Định vị thương hiệu điểm đến chính là thiết lập những điểm tương đồng và khác biệt
giữa các điểm đến cạnh tranh. Thuộc tính không thể hiện sự khác biệt giữa 2 điểm đến
Đà Nẵng và Nha Trang và được đánh giá cao như: Các bãi biển hấp dẫn nên đưa vào
định vị như là điểm tương đồng. Bên cạnh đó, những điểm khác biệt là then chốt cần
được nhấn mạnh trong định vị. Đối với Đà Nẵng, nên hướng đến xây dựng Đà Nẵng
thành một điểm đến lí tưởng cho kì nghỉ gia đình, đem lại niềm vui cho tất cả thành viên
trong gia đình, vì rất thích hợp để nghỉ ngơi, thư giãn, với nhiều cơ sở lưu trú có chất
lượng tốt, cảnh quan môi trường tự nhiên đẹp, an toàn khi đi du lịch, với dân cư địa
phương thân thiện, hiếu khách, và rất thuận tiện khi đi du lịch tiếp đến nơi khác. Bên
cạnh đó, Đà Nẵng cần phát huy những nguồn lực về cơ sở hạ tầng và tài nguyên tự nhiên
để cải thiện những thuộc tính nhằm tăng sức hấp dẫn và kéo dài thời gian lưu trú của du
khách như phát triển thêm nhiều địa điểm hấp dẫn để tham quan, khu thương mại hấp
dẫn, đa dạng để mua sắm và gia tăng thêm nhiều hoạt động thú vị về sự kiện, lễ hội, hoạt
động vui chơi & giải trí, phù hợp với mọi thành viên trong gia đình. Đối với Nha Trang,
do hầu hết các thuộc tính đều được đánh giá thấp hơn Đà Nẵng, vì vậy cần nỗ lực nhiều
hơn trong thiết kế và thực hiện định vị. Nha Trang có thể phát huy những thế mạnh về
tài nguyên thiên nhiên là quần thể biển đảo độc đáo và hoang sơ, cùng với nhiều tài
nguyên văn hóa vật thể và phi vật thể Việt và Chăm ở Khánh Hòa (Am Chúa và lễ hội
Am Chúa, Tháp Bà Ponagar và lễ hội Tháp Bà, lễ hội yến sào, lễ hội đình làng, làng
gốm, ) nhằm định vị một điểm đến đầy hứng thú cho những du khách ưa thích phiêu
lưu, khám phá biển đảo và văn hóa, nhằm tạo sự khác biệt mạnh mẽ so với Đà Nẵng -
điểm đến nghỉ dưỡng dành cho gia đình. Bên cạnh đó, Nha Trang cần cải thiện những
thuộc tính hình ảnh nhận thức được đánh giá thấp hơn nhiều so với Đà Nẵng như người
dân địa phương thân thiện, hiếu khách, an toàn khi đi du lịch, giá cả hợp lí nhằm gia tăng
thu hút và duy trì du khách
17 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 310 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hình ảnh nhận thức và hình ảnh cảm xúc: Nghiên cứu so sánh giữa hai điểm đến du lịch Đà Nẵng và Nha Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
100 Nguyễn Thị Bích Thủy & Phạm Thị Lan Hương. Tạp chí Phát triển kinh tế, 26(2), 100-116
Hình ảnh nhận thức và hình ảnh cảm xúc:
Nghiên cứu so sánh giữa hai điểm đến du lịch
Đà Nẵng và Nha Trang
NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY
Đại học Kinh tế Đà Nẵng - bichthuy692000@gmail.com
PHẠM THỊ LAN HƯƠNG
Đại học Kinh tế Đà Nẵng - phamlanhuong2008@gmail.com
Ngày nhận:
06/09/2014
Ngày nhận lại:
27/01/2015
Ngày duyệt đăng:
30/01/2015
Mã số:
0914-L-06
Tóm tắt
Hình ảnh đóng vai trò quan trọng trong phát triển chiến lược định vị
điểm đến du lịch. Trong thị trường du lịch cạnh tranh khốc liệt như
hiện nay, các nhà tiếp thị điểm đến phải nỗ lực tạo sự khác biệt về
hình ảnh nhằm thu hút và giữ chân du khách. Bài viết nghiên cứu và
so sánh hình ảnh nhận thức và hình ảnh cảm xúc của du khách nội địa
giữa hai điểm đến du lịch biển ở miền Trung là Đà Nẵng và Nha Trang.
Kết quả đã nhận diện được những điểm mạnh và điểm yếu của các
điểm đến và Đà Nẵng được đánh giá cao hơn Nha Trang về hầu hết
các thuộc tính hình ảnh nhận thức và hình ảnh cảm xúc. Những thông
tin từ nghiên cứu sẽ giúp phát triển chiến lược định vị cũng như thiết
kế sản phẩm và xúc tiến hữu hiệu cho các điểm đến này.
Abstract
Destination image plays an important role in the development of the
destination positioning strategy. In a fiercely competitive tourism
market as today, the destination marketers try to make a difference in
the destination image in order to attract and retain visitors. This
article focuses on examining and comparing the cognitive image
and affective image perceived by domestic tourists of Đà Nẵng
and Nha Trang, two marine tourism destinations in Central Vietnam.
The results help identify the strengths and weaknesses of these
destinations and show that Đà Nẵng is appreciated better than Nha
Trang on most attributes of cognitive image and affective image. Such
results are useful to develop effectively positioning strategy, design
tourism products and promote these destinations.
Từ khóa:
Điểm đến du lịch,
hình ảnh điểm đến du
lịch, hình ảnh nhận thức,
hình ảnh cảm xúc, định
vị điểm đến.
Keywords:
Tourism destination,
tourism destination
image, cognitive image,
affective image,
destination positioning.
Nguyễn Thị Bích Thủy & Phạm Thị Lan Hương. Tạp chí Phát triển kinh tế, 26(2), 100-116 101
1. Giới thiệu
Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều xác định du lịch là một trong những
ngành kinh tế quan trọng đóng góp đáng kể và hiệu quả vào sự nghiệp phát triển kinh tế,
chính trị, xã hội, văn hóa của đất nước. Hội đồng Du lịch và Du lịch thế giới ước tính
năm 2014, du lịch đóng góp 9,5% GDP toàn cầu. Tuy nhiên, trong môi trường cạnh tranh
ngày càng mạnh mẽ như hiện nay, để thu hút và duy trì du khách, cần xây dựng hình ảnh
về điểm đến du lịch (Tourism Destination Image - TDI) tích cực trong tâm trí du khách
(Baloglu & Mangaloglu, 2001) bởi TDI thể hiện sự đơn giản hóa một số lượng lớn các
liên tưởng và các bộ phận thông tin kết nối với điểm đến (Kotler & cộng sự, 1993).
