Hiệu quả và chiến lược thở máy rung tần số cao trong điều trị suy hô hấp nặng ở trẻ sơ sinh

KẾT LUẬN Thở m{y rung tần số cao cải thiện rõ c{c thông số khí m{u ở trẻ sơ sinh bị suy hô hấp nặng một c{ch có ý nghĩa thống kê. Cứu sống thêm 65% c{c bệnh nh}n bị suy hô hấp nặng thất bại với thở m{y thông thường Tỉ lệ xuất hiện c{c biến chứng ít. C{c biến chứng cũng dễ d|ng xử trí bằng bù dịch v| vận mạch. Áp lực trung bình đường thở lúc khởi đầu thở m{y rung tần số cao cao hơn {p lực trung bình đường thở khi thở m{y thông thường 2 – 4 cmH2O, v| có thể giảm dần sau đó cùng với sự giảm FiO2. 65% trẻ sơ sinh bị suy hô hấp nặng thất bại thở m{y thông thường được cứu sống. KIẾN NGHỊ Những trường hợp trẻ sơ sinh bị suy hô hấp nặng thất bại thở m{y thông thường nên {p dụng thở m{y rung tần số cao nếu không có chống chỉ định v| có điều kiện. Nên {p dụng chiến lược thể tích cao: khả thi, an to|n v| hiệu quả trong điều trị suy hô hấp nặng ở trẻ sơ sinh.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 248 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả và chiến lược thở máy rung tần số cao trong điều trị suy hô hấp nặng ở trẻ sơ sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghieân cöùu Y hoïc Y Hoïc TP. Hoà Chí Minh * Taäp 11 * Phụ Bản Soá 4 * 2007 Chuyên đề Nhi Khoa 22 HIỆU QUẢ VÀ CHIẾN LƢỢC THỞ MÁY RUNG TẦN SỐ CAO TRONG ĐIỀU TRỊ SUY HÔ HẤP NẶNG Ở TRẺ SƠ SINH Võ Đức Trí*, Cam Ngọc Phượng* TÓM TẮT Mục tiêu: Tìm hiệu quả và chiến lược của thở máy rung tần số cao trong điều trị suy hô hấp nặng ở trẻ sơ sinh trong trường hợp thất bại với thở máy thông thường. Phương pháp: Can thiệp có so sánh. Kết quả: Có 64 trẻ sơ sinh thất bại với thở máy thông thường được chọn thở máy rung tần số cao. Độ tuổi trung bình là 12,2 ngày, đa số là trẻ nam, nhẹ cân. Các nguyên nhân gây suy hô hấp nặng là viêm phổi nặng, bệnh màng trong và thoát vị hoành bẩm sinh. Những bệnh nhân này được thở máy thông thường với các thông số thở máy rất cao: FiO2 > 90%, tần số trên 70lần/phút, tỉ lệ I:E 1:1 đến 2:1, áp lực trung bình đường thở 18,1 (5,21 cmH2O, PIP 25,8 (5,1 cmH2O, PEEP 6 (1,3 cmH2O. Dù vậy bệnh nhân vẫn không cải thiện tình trạng oxy hóa máu: PaO2 58,8 (38,14 mmHg, SpO2 80,5  15,99%, PaCO2 49,6  20,07 mmHg, pH 7,2308  0,2031, OI 196,67 (738,7 mmHg. Khi chuyển sang thở máy rung tần số cao, có sự cải thiện có ý nghĩa thống kê với các chỉ số FiO2, paO2, OI. Aùp lực trung bình đường thở dùng trong thở máy rung cao hơn trong thở máy thông thường 2- 4 cmH2O. Chúng tôi áp lực chiến lược thể tích cao trong thở máy rung tần sồ cao. Tần suất xảy ra các biến chứng thấp với sốc 6,25%, cần bù dịch 11%, tắc đàm 12,5%, lọan sản phổi 6,25%. Các biến chứng này có thể xử trí và phòng ngừa được. Tỉ lệ cứu sống 65%. Kết luận: Thở máy rung tần số cao cùng với chiến lược thể tích cao cải thiện rõ các thông số khí máu ở trẻ sơ sinh bị suy hô hấp nặng một cách có ý nghĩa thống kê. Cứu sống thêm 65% các bệnh nhân bị suy hô hấp nặng thất bại với thở máy thông thường. Tỉ lệ xuất hiện