong suốt
cuộc mổ. Muốn vậy, phải gây mê hạ huyết áp chỉ
huy, tức cho bệnh nhân ngủ sâu, giảm đau và
giãn cơ thật tốt mới đạt yêu cầu để quá trình
phẫu thuật được thuận lợi. Sau mổ, hầu hết các
bệnh nhân đều than phiền mổ xong rồi mà cảm
giác còn đau hơn khi chưa mổ! Mặc dù đã cho
thuốc giảm đau đa phương thức như Morphine,
Mobic hay Felden, Perfalgan, buồn nôn-ói, ngầy
ngật kéo dài đến vài giờ sau mổ mới chịu ổn
định. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến
việc tập vận động khớp vai sớm sau mổ để giúp
quá trình phục hồi chức năng cũng như phòng
biến chứng tụ dịch, viêm dính cứng khớp về
sau...(10).
Trong thực hành gây mê hồi sức (GMHS)
hàng ngày, chúng tôi đã ứng dụng kỹ thuật gây
tê đường liên cơ thang (LCT) cải tiến bằng thuốc
tê đã có tác dụng giảm đau hoàn toàn tốt trong
các phẫu thuật kết hợp xương đòn, bong khớp
cùng đòn, gãy cổ phẫu thuật cánh tay, trật khớp
vai tái hồi, gãy xương cánh tay... tai biến-biến
chứng không đáng kể, hồi phục sức khỏe nhanh,
chi phí thấp, ra viện sớm(8). Vì thế, thời gian qua
chúng tôi thử vận dụng kỹ thuật này kết hợp với
gây mê toàn thể chỉ duy trì một loại thuốc mê
hơi Sevoran trong mổ mà không cho thêm bất kỳ
thuốc giảm đau, dãn cơ; sau mổ cho giảm đau
một loại kháng viêm non-steroids. Kết quả bước
đầu cho thấy đã đáp ứng tốt nhu cầu của phẫu
thuật viên trong mổ NSKV và yêu cầu sau mổ.
Hiện tại, chúng tôi chưa thấy tác giả nào công bố
công trình nghiên cứu về vấn đề này.
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu nhằm các
mục tiêu sau:
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 145
Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiệu quả giảm đau, mềm cơ trong
phẫu thuật NSKV bằng kỹ thuật giảm đau dự
phòng, thực hiện gây tê đường liên cơ thang cải
tiến với Marcain 0,375% 100mg/30ml+Fentanyl
25µg+Adrenaline 1/200000 trước gây mê NKQ.
Duy trì mê trong mổ bằng một loại thuốc mê hơi
Sevoran 1-3%.
Mục tiêu cụ thể
Xác định vị trí và thực hiện kỹ thuật gây tê
liên cơ thang cải tiến
Xác định thời gian giảm đau của công thức
gây tê: từ lúc gây tê đến khi điểm đau EVS > 2
Các thay đổi về hô hấp, SpO2, mạch, huyết
áp, EtCO2, ECG.
Các tai biến-biến chứng, thời điểm xuất hiện,
cách xử lý, cách đề phòng.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Tất cả bệnh nhân người lớn có chỉ định phẫu
thuật NSKV.
Tiêu chuẩn loại trừ
Nhiễm trùng toàn thân hay tại vùng cổ; dị
ứng thuốc tê; dị dạng vùng cổ do sẹo co rút hay
u bướu to; suy hô hấp cấp hay mạn điều trị chưa
ổn định; rối loạn đông máu hay đang điều trị
thuốc chống đông; bệnh lý thần kinh đã có từ
trước; block ở tim nặng; bệnh nhân không hợp
tác hay phẫu thuật viên từ chối gây tê
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu tiền cứu, mô tả cắt ngang,
thực hiện lâm sàng.
Địa điểm và thời gian thực hiện
Khoa Phẫu thuật-Gây mê-Hồi sức Bệnh viện
Nguyễn Tri Phương. Thời gian từ tháng 10/2012
đến 09/2013.
Số lượng mẫu
Tất cả các bệnh nhân là người lớn, thỏa mãn
tiêu chuẩn chọn bệnh và loại trừ
- Khám lâm sàng, các xét nghiệm cơ bản đầy đủ ổn
định. Bệnh nhân đồng ý gây tê kết hợp gây mê để mổ.
