Hiệu quả truyền thông trực tiếp qua họp nhóm nâng cao kiến thức, thực hành thay đổi lối sống ở người từ 40 tuổi tăng huyết áp tại Long Thuận, Bến Cầu, Tây Ninh năm 2011

KẾT LUẬN Hoạt động truyền thông trực tiếp qua họp nhóm so với việc chỉ phát thanh qua loa đài, tờ rơi, sách nhỏ ở những người từ 40 tuổi bị THA giúp tăng kiến thức về triệu chứng bệnh, kiến thức về biến chứng của bệnh, kiến thức về thời gian uống thuốc trong điều trị THA. Bên cạnh đó giúp người bệnh thực hành hạn chế ăn mặn. Tuy nhiên hoạt động truyền thông trực tiếp cũng chưa làm thay đổi thực hành uống thuốc hạ áp, thay đổi thói quen uống rượu, hút thuốc lá ở những người bị THA. KIẾN NGHỊ Dựa vào kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi đưa ra một số kiến nghị sau: ‐ Tổ chức, xây dựng những nhóm nhỏ hoặc câu lạc bộ người bị THA và hoạt động họp nhóm sinh hoạt định kỳ qua mạng lưới y tế ấp, cán bộ Trạm y tế. ‐ Xây dựng chính sách y tế giúp người THA tiếp cận dịch vụ điều trị một cách thuận lợi, đặc biệt là ở những vùng quê kinh tế còn khó khăn. ‐ Để thay đổi thói quen hút thuốc lá, uống rượu cần phối hợp thêm những chính sách, hoạt động hỗ trợ khác như hoạt động tư vấn hỗ trợ, chính sách tăng thuế và giá cả. ‐ Đẩy mạnh nghiên cứu cộng đồng về các hành vi bất lợi và những khó khăn của người bệnh trong điều trị bệnh THA.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 133 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả truyền thông trực tiếp qua họp nhóm nâng cao kiến thức, thực hành thay đổi lối sống ở người từ 40 tuổi tăng huyết áp tại Long Thuận, Bến Cầu, Tây Ninh năm 2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  657 HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG TRỰC TIẾP QUA HỌP NHÓM NÂNG CAO  KIẾN THỨC, THỰC HÀNH THAY ĐỔI LỐI SỐNG Ở NGƯỜI TỪ 40 TUỔI  TĂNG HUYẾT ÁP TẠI LONG THUẬN, BẾN CẦU, TÂY NINH NĂM 2011  Tạ Quốc Đạt*, Lê Hoàng Ninh*, Nguyễn Vũ Minh Thư**  TÓM TẮT  Đặt vấn đề: Tăng huyết áp (THA) là bệnh có xu hướng ngày càng gia tăng ở các nước đang phát triển.  Việc thay đổi lối sống trong điều trị THA là rất quan trọng. Một nghiên cứu can thiệp qua truyền thông họp  nhóm tại cộng đồng nhằm giúp người THA tuân thủ chế độ điều trị tốt hơn được thực hiện.   Mục tiêu: Xác định hiệu quả của hoạt động họp nhóm so với việc phát thanh qua loa đài, cung cấp tài liệu  truyền thông trong nâng cao kiến thức đúng, thực hành thay đổi lối sống trong điều trị THA ở người ≥40 tuổi  sau 8 tháng thực hiện tại hai nhóm của xã Long Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.  Phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu can thiệp cộng đồng có nhóm chứng, nghiên cứu được thực  hiện trên 140 người ở mỗi nhóm. Đối tượng là người từ 40 tuổi trở lên và bị THA. Quá trình can thiệp được  chia 3 giai đoạn: đánh giá trước, các họat động can thiệp và đánh giá sau can thiệp.  