Nhiều nghiên cứu đã khẳng định vai trò to lớn của TDI đối với sự lựa chọn của du khách
(Chon, 1990; Moutinho, 1984) và lòng trung thành của du khách (Chi & Qu, 2008). TDI
là cần thiết để xác định thế mạnh và điểm yếu của mỗi điểm đến (Chen & Uysal, 2002),
nhằm tiếp thị hữu hiệu trên thị trường mục tiêu (Leisen, 2001), từ đó sẽ đảm bảo cạnh
tranh thành công cho điểm đến (Telisman - Kosuta, 1994). Trong phân tích định vị, các
nhà tiếp thị điểm đến phải xác định được các thuộc tính nhằm tạo được khác biệt một
cách có ý nghĩa cho điểm đến so với đối thủ cạnh tranh. Nếu biết các thuộc tính nào thực
sự tạo nên TDI thì sẽ tạo lập được các chiến lược để cải thiện khả năng cạnh tranh
(Baloglu, 2001; Beerli & Martín, 2004; Gartner, 1993).
Với vai trò quan trọng của TDI, gần đây ở VN một số tác giả đã quan tâm nghiên cứu
đo lường cho điểm đến VN hoặc cho một điểm đến cụ thể (Anh, 2010; Thủy, 2011,
2012). Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào TDI trong nhận thức của du
khách quốc tế và các nghiên cứu mới chỉ chú trọng vào một điểm đến duy nhất, chưa có
các nghiên cứu so sánh giữa các điểm đến. Theo Website Saigontourist và báo Dân trí,
năm 2013, du khách nội địa chiếm tỉ trọng chủ yếu trong tổng số khách đến Đà Nẵng
(75,7%) và Nha Trang (76%). Để thu hút thị trường hấp dẫn này, hai điểm đến du lịch
biển có tính tương đồng cao cần tạo điểm khác biệt thông qua chiến lược định vị.
Nhiều nhà nghiên cứu xem xét TDI gồm 2 thành phần: Nhận thức và cảm xúc. Không
chỉ hình ảnh nhận thức mà hình ảnh cảm xúc được xác nhận là rất quan trọng đối với ý
định đi du lịch của du khách (Kim & Richardson, 2003; Pike & Ryan, 2004). Vì vậy,
nghiên cứu này nhằm so sánh hình ảnh giữa 2 điểm đến Đà Nẵng và Nha Trang cả hình
ảnh nhận thức và cảm xúc, đối tượng khảo sát là du khách nội địa. Cụ thể, nghiên cứu
tập trung vào các mục tiêu sau:
102 Nguyễn Thị Bích Thủy & Phạm Thị Lan Hương. Tạp chí Phát triển kinh tế, 26(2), 100-116
- Nghiên cứu và so sánh hình ảnh nhận thức và cảm xúc giữa hai điểm đến Đà Nẵng
và Nha Trang.
- Đề xuất định vị cho các điểm đến Đà Nẵng và Nha Trang.
2. Cơ sở lí thuyết và khung phân tích
2.1. Hình ảnh điểm đến (TDI)
TDI được khởi xướng từ thập niên 70 bởi Hunt (1971) và việc làm rõ khái niệm này
tiếp tục được quan tâm trong suốt hai thập niên sau đó (Baloglu & McCleary, 1999a).
Với việc xem xét 15 nghiên cứu từ 1975 đến 1990, Echtner & Ritchie (1991) cho rằng
phần lớn các định nghĩa đều mơ hồ, như "ấn tượng về một nơi chốn" hoặc "nhận thức
về một khu vực" là không rõ ràng. Một định nghĩa phổ biến cho rằng TDI là tập hợp các
niềm tin, suy nghĩ và ấn tượng mà mọi người có về một nơi chốn hay điểm đến du lịch
(Baloglu & Brinberg, 1997; Crompton, 1979; Kotler & cộng sự, 1993).
2.2. Các thành phần của hình ảnh điểm đến du lịch
Nhiều nghiên cứu đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các thành phần trong cấu trúc
hình ảnh điểm đến và các nhân tố ảnh hưởng đến việc tạo lập hình ảnh (Baloglu &
McCleary, 1999; Baloglu & Brinberg, 1997; Beerli & Martin, 2004; Fakeye &
Crompton, 1991; Gartner, 1993; Hanlan & Kelly, 2005). Trong giai đoạn đầu nghiên
cứu, hình ảnh điểm đến thường được đề cập là thành phần nhận thức, tập trung vào các
thuộc tính vật chất, thành phần cảm xúc đã bị bỏ qua trong các nghiên cứu (Baloglu &
McCleary, 1999; Pike, 2002). Beerli & Martin (2004) đã chỉ ra các nghiên cứu sau đó
như Gartner (1993), Baloglu & Brinberg (1997), Baloglu & McCleary (1999) xem xét
hình ảnh được tạo thành bởi hai thành phần liên quan chặt chẽ, bao gồm: Nhận thức và
cảm xúc. Thành phần nhận thức bao gồm kiến thức và niềm tin của một cá nhân về điểm
đến, là những yếu tố tạo ra động cơ kéo hay sức hấp dẫn cần thiết để thuyết phục một cá
nhân đến du lịch (Alhemoud & Armstrong, 1996). Thành phần cảm xúc là những yếu tố
cảm xúc tạo ra từ điểm đến du lịch. Thành phần nhận thức có trước thành phần cảm xúc,
vì tình cảm của người tiêu dùng xuất phát từ những hiểu biết của họ về sự vật (Beerli &
Martin, 2004). Sự kết hợp giữa hai thành phần này sẽ tạo ra hình ảnh toàn diện (Overall
Image) hay hình ảnh phức hợp (Compound Image), liên quan đến sự đánh giá tích cực
hoặc tiêu cực đối với điểm đến.
Nguyễn Thị Bích Thủy & Phạm Thị Lan Hương. Tạp chí Phát triển kinh tế, 26(2), 100-116 103
Theo Echtner & Ritchie (1991), TDI không chỉ là những nhận thức về các thuộc tính
đơn lẻ mà còn là ấn tượng tổng thể về điểm đến. TDI gồm những thuộc tính chức năng,
liên quan đến các phương diện hữu hình của điểm đến và những thuộc tính tâm lí, liên
quan đến các phương diện vô hình của điểm đến. TDI còn bao gồm thành phần riêng
liên quan đến những thuộc tính riêng có, độc đáo của một điểm đến, thành phần chung
liên quan đến những thuộc tính giống nhau giữa các điểm đến mà ở đó cho phép so sánh
giữa các điểm đến (chẳng hạn mức giá, cơ sở hạ tầng giao thông, tiện nghi lưu trú, chất
lượng dịch vụ, v.v..).
2.3. Đo lường hình ảnh điểm đến du lịch
Các kĩ thuật đo lường TDI gồm hai phương pháp: Cấu trúc và phi cấu trúc (Baloglu
& Mangaloglu, 1999). Phương pháp cấu trúc thì dễ thực hiện, và dữ liệu được phân tích
dễ dàng, khách quan bằng phần mềm thống kê. Hơn nữa, chúng cho phép so sánh hình
ảnh giữa các điểm đến cụ thể, định vị điểm đến và phân tích cạnh tranh (MacKay &
Couldwell, 2004). Tuy nhiên, kĩ thuật này có thể không cho phép nắm bắt được các
thuộc tính nổi bật và quan trọng từ người trả lời (Reilly, 1990). Ở đây, các nhà nghiên
cứu đặt ra một tập hợp ban đầu các thuộc tính cho bất kì điểm đến du lịch nào, sau đó sử
dụng thang đo Likert để tìm ra các thành phần chung hay phổ biến về hình ảnh của một
điểm đến cụ thể. Các phân tích thống kê được sử dụng đối với kĩ thuật cấu trúc là: Phân
tích thống kê mô tả, phân tích nhân tố, phân tích phương sai, và phân tích hồi quy.