Phương pháp tiến hành
Thăm khám tiền mê
Đánh giá tổng trạng, sinh hiệu, cân nặng,
chiều cao, nghe tim-phổi, khai thác tiền căn nội-
ngoại khoa, dị ứng thuốc, bệnh kèm, thuốc đang
điều trị...Xếp loại ASA, Mallampati. Kết quả xét
nghiệm tiền phẫu phải ổn định. Mô tả cho người
bệnh biết kỹ thuật gây tê-gây mê và các phiền
nạn có thể gặp để người bệnh biết trước mà yên
tâm tin tưởng và hợp tác. Bệnh nhân ký vào đơn
cam kết đồng ý gây tê, gây mê, phẫu thuật.
Duyệt mổ đầy đủ.
Chuẩn bị bệnh nhân và phương tiện phục vụ
tại phòng mỗ
- Máy gây mê, thuốc mê Sevoran, nguồn oxy,
mâm dụng cụ đặt NKQ...
- Monitoring theo dõi hô hấp, SpO2, mạch,
huyết áp, EtCO2, ECG mỗi 5 phút/lần.
- Thuốc men: Marcaine 0,5% lọ 20ml;
Midazolam, Fentanyl, Esmedron, Diprivan,
Adrenaline, Atropine Sulfate, Dịch truyền,
Intralipides, các thuốc hồi sức khác...
- Đặt đường truyền tĩnh mạch: kim luồn 18G,
Lactat Ringer’s, NaCl 9 ‰ hay Glucose 5%
- Thở oxy 5 lít/phút đến khi khởi mê.
Kỹ thuật gây tê-gây mê
- Gây tê liên cơ thang trước gây mê nội khí
quản. Duy trì mê Sevoran 1-3% suốt cuộc mổ
- Pha thuốc tê Marcaine 0,375% 100mg với
NaCl 9‰ thành 30ml+ Fentanyl 25µg và rút vào
3 bơm tiêm nhựa loại 10ml có tráng ống
Adrenaline với kim 25.
- Thực hiện gây tê: bệnh nhân nằm ngữa,
đầu quay sang một bên, lót gối dưới vai. Bác sĩ
đứng bên vùng vai mổ, xác định vị trí theo mốc
giải phẫu: cơ ức đòn chũm, rãnh liên cơ thang
trước và giữa, sụn nhẫn, điểm giữa xương đòn.
Dùng 2 ngón tay trỏ và giữa tay trái đặt dọc theo
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 146
cạnh bên cơ ức đòn chũm, lăn ngón tay ra sau sẽ
có cảm giác vào rãnh liên cơ thang. Lấy trung
điểm giữa đường nối ngang mức sụn nhẫn và
điểm giữa xương đòn, nơi này tương ứng mõm
ngang C6-C7, ấn nhẹ vào bệnh nhân cảm giác
“tức”. Chọc kim gây tê dài 25mm theo hướng
vào trong-ra sau-xuống dưới một góc 80độ. Khi
mũi kim vào bao chạm vỏ thần kinh người bệnh
có “dị cảm” co cơ vùng vai-cơ delta... hút pít
tông thử nếu không có máu thì từ từ tiêm thuốc
tê vào bao thần kinh. Cố định mũi kim chắc chắn
khi tiêm. Nếu lúc dò kim tìm “dị cảm” mà bệnh
nhân kêu nhói ngực hay lúc tiêm thuốc tê mà
người bệnh khàn giọng cần ngưng lại và xác
định chính xác vị trí cần phong bế vào rễ thần
kinh thân nhất trên và nhất giữa (Từ C5C6C7).
Cho bệnh nhân xoay đầu ngữa lại và xoa nhẹ
vùng gây tê 1-2 phút, kiểm tra sẽ thấy người
bệnh cảm giác mỏi vai, sau đó tiến hành gây mê.
(1) (2)
(3) (4)
(5) Hình 1,2,3,4,5: Vị trí gây tê liên cơ thang cải tiến
theo giải phẫu học
-Thực hiện gây mê NKQ: khởi mê
Midazolam 2,5mg + Fentanyl 100µg; Diprivan
1% 100-150mg; Esmedron 25mg; bóp bóng giúp
thở sau 2 phút đặt NKQ. Kiểm tra kỹ phổi, cố
định ống NKQ chắc chắn, chuyển sang thở máy
gây mê có Sevoran điều chỉnh nồng độ thường
1-3% là mạch và huyết áp ổn định.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 147
- Phẫu thuật viên: kê tư thế nghiêng, treo
tay, sát trùng da vùng mổ, lắp ráp hệ thống máy
nội soi và tiến hành phẫu thuật. Sau mổ chuyển
hồi sức theo dõi, khi bệnh ổn định chuyển lại
khoa chấn thương chỉnh hình điều trị tiếp.
