Hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội theo pháp luật Hoa Kỳ và các gợi mở cho Việt Nam

Thứ hai, pháp luật hình sự của Việt Nam cũng có quy định về hình phạt tiền và các biện pháp tư pháp có tính chất khắc phục hậu quả. Việc thi hành hình phạt tiền và thực hiện các biện pháp tư pháp dẫn đến pháp nhân thương mại phải sử dụng tài sản để chi trả. Vấn đề đặt ra nếu như nguồn tài sản của pháp nhân không đủ để pháp nhân thương mại vừa trả tiền phạt, vừa chi trả cho việc khắc phục hậu quả thì tài sản của pháp nhân được sử dụng để trả tiền phạt trước rồi thực hiện các biện pháp tư pháp hay thực hiện các biện pháp tư pháp trước rồi sau đó chi trả tiền phạt? Chúng tôi cho rằng, chế tài hình sự áp dụng đối với pháp nhân trước hết có ý nghĩa trong việc khắc phục và ngăn ngừa hậu quả của tội phạm. Vì vậy, cần ưu tiên cho việc khắc phục hậu quả trước, sau đó là đến việc thi hành các hình phạt khác trong đó có hình phạt tiền. Thứ ba, pháp luật hình sự Hoa Kỳ quy định rất cụ thể về hình phạt tiền đối với pháp nhân. Điều này bảo đảm thuận lợi cho Tòa án khi áp dụng hình phạt tiền đối với pháp nhân. Bộ luật Hình sự năm 2015 đã có quy định về hình phạt tiền. Tuy nhiên, những quy định hiện hành chưa làm rõ hình phạt tiền sẽ được thực hiện như thế nào, pháp nhân thương mại bị kết án phải trả tiền một lần hay được trả tiền nhiều lần theo quyết định của Toà án? Chúng tôi cho rằng, cần bổ sung thêm các quy định về hình phạt tiền trong pháp luật hình sự của Việt Nam, tạo thuận lợi cho Tòa án khi quyết định hình phạt tiền đối với pháp nhân

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 222 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội theo pháp luật Hoa Kỳ và các gợi mở cho Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI PHẠM TỘI THEO PHÁP LUẬT HOA KỲ VÀ CÁC GỢI MỞ CHO VIỆT NAM Tóm tắt: Hệ thống hình phạt áp dụng đối với pháp nhân phạm tội trong pháp luật liên bang của Hoa Kỳ dựa trên triết lý khắc phục và ngăn ngừa hậu quả cũng như phòng ngừa tội phạm mới. Các quy định cụ thể về hình phạt áp dụng đối với pháp nhân phạm tội trong pháp luật liên bang Hoa Kỳ có nhiều điểm khá hợp lý mà chúng ta có thể nghiên cứu, tiếp thu để tiếp tục hoàn thiện các quy định về hình phạt áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội. Nguyễn Thị Hồng Hạnh* * ThS. Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Abstract The sanctions system applicable to the criminal liability of the commercial legal entities in the U.S federal law is based on the philosophy of restitution of the consequences, deterrence and prevention of new crimes. The specific provisions on corporate sanctions applicable to criminal entities in the U.S federal law have a number of reasonable points that we may study and absorb for further improvement of the penal regulations applicable to commercial legal entities. Thông tin bài viết: Từ khóa: hình phạt, hình phạt đối với pháp nhân, phạt tiền, quản chế Lịch sử bài viết: Nhận bài : 30/11/2018 Biên tập : 15/12/2018 Duyệt bài : 21/12/2018 Article Infomation: Keywords: penalty, corporate sanctions, fine, probation Article History: Received : 30 Nov. 2018 Edited : 15 Dec. 2018 Approved : 21 Dec. 2018 1. Một số vấn đề chung về hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội theo pháp luật Hoa Kỳ Pháp nhân là một thực thể vô hình, không tồn tại về mặt sinh học và vật lý. Vì vậy, không thể giam giữ pháp nhân. Nên, hình phạt tù không phù hợp với pháp nhân. Việc thừa nhận trách nhiệm hình sự (TNHS) của pháp nhân là một tiến bộ trong lịch sử lập pháp và áp dụng pháp luật. Tuy nhiên, hình phạt, với tư cách là hậu quả pháp lý mà pháp nhân bị truy cứu TNHS phải gánh chịu là những hình phạt gì; hình phạt đối với pháp nhân cần được thiết kế và vận dụng theo những nguyên lý nào? Thứ nhất, hành vi của pháp nhân được thực hiện qua người đại diện (agent) của nó. TNHS của pháp nhân được dựa trên học thuyết trách nhiệm pháp