Hiểu thêm về báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Dòng tiền tài sản, dòng tiền nợ và dòng tiền chủ sở hữu

Có thể khẳng định rằng Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập trên cơ sở hai báo cáo tài chính quan trọng khác là Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh. Việc hiểu thấu đáo Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh là cơ sở để lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Sau đó, việc hiểu thấu đáo Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là nền tảng để nắm bắt vận động của dòng tiền trong doanh nghiệp và những vấn đề tài chính liên quan. Xét trên phương diện dự án đầu tư, quá trình xác định dòng tiền ròng hàng năm dựa trên lợi nhuận sau thuế, khấu hao, lãi vay và những khoản mục điều chỉnh khác khi có khác biệt trong cơ cấu vốn đầu tư tài trợ cho dự án. Toàn bộ những khoản mục đó phải được phân tích và dự báo cẩn trọng. Nói một cách khác, nếu xem dự án là một doanh nghiệp có tính độc lập tương đối, thì để xác định dòng tiền chính xác, cần phải dự báo chính xác Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho dự án mà doanh nghiệp đang phân tích. Các báo cáo tài chính này có sự gắn kết chặt chẽ với nhau và những nguyên tắc cơ bản trong việc lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ được nghiên cứu để vận dụng trong việc xác định dòng tiền của dự án. Chính vì vậy, mục tiêu của bài viết này là tìm hiểu thấu đáo hơn Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp và những khái niệm phái sinh trên cơ sở tóm lược những nét khái quát của Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh.

pdf11 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1685 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiểu thêm về báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Dòng tiền tài sản, dòng tiền nợ và dòng tiền chủ sở hữu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 HIỂU THÊM VỀ BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ: DÒNG TIỀN TÀI SẢN, DÒNG TIỀN NỢ VÀ DÒNG TIỀN CHỦ SỞ HỮU NCS. ThS. Phạm Long, Giảng viên Khoa Ngân hàng-Tài Chính, Đại học Kinh tế Quốc dân; Kinh tế trưởng, Công ty tài chính BIDV “Đã có khái niệm dòng tiền lại còn xuất hiện khái niệm dòng tiền tài chính, đôi khi còn dòng tiền tự do. Vậy những khái niệm này được hiểu như thế nào? Bạn chỉ hiểu được khi bạn biêt thế nào là Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và những khái niệm phái sinh”. Phạm Long Có thể khẳng định rằng Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập trên cơ sở hai báo cáo tài chính quan trọng khác là Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh. Việc hiểu thấu đáo Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh là cơ sở để lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Sau đó, việc hiểu thấu đáo Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là nền tảng để nắm bắt vận động của dòng tiền trong doanh nghiệp và những vấn đề tài chính liên quan. Xét trên phương diện dự án đầu tư, quá trình xác định dòng tiền ròng hàng năm dựa trên