Qua kết quả nêu trên, chúng tôi có một số kiến nghị như sau:
Cần có sự quan tâm sâu sát của chính quyền ñịa phương ñể chỉ ñạo các ban ngành ñoàn thể phối
hợp tốt với ngành y tế ñịa phương thực hiện tốt hơn chương trình phòng chống SXH tại ñịa bàn, vì
công việc này không chỉ riêng của ngành y tế.
Nâng cao chất lượng hoạt ñộng ñội ngũ cán bộ y tế ñịa phương và CTV qua các buổi tập huấn về
kiến thức SXH, kỹ năng vận ñộng người dân thay ñổi hành vi.
Hỗ trợ thêm về mặt kinh phí cho CTV trong công tác vãng gia.
Phối hợp ñồng bộ giữa cán bộ y tế ñịa phương, cộng tác viên, các ñoàn thể ñể thực hiện nội dung
chương trình ñạt hiệu quả cao hơn. Thường xuyên quan sát thực hành của người dân, giúp cho họ có
thói quen tự giác, không trong chờ, ỷ lại, vào ngành y tế, hay các ngành khác có liên quan.
Xây dựng nội dung cụ thể, phong phú, thường xuyên phát thanh trên loa ñài về chương trình
phòng chống SXH.
6 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 528 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả truyền thông trong thay đổi kiến thức–thực hành của người dân về phòng chống sốt xuất huyết tại Bảo Vinh, Long Khánh, Đồng Nai năm 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 48
HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG TRONG THAY ĐỔI KIẾN THỨC –
THỰC HÀNH CỦA NGƯỜI DÂN VỀ PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT
TẠI BẢO VINH, LONG KHÁNH, ĐỒNG NAI NĂM 2009
Nguyễn Văn Tới*, Lê Công Minh**, Tạ Quốc Đạt**, Lê Thị Thanh**
TÓM TẮT
Đặt vấn ñề: Nghiên cứu nhằm ñánh giá hiệu quả hoạt ñộng truyền thông trong thay ñổi kiến thức – thực hành
của người dân về phòng chống bệnh sốt xuất huyết (SXH) tại xã Bảo Vinh, thị xã long Khánh, tỉnh Đồng Nai.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác ñịnh hiệu quả truyền thông trong thay ñổi kiến thức và thực hành ñúng của người
dân về phòng bệnh SXH. Xác ñịnh tỉ lệ người dân tiếp cận các hoạt ñộng truyền thông về phòng chống SXH trước
và sau can thiệp.
Phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu can thiệp cộng ñồng. Nghiên cứu ñược tiến hành bằng các
hoạt ñộng truyền thông tại cộng ñồng và ñược ñánh giá trước và sau can thiệp bằng cách phỏng vấn trực tiếp
người dân tại các hộ gia ñình. Mỗi gia ñình chọn ñại diện một người, tuổi từ 18 trở lên và không mắc các bệnh
tâm thần, câm, ñiếc,ñể trả lời ñầy ñủ, không ảnh hưởng kết quả các câu hỏi.
Kết quả nghiên cứu: cho thấy tỷ lệ người dân có KT - TH ñúng về phòng chống bệnh SXH. Tỉ lệ kiến thức
người dân nhận biết muỗi vằn là tác nhân truyền bệnh trước can thiệp là 59%, sau can thiệp là 75%. Tỉ lệ người
dân biết triệu chứng chính của SXH như xuất huyết dưới da trước can thiệp là 48%, sau can thiệp là 58%. Tỉ lệ
khảo sát thực hành của người dân về súc rửa dụng cụ chứa nước trước can thiệp là 58,50%, sau can thiệp là
78%. Quan sát thực hành của người dân trong xử lý ñậy nắp dụng cụ chứa nước trước can thiệp là 49%, sau can
thiệp là 59,50%. Tỷ lệ người dân tiếp cận chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe (GDSK) về phòng chống
SXH cải thiện rõ rệt.