lý của một người đối với hành vi vi phạm của người khác (vicarious liablity). Theo đó, nếu người đại diện thực hiện hành vi phạm tội khi đang thực hiện công việc thuộc nhiệm vụ, quyền hạn được giao hoặc thực hiện hành vi phạm tội vì lợi ích của pháp nhân thì pháp nhân phải chịu TNHS đối với hành vi phạm tội KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 57Số 24(376) T12/2018 do người đại diện thực hiện. Đương nhiên, người đại diện cũng có thể phải chịu TNHS đối với hành vi này. Rõ ràng, hành vi phạm tội của pháp nhân được thực hiện thông qua người của pháp nhân. Vì vậy, cần phải có giải pháp ngăn ngừa những hành vi này của các cá nhân là người của pháp nhân. Do đó, hình phạt áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội cũng phải bảo đảm pháp nhân duy trì cơ chế nội bộ để ngăn ngừa, phát hiện và báo cáo về hành vi phạm tội1. Nói cách khác, hình phạt áp dụng đối với pháp nhân cũng có tính phòng ngừa chung và phòng ngừa riêng như hình phạt đối với cá nhân phạm tội, nhưng hình phạt đối với pháp nhân còn có chức năng bảo đảm kiểm soát hành vi phạm tội do người đại diện của pháp nhân thực hiện. Vì vậy, quản chế (probation) được áp dụng đối với pháp nhân phạm tội trong trường hợp cần thiết nhằm bảo đảm pháp nhân phạm tội thực hiện nghiêm chỉnh các hình phạt khác. Đồng thời, quản chế cũng giúp cho pháp nhân tự giám sát chính mình nhằm ngăn ngừa các hành vi phạm tội có thể xảy ra trong tương lai. Bên cạnh quản chế, chương trình tuân thủ và ứng xử đạo đức hiệu quả (Effective Compliance and Ethics Program) cũng là giải pháp giúp pháp nhân hoàn thiện hệ thống nội bộ theo hướng ứng xử đạo đức như là những “công dân tốt”. Thứ hai, tính chất và mức độ hình phạt được xác định theo nguyên tắc dựa vào tính nghiêm trọng và mức độ lỗi của chủ thể phạm tội. Hình phạt tiền phù hợp được xác định bởi công thức: chuyển một đô la cho từng mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội và nhân với hệ số xác định mức độ lỗi của pháp nhân2. Mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội của pháp nhân được xác định trên cơ sở thiệt hại vật chất hoặc khoản 1 United States Sentencing Commission, Guidelines Manual, §3E1.1 (Nov. 2018), p. 509. 2 Lawrence D. Finder Haynes and Boone, LLP & A. Michael Warnecke Haynes and Boone, LLP, Overview of the Federal Sentencing Guidelines for Organizations and Corporate Compliance Programs, April 12, 2005, p. 1. 3 United States Sentencing Commission, Guidelines Manual, §3E1.1 (Nov. 2018), p. 509. 4 United States Sentencing Commission, Guidelines Manual, §3E1.1 (Nov. 2018), p. 509. 5 United States Sentencing Commission, Guidelines Manual, §3E1.1 (Nov. 2018). lợi vật chất bất chính do hành vi phạm tội gây ra. Trong khi đó, mức độ lỗi được xác định bởi sáu yếu tố. Trong đó bốn yếu tố đầu tiên là các yếu tố tăng nặng mức hình phạt, bao gồm: (1) mức độ thực hiện tội phạm và mức độ chấp nhận hành vi phạm tội; (2) lý lịch của pháp nhân; (3) vi phạm lệnh của toà án; và (4) mức độ cản trở công lý3. Hai yếu tố làm giảm mức hình phạt bao gồm: (1) sự tồn tại và duy trì chương trình tuân thủ và ứng xử đạo đức hiệu quả; và (2) tự thú, hợp tác, hoặc thừa nhận trách nhiệm4. Thứ ba, quy định mức phạt tối đa (statutory maximum): 18 U.S.C. §3571(c)5 quy định: “Trừ trường hợp được quy định tại điểm (e) của điều này, một pháp nhân bị kết tội sẽ bị áp dụng mức phạt tiền không vượt quá: (1) mức quy định trong đạo luật quy định về tội phạm cụ thể; (2) mức áp dụng theo điểm (d) của điều này; (3) đối với trọng tội, không quá 500.000 USD; (41) đối với khinh tội có hậu quả chết người, không quá 500.000 USD; (5) đối với khinh tội mức độ A không có hậu quả chết người, không quá 200.000 USD; (6) Đối với khinh tội mức độ B hoặc C không có hậu quả chết người, không quá 10.000 USD; và (7) Đối với tội vi cảnh (infraction), không quá 10.000 USD”. Trong khi đó, 18 U.S.C. §3571(c) quy định: “Nếu một người có được bất kỳ khoản lợi nào từ hành vi phạm tội, hoặc nếu hành vi phạm tội gây ra bất kỳ thiệt hại nào cho KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 58 Số 24(376) T12/2018 người khác không phải là bị cáo, bị cáo có thể bị phạt tiền với mức không quá hai lần khoản lợi thuần có được từ hành vi phạm tội hoặc không quá hai lần mức thiệt hại thuần do hành vi phạm tội gây ra, trừ trường hợp việc áp dụng hình phạt tiền theo quy định này sẽ dẫn đến việc áp dụng hình phạt phức tạp hoặc mất nhiều thời gian”. Từ các quy định của pháp luật Hoa Kỳ, có thể thấy rằng, mức tối đa khá linh hoạt và sẽ được xác định theo từng vụ việc với các tình tiết khác nhau. Đặc biệt, với quy định hình phạt tiền có thể được xác định tối đa bằng hai lần khoản lợi thuần có được từ hành vi phạm tội hoặc không quá hai lần mức thiệt hại thuần do hành vi phạm tội gây ra rất có ý nghĩa trong việc ngăn ngừa các tội phạm về kinh tế. Thứ tư, bảo đảm nạn nhân được bồi thường thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cũng như buộc chủ thể phạm tội phải khắc phục những hậu quả do hành vi phạm tội gây ra. Trong thực tiễn, một số biện pháp khắc phục hậu quả đã do cơ quan hành chính quyết định thì trong trường hợp đó Toà án không cần thiết phải quyết định về biện pháp khắc phục hậu quả. Vì vậy khi ban hành các lệnh về biện pháp khắc phục hậu quả, Toà án cần phối hợp với các cơ quan hành chính nhằm bảo đảm tính hiệu quả của các biện pháp này. Thứ năm, về nguyên lý, Toà án liên bang Hoa Kỳ được quyền quyết định hình phạt trong phạm vi mức tối thiểu và mức tối đa của hình phạt do các đạo luật quy định. Tuy nhiên, bằng đạo luật cải cách áp dụng hình phạt năm 1984, Nghị viện muốn hạn chế quyền của Toà án bằng việc thành lập Uỷ ban Hình phạt liên bang (United States Sentencing Commission) là một cơ quan độc lập trong hệ thống tư pháp liên bang. Uỷ ban Hình phạt liên bang ban hành ra Bộ hướng dẫn áp dụng hình phạt (Guidelines 6 Stephen A. Yoder, Criminal Sanctions for Corporate Illegality, 69 J. Crim. L. & Criminology 40 (1978), p. 51. 7 Lawrence D. Finder Haynes and Boone, LLP & A. Michael Warnecke Haynes and Boone, LLP, Overview of the Federal Sentencing Guidelines for Organizations and Corporate Compliance Programs, April 12, 2005, p. 6. Manual). Mặc dù, Bộ hướng dẫn áp dụng hình phạt không có hiệu lực bắt buộc nhưng các cơ quan Công tố và Toà án liên bang đều tham chiếu tài liệu này khi đưa ra các quan điểm và quyết định về hình phạt. 2. Các hình phạt áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội theo pháp luật Hoa Kỳ Các hình phạt áp dụng cho pháp nhân chủ yếu là phạt tiền (Fine), khắc phục hậu quả (Restitution), lệnh cưỡng chế (Remedial Order), chương trình tuân thủ và ứng xử đạo đức hiệu quả (Effective Compliance and Ethics Program) và quản chế (Probation). 2.1 Hình phạt tiền Các nhà khoa học Hoa Kỳ cho rằng, để bảo đảm công bằng và đạt được mục đích ngăn ngừa, hình phạt tiền phải được xác định trên cơ sở mức độ thiệt hại và quy mô của công ty6. Tuy nhiên, các luật gia Hoa Kỳ cũng quan tâm đến khả năng trả tiền phạt của pháp nhân. Trước tiên, pháp nhân phạm tội phải khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội gây ra. Do đó, việc phạt tiền cần bảo đảm pháp nhân có đủ tài sản để khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội gây ra7. Khi áp dụng hình phạt tiền, có hai cách tiếp cận khác nhau. Cách tiếp cận thứ nhất: Toà án được toàn quyền quyết định mức phạt tiền miễn là không vượt quá mức tối đa. Khi quyết định hình phạt, toà án sẽ căn cứ vào quy mô, thu nhập của pháp nhân, mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội, chi phí khắc phục hậu quả, yêu cầu ngăn ngừa, và thống nhất áp dụng hình phạt. Cách tiếp cận thứ hai: Toà án sẽ xác định mức phạt tiền dựa trên một công thức toán học. Theo đó phạt tiền là hàm số của mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội và mức độ lỗi của pháp nhân phạm tội. Khi áp dụng cách tiếp cận thứ hai, Toà