lợi nhuận sau thuế, khấu hao, lãi vay và những khoản mục điều chỉnh khác khi có khác biệt trong cơ cấu vốn đầu tư tài trợ cho dự án. Toàn bộ những khoản mục đó phải được phân tích và dự báo cẩn trọng. Nói một cách khác, nếu xem dự án là một doanh nghiệp có tính độc lập tương đối, thì để xác định dòng tiền chính xác, cần phải dự báo chính xác Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho dự án mà doanh nghiệp đang phân tích. Các báo cáo tài chính này có sự gắn kết chặt chẽ với nhau và những nguyên tắc cơ bản trong việc lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ được nghiên cứu để vận dụng trong việc xác định dòng tiền của dự án. Chính vì vậy, mục tiêu của bài viết này là tìm hiểu thấu đáo hơn Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp và những khái niệm phái sinh trên cơ sở tóm lược những nét khái quát của Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh. I. Bảng cân đối kế toán 2 Bảng cân đối kế toán là một bức tranh ghi nhận giá trị kế toán của một doanh nghiệp tại một thời điểm. Bảng cân đối kế toán có hai phần: phần một tài sản và phần hai là nợ và vốn chủ sở hữu. Bảng cân đối kế toán chỉ rõ những tài sản mà doanh nghiệp sở hữu và cách thức tài trợ cho chúng. Dưới đây là đồng nhất thức mô tả Bảng cân đối kế toán: Tài sản  Nợ + Vốn chủ sở hữu. Ở đây vốn chủ sở hữu được xác định là chênh lệch giữa tài sản và nợ của doanh nghiệp. Bảng 1 mô tả Bảng cân đối kế toán của Doanh nghiệp A năm 20X2 (thời điểm cuối năm) và 20X1 (thời điểm cuối năm). Các khoản mục tài sản trên Bảng cân đối kế toán được liệt kê theo trình tự thanh khoản từ cao xuống thấp. Cấu trúc bên tài sản phụ thuộc vào bản chất kinh doanh và cách thức điều hành doanh nghiệp của nhà quản lý. Nhà quản lý phải ra quyết định về cơ cấu tiền, chứng khoán khả mại, phải thu v.v…. Các khoản mục nợ và vốn chủ sở hữu được liệt kê theo trình tự phải thanh toán (từ ngắn hạn đến dài hạn). Bên nợ và vốn chủ sở hữu của Bảng cân đối kế toán phản ánh loại và tỷ phần tài trợ, nó phụ thuộc vào việc lựa chọn cơ cấu vốn của doanh nghiệp: cơ cấu giữa nợ và vốn chủ sở hữu; giữa nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Bảng 1. Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp A (đơn vị là triệu đvtt) Tài sản 20X2 20X1 Nợ và vốn CSH 20X2 20X1 Tài sản lưu động: Nợ ngắn hạn: Tiền 140 107 Phải trả 213 197 Phải thu 294 270 Vay ngắn hạn 50 53 Dự trữ 269 280 Nợ ngắn hạn khác 223 205 TSLĐ khác 58 50 Tổng nợ ngắn hạn 486 455 Tổng TSLĐ 761 707 Nợ dài hạn: Tài sản cố định: Vay dài hạn ngân hang 471 458 3 Nhà xưởng, thiết bị 1423 1274 Nợ dài hạn khác 117 104 Trừ khấu hao tích luỹ (550) (460) Vốn chủ sở hữu: Nhà xưởng, thiết bị ròng 873 814 Cổ phiếu ưu đãi 39 39 Tài sản cố định vô hình 245 221 Cổ phiếu thường (mệnh giá 1/cổ phiếu) 55 32 Tổng TSCĐ 1118 1035 Thặng dư vốn 347 327 Thu nhập giữ lại 390 347 Trừ cổ phiếu ngân quỹ (26) (20) Tổng VCSH 805 725 Tổng tài sản 1879 1742 Tổng nợ và vốn CSH 1879 1742 Lưu ý: Vay dài hạn ngân hàng tăng 471 triệu đvtt- 458 triệu đvtt = 13 triệu đvtt. Đây là chênh lệch giữa vay