Hình phạt tù có thời hạn - Một số kiến nghị hoàn thiện

Phân hoá tốt hơn mức chế tài tuỳ theo tính chất, hậu quả, hình thức lỗi. Theo chúng tôi, 1/ Các tội có tính chất kinh tế, xâm phạm trật tự quản lý hành chính thì nên hạn chế hình phạt tù có thời hạn, tăng cường phạt tiền là hình phạt chính; 2/ Giảm hình phạt đối với các tội được thực hiện do lỗi vô ý. Đối với loại tội này, dù hậu quả có là rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì mức hình phạt tối đa cũng không nên quá 12 năm tù. Điều này phù hợp với nguyên tắc phân hoá trách nhiệm hình sự, quan điểm về tính hướng thiện của hình phạt, phù hợp với thực tiễn áp dụng hình phạt và chấp hành hình phạt ở nước ta trong thời gian qua. Tóm lại, hình phạt tù có thời hạn là hình phạt cơ bản, quan trọng trong hệ thống hình phạt và được áp dụng phổ biến nhất trong thực tiễn xét xử nước ta. Việc nghiên cứu đổi mới hình phạt tù có thời hạn có vai trò rất quan trọng trong đổi mới pháp luật hình sự nói riêng, cải cách tư pháp nói chung ở nước ta. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về cải cách tư pháp cũng là quan điểm hoàn thiện pháp luật hình sự, trong đó có hình phạt tù. Hoàn thiện các quy định về hình phạt tù có thời hạn theo hướng hạn chế áp dụng hình phạt tù, mở rộng áp dụng các hình phạt không phải tù là hướng cơ bản trong thực hiện cải cách tư pháp ở nước ta trong bối cảnh mới.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 98 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hình phạt tù có thời hạn - Một số kiến nghị hoàn thiện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soá 2/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai 65 HÌNH PHẠT TÙ CÓ THỜI HẠN - MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN Nguyễn Thị Hảo1 Trong hệ thống hình phạt nước ta cũng như nhiều nước khác trên thế giới, hình phạt tù có thời hạn có vị trí, vai trò rất quan trọng, được áp dụng phổ biến nhất trong thực tiễn xét xử của Tòa án. Theo thống kê của Toà án nhân dân tối cao, mặc dù trong hệ thống hình phạt nước ta có 07 loại hình phạt chính, nhưng hàng năm tỷ lệ người phạm tội bị kết án phạt tù có thời hạn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong thực tiễn xét xử. Đa số các trường hợp mặc dù chế tài được quy định là chế tài lựa chọn giữa phạt tù có thời hạn với các hình phạt khác không phải tù, nhưng Toà án các cấp vẫn có xu thế áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với bị cáo. Toà án chỉ không áp dụng hình phạt tù có thời hạn khi không có cơ sở pháp lý, tức là khi chế tài điều luật không quy định; trong trường hợp chế tài lựa chọn hình phạt tù có thời hạn thì hầu như hình phạt tù có thời hạn được áp dụng, các hình phạt khác không phải tù thì lại được xem như một ngoại lệ. Trong các trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng mà có chế tài lựa chọn giữa tù có thời hạn đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình, thì đa số các Toà án lựa chọn hình phạt tù có thời hạn để áp dụng đối với bị cáo. Thực tiễn này xuất phát từ: (1) truyền thống lịch sử pháp luật hình sự nước ta vốn coi phạt tù có thời hạn là hình phạt quyết định trong hệ thống hình phạt; (2) từ “thói quen” áp dụng hình phạt tù có thời hạn của thẩm phán các cấp; (3) dư luận xã hội về lợi ích, hiệu quả trừng trị cao của việc áp dụng hình phạt tù; (4) nhận thức chưa đúng đắn của người áp dụng pháp luật về vai trò của các hình phạt được quy định, nhất là quá coi trọng vai trò răn đe, phòng chống tội phạm của hình phạt tù, trong khi đó lại xem nhẹ vai trò của các hình phạt không phải tù, cho rằng các hình phạt đó không đủ sức răn đe người phạm tội. Việc xây dựng Bộ luật hình sự (BLHS) mới, trong đó có các quy định về hình phạt tù có thời hạn