án phải KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 59Số 24(376) T12/2018 xác định được mức phạt cơ sở (base fine). Mức phạt cơ sở được xác định như sau: (1) Mức phạt cụ thể được quy định tại điểm §8C2.4 (d) của Guidelines Manual8 áp dụng cho các mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội được xác định tại 8C2.3 của Guidelines Manual9; (2) Khoản lợi mà pháp nhân có được từ hành vi phạm tội10; hoặc (3) Khoản thiệt hại phát sinh từ hành vi phạm tội bao gồm lỗi cố ý trực tiếp, cố ý gián tiếp và vô ý11. Sau khi xác định được mức phạt cơ sở thì cần phải xác định điểm đánh giá lỗi. Việc xác định điểm đánh giá lỗi dựa theo các nguyên tắc sau: thứ nhất, điểm đánh giá lỗi sẽ tăng lên khi người quản lý công ty hoặc có thẩm quyền đại diện cho pháp nhân tham gia, chấp nhận hoặc cố ý bỏ qua hành vi phạm tội; thứ hai, khi pháp nhân càng lớn, bộ máy quản lý càng chuyên nghiệp, thì hành vi của người quản lý công ty tham gia, chấp nhận hoặc cố ý bỏ qua hành vi phạm tội càng tăng mức độ vi phạm về niềm tin hoặc lợi dụng chức vụ, do đó điểm đánh giá lỗi càng tăng lên; thứ ba, điểm đánh giá lỗi sẽ tăng theo quy mô và tính chuyên nghiệp của người quản lý công ty tham gia hoặc chấp nhận hành vi phạm tội. Theo §8C2.5 (b)(1) Guidelines Manual12: “Nếu (A) Pháp nhân có từ 5.000 người lao động trở lên và (i) một cá nhân trong bộ máy quản lý cấp cao của pháp nhân tham gia vào, chấp nhận hoặc cố ý bỏ qua hành vi phạm tội; hoặc (ii) việc chấp nhận hành vi phạm tội bởi người có thẩm quyền cấp cao phổ biến trong pháp nhân; hoặc 8 United States Sentencing Commission, Guidelines Manual, §3E1.1 (Nov. 2018), §8C2.4 (d). 9 United States Sentencing Commission, Guidelines Manual, §3E1.1 (Nov. 2018), §8C2.3. 10 United States Sentencing Commission, Guidelines Manual, §3E1.1 (Nov. 2018), §8C2.4(a)(2). 11 United States Sentencing Commission, Guidelines Manual, §3E1.1 (Nov. 2018), §8C2.4(a)(3). 12 United States Sentencing Commission, Guidelines Manual, §3E1.1 (Nov. 2018), §8C2.5 (b)(1). 13 United States Sentencing Commission, Guidelines Manual, §3E1.1 (Nov. 2018), §8C2.5 (c)(2). 14 United States Sentencing Commission, Guidelines Manual, §3E1.1 (Nov. 2018), §8C2.5 (g)(2). (B) Một đơn vị trong pháp nhân có hành vi phạm tội có từ 5.000 người lao động trở lên và (i) một cá nhân trong bộ máy quản lý cấp cao của đơn vị tham gia vào, chấp nhận hoặc cố ý bỏ qua hành vi phạm tội; hoặc (ii) việc chấp nhận hành vi phạm tội bởi người có thẩm quyền cấp cao phổ biến trong đơn vị thì cộng 05 điểm.” Bên cạnh đó, lý lịch của pháp nhân cũng được sử dụng để xác định điểm đánh giá lỗi. Ví dụ, nếu pháp nhân (hoặc bộ phận kinh doanh độc lập) thực hiện bất kỳ phần nào của hành vi phạm tội đang bị xử lý trong thời gian ít hơn 05 năm kể từ khi (A) có bản án hình sự đối với hành vi phạm tội tương tự với hành vi phạm tội đang bị xử lý; hoặc (B) quyết định định xử lý về dân sự hoặc hình sự đối với hai hoặc nhiều hơn hai lần vi phạm tương tự với hành vi đang bị xử lý, thêm 02 điểm”13. Ngoài ra, hành vi không tuân thủ lệnh của toà án có thể thêm từ 01 đến 02 điểm. Đối với hành vi cản trở công lý thì thêm 03 điểm. Điểm đánh giá mức độ lỗi sẽ giảm nếu pháp nhân duy trì chương trình tuân thủ và ứng xử đạo đức hiệu quả, hoặc pháp nhân tự thú, hợp tác, hoặc thừa nhận trách nhiệm. Ví dụ, nếu pháp nhân hợp tác đầy đủ trong quá trình điều tra và thừa nhận rõ ràng trách nhiệm của mình đối với hành vi phạm tội thì được giảm 02 điểm14. Sau khi xác định được điểm đánh giá lỗi, thì đối chiếu điểm đánh giá lỗi với số nhân tối thiểu và tối đa (minimum and maximum multiplier). Số nhân dao động từ 0,05 đến 4,00. Sau khi xác định được số nhân thì lấy mức phạt cơ sở nhân với số nhân. Như vậy mức phạt tối thiểu sẽ bằng mức phạt cơ sở nhân với số nhân tối thiểu và KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 60 Số 24(376) T12/2018 mức phạt tối đa bằng mức phạt cơ sở nhân với số nhân tối đa. Khi xác định