Hình phạt và các biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân phạm tội trong bộ luật hình sự Việt Nam và pháp luật một số nước

Những điểm tương đồng và khác biệt của pháp luật hình sự Việt Nam và pháp luật hình sự nước ngoài về hình phạt và biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân phạm tội Thứ nhất, cũng giống như pháp luật hình sự các nước, BLHS năm 2015 không xác định rõ khái niệm pháp nhân là chủ thể chịu TNHS. Tuy nhiên, BLHS năm 2015 có quy định về điều kiện và phạm vi chịu TNHS của pháp nhân. Thứ hai, nếu như các nước theo hệ thống Common Law chỉ áp dụng hình phạt tiền đối với pháp nhân phạm tội, thì các nước theo hệ thống pháp luật châu Âu lục địa áp dụng đa dạng các hình phạt đối với pháp nhân phạm tội, bao gồm các nhóm hình phạt như:1) Các hình phạt gây hại cho thanh danh của pháp nhân phạm tội; 2) các hình phạt về tài sản; 3) các hình phạt hạn chế các hoạt động của pháp nhân phạm tội; 4) các hình phạt nhằm vào sự tồn tại của pháp nhân phạm tội7. BLHS năm 2015 áp dụng đa dạng các loại hình phạt đối với pháp nhân phạm tội. Thứ ba, khác với BLHS năm 2015, pháp luật hình sự ở đa số các nước không có quy định riêng về biện pháp tư pháp đối với pháp nhân phạm tội, mà quy định trong một văn bản luật khác không phải là BLHS.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 146 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hình phạt và các biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân phạm tội trong bộ luật hình sự Việt Nam và pháp luật một số nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt: Bộ luật Hình sự (BLHS) Việt Nam mới được ban hành năm 2015 lần đầu tiên quy định về chủ thể chịu trách nhiệm hình sự là pháp nhân, đồng thời dành một chương riêng quy định những vấn đề liên quan đến pháp nhân, trong đó có hình phạt và các biện pháp tư pháp. Thông qua việc nghiên cứu những quy định của BLHS một số nước có quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân, bài viết đưa ra những nhận xét, so sánh giữa BLHS Việt Nam với BLHS các nước để có thể tham khảo kinh nghiệm lập pháp và áp dụng pháp luật hình sự vào việc xử lý tội phạm do pháp nhân thực hiện, đáp ứng nhu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm của nước ta. ÁP DỤNG ĐỐI VỚI PHÁP NHÂN PHẠM TỘI TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC Hà Lệ Thủy* Abstract: The Vietnam Penal Code of 2015 has for the first time regulated the subject of criminal liability as a legal entity and devotes a separate chapter dealing with matters relating to the legal entity in which the figure fines and judicial measures. Through the study of the provisions of the criminal code of the countries in the world with provisions on the criminal liability of the legal entity, this article provides the comparative remarks between the Vietnam Penal Code and the ones in a number of countries for reference as the legislative experience and the application of criminal law to the handling of the crime by legal entities, meeting the needs of the fight against the crime in Vietnam. Thông tin bài viết: Từ khóa: Bộ luật Hình sự, trách nhiệm hình sự của pháp nhân, xử lý tội phạm do pháp nhân thực hiện Lịch sử bài viết: Nhận bài: 28/03/2017 Biên tập: 13/04/2017 Duyệt bài: 20/04/2017 Article Infomation: Keywords: The Penal Code; criminal liability of legal entity; handle of the crime by legal entities. Article History: Received: 28 Mar. 2017 Edited: 13 Apr. 2017 Appproved: 20 Apr. 2017 * ThS, Khoa Luật Hình sự, Trường Đại học Luật Huế. Thực tế chỉ ra rằng, trách nhiệm pháp lý được đặt ra đối với pháp nhân vi phạm gồm trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hành chính thực sự không đem lại hiệu quả như mong muốn. Rõ ràng