Kết luận: Nghiên cứu cho thấy hiệu quả của hoạt ñộng truyền thông làm thay ñổi KT–TH người dân về
phòng bệnh SXH. Đây là mô hình cần nhân rộng cho các ñịa phương khác.
Từ khóa: Truyền thông, sốt xuất huyết (SXH).
ABSTRACT
EFFECTIVENESS OF HEALTH EDUCATION IN THE CHANGE OF COMMUNITY’S KNOWLEDGE –
PRACTICE IN PREVENTION OF DENGUE HAEMORRHAGIC FEVER AT BAO VINH COMMUNE, LONG
KHANH TOWN, DONG NAI PROVINCE IN THE YEAR OF 2009
Nguyen Van Toi, Le Cong Minh, Ta Quoc Dat, Le Thi Thanh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 2 – 2010: 48 - 53
Background: This study is to evaluate the effectiveness of health education in the change of community’s
knowledge – practice in prevention of Dengue Hemorrhagic Fever (DHF) at Bao Vinh Commune, Long Khanh
Town, Dong Nai Province.
Objectives: Identify the proportion of community who have the proper knowledge – practice of DHF, identify
the proportion of community who get access to health education activities on the prevention of DHF pre- and
post-intervention.
Methods: This is a community intervention study. It was implemented by providing health education for the
specific community and was evaluated pre- and post-intervention by interviewing people directly at their
households. Each representative aged above 18 years with no mental disease, dumbness or deafness,... was
chosen from each household in order to uninfluenced the results of the study and to obtain the most fully-
answered responses.
Results: The study presents the proportion of people in the community who have proper knowledge –
practice in prevention of DHF. The proportions of people who are able to recognize that Andes Aegypti is the
*
Bệnh viện ña khoa huyện Vĩnh Cửu **Viện Vệ sinh Y tế Công cộng TP. HCM
Địa chỉ liên lạc: CN.Tạ Quốc Đạt ĐT: 0907 959 900 Email: taquocdat@ihph.org.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 49
most important vector which can spread DHF, pre- and post-intervention are 59% and 75% respectively. The
percentage of people who know the major symptoms of DHF such as subcutaneous hemorrhage is limited at
only 48% pre-intervention but post-intervention, 58% of people show their proper knowledge of those
main symptoms. Before being provided health education, 58.50% of people who practiced rinsing water
utensils and this percentage then rises up to 78% after the intervention. There is only 49% of people
who practiced covering water utensils used at their households before the intervention, and after being
health-educated, 59.50% of people have practiced this. The proportion of people who approach health
education on the prevention of DHF is improved considerably.
Conclusion: The study shows the effectiveness of health education in the change of community’s knowledge –
practice in prevention of DHF. This paradigm is needed to be popularized for other localities.
Key words: health education, Dengue Hemorrhagic Fever (DHF).
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm khá trầm
trọng cho mọi lứa tuổi, nhiều nhất là trẻ em, có nguy
cơ tử vong cao. Sốt xuất huyết có khả năng phát triển
thành dịch lớn. Trong vài năm trở lại ñây, bệnh SXH
diễn biến rất phức tạp ở khu vực phía nam, ñặc biệt
các tỉnh miền Đông và Tây Nam bộ, ảnh hưởng nhiều
ñến sức khỏe người dân. Đây cũng là mối quan tâm
của toàn xã hội.
Xã Bảo Vinh thuộc thị xã Long Khánh tỉnh Đồng
Nai có diện tích tự nhiên là 15,592 km2, dân số là
16.092 người, với 2.915 hộ, xã có 5 ấp. Số ca mắc
SXH của xã Bảo Vinh năm 2006 là 37 ca, năm 2007
là 29 ca, năm 2008 là 95 ca. Tổng số ca mắc SXH có
chiều hướng gia tăng qua các năm, nhất là năm 2008.
Mặc dù y tế ñịa phương có nhiều giải pháp cơ bản ñể
phòng chống dịch SXH, nhưng tỉ lệ mắc vẫn không
giảm. Vì vậy việc xây dựng mô hình về truyền thông
nhằm thay ñổi thực hành của người dân về phòng
bệnh SXH là hết sức cần thiết.