Một số nghiên cứu sử dụng phương pháp đo lường phi cấu trúc đối với TDI (Dann,
1996; Hanlan & Kelly, 2004; Reilly, 1990). Phương pháp này gồm các kĩ thuật: Thảo
luận nhóm trọng điểm, phỏng vấn sâu, và kĩ thuật ánh xạ. So với phương pháp cấu trúc,
đo lường phi cấu trúc hữu hiệu hơn trong việc đạt được cấu trúc phức tạp của hình ảnh
như các thành phần tổng thể và các đặc tính duy nhất, riêng có của TDI (Baloglu &
Mangaloglu, 1999; Echtner & Ritchie, 1991). Tuy nhiên, rất khó để đánh giá độ tin cậy
và giá trị đo lường, cũng như mất nhiều thời gian cho việc mã hóa dữ liệu đối với phương
pháp phi cấu trúc. Ngoài ra, thành công của nó phụ thuộc vào kĩ năng nói và viết của
người trả lời, kiến thức của họ về điểm đến, và sự sẵn sàng của họ trong việc trả lời
(Reilly, 1990). Reilly (1990) đề xướng kĩ thuật liên tưởng tự do (Free Association
Technique), nhằm khám phá các tính từ mô tả thông qua đặt câu hỏi mở như "Ba từ nào
mô tả tốt nhất điểm đến này?". Phương pháp này cho phép người trả lời mô tả một cách
tự do suy nghĩ của cá nhân.
104 Nguyễn Thị Bích Thủy & Phạm Thị Lan Hương. Tạp chí Phát triển kinh tế, 26(2), 100-116
2.4. Hình ảnh điểm đến và định vị
TDI là sự cảm nhận của du khách hiện tại hoặc tiềm năng về điểm đến, nó đóng vai
trò quan trọng trong thiết lập định vị điểm đến, vì xác nhận hình ảnh hiện tại có thể giúp
nhận diện các yếu tố góp phần cho sự thành công hay thất bại của chiến lược định vị
(Ahmed, 1991). Vì thế, TDI cần được xem xét kĩ lưỡng trước khi định vị điểm đến.
Định vị điểm đến là hành động thiết lập một vị trí khác biệt cho điểm đến trong tâm
trí du khách mục tiêu. Định vị điểm đến không chỉ đòi hỏi nghiên cứu TDI của một điểm
đến, mà còn so sánh giữa các điểm đến cạnh tranh (Crompton & cộng sự, 1992; Echtner
& Ritchie, 1991; Kotler & cộng sự, 1993). Từ đây giúp nhận diện những điểm mạnh và
điểm yếu, lợi thế cạnh tranh, và năng lực đặc biệt cho mỗi điểm đến so với các điểm đến
cạnh tranh (Baloglu & McCleary, 1999b).
Crompton & cộng sự (1992) đã nghiên cứu và so sánh hình ảnh của Rio Grande
Valley với Hawaii, Arizona, Florida và California. Gartner (1989) đã nghiên cứu hình
ảnh điểm đến của bốn tiểu bang gồm: Montana, Wyoming, Colorado, Utah được nhận
thức bởi du khách Mỹ. Javalgi & cộng sự (1992) đã điều tra TDI của du khách Mỹ đối
với Trung Âu, Nam Âu, Scandinavia và quần đảo Anh. Nghiên cứu cho thấy bốn khu
vực được nhìn nhận khác nhau về các thuộc tính. Trong khi hầu hết các nghiên cứu về
TDI đều dựa trên nhận thức, Baloglu & Brinberg (1997) lại nhấn mạnh đến thành phần
cảm xúc. Họ đã áp dụng mô hình cảm xúc của Russel & cộng sự (1981) để xác định TDI
và so sánh các vị trí tương đối của 11 điểm đến Địa Trung Hải. Kết quả của nghiên cứu
này đã củng cố mô hình của Russel & cộng sự (1981), khẳng định thành phần cảm xúc
có thể được sử dụng trong chiến lược định vị điểm đến. Baloglu & McCleary (1999b)
nghiên cứu nhận thức của du khách Mỹ đối với bốn điểm đến Địa Trung Hải, Thổ Nhĩ
Kỳ, Ai Cập, Hy Lạp và Italia. Kết quả cho phép nhận diện những điểm mạnh và điểm
yếu của bốn điểm đến cạnh tranh, dựa trên việc so sánh hình ảnh nhận thức, hình ảnh
cảm xúc, và hình ảnh tổng thể giữa chúng.
3. Phương pháp nghiên cứu
Để so sánh hai điểm đến du lịch biển Đà Nẵng và Nha Trang, bài viết đánh giá hình
ảnh nhận thức trên cơ sở các thuộc tính chung bằng phương pháp cấu trúc. Bảng câu hỏi
liên quan đến hình ảnh nhận thức, hình ảnh cảm xúc của điểm đến và đặc điểm nhân
khẩu học của người trả lời.
Nguyễn Thị Bích Thủy & Phạm Thị Lan Hương. Tạp chí Phát triển kinh tế, 26(2), 100-116 105
Các nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực hình ảnh điểm đến đã đề xuất một số thang
đo trong đó xác định các thuộc tính liên quan đến đo lường hình ảnh nhận thức. Tuy
nhiên, các phân tích về các thang đo hình ảnh điểm đến cho thấy thiếu sự đồng nhất của
các nhà nghiên cứu về thuộc tính liên quan đến nhận thức của một cá nhân về một điểm
đến (Beerli & Martín, 2004). Theo Beerli & Martín (2004), việc thiếu một thang đo giá
trị và tin cậy được chấp nhận rộng rãi đối với đo lường hình ảnh điểm đến đã dẫn đến đề
nghị về sự kết hợp tất cả các khía cạnh tiềm năng của một điểm đến mà nó có được để
sử dụng cho đo lường hình ảnh. Beerli & Martín (2004) cho rằng tất cả các yếu tố liên
quan đến xác định hình ảnh điểm đến bởi các nghiên cứu khác nhau nếu tổng hợp lại thì
nằm ở 9 lĩnh vực: (1) Nguồn lực tự nhiên; (2) Cơ sở hạ tầng nói chung; (3) Cơ sở hạ tầng
du lịch; (4) Giải trí; (5) Văn hóa, lịch sử và nghệ thuật; (6) Các yếu tố chính trị và kinh
tế; (7) Môi trường tự nhiên; (8) Môi trường xã hội; và (9) Bầu không khí ở điểm đến.