các biến chứng ít. Các biến chứng cũng dễ dàng xử trí bằng bù dịch và vận mạch. ABSTRACT EFFECTIVENESS AND STRATEGIES OF HIGH FREQUENCY OSSCILATION IN TREATMENT OF SEVERE RESPIRATORY FAILURE IN NEONATE Vo Duc Tri, Cam Ngoc Phuong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 11 – Supplement of No 4 - 2007:22 – 28 Respiratory failure is the most common causes of morbility and mortality in newborn infant. Modern respiratory support have concentrated on both improving oxygenation and lung protection esspecially for severe cases. Objectives: We conducted this study to find out effectiveness and strategies of HFO of severe respiratory failure failing with conventional ventilation. Methode: Interventional cas control study. Results: 64 newborn infants who failed with CMV were chosed using HFO. Average age was 12.2 days, male predominant, low birth weight. Causes of respiratory failure were severe pneumonia, hyaline membrane disease, congenital diaghragmatic hernia. These patients were ventilated with parameter setting on CMV such as FiO2 > 90%, frequency > 70 breath/min, I:E ratio range from 1:1 to 2:1, mean airway pressure 18,1  5,21 cmH2O, PIP 25,8  5,1 cmH2O, PEEP 6  1,3 cmH2O. But these patients had severe blood gas disorders: PaO2 58,8  38,14 mmHg, SpO2 80,5  15,99%, PaCO2 49,6  20,07 mmHg, pH 7,2308  0,2031, OI 196,67  738,7 mmHg. There are significant * Bệnh viện Nhi đồng I Y Hoïc TP. Hoà Chí Minh * Taäp 11 * Phụ bản Soá 4 * 2007 Nghieân cöùu Y hoïc improvement of FiO2, paO2, OI of these severe patients after giving HFO. Mean airway pressure using in HFO is higher than mean airway pressure in CMV from 2 to 4 cmH2O. We apply high volume strategies in HFO. Incidence of complications such as shock, volume replacement, sputum obstruction, chronic lung disease are 6.25%, 11%, 12.5%, 6.25% respectively. These complications can be prevented and easy to manage. 65% of patients are survive. Conclusion: HFO with high volume strategies can improve significantly the oxygenation in newborn with severe respiratory failure. 65% of patients are survive. Incidence of complications are low and easy to prevent and manage. Larger study are need to investigate the effectiveness and safety of HFO in newborns whose respiratory failure are not response to conventional ventilation. ĐẶT VẤN ĐỀ Suy hô hấp vẫn luôn l| nguyên nh}n mắc bệnh v| tử vong cao nhất ở trẻ sơ sinh. H|ng năm tại khoa hồi sức sơ sinh bệnh viện Nhi Đồng I có hơn 500 trẻ sơ sinh nhập viện vì suy hô hấp nặng. Tử vong do suy hô hấp chiếm 12% tổng số sơ sinh nhập viện. Suy hô hấp nặng l| nguyên nh}n tử vong chính hay nguyên nh}n góp phần(1). C{c phương tiện hỗ trợ hô hấp hiện tại đang sử dụng tại hầu hết c{c bệnh viện ở Việt Nam như oxy mũi, thở {p lực dương liên tục qua mũi, thở m{y thông thường đã v| đang cứu sống rất nhiều bệnh nh}n suy hô hấp nặng do nguyên nh}n nội v| ngọai khoa. Tuy nhiên, những kiểu thở n|y khi {p dụng cho những trường hợp trẻ sơ sinh bị suy hô hấp đặc biệt l| những