Mục tiêu
Xác ñịnh tỉ lệ người dân có kiến thức – thực hành
ñúng về phòng chống bệnh SXH trước và sau triển
khai chương trình truyền thông giáo dục sứ khỏe
(GDSK).
Xác ñịnh tỉ lệ người dân tiếp cận hoạt ñộng truyền
thông về phòng chống SXH tại xã Bảo Vinh, thị xã
Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Địa ñiểm
Xã Bảo Vinh, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.
Thời gian
Từ tháng 3 ñến tháng 12 năm 2009.
Cỡ mẫu
200 người.
Đối tượng
Đây là nghiên cứu can thiệp cộng ñồng, ñược tiến
hành bằng phỏng vấn trực tiếp người dân tại các hộ
gia ñình. Mỗi gia ñình chọn người ñại diện trả lời
phỏng vấn bằng bộ câu hỏi ñược soạn sẵn theo các lứa
tuổi khác nhau từ 18 tuổi trở lên. Người ñược phỏng
vấn là chủ hộ hoặc thành viên trong gia ñình không
mắc các bệnh tâm thần, câm, ñiếc hoặc các bệnh ảnh
hưởng ñến kết quả trả lời các câu hỏi.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu can thiệp cộng ñồng chia làm 3 giai
ñoạn
Giai ñoạn 1: Phỏng vấn trực tiếp 200 người dân
tại hộ gia ñình bằng bộ câu hỏi soạn sẵn vào tháng
5/2009.
Giai ñoạn 2: Triển khai hoạt ñộng truyền thông vào
tháng 5 ñến tháng 11/2009 gồm: nói chuyện chuyên ñề,
viết tin trên ñài phát thanh ñịa phương, tuyên truyền
lồng ghép, vãng gia tuyên truyền, sản xuất và phát tài
liệu truyền thông, xây dựng hồ nuôi cá bảy màu tại các
ấp
Giai ñoạn 3: Phỏng vấn trực tiếp 200 người dân
tại hộ gia ñình sau can thiệp theo bộ câu hỏi soạn sẵn
vào tháng 12/2009.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Đặc ñiểm của mẫu nghiên cứu
Tỉ lệ
Biến số Phân loại
Trước can thiệp Sau can thiệp
Nam 38,50 34,50 Giới
Nữ 61,50 65,50
50-78 39 38
Tuổi
18-49 61 62
0 trẻ 30 30,50 Trẻ < 15 sống chung
trong hộ 1-2 trẻ 63 58,50
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 50
Tỉ lệ
Biến số Phân loại
Trước can thiệp Sau can thiệp
> 2 trẻ 7 11
Mù chữ 15 17
Cấp 1 27,50 32
Cấp 2 31 33
Trình ñộ học vấn
Cấp 3 26,50 18
Radio 3,50 1,52
Tivi 42,50 55,56
Radio - tivi 50 36,87
Phương tiện truyền
thông
Không 4 6,06
Tỉ lệ nữ trong mẫu nghiên cứu chiếm ña số trong
ñó trước can thiệp là 61,50% và sau can thiệp là
65,50%. Tỉ lệ này gần giống kết quả nghiên cứu của
tác giả Nguyễn Văn Danh(4) (2005) tại Định Quán,
Đồng Nai, nữ chiếm 62,75%. Đây cũng là ưu thế, vì
phụ nữ rất quan tâm chăm sóc cho gia ñình, con cái,
nên việc tiếp thu kiến thức truyền thông PC-SXH
cũng rất thuận lợi.
Về ñộ tuổi, nhóm tuổi từ 18- 49 trước can thiệp
chiếm tỉ lệ 61%, sau can thiệp là 62%. Đây là ñộ tuổi
lao ñộng chính trong gia ñình, ñồng thời là lứa tuổi
năng ñộng, ham tìm hiểu, cũng là ñặc ñiểm thuận lợi
ñể tiếp thu kiến thức truyền thông GDSK về phòng
chống SXH.