Việc lựa chọn các thuộc tính được sử dụng trong thiết kế thang đo của các nghiên cứu
phụ thuộc cơ bản vào những điểm thu hút của mỗi điểm đến, vào sự định vị của nó, và
các mục tiêu của việc đánh giá hình ảnh nhận thức, theo sự lựa chọn thuộc tính cụ thể
hay tổng quát hơn. Vì thế trong nghiên cứu này, trên cơ sở những yếu tố hấp dẫn chung
và mục đích so sánh giữa hai điểm đến Đà Nẵng và Nha Trang, dựa vào các kết quả
nghiên cứu trước đây của Echtner & Ritchie (1991), Baloglu & McCleary (1999), Beerli
& Martin (2004), cùng với phương pháp phỏng vấn chuyên gia (7 nhà quản lí trong lĩnh
vực du lịch của hai điểm đến), một thang đo thành phần nhận thức hình ảnh hai điểm
đến có 21 biến quan sát theo thang điểm Likert có 5 mức đánh giá được phát triển. Đối
với thành phần hình ảnh cảm xúc, thang đo ngữ nghĩa 5 mức độ (1-5) từ tiêu cực đến
tích cực theo bốn thuộc tính sử dụng bởi các nghiên cứu của Baloglu & McCleary (1999),
Beerli & Martin (2004); Bigné & Sánchez (2001), San Martin & cộng sự (2006), đó là:
Nhàm chán - hứng thú, căng thẳng - thư giãn, buồn - vui, khó chịu - dễ chịu.
Điều tra được thực hiện bằng phỏng vấn trực tiếp và qua email với các du khách đã
từng đến Đà Nẵng và Nha Trang, độ tuổi trên 18. Phân tích nhân tố đòi hỏi quy mô mẫu
phải đủ lớn. Theo Hair & cộng sự (2010), quy mô mẫu cần lớn hơn 100 cho phân tích
nhân tố khám phá, với ít nhất là 5 lần so với số biến quan sát và tốt hơn nếu tỉ lệ đó là 1-
10. Vì thế, với 21 biến đo lường hình ảnh nhận thức được phát triển cho nghiên cứu,
mẫu cho phân tích dữ liệu sẽ là 210. Ngoài ra, theo kinh nghiệm của những nghiên cứu
trước, thường tỉ lệ trả lời khoảng 85%, vì thế 250 bảng câu hỏi được phát ra để thu thập
dữ liệu. Do điều kiện về chi phí, mẫu được chọn một phần theo phương pháp thuận tiện
đối với phỏng vấn trực tiếp tại các điểm thu hút du lịch ở Đà Nẵng (các khu nghỉ dưỡng,
106 Nguyễn Thị Bích Thủy & Phạm Thị Lan Hương. Tạp chí Phát triển kinh tế, 26(2), 100-116
khách sạn, nhà hàng, khu du lịch Bà Nà, chùa Linh Ứng, khu giải trí Sun Wheel) và một
phần sử dụng phương pháp tích lũy nhanh bằng điều tra qua email. Những du khách
khẳng định đã từng đến cả hai điểm đến này mới được phát bảng câu hỏi để khảo sát.
Việc thu thập dữ liệu được tiến hành từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 8 năm 2014. Dữ liệu
được xử lí trên phần mềm SPSS, phân tích giá trị trung bình các thuộc tính của TDI,
phân tích nhân tố khám phá (EFA) và Cronbach’s Alpha để kiểm định giá trị và độ tin
cậy thang đo TDI, phân tích kiểm định khác biệt theo cặp để so sánh TDI giữa hai điểm
đến.
4. Kết quả nghiên cứu
4.1. Mô tả mẫu nghiên cứu
Với mẫu điều tra là 250, có 223 bảng câu hỏi được phản hồi, trong đó 150 bảng điều
tra trực tiếp (67,26%) và 73 qua email (32,74%). Sau đó dữ liệu thu thập được kiểm
tra để đảm bảo chỉ những dữ liệu giá trị mới sử dụng để phân tích trong nghiên
cứu. Những bảng câu hỏi không giá trị như có nhiều câu hỏi không được trả lời sẽ
bị loại bỏ. Kết quả cuối cùng là mẫu nghiên cứu gồm 200 du khách (chủ yếu đến từ các
tỉnh phía Bắc: Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Phòng, Vinh, Thanh Hóa) đã từng đi du lịch
đến Đà Nẵng và Nha Trang được đưa vào phân tích dữ liệu. Trong mẫu này có 95
(47,5%) nam, 100 (50%) nữ, và 5 người (2,5%) không trả lời; 141 người (70,5%) có
trình độ đại học và trên đại học, 25 người (12,5%) cao đẳng, 11 người (5,5%) trung học
chuyên nghiệp, 14 người (7%) phổ thông trung học, và 9 người (4,5%) không trả lời. Độ
tuổi trung bình của người trả lời là 36,62 tuổi.Trong đó, nhân viên và các nhà quản lí các
doanh nghiệp là 69 người (41,8%), cán bộ viên chức 63 người (38,2%), sinh viên 14
người (8,5%), hưu trí 7 người (4,2%), buôn bán nhỏ 6 người (3,6%), và đối tượng khác
6 người (3,6%), có 35 người (17,5%) không trả lời.
4.2. Đo lường và so sánh hình ảnh nhận thức giữa 2 điểm đến
Với 21 biến quan sát hay tiêu thức đo lường hình ảnh nhận thức chung cho 2 điểm
đến, kiểm định hệ số tin cậy cho toàn bộ thang đo được thực hiện cho kết quả hệ số
Cronbach’s Alpha là 0,845 cho thấy các tiêu thức đo lường đủ tiêu chuẩn để tiến hành
phân tích nhân tố. Phân tích nhân tố khám phá với với phương pháp nhân tố chính, phép
xoay Varimax đã được sử dụng để loại bỏ biến không thích hợp, nhận diện các nhân tố
tiềm ẩn và kiểm định độ tin cậy của thang đo. Giá trị của KMO bằng 0,843 với test
Nguyễn Thị Bích Thủy & Phạm Thị Lan Hương. Tạp chí Phát triển kinh tế, 26(2), 100-116 107
Bartlett có p= 0,000 (<0,5) nên có thể kết luận giữa các tiêu thức có mối quan hệ nhất
định. Kết quả 21 biến đã được nhóm gộp vào 6 nhân tố chính tách bạch các tiêu thức hội
tụ về theo nhóm. Các tiêu thức trong mỗi nhóm đều có hệ số tải lớn hơn 0,5 nên 21 biến
này là thích hợp để đo lường hình ảnh nhận thức chung cho 2 điểm đến, đồng thời thang
đo đảm bảo tính đơn hướng. 6 nhóm nhân tố được trích của thang đo có phương sai giải
thích đạt 64,61 % (>50%) nên thang đo được chấp nhận. Tuy nhiên 35,39% những biến
động trong hình ảnh các điểm đến nghiên cứu chưa bao hàm được bởi 6 nhóm này. 6
nhân tố chính đều có hệ số Cronbach’s Alpha lớn 0,7 (Bảng 1) khẳng định thang đo hình
ảnh với 6 nhân tố này phù hợp về độ tin cậy. Căn cứ vào các thuộc tính trong mỗi nhân
tố, 6 nhân tố của hình ảnh nhận thức được đặt tên (Bảng 1) là: Môi trường xã hội; yếu
tố tự nhiên; lưu trú, giải trí về đêm và giá cả; văn hóa lịch sử và hoạt động; mua sắm, ẩm
thực và đặc trưng miền Trung; cơ sở hạ tầng thông tin và giao thông.