là pháp luật hình sự được xem là tốt hơn so với pháp luật dân sự, pháp luật hành chính trong việc răn đe pháp nhân phạm tội. Trách HÌNH PHẠT VÀ CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 60 Số 14(342) T7/2017 nhiệm hình sự (TNHS) đặt ra đối với pháp nhân có tác dụng ngăn ngừa tội phạm, một phần bởi vì nó sẽ gây thiệt hại đến danh tiếng của pháp nhân, một phần vì nó có thể giúp quản l‎ý có hiệu quả hơn và một phần nữa, nó tạo ra cơ cấu giám sát để bảo đảm pháp nhân tuân thủ. Ở cấp độ quốc tế, số lượng các công ước quốc tế quy định nghĩa vụ của quốc gia tham gia công ước luật hóa TNHS của pháp nhân ngày được tăng cường như: Công ước Phòng, chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, Công ước Liên hiệp quốc về chống tham nhũng, Công ước về Phòng, chống rửa tiền... BLHS năm 2015 lần đầu tiên đã coi chủ thể của TNHS bao gồm cả cá nhân và pháp nhân. Khoản 2 Điều 2 BLHS năm 2015 quy định: “Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu TNHS”. Ngoài ra, Bộ luật cũng dành một chương riêng để quy định những vấn đề liên quan đến pháp nhân thương mại phạm tội (Chương XI) trong đó có quy định chi tiết về hình phạt và các biện pháp tư pháp áp dụng đối với chủ thể này. Đây là điểm đổi mới nổi bật, mang tính đột phá trong chính sách hình sự nước ta, làm thay đổi nhận thức truyền thống về vấn đề tội phạm và hình phạt. 1. Hình phạt và các biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân phạm tội trong Bộ luật Hình sự Việt Nam Cũng giống như hệ thống hình phạt áp dụng đối với người phạm tội, hình phạt áp dụng đối với pháp nhân phạm tội bao gồm hình phạt chính và hình phạt bổ sung được quy định từ Điều 78 đến Điều 81 của BLHS năm 2015. Trong số hình phạt chính, phạt tiền 1 Theo Điều 76 BLHS năm 2015, pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự về 31 tội danh thuộc chương các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và chương các tội phạm về môi trường. 2 Xem khoản 2 Điều 5 Luật Xử lý VPHC năm 2012 và Điều 78 BLHS năm 2015. được xem như một công cụ pháp lý hữu hiệu để thể hiện cách ứng xử của Nhà nước đối với pháp nhân khi có hành vi gây thiệt hại cho xã hội. Tuy nhiên, khác với hình phạt tiền đối với cá nhân phạm tội chỉ được áp dụng trong trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng hoặc phạm tội rất nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, môi trường, trật tự công cộng, an toàn công cộng và một số tội phạm khác, BLHS năm 2015 không quy định các trường hợp cụ thể áp dụng hình phạt tiền đối với pháp nhân phạm tội. Vì vậy, có thể hiểu là hình phạt tiền được áp dụng đối với tất cả các loại tội phạm do pháp nhân thực hiện, không phân biệt tính chất tội phạm1. Bên cạnh đó, BLHS năm 2015 quy định mức tối thiểu của hình phạt tiền đối với pháp nhân phạm tội là 50 triệu đồng. Mức phạt này đã cho thấy được sự phân hóa TNHS giữa pháp nhân và cá nhân phạm tội, cho thấy được tính nghiêm khắc của hình phạt này so với mức phạt tiền trong chế tài hành chính hay dân sự mà pháp nhân phải chịu khi có hành vi vi phạm. Hai hình phạt chính khác áp dụng đối với pháp nhân phạm tội là hình phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn và đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Trong đó, hình phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn trong BLHS năm 2015 có tên gọi và nội dung giống với biện pháp xử phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn áp dụng đối với pháp nhân vi phạm hành chính (VPHC) được quy định trong Luật Xử lý VPHC2. Nội dung của hai hình phạt này là tạm dừng hoặc chấm dứt hoạt động của pháp nhân thương mại trong một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe con người, môi trường hoặc an ninh, trật tự, an toàn xã