Trình ñộ học vấn, tỉ lệ học vấn cấp I là 32%, cấp
II là 33%, cấp III và trên cấp III là 18%, thấp hơn so
với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Danh
(2008) tại Định Quán Đồng Nai người dân có học vấn
cấp II là 45,50%, cấp III và trên cấp III là 44,50%(4).
Về phương tiện truyền thông kết quả cho thấy, ña
số các hộ gia ñình ñều có tivi trong ñó tỉ lệ hộ gia ñình
có tivi là chủ yếu với 92,43. Tỉ lệ này co hơn so với
kết quả khảo sát của tác giả Cù Tiến Dũng tại Củ Chi
(2007) là 86,96%(1).
Kiến thức người dân về tác nhân truyền
bệnh SXH (n=200).
Tần suất Tỉ lệ %
Nội dung Trước
CT
Sau CT Trước
CT
Sau CT p
Nghe nói về bệnh SXH
Có 190 196 95,00 98,00
Chưa 10 4 5,00 2,00
p>0,05
Muỗi vằn truyền bệnh SXH
Biết 151 118 59,00 75,00
Không biết 49 82 41,00 25,00
p<0,05
Đặc ñiểm của muỗi vằn
Biết 93 126 46,50 63,00
Không biết 107 74 53,50 37,00
p<0,05
Tần suất Tỉ lệ %
Nội dung Trước
CT
Sau CT Trước
CT
Sau CT p
Thời gian muỗi vằn ñốt người
Sáng sớm 17 22 8,50 11,00 p>0,05
Chiều tối 121 107 60,50 53,00 p>0,05
Cả ngày 48 64 24,00 32,00 p>0,05
Không biết 14 7 7,00 3,50 p<0,05
Qua bảng trên cho thấy hầu hết người dân có
nghe thông tin về bệnh SXH., tỉ lệ này trước can
thiệp là 95%, sau can thiệp là 98%. Kết quả này
tương ñương so với kết quả nghiên cứu của tác giả
Phạm Thị Thúy Hoa (2002) tại Lái Thiêu, Bình
Dương khi tỉ lệ này là 95,6%(5). Chứng tỏ người dân
rất quan tâm ñến thông tin bệnh SXH.
Đa số người dân biết ñược trung gian truyền bệnh
SXH là muỗi vằn, tỉ lệ trước can thiệp 59%, sau can
thiệp 75% (p<0,05). Tỉ lệ này tương ñương so với
nghiên cứu của Nguyễn Văn Danh tại Định Quán,
Đồng Nai là 61,06%(4), của Trần Trung Phương
(2003) là 66,7%(6) và của Lý Lệ Lan (2004) là
61,6%(3) tại quận 5 Tp Hồ Chí Minh. Kết quả này nói
lên sự quan tâm của người dân ñến tác nhân truyền
bệnh SXH là khá cao, ñiều ñó cũng cho thấy công tác
truyền thông cũng mang lại những hiệu quả nhất ñịnh.
Kiến thức người dân về bệnh SXH (n=200)
Tần suất Tỉ lệ %
Nội dung Trước
CT
Sau CT Trước
CT
Sau CT p
Đối tượng dễ mắc SXH
Dưới 15T 170 161 85,00 80,50 p>0,05
Trên15T 13 4 6,50 2,00 p<0,05
Không biết 17 35 8,50 17,50 p<0.05
Sốt cao 39-40 ñộ
Có 126 123 63,0 61,50
Không 74 77 37,00 38,50
p>0,05
Xuất huyết dưới da
Có 97 116 48,50 58,00
Không 103 84 51,50 42,00
p>0,05
- Ói hoặc ñi cầu ra máu
Có 10 23 5 11,50
Không 190 177 95 88,50
p<0,05
Cũng qua kết quả khảo sát trước và sau can thiệp
ña số người dân nhận biết trẻ dưới 15 tuổi dễ mắc
bệnh SXH, trước can thiệp tỉ lệ 85%, sau can thiệp là
80,50%. Kết quả này tỉ lệ nhận biết trẻ dưới 15 tuổi dễ
mắc bệnh SXH là khá cao, mặc dù sự chênh lệch
trước và sau can thiệp là không lớn.
Tỉ lệ người dân biết triệu chứng của bệnh SXH là
xuất huyết dưới da, trước can thiệp là 48,50% và sau
can thiệp là 58%. Kết quả này cũng gần ngang với kết
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 51
quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Danh tại Định Quán,
Đồng Nai là 56,7%(4). Tỉ lệ người dân biết về triệu
chứng ói hoặc ñi cầu ra máu theo kết quả trước và sau
can thiệp là 5%; 11,5% (p<0,05), thấp hơn so với kết
quả của Đoàn Thị Ngọc Hân thị trấn Lái Thiêu huyện
Thuận An tỉnh Bình Dương là 23,30%(2). Qua ñó cho
thấy mặc dù kiến thức về triệu chứng về bệnh SXH
của người dân ñã ñược nâng cao, ñiều này cho thấy
hiệu quả hoạt ñộng truyền thông SXH, tuy nhiên vẫn
còn thấp hơn nhiều so với các ñịa phương khác vì vậy
ñể kiến thức ñược nâng cao hơn nữa cần tiếp tục duy
trì và ña dạng thêm các hoạt ñộng truyền thông ñể
cung cấp kiến thức về bệnh SXH nhiều hơn cho mọi
người.
Thực hành của người dân về phòng chống
SXH (n=200).
Tần suất Tỉ lệ %
Nội dung Trước
CT
Sau CT Trước
C
Sau CT p
Cách diệt muỗi vằn tốt nhất
Muỗi vằn không nơi ẩn
nấp
39 39 19,50 19,50 p>0,05
Muỗi không nơi ñẻ
trứng
52 70 26,00 35,00 p>0,05
Diệt lăng quăng 30 31 15,00 15,50 p>0,05
Không biết 79 60 39,50 30,00 p>0,05
Đậy nắp dụng cụ chứa nước
Có 98 119 49,00 59,50
Không 102 81 51,00 40,50
p<0,05
Thả cá:
Có 17 24 8,50 12,00
Không 183 176 91,50 88,00
p>0,05
Súc rửa
Dưới 7 ngày 117 156 58,50 78,00
Trên 7 ngày 83 44 41,50 22,00
p<0,05
Tỷ lệ người dân biết phải diệt muỗi vằn ñể muỗi
vằn không nơi ñẻ trứng trước can thiệp là 26%, sau
can thiệp là 35%. Tỉ lệ diệt lăng quăng trước can thiệp
là 15%, sau can thiệp là 15,5% cao hơn kết quả
nghiên cứu của Đoàn Thị Ngọc Hân Lái thiêu, Bình
Dương (2003) là 2,3%(2).
Những dụng cụ chứa nước phải ñậy nắp trong kết
quả khảo sát trước can thiệp là 49%, sau can thiệp là
59,50% (p<0,05) so với kết quả của Cù Tiến Dũng tại
Củ Chi (2007) là 58,90%(1). Thả cá 7 màu trước can
thiệp là 8,50% và sau can thiệp là 12%, thấp hơn so
với nghiên cứu của Đoàn Thị Ngọc Hân tại Lái thiêu,
Bình Dương là 20,90%. Súc rửa dụng cụ chứa nước
trước can thiệp là 58,50% và sau can thiệp 78%
(p<0,05) ngang với nghiên cứu của Đoàn Thị Ngoc
Hân là 71,10%(2).
Hoạt ñộng truyền thông về phòng chống
SXH tại cộng ñồng (n=200).