mới trị giá 86 triệu đvtt và hoàn trả nợ gốc trị giá 73 triệu đvtt. Cổ phiếu ngân quỹ tăng trị giá 6 triệu đvtt. Điều này phản ánh việc mua lại 6 triệu đvtt cổ phiếu của doanh nghiệp A. Doanh nghiệp A thông báo phát hành cổ phiếu thường mới trị giá 43 triệu đvtt. Doanh nghiệp A đã phát hành 23 triệu cổ phiếu ở mức giá 1,87/cổ phiếu. Mệnh giá của cổ phiếu thường đã tăng 23 triệu đvtt, và thặng dư vốn tăng 20 triệu đvtt. II. Báo cáo kết quả kinh doanh Báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động của doanh nghiệp qua một thời kỳ. Nếu Bảng cân đối kế toán giống như bức hình chụp nhanh, thì Báo cáo kết quả kinh doanh giống như cuốn băng Video ghi lại những gì đã làm giữa hai bức hình. Bảng 2 mô tả Báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp A trong năm 20X2. Thông thường, Báo cáo kết quả kinh doanh bao gồm một số phần. Phần hoạt động phản ánh doanh thu và chi phí từ hoạt động chính của doanh nghiệp. Một chỉ tiêu có ý nghĩa rất quan trọng là thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT). Nó phản ánh 4 thu nhập trước thuế và chi phí tài trợ. Ngoài phần hoạt động là phần phản ánh thu nhập từ hoạt động tài chính và phần phản ánh thu nhập từ hoạt động bất thường. Bảng 2. Báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp A (trong năm 20X2, đơn vị triệu đvtt) Tổng doanh thu hoạt động 2262 Giá vốn hàng bán (1655) Chi phí bán hàng và quản lý (327) Khấu hao (90) Thu nhập từ hoạt động 190 Thu nhập khác 29 Thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT) 219 Chi phí trả lãi vay (49) Thu nhập trước thuế 170 Thuế (84) Trả ngay: 71 Nộp chậm: 13 Thu nhập ròng 86 Thu nhập giữ lại: 43 Trả cổ tức: 43 Lưu ý: Có 20 triệu cổ phiếu đang lưu hành. Thu nhập trên cổ phiếu và cổ tức trên cổ phiếu có thể được xác định như sau: Thu nhập trên cổ phiếu = Thu nhập ròng/Tổng cổ phiếu lưu hành = 86/29 = 2,97đvtt/cổ phiếu Cổ tức trên cổ phiếu = Cổ tức/Tổng cổ phiếu lưu hành = 43/29 = 1,48đvtt/cổ phiếu III. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cùng với Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh là những báo cáo tài chính quan trọng nhất của doanh nghiệp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giải thích sự thay đổi tiền của doanh nghiệp. Nguyên tắc quan trọng 5 được vận hành ở đây là tiền giảm khi tài sản tăng hay nguồn vốn giảm và tiền tăng khi tài sản giảm hay nguồn vốn tăng. Lưu ý trong bảng 1, tiền tăng từ 107 triệu đvtt năm 20X1 lên 140 triệu đvtt năm 20X2. Bước đầu tiên trong việc xác định thay đổi tiền là chỉ ra dòng tiền từ hoạt động. Đây là dòng tiền bắt nguồn từ hoạt động thông thường của doanh nghiệp - sản xuất và bán hàng hoá hay dịch vụ. Bước thứ hai là tiến hành điều chỉnh đối với dòng tiền từ hoạt động đầu tư. Bước cuối cùng là điều chỉnh đối với dòng tiền từ hoạt động tài trợ. Hoạt động tài trợ là thanh toán ròng trả cho chủ nợ và chủ sở hữu (loại trừ chi phí trả lãi vay) được thực hiện trong năm. Ba bộ phận của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được xác định dưới đây: Dòng tiền hoạt động Để xác định