theo hướng bảo vệ quyền con người hơn, mang tính hướng thiện hơn là một đòi hỏi cấp thiết để xây dựng một nền tư pháp vững mạnh, tiến bộ và nhân văn trong thời đại mới. Xuất phát từ thực tiễn trên, trong quá trình hành nghề cũng như quá trình nghiên cứu các quy định của pháp luật về hình phạt tù có thời hạn, tác giả xin nêu ra một vài luộn điểm để bàn về quy định của pháp luật về hình phạt tù 1 Luật sư, Văn phòng luật sư Nhật Minh Tóm tắt tiếng Việt: Hình phạt tù có thời hạn có vị trí, vai trò rất quan trọng, được áp dụng phổ biến nhất trong thực tiễn xét xử của Tòa án. Tuy nhiên, quy định của pháp luật hiện hành cũng như quá trình thưc̣ tiễn áp duṇg hình phaṭ tù có thời hạn trong những năm qua còn nhiều bât́ cập, vướng măć. Việc nghiên cứu đổi mới hình phạt tù có thời hạn là mục tiêu cấp thiết trong đổi mới pháp luật hình sự nói riêng, cải cách tư pháp nói chung ở nước ta trong bối cảnh mới hiện nay. Từ khóa: hình phạt, hình phạt tù có thời hạn, Bộ luật hình sự, chế tài, kiến nghị, hoàn thiện Nhận bài: 05/1/2017; Hoàn thành biên tập: 06/2/2017; Duyệt đăng: 05/3/2017 Tóm tắt tiếng Anh: Abstract: Determine prison sentence has very important role and position being applied at the court at the most popular scale. However, there are lots of shortcomings and difficulties in regulations of the existing law as well as process of real application of determine prison sentence over the past years. It is urgent to study for modification of determine prison sentence in criminal modification in particular and legal reform in general in country in the new situation. Keywords: punishment, determine prison sentence, criminal code, sanction, recommendation, finalization. HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 66 có thời hạn, những tồn tại, vướng mắc xung quanh chế định này và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định về hình phạt tù có thời hạn trong thời gian tới. 1. Quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về hình phạt tù có thời hạn Theo quy định của BLHS, tù có thời hạn là việc buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại trại giam trong một thời hạn nhất định. Như vậy, về bản chất pháp lý tù có thời hạn là biện pháp cưỡng chế tước quyền tự do của người bị kết án trong thời hạn do Toà án quyết định trong phạm vi và giới hạn pháp luật quy định. BLHS quy định giới hạn tối thiểu và tối đa của hình phạt tù có thời hạn: Thời hạn tối thiểu của hình phạt tù là 03 tháng. Trong lịch sử pháp luật hình sự nước ta, đã có thời kỳ thời hạn tối thiểu của hình phạt tù được quy định ngắn hơn (01tháng, 10 ngày, thậm chí 07 ngày). Sở dĩ như vậy là vì người ta cho rằng phạt tù là hình phạt nghiêm khắc, nên tước tự do thân thể của một người ở các mức độ đó là đủ để người phạm tội “trả giá” cho hành vi của mình. Thời hạn tối đa của hình phạt tù được quy định khác nhau. Điều 33 BLHS quy định tù có thời hạn đối với người phạm một tội có mức hình phạt cao nhất là 20 năm tù. Nhưng theo quy định của Điều 50, Điều 51, Điều 58 BLHS thì trong các trường hợp nếu người phạm nhiều tội hoặc phải chịu hình phạt của nhiều bản án, thì hình phạt tù có thời hạn tối đa là 30 năm tù. Người bị kết án tù chung thân nếu được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt lần đầu thì xuống 30 năm tù. BLHS quy định mức hình phạt tối đa trong trường hợp này là nhằm bảo đảm sự bình đẳng cho mọi công dân trước pháp luật, thực hiện việc phân hoá trách nhiệm hình sự trong trường hợp phạm một tội và trườg hợp phạm nhiều tội hoặc có nhiều bản án. Như vậy, BLHS chỉ quy định nội dung, thời hạn tối thiểu và thời hạn tối đa của hình phạt tù có thời hạn. BLHS không quy định đối tượng được áp dụng, loại tội được áp dụng, điều kiện áp dụng như đối