hội và hậu quả gây ra có khả năng KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 61Số 14(342) T7/2017 khắc phục trên thực tế. Hình phạt này có thể ảnh hưởng gián tiếp đến những người làm việc trong các pháp nhân như không có việc làm, không có lương trong thời gian pháp nhân bị đình chỉ hoạt động. Các hình phạt bổ sung áp dụng đối với pháp nhân phạm tội bao gồm: cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định và cấm huy động vốn. Thời hạn cấm đối với các hình phạt này là từ 01 năm đến 03 năm. Cấm huy động vốn là một hình phạt bổ sung lần đầu tiên xuất hiện trong BLHS năm 2015. Đây là một biện pháp mạnh nhằm xử lý nghiêm, đồng thời ngăn ngừa khả năng pháp nhân tái phạm. Biện pháp này ảnh hưởng đến sự sống còn của một pháp nhân thương mại, chẳng hạn như đối với các tổ chức tín dụng, nếu bị cấm huy động vốn thì gần như đồng nghĩa với việc cấm hoạt động, vì sẽ nhanh chóng dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán. Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân phạm tội được chia làm hai nhóm: Thứ nhất, nhóm các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người phạm tội vừa đồng thời là biện pháp áp dụng đối với pháp nhân phạm tội: biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm; trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi; Thứ hai, nhóm các biện pháp tư pháp áp dụng riêng đối với pháp nhân phạm tội: biện pháp buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; buộc thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra. Xét về mặt hình thức, một số hình phạt và biện pháp tư pháp được quy định trong BLHS năm 2015 không khác gì các biện pháp cưỡng chế trong Luật Xử lý VPHC. Tuy nhiên, bản chất và tính chất của các biện pháp này có sự khác nhau. Cụ thể, trong xử lý VPHC, việc áp dụng các biện pháp nói trên chỉ mang tính chất phê bình, nhắc nhở thì trong hình sự, việc áp dụng hình phạt tiền, đình chỉ hoạt động, cấm kinh doanh, cấm huy động vốn... mang tính răn đe nghiêm khắc hơn và vì thế, có hiệu quả hơn so với các biện pháp xử lý hành chính. Có thể nói rằng, so với BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009, BLHS năm 2015 bao hàm những quy định mới hoàn toàn về TNHS của pháp nhân. Những quy định này, một mặt đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm ở nước ta hiện nay, mặt khác tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các Công ước quốc tế về phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia mà Việt Nam đã ký kết, tham gia. 2. Hình phạt và biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân phạm tội trong luật hình sự một số nước Pháp luật hình sự nhiều nước đã quy định TNHS của pháp nhân phạm tội. BLHS một số nước còn dành một chương riêng quy định TNHS của pháp nhân phạm tội. Ở các nước, mặc dù các chế tài hình sự áp dụng đối với các pháp nhân phạm tội có sự khác nhau, nhưng có một điểm chung là hình phạt tiền được xác định là hình phạt chính và chủ yếu đối với pháp nhân phạm tội. Pháp luật hình sự một số nước quy định, pháp nhân phải chịu TNHS có thể là pháp nhân có hoặc không có tư cách pháp nhân: pháp nhân theo luật tư (pháp nhân có mục đích sinh lời như các pháp nhân dân sự, pháp nhân thương mại và pháp nhân không có mục đích sinh lời như các hiệp hội, các giáo đoàn, công đoàn, các đảng phái và các nhóm chính trị), pháp nhân theo luật công - trừ nhà nước, pháp nhân nước ngoài... Ngoài các pháp nhân, TNHS còn áp dụng đối với các hiệp hội, các tổ chức khác mà về phương diện pháp luật, chúng không phải là KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 62 Số 14(342) T7/2017 các pháp nhân3. Theo quy định của Điều 121-2 BLHS Pháp, để có tư cách chủ thể chịu TNHS thì pháp nhân cần phải có tư cách pháp nhân, một