KẾT LUẬN
Từ tháng 5/2009 – tháng 11/2009 các hoạt động TT-GDSK phòng chống SXH được triển khai
bằng nhiều hình thức tại xã Vĩnh Hựu đã cho thấy công tác TT-GDSK phòng chống SXH tại cộng
đồng có chuyển biến tích cực. Kết quả cho thấy tỉ lệ người dân có kiến thức và thực hành đúng về
phòng bệnh SXH có nâng lên sau can thiệp rõ rệt: tỉ lệ người dân biết muỗi vằn là trung gian truyền
bệnh SXH (80%; 87,5%; p<0,05). Tỉ lệ người dân có kiến thức SXH là bệnh nguy hiểm có thể gây
chết người (60%; 73,5%; p<0,05). Tỉ lệ người dân có kiến thức bệnh SXH chưa có thuốc điều trị và
phòng ngừa (2%; 26,5%, p<0,001). Tỉ lệ người dân có kiến thức triệu chứng của SXH là sốt cao liên
tục trên 3 ngày (71%; 82%; p<0,01). Tỉ lệ người dân có kiến thức SXH có biểu hiện là xuất huyết
dưới da (42%; 69%; p<0,001). Tỉ lệ người dân nhận diện được muỗi vằn (54,5%; 88,5%; p<0,001). Tỉ
lệ người dân có kiến thức lu, khạp, thùng phuy, bể xi măng chứa nước là nơi muỗi vằn đẻ trứng (65%;
80,5%; p<0,05). Tỉ lệ người dân nhận được những thông tin phòng bệnh SXH từ truyền thông trực
tiếp tại hộ gia đình (3%; 62,5%; p<0,001), chủ yếu là lực lượng CTV (3%; 52%; p<0,001). Tỉ lệ
người dân nhận được thông tin qua các tài liệu truyền thông (3%; 57,5%, p<0,001). Biện pháp mà
người dân lựa chọn để loại trừ lăng quăng trong các DDCN ưu tiên từ cao đến thấp như đậy nắp, thả
cá, súc rửa những DCCN dưới 7 ngày.
Triển khai các hoạt động truyền thông tại cộng đồng nhằm nâng cao kiến thức và thực hành đúng
về phòng chống SXH góp phần giảm số ca mắc SXH cho địa phương. Năm 2008 số ca mắc
SXH/1.000 tại xã Vĩnh Hựu là 10 ca xếp hạng cao thứ 7/13 xã của huyện, năm 2009 mặc dù số ca
mắc SXH là 13 ca tăng 30% nhưng so các xã khác Vĩnh Hựu vẫn là xã có ca mắc SXH ít thứ 2/13 xã
của huyện Gò Công Tây. Mô hình xã điểm về TT-GDSK nâng cao kiến thức và thực hành đúng về
phòng chống SXH cần duy trì và nhân rộng.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 168 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả truyền thông giáo dục sức khỏe nâng cao kiến thức - Thực hành đúng phòng chống sốt xuất huyết cho người dân tại xã Vĩnh Hựu huyện gò Công Tây tỉnh Tiền Giang năm 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 54
HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG GDSK NÂNG CAO KIẾN THỨC -
THỰC HÀNH ĐÚNG PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT
CHO NGƯỜI DÂN TẠI XÃ VĨNH HỰU HUYỆN GÒ CÔNG TÂY
TỈNH TIỀN GIANG NĂM 2009
Bạch Thị Chính*, Lê Công Minh**, Tạ Quốc Đạt**
TÓM TẮT
Đặt vấn ñề: Xây dựng mô hình xã ñiểm truyền thông giáo dục sức khỏe (TTGDSK) phù hợp với thực tế của
ñịa phương nhằm nâng cao kiến thức và thực hành ñúng của người dân trong việc phòng chống bệnh sốt xuất
huyết (SXH), góp phần bảo vệ sức khỏe của người dân, ñồng thời có cơ sở nhân rộng mô hình ñiểm này lan rộng
trong tương lai.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác ñịnh hiệu quả truyền thông trong nâng cao kiến thức và thực hành ñúng của
người dân về phòng bệnh SXH. Xác ñịnh tỉ lệ người dân tiếp cận các hoạt ñộng truyền thông về SXH trước và sau
triển khai can thiệp TT-GDSK.