Tần suất Tỉ lệ %
Nội dung Trước
CT
Sau CT Trước
CT
Sau CT p
Cộng tác viên PC SXH
Có 37 74 18,50 37,00
Không 163 126 81,50 63,00
p<0,05
Xe cổ ñộng
Có 20 56 10,00 28,00
Không 180 144 90,00 72,00
p<0,05
Có người ñến nhà
Có 37 114 18,50 57,00
Không 163 86 72,50 43,00
p<0,05
Họp dân tại ấp
Có 5 34 2,50 17,00
Không 195 166 97,00 83,00
p<0,05
Đài
Có 92 183 46,00 91,50
Không 108 17 54,00 8,50
p<0,05
Tài liệu truyền thông khác
Có 3 63 1,50 31,50
Không 197 137 98,50 69,50
p<0,05
Tỉ lệ người dân biết kiến thức về SXH qua
mạng lưới CTV trước và sau can thiệp có sự thay
ñổi rõ rệt (18,5% lên 37%; p<0,05). Tỉ lệ người dân
biết kiến thức về SXH qua ñài truyền thanh trước
và sau can thiệp 46%; 91% (p<0,05), cao hơn so
với kết quả của Cù Tiến Dũng là 64,71%(1).
Tỉ lệ người dân biết kiến thức về SXH qua tài liệu
truyền thông trước can thiệp là 20%, sau can thiệp là
31,50%, cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Đoàn
Thị Ngọc Hân(2) 9,30%.
Quan sát hộ dân
Bảng kiểm so sánh dụng cụ chứa nước giữa 2 ñợt
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 52
Số lượng Nắp ñậy Lăng quăng STT Tên
Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Đợt 2
01 Lu, khạp 136 97 37 (27,2%) 44 (45,0%) 45 (33,1%) 6 (6,2%)
02 Thùng phuy 41 76 5 (12%) 44 (57,9%) 7 (17%) 9 (11,8%)
03 Hồ, xi măng 89 71 40 (45%) 55 (77,6%) 28 (31%) 4 (5,6%)
04 Bồn nhựa 45 55 38 (84%) 44 (80%) 7 (16%) 0 (0%)
05 Bồn inox 4 16 3 (75%) 11 (68,8%) 0 (0%) 0 (0%)
Trong 200 hộ gia ñình ñược quan sát có 136 lu, khạp ở ñợt 1, có 27,2%, ñược người dân xử lý có
ñậy nắp, nên khi quan sát ñợt 2 có 97 lu, khạp và có 45% có ñậy nắp. Quan sát trong ñợt 1 có lăng
quăng là 33,1%, ñợt 2 giảm xuống nhiều còn 6,2%. Đối với dụng cụ chứa nước là hồ xi măng, quan
sát lần ñầu có 45% có ñậy nắp, ñược người dân xử lý ñậy nắp, khi quan sát lần sau số hồ có nắp ñậy
tăng lên 77,6%.
Qua số liệu trên cho thấy, xây dựng chương trình truyền thông làm thay ñổi tích cực hành vi
phòng chống SXH. Dẫn ñến thay ñổi kiến thức- thực hành của người dân về phòng chống SXH, mang
lại tính hiệu quả của chương trình truyền thông GDSK.
KẾT LUẬN
Đánh giá hiệu quả hoạt ñộng truyền thông nâng cao kiến thức-thực hành của người dân về SXH
tại xã Bảo Vinh, thị xã Long Khánh ñược thực hiện thông qua ñiều tra cắt ngang trước và sau khi can
thiệp với kết quả như sau:
Kiến thức người dân về phòng chống SXH nâng lên rõ rệt. Cụ thể tỉ lệ người dân nhận biết muỗi
vằn là tác nhân truyền bệnh SXH trong khảo sát trước can thiệp là 59%, sau khi ñược triển khai
chương trình truyền thông, tỉ lệ khảo sát sau can thiệp tăng lên 75%.
Tỷ lệ người dân nhận biết triệu chứng ñiển hình của bệnh SXH như xuất huyết dưới da bệnh:
khảo sát trước can thiệp là 48,50%, sau khi tác ñộng can thiệp người dân có sự nhận biết nhiều hơn tỉ
lệ tăng lên 58%.