dòng tiền hoạt động, chúng ta bắt đầu với thu nhập ròng. Thu nhập ròng được phản ánh trên Báo cáo kết quả kinh doanh với giá trị là 86 triệu đvtt. Bây giờ chúng ta cần phải bổ sung trở lại các khoản mục chi phí không phải bằng tiền và tiến hành điều chỉnh cho những thay đổi trong tài sản lưu động và nợ ngắn hạn. Kết quả là dòng tiền từ hoạt động. Bảng 3. Dòng tiền từ hoạt động của doanh nghiệp A (năm 20X2, đơn vị triệu đvtt) Thu nhập ròng 86 Khấu hao 90 Thuế nộp chậm 13 Thay đổi trong tài sản và nợ: Phải thu (24) Dự trữ 11 Phải trả 16 Vay ngắn hạn ngân hàng (3) Nợ ngắn hạn khác 18 Tài sản lưu động khác (8) Dòng tiền từ hoạt động 199 6 Dòng tiền từ hoạt động đầu tư Dòng tiền từ hoạt động đầu tư bắt nguồn từ những thay đổi trong tài sản cố định: mua tài sản cố định và bán tài sản cố định. Dòng tiền đầu tư của doanh nghiệp A được xác định dưới đây: Bảng 4. Dòng tiền từ hoạt động đầu tư của doanh nghiệp A (năm 20X2, đơn vị triệu đvtt) Mua tài sản cố định (198) Bán tài sản cố đinh 25 Dòng tiền từ hoạt động đầu tư (173) Dòng tiền từ hoạt động tài trợ Dòng tiền vào hay ra của các chủ nợ và chủ sở hữu bao gồm những thay đổi trong vốn chủ sở hữu và nợ. Bảng 5. Dòng tiền từ hoạt động tài trợ của doanh nghiệp A (năm 20X2, đơn vị triệu đvtt) Hoàn trả nợ gốc (bao gồm vay ngắn hạn ngân hàng) (73) Tiền thu được từ vay dài hạn mới 86 Trả cổ tức (43) Mua lại cổ phiếu (6) Tiền thu được từ phát hành cổ phiếu mới 43 Dòng tiền từ hoạt động tài trợ 7 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là kết hợp dòng tiền hoạt động, dòng tiền từ hoạt động đầu tư và dòng tiền từ hoạt động tài trợ. Bảng 6. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp A (năm 20X2, đơn vị triệu đvtt) Dòng tiền hoạt động: Thu nhập ròng 86 Khấu hao 90 7 Thuế nộp chậm 13 Thay đổi trong tài sản và nợ: Phải thu (24) Dự trữ 11 Phải trả 16 Vay ngắn hạn ngân hang (3) Nợ ngắn hạn khác 18 Tài sản lưu động khác (8) Dòng tiền từ hoạt động 199 Dòng tiền từ hoạt động đầu tư: Mua tài sản cố định (198) Bán tài sản cố đinh 25 Dòng tiền từ hoạt động đầu tư (173) Dòng tiền từ hoạt động tài trợ: Hoàn trả nợ gốc (bao gồm vay ngắn hạn ngân hàng) (73) Tiền thu được từ vay dài hạn mới 86 Trả cổ tức (43) Mua lại cổ phiếu (6) Tiền thu được từ phát hành cổ phiếu mới 43 Dòng tiền từ hoạt động tài trợ 7 Thay đổi tiền (trên Bảng cân đối kế toán) 33 Một số điểm cần lưu ý. Khi nghiên cứu các báo cáo tài chính ở trên nói chung và báo cáo lưu chuyển tiền tệ nói riêng, chúng ta cần quan tâm tới một số khía cạnh sau. Thứ nhất là khái niệm tài sản lưu động ròng – chênh lệch giữa tài sản lưu động và nợ ngắn hạn. Tài sản lưu động ròng đạt giá trị dương khi tài sản lưu động lớn hơn nợ ngắn hạn. Tài sản lưu động ròng của doanh nghiệp A vào cuối năm 20X2 là 275 (761 – 486) triệu đvtt và vào cuối năm 20X1 là 252 (707 – 455) triệu đvtt. Bên cạnh việc đầu tư vào tài sản cố định, doanh nghiệp có thể đầu tư vào tài sản lưu động ròng (thay đổi trong tài sản lưu động ròng). Thay đổi trong tài sản lưu động ròng của toàn bộ năm 20X2 là chênh lệch giữa tài sản lưu