Các chỉ số theo dõi và đánh giá
- Hô hấp, mạch, huyết áp, SpO2, EtCO2, ECG
mỗi 5 phút/lần.
- Phát hiện và xử lý tình huống: khi gây tê
người bệnh kêu đau nơi tiêm dữ dội, ù tai chóng
mặt, có vị tanh trong miệng, tê đầu lưỡi, nói
chuyện huyên thuyên... phải ngừng tiêm thuốc
tê và kiểm tra lại sinh hiệu, ECG và theo dõi,
thường không xử trí gì. Trường hợp nặng như
mê sảng, co giật, rối loạn nhịp tim, ngừng tim...
do ngộ độc thuốc tê cấp cần xử trí khẩn trương
với ngưng tiêm thuốc, truyền ngay Intralipids
20% 1-3mg/kg/5phút và sau đó duy trì liều
0,5mg/kg/giờ để lấy đi số lượng tự do của thuốc
tê gắn kết nhanh trong proteine huyết tương, kết
hợp điều trị nâng đở về tim mạch, an thần chống
co giật, kiểm soát hô hấp tốt cho đến khi cơn ngộ
độc qua đi.
- Tiêu chuẩn đánh giá về mạch, huyết áp
được qui ước:
Mạch giảm < 20% trị số ban đầu: mạch giảm;
giảm <50 lần/phút điều trị Atropine 0,5mg/lần.
Mạch tăng: >20% trị số ban đầu: mạch nhanh
điều trị cho an thần trước và theo dõi...
Huyết áp <20% trị số ban đầu: giảm huyết
áp. HATĐ > 90mmHg chỉ bù dịch...
Huyết áp >20% trị số ban đầu: tăng huyết áp.
Thường do tâm lý, tác dụng của Adrenaline. Cho
tiền mê nhẹ.
- Mỗi bệnh nhân ghi lại một phiếu nghiên
cứu theo dõi: hô hấp, mạch, huyết áp, SpO2,
EtCO2, ECG và sự kiện bất thường mỗi 5 phút,
qui ước như sau:
T1: nhận bệnh.
T2: sau gây tê.
T3: đặt NKQ.
T4: đặt trocar.
T5: bóc tách gỡ dính, cắt lọc.
T6: Mài mõm cùng vai +/-.
T7: khâu chỗ rách gân, cơ.
T8: khâu da.
T9: mổ xong.
T10 hồi sức.
Đánh giá kết quả vô cảm
- Xác dịnh thời gian giảm đau: tính từ lúc gây
tê đến khi điểm đau EVS >2
- Thang điểm đau EVS (Echelle Verbale
Simple): 0 điểm: không đau; 1 điểm: đau nhẹ; 2
điểm: đau vừa; 3 điểm: đau không chịu được.
Theo dõi tai biến-biến chứng, tác dụng phụ
không mong muốn trong gây mê phẫu
thuật
Do thuốc tê, do kỹ thuật gây tê, thuốc gây mê
hay do phẫu thuật. Thời điểm xuất hiện, cách xử
lý, kế hoạch đề phòng...
Phương pháp thu thập, phân tích, xử lý số
liệu
Thu thập số liệu
Mỗi bệnh nhân 1 phiếu nghiên cứu. Ghi
nhận đầy đủ chi tiết giúp quá trình tổng kết, so
sánh số liệu từng thời điểm cụ thể, rõ ràng, có
khoa học.
Phân tích và xử lý số liệu
Theo phương pháp toán thống kê y học trên
phần mềm SPSS 10.0
- So sánh 2 giá trị trung bình bằng test
Student
- So sánh 2 tỷ lệ bằng test Chi2
Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa thống kê khi
p <0,05.