với một số loại hình phạt khác. Đặc biệt, Điều 33 BLHS không quy định điều kiện chung của việc áp dụng hình phạt tù có thời hạn, cho nên người làm luật đã rất lúng túng trong việc quy định chế tài các quy phạm phần tội phạm có hình phạt tù có thời hạn. Có thể thấy một cách rõ rằng hầu như 100% khung hình phạt được quy định trong phần các tội phạm, không phân biệt đó là tội thuộc loại ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng; đó là tội cố ý hay vô ý đều có chế tài là hình phạt tù có thời hạn. Điều đó dẫn đến khó khăn khi phân hoá trách nhiệm hình sự trong quy định các chế tài, trong cá thể hoá hình phạt của Toà án đối với người phạm tội. Trên cơ sở quy định chung, BLHS hiện hành quy định các chế tài cụ thể áp dụng hình phạt tù có thời hạn. Có thể thấy, đại đa số chế tài các tội phạm thuộc loại ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đều có quy định hình phạt tù có thời hạn. Trong BLHS chỉ có chế tài thuộc khung cơ bản các tội sau đây là không có hình phạt tù: Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác (khoản 1 Điều 125 BLHS); tội xâm phạm quyền tác giả (khoản 1 Điều 131 BLHS); tội kinh doanh trái phép (Điều159 BLHS); tội trốn thuế (khoản 1 Điều 161 BLHS); tội cho vay lãi nặng (khoản 1 Điều 163 BLHS); tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (khoản 1 Điều 171 BLHS) Nhìn chung, mức hình phạt tù có thời hạn được quy định trong chế tài các điều luật là hợp lý, phù hợp với chính sách hình sự của Nhà nước ta. Tuy nhiên, cũng có một số điểm hạn chế cần được nghiên cứu khắc phục. Đó là: + Hình phạt tù có thời hạn được quy định còn quá nhiều, trong khi lại không coi trọng vai trò các hình phạt khác không phải là hình phạt tù như cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ Việc quy định hình phạt tù trong đại đa số các chế tài phần các tội phạm là quá nghiêm khắc không cần thiết, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu “không áp dụng hình phạt tù tràn lan”, chưa thể hiện triệt để “tính hướng thiện” trong chính sách hình sự nước ta đã được thể hiện trong Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020; + Phạm vi quy định hình phạt tù có thời hạn vẫn quá rộng. Có những tội, hầu như các mức độ hình phạt đều được quy định trong chế Soá 2/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai 67 tài (Điều 134 về Tội cố ý gây thương tích; Điều 174 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Điều 188 BLHS về tội buôn lậu..); có nhiều khung hình phạt khoảng cách mức hình phạt tối thiểu và tối đa được quy định còn khá rộng từ 08 đến 10 năm tù (Điều 110 về Tội gián điệp; Điều 111 về Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ; Điều 112 về Tội bạo loạn) làm ảnh hưởng tính thống nhất trong áp dụng pháp luật; + Ở nhiều điều luật, sự phân hoá chế tài chưa thật tốt từ góc độ các yếu tố chủ quan của tội phạm. Theo tôi, đối với các tội phạm được thực hiện do lỗi vô ý thì chế tài quy định là quá nghiêm khắc. Qua nghiên cứu thực tiễn xét xử chúng tôi thấy rằng đối với các tội phạm do vô ý, hình phạt được quyết định trong đa số các trường hợp lại nhẹ hơn quy định của luật rất nhiều. Ví dụ: Điều 202 BLHS quy định tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ có 04 khung hình phạt so với thực tiễn xét xử thấy rằng: - Chế tài khoản 1 Điều 202 BLHS quy định phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến 05 năm. Trên thực tế các hình phạt phạt tiền, cải tạo không giam giữ hầu như không được áp dụng; mức phạt tù thường không quá 03 năm, trong đó có khoảng 60% được cho hưởng án treo. Rất ít thấy trường hợp Toà án quyết định hình phạt trên ba năm tù; - Chế tài khoản 2 Điều 202 BLHS quy định phạt tù từ 03 năm đến 10 năm. Trên thực tế thì mức phạt tù thường