nhóm hoặc tổ chức không có tư cách pháp nhân sẽ không phải là “nhân” và cũng có nghĩa không phải là chủ thể pháp luật. Bên cạnh đó, Điều 131 BLHS Pháp cũng quy định xử phạt tiền là hình phạt chính duy nhất áp dụng đối với pháp nhân phạm tội. Các biện pháp xử phạt khác đối với pháp nhân được quy định bao gồm: cấm thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp một hoặc nhiều hoạt động xã hội hoặc hoạt động nghề nghiệp vĩnh viễn hoặc trong một thời gian tối đa là năm năm; đặt dưới sự giám sát tư pháp trong thời hạn tối đa là năm năm, đóng cửa vĩnh viễn hoặc đóng cửa cho đến năm năm hoặc đóng cửa một hoặc nhiều cơ sở của doanh nghiệp đã được sử dụng để thực hiện hành vi phạm tội; truất quyền thi đấu từ đấu thầu rộng rãi hoặc vĩnh viễn hoặc trong một thời gian tối đa là năm năm; cấm sử dụng thẻ thanh toán trong thời hạn tối đa là năm năm; tịch thu những vật đã được sử dụng hoặc dự định thực hiện hành vi phạm tội hoặc những vật có được do việc phạm tội, v.v.. Một điểm lưu ý về các biện pháp xử phạt khác đối với pháp nhân được quy định trong BLHS Pháp là: ngoài các TNHS trên đây, pháp nhân còn phải chịu trách nhiệm dân sự (bồi thường thiệt hại cho các nạn nhân), đối mặt với lệnh trừng phạt hành chính từ cơ quan chính phủ. Loại hình phổ biến của xử phạt đối với hai thủ tục tố tụng dân sự và hành chính là phạt tiền4. Điều 5 BLHS Bỉ có nét tương đồng với BLHS Pháp khi quy định, pháp nhân với tư cách là chủ thể của TNHS là pháp nhân có mục đích sinh lời trên cơ sở các hoạt động 3 Xem Vũ Hải Anh, TNHS của pháp nhân theo quy định của một số nước trên thế giới, Tạp chí Nghề Luật, số 2/2012. 4 Xem bài viết của Phillipe Xavier Bender, TNHS của công ty Pháp, trên trang web www.lexmundi.com/Document. áp?DocID=1065. 5 Xem Trịnh Quốc Toản, TNHS của pháp nhân trong pháp luật hình sự, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 145. của pháp nhân như pháp nhân thương mại, pháp nhân dân sự. Trường hợp pháp nhân được thành lập và hoạt động không vì mục đích sinh lời nhưng có đăng ký hoạt động hợp lệ như các hiệp hội, giáo hội, công đoàn, đảng phái và nhóm chính trị... vẫn phải chịu TNHS theo quy định tại Điều 5 của Bộ luật này. Điều 7 bis-BLHS Bỉ quy định cụ thể các loại hình phạt áp dụng đối với pháp nhân phạm tội như: phạt tiền, tịch thu tài sản của pháp nhân, giải thể pháp nhân, tước quyền sử dụng giấy phép hoặc tạm đình chỉ hoạt động của pháp nhân, đóng cửa pháp nhân, niêm yết quyết định đã được tòa án tuyên hoặc thông báo quyết định đó trên các phương tiện nghe nhìn. Trong đó, hình phạt tiền là hình phạt chính áp dụng đối với tất cả các tội phạm do pháp nhân thực hiện. Các hình phạt còn lại đều là hình phạt bổ sung. Hình phạt tịch thu tài sản của pháp nhân được áp dụng nhằm để tịch thu những lợi ích về tài sản có được trực tiếp từ việc thực hiện tội phạm, tịch thu các khoản thu nhập có từ nguồn lợi ích trên. Tuy nhiên, việc tịch thu này không được áp dụng cho đối tượng là vật được người phạm tội sử dụng hoặc chuẩn bị cho việc phạm tội nếu những vật này là tài sản thuộc về pháp nhân theo luật công5. Ngoài ra, các biện pháp giải thể pháp nhân phạm tội, cấm pháp nhân phạm tội tiến hành những hoạt động nhất định, đóng cửa một hoặc nhiều cơ sở của pháp nhân phạm tội hay niêm yết quyết định đã được tòa án tuyên hoặc thông báo quyết định đó trên các phương tiện nghe nhìn không được áp dụng đối với các cơ sở được giao nhiệm vụ tiến hành các hoạt động phục vụ công cộng. Theo quy định của Điều 51 BLHS Hà Lan, pháp nhân với tư cách là chủ thể của tội phạm bao gồm: pháp nhân theo luật tư, pháp KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 63Số 14(342) T7/2017 nhân theo luật công và các tổ chức không có tư cách pháp nhân. Trong khi nhiều nước