Phương pháp nghiên cứu: Đây là một nghiên cứu can thiệp cộng ñồng, tiến hành thông qua các hoạt
ñộng truyền thông tại cộng ñồng và phỏng vấn trực tiếp người dân tại hộ gia ñình trước và sau can thiệp
bằng bộ câu hỏi soạn sẵn ñể ñánh giá hiệu quả. Đối tượng ñược phỏng vấn là chủ hộ hoặc người ñại diện
tuổi từ 18 trở lên, ñồng ý trả lời phỏng vấn và không mắc các bệnh như tâm thần, câm, ñiếc, làm ảnh
hưởng ñến kết quả phỏng vấn.
Kết quả nghiên cứu: Kết quả cho thấy tỉ lệ người dân có kiến thức và thực hành ñúng về phòng bệnh SXH
ñược nâng lên sau can thiệp một cách rõ rệt: Tỉ lệ người dân biết muỗi vằn là trung gian truyền bệnh SXH (80%;
87,5%; p<0,05). Tỉ lệ người dân biết SXH là bệnh nguy hiểm có thể gây chết người (60%; 73,5%; p< 0,05). Tỉ lệ
người dân biết bệnh SXH chưa có thuốc ñiều trị và phòng ngừa (2%; 26,5%, p< 0,001). Tỉ lệ người dân biết triệu
chứng của SXH là sốt cao liên tục trên 3 ngày (71%; 82%; p<0,01). Tỉ lệ người dân biết SXH có biểu hiện là xuất
huyết dưới da (42%; 69%; p<0,001). Tỉ lệ người dân nhận diện ñược muỗi vằn (54,5%; 88,5%; p< 0,001). Tỉ lệ
người dân biết lu, khạp, thùng phuy, bể xi măng chứa nước là nơi muỗi vằn ñẻ trứng (65%; 80,5%; p< 0,05). Tỉ
lệ người dân nhận ñược những thông tin phòng bệnh SXH từ truyền thông trực tiếp tại hộ gia ñình (3% - 62,5%),
chủ yếu là lực lượng CTV (3%; 52%; p<0,001). Tỉ lệ người dân nhận ñược thông tin qua các tài liệu truyền thông
(3%; 57,5%, p<0,001). Biện pháp mà người dân lựa chọn ñể soát lăng quăng trong các DDCN ưu tiên từ cao
ñến thấp như sau: ñậy nắp lu, khạp (54,4%; 78,3%), ñậy nắp thùng phuy (25%; 72%), ñậy nắp hồ xi măng
(89,9%; 94,7%); thả cá trong lu, khạp (0,5%; 10%), thả cá trong thùng phuy (0%; 12%); súc rửa bình hoa tươi
dưới 7 ngày (0%; 72%) súc rửa lu, khạp dưới 7 ngày (0%; 10%), súc rửa thùng phuy dưới 7 ngày (0%; 12%), xử
lý chén chống kiến (0%; 100%).
Kết luận: Nghiên cứu cho thấy hiệu quả các hoạt ñộng TT-GDSK ñã làm nâng cao kiến thức và thực hành
ñúng của người dân về phòng bệnh SXH, là cơ sở nhân rộng mô hình xã ñiểm cho các ñịa phương khác.
Từ khóa: Truyền thông, sốt xuất huyết (SXH).
*
Trung tâm y tế dự phòng Tân Bình ** Viện Vệ sinh Y tế Công cộng TP. HCM
Địa chỉ liên lạc: CN.Tạ Quốc Đạt, ĐT: 0907 959 900, Email: taquocdat@ihph.org.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 55
ABSTRACT
EFFECT OF COMMUNICATION AND HEALTH EDUCATION TO IMPROVE THE CORRECT
KNOWLEDGE – PRACTICE ABOUT PREVENTION OF DENGUE FEVER FOR PEOPLE IN VINH HUU
COMMUNE, GO CONG TAY DISTRICT, TIEN GIANG PROVINCE, IN 2009
Bach Thi Chinh, Le Cong Minh, Ta Quoc Dat
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 2 – 2010: 54 - 60
Background: Establishing the communication and health education standard commune model which can be
suitable for the real conditions. It helps improve the correct knowledge – practice of people to prevent dengue
fever. This study has a part in communities’ health protection and can extend this model in the future.