trường hợp bị suy hô hấp nặng còn nhiều hạn chế. Trong 6 năm qua (từ 1998 – 2004) có nhiều trường hợp trẻ sơ sinh tử vong vì suy hô hấp nặng m| c{c phương tiện hỗ trợ hô hấp như thou m{y thông thường ngay cả dùng c{c kiểu thở {p lực dương tần số cao (HFPPV) vẫn không thể cứu sống. Bên cạnh đó những biến chứng do dùng {p lực cao, nồng độ oxy cao như loạn sản phổi, bệnh lý võng mạc ở trẻ sanh non, tr|n khí m|ng phổi, khí thủng phổi, tổn thương đa cơ quan do giúp thở l|m tăng thêm tỉ lệ mắc bệnh v| tử vong. Ng|y nay, nhiều phương tiện hỗ trợ hô hấp hiện đại giúp cải thiện tốt tình trạng giảm oxy m{u trầm trọng như thở m{y phun khí tần số cao (High frequency jet ventilation), oxy màng ngo|i cơ thể (ECMO). Lựa chọn phương ph{p giúp thở ngo|i việc tập trung cải thiện tình trạng oxy hóa m{u, thải CO2, đồng thời có khả năng bảo vệ phổi, tr{nh những chấn thương {p lực, thể tích, ngộ độc oxy, chấn thương sinh học v| tổn thương đa cơ quan. Việc chọn lựa, {p dụng phương ph{p giúp thở n|o còn thùy thuộc v|o ho|n cảnh của từng nơi. Tuy nhiên thở m{y để đạt 2 mục tiêu n|y vẫn còn chưa phổ biến tại Việt Nam. Trên thế giới ng|y c|ng sử dụng phổ biến thở m{y rung tần số cao trong điều trị những trường hợp sơ sinh bị suy hô hấp nặng, tr{nh tổn thương phổi. Chúng tôi {p dụng thở m{y rung tần số cao trong điều trị suy hô hấp nặng ở trẻ sơ sinh, nhận xét hiệu quả, chiến lược của phương ph{p thở m{y n|y. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu tổng quát Tìm hiệu quả v| chiến lược thở m{y rung rung tần số cao trong đđiều trị suy hô hấp nặng ở trẻ sơ sinh Mục tiêu chuyên biệt So s{nh kh{c biệt trung bình c{c chỉ số khí máu: paO2, paCO2, pH, chỉ số oxy hóa m{u (OI) của thở m{y thông thường v| thở m{y rung tần số cao X{c đđịnh tỉ lệ c{c biến chứng như sốc, xuất huyết não, tr|n khí m|ng phổi, loạn sản phế quản phổi khi thở m{y rung tần số cao So s{nh trung bình c{c thông số FiO2, áp lực trung bình đđường thở của thở m{y thông thường v| thở m{y rung tần số cao ở thời Nghieân cöùu Y hoïc Y Hoïc TP. Hoà Chí Minh * Taäp 11 * Phụ Bản Soá 4 * 2007 Chuyên đề Nhi Khoa 24 đđiểm khởi đđầu v| 24 giờ sau thở m{y rung tần số cao Xác định tỉ lệ th|nh công sau thở m{y rung tần số cao. ĐỐI TƢỢNG - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Can thiệp, có so sánh Dân số nghiên cứu Trẻ sơ sinh nhập khoa hồi sức sơ sinh Bệnh Viện Nhi Đồng I từ 1 th{ng 3 năm 2005 đến 01 th{ng 09 năm 2006. Phƣơng pháp chọn mẫu Chọn mẫu thuận tiện, trẻ sơ sinh nhập khoa Hồi Sức Sơ Sinh từ 1/03/2005 đến 01/09/2006 có c{c tiêu chuẩn sau: Tiêu chuẩn loại trừ Trẻ < 1000 gram Xuất huyết não nặng trên l}m s|ng v| siêu âm xuyên thóp. Trẻ hôn mê s}u Tiêu chuẩn chọn vào Trẻ sơ sinh không có những tiêu chuẩn loại trừ v| thỏa một trong những điều kiện sau: - Suy hô hấp nặng: giúp thở với: FiO2 >60%, IP >20 cmH2O, PEEP > 6 cmH2O mà SaO2 < 90%, PaO2 50 mmHg. - Cao {p phổi nặng - Khí thủng phổi - Loạn sản phổi Phƣơng pháp tiến hành Những trẻ sơ sinh thỏa tiêu chuẩn nhận v|o v| không có tiêu chuẩn