mức hình phạt cụ thể, toà án sẽ căn cứ vào các yếu tố như sự cần thiết của việc áp dụng hình phạt; vai trò của pháp nhân trong việc thực hành vi phạm tội; hệ quả kéo theo từ việc kết án, như trách nhiệm dân sự; nạn nhân không có khả năng tự bảo vệ; án tích của người quản lý pháp nhân hoặc người quản lý đơn vị của pháp nhân tham gia thực hiện hành vi phạm tội, chấp nhận hoặc cố ý bỏ qua hành vi phạm tội; hành vi vi phạm dân sự hoặc tội phạm trước đó của pháp nhân; và các yếu tố khác. 2.2 Quản chế (probation) Trong vụ United States v. Atlantic Richfield Co. (465 F.2d 58), thẩm phán James B. Parsons đã lần đầu tiên thừa nhận áp dụng hình thức quản chế đối với pháp nhân như sau: “Sau khi xem xét cẩn trọng tranh luận của hai bên liên quan đến vấn đề này, chúng tôi quyết định rằng, công ty cũng thuộc đối tượng điều chỉnh của quy định cho phép Toà án đình chỉ việc áp dụng hoặc thực hiện hình phạt. Kết luận này được ủng hộ bởi quy định khác trong Bộ luật Hình sự giải thích rằng thuật ngữ “bị cáo” bao gồm cả pháp nhân và nội dung của Đạo luật quản chế áp dụng đối với các tội mà phạt tiền có thể áp dụng. Nếu việc đình chỉ hình phạt tiền để cá nhân có điều kiện khắc phục hậu quả trong trường hợp cụ thể thì giải pháp này cũng có thể áp dụng cho pháp nhân”. Các thẩm phán về sau đã phát triển quan điểm này của James B. Parsons để thừa nhận hình phạt quản chế áp dụng đối với pháp nhân. Đến năm 1991, Uỷ ban Hình phạt đã đưa chương 8 vào Bản hướng dẫn (Guideline Manual) và chính thức thừa nhận hình phạt quản chế áp dụng cho pháp nhân trong luật thành văn. Theo hướng dẫn tại §8D1.1. (a), nếu thuộc một trong các trường hợp sau thì Toà án có thể áp dụng hình phạt quản chế đối với pháp nhân: (1) nếu hình phạt này cần thiết để bảo đảm việc chi trả cho khắc phục hậu quả hoặc bảo đảm cho việc hoàn thành dịch vụ công ích; (2) nếu pháp nhân bị áp dụng hình phạt tiền (ví dụ, chịu chi phí khắc phục hậu quả, phạt tiền hoặc hình thức phạt khác), bị cáo chưa thanh toán đầy đủ số tiền phạt tại thời điểm tuyên án, sự kiểm soát là cần thiết để bảo đảm pháp nhân có thể chi trả được tiền phạt; (3) nếu tại thời điểm kết án, (A) pháp nhân (i) có từ 50 lao động trở lên hoặc (ii) buộc phải thực hiện chương trình tuân thủ và ứng xử đạo đức; và (B) pháp nhân chưa có chương trình này; (4) nếu pháp nhân trong thời gian 05 năm trước khi bị kết án đã thực hiện hành vi vi phạm tương tự theo kết luận của quyết định hình sự; (5) nếu một cá nhân trong bộ máy quản lý cấp cao của pháp nhân đã thực hiện một hành vi vi phạm tương tự theo kết luận của quyết định hình sự trong vòng 05 năm trước khi bị kết án; (6) nếu hình phạt này là cần thiết để bảo đảm những thay đổi được thực hiện trong nội bộ pháp nhân để giảm thiểu khả năng thực hiện hành vi phạm tội trong tương lai; (7) nếu hình phạt áp dụng cho pháp nhân không bao gồm hình phạt tiền; (8) nếu cần thiết để đạt được một hoặc một số mục đích của hình phạt được quy định tại Điều 18 U.S.C. § 3553(a)(2). Theo quy định của pháp luật Hoa Kỳ, thời hạn quản chế đối với trọng tội từ 01 năm đến 05 năm, đối với trường hợp khác thì không quá 05 năm. Trong thời gian quản chế, pháp nhân không được: (1) thực hiện bất kỳ hành vi phạm tội nào; (2) đối với trọng tội, bên cạnh áp dụng hình phạt quản chế, Toà phải áp dụng một trong những hình phạt sau: (i) khắc phục hậu quả; (ii) dịch vụ công ích. Tuy nhiên, Toà án có thể không áp dụng các hình phạt kèm theo nêu trên nếu Toà án xét rằng với tình tiết của vụ việc, việc áp dụng thêm các hình phạt trên sẽ không hợp lý. Trong trường hợp này, Toà án sẽ áp dụng một hoặc một số hình phạt được quy định tại 18 U.S.C. § 3563(b). Ví dụ, Toà án có thể buộc pháp nhân tiếp tục duy trì trụ sở tại địa hạt có thẩm quyền của toà án, nghiêm cấm pháp nhân xuất hiện ở những địa điểm nhất định, báo cáo với người giám sát quản chế (probation officer), buộc pháp KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 61Số 24(376) T12/2018 