Objectives: confirm proportion of people who have the correct knowledge – practice about prevention of
dengue fever. Confirm proportion of people who contact information about dengue fever before and after
communication and health education.
Method: a community intervention study was conducted by communication and directly interviewed by
questionnaire at households. This study was performed before and after intervention by questionnaire to evaluate
effect. Interviewees are householder or people from 18 years old and over. They are not mental, dumb or deaf and
agree to be interviewed.
Results: After intervention, the proportion of people improved obviously the correct knowledge – practice
about prevention of dengue fever. The proportion of people knew Aedes Aegypty which was factor risk (80%;
87.5%; p<0.05). The proportion of people knew dengue fever which was dangerous disease and can kill them (60%;
73.5%; p<0.05). The proportion of people knew dengue fever disease which had no vaccine (2%, 26.5%, p<0.001).
The proportion of people knew dengue fever symptom such as: uninterrupted high temperature more than 3 days
(71%; 82%; p<0.01), hemorrhage (42%; 69%; p<0.001). The proportion of people knew Aedes Aegypty (54.5%;
88.5%; p<0.001). The proportion of people knew the place where they lay an egg (65%; 80.5%; p<0.05). The local
community get this information from directly interviewed by questionnaire at households (3% - 62.5%) and get most
of informations from staff of health station (3%; 52%; p<0.001). They get information through educated
documentary (3%; 57.5%; p<0.001). The prevention methods which they choose to delete larva of mosquitoes such
as: cover jar (54.4%; 78.3%), cover drum (25%; 72%), cover water reservoir (89.9%; 94.7%), breeding young fish
in jar (0.5%; 10%), breeding young fish in drum (0%; 12%); clean flower vase under 7 days (0%; 72%); clean jar
under 7 days (0%; 10%); clean drum under 7 days (0%; 12%); clean other water tools (0%; 100%).
Conclusion: this study indicates effect of communication and health education which has improved the
correct knowledge – practice of local community about prevention of dengue fever. It can become the basic to
extend standard model for other locals.
Keywords: health education, dengue fever.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sốt Dengue/ Sốt xuất huyết Dengue là một bệnh
truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, rất nguy hiểm
và trung gian truyền bệnh là muỗi Aedes. SXH là một
bệnh truyền nhiễm lưu hành ñịa phương ở Việt Nam
và ñang có xu hướng gia tăng tại miền Nam Việt
Nam. Tỉnh Tiền Giang là một trong những tỉnh, thành
có ca mắc SXH cao tại khu vực phía Nam, số ca mắc
SXH năm 2005 là 4.241 ca, năm 2006 là 4.278, năm
2007 là 12.432 và năm 2008 là 5.042, trong ñó năm
2007 là năm có dịch SXH(1). Trong những năm qua,
ngành Y tế Việt Nam, ñặc biệt là tại các tỉnh, thành
thuộc khu vực phía Nam ñã triển khai phòng chống
tích cực bằng nhiều biện pháp, tuy nhiên vẫn chưa
khống chế ñược tần suất mắc SXH.
Xã Vĩnh Hựu thuộc huyện Gò Công Tây, tỉnh
Tiền Giang gồm có 5 ấp với 2.767 hộ và 12.108 người
(năm 2007). Người dân sống chủ yếu bằng nghề
nông. Vĩnh Hựu là một xã bị nhiễm mặn nên người
dân có thói quen trữ nước mưa ñể sử dụng (96,5% trữ
nước trong lu, khạp). Đây là ñiều kiện thuận lợi giúp
cho muỗi vằn sinh sản và phát triển. Mạng lưới cộng
tác viên tại xã ñã triển khai từ năm 2007 gồm: y tế ấp,
cộng tác viên, trưởng ấp, phụ nữ...nhưng năm 2008
hoạt ñộng truyền thông giảm do kinh phí hạn hẹp.