Kết quả: So sánh giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng có sự gia tăng về kiến thức triệu chứng bệnh (p  <0,001, AR%=0,21), kiến thức về biến chứng (p=0,02, AR%=0,15), kiến thức về điều trị không dùng thuốc như  không  hút  thuốc  (p=0,01, AR%=0,6),  uống  rượu  hạn  chế  (p=0,01, AR%=0,5),  thực  hành  ăn  nhạt  (p=0,02,  AR%=0,2). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong thực hành chế độ ăn nhiều chất xơ, hành vi hút  thuốc lá, hành vi uống rượu và họat động thể lực hàng ngày.  Kết luận: Họat động truyền thông giáo dục sức khỏe qua hình thức họp nhóm đã góp phần làm tăng kiến  thức và thực hành thay đổi lối sống trong điều trị THA.  Từ khóa: kiến thức, thực hành, tăng huyết áp, họp nhóm  ABSTRACT  EFFECTIVENESS OF DIRECT COMMUNICATION THROUGH GROUP MEETINGS TO IMPROVE  KNOWLEDGE, LIFESTYLE CHANGE PRACTICE IN HYPERTENSION PATIENTS AGED FROM 40  YEARS OLD AT LONG THUAN, BEN CAU, TAY NINH IN 2011  Ta Quoc Dat, Le Hoang Ninh, Nguyen Vu Minh Thu   * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 657 ‐ 663  Background: High blood pressure  (Hypertension) has been  increasing  in developing  countries.Changing  lifestyle  in  hypertension  treatment  is  very  important.  An  intervention  research  through  group  meeting  communication at community was conducted  to  increase  the  treatment adherence of hypertension patient help  hypertensive patient adhere better treatment regimen.   Objectives:  To  determine  the  effectiveness  of  group meeting  communication  and  loudspeakers,  and  to  provide communication materials to improve their knowledge, lifestyle change practice in hypertension treatment  in people aged  from 40 years old  in 8 months  in two groups  in Long Thuan commune, Ben Cau district, Tay  Ninh province.  Methods: A community intervention trial. Research was carried out in 140 people in each group. Selected  participant was 40 years old and with hypertension. The  intervention process was divided  into 3 phases: pre‐ * Viện Y tế công cộng TP. Hồ Chí Minh  ** Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe TP. Hồ Chí Minh  Tác giả liên lạc: Ths. Tạ Quốc Đạt  ĐT: 0907959900  Email:taquocdat@ihph.org.vn  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 658 assessment, intervention activities and post – intervention assessment.  Result: By comparing the intervention group and the control group, there was an increase in knowledge of  symptoms  (p  <0.001, AR=0.21%),  knowledge  of  complications  (p=0.02, AR%=0.15),  knowledge  of  non‐drug  treatment as non‐ smoking (p=0.01, AR=0.6 %), limits of drinking alcohol (p=0.01, AR=0.5%), free‐salt practice  (p=0.02, AR=0.2%). There was no  statistically  significant  difference  in  fiber  diet  practice,  smoking  behavior,  drinking behavior and daily physical activities.  