loại trừ sẽ được đưa v|o lô nghiên cứu. Trẻ sẽ được chuyển sang thở m{y rung tần số cao với m{y Stephanie, Đức. Để giảm giả năng giảm oxy ho{ m{u đột ngột, tất cả những trường hợp chuyển từ thở m{y thông thường qua thở m{y rung tần số cao sẽ được tiến h|nh như sau: Bệnh nh}n đang thở m{y cổ điển sẽ được giảm dần tần sồ thở mỗi 5 nhịp, tăng dần PEEP mỗi 1 cm2O cho đến khi tần số thở còn 5 nhịp/phút v| PEEP bằng {p lực trung bình đường thở (MAP). Sau đó dùng kẹp kẹp kín ống nội khí quản để duy trì sự căng phồng lồng ngực trước khi t{ch khỏi m{y thở cổ điển v| rồi nối ống nội khí quản v|o m{y thở rung tần số cao để tiến h|nh giúp thở cho bệnh nh}n. - C|i đặt c{c thông số ban đầu trong thở m{y rung tần số cao như sau: tần số 10 Hz cho trẻ đủ th{ng, 15 Hz cho trẻ non th{ng. C|i đặt lực rung lồng ngực sao cho lồng ngực nhìn thấy rung lên 1 – 2 cm hay lồng ngực nhìn thấy rung rõ. Áp lực trung bình đường thở trong thở m{y rung tần số cao đặt bằng hoặc cao hơn {p lực trung bình đường thở trong giúp thở cổ điển 2 - 4 cmH2O. I:E c|i đặt 1:2. FiO2 ban đầu c|i đặt 100% sau đó điều chỉnh sao cho SpO2 > 90%. - Trẻ được kiểm tra sự xì rò, vị trí ống nội khí quản, đ|m nhớt hút sạch trước khi thở m{y rung tần số cao. Hạn chế t{ch rời khỏi m{y v| hút đ|m trong 12 giờ đầu sau khi thở m{y. Theo dõi, đ{nh gi{: - Trẻ sẽ được đ{nh gi{ v| ho|n tất bệnh {n mẫu trong suốt thời gian trong lô nghiên cứu - L}m s|ng: Sắc môi, tím t{i, mạch, nhịp tim, thời gian phục hồi m|u da, sự rung lồng ngực, đ|m nhớt qua nội khí quản. - X quang phổi, siêu }m não, tim, khí m{u sẽ được kiểm tra sau khi giúp thở 1 giờ, 3 giờ v| trước khi cai m{y thở tần số cao, X quang phổi sau thở m{y 6 giờ hay khi bé tử vong. Siêu }m não sau 24 giờ điều trị. Thống kê và xử lý số liệu Nhập liệu v| thông kê bằng phần mềm SPSS 9.01 Tính trung bình c{c gi{ trị pO2, OI, pCO2, pH, HCO3-. So s{nh sự kh{c biệt trung bình Y Hoïc TP. Hoà Chí Minh * Taäp 11 * Phụ bản Soá 4 * 2007 Nghieân cöùu Y hoïc của chỉ số oxy hóa m{u, pO2, OI, pCO2, pH bằng phép kiểm t. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đặc điểm nhóm bệnh nhân nghiên cứu Đặc điểm dịch tễ học Tổng số bệnh nhân 64 Tuổi (ngày) 12,2  12,2 Cân nặng (kg) 2,39  0,74 Nam/Nữ 7/3 Đặc điểm suy hố hấp ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu - Nguyên nh}n suy hô hấp: - Thông số thở m{y Thông số máy thở Giá trị PC/SIMV_PS 25/18 PIP (cmH2O) 25,8  5,1 PEEP (cmH2O) 6  1,3 MAP (cmH2O) 18,1  5,21 Tần số (lần/phút) 75  17,6 I:E (1:1 / 2:1) 1:1 – 2:1 FiO2 (%) 92  16,09 - Rối loạn khí m{u: Thông số khí máu Giá trị trung bình PaO2 58,8  38,14 SpO2 80,5  15,99 PaCO2 49,6  20,07 HCO3 - 18,96  7,5 pH 7,2308  0,2031 OI 196,67  738,7 Nhận xét: Các thông sô thở máy rất cao nhưng bệnh nhân vẫn bị rối loạn khí máu nặng. So sánh các thông số khí máu sau 6 giờ thở máy rung tần số cao so với thở máy thông thƣờng Thông số Giá trị t Giá trị p Thông số Giá trị t Giá trị p FiO2 - 2,944 0,0001 paO2 2,532 0,022 paCO2 - 0,357 > 0,05 pH 0,745 > 0,05 OI - 4,435 0,002 