Tình hình mắc SXH tại xã Vĩnh Hựu trong năm
2005 là 25 ca, năm 2006 là 30 ca, năm 2007 là 37 ca,
năm 2008 là 10 ca và năm 2007 là năm có dịch
SXH(2). Năm 2008 xã Vĩnh Hựu với sự tham mưu
ngành Y tế ñịa phương cũng ñã thực hiện các biện
pháp xử lý dịch SXH. Tuy nhiên số ca mắc SXH vẫn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 56
cao và xếp hạng 7/13 xã của huyện Gò Công Tây(2).
Vì vậy triển khai xây dựng mô hình xã ñiểm về TT-
GDSK, duy trì và phát triển mạng lưới CTV phòng
chống SXH tại cộng ñồng giúp người dân có kiến
thức, thực hành ñúng về phòng chống SXH nhằm
giảm tỉ lệ mắc SXH tại ñịa phương là cần thiết.
Mục tiêu
Xác ñịnh tỉ lệ người dân có kiến thức và thực
hành ñúng về phòng, chống bệnh SXH trước và sau
khi triển khai chương trình truyền thông giáo dục sức
khỏe (TT-GDSK).
Xác ñịnh tỉ lệ người dân tiếp cận thông tin về
SXH từ các hoạt ñộng TT-GDSK tại xã.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 3 năm 2009 ñến tháng 12 năm 2009.
Địa ñiểm nghiên cứu
Xã Vĩnh Hựu, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền
Giang.
Cỡ mẫu
200 người.
Đối tượng
Mỗi hộ gia ñình phỏng vấn 01 người là chủ hộ
hoặc người ñại diện trên 18 tuổi ñồng ý trả lời phỏng
vấn, không mắc các bệnh tâm thần, câm, ñiếc, ảnh
hưởng ñến kết quả phỏng vấn.
Xã Vĩnh Hựu có 5 ấp, tại mỗi ấp chọn ngẫu
nhiên hộ gia ñình ñầu tiên bằng cách bốc thăm ñể
phỏng vấn, các hộ tiếp theo ñược chọn theo phương
pháp “cổng liền cổng” cho ñủ 40 hộ mỗi ấp.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu can thiệp cộng ñồng chia làm 3 giai
ñoạn:
Giai ñoạn 1: Phỏng vấn trực tiếp 200 người dân
tại hộ gia ñình bằng bộ câu hỏi soạn sẵn vào tháng
5/2009.
Giai ñoạn 2: Triển khai hoạt ñộng truyền thông vào
tháng 5 ñến tháng 11/2009 gồm: nói chuyện chuyên ñề,
viết tin trên ñài phát thanh ñịa phương, tuyên truyền
lồng ghép, vãng gia tuyên truyền, sản xuất và phát tài
liệu truyền thông, xây dựng hồ nuôi cá bảy màu tại các
ấp
Giai ñoạn 3: Phỏng vấn trực tiếp 200 người dân
tại hộ gia ñình sau can thiệp (CT) theo bộ câu hỏi
soạn sẵn vào tháng 12/2009.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Đặc tính của mẫu trước và sau can thiệp
Tần suất Tỉ lệ %
Nội dung Trước
CT Sau CT
Trước
CT
Sau
CT
Nữ 142 145 71,0 72,5 Giới
Nam 58 55 29,0 27,5
≤ 40 tuổi 79 62 39,5 31,0
Tuổi
> 40 tuổi 121 138 60,5 69,0
Nông dân 107 85 53,5 42,5
Buôn bán 23 33 11,5 16,5
Công nhân viên 6 9 3,0 4,5
Làm thuê 14 21 7,0 10,5
Nghề
nghiệp
Khác 50 52 25,0 26,0
Mù chữ 9 7 4,5 3,5
Cấp I 72 78 36,0 39
Cấp II 72 70 35,5 35
Học
vấn
Cấp III và trên cấp III 48 45 24,0 22,5
Hộ có trẻ <15 tuổi 134 125 67,0 62,5
Radio 2 4 1,0 2,0
Tivi 54 57 27,0 28,5
Radio va tivi 140 136 70,0 68,0
Phương
tiện
truyền
thông Không có 4 3 2,0 1,5
Tỉ lệ nữ chiếm 2/3 mẫu (trước CT 71%; sau CT
72,5%). Phụ nữ thường là người quyết ñịnh ñến
những yếu tố liên quan ñến chăm sóc, ñiều trị và dự
phòng ñối với sức khỏe gia ñình, ñây là ñiều kiện
thuận lợi cho TT-GDSK ñược thành công. Tỉ lệ người
dân sống bằng nghề nông (trước CT 53,5%; sau CT
42,5%) nên việc quan tâm chăm sóc gia ñình vào thời
vụ, việc diệt lăng quăng hàng tuần tại hộ gia ñình
cũng ít nhiều bị xao lãng. Tỉ lệ hộ gia ñình có phương
tiện truyền thông (98,5%), việc tiếp nhận thông tin
phòng chống SXH qua phương tiện truyền thông ñại
chúng là thuận lợi.