Conclusion: Health communication and education activities in form of group meetings have contributed to  increase knowledge and lifestyle change practice in hypertension treatment.  Key words: Knowledge, practice, hypertension, group meeting.  ĐẶT VẤN ĐỀ  Tăng huyết áp  (THA)  là bệnh có xu hướng  ngày càng gia  tăng ở các nước đang phát  triển.  Bệnh  thường xảy  ra  ở những người có  độ  tuổi  trung  niên  trở  lên.  Phần  lớn  THA  ở  người  trưởng  thành  là không  rõ nguyên nhân. Trong  đó có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh THA  như  tuổi  cao,  hút  thuốc  lá,  uống  rượu  bia,  ăn  mặn,  ít hoạt  động  thể  lực, béo phì,  căng  thẳng  cuộc sống, rối loạn lipid máu, tiền sử gia đình bị  THA.  Vì  vậy  việc  giúp  người  THA  nâng  cao  được kiến  thức và  thực hành  thay đổi  lối sống  trong việc điều trị của bản thân là quan trọng.   Mục tiêu nghiên cứu  Xác định hiệu quả của hoạt động họp nhóm  so với việc phát thanh qua loa đài, cung cấp tài  liệu  truyền  thông  trong  nâng  cao  kiến  thức  đúng, thực hành thay đổi lối sống trong điều trị  THA ở người ≥40 tuổi sau 8 tháng thực hiện tại  hai nhóm của xã Long Thuận, huyện Bến Cầu,  tỉnh Tây Ninh.  ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Thiết kế nghiên cứu  Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp  can thiệp cộng đồng.   Quá  trình  thực  hiện  sẽ  được  chia  3  giai  đoạn  Giai đoạn 1  Khảo sát ban đầu trước can thiệp, nhóm can  thiệp và nhóm chứng được điều tra về kiến thức,  thực hành trong điều trị bệnh THA.  Giai đoạn 2  Các hoạt động chung ở cả hai nhóm: Cung  cấp tài liệu truyền thông như tờ bướm, sách nhỏ  và phát thanh trên hệ thống loa của xã.  Hoạt  động  ở nhóm  can  thiệp: Tổ  chức họp  nhóm qua mạng lưới y tế ấp.  Giai đoạn 3  Điều tra, đánh giá sau 10 tháng thực hiện các  hoạt động can thiệp.  Thời gian nghiên cứu  Tháng 8/2011 ‐ 4/2012.  Địa điểm nghiên cứu  Xã  Long  Thuận,  huyện  Bến  Cầu,  tỉnh  Tây  Ninh.  Đối tượng nghiên cứu  Người  từ 40  tuổi  trở  lên bị THA đang sinh  sống tại Long Thuận.  Cỡ mẫu  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  659 = 0,05 nên Z(1‐α/ 2) = 1,96, β= 0,10, Z(1‐β) = 1,28), P1=  16,7%, P2 = P1 x RR  (với  ước  lượng RR=2),  =  (P1+  P2)/2. Tính được cỡ mẫu là 140 người.   KẾT QUẢ   Nghiên cứu được tiến hành ở những người  ≥40  tuổi  bị  THA  gồm  140  người  trong  nhóm  can  thiệp  và  140  người  ở  nhóm  chứng.   