Bảng 1
Kết quả phân tích nhân tố EFA về hình ảnh nhận thức
Các biến trong các nhân tố chính Loading
Cronbach’s
Alpha
Eigenvalue
%
Lũy tích
F1: Môi trường xã hội 0,804 5,315 13,058
V1.4 Dân cư địa phương thân thiện, hiếu khách 0,794
V1.5 Yên tĩnh 0,754
V1.6 An toàn khi đi du lịch 0,826
V1.7 Thích hợp để nghỉ ngơi thư giãn 0,733
F2: Yếu tố tự nhiên 0,804 2,609 24,886
V1.1 Cảnh quan, môi trường tự nhiên đẹp 0,751
V1.2 Các bãi biển hấp dẫn 0,809
V1.3 Khí hậu dễ chịu 0,742
V1.10 Nhiều địa điểm hấp dẫn để tham quan 0,590
F3: Lưu trú, giải trí về đêm và giá cả 0,712 1,830 35,805
V1.16 Lí tưởng cho kì nghỉ của gia đình 0,709
V1.18 Cuộc sống về đêm tuyệt vời, nhiều điểm
giải trí
0,777
108 Nguyễn Thị Bích Thủy & Phạm Thị Lan Hương. Tạp chí Phát triển kinh tế, 26(2), 100-116
Các biến trong các nhân tố chính Loading
Cronbach’s
Alpha
Eigenvalue
%
Lũy tích
V1.19 Nhiều cơ sở lưu trú chất lượng tốt 0,794
V1.20 Giá cả hợp lí 0,596
F4: Văn hóa lịch sử và hoạt động 0,702 1,488 46,301
V1.11 Có những di sản lịch sử/văn hóa đáng
quan tâm
0,810
V1.12 Có nhiều hoạt động thú vị 0,868
V1.13 Có những tập quán hay/nét văn hóa đẹp
đáng quan tâm
0,731
F5: Mua sắm, ẩm thực và đặc trưng miền Trung 0,713 1,257 55,672
V1.14 Nhiều món ăn ngon và nhà hàng để chọn 0,628
V1.15 Các khu thương mại hấp dẫn, đa dạng nơi
để mua sắm
0,800
V1.17 Có những nét đặc trưng rõ ràng của một
điểm đến miền Trung
0,560
F6: Cơ sở hạ tầng thông tin và giao thông 0,713 1,069 64,610
V1.8 Hệ thống thông tin tốt để du khách tìm
kiếm
0,776
V1.9 Hệ thống giao thông thuận lợi 0,819
V1.21 Thuận tiện khi đi du lịch tiếp đến những
nơi khác 0,663
Kết quả về giá trị trung bình các thuộc tính hình ảnh (Bảng 2) cho thấy Đà Nẵng được
đánh giá cao ở nhiều thuộc tính như: Nhiều cơ sở lưu trú chất lượng tốt (4,54); dân cư
địa phương thân thiện, hiếu khách (4,41); thuận tiện đi du lịch tiếp đến nơi khác (4,40);
lí tưởng cho kì nghỉ của gia đình (4,34); cảnh quan, môi trường tự nhiên đẹp (4,33); an
toàn khi đi du lịch (4,32); các bãi biển hấp dẫn (4,31); thích hợp để nghỉ ngơi thư giãn
(4,30); giá cả hợp lí (4,26); hệ thống giao thông thuận lợi (4,23); có những nét đặc trưng
rõ ràng của một điểm đến miền Trung (4,18); nhiều món ăn ngon và nhà hàng để lựa
chọn (4,15); hệ thống thông tin tốt để du khách tìm kiếm (4,11). Đối với Nha Trang các
thuộc tính được đánh giá cao là: Các bãi biển hấp dẫn (4,32); hệ thống thông tin tốt để
Nguyễn Thị Bích Thủy & Phạm Thị Lan Hương. Tạp chí Phát triển kinh tế, 26(2), 100-116 109
du khách tìm kiếm (4,17); lí tưởng cho kì nghỉ của gia đình (4,16); cảnh quan, môi trường
tự nhiên đẹp (4,15); nhiều cơ sở lưu trú chất lượng tốt (4,15); hệ thống giao thông thuận
lợi (4,04); có những nét đặc trưng rõ ràng của một điểm đến miền Trung (3,90); nhiều
món ăn ngon và nhà hàng để chọn (3,94); thuận tiện đi du lịch tiếp đến nơi khác (3,93).
Các yếu tố được đánh giá không cao ở cả Đà Nẵng và Nha Trang đó là: Có những di sản
lịch sử/văn hóa đáng quan tâm (3,67 đối với Đà Nẵng và 3,42 đối với Nha Trang); có
nhiều hoạt động thú vị (3,74 đối với Đà Nẵng và 3,41 đối với Nha Trang); có những tập
quán hay/nét văn hóa đẹp đáng quan tâm (3,72 đối với Đà Nẵng và 3,39 đối với Nha
Trang). Biến số giá cả hợp lí được đánh giá cao ở Đà Nẵng (4,26); nhưng ở Nha Trang
thì ngược lại không thuận lợi (3,47).
Kiểm định t theo cặp trên 21 thuộc tính cho thấy: Chỉ có 3 thuộc tính không có sự
khác biệt giữa Đà Nẵng và Nha Trang (p>0,05, 18 thuộc tính còn lại đều có sự khác biệt
có ý nghĩa giữa 2 điểm đến, Đà Nẵng được đánh giá tích cực hơn Nha Trang ở 18 thuộc
tính này (Bảng 2).