Kiến thức của người dân về bệnh SXH (n=200)
Tần suất Tỉ lệ % Nội dung
Trước CT Sau CT Trước CT Sau CT
p
Có 199 200 99,5 100
Nghe nói về bệnh SXH
Không 1 0 0,5 0,0
Biết muỗi vằn truyền bệnh Biết 160 175 80,0 87,5 P < 0,05
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 57
Tần suất Tỉ lệ % Nội dung
Trước CT Sau CT Trước CT Sau CT
p
SXH Không biết 40 25 20,0 22,5
Xảy ra quanh năm 10 33 5,0 6,5 p < 0,001
Bệnh có thể thành dịch 8 49 4,0 24,5 p < 0,001
Bệnh có thể gây chết người 120 147 60,0 73,5 p < 0,005
Bệnh SXH nguy hiểm vì
Bệnh chưa có thuốc trị và thuốc ngừa 4 53 2,0 26,5 p < 0,01
Sốt cao 39 - 40o C 142 164 71,0 82,0 p < 0,01
Xuất huyết dưới da 84 138 42,0 69,0 p < 0,01
Chảy máu cam 15 36 7,5 18,0 p <0,001
Ói/ñi cầu ra máu 13 31 6,5 15,5 p <0,005
Đau bụng 1 23 0,5 11,5 p <0,001
Triệu chứng của bệnh
Không biết 43 1 21,5 0,5 p <0,001
Tỉ lệ người dân có nghe nói về bệnh SXH
(100%), cao hơn so nghiên cứu của Phạm văn Phước
năm 2001 tại Đồng Tháp (69%)(5), cao hơn nghiên
cứu của Nguyễn Thị Như Mai tại tỉnh Tiền Giang
năm 2008 (95%)(4). Tỉ lệ người dân biết trung gian
truyền bệnh SXH là muỗi vằn (80%; 87,5%; p<0,05)
cao hơn so với tác giả Nguyễn Thị Như Mai tại Tiền
Giang năm 2008 (82,6%)(4), của Nguyễn Thị Nga tại
Sóc Trăng năm 2002 (57,6%)(3), của Phạm văn Phước
tại Đồng Tháp năm 2001 (62,4%)(5) triệu chứng SXH
như: Sốt cao 39- 40 ñộ C kéo dài 3–4 ngày (71%;
82%; p<0,05), (87%)(3), (61,3%)(5).
Qua việc triển khai chương trình can thiệp TT-
GDSK ñã giúp người dân nâng cao kiến thức về bệnh
SXH, ñặc biệt hạ thấp tỉ lệ người dân không hiểu biết
về bệnh SXH trước CT là 21,5% còn 0,5% sau CT;
p<0,001. Mặt khác, người dân biết ñược vì sao bệnh
SXH là một bệnh nguy hiểm như: bệnh SXH có thể
gây chết người (60%; 73%; p<0,005), bệnh SXH
chưa có thuốc ñiều trị và dự phòng (2,0%; 26,5%;
p<0,001), bệnh SXH có thể gây thành dịch (4%;
24,5%; p<0,001), bệnh SXH xảy ra quanh năm
(5%;16,5%; p<0,001). Việc nâng cao kiến thức cho
người dân qua các hoạt ñộng truyền thông tại cộng
ñộng góp phần nâng cao ý thức về phòng bệnh SXH
của người dân.