Bảng 1: Các đặc điểm về dân số xã hội của hai nhóm  trước can thiệp  Nội dung Nhóm can thiệp Nhóm chứng P Tần số % Tần số % Giới tính Nữ 83 59,3 80 57,1 0,72 Nam 57 40,7 60 42,9 Nhóm tuổi 40-49 tuổi 30 21,4 29 20,7 0,99 Nội dung Nhóm can thiệp Nhóm chứng P Tần số % Tần số % 50-59 tuổi 34 24,3 33 23,6 60-69 tuổi 36 25,7 37 26,4  ≥ 70 tuổi 40 28,6 41 29,3 Trình độ học vấn Mù chữ 26 18,6 30 21,4 0,94 Tiểu học 78 55,7 75 53,6 Trung học cơ sở 26 18,6 26 18,6 Trung học phổ thông 10 7,1 9 6,4 Tôn giáo Phật 14 10,0 23 16,4 0,24 Cao đài 111 79,3 100 71,5 Không 15 10,7 17 12,1 Các  đặc  điểm dân  số xã hội như  tuổi, giới,  trình  độ  học  vấn  và  tôn  giáo  trong  nhóm  can  thiệp  và  nhóm  chứng  là  khá  tương  đồng  với  nhau giữa hai nhóm.  So sánh tỷ lệ người có kiến thức đúng, thực hành trong điều trị THA giữa hai nhóm trước  can thiệp  Bảng 2: Kiến thức về bệnh THA ở hai nhóm trước can thiệp  Nội dung Nhóm can thiệp Nhóm chứng P PR(KTC 95%) Tần số % Tần số % Triệu chứng bệnh THA Nhức đầu 82 58,7 81 57,9 0,90 1,0(0,8 – 1,2) Chóng mặt 82 58,7 85 60,7 0,71 0,96(0,8 – 1,1) Ù tai 29 20,7 24 17,1 0,44 1,2(0,7 – 1,9) Hoa mắt 35 25,0 39 27,9 0,59 0,9(0,6 – 1,3) Đau ngực, mệt tim 17 12,1 18 12,9 0,86 0,9(0,5 – 1,7) Khó thở 13 9,3 9 6,4 0,37 1,4(0,6 – 3,3) Không biết 19 13,6 10 7,1 0,08 1,9(0,9 – 3,9) THA gây biến chứng 77 55,0 73 52,1 0,63 1,05(0,8 – 1,3) Kiến thức đúng về thời gian uống thuốc 30 21,4 32 22,9 0,77 0,9(0,6 – 1,4) Tỷ  lệ  người  biết  các  triệu  chứng  của  THA  tương đương ở cả hai nhóm trong đó người biết  triệu chứng nhức đầu, chóng mặt chiếm tỷ lệ cao  nhất  (60%).  Kiến  thức  thời  gian  uống  thuốc  không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa  hai nhóm.   Bảng 3: Thực hành điều trị THA ở hai nhóm trước can thiệp  Nội dung Nhóm can thiệp Nhóm chứng P PR(KTC 95%) Tần số % Tần số % Có uống thuốc hạ áp 26 18,6 25 17,9 0,87 1,04(0,6 – 1,7) Đang hút thuốc lá 40 28,6 43 30,7 0,69 0,9(0,6 – 1,3) Có uống rượu trong 7 ngày qua 48 34,3 52 37,1 0,62 0,9(0,7 – 1,3) Tỷ lệ người THA đang uống hạ áp là không  cao.  Trong  khi  đó  tỷ  lệ  người  bệnh  đang  hút  thuốc lá và uống rượu là khá cao ở cả hai nhóm.  Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2  nhóm trong thực hành điều trị THA.  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 660 Bảng 4: Chế độ ăn uống và hoạt động thể lực của người THA ở hai nhóm trước can thiệp  Nội dung Nhóm can thiệp Nhóm chứng p Trung vị Khoảng tứ vị n Trung vị Khoảng tứ vị n Ăn rau và trái cây Số ngày ăn trái cây/tuần 2 1 - 3 140 2 1 - 3 140 0,76* Số suất trái cây ăn/ngày 1,5 1 - 2 120 1,5 1 - 2 117 0,78* Số ngày ăn rau/tuần 4 2 - 5 140 4 3 - 5 140 0,61* Số suất rau ăn/ngày 3 2 - 3 125 3 2 - 4 126 0,84* Thức ăn tuần bình thường (tính theo ngày) Thịt 3 2 - 4 140 3 2 - 4 140 0,32* Trứng 1 0,5 - 2 140 1 0,5 - 2 140 0,84* Sản phẩm sữa 0 0 - 1 140 0 0 - 0 140 0,34* Cá, tôm (TB, SD) 4,2 1,5 140 4,1 1,7 140 0,88 Các loại mắm 1 0 - 1 140 1 0 - 1 140 0,75* Cá khô, tôm khô mặn 1 0 - 2 140 1 0 - 2 140 0,68* Tương chao 2 1 - 3 140 2,5 1 - 3 140 0,89* Số ngày ăn đồ chiên xào/tuần 3 3 - 4 140 3 2 - 4 140 0,10* Số ngày ăn món mặn/tuần (TB, SD) 4,0 1,3 140 4,1 1,7 140 0,32 Ăn