động ròng ở thời 8 điểm cuối năm 20X2 và tài sản lưu động ròng ở thời điểm cuối năm 20X1. Kết quả là 23 triệu đvtt (275 – 252). Thay đổi trong tài sản lưu động ròng thường đạt giá trị dương đối với một doanh nghiệp đang trong trạng thái tăng trưởng. Việc lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ở trên về phương diện kế toán nhằm mục đích chỉ ra thay đổi tiền giữa hai thời điểm lập Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp A và sự thay đổi đó là +33 triệu đvtt. Tuy nhiên, chúng ta sẽ xem xét dòng tiền dưới một giác độ khác – giác độ “tài chính”. Ở đây, giá trị của doanh nghiệp phụ thuộc vào khả năng tạo ra các dòng tiền tài chính. Rõ ràng, dòng tiền không phải là tài sản lưu động ròng. Chẳng hạn, tăng dự trữ đòi hỏi sử dụng tiền; nhưng bởi cả dự trữ và tiền đều là tài sản lưu động, do đó động thái này không hề tác động tới tài sản lưu động ròng. Trong tình huống này, tăng một khoản mục thuộc tài sản lưu động ròng (dự trữ) đồng thời với việc giảm dòng tiền. Giá trị của doanh nghiệp luôn luôn bằng giá trị của nợ cộng với giá trị của vốn chủ sở hữu. Hay nói một cách khác, dòng tiền nhận được từ các tài sản của doanh nghiệp (CF(A)) phải bằng dòng tiền của các chủ nợ (CF(B)) cộng với dòng tiền của các chủ sở hữu (CF(S)): CF(A)  CF(B) + CF(S) Bước đầu tiên trong việc xác định dòng tiền của doanh nghiệp là phải xác định được dòng tiền hoạt động. Dòng tiền hoạt động là dòng tiền được tạo ra bởi hoạt động kinh doanh, bao gồm bán hàng hoá và dịch vụ. Chỉ tiêu Triệu đvtt Thu nhập trước thuế và lãi vay 219 Khấu hao 90 Thuế đã nộp -71 Dòng tiền hoạt động 238 Một bộ phận quan trọng khác cấu thành dòng tiền của doanh nghiệp là thay đổi trong tài sản cố định. Ví dụ, khi doanh nghiệp A bán một bộ phận tài sản cố định 9 trong năm 20X2, doanh nghiệp thu được 25 triệu đvtt. Thay đổi ròng trong tài sản cố định bằng số tiền thu được từ bán tài sản cố định trừ đi số tiền bỏ ra để mua tài sản cố định. Kết quả là tiền ròng được sử dụng cho chênh lệch này: Chỉ tiêu Triệu đvtt Mua tài sản cố định - 198 Bán tài sản cố định 25 Dòng tiền đầu tư ròng -173 (bằng gia tăng TSCĐ hữu hình và vô hình = 149 + 24) Dòng tiền cũng được sử dụng để đầu tư vào tài sản lưu động ròng. Đối với doanh nghiệp A, trong năm 20X2, gia tăng tài sản lưu động ròng là 23 triệu đvtt. Tổng dòng tiền được tạo ra bởi các tài sản của doanh nghiệp A (triệu đvtt) Dòng tiền hoạt động 238 Dòng tiền đầu tư -173 Gia tăng tài sản lưu động ròng -23 Tổng dòng tiền của doanh nghiệp 42 Như trên đã đề cập, dòng tiền của doanh nghiệp luôn bằng dòng tiền của chủ nợ và dòng tiền của chủ sở hữu. Các chủ nợ nhận được khoản thanh toán lãi và hoàn trả gốc cũng như trong mối quan hệ với huy động nợ mới của doanh nghiệp. Nợ dài hạn của doanh nghiệp A tăng 13 triệu đvtt (chênh lệch giữa 86 triệu đvtt nợ mới huy động và 73 triệu đvtt hoàn trả gốc cũ). Vì thế, gia tăng nợ dài hạn là hiệu ứng ròng của động thái vay mới và hoàn trả lãi và dư nợ cũ. Dòng tiền của chủ nợ (triệu đvtt) Lãi suất 49 Hoàn trả dư nợ cũ 73 Hoàn trả lãi suất và dư nợ cũ 122 