Bảng 2
Kiểm định t theo cặp các thuộc tính hình ảnh nhận thức của Đà Nẵng và Nha Trang
Nhân tố Các thuộc tính hình ảnh
Trung bình
Chênh lệch
trung bình
t Sig. Đà
Nẵng
Nha
Trang
F1
V1.4 Dân cư địa phương thân
thiện, hiếu khách
4,41 3,74 0,667 8,179 0,000*
V1.5 Yên tĩnh 3,77 3,52 0,258 3,324 0,001*
V1.6 An toàn khi đi du lịch 4,32 3,59 0,733 10,201 0,000*
V1.7 Thích hợp để nghỉ ngơi
thư giãn
4,30 3,88 0,423 5,378 0,000*
V1.1 Cảnh quan, môi trường
tự nhiên đẹp
4,33 4,15 0,178 2,582 0,011*
F2 V1.2 Các bãi biển hấp dẫn 4,31 4,32 -0,010 -0,149 0,882
V1.3 Khí hậu dễ chịu 3,83 3,96 -0,128 -1,596 0,112
V1.10 Nhiều địa điểm hấp
dẫn để tham quan
3,98 3,77 0,215 2,965 0,003*
110 Nguyễn Thị Bích Thủy & Phạm Thị Lan Hương. Tạp chí Phát triển kinh tế, 26(2), 100-116
Nhân tố Các thuộc tính hình ảnh
Trung bình
Chênh lệch
trung bình
t Sig. Đà
Nẵng
Nha
Trang
V1.16 Lí tưởng cho kì nghỉ
của gia đình
4,34 4,16 0,173 2,486 0,014*
F3
V1.18 Cuộc sống về đêm
tuyệt vời, nhiều điểm giải trí
4,15 3,96 0,187 2,494 0,013*
V1.19 Nhiều cơ sở lưu trú
chất lượng tốt
4,54 4,15 0,383 5,666 0,000*
V1.20 Giá cả hợp lí 4,26 3,47 0,786 9,774 0,000*
V1.11 Có những di sản lịch
sử/văn hóa đáng quan tâm
3,67 3,42 0,251 2,831 0,005*
F4
V1.12 Có nhiều hoạt động
thú vị
3,74 3,41 0,330 4,131 0,000*
V1.13 Có những tập quán
hay/nét văn hóa đẹp đáng
quan tâm
3,72 3,39 0,328 4,214 0,000*
V1.14 Nhiều món ăn ngon và
nhà hàng để chọn
4,15 3,94 0,209 2,793 0,006*
F5
V1.15 Các khu thương mại
hấp dẫn, đa dạng nơi mua
sắm
3,94 3,68 0,258 3,086 0,002*
V1.17 Có những nét đặc
trưng rõ ràng của một điểm
đến miền Trung
4,18 3,90 0,282 3,560 0,000*
V1.8 Hệ thống thông tin tốt
để du khách tìm kiếm
4,11 4,17 -0,057 -0,804 0,423
F6
V1.9 Hệ thống giao thông
thuận lợi
4,23 4,04 0,189 2,794 0,006*
V1.21 Thuận tiện đi du lịch
tiếp đến nơi khác
4,40 3,93 0,469 6,511 0,000*
Nguyễn Thị Bích Thủy & Phạm Thị Lan Hương. Tạp chí Phát triển kinh tế, 26(2), 100-116 111
Kiểm định sự khác biệt t theo cặp trên 6 nhân tố với 21 thuộc tính cho thấy có sự khác
biệt trong năm nhân tố, riêng nhân tố 2 (Yếu tố tự nhiên) là không có sự khác biệt
(p=0,262>0,5) (Bảng 3).
Bảng 3
Kết quả kiểm định t theo cặp 6 nhân tố hình ảnh nhận thức của Đà Nẵng và Nha Trang
Nhân tố chính
hình ảnh nhận thức
Giá trị trung bình Chênh lệch
giá trị trung bình
t Sig.
Đà Nẵng Nha Trang
F1 ĐN - F1NT 4,1662 3,6373 0,52890 8,181 0,000*
F2 ĐN - F2NT 4,1145 4,0531 0,06145 2,000 0,262
F3 ĐN - F3NT 4,3272 3,9228 0,40445 7,871 0,000*
F4 ĐN - F4NT 3,7241 3,4330 0,29119 3,965 0,000*
F5 ĐN - F5NT 4,0803 3,8394 0,24084 4,296 0,000*
F6 ĐN - F6NT 4,2337 4,0380 0,19565 3,605 0,000*
4.3. Đo lường và so sánh hình ảnh cảm xúc giữa 2 điểm đến
Phân tích EFA (phân tích nhân tố chính, phép xoay Varimax) và Cronbach’s Alpha
được sử dụng để loại bỏ các biến không phù hợp, nhận diện các nhân tố tiềm ẩn và kiểm
định độ tin cậy đối với thang đo hình ảnh cảm xúc gồm 4 biến quan sát. KMO là
0,734>0,7 với test Barlett có ý nghĩa (p<0,05) cho thấy đủ điều kiện áp dụng phân tích
nhân tố EFA. Kết quả cho thấy 4 biến quan sát cùng tải vào 1 nhân tố với hệ số tải cao
hơn 0,50; cụ thể lần lượt bằng 0,842, 0,874, 0,541, 0,794, phương sai trích
59,878%>50%. Cronbach’s Alpha là 0,775 là lớn hơn 0,7. Thực hiện kiểm định theo cặp
cho thấy sự khác biệt về nhân tố hình ảnh cảm xúc giữa hai điểm đến, trong đó Đà Nẵng
tạo ra cảm xúc tích cực hơn Nha Trang.
Bảng 4
Kết quả kiểm định theo cặp nhân tố hình ảnh cảm xúc của Đà Nẵng và Nha Trang
Nhân tố hình ảnh
cảm xúc
Giá trị trung bình
Chênh lệch giá trị trung bình t Sig.
Đà Nẵng Nha Trang
Fcx ĐN– Fcx NT 4,0407 3,8102 0,23042 3,724 0,000*
112 Nguyễn Thị Bích Thủy & Phạm Thị Lan Hương. Tạp chí Phát triển kinh tế, 26(2), 100-116
Cụ thể, về thuộc tính hình ảnh cảm xúc, tất cả các thuộc tính cảm xúc đều có sự khác
biệt, ngoại trừ thuộc tính nhàm chán/hứng thú (p>0,05). Đà Nẵng đều đem lại cảm xúc
tích cực hơn Nha Trang trên 3 thuộc tính V2.1, V2.3 và V2.4 (Bảng 5).
Bảng 5
Kiểm định t theo cặp các yếu tố hình ảnh cảm xúc của Đà Nẵng và Nha Trang
Các thuộc tính hình ảnh
Trung bình Chênh lệch
trung bình
t Sig.
Đà Nẵng Nha Trang
V2.1 Nhàm chán - Hứng thú 4,04 3,98 0,063 0,711 0,478
V2.1 Căng thẳng - Thư giãn 4,03 3,75 0,282 3,159 0,002*
V2.3 Buồn - Vui 4,28 3,96 0,312 4,557 0,000*
V2.4 Khó chịu - Dễ chịu 3,85 3,56 0,293 2,888 0,004*
5. Thảo luận kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu đã xây dựng được thang đo trên cơ sở thuộc tính cho hình ảnh nhận thức
cho hai điểm đến du lịch biển là Đà Nẵng và Nha Trang, đồng thời kiểm định độ tin cậy
cho hình ảnh cảm xúc từ các nghiên cứu trước đây (Gartner, 1993; Baloglu & Brinberg,
1997; Baloglu & McCleary, 1999; Beerli & Martín, 2004; Lin & cộng sự, 2007). Kết
quả nghiên cứu đã khẳng định hình ảnh điểm đến không chỉ gồm thành phần nhận thức
mà còn có thành phần cảm xúc. Đây là nghiên cứu đầu tiên ở VN thực hiện so sánh TDI
giữa hai điểm đến du lịch biển của miền Trung (đối với du khách nội địa). Kết quả nghiên
cứu cho phép xác định những điểm mạnh và điểm yếu của các điểm đến thông qua so
sánh 2 điểm đến dựa trên hình ảnh nhận thức và hình ảnh cảm xúc, từ tổng thể (nhân tố)
đến chi tiết (thuộc tính), từ đó phát triển chiến lược định vị phù hợp cho 2 điểm đến trong
nghiên cứu. Ở phạm vi địa lí rộng hơn, nghiên cứu cũng có thể áp dụng cho những điểm
đến khác tại VN.