mặn (%) 100(72) 140 100(71) 140 0,89 Hoạt động thể lực (HĐTL) Số ngày HĐTL một tuần 5 4 - 6 70 5 4 - 6 74 0,91* Tổng thời gian HĐTL 60 45 -120 70 60 45 -120 74 0,39* Huyết áp HA tâm thu 150 140 - 155 140 150 140 - 155 140 0,87* HA tâm trương 90 90 - 95 140 90 90 - 90 140 0,83* (* kiểm định Mann‐Whitney, TB: Trung bình, SD: độ lệch chuẩn)  Số ngày có ăn trái cây, ăn rau trong tuần và  số  suất  rau,  trái  cây  ăn một ngày  cũng như  số  ngày và thời gian hoạt động thể lực không có sự  khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm.  Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương ở  nhóm can thiệp bằng nhóm chứng, không có sự  khác biệt có ý nghĩa thống kê về huyết áp ở hai  nhóm.  So sánh tỷ lệ người có kiến thức đúng, thực hành trong điều trị THA giữa hai nhóm sau  can thiệp  Bảng 5: Kiến thức về bệnh THA ở hai nhóm sau can thiệp  Nội dung Nhóm can thiệp Nhóm chứng P RR AR% NNT Tần số % Tần số % (KTC95%) (KTC95%) Triệu chứng THA Nhức đầu 121 86,4 96 68,6 <0,001 1,3(1,1–1,4) 0,21(0,1-03) 5,6 Chóng mặt 102 72,9 99 70,7 0,69 1,0(0,9–1,2) Ù tai 41 29,3 38 27,1 0,69 1,1(0,7–1,6) Hoa mắt 64 45,7 48 34,3 0,05 1,3(1,0–1,8) Đau ngực, mệt 37 26,4 28 20,0 0,21 1,3(0,9–2,0) Khó thở 26 18,6 24 17,1 0,76 1,1(0,7–1,8) THA có gây biến chứng 117 83,6 100 71,4 0,02 1,2 (1,0 – 1,3) 0,15 (0,02-0,24) 8,8 Kiến thức đúng về thời gian uống thuốc 56 40,0 45 32,1 0,17 1,2(0,9–1,7) (RR: tỷ số nguy cơ, AR%: phần trăm nguy cơ quy trách, NNT: số cần điều trị)  Tỷ  lệ người bệnh biết THA có  thể gây biến  chứng  ở nhóm  can  thiệp  cao hơn  so với nhóm  chứng, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với  p=0,02. Truyền  thông  qua họp  nhóm  làm  tăng  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  661 kiến  thức về biến  chứng  của THA,  chỉ  có  15%  trong  số  họ  tăng  kiến  thức  thực  sự  là  do  họp  nhóm. Cứ 09 người  tham dự hoạt động  truyền  thông qua họp nhóm  sẽ  có 01 người  tăng kiến  thức về biến chứng bệnh.  Bảng 6: Thực hành trong điều trị THA ở hai nhóm sau can thiệp  Nội dung Nhóm can thiệp Nhóm chứng Tần số % Tần số % P RR(KTC 95%) Có uống thuốc hạ áp 38 27,1 27 19,3 0,12 1,4(0,9 – 2,2) Đang hút thuốc lá 38 27,1 44 31,4 0,43 0,9(0,6 – 1,2) Có uống rượu trong 7 ngày qua 48 34,3 50 35,7 0,80 0,96(0,7 – 1,3) Tỷ lệ uống thuốc hạ áp và các thói quen như  uống rượu, hút thuốc ở nhóm can thiệp cao hơn  nhóm  chứng,  tuy  nhiên  các  sự  khác  biệt  này  không có ý nghĩa thống kê.  