Tài trợ nợ mới cho doanh nghiệp -86 Tổng dòng tiền nhận được 36 10 Các chủ sở hữu cũng hưởng một phần trong dòng tiền của doanh nghiệp. Đó chính là hiệu ứng ròng của việc nhận cổ tức cộng với việc mua lại cổ phiếu hiện đang lưu hành và phát hành cổ phiếu mới. Dòng tiền của chủ sở hữu (triệu đvtt) Cổ tức 43 Doanh nghiệp mua lại cổ phiếu 6 Tiền nhận được bởi chủ sở hữu 49 Doanh nghiệp phát hành cổ phiếu mới -43 Tiền ròng nhận được bởi chủ sở hữu 6 Bảng 7. Dòng tiền của doanh nghiệp (triệu đvtt) Doanh nghiệp A Dòng tiền tài chính Năm 20X2 Dòng tiền của doanh nghiệp Dòng tiền hoạt động (EBIT + Khấu hao – Thuế) 238 Dòng tiền đầu tư (bán tài sản cố định trừ mua tài sản cố định) -173 Chênh lệch tài sản lưu động ròng -23 Tổng 42 Dòng tiền của các nhà đầu tư vào doanh nghiệp Chủ nợ (lãi suất cộng với hoàn trả dư nợ cũ trừ huy động nợ mới của doanh nghiệp) 36 Chủ sở hữu (cổ tức cộng với mua lại cổ phiếu trừ phát hành cổ phiếu mới của doanh nghiệp) 6 Tổng 42 11 IV. Kết luận Trên đây là toàn bộ lý luận cơ bản về các báo cáo tài chính trọng yếu của doanh nghiệp. Rõ ràng, hầu như toàn bộ các chỉ tiêu tài chính được xây dựng dựa trên số liệu của các báo cáo tài chính. Do đó, trong các quyết định đầu tư của doanh nghiệp (các dự án), việc dự báo được các khoản mục cơ bản trên các báo cáo tài chính (báo cáo tài chính dự báo) đóng một vai trò nòng cốt cho việc tính toán các chỉ tiêu của dự án. Đồng thời qua việc nghiên cứu các báo cáo tài chính nói chung và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ nói riêng ở trên, chúng ta đã và đang tiếp cận tới những khía cạnh cốt lõi của cơ sở xác định ròng tiền trong các dự án của doanh nghiệp. Khi quan niệm dự án là một doanh nghiệp “độc lập” tương đối thì các dòng tiền ròng hoạt động của dự án cũng chính là các dòng tiền ròng của doanh nghiệp “độc lập” tương đối đó. Vấn đề dòng tiền của doanh nghiệp đã được luận giải khá đầy đủ ở trên. Lưu ý rằng chênh lệch tiền giữa hai thời điểm lập Bảng cân đối kế toán là tiền dưới giác độ kế toán, chứ không phải dòng tiền của doanh nghiệp hay dòng tiền tài chính. Dòng tiền của doanh nghiệp (dòng tiền tài chính) là cơ sở để định giá doanh nghiệp. Nếu giả sử doanh nghiệp có được dự báo về các dòng tiền tài chính qua các năm hoạt động, thì tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền tài chính này là cơ sở để xác định giá trị hiện tại của doanh nghiệp. Đối với một dự án, các dòng tiền ròng hoạt động được tạo ra ở những mốc thời gian khác nhau của dự án được chiết khấu về hiện tại để xác định giá trị gia tăng mà dự án đóng góp vào tổng giá trị doanh nghiệp. Nguyên tắc xác định dòng tiền ròng hoạt động của dự án không thể tách rời nguyên tắc xác định dòng tiền tài chính của doanh nghiệp. Nói tóm lại việc nghiên cứu các báo cáo tài chính trên là vô cùng cần thiết và những luận giải cơ bản liên quan tới việc xác định dòng tiền doanh nghiệp sẽ được áp dụng cho việc xác định dòng tiền của dự án.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfHi402u thamp234m v129 bamp225o camp225o lamp.pdf
Tài liệu liên quan