không quá 05 năm; nhiều trường hợp được áp dụng Điều 47 BLHS để quyết định hình phạt dưới 03 năm tù; - Chế tài khoản 3 Điều 202 BLHS quy định phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. Trên thực tế thì mức phạt tù thường không quá 10 năm, đa số các bị cáo bị xử phạt ở mức phạt tù từ 07 đến 10 năm; rất nhiều trường hợp được áp dụng Điều 47 BLHS để quyết định hình phạt dưới 7 năm tù; - Chế tài khoản 4 Điều 202 BLHS quy định phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm trong trường hợp vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời. Tuy nhiên, trên thực tiễn, việc áp dụng quy định này là rất hạn hữu. Như vậy, có thể nói giữa thực tiễn áp dụng hình phạt và quy định của BLHS về hình phạt nói chung, hình phạt tù nói riêng đang có một độ “lệch” nhất định. Theo chúng tôi, thực tế, các chế tài được quy định quá nghiêm khắc đối với tội phạm có hình thức lỗi vô ý. Ngoài ra, đối với chế tài một số nhóm tội phạm khác như nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, một số tội xâm phạm trật tự, an toàn xã hội cũng xảy ra tình trạng trên. Chế tài quy định quá nghiêm khắc dẫn đến có sự chênh lệch giữa quy định của BLHS và thực tiễn quyết định hình phạt. Điều đó ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống hình phạt và hoạt động xét xử trong đấu tranh phòng chống tội phạm. Nói tóm lại, qua nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định của BLHS về hình phạt tù có thời hạn, chúng tôi thấy rằng BLHS hiện hành quy định hình phạt này chiếm tỷ lệ quá cao trong hệ thống hình phạt. Đồng thời, do bất cập trong việc quy định khung hình phạt (quá rộng), mức tối đa quy định quá cao cho nên mức hình phạt tù có thời hạn áp dụng có sự thiếu thống nhất giữa quy định của BLHS và hình phạt được quyết định trong bản án. 2. Một số kiến nghị hoàn thiện quy định của BLHS về hình phạt tù có thời hạn Đê ̉thể hiện được đầy đủ chính sách hình sự nhân đạo của nhà nước ta với quan điểm giảm hình phạt tù, tăng cường các hình phạt không phải tù, tăng cường tính hướng thiện của hình phạt; đáp ứng đòi hỏi của nguyên tắc phân hoá trách nhiệm hình sự theo chúng tôi, việc hoàn thiện các quy định của BLHS về hình phạt tù nói chung, hình phạt tù có thời hạn nói riêng phải xuất phát từ các quan điểm lớn sau đây: Một là, thể hiện được phạt tù có thời hạn là hình phạt chính chủ yếu có vai trò quan trọng nhất trong hệ thống hình phạt. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng phải coi phạt tù là hình phạt bao trùm, thay thế các hình phạt khác. Cần xem xét lại quan niệm sai lầm hiện nay của một số người khi cho rằng chỉ có xử phạt thật nghiêm khắc người phạm tội thì mới có tắc dụng răn đe tội phạm, mới có hiệu quả trong đấu tranh phòng chống tội phạm. Những người HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 68 theo quan niệm này quên rằng mục đích cao nhất của hình phạt là giáo dục, phòng ngừa chứ không phải là trừng trị. Hai là, hoàn thiện các quy định về hình phạt tù phải thể hiện được quan điểm của Đảng, Nhà nước ta trong xây dựng Nhà nước pháp quyền, trong đổi mới tư pháp hiện nay ở nước ta. Các quan điểm này thể hiện cụ thể trong Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số công việc trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới và Nghị quyết số 49- NQ/TW ngày 02/6/2005 về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020. Những quan điểm đó là: (1) Nâng cao tính hướng thiện của việc áp dụng biện pháp trách nhiệm hình sự; (2) Coi trọng phòng ngừa hơn chống tội phạm; (3) Giảm hình phạt tù, hạn chế hình phạt tử hình, tăng cường các hình phạt không phải tù như phạt tiền, cải tạo không giam giữ v.v Ba là, hoàn thiện các quy định về hình phạt tù phải thể hiện được các nguyên tắc