Bảng 7: Chế độ ăn uống và họat động thể lực của người THA ở hai nhóm sau can thiệp  Nhóm can thiệp Nhóm chứng Nội dung Trung vị Khoảng tứ vị n Trung vị Khoảng tứ vị n p Ăn rau và trái cây Số ngày ăn trái cây/tuần 3 2 - 3 140 2 1 - 3 140 0,65* Số suất trái cây ăn/ngày 2 1 - 2 115 1,5 1 - 2 121 0,71* Số ngày ăn rau/tuần 4 3 - 5 140 4 3 - 5 140 0,76* Số suất rau ăn/ngày 3 2 - 4 131 3 2 - 4 127 0,11* Thức ăn tuần bình thường (tính theo ngày) Thịt 3 3 - 4 140 3 2 - 4 140 0,03* Trứng 1 1 - 2 140 1 1 - 2 140 0,89* Sản phẩm sữa 0 0 - 0 140 0 0 - 0 140 0,85* Cá, tôm (TB, SD) 4,0 1,6 140 4,3 1,7 140 0,15 Các loại mắm 1 0 - 1 140 1 1 - 1 140 0,41* Cá khô, tôm khô mặn 1 0 - 1 140 1 0 - 2 140 0,004* Tương chao 2 1 - 3 140 2 1 - 3 140 0,26* Số ngày ăn đồ chiên xào/tuần (TB, SD) 3,3 1,2 140 3,3 1,2 140 0,73 Số ngày ăn món mặn/tuần (TB, SD) 3,6 1,4 140 4,1 1,4 140 0,003 Ăn mặn (%) 77(55,0) 140 96(68,6) 140 0,02 AR%(KTC 95%) 0,20 (0,03–0,3) NNT - 7,4 Họat động thể lực Số ngày HĐTL một tuần 5 5 - 6 71 5 4 - 7 79 0,89* Tổng thời gian HĐTL 90 60 - 120 71 90 60 - 150 79 0,78* Huyết áp HA tâm thu (TB, SD) 149,1 12,0 140 151,3 11,9 140 0,12 HA tâm trương 90 90-100 140 90 90-100 140 0,68* Đạt HA mục tiêu (%) 21(15,0) 140 16(11,4) 140 0,38 (* kiểm định Mann‐Whitney, TB: Trung bình, SD: độ lệch chuẩn)  Số ngày ăn rau, trái cây và số suất ăn ngày ở  nhóm can thiêp cao hơn nhóm chứng, tuy nhiên  các sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.  Các món ăn cá và thịt được người dân sử dụng  nhiều nhất. Các món mặn như các loại mắm, cá  khô, tôm khô mặn, tương chao cũng được người  dân ăn khá nhiều ở cả hai nhóm. Trong đó có sự  khác biệt có ý nghĩa thống kê về việc ăn thịt, ăn  cá  khô mặn,  số  ngày  ăn mặn  trong  tuần  giữa  nhóm can thiệp và nhóm chứng.   BÀN LUẬN  Tỷ  lệ  giới  trong  nhóm  can  thiệp  và  nhóm  chứng không  có  sự khác biệt nhiều. Tỷ  lệ này  tương  đương  kết  quả  nghiên  cứu  của một  số  nghiên cứu về THA  tỷ  lệ nữ chiếm 55‐65%(4,8,9).  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 662 Số lượng nữ giới bị THA trong nghiên cứu nhiều  hơn  nam,  điều  này  có  thể  trong  cộng  đồng  những người  tuổi  từ  trung niên  trở  lên  thì nữ  giới nhiều hơn nam giới.  Tỷ  lệ mắc bệnh THA  cao nhất  ở nhóm  ≥70  tuổi và thấp nhất ở nhóm 40‐49 tuổi ở cả nhóm  can  thiệp và nhóm chứng. Kết quả nghiên cứu  tại Viêt Nam cũng cho thấy nhóm tuổi 45 – 54 là  27‐34% và nhóm từ 65 tuổi trở lên tỷ lệ THA 65‐ 75%  (2,3,5). Kết quả này phù hợp vì THA  là bệnh  mạn tính.  Kiến thức về bệnh THA  Tỷ lệ người bệnh biết triệu chứng nhức đầu  và  chóng mặt  là  cao nhất. Kết quả  của Huỳnh  Thị Tiền  tại Long An(1) cũng cho kết quả  tương  tự.  Kiến  thức  về  triệu  chứng,  biến  chứng  của  THA  giữa  hai  nhóm  sau  can  thiệp  có  sự  khác  biệt  có ý nghĩa.  Điều này  có  thể do người  lớn  tuổi tiếp thu kiến thức qua  loa, tờ rơi, sách nhỏ  sẽ khó khăn hơn có người nói chuyện trực tiếp.  Trong  lần điều tra sau,  tỷ  lệ biết bệnh THA  vẫn phải uống thuốc sau khi huyết áp ổn định có  sự  gia  tăng  so  với  điều  tra  trước  và  giữa  hai  nhóm,  tuy nhiên sự khác biệt giữa hai nhóm  là  không  có  ý  nghĩa  thống  kê. Kết  quả  này  thấp  hơn so với nghiên cứu của Huỳnh Thị Tiền  tại  Long An(1) và của Trần Hữu Hậu tại Đồng Nai(4).  