Kiến thức của người dân về muỗi vằn truyền bệnh SXH( n= 200)
Tần suất Tỉ lệ % Nội dung
Trước CT Sau CT Trước CT Sau CT
p
- Biết hình dạng của muỗi vằn
+ Có
+ Không
109
91
177
23
54,5
45,5
88,5
21,5
p< 0,001
- Biết nơi trú ñậu của muỗi vằn
+ Chỗ tối:gầm bàn, gầm giường
+ Quần áo treo trên vách, chăn
+ Nơi kín gió, ẩm thấp
112
73
75
143
122
88
56,0
36,5
37,5
71,5
61,0
44,0
p< 0.005
p< 0.001
p> 0.05
Biết nơi ñẻ trứng của
+ Lu, khạp, phuy, bể xí
+ Bình chưng bông
+ Gáo dừa, vỏ xecó nước ñọng
+ Ao, hồ, chỗ nước ñọng
130
15
73
67
161
47
100
73
65,0
7,5
36,5
33,5
80,5
23,5
50,0
36,5
p< 0,001
p< 0,001
p< 0,01
p> 0,05
Thời gian muỗi vằn chích
+ Lúc sáng sớm
+ Lúc chiều tối
+ Cả ngày (Sáng sớm và chiều tối)
44
99
67
24
82
94
22,0
49,5
33,5
12,0
41,0
47,0
p< 0,01
p> 0,05
p< 0,01
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 58
Tỉ lệ người dân có kiến thức về muỗi vằn ñều tăng lên sau can thiệp có ý nghĩa thống kê. Tuy
nhiên, còn 1/3 người dân vẵn nghĩ rằng muỗi vằn ñẻ ở nơi ao, hồ, nước ñọng (trước CT 33,5%; sau
CT 36,5%) có thể làm hạn chế việc lựa chọn các biện pháp kiểm soát lăng quăng, cần hướng dẫn ñể
người dân hiểu ñúng về nơi sinh ñẻ của muỗi vằn. Những hiểu biết về thời gian muỗi vằn ñốt cả ngày
(trước CT 33,5%; sau CT 47%), tỉ lệ này thấp hơn của tác giả Nguyễn Thị Nga năm 2002 tại Sóc
Trăng (59,3%)(3) nhưng cao hơn của tác giả Phạm Văn Phước năm 2001 tại Đồng Tháp (13,4%)(5).
Kiến thức người dân về cách diệt và phòng muỗi vằn ñốt
Tỉ lệ người dân biết cách diệt muỗi bằng cách phun thuốc là (72,5%; 75,5%) là biện pháp mà
người dân quan tâm hơn những biện pháp khác như: ñốt nhang muỗi (36%; 40,5%), vợt ñiện (17%;
29,5%).
Tỉ lệ người dân về việc mặc quần áo dài tay tránh muỗi ñốt (13%; 31%), không cho trẻ chơi ở
những nơi thiếu sáng, ẩn thấp (6%; 12,5%), ngủ mùng kể cả ngày lẫn ñên (89%; 73%) thấp hơn so với
nghiên cứu của Nguyễn Thị Nga ở Sóc Trăng năm 2002 (93,2%)(3), kết quả này cao hơn nghiên cứu
của tác giả Phạm Văn Phước tại Đồng Tháp năm 2001 (36,1%)(5).
Thực hành phòng chống SXH (n= 200)
Tỉ lệ người dân cho rằng phòng bệnh SXH tốt nhất là diệt lăng quăng trước CT 6% tăng lên
41% sau CT với p<0,005 và tỉ lệ người dân cho rằng phòng bệnh SXH tốt nhất là phun thuốc diệt
muỗi trước CT 40,5% giảm xuống còn 20,5% sau CT với p<0,001. Điều này cũng nói lên phần
nào thành công của công tác TT-GDSK thay ñổi cách nhìn trong ñại ña số người dân trong cộng
ñồng trước ñây ñều trông chờ ngành y tế phun thuôc diệt muỗi khi có ca SXH xảy ra mà không
quan tâm ñến diệt lăng quăng. Cần tiếp tục truyền ñể người dân hiểu và thực hành ñúng.