cơ bản của luật hình sự, mà trước tiên là nguyên tắc nhân đạo, nguyên tắc phân hoá trách nhiệm hình sự, cá thể hoá hình phạt. Vì vậy, quy định về hình phạt nói chung, hình phạt tù có thời hạn nói riêng phải thể hiện được đầy đủ các nguyên tắc đó của luật hình sự; Bốn là, hoàn thiện các quy định về hình phạt tù phải xuất phát từ yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong bối cảnh kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế. Đưa pháp luật Việt Nam đền gần hơn với pháp luật quốc tế trong các lĩnh vực, trong đó có pháp luật hình sự là yêu cầu cấp thiết hiện nay ở nước ta. Từ những quan điểm định hướng nêu trên, chúng tôi có một số kiến nghị hoàn thiện các quy định của BLHS về hình phạt tù có thời hạn như sau: Một là, hoàn thiện quy định về phạt tù có thời hạn: - Tăng mức phạt tù tối thiểu từ 03 tháng lên 06 tháng. Bởi vì: 1/ Với thời hạn dưới 06 tháng cách ly khỏi xã hội rất khó có thể tổ chức cải tạo, giáo dục hiệu quả đối với người phạm tội; trong khi đó hậu quả pháp lý của hình phạt tù lại rất nặng nề đối với người bị kết án và hạn chế khả năng tái hoà nhập cộng đồng đối với họ; 2/ Thực tế, những trường hợp Toà án tuyên phạt tù thời hạn dưới 06 tháng thường là những trường hợp thông án, tức là xử phạt tù với thời hạn bằng thời hạn tạm giữ, tạm giam và trả tự do cho bị cáo ngay tại phiên toà. Có thể nói, đây là biện pháp “chữa cháy” trong trường hợp người phạm tội ít nghiêm trọng, có nhiều tình tiết giảm nhẹ đáng lẽ họ có thể được áp dụng hình phạt không phải tù hoặc cho hưởng án treo; 3/ Việc nâng mức tối thiểu của hình phạt tù tạo điều kiện cho người làm luật quy định chế tài các tội ít nghiêm trọng chỉ bao gồm các hình phạt không phải tù theo quan điểm mềm hoá hệ thống hình phạt nước ta v.v - Bổ sung điều kiện áp dụng hình phạt tù có thời hạn để đảm bảo sự thống nhất trong các quy định về hệ thống hình phạt trong BLHS. Đồng thời tạo cơ sở chung cho việc quy định và áp dụng hình phạt tù có thời hạn theo quan điểm giảm hình phạt tù trong BLHS nước ta. Hai là, sửa đổi quy định về quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của BLHS: Cần mở rộng phạm vi áp dụng Điều 47 BLHS theo hướng nới lỏng điều kiện áp dụng. Không nên quy định phải có nhiều tình tiết giảm nhẹ tại khoản 1 Điều 46 BLHS mới được áp dụng Điều 47 BLHS. Bởi vì, các tình tiết giảm nhẹ chỉ là một trong 4 căn cứ quyết định hình phạt, trong đó các căn cứ như tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm, nhân thân người phạm tội cũng rất quan trọng cần được cân nhắc, đánh giá trong khi quyết định hình phạt nói chung, nhất là quyết định hình phạt nhẹ hơn; Ba là, hoàn thiện chế tài các điều luật phần các tội phạm: Việc hoàn thiện chế tài các điều luật phần các tội phạm cần được thực hiện theo các hướng cơ bản sau đây: - Tăng số lượng các chế tài các tội ít nghiêm trọng không có phạt tù. Chế tài các khung hình phạt có quy định hình phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm trong BLHS hiện hành, tuỳ theo tính chất có thể được thay thế bằng chế tài lựa chọn có hình phạt cảnh cáo, phạt tiền hoặc cải tạo không giam giữ mà không có hình phạt tù. Có như vậy, mới tạo ra cơ sở pháp lý để hạn chế hình phạt tù, tăng cường các hình phạt không phải tù; - Thu hẹp khoảng cách tuỳ nghi giữa mức tối thiểu và mức tối đa của phạt tù có thời hạn; Soá 2/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai 69 Theo chúng tôi, khoảng cách giữa mức hình phạt tối thiểu và tối đa của khung hình phạt được xác định tùy theo loại tội: đối với loại tội đặc biệt nghiêm trọng khoảng cách này tối đa là 08 năm; đối với loại tội rất nghiêm trọng khoảng cách này tối đa là 06 năm; đối với loại tội nghiêm trọng khoảng cách này tối đa là 04 năm và đối với