Nhận xét: Sau thở m{y rung tần số cao 6 giờ, paO2 tăng rõ rệt so với lúc thở m{y thông thường, giảm được FiO2, giảm OI có ý nghĩa thống kê. C{c chỉ số paCO2, pH củng cải thiện, tuy nhiên do sự thay đổi nhỏ nên không thấy sự kh{c biệt có ý nghĩa thống kê. Tỉ lệ các biến chứng khi thở máy rung tần số cao Biến chứng Số ca bị Bất tương hợp BN _ máy 0 Sốc 6,25% Cần bù dịch 11% Tần suất xảy ra khó khăn Ít Tắc đàm 12,5% Tràn khí màng phổi 0 Loạn sản phổi 6,25 Xuất huyết não/Siếu âm xuyên thóp 0 Nhận xét: tỉ lệ xảy ra các biến chứng nhỏ và có thể xử trí được. Khác biệt về áp lực trung bình đƣờng thở và FiO2 thời điểm khởi đầu và sau khi thở máy rung tần số cao Thời điểm khởi đầu thở máy rung tần số cao Thông số Thở máy thông thường Thở HFO Ap lực trung bình đường thở 18,4 ± 4,7 cmH2O 22,2 ± 3,6 cmH2O FiO2 92 ± 16,09 % 92 ± 16,09 % Nhận xét: Ap lực trung bình đường thở lúc khởi đầu thở máy rung tần số cao cao hơn áp lực trung bình đường thở dùng trong thở máy thông thường 2 – 4 cmH2O 24 giờ sau khi thở máy rung tần số cao Thông số Thở máy thông thường 24 giờ sau thở HFO Ap lực trung bình đường thở 18,4 ± 4,7 cmH2O 17,2 ± 5,6 cmH2O FiO2 92 ± 16,09 % 44,06 ± 7,04 % Nhận xét: Sau 24 giờ thở máy rung tần số cao, có thể 62% 7% 10% 20% 1% Nhão cơ ho|nh Viêm phổi hít ph}n su Viêm phổi nặng Tho{t vị hoành Bệnh m|ng trong Nghieân cöùu Y hoïc Y Hoïc TP. Hoà Chí Minh * Taäp 11 * Phụ Bản Soá 4 * 2007 Chuyên đề Nhi Khoa 26 giảm được áp lực trung bình đường thở và FiO2. Tỉ lệ thành công 23 ca tử vong (35%) 42 ca sống (65%) Nhận xét: Thở m{y rung tần số cao cùng c{c biện ph{p hồi sức kh{c đã cứu sống thêm 65% bệnh nh}n suy hô hấp nặng thất bại với thở m{y thông thường. BÀN LUẬN Hiệu quả thở máy rung tần số cao trong điều trị suy hô hấp nặng ở trẻ sơ sinh Cải thiện pO2 Trong 64 bệnh nh}n đều có sự cải thiện rõ rệt paO2 trong máu bệnh nh}n. Sau thở m{y, chỉ số paO2 trong m{u bệnh nh}n luôn được duy trì trên 60 mmHg ở một FiO2 v| {p lực trung bình đường thở ng|y c|ng thấp dần. Sự cải thiện n|y duy trì suốt qu{ trình thở m{y rung tần số cao. Theo t{c giả Stachow R(10) khi tiến h|nh thở m{y rung tần số cao trên trẻ sơ sinh cho thấy có sự cải thiện paO2 trong máu bệnh nh}n từ 40 mmHg lên 60 mmHg. Giảm được FiO2. Do đó, chỉ số oxy hóa m{u cải thiện theo thời gian sau khi thở m{y rung tần số cao. Cải thiện pCO2 Trong nghiên cứu của chúng tôi, có sự cải thiện rõ rệt chỉ số pCO2 trong m{u nhất l| trong 24 giờ đầu sau thở m{y v| thời điểm cai thở m{y rung tần số cao. Kết quả n|y tương tự như trong nghiên cứu của Rainer Stachow, chỉ số paCO2 giảm từ 58 mmHg còn 37 mmHg sau 24 giờ thở m{y rung tần số cao ở mọi tuổi thai v| c}n nặng ở nhóm bệnh nh}n cải thiện. Trong khi đó ở nhóm bệnh nh}n không đ{p ứng, trị số paCO2 gần như không thay đổi(5). Cải thiện pH Kết quả khí m{u sau thở m{y rung tần số cao cho thấy có sự cải thiện hầu hết c{c thông số khí m{u, đặc biệt ở những bệnh nh}n cai m{y được. Chỉ số pH cải thiện rõ rệt từ 7,23 đến 7,38 sau 48 giờ m{y rung tần số cao v| ở thời