Trình bày dưới dạng: bảng, biểu, hình tùy
loại biến số
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ tháng 10/1012 đến tháng 09/1013, tại
Khoa Phẫu thuật Gây mê-Hồi sức Bệnh viện
Nguyễn Tri Phương chúng tôi thực hiện được 41
trường hợp. Kết quả cụ thể như sau:
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 148
Bảng 1: Đặc điểm chung của bệnh nhân
Đặc điểm TB±SD Tỉ lệ % Bệnh kèm
Tổng số BN 41 100% ASA I 29(70,38%)
Nam:Nữ 20:21 48,8:51,2 ASA II 12(29,62%)
Tuổi(17-72) 47,80±15,28 THA 12(29,26%)
Chiều cao
(152-173cm) 162,24±6,11 TĐ2 5(12,9%)
Cân nặng (48-
81 kg) 60,59±8,2
1bệnh: 37(90,25%);
2 bệnh: 4(9,75%)
Bệnh chính trong phẫu thuật NSKV là Viêm
co rút gân cơ vùng vai; rách gân chóp xoay bán
phần hoặc toàn phần; trật khớp vai tái hồi; Hội
chứng chèn ép mõm cùng vai; rách gân cơ trên
vai hay dưới vai...
Bảng 2: Theo dõi cuộc gây mê-phẫu thuật:
Ghi nhận về thời gian
(phút) TB ± SD EVS
TG chuẩn bị BN để mổ 23±9,03 (15’-50’) Từ T1
đến T10:
EVS 0-1
điểm
Sau 5
giờ: EVS
>2 điểm
TG phẫu thuật 98,78±35,44(40-180’)
TG thuốc tê có tác dụng
giảm đau
341,59±38,04 (290’-
420’)
TG rút được NKQ an toàn 19,66±4,3 (10’-30’)
TG lưu bệnh tại hồi sức 209,27±36,41
(120’-300’)
Chưa gặp tai biến-biến chứng nào do thuốc,
do kỹ thuật gây tê hay tác dụng phụ của thuốc
mê gây nôn ói, ngứa...
Mạch chậm <55 lần/phút: 2TH (4,87%); Mạch
nhanh 120 lần/phút: 3TH (7,31%)
Mạch trong và sau mổ giảm hơn ban đầu:
9,13%; Hô hấp, SpO2, EtCO2, ECG luôn ổn định
Phép kiểm Bart lett’s: t=.994;.841;.978; 1.14;
2.75; 3.38; 4.05; 4.54; 4.03
Sig= 0,32; 0,73; 0,33; 0,14; 0,09; 0,02; 0,00;
0,01;0,01
P= 0,08; P =0,47 và p=0,03
0
20
40
60
80
100
120
T1 T3 T5 T7 T9
HO HAP
MACH
SpO2
EtCO2
Biểu đồ 1: Diễn biến về hô hấp, mạch, SpO2, EtCO2,
ECG
0
50
100
150
T1 T3 T5 T7 T9
HATD
HATT
HATB
Biểu đồ 2: Diễn biến về huyết áp trong gây mê-phẫu
thuật
Huyết áp trong mổ đến mổ xong giảm hơn
ban đầu 8,4%.
Phép kiểm Bart lett’s: t= 2,86; 1,95; 2,76; 4,66;
4,18; 4,53; 5,32; 5,12; 5,47
Sig= 1,03; 1,43; 1,62; 1,78; 1,78; 1,63; 1,62; 1,81;
1,72
P= 0,09; p= 0,45 và p=0,02
BÀN LUẬN
Đặc điểm tình hình bệnh nhân trong nhóm
nghiên cứu
41 bệnh nhân (20 nam và 21 nữ) được chỉ
định phẫu thuật NSKV đồng ý chọn phương
pháp vô cảm gây tê đường liên cơ thang cải tiến
kết hợp gây mê NKQ duy trì mê bằng thuốc mê
hơi Sevoran đến cuối cuộc mổ. Tỉ lệ nam nữ
tương đối đồng đều. Tuổi trung bình 47,80 ±
15,28, thấp nhất 17 và cao nhất 72, phân bố tuổi
rải rác đều các bệnh. Là độ tuổi lao động nên cần
thiết điều trị sớm để mau chóng phục hồi chức
năng vận động khớp vai, giúp quá trình sống
khỏe, làm việc tốt hơn.
Cân nặng trung bình 60,59 ± 8,2 kg,thấp nhất
48kg và cao nhất 81kg. Chiều cao trung bình
162,24 ± 6,1 cm, thấp nhất 152cm và cao nhất 173
cm. Tuổi đời, cân nặng, chiều cao cũng tương
ứng các nghiên cứu đã công bố(8).