Bên cạnh những thành công, bài viết có một số những hạn chế nhất định. Thứ nhất,
bài viết mới chỉ xem xét các thuộc tính chung để so sánh giữa các điểm đến, trong khi
các thuộc tính riêng có của mỗi điểm đến cần được đưa vào để đảm bảo tính khách quan
của TDI (Echtner & Ritchie, 1991). Khi đó cần áp dụng phương pháp đo lường phi cấu
trúc, trong đó áp dụng phổ biến trong nghiên cứu TDI là kĩ thuật liên tưởng tự do, cho
phép khám phá những liên tưởng độc đáo của một điểm đến, điều này rất quan trọng bởi
Nguyễn Thị Bích Thủy & Phạm Thị Lan Hương. Tạp chí Phát triển kinh tế, 26(2), 100-116 113
những hình ảnh tích cực và khác biệt là then chốt để thu hút du khách mục tiêu (Baloglu
& Love, 2005). Thứ hai, nghiên cứu này chỉ mới xem xét đánh giá của du khách về TDI
mà chưa quan tâm đến mức độ quan trọng của các thuộc tính hình ảnh đối với du khách,
để từ đó có chiến lược tập trung vào các thuộc tính trong định vị. Thứ ba, do điều kiện
nguồn lực có hạn, nghiên cứu chỉ tập trung vào thị trường khách du lịch miền Bắc, mà
bỏ qua các thị trường khác trong nước. Các nghiên cứu tương lai có thể mở rộng sang
những điểm đến khác ở VN, cũng như các thị trường du lịch ở những khu vực địa lí khác
nhau, trong và ngoài nước, đồng thời cần có sự kết hợp giữa phương pháp đo lường cấu
trúc và phi cấu trúc nhằm tối đa hóa tính khách quan và đầy đủ của TDI, cũng như xác
định mức độ quan trọng của các thuộc tính hình ảnh, để có thể phát triển chiến lược định
vị tối ưu nhất cho các điểm đến.
6. Kết luận và hàm ý chính sách
Bằng phương pháp cấu trúc, bài viết đã kiểm định thành công giá trị và độ tin cậy của
mô hình đo lường hình ảnh nhận thức và hình ảnh cảm xúc cho 2 điểm đến Đà Nẵng và
Nha Trang. Đây là một trong những nghiên cứu hiếm hoi ở VN cho phép so sánh trực
tiếp thành phần hình ảnh nhận thức và hình ảnh cảm xúc giữa hai điểm đến du lịch cạnh
tranh. Kết quả nghiên cứu trên 200 khách du lịch miền Bắc cho thấy về tổng thể, những
thuộc tính được đánh giá cao và đánh giá thấp gần giống nhau giữa Đà Nẵng và Nha
Trang; những thuộc tính được đánh giá cao của 2 điểm đến đa số thuộc về các nhân tố:
Môi trường xã hội; yếu tố tự nhiên; lưu trú - giải trí về đêm - giá cả; mua sắm ẩm thực
và đặc trưng miền Trung; và cơ sở hạ tầng thông tin và giao thông. Những thuộc tính bị
đánh giá thấp ở cả hai điểm đến thuộc về nhân tố văn hóa lịch sử và hoạt động. Cụ thể,
Đà Nẵng vượt trội hơn Nha Trang ở hầu hết các thuộc tính của hình ảnh nhận thức (18/21
thuộc tính) và hình ảnh cảm xúc (3/4 thuộc tính), đặc biệt vượt trội ở những thuộc tính
như: Nhiều cơ sở lưu trú chất lượng tốt; dân cư địa phương thân thiện, hiếu khách; thuận
tiện khi đi du lịch tiếp đến nơi khác; lí tưởng cho kì nghỉ của gia đình; cảnh quan, môi
trường tự nhiên đẹp; an toàn khi đi du lịch; thích hợp để nghỉ ngơi, thư giãn; và niềm
vui. Đà Nẵng và Nha Trang không khác nhau có ý nghĩa ở những thuộc tính: Các bãi
biển hấp dẫn; khí hậu dễ chịu; hệ thống thông tin tốt để du khách tìm kiếm; và hứng thú.
Tóm lại, như đã trình bày ở phần thảo luận, mặc dù có một số hạn chế liên quan đến sử
dụng phương pháp cấu trúc, chọn mẫu, giới hạn về điểm đến, nhưng bài viết đã đạt được
mục tiêu đề ra, từ đó tạo dựng nền tảng cho những nghiên cứu tương lai ở phạm vi rộng
hơn.
114 Nguyễn Thị Bích Thủy & Phạm Thị Lan Hương. Tạp chí Phát triển kinh tế, 26(2), 100-116
Định vị thương hiệu điểm đến chính là thiết lập những điểm tương đồng và khác biệt
giữa các điểm đến cạnh tranh. Thuộc tính không thể hiện sự khác biệt giữa 2 điểm đến
Đà Nẵng và Nha Trang và được đánh giá cao như: Các bãi biển hấp dẫn nên đưa vào
định vị như là điểm tương đồng. Bên cạnh đó, những điểm khác biệt là then chốt cần
được nhấn mạnh trong định vị. Đối với Đà Nẵng, nên hướng đến xây dựng Đà Nẵng
thành một điểm đến lí tưởng cho kì nghỉ gia đình, đem lại niềm vui cho tất cả thành viên
trong gia đình, vì rất thích hợp để nghỉ ngơi, thư giãn, với nhiều cơ sở lưu trú có chất
lượng tốt, cảnh quan môi trường tự nhiên đẹp, an toàn khi đi du lịch, với dân cư địa
phương thân thiện, hiếu khách, và rất thuận tiện khi đi du lịch tiếp đến nơi khác. Bên
cạnh đó, Đà Nẵng cần phát huy những nguồn lực về cơ sở hạ tầng và tài nguyên tự nhiên
để cải thiện những thuộc tính nhằm tăng sức hấp dẫn và kéo dài thời gian lưu trú của du
khách như phát triển thêm nhiều địa điểm hấp dẫn để tham quan, khu thương mại hấp
dẫn, đa dạng để mua sắm và gia tăng thêm nhiều hoạt động thú vị về sự kiện, lễ hội, hoạt
động vui chơi & giải trí, phù hợp với mọi thành viên trong gia đình. Đối với Nha Trang,
do hầu hết các thuộc tính đều được đánh giá thấp hơn Đà Nẵng, vì vậy cần nỗ lực nhiều
hơn trong thiết kế và thực hiện định vị. Nha Trang có thể phát huy những thế mạnh về
tài nguyên thiên nhiên là quần thể biển đảo độc đáo và hoang sơ, cùng với nhiều tài
nguyên văn hóa vật thể và phi vật thể Việt và Chăm ở Khánh Hòa (Am Chúa và lễ hội
Am Chúa, Tháp Bà Ponagar và lễ hội Tháp Bà, lễ hội yến sào, lễ hội đình làng, làng
gốm,) nhằm định vị một điểm đến đầy hứng thú cho những du khách ưa thích phiêu
lưu, khám phá biển đảo và văn hóa, nhằm tạo sự khác biệt mạnh mẽ so với Đà Nẵng -
điểm đến nghỉ dưỡng dành cho gia đình. Bên cạnh đó, Nha Trang cần cải thiện những
thuộc tính hình ảnh nhận thức được đánh giá thấp hơn nhiều so với Đà Nẵng như người
dân địa phương thân thiện, hiếu khách, an toàn khi đi du lịch, giá cả hợp lí nhằm gia tăng
thu hút và duy trì du khách
Tài liệu tham khảo
Ahmed, Z. U. (1991). The influence of the components of a state’s tourist image on product
positioning strategy. Tourism Management, 12(4), 331-340.