nhân phải cho phép người giám sát quản chế thăm khám trụ sở, buộc pháp nhân phải trả lời câu hỏi điều tra của người giám sát quản chế. Bên cạnh đó, Toà án có thể buộc pháp nhân bị kết án phải công bố ra công chúng trên phương tiện thông tin đại chúng do Toà án chỉ định về hành vi phạm tội bị kết án, tình tiết liên quan đến việc kết án, hình phạt bị áp dụng và các bước sẽ được thực hiện để ngăn ngừa tái phạm15. Ngoài ra, pháp nhân phải: (1) thiết lập và đệ trình lên Toà án chương trình tuân thủ và ứng xử đạo đức hiệu quả kèm theo lộ trình để thực hiện chương trình này; (2) sau khi chương trình tuân thủ và ứng xử đạo đức hiệu quả được Toà án chấp thuận, pháp nhân phải thông báo cho người lao động và cổ đông về hành vi phạm tội và chương trình tuân thủ và ứng xử đạo đức hiệu quả; (3) định kỳ báo cáo với Toà án hoặc người giám sát quản chế: (a) báo cáo về tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của pháp nhân; (b) báo cáo về việc thực hiện chương trình tuân thủ và ứng xử đạo đức hiệu quả. Các báo cáo này phải thông tin về bất kỳ thủ tục truy tố, tố tụng dân sự, thủ tục hành chính, thủ tục điều tra đối với pháp nhân xảy ra kể từ thời điểm nộp báo cáo gần nhất; (4) pháp nhân phải báo cáo với Toà án hoặc người giám sát quản chế ngay khi biết được sự thay đổi đáng kể trong hoạt động kinh doanh hoặc điều kiện tài chính của pháp nhân; hoặc khi có bất kỳ thủ tục phá sản, tố tụng dân sự, truy tố hình sự, thủ tục hành chính hoặc thủ tục điều tra nào đối với pháp nhân; (5) trình các sổ sách, tài liệu và lời khai của những cá nhân trong pháp nhân tại các đợt kiểm tra định kỳ hoặc bất thường được thực hiện bởi người giám sát quản chế hoặc chuyên viên được Toà án chỉ định; (6) định kỳ thanh toán các khoản sau theo quyết định của Toà án: (a) khắc phục hậu quả; (b) tiền phạt; (c) các khoản tiền khác. 15 United States Sentencing Commission, Guidelines Manual, §3E1.1 (Nov. 2018), §8D1.4. (a) 16 Lofquist, W.S. (1993), Organizational probation and the U.S. Sentencing Commission. The Annals, 525, 157-169, p. 163. 17 United States Sentencing Commission, Guidelines Manual, §3E1.1 (Nov. 2018), 8B.1.1(b)(2). Quản chế áp dụng đối với pháp nhân tỏ ra khá hiệu quả ở Hoa Kỳ. Như một nhà khoa học nhận xét, biện pháp này giúp hiểu một cách cặn kẽ nguyên nhân của tội phạm và giúp kiểm soát hiệu quả tái phạm16. 2.3 Các hình phạt khác Ngoài các hình phạt chủ yếu trên, còn có các hình phạt khác như khắc phục hậu quả, lệnh cưỡng chế, dịch vụ công ích... Khắc phục hậu quả: Toà án sẽ ra một lệnh buộc pháp nhân phạm tội phải bồi thường những thiệt hại mà pháp nhân gây ra cho nạn nhân. Toà án sẽ không ra lệnh buộc bồi thường nếu như số lượng nạn nhân quá lớn dẫn đến việc bồi thường là không khả thi hoặc việc xác định nguyên nhân và mức thiệt hại phức tạp và kéo dài thời gian tố tụng không cần thiết17. Nếu tài sản của pháp nhân không đủ để thanh toán bồi thường và nộp tiền phạt thì nghĩa vụ bồi thường được ưu tiên trước. Đây là một giải pháp hợp lý. Bởi lẽ, như phần trên đã phân tích, bản chất của việc áp dụng hình phạt đối với pháp nhân, trước hết là bù đắp những thiệt hại cho nạn nhân, khắc phục những hậu quả do hành vi phạm tội gây ra. Theo quyết định của Toà án, pháp nhân phạm tội thanh toán tiền bồi thường một lần hoặc thành nhiều lần. Việc bồi thường có thể được thực hiện bằng tiền hoặc tài sản. Phương thức bồi thường bằng tài sản bao gồm: (a) trả lại tài sản; (b) thay thế tài sản; (c) cung cấp dịch vụ cho nạn nhân hoặc người khác nếu được nạn nhân đồng ý. Ngoài biện pháp khắc phục hậu quả, đối với trường hợp pháp nhân bị áp dụng hình phạt quản chế, Toà án còn áp dụng lệnh cưỡng chế. Lệnh cưỡng chế: Bản chất của lệnh cưỡng chế cũng tương tự như lệnh bồi thường thiệt hại. Theo đó, pháp nhân bị buộc khắc phục những thiệt hại do hành vi phạm KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 62 Số 24(376) T12/2018 tội gây ra, ngăn chặn những rủi ro phát sinh