Kết quả thực hiện gây tê đường liên cơ
thang cải tiến
Xác định vị trí gây tê đường liên cơ thang cải
tiến như đã trình bày trong báo cáo nghiên cứu
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 149
khoa học 2009(8) là trung điểm giữa đường liên cơ
thang cổ điển của Winnie và đường gây tê trên
đòn của Kulenkampff, dùng kim tê 25mm tiêm
hướng vào trong-ra sau-xuống dưới một góc 80
độ tương ứng gai bên C6C7, tiêm thuốc vào bao
thần kinh làm tê các rễ thuộc C5C6C7 và một
phần C4 là nơi chi phối cảm giác, vận động cho
vùng trên đòn, cổ thấp, vai, sau vai đến 1/3 giữa
cánh tay, hiệu quả giảm đau sẽ bao phủ toàn bộ
vùng phẫu thuật. Tại vị trí này có ưu điểm cách
xa đỉnh phổi, thần kinh thanh quản, ngực hoành,
hạch sao, động mạch đốt sống hay khoang ngoài
màng cứng cổ nên hạn chế được tai biến biến
chứng hơn kỹ thuật gây tê đường liên cơ thang
cổ điển của Winnie (1970) như Hội chứng
Horner’s, hematome, khàn giọng...(3,8). Sau gây tê
và khởi mê xong chỉ duy trì cho bệnh nhân ngủ
bằng thuốc mê hơi Sevoran nồng độ khá thấp,
tính giảm đau yếu nhưng đã hoàn toàn mềm cơ
và kiểm soát huyết áp đạt yêu cầu mong muốn
của phẫu thuật viên đối với loại hình nội soi
vùng vai. Trong mổ không có nhu cầu dùng
thêm thuốc nào khác. EVS được đánh giá từ T2-
T10 là 0-1 điểm. Thời gian thực hiện kỹ thuật
trung bình 4phút, nhanh hơn nghiên cứu(8) và
thậm chí nhanh hơn gây tê dưới hướng dẫn của
máy kích thích thần kinh cơ hay máy siêu âm. Tỉ
lệ thành công 100% cũng như nghiên cứu(8) đã
công bố. Theo tác giả Bạch Minh Thu 98%/44BN;
Hoàng Văn Chương 95%/63BN; Bs Sơn
83,6%/65BN. Theo Aderson 75%; Reding
97%/40BN; Meier G. 94-96%/91BN; Kostadinova
R. 93%/110BN; Alemano F. 96,2%/719BN(1,5,8).
Hiệu quả giảm đau trong gây mê phẫu
thuật
Cơ sở giảm đau dự phòng trước gây mê
ngày nay đã trở thành mục tiêu cho gây mê hiện
đại. Đau có liên quan đến sự nhạy cảm của thần
kinh trung ương ở sừng sau tủy sống, những tổn
thương do viêm, do phẫu thuật và đáp ứng viêm
sau phẫu thuật. Nếu giảm đau được thực hiện
tốt trước gây mê và kéo dài tác dụng đến sau mổ
vài giờ thì có nghĩa là bệnh nhân sẽ giảm nhu
cầu sử dụng thuốc giảm đau trong và sau mổ
một cách đáng kể. Mặc khác nhu cầu thuốc mê,
dãn cơ cũng không cần tiêu hao nhiều cho dù
mổ kéo dài. Hơn nửa, việc dùng thuốc gây mê
cũng có nhiều tai biến biến chứng được ghi
nhận. Tỉ lệ sốc phản vệ do thuốc trong gây mê
1/10000-1/20000 trong đó do thuốc ngủ 7,4%,
thuốc dãn cơ 62%, nhựa 16,5%, chất thay thế
huyết tương 3,6%, Morphine 1,9%...hiếm thấy
phản ứng phản vệ do thuốc tê gây ra(7).
Marcaine (Bupivacaine) là thuốc tê nhóm
Amino amide, ít độc trên tim mạch ở nồng độ
thấp và liều cho phép. Có thời gian tác dụng
giảm đau kéo dài hơn so với Lidocaine gấp 3 lần
tùy theo có tráng ống Adrenaline hay không.