Alhemoud, M., & Armstrong, E. G. (1996). Image of tourism attractions in Kuwait. Journal of Travel
Research, 34(4), 76-80.
Anh, L. T. (2010). Marketing Vietnam’s tourism to Japan: Identifying and improving the images of
Vietnam as a tourism destination for Japanese traveler. A Dissertation Submitted to the Higher
Degree Committee of Ritsumiekan Asia Pacific University, Japan.
Nguyễn Thị Bích Thủy & Phạm Thị Lan Hương. Tạp chí Phát triển kinh tế, 26(2), 100-116 115
Baloglu, S., & Mangaloglu, M. (2001). Tourism destinations images of Turkey, Egypt, Greece, and
Italy as perceived by US - Based tour operators and travel agents. Tourism Management, 22, 1-9.
Baloglu, S., & McCleary, K. (1999b). A model of destination image formation. Annals of Tourism
Research, 26(4), 808-889.
Baloglu, S. (2001). Image variations of Turkey by familiarity index: Informational and experiential
dimensions. Tourism Management, 22, 27-133.
Baloglu, S., & Brinberg, D. (1997). Affective images of tourism destinations. Journal of Travel
Research, 35(4), 11-15.
Baloglu, S., & McCleary, K. W. (1999a). U.S. international pleasure travelers’ images of four
mediterranean destinations: A comparison of visitors and nonvisitors. Journal of Travel Research,
38(2), 144-52.
Beerli, A. P., & Martín J. D. (2004). Factors influencing destination image. Annals of Tourism
Research, 31(3), 657-681.
Chen, J., & Uysal, M. (2002). Market positioning analysis: A hybrid approach. Annals of Tourism
Research, 29(4), 987-1003.
Chi, C., & Qu, H. (2008). Examining the structural relationships of destination image, tourist
satisfaction and destination loyalty: An integrated approach. Tourism Management, 29(4), 624-
636.
Chon, K. (1990). The role of destination image in tourism: A review and discussion. The Tourist
Review, 45(2), 2-9.
Crompton, J. L. (1979). An assessment of the image of Mexico as a vacation destination and the
influence of geographical location upon that image. Journal of Travel Research, 17(4), 18-23.
Dann, G. M. S. (1996). Tourists’ images of a destination - An alternative analysis. Journal of Travel
& Tourism Marketing, 5(1-2), 41-55.
Dân trí. (2013). Năm 2013, trên 3,1 triệu lượt khách đến Đà Nẵng. Truy cập ngày 04/12/2013 từ
811018.htm
Echtner, C. M., & Ritchie, J. R. (1991). The meaning and measurement of destination image. Journal
of Tourism Studies, 2(2), 2-12.
Fakeye, P. C., & Crompton, J. L. (1991). Image differences between prospective, first-time, and repeat
visitors to the lower rio grande valley. Journal of Travel Research, 30(2),10-16.
Gartner, W. C. (1993). Image formation process. Journal of Travel and Tourism Marketing, 2(2-3),
191-215.
Hanlan, J., & Kelly, S. (2005). Image formation, information sources and an iconic Australian tourist
destination. Journal of Vacation Marketing, 11(2),163-177.
116 Nguyễn Thị Bích Thủy & Phạm Thị Lan Hương. Tạp chí Phát triển kinh tế, 26(2), 100-116
Hunt, J. D. (1971). Image: A factor in tourism. Cited in Telisman - Kosuta, N. (1989). Tourism
destination image. In Witt. S. F., & Moutinho, L. Tourism Marketing and Management.
Kim H., & Richardson, S. I. (2003). Motion picture impacts on the destination images. Annals of
Tourism Research, 30(1), 216-237.
Kotler, P., Haider, D. H., & Rein, I. (1993). Marketing Places. New York: Free Press.
Leisen, B. (2001). Image segmentation: The case of a tourism destination. Journal of Services
Marketing, 15(1), 49-66.
MacKay, K. J., & Couldwell, C. M. (2004). Using visitor-employed photography to investigate
destination image. Journal of Travel Research, 42(4), 390-396.
Moutinho, L. (1984). Vacation tourist decision process. Quarterly Review of Marketing, 9, 8-17.
Nguyễn Thị Bích Thủy. (2011). Áp dụng kĩ thuật phi cấu trúc đo lường hình ảnh điểm đến Đà Nẵng
đối với du khách quốc tế. Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng, 2(43).
Nguyễn Thị Bích Thủy. (2012). Quan hệ giữa hình ảnh điểm đến Đà Nẵng và đặc điểm động cơ của
du khách quốc tế. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, 2(51).
Pike, S. (2002). Destination image analysis - A review of 142 papers from 1973 to 2000. Tourism
Management, 23, 541-549.
Pike, S., & Ryan, C. (2004). Destination positioning analysis through a comparison of cognitive,
affective, and conative perceptions. Journal o f Travel Research, 42(4), 333-342.
Reilly, M. D. (1990). Free elicitation of descriptive adjectives for tourism image assessment. Journal
of Travel Research, (Spring), 21-25.
Russel, J. A., Lewicka, M., & Niit, T. (1989). A cross-cultural study o f a circumplex model of affect.
Journal o f Personality and Social Psychology, 57(5), 848-856.
Saigon Tourist. (2013). Khánh Hòa đón hơn 3 triệu lượt khách năm 2013. Truy cập ngày 26/12/2013,
từ
Sussmann, S., & Unel, A. (1999). Destination image and its modification after travel: an empirical
study on turkey. In Pizam, A., & Manfeld, Y. (Eds.), Consumer Behavior in Travel and Tourism
(pp. 207-226). New York: The Haworth Hospitality Press.
Telisman - Kosuta, N. (1994). Tourist destination image. In S. Witt & L. Moutinho (Eds), Tourism
Marketing and Management Handbook, (557-561). Cambridge: Prentice Hall International.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hinh_anh_nhan_thuc_va_hinh_anh_cam_xuc_nghien_cuu_so_sanh_gi.pdf