trong tương lai do hành vi phạm tội gây ra. Ví dụ, lệnh buộc pháp nhân phạm tội gây ô nhiễm môi trường phải làm sạch môi trường. Nếu thiệt hại trong tương lai có thể xác định được, Toà án sẽ ra lệnh buộc pháp nhân phải lập một quỹ phòng ngừa thiệt hại. Quỹ này được sử dụng để giải quyết những thiệt hại này. Đây là một biện pháp chế tài hiệu quả vừa có ý nghĩa khắc phục những hậu quả đã xảy ra, vừa có ý nghĩa ngăn ngừa cũng như khắc phục những thiệt hại xảy ra trong tương lai. Dịch vụ công ích: Đối với pháp nhân chịu quản chế, dịch vụ công ích là một biện pháp chế tài mang tính cải tạo, giáo dục cao. Theo đó, pháp nhân bị kết án phải sử dụng nguồn lực, nhân lực hoặc sử dụng các biện pháp khác do pháp nhân gánh chịu chi phí để thực hiện những dịch vụ cho cộng đồng. Trong thực tiễn ở Hoa Kỳ, các dịch vụ công ích mà pháp nhân phạm tội cung cấp cho xã hội chủ yếu liên quan đến các dịch vụ nhằm khắc phục và ngăn ngừa những hậu quả do tội phạm mà pháp nhân thực hiện gây ra. Vì vậy, dịch vụ công ích rất có ý nghĩa. Chương trình tuân thủ và ứng xử đạo đức hiệu quả: Khi thực hiện chương trình tuân thủ và ứng xử đạo đức hiệu quả, pháp nhân phải thực hiện công tác soát xét nhằm ngăn ngừa và phát hiện tội phạm, cũng như thiết lập một nền tảng văn hoá đề cao sự tuân thủ pháp luật và ứng xử đạo đức. Về mặt lý thuyết, chương trình này tỏ ra rất hữu ích trong việc ngăn ngừa tội phạm được thực hiện bởi pháp nhân. Khi thực hiện chương trình tuân thủ và ứng xử đạo đức hiệu quả, pháp nhân phải bảo đảm các yêu cầu sau: (1) Pháp nhân phải thiết kế và thực hiện các giải pháp và quy trình nhằm ngăn ngừa và phát hiện tội phạm. (2) Phải tổ chức nhân sự nhằm bảo đảm chương trình được thực thi và hiệu quả: (a) cơ quan quản lý của pháp nhân phải nắm vững mục tiêu và nội dung của chương trình và thực hiện nghĩa vụ giám sát nhằm bảo đảm chương trình được thực hiện có hiệu lực và hiệu quả; (b) người quản lý cao cấp của pháp nhân phải nắm vững mục tiêu và nội dung của chương trình và thực hiện nghĩa vụ giám sát nhằm bảo đảm chương trình được thực hiện có hiệu lực và hiệu quả; (c) phải bố trí nhân sự chuyên trách quản lý việc thực hiện chương trình này. (3) Pháp nhân phải nỗ lực để không đưa vào hệ thống những người quản lý cao cấp những cá nhân thực hiện hành vi trái pháp luật hoặc không tuân thủ theo chương trình. (4) Pháp nhân phải thường xuyên đào tạo, phổ biến, giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật và ứng xử đạo đức cho các cá nhân là thành viên của cơ quan quản lý của pháp nhân, người quản lý cấp cao, người lao động của pháp nhân, người đại diện của pháp nhân và những nhân sự khác của pháp nhân. (5) Pháp nhân phải thiết lập được một hệ thống sao cho: (a) bảo đảm việc thực hiện đầy đủ chương trình, bao gồm cả việc giám sát, đánh giá, kiểm toán nhằm ngăn ngừa và phát hiện vi phạm; (b) đánh giá định kỳ tính hiệu quả của chương trình; (c) bảo đảm cá nhân trong pháp nhân có thể tố cáo hành vi phạm tội hoặc các dấu hiệu của tội phạm mà không sợ bị trả thù. (6) Chương trình này phải được thực hiện xuyên suốt trong tổ chức của pháp nhân thông qua các biện pháp khuyến khích và biện pháp chế tài hiệu quả. (7) Sau khi phát hiện ra tội phạm, pháp nhân phải có hành vi tương thích đối với hành vi phạm tội và có biện pháp phù hợp để ngăn ngừa tái phạm. 3. Những gợi mở cho Việt Nam Bộ luật Hình sự năm 2015 của Việt Nam lần đầu thừa nhận TNHS của pháp nhân thương mại. Đồng thời, lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp hình sự của Việt Nam, hệ thống hình phạt áp dụng đối với pháp nhân thương mại được quy định. Vì vậy, những kinh nghiệm về hình phạt đối với pháp nhân phạm tội của Hoa Kỳ sẽ là những gợi mở rất tốt đối với Việt Nam trong tổ chức thi hành KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 63Số 24(376) T12/2018 cũng như trong hoàn thiện pháp luật hình sự. Thứ nhất, trong hệ thống hình phạt của Hoa Kỳ có hình phạt quản chế và chương trình