Thường dùng trong gây tê đám rối thần kinh
cánh tay, tê ngoài màng cứng với một opioides
để kiểm soát đau trong và sau mổ. Liều thông
thường 2mg/kg; liều tối đa 400mg/24 giờ. Tùy
loại gây tê bao thần kinh hay tê ngoài màng
cứng, tê mõm cùng vai... mà chọn nồng độ thích
hợp. Về lý thuyết, tốc độ ức chế thần kinh của
thuốc tê phụ thuộc vào tính tan trong mỡ và pKa
mà không phụ thuộc vào độ mạnh. Độ mạnh thể
hiện qua hệ số phân bố dầu/nước. Thời gian tác
dụng của thuốc tê phụ thuộc vào tính tan trong
mỡ và tính gắn proteine huyết tương(4). Một số
tác giả đã gây tê phối hợp giữa Marcaine với
Lidocaine để tìm kiếm tác dụng giảm đau kéo
dài phục vụ cho yêu cầu phẫu thuật. Marcaine
0,25% 50-100mg/20-30ml có Adrenaline 1/200000
hay như tác giả Lê Văn Chung đã báo cáo nhân
một trường hợp gây tê liên cơ thang để mổ cho
bệnh nhân lớn tuổi gãy cổ phẫu thuật xương
cánh tay bằng Lidocaine 1% 100mg+Bupivacaine
0,5% 50mg/20ml để gây tê và duy trì giảm đau
qua catheter bằng bơm điện Bupivacine 0,065%+
Sufentanyl 1ug/ml, tốc độ 2ml/giờ x 6 ngày cũng
cho kết quả giảm đau tốt mà chưa thấy tai biến
gì. Theo chúng tôi, việc phối hợp hai thuốc tê lại
với nhau cần phải thận trọng. Bởi vì, trong điều
kiện sinh lý pKa của Lidocaine 7,7 gắn proteine
huyết tương 65% còn 35% ở dạng tự do; pKa của
Marcaine (Bupivacaine) 8,1 gắn proteine huyết
tương 95% còn 5% ở dạng tự do(4). Nếu chúng ta
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 150
pha trộn 2 loại thuốc tê này lại với nhau sẽ làm
tăng thể tự do mỗi loại cộng lại nguy cơ gia tăng
độc tính. Mặc khác, Marcaine tan nhiều trong
mỡ nên dễ dàng dời chỗ thuốc ít tan trong mỡ
như Lidocaine. Các thuốc tê có liên kết amide
được chuyển hóa ở các ty lạp thể của gan.
Theo Klein, Grant et al (2000), Ilfeld et al
(2003) và Kean et al (2006) cũng ghi nhận liều
Marcaine trong gây tê liên cơ thang liều đơn là
150mg cho giảm đau tốt trong phẫu thuật khớp
vai, giảm nhu cầu opioids và thuốc khác, tỉ lệ
nôn ói, ngứa không đáng kể. Tỉ lệ hài lòng của
bệnh nhân rất cao và cao hơn giảm đau PCA(9).
Việc duy trì giảm đau tê liên cơ thang liên tục
nhiều ngày qua catheter vùng này có liên quan
đến tai biến viêm mô tế bào cấp vùng cổ, viêm
trung thất hay tai biến tiêu sụn khớp về sau
(0,25%)(6,9). Tuy tỉ lệ thấp nhưng theo chúng tôi
cần nên tránh.
Nghiên cứu của chúng tôi dùng Marcaine
0,375% 100mg/30ml, liều thấp hơn các tác giả
nước ngoài, cân nặng trung bình của bệnh nhân
là 60kg, hoàn toàn phù hợp. Việc kết hợp một
opioids trong thuốc tê bằng Fentanyl 25ug là liều
thấp góp phần tăng hiệu quả giảm đau và cũng
giảm được liều thuốc của mỗi loại, giảm tác
dụng phụ khác như ngộ độc, nôn ói, ngứa...
được chứng minh qua nhiều nghiên cứu trong
hay ngoài nước kể cả ứng dụng trong gây tê tủy
sống hay gây tê ngoài màng cứng, CSE(1,3,4,8,9).
Adrenaline có tính co mạch cao và tác dụng trên
alpha 1 đôi khi làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp.
Tuy nhiên khi pha vào hỗn hợp thuốc tê tiêm
vào bao thần kinh sẽ có tác dụng ngăn cản các
phân tử thuốc tê ngấm vào mạch máu để thuốc
tê lan tỏa vào bao và làm tê các rễ thần kinh
nhanh hơn. Thời gian tiềm phục sau gây tê của
nghiên cứu chúng tôi thường rất ngắn trong
vòng 3-5 phút là mỏi vai và nâng vai khó khăn.