điểm tiến h|nh cai m{y thở. Theo t{c giả Stachow R(2), trong một nghiên cứu thở m{y rung tần số cao, có sự cải thiện pH từ 7,21 đến 7,33 chỉ sau 1 giờ 15 phút. Cũng theo t{c giả n|y, sự cải thiện pH m{u đạt được từ 7,32 đến 7,35 sau 1 giờ 30 phút thở m{y rung tần số cao. Cùng với sự cải thiện oxy hóa m{u, thải được tốt CO2 tất cả l|m cải thiện pH m{u của bệnh nh}n Cải thiện tử vong Trong 64 ca thất bại thở m{y thông thường được chọn thở m{y rung tần số cao. 42 ca cứu sống chiếm tỉ lệ 65%. Thời điểm trước khi {p dụng thở m{y rung tần số cao, rất khó cứu sống những trường hợp thất bại với thở m{y thông thường n|y. Trong một nghiên cứu tiến h|nh trên 79 trẻ sơ sinh từ 34 tuần tuổi trở lên bị suy hô hấp nặng đủ tiêu chuẩn thở ECMO(4), thay vì thở ECMO, c{c t{c giả cho thở ngẫu nhiên với m{y rung tần số cao hoặc thở m{y thông thường tiếp tục. Sau đó, nếu thất bại với thở m{y rung tần số cao thì cho thở m{y thông thường, nếu thất bại thở m{y thông thường sẽ cho thở m{y rung tần số cao. Kết quả có 63% trẻ thất bại thở m{y thông thường cải thiện với thở m{y rung tần số cao, trong khi đó chỉ có 23% trẻ thất bại với thở m{y rung tần số cao đ{p ứng với thở m{y thông thường. Sự kh{c biệt n|y có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên không có sự kh{c biệt về tỉ lệ tử vong, tỉ lệ loạn sản phổi, xuất huyết não, v| tr|n khí m|ng phổi ở 2 nhóm. Những nghiên cứu gần đ}y cho thấy, thở m{y rung tần số cao cải thiện tình trạng oxy hóa m{u v| giảm tỉ lệ thở ECMO. Sử dụng thở m{y rung như kiểu thở cứu trợ khi thất bại thở m{y thông thường sẽ giảm tỉ lệ loạn sản phổi, cứu sống nhiều bệnh nh}n bị suy hô hấp nặng hơn(6). Sau khi chuyển sang giúp thở dạng rung tần số cao, trong giai đoạn đầu có cải thiện rõ tình trạng Oxy ho{ m{u. Chỉ số OI giảm rõ rệt trong 3 giờ đầu sau khi thở. Tình trạng cải thiện oxy ho{ m{u n|y duy trì v| ng|y c|ng giảm ở tất cả bệnh nh}n theo thời gian. 42 bệnh nh}n được cứu sống. Tuy nhiên 1 bệnh nh}n OI còn rất cao (58 mmHg) v| tử vong Y Hoïc TP. Hoà Chí Minh * Taäp 11 * Phụ bản Soá 4 * 2007 Nghieân cöùu Y hoïc trong bệnh cảnh suy hô hấp không cải thiện kịp do chỉ định thở m{y rung tần số cao qu{ trể. 5 bệnh nh}n cải thiện rõ tình trạng suy hô hấp nhưng tử vong do bệnh cảnh sốc nhiễm trùng. Theo t{c giả Duval. E.L.I.M khi chỉ số OI trên 42 mmHg thì khả năng th|nh công với giúp thở m{y rung tần số cao sẽ thấp, tỉ lệ tử vong cao(7). Giúp thở chỉ cải thiện tình trạng suy hô hấp, 64 bệnh nh}n n|y có nhiều bệnh nặng phối hợp như tr|n khí m|ng phổi, sốc nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết, rối loạn đông m{u, sanh non, rất nhẹ c}n nên khả năng sống còn tùy thuộc tiên lượng của c{c bệnh lý kèm theo. Các biến chứng thở máy rung tần số cao Tần suất xảy ra c{c biến chứng thấp. Khi giúp thở HFO, c{c biến chứng có thể gặp l| sốc giảm thể tích, tr|n khí m|ng phổi, loạn sản phổi, xuất huyết não(10). Trong nghiên cứu của chúng tôi gặp 4 trường hợp sốc giảm thể tích. Những bệnh nh}n n|y có tình trạng huyết động không