tuân thủ và ứng xử đạo đức hiệu quả. Đây là hai hình phạt nhằm giúp pháp nhân cải tổ lại văn hoá nội bộ, nâng cao ý thức pháp luật cho người của pháp nhân dưới sự giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Rõ ràng, việc chấm dứt sự tồn tại của một pháp nhân không quá khó. Nhưng hậu quả của việc chấm dứt sự tồn tại của pháp nhân là gì? Liệu rằng sự chấm dứt tồn tại của pháp nhân có giải quyết được những hậu quả mà tội phạm gây ra hay không? Hơn nữa, sự chấm dứt tồn tại của pháp nhân sẽ dẫn đến việc nhiều người mất việc làm. Công ăn, việc làm của những người này sẽ được giải quyết như thế nào? Do đó, thay vì chấm dứt sự tồn tại của một pháp nhân, có nên sử dụng những biện pháp giúp cho pháp nhân cải tổ nội bộ, giúp họ tuân thủ pháp luật và thực hiện hành động phù hợp với đạo đức xã hội? Quản chế và chương trình tuân thủ và ứng xử đạo đức hiệu quả là những biện pháp hợp lý, chúng ta cần nghiên cứu, áp dụng. Thứ hai, pháp luật hình sự của Việt Nam cũng có quy định về hình phạt tiền và các biện pháp tư pháp có tính chất khắc phục hậu quả. Việc thi hành hình phạt tiền và thực hiện các biện pháp tư pháp dẫn đến pháp nhân thương mại phải sử dụng tài sản để chi trả. Vấn đề đặt ra nếu như nguồn tài sản của pháp nhân không đủ để pháp nhân thương mại vừa trả tiền phạt, vừa chi trả cho việc khắc phục hậu quả thì tài sản của pháp nhân được sử dụng để trả tiền phạt trước rồi thực hiện các biện pháp tư pháp hay thực hiện các biện pháp tư pháp trước rồi sau đó chi trả tiền phạt? Chúng tôi cho rằng, chế tài hình sự áp dụng đối với pháp nhân trước hết có ý nghĩa trong việc khắc phục và ngăn ngừa hậu quả của tội phạm. Vì vậy, cần ưu tiên cho việc khắc phục hậu quả trước, sau đó là đến việc thi hành các hình phạt khác trong đó có hình phạt tiền. Thứ ba, pháp luật hình sự Hoa Kỳ quy định rất cụ thể về hình phạt tiền đối với pháp nhân. Điều này bảo đảm thuận lợi cho Tòa án khi áp dụng hình phạt tiền đối với pháp nhân. Bộ luật Hình sự năm 2015 đã có quy định về hình phạt tiền. Tuy nhiên, những quy định hiện hành chưa làm rõ hình phạt tiền sẽ được thực hiện như thế nào, pháp nhân thương mại bị kết án phải trả tiền một lần hay được trả tiền nhiều lần theo quyết định của Toà án? Chúng tôi cho rằng, cần bổ sung thêm các quy định về hình phạt tiền trong pháp luật hình sự của Việt Nam, tạo thuận lợi cho Tòa án khi quyết định hình phạt tiền đối với pháp nhân■ HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH ... (Tiếp theo trang 56) Thứ ba, cần xác định mức độ khai báo gian dối của người làm chứng dẫn đến hậu quả như thế nào thì phải chịu trách nhiệm hình sự. Mặc khác, cần bổ sung hình phạt tiền nếu người làm chứng cố ý vắng mặt mặc dù đã được triệu tập hợp lệ thì đầu tiên phải chịu thiệt hại về chi phí, sau đó có thể bị phạt tiền. Quy định này nhằm mục đích buộc người làm chứng phải có mặt tại cơ quan tiến hành tố tụng, nếu họ khai báo gian dối thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo luật định. Thứ tư, cần bổ sung quy định trong thời hạn bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận được đề nghị, yêu cầu của người được bảo vệ nói chung và người làm chứng nói riêng thì cơ quan có thẩm quyền phải ra quyết định bảo vệ. Trong trường hợp khẩn cấp nếu người làm chứng trực tiếp đến cơ quan có thầm quyền đề nghị, yêu cầu thì cơ quan có thẩm quyền có thể xác minh ngay và ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ để bảo đảm tính mạng, sức khỏe của họ. Bên cạnh đó, Tòa án nhân dân tối cao cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn về kinh phí thực hiện quyền yêu cầu áp dụng biện pháp đảm bảo của người làm chứng nhằm giúp cho các cơ quan chức năng chủ động, linh hoạt hơn trong công tác bảo vệ người làm chứng■ KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 64 Số 24(376) T12/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhinh_phat_doi_voi_phap_nhan_thuong_mai_pham_toi_theo_phap_lu.pdf
Tài liệu liên quan