Thời gian phẫu thuật viên chuẩn bị tư thế, sát
trùng vùng mổ, lắp ráp máy nội soi đến lúc rạch
da trung bình 23 phút, tương đối nhanh. Từ lúc
gây tê đến khi người bệnh được đánh giá cho
điểm đau EVS = 2 trung bình 341,59 phút (290-
420 phút) trong khi thời gian mổ trung bình
98,78 phút (40-180 phút). Trong mổ chỉ duy trì
một thuốc mê hơi Sevoran, chỉ gây ngủ, giảm
đau kém, cho đến nay thuốc mê này sử dụng
khá an toàn, ít ảnh hưởng trên gan mật và tim
mạch, đào thải dễ dàng qua đường hô hấp. Do
đó sau khi mổ xong hầu hết bệnh nhân đều tỉnh
mê rất sớm, rút NKQ sau 19,66 phút (10-30
phút), giúp quá trình đánh giá, cho điểm EVS và
bệnh nhân có thể thực hiện các động tác xoay
cánh tay-vai mổ ra ngoài, vào trong, đưa ra trước
dễ dàng. Nếu bệnh nhân nào không gây tê mà
chỉ gây mê thông thường thì sẽ không thể nào
làm được như thế. Thời gian lưu bệnh nhân tại
phòng hồi sức khá ngắn trung bình 209,27 phút,
bệnh nhân ổn định chuyển lại khoa sớm nhất là
120 phút và chậm nhất 300 phút.
Diễn biến trên hô hấp, SpO2, mạch, huyết
áp, EtCO2, ECG trong gây mê-phẫu thuật
Không ảnh hưởng đến tần số thở, SpO2,
EtCO2, ECG trước, trong và sau khi BN hồi
tỉnh (p>0,05).
Tần số mạch và huyết áp trong-sau mổ (T3-
T10) đều ổn định hơn khi nhận bệnh và lúc gây
tê (T1-T2). Tần số mạch giảm 9,13% và huyết áp
giảm 8,40%, (T3... T10) không có trường hợp nào
gia tăng bất thường trong mổ. Huyết áp trước
mổ 136,12/79,49mmHg (T1,T2); Huyết áp duy trì
trong mổ 107,80/65,54 mmHg (T3...T9); huyết áp
tại hồi sức 119,93/72,46mmHg (T10) (p= 0,09;
0,45; 0,02). Mạch trước mổ 80,32lần/phút; trong
mổ 75,41lần/phút; tại hồi sức 73,37 lần/phút
(p=0,08; 0,47; 0,03).
Nghiên cứu của Nguyễn Thu Chung (2009)
gây tê liên cơ thang cải tiến bằng Lidocaine 1,8%
400mg/25ml trong phẫu thuật kết hợp xương
đòn có mạch tăng sau tê là 7,89 lần/phút và
huyết áp tăng 10,37%, cần cho thêm tiền mê
trong một số trường hợp(8).
Điều này chứng tỏ gây tê trước gây mê giảm
đau rất hiệu quả và kiểm soát huyết áp thấp đạt
yêu cầu cho loại phẫu thuật này, tạo điều kiện
thuận lợi cho phẫu thuật viên hoàn thành ca mổ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 151
nhanh chóng hơn. Có 2 trường hợp mạch chậm
<55 lần/phút điều trị Atropine 0,25mg sau đó ổn
định; 3 trường hợp mạch nhanh 120 lần sau gây
tê có thể do bệnh nhân lo lắng và do tác dụng
alpha 1 của Adrenaline. Sau gây mê tất cả bệnh
nhân đều ổn định dần mạch và huyết áp. Sự
thay đổi này có ý nghĩa thống kê vì trong và sau
mổ p <0,05.
Tai biến, biến chứng, tác dụng phụ
Hầu hết các nghiên cứu nước ngoài chú ý
đến tai biến, biến chứng, tác dụng phụ không
mong muốn của thuốc, của kỹ thuật. Tại Việt
Nam chưa thấy báo cáo nào về kỹ thuật gây tê
liên cơ thang phối hợp gây mê toàn thể trong
phẫu thuật nội soi khớp vai nên chúng tôi cũng
không có số liệu so sánh. Nghiên cứu này có 41
trường hợp tham gia chưa phát hiện phiền nạn
nào, chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì nghiên cứu,
chứng minh hiệu quả với số lượng bệnh nhân
lớn hơn. Từ đó sẽ áp dụng thường qui trong
thực hành hằng ngày và cũng hướng dẫn cho tất
cả các Bác sĩ GMHS đều thực hiện được, góp
phần cải thiện chất lượng và phương pháp gây
mê thích hợp cho từng loại hình phẫu thuật,
nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân, của phẫu
thuật viên ngày một cao hơn.