Khảo sát thực hành của người dân về súc rửa thường xuyên những dụng cụ chứa nước trong
nhà ñể muỗi không nơi ñẻ trứng, tỉ lệ khảo sát trước can thiệp: 58%, sau can thiệp tăng 78%.
Quan sát người dân quản lý dụng cụ chứa nước trong nhà bằng cách ñậy nắp lu, khạp quan sát
trước can thiệp 27,2%, sau san thiệp tăng 45%.
Qua ñánh giá tác ñộng can thiệp bằng truyền thông GDSK cho thấy, người dân có sự thay ñổi
ñáng kể về kiến thức, thực hành trong công tác phòng chống SXH. Điều ñó có thể góp phần vào việc
làm cho số ca mắc SXH tại xã Bảo Vinh trong năm 2009 (55 ca) giảm rõ rết so với năm 2008 (95 ca).
KIẾN NGHỊ
Qua kết quả nêu trên, chúng tôi có một số kiến nghị như sau:
Cần có sự quan tâm sâu sát của chính quyền ñịa phương ñể chỉ ñạo các ban ngành ñoàn thể phối
hợp tốt với ngành y tế ñịa phương thực hiện tốt hơn chương trình phòng chống SXH tại ñịa bàn, vì
công việc này không chỉ riêng của ngành y tế.
Nâng cao chất lượng hoạt ñộng ñội ngũ cán bộ y tế ñịa phương và CTV qua các buổi tập huấn về
kiến thức SXH, kỹ năng vận ñộng người dân thay ñổi hành vi.
Hỗ trợ thêm về mặt kinh phí cho CTV trong công tác vãng gia.
Phối hợp ñồng bộ giữa cán bộ y tế ñịa phương, cộng tác viên, các ñoàn thể ñể thực hiện nội dung
chương trình ñạt hiệu quả cao hơn. Thường xuyên quan sát thực hành của người dân, giúp cho họ có
thói quen tự giác, không trong chờ, ỷ lại, vào ngành y tế, hay các ngành khác có liên quan.
Xây dựng nội dung cụ thể, phong phú, thường xuyên phát thanh trên loa ñài về chương trình
phòng chống SXH.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cù Tiến Dũng (2007), Kiến thực hành về phòng chống SXH của bà mẹ có con dưới 10 tuổi ở huyện Củ Chi, Tp Hồ Chí Minh, khóa
luận tốt nghiệp khóa CKI 2007, ĐH YD Tp.HCM
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 53
2. Đoàn Thị Ngọc Hân (2003), Kiến thức thái ñộ thực hành của cộng tác viên chương trình phòng chống SXH tại thị trấn Lái Thiêu, huyện
Thuận An, khóa luận tốt nghiệp CNYTCC 2003, ĐHYD Tp.HCM
3. Lý Lệ Lan (2004), Khảo sát kiến thức thái ñộ thực hành phòng chống SXH của người dân quận 5 Tp Hồ Chí Minh, Khóa luận tốt
nghiệp CKI 2004, ĐHYD Tp.HCM
4. Nguyễn Văn Danh (2005), Kiến thức thái ñộ hành vi về phòng chống SXH của người dân, huyện Định Quán, Khóa luận tốt nghiệp CKI
2005, ĐHYD Tp.HCM
5. Phạm Thị Thúy Hoa (2003), Kiến thức thái ñộ thực hành về phòng chống SXH của người dân tại khu phố Bình Hòa thị trấn Lái Thiêu
huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương, khóa luận tốt nghiệp CKI 2003, ĐHYD Tp.HCM
6. Trần Trung Phương (2003)– Khảo sát kiến thức thái ñộ hành vi phòng chống SXH của người dân quận Tân Bình, khóa luận tốt nghiệp
CKI 2003, ĐHYD Tp.HCM
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hieu_qua_truyen_thong_trong_thay_doi_kien_thucthuc_hanh_cua.pdf