Hiểu biết của người dân về việc ñậy nắp dụng cụ chứa nước (DCCN) chỉ ñể che bụi và ngăn
không cho chuột, gián rơi vào trước CT tỉ lệ này là 55,3% giảm xuống còn 10,7% sau CT. Dần dần có
sự thay ñổi trong cách nghĩ của người dân việc ñậy kín DCCN ngoài việc ñể ngăn không cho chuột,
gián chui vào mà còn ñậy nắp DCCN giúp ngăn không cho muỗi vào ñẻ trứng tỉ lệ trước CT là 44,7%
tăng lên 89,3% sau CT với p<0,001.
Người dân biết ñược thông tin phòng chống SXH
Người dân nhận thông tin chủ yếu qua các phương tiện truyền thông như ñài phát thanh xã,
huyện, tỉnh, trung ương và qua tivi (72,0% - 76,5%).Tỉ lệ người dân nhận thông tin từ người ñến nhà
vận ñộng trước CT là 17,5%, sau CT là 62,5%, với p<0,001. Tỉ lệ người dân nhận tài liệu truyền
thông trước CT là 3,0%, sau CT là 57,5%, với p<0,001 Tỉ lệ người dân có ñược thông tin về phòng
bệnh SXH từ các cuộc họp tổ trước và sau CT (2,5%;16,0%; p<0,001), xe cổ ñộng trong chiến dịch
(0,5; 13,5%; p<0,001).
Lực lượng CTV giữ vai trò nòng cốt trong tuyên truyền vận ñộng, hướng dẫn người dân thực hiện
và duy trì các biện pháp phòng chống SXH tại nhà (tỉ lệ CTV vãng gia trước CT 3% tăng lên 52% sau
CT với p<0,001).
Quan sát trước và sau can thiệp tại hộ gia ñình
Tỉ lệ ñậy nắp DCCN như lu, khạp (54,4%; 78,3%), thùng phuy (25%; 72%), hồ xi măng (89,9%;
94,7%). Đây là biện pháp người dân chấp nhập thực hiện nhiều nhất. Thả cá trong DCCN là lựa chọn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 59
thứ hai sau ñậy nắp. Thả cá trong lu, khạp (0,5%; 10%), thả cá trong thùng phuy (0%; 12%), thả cá
trong hồ xi măng (0%; 2%); súc rửa bình hoa tươi dưới 7 ngày (0%; 72%), súc rửa lu, khạp dưới 7
ngày (0%; 10%), súc rửa thùng phuy dưới 7 ngày (0%; 12%), súc rửa hồ xi măng dưới 7 ngày (0%;
0,7%); xử lý chén chống kiến (0%; 100%).
KẾT LUẬN
Từ tháng 5/2009 – tháng 11/2009 các hoạt ñộng TT-GDSK phòng chống SXH ñược triển khai
bằng nhiều hình thức tại xã Vĩnh Hựu ñã cho thấy công tác TT-GDSK phòng chống SXH tại cộng
ñồng có chuyển biến tích cực. Kết quả cho thấy tỉ lệ người dân có kiến thức và thực hành ñúng về
phòng bệnh SXH có nâng lên sau can thiệp rõ rệt: tỉ lệ người dân biết muỗi vằn là trung gian truyền
bệnh SXH (80%; 87,5%; p<0,05). Tỉ lệ người dân có kiến thức SXH là bệnh nguy hiểm có thể gây
chết người (60%; 73,5%; p<0,05). Tỉ lệ người dân có kiến thức bệnh SXH chưa có thuốc ñiều trị và
phòng ngừa (2%; 26,5%, p<0,001). Tỉ lệ người dân có kiến thức triệu chứng của SXH là sốt cao liên
tục trên 3 ngày (71%; 82%; p<0,01). Tỉ lệ người dân có kiến thức SXH có biểu hiện là xuất huyết
dưới da (42%; 69%; p<0,001). Tỉ lệ người dân nhận diện ñược muỗi vằn (54,5%; 88,5%; p<0,001). Tỉ
lệ người dân có kiến thức lu, khạp, thùng phuy, bể xi măng chứa nước là nơi muỗi vằn ñẻ trứng (65%;
80,5%; p<0,05). Tỉ lệ người dân nhận ñược những thông tin phòng bệnh SXH từ truyền thông trực
tiếp tại hộ gia ñình (3%; 62,5%; p<0,001), chủ yếu là lực lượng CTV (3%; 52%; p<0,001). Tỉ lệ
người dân nhận ñược thông tin qua các tài liệu truyền thông (3%; 57,5%, p<0,001). Biện pháp mà
người dân lựa chọn ñể loại trừ lăng quăng trong các DDCN ưu tiên từ cao ñến thấp như ñậy nắp, thả
cá, súc rửa những DCCN dưới 7 ngày.