ổn định v| đang dùng vận mạch trước khi thở m{y HFO. Biến chứng n|y có thể cải thiện với bù dịch, vận mạch v| cải thiện Oxy ho{ m{u. Tình trạng sốc khó qui kết ho|n to|n do thở m{y rung tần số cao vì bên cạnh tình trạng suy hô hấp nặng do tổn thương tại phổi còn có nhiễm trùng huyết nặng hay trẻ sanh non, rất nhẹ c}n. Cung lượng tim giảm suốt trong qu{ trình thở HFO ở bệnh nh}n người lớn(7). Thở m{y rung tần số cao không ảnh hưởng đến lưu lượng m{u hệ thống ở trẻ sơ sinh non th{ng < 29 tuần(9). Ở trẻ em, thường thấy giảm nhẹ nhịp tim. Sử dụng {p lực trung bình đường thở cao ảnh hưởng đến hồi lưu m{u tĩnh mạch về tim, cung lượng tim cũng như tăng sức đề kh{ng mạch m{u phổi. Cần đ{nh gi{ thể tích tuần ho|n cũng như chức năng co bóp cơ tim giúp hạn chế ảnh những biến chứng n|y(9). Trong giúp thở HFO tình trạng ứ đọng đ|m nhớt trong phổi ít hơn do t{c dụng rung tống đ|m ra khỏi đường thở. Tuy nhiên cần theo dõi tình trạng tắc đ|m vẫn có thể xảy ra, biểu hiện trên l}m s|ng l| giảm cấp tính tình trạng Oxy ho{ m{u, giảm độ rung lồng ngực, lúc đó cần hút đ|m nhớt. Hạn chế hút đ|m trong 24 giờ đầu thở HFO, hút đ|m ống hút nhỏ (6 Fr) để giảm khả năng thiếu Oxy(8). Chấn thương phổi do {p lực, thể tích v| nồng độ oxy chúng tôi nhận thấy rằng thở m{y rung tần số cao có khả năng tạo điều kiện cho nơi tr|n khí mau l|nh hơn. Chưa ph{t hiện c{c biến chứng như xuất huyết não khi thở m{y rung. Hiện tại còn thiếu bằng chứng theo dõi sự ảnh hưởng của thở m{y rung n|y trên sự ph{t triển t}m thần vận động nên vẫn không khuyến c{o l| kiểu thở chọn lựa khở đầu trong suy hô hấp trẻ sơ sinh nói chung(3). Chúng tôi gặp 4 trường hợp loạn sản phế quản phổi trong 64 bệnh nh}n thở m{y rung tần số cao. 4 trường hợp n|y xuất hiện loạn sản phổi trong khi thở m{y thông thường do đó khó quy kết do thở m{y rung tần số cao. C{c bệnh nh}n được điều trị loạn sản phổi trước v| sau khi thở m{y rung tần số cao. Cả 4 bệnh nh}n sau đó cai được oxy. Thở m{y thông thường với {p lực đỉnh, nồng độ oxy cao g}y chấn thương phổi, loạn sản phổi(9). C{c nghiên cứu hiện tại cho thấy thở m{y rung tần số cao có khả năng l|m giảm tỉ lệ loạn sản phổi khi thở m{y thông thuờng thất bại hay sử dụng thông số c|i đặt m{y thở cao(4). Chiến luợc thở máy rung tần số cao trong điều trị suy hô hấp nặng ở trẻ sơ sinh Trong nghiên cứu chúng tôi khi khởi đầu thở m{y m{y rung tần số cao cho trẻ sơ sinh chúng tôi {p dụng thủ thuật huy động phế nang bằng c{ch giảm dần tần số thở v| tăng dần PEEP đến khi PEEP gần bằng {p lực trung bình đường thở đang sử dụng trong m{y thở thông thường. Điều n|y giúp tr{nh sự giảm oxy hóa m{u qu{ đột ngột khi t{ch bệnh nh}n khỏi m{y thở thông thường(8). Ap lực trung bình đường thở khởi đầu trong thở m{y rung tần số cao cao hơn {p lực trung bình đường Nghieân cöùu Y hoïc Y Hoïc TP. Hoà Chí Minh * Taäp 11 * Phụ Bản Soá 4 * 2007 Chuyên đề Nhi Khoa 28 thở hiện tại đang sử dụng trong m{y thở thông thường l| 2 -4 cmH2O. Chỉ trừ những trường hợp bệnh nh}n có tr|n khí m|ng phổi trước khi cho