loại tội ít nghiêm trọng khoảng cách này tối đa là 03 năm. - Phân hoá tốt hơn mức chế tài tuỳ theo tính chất, hậu quả, hình thức lỗi. Theo chúng tôi, 1/ Các tội có tính chất kinh tế, xâm phạm trật tự quản lý hành chính thì nên hạn chế hình phạt tù có thời hạn, tăng cường phạt tiền là hình phạt chính; 2/ Giảm hình phạt đối với các tội được thực hiện do lỗi vô ý. Đối với loại tội này, dù hậu quả có là rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì mức hình phạt tối đa cũng không nên quá 12 năm tù. Điều này phù hợp với nguyên tắc phân hoá trách nhiệm hình sự, quan điểm về tính hướng thiện của hình phạt, phù hợp với thực tiễn áp dụng hình phạt và chấp hành hình phạt ở nước ta trong thời gian qua. Tóm lại, hình phạt tù có thời hạn là hình phạt cơ bản, quan trọng trong hệ thống hình phạt và được áp dụng phổ biến nhất trong thực tiễn xét xử nước ta. Việc nghiên cứu đổi mới hình phạt tù có thời hạn có vai trò rất quan trọng trong đổi mới pháp luật hình sự nói riêng, cải cách tư pháp nói chung ở nước ta. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về cải cách tư pháp cũng là quan điểm hoàn thiện pháp luật hình sự, trong đó có hình phạt tù. Hoàn thiện các quy định về hình phạt tù có thời hạn theo hướng hạn chế áp dụng hình phạt tù, mở rộng áp dụng các hình phạt không phải tù là hướng cơ bản trong thực hiện cải cách tư pháp ở nước ta trong bối cảnh mới./. Một số khuyến nghị Một là, do mặt bằng chung về trình độ, nghiệp vụ giữa chủ thể thực hiện công chứng, chứng thực nên khi nhà nước thừa nhận UBND cấp xã được chứng thực thì cơ quan quản lí chuyên ngành cần thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản để qua đó đảm bảo việc chứng thực hợp đồng, giao dịch đơn giản hoặc phức tạp đúng quy định của pháp luật. Hai là, cơ quan có thẩm quyền thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc công chứng, chứng thực đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho cá nhân, tổ chức nhằm phân biệt rõ được công chứng, chứng thực khi thực hiện các giao dịch liên quan đến quyền của người sử đất, qua đó lựa chọn TCHNCC hoặc UBND cấp xã phù hợp với tính chất hợp đồng, giao dịch. Ba là, Bộ Tư pháp nên giải thích rõ Công văn 4233/BTP-BTTP vì có nhiều điểm chưa phù hợp với thực tiễn, thậm chí đi ngược lại với chủ trương xã hội hóa lĩnh vực công chứng, đồng thời làm giảm khả năng sử dụng cán bộ, công chức cấp xã trong việc hỗ trợ hoạt động tư pháp theo đúng tinh thần Thông báo số 347/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ cũng như các văn bản quy phạm pháp luật khác. Bốn là, nhà làm luật nghiên cứu và xem xét theo hướng quy định TCHNCC là chủ thể duy nhất được quyền công chứng, chứng thực nhằm nâng cao hơn nữa an toàn pháp lý cho cho các hợp đồng, giao dịch, đồng thời loại bỏ sự chồng chéo, mâu thuẫn trong hoạt động công chứng, chứng thực và trả lại chức năng chính cho UBND là hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Năm là, nhà làm luật cần có hướng dẫn chi tiết hơn để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền liên quan đến công chứng, chứng thực nói chung giảm bớt khó khăn trong quá trình hoạt động chuyên môn. Sáu là, nhà làm luật nên có góc nhìn khách quan, tổng thể và đồng bộ trong việc soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản dưới luật, như vậy mới có thể đảm bảo tính khả thi, tính hệ thống tránh trường hợp luật vừa ban hành chưa có hiệu lực nhưng đã phải sửa đổi, bổ sung dẫn đến tuổi thọ văn bản luật thấp gây bức xúc, tốn kém chi phí của xã hội./. THẨM QUYỀN CÔNG CHỨNG, CHỨNG THỰC LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT... (Tiếp theo trang 64)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhinh_phat_tu_co_thoi_han_mot_so_kien_nghi_hoan_thien.pdf