Có  sự khác biệt này  có  thể do nghiên  cứu  của  Huỳnh  Thị  Tiền  và  Trần Hữu Hậu  được  thu  thập tại bệnh viện nên người bệnh sẽ được bác sĩ  nhắc nhở và có ý thức uống thuốc lâu dài trong  điều trị THA.  Thực hành  của người bệnh  trong  điều  trị  THA  Tỷ  lệ  người  đang  uống  thuốc  là  chưa  cao,  27,1%  ở  nhóm  can  thiệp  và  19,3%  ở  nhóm  chứng. Nghiên cứu của Vũ Bảo Ngọc tại quận 4  TP. HCM, tỷ lệ này là 23,7%(9) và thấp hơn so với  nghiên cứu của Trịnh Thị Phương Thảo tại quận  5  là 41,3%(7). Tỷ  lệ uống  thuốc  trong các nghiên  cứu khác nhau có thể do điều kiện kinh tế và khả  năng  tiếp cận dịch chăm  sóc y  tế  là khác nhau  trong các nghiên cứu. Bên cạnh đó kiến thức biết  bệnh THA cần phải uống thuốc là rất cao 92,9%  nhưng thực hành không cao. Điều này cho thấy  làm tăng kiến thức có thể diễn ra trong thời gian  ngắn nhưng để  thay đổi  thực hành thì cần  thời  gian  lâu hơn và kèm  thêm những điều kiện hỗ  trợ thực hiện.   Hành vi hút thuốc lá, uống rượu ở cả hai nhóm  trước  và  sau  can  thiệp  không  có  sự  khác  biệt  nhiều: Tỷ  lệ hút  thuốc  lá  là 27‐28%, uống  rượu  34‐35%. Các nghiên  cứu  tại TP.HCM  cũng  cho  thấy tỷ lệ hút thuốc lá là 25‐30%(3,6,7), uống rượu  là 35‐38%. Kết quả trên cho thấy để người bệnh  thực hành thay đổi thói quen là không dễ trong  thời gian ngắn, đặc biệt  là  thói quen hút  thuốc,  uống rượu. Để giảm tỷ lệ hút thuốc cần phối hợp  nhiều  biện  pháp,  chính  sách  hỗ  trợ  khác  chứ  không chỉ là tuyên truyền giáo dục sức khỏe.  Tỷ  lệ người  ăn mặn  trong  nhóm  can  thiệp  thấp hơn nhóm chứng với p=0,02. Tuy nhiên số  ngày người dân  ăn  các món mặn  như  cá  khô,  tôm khô,  tương chao, mắm  trong  tuần ở cả hai  nhóm  là  khá  cao.  Điều  này  có  thể  do  Long  Thuận  là xã nông nghiệp và có hoàn cảnh kinh  tế khó khăn và bên cạnh đó cũng có  thể người  dân  theo  đạo Cao  đài  là  chủ yếu  (>75%), hàng  tháng người dân thường ăn chay thường xuyên  (ít nhất 10 ngày/ tháng). Đây có thể là những yếu  tố cản trở thay đổi thói quen chế độ ăn  ít muối  của người dân  KẾT LUẬN  Hoạt  động  truyền  thông  trực  tiếp  qua họp  nhóm so với việc chỉ phát thanh qua loa đài, tờ  rơi, sách nhỏ ở những người từ 40 tuổi bị THA  giúp  tăng  kiến  thức  về  triệu  chứng bệnh,  kiến  thức về biến chứng của bệnh, kiến thức về thời  gian uống  thuốc  trong  điều  trị THA. Bên  cạnh  đó giúp người bệnh thực hành hạn chế ăn mặn.  Tuy  nhiên  hoạt  động  truyền  thông  trực  tiếp  cũng chưa  làm  thay  đổi  thực hành uống  thuốc  hạ áp, thay đổi thói quen uống rượu, hút thuốc  lá ở những người bị THA.   Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  663 KIẾN NGHỊ  Dựa vào kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi  đưa ra một số kiến nghị sau:  ‐ Tổ chức, xây dựng những nhóm nhỏ hoặc  câu  lạc  bộ  người  bị  THA  và  hoạt  động  họp  nhóm sinh hoạt định kỳ qua mạng lưới y tế ấp,  cán bộ Trạm y tế.  ‐ Xây dựng chính sách y tế giúp người THA  tiếp cận dịch vụ điều trị một cách thuận lợi, đặc  biệt là ở những vùng quê kinh tế còn khó khăn.  ‐ Để  thay  đổi  thói quen hút  thuốc  lá, uống  rượu cần phối hợp thêm những chính sách, hoạt  động hỗ trợ khác như hoạt động tư vấn hỗ trợ,  chính sách tăng thuế và giá cả.  ‐  Đẩy mạnh  nghiên  cứu  cộng  đồng  về  các  hành  vi  bất  lợi  và những khó khăn  của người  bệnh trong điều trị bệnh THA.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Huỳnh Thị Tiền (2007). Khảo sát sự tuân thủ điều trị của bệnh  nhân  tăng huyết áp  tại phòng khám bệnh và khoa nội  tổng  hợp bệnh viện đa khoa khu vực Hậu Nghĩa.  tỉnh Long An.  Luận văn thạc sĩ Y khoa. Đại học Y dược Tp.HCM. Tr. 116‐ 119.  2. Mã Bửu Cầm  (2004). Thực hành  ăn kiêng và kiểm soát cân  nặng ở bệnh nhân tăng huyết áp tuổi 40 trở lên tại bệnh viện  Nguyễn Trãi TP.HCM. Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 10.  (1). 80‐84.  3. Nguyễn Thị Phương Lan  (2010). Tỷ  lệ  tăng huyết áp và các  hành vi nguy  cơ  tăng huyết  áp  ở người  từ  25  ‐ 64  tuổi  tại  huyện Củ Chi. Luận án chuyên khoa cấp II. Đại học Y dược  TP.HCM. Tr. 96‐99.  4. Trần Hữu Hậu (2011). Các yếu tố liên quan đế việc tuân thủ  điều  trị  tăng huyết  áp  ở bệnh nhân  trên  60  tuổi  tại phòng  khám  ngoại  trú  bệnh  viện  đa  khoa  Đồng Nai  năm  2009  –  2010. Luận án chuyên khoa cấp II. Đại học Y dược TP.HCM.  Tr. 103‐106.  5. Trần Thiện Thuần (2005). Các yếu tố ảnh hưởng kiến thức và  thực  hành  ở  người  lớn  về  bệnh  THA  tại  TP.HCM.  Y  học  Thành phố Hồ Chí Minh. 11 (1) 118 ‐126.  6. Trần Thiện Thuần, Nguyễn Đỗ Nguyên  (2005). Một  số đặc  điểm dịch tễ bệnh tăng huyết áp ở người  lớn tại cộng đồng  dân cư ở TP.HCM. Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 11 (1) 136‐ 143.  7. Trinh Thị Phương Thảo (2009). Ảnh hưởng của hành vi về lối  sống lên bệnh tăng huyết áp ở người trưởng thành tại quận 5  TP.HCM.  Luận  án  chuyên  khoa  cấp  II.  Đại  học  Y  dược  TP.HCM. Tr. 91‐94.  8. Võ Thị Dễ, Đặng Vạn Phước (2005). Tần suất tăng huyết áp và  các yếu tố nguy cơ ở tỉnh Long An. Y học Thành phố Hồ Chí  Minh. 11 (1) 122‐127.   9. Vũ Bảo Ngọc, Lê Hoàng Ninh (2004). Các đặc điểm về nhận  biết. điều trị và kiểm soát huyết áp của bệnh nhân tăng huyết  áp ở quận 4 TP.HCM. Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 9. (1).  132‐138.  Ngày nhận bài báo:       13/5/2014  Ngày phản biện nhận xét bài báo:   23/6/2014  Ngày bài báo được đăng:     14/11/2014 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhieu_qua_truyen_thong_truc_tiep_qua_hop_nhom_nang_cao_kien_t.pdf
Tài liệu liên quan