v|o thở m{y rung tần số cao thì chúng tôi mới sử dụng {p lực trung bình đường thở khởi đầu ngang bằng khi thở m{y thở thông thường. Trong nghiên cứu n|y chúng tôi sử dụng chiến lược thể tích cao khi thở m{y rung tần số cao cho trẻ sơ sinh. Trong nghiên cứu chúng tôi, tỉ lệ th|ng công khi {p dụng chiến lược n|y l| 65%. Phù hợp với nhận xét của t{c giả Gestman. Theo tổng quan hệ thống của Cochrane, chiến lược thể tích cao sẽ góp phần cải thiện tình trạng suy hô hấp với giảm rõ rệt tỉ lệ c{c biến chứng như tr|n khí m|ng phổi, loạn sản phổi, xuất huyết não(3). KẾT LUẬN Thở m{y rung tần số cao cải thiện rõ c{c thông số khí m{u ở trẻ sơ sinh bị suy hô hấp nặng một c{ch có ý nghĩa thống kê. Cứu sống thêm 65% c{c bệnh nh}n bị suy hô hấp nặng thất bại với thở m{y thông thường Tỉ lệ xuất hiện c{c biến chứng ít. C{c biến chứng cũng dễ d|ng xử trí bằng bù dịch v| vận mạch. Áp lực trung bình đường thở lúc khởi đầu thở m{y rung tần số cao cao hơn {p lực trung bình đường thở khi thở m{y thông thường 2 – 4 cmH2O, v| có thể giảm dần sau đó cùng với sự giảm FiO2. 65% trẻ sơ sinh bị suy hô hấp nặng thất bại thở m{y thông thường được cứu sống. KIẾN NGHỊ Những trường hợp trẻ sơ sinh bị suy hô hấp nặng thất bại thở m{y thông thường nên {p dụng thở m{y rung tần số cao nếu không có chống chỉ định v| có điều kiện. Nên {p dụng chiến lược thể tích cao: khả thi, an to|n v| hiệu quả trong điều trị suy hô hấp nặng ở trẻ sơ sinh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Bệnh viện nhi đồng 1, (2005). B{o c{o tổng kết họat động khoa hồi sức sơ sinh năm 2005. 2 Clark RH., Null DM. (1999). High Frequency Oscillatory Ventilation: Clinical Management Strategies. Critical Care Review: current applications and economics. 3: 234- 24 3 Cochrane library, (2001). Elective high frequency oscillatory ventilation versus conventional ventilation for acute pulmonary. Issue 3, 2001. 4 Duval E.L.I.M, Markhorst D.G. (2000). High frequency oscillatory ventilation in pediatric patients. The Netherlands Journal of Medicine; 56: 177 – 185. 5 Field D (2002). Alternative strategies for the management of respiratory failure in the newborn – Clinical realities. Seminar of Neonatology. 7: 429 – 436 6 Johnson AH, Peacock JL. High frequency oscillatory ventilation for the prevention of chronic lung disease of prematurity. (2002). New England Journal of Medicine. 347: 633 – 642 7 Kamm RD, Slutsky AS (1984). High frequency ventilation. Review Biomedicine England. 9: 347 – 352. 8 Klein JM. (2003). Mannagement Strategies with high frequency ventilation in neonates using the infant star 950 high frequency ventilator. Iowa Neonatology Handbook: pulmonary. Trang 1- 6. 9 Smith R (1982).Ventilation at high respiratory frequencies. Anesthesia. 37: 1011 – 1023. 10 Stachow R (2003). High frequency ventilation – Basic and Practical application. Dger medical AG. 1 – 7

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhieu_qua_va_chien_luoc_tho_may_rung_tan_so_cao_trong_dieu_tr.pdf
Tài liệu liên quan