Bảng 3: so sánh tai biến-biến chứng-tác dụng không mong muốn của gây tê liên cơ thang
Tác giả Số liệu Meier G. Alemano F. Raymond G. Nguyễn Văn Giang Nguyễn Thu Chung
Năm 1997 2006 2007 2000 2008 2013
TSBN
Thành công
Horner’s
TK hoành
TK thanh quản
Hematome
Suy hô hấp
Khó thở
Rét run
190
96,7%
13%
3,3%
6,5%
0%
0%
719
95,2%
93,5%
60%
1%
1%
0%
94-96%
25,50%
1-5%
0,2%
0%
84
96,39%
11,9%
23,8%
0%
5,95%
3,57%
63
100%
0%
0%
3,17%
0%
0%
0%
0%
41
100%
0%
0%
0%
0%
0%
0%
0%
KẾT LUẬN
Gây tê đường liên cơ thang cải tiến bằng
Marcaine kết hợp gây mê toàn thể duy trì
Sevoran kết hợp giảm đau kháng viêm non-
steroides sau mổ là phương pháp vô cảm có hiệu
quả giảm đau kéo dài, kiểm soát mạch huyết áp
tốt, an toàn, thuận lợi cho phẫu thuật viên và
bệnh nhân, chi phí thấp. Cải tiến kỹ thuật đem
lại nhiểu lợi ích vượt trội cho người bệnh, đáng
tin cậy trong hiện tại và tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alemano F, Capozzoli G and et al. (2006). “The middle
interscalene block; cadaver study and clinical assessment” Reg
Anesth Pain Med. Nov-Dec; 31[6], p-p. 492-495.
2. Auroy Y, Benhamou D, Bargues L et al (2002). "Maijor
complications of regional anesthesia in France” Anesthesiology;
97; 1274-1280.
3. Công Quyết Thắng (2002), Gây tê đám rối thần kinh cánh tay,
Bài giãng Gây mê Hồi sức, tập 2, Nxb Y học; tr. 7-15.
4. Công Quyết Thắng (2002), Các thuốc tê, Bài giãng Gây mê Hồi
sức, tập 1, Nxb Y học, tr. 531-549.
5. Kostadinova R. (2000). “Technipue of supraclavicular brachial
plexus block with interscalene approach for shoulder and arm
surgery”, Khirugiia (Sofiia); 56 [5-6], p-p. 44-48.
6. Meier G, Bauereis C, Heinrich C. (1997), “Interscalene brachial
plexus catheter for anesthesia and postoperative pain therapy.
Experience with a modified technipue”, Anaesthesist, Aug; 46 [8];
pp. 715-719.
7. Merts PM et al (2003). “Choc anaphylactipue. Confe’rences
d’actualisation", Congesnational d’anesthesie et de re’animation; 45e;
pp. 308-323.
8. Nguyễn Thu Chung (2009), Hiệu quả gây tê tùng ngã liên cơ
thang cải tiến trong phẫu thuật kết hợp xương đòn. Nghiệm thu
đề tài ngày 30/3/2012 do Bệnh viện 30/4 và Viện khoa học công
nghệ Bộ Công An tổ chức (xem bài trang wed
bacsinamanh.com).
9. Nguyễn Thị Ngọc Đào (2011), Giảm đau sau phẫu thuật chỉnh
hình chi. Hội nghị khoa học GMHS ngày 29/4/2011; tr. 27-45.
10. Tăng Hà Nam Anh, Nguyễn Huy Toàn, Cao Bá Hưởng, Phạm
Thế Hiển (2012), Kết quả khâu chóp xoay qua nội soi; Y Học TP
Hồ Chí Minh* Tập 17* Phụ bản của số 2* 2013, tr. 62-66.
Ngày nhận bài báo: 04/03/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 28/04/2014
Ngày bài báo được đăng: 30/6/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hieu_qua_te_tung_duong_lien_co_thang_cai_tien_bang_marcaine.pdf