Triển khai các hoạt ñộng truyền thông tại cộng ñồng nhằm nâng cao kiến thức và thực hành ñúng
về phòng chống SXH góp phần giảm số ca mắc SXH cho ñịa phương. Năm 2008 số ca mắc
SXH/1.000 tại xã Vĩnh Hựu là 10 ca xếp hạng cao thứ 7/13 xã của huyện, năm 2009 mặc dù số ca
mắc SXH là 13 ca tăng 30% nhưng so các xã khác Vĩnh Hựu vẫn là xã có ca mắc SXH ít thứ 2/13 xã
của huyện Gò Công Tây. Mô hình xã ñiểm về TT-GDSK nâng cao kiến thức và thực hành ñúng về
phòng chống SXH cần duy trì và nhân rộng.
KHUYẾN NGHỊ
Nâng cao vai trò chỉ ñạo của chính quyền, trách nhiện của ban ngành ñoàn thể cùng phối hợp chặt
chẽ với ngành Y tế vận ñộng cộng ñồng thực hiện những biện pháp phòng chống dịch bệnh SXH tại
ñịa phương.
Đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao kiến thức và thực hành ñúng về phòng chống SXH.
Các hoạt ñộng truyền thông cần phong phú về nội dung và hình thức.
Nâng cao kiến thức, kỹ năng vận ñộng người dân cho cán bộ Y tế.
Củng cố, tăng cường lực lượng CTV về số lượng và chất lượng.
Tăng kinh phí cho CTV (50.000ñồng/1 tháng/1CTV), kinh phí nuôi cá 7 màu
Duy trì hoạt ñộng thường xuyên của mạng lưới CTV. Tăng cường giám sát các hoạt ñộng
truyền thông và giám sát hoạt ñộng của mạng lưới CTV. Giao ban ñịnh kỳ hàng tháng tại trạm Y
tế.
Duy trì ñiểm nuôi cá 7 màu tại 5 ấp.
Xây dựng mô hình ñiểm phòng chống SXH tại nhà mỗi học sinh.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 60
Kịp thời ñộng viên, khen thưởng những gương ñiển hình trong công tác phòng chống SXH tại
cộng ñồng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo số ca mắc, chết do SD/SXHD qua các năm (2005 – 2009) của TTYTDP tỉnh Tiền Giang.
2. Báo cáo số ca mắc, chết do SD/SXHD qua các năm (2005 – 2009) của Trạm Y tế xã Vĩnh Hựu, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang.
3. Nguyễn Thị Nga (2002): Kiến thức thái ñộ thực hành về phòng chống SXH của người dân tại xã Viên An, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc
Trăng năm 2002.
4. Nguyễn Thị Như Mai (2008): Nhận thức và hành vi phòng chống SXH tại hộ gia ñình của người dân Tiền Giang năm 2008.
5. Phạm Văn Phước (2001): Khảo sát kiến thức thái ñộ hành vi của người dân về phòng SXH tại xã Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh, tỉnh
Đồng Tháp năm 2001.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hieu_qua_truyen_thong_giao_duc_suc_khoe_nang_cao_kien_thuc_t.pdf