chỉ đặt ra TNHS của pháp nhân khi hành vi phạm tội của cơ quan hoặc người đại diện của pháp nhân được thực hiện trên danh nghĩa pháp nhân, thì ngược lại, BLHS Hà Lan quy định, pháp nhân phải chịu TNHS khi có hành vi phạm tội do một hoặc nhiều cá nhân thực hiện trên danh nghĩa và vì lợi ích pháp nhân6. BLHS Hà Lan quy định các biện pháp cưỡng chế hình sự áp dụng đối với pháp nhân phạm tội bao gồm: phạt tiền, giải thể, tịch thu tài sản, buộc bồi thường thiệt hại, đình chỉ một phần hoặc toàn bộ các hoạt động của pháp nhân, ra lệnh buộc chấm dứt hoặc phải thực hiện một hành động hoặc không hành động. Ngoài ra, pháp nhân có thể còn bị áp dụng biện pháp đóng cửa các doanh nghiệp kinh doanh, biện pháp kiềm chế pháp l‎ý của doanh nghiệp (tức cũng giống với biện pháp chịu sự giám sát tư pháp). Một điểm đặc biệt cần được quan tâm xem xét là: nhiều nước coi các biện pháp tư pháp cũng là một loại biện pháp mang tính trừng phạt hay còn gọi là biện pháp an ninh. Ví dụ, Luật TNHS của các pháp nhân của Montenegro quy định, Tòa án có thể áp dụng một hoặc nhiều biện pháp an ninh đối với một pháp nhân khi các điều kiện áp dụng được đáp ứng bao gồm: tịch thu các hạng mục, công bố bản án, lệnh cấm kinh doanh nhất định hoặc các hoạt động khác (Điều 28). Pháp nhân được điều chỉnh trong Luật này bao gồm: công ty trong nước, công ty nước ngoài và chi nhánh công ty nước ngoài, doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước mà không phải là tổ chức chính phủ, các quỹ đầu tư, quỹ khác, tổ chức thể thao, đảng chính trị, các hiệp hội (khoản 1 Điều 3). Các biện pháp an ninh áp dụng đối với pháp nhân 6 Xem Trịnh Quốc Toản, Tlđd, tr.119. 7 Xem Cao Thị Oanh, Nghiên cứu so sánh cơ sở l‎ý luận và thực tiễn của việc áp dụng TNHS đối với tổ chức, Báo cáo tổng thuật công trình nghiên cứu khoa học cấp bộ, Viện Khoa học pháp lý, Hà Nội, 2011, tr. 41. phạm tội trên đây chính là các biện pháp tư pháp áp dụng bên cạnh hình phạt. 3. Những điểm tương đồng và khác biệt của pháp luật hình sự Việt Nam và pháp luật hình sự nước ngoài về hình phạt và biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân phạm tội Thứ nhất, cũng giống như pháp luật hình sự các nước, BLHS năm 2015 không xác định rõ khái niệm pháp nhân là chủ thể chịu TNHS. Tuy nhiên, BLHS năm 2015 có quy định về điều kiện và phạm vi chịu TNHS của pháp nhân. Thứ hai, nếu như các nước theo hệ thống Common Law chỉ áp dụng hình phạt tiền đối với pháp nhân phạm tội, thì các nước theo hệ thống pháp luật châu Âu lục địa áp dụng đa dạng các hình phạt đối với pháp nhân phạm tội, bao gồm các nhóm hình phạt như:1) Các hình phạt gây hại cho thanh danh của pháp nhân phạm tội; 2) các hình phạt về tài sản; 3) các hình phạt hạn chế các hoạt động của pháp nhân phạm tội; 4) các hình phạt nhằm vào sự tồn tại của pháp nhân phạm tội7. BLHS năm 2015 áp dụng đa dạng các loại hình phạt đối với pháp nhân phạm tội. Thứ ba, khác với BLHS năm 2015, pháp luật hình sự ở đa số các nước không có quy định riêng về biện pháp tư pháp đối với pháp nhân phạm tội, mà quy định trong một văn bản luật khác không phải là BLHS. Thứ tư, phạt tiền là hình thức xử phạt và là hình phạt phổ biến nhất được quy định trong tất cả các BLHS các nước có quy định TNHS của pháp nhân. Xử phạt tiền có ưu điểm là nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến pháp nhân, đồng thời số tiền phạt sẽ tạo ra nguồn vốn cần thiết để bồi thường cho các nạn nhân và hơn hết, nó có tác động đủ mạnh để ngăn chặn hành vi phạm tội. Mối đe dọa lớn nhất đối với cá nhân là mất sự tự do còn mối (Xem tiếp trang 34) KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 64 Số 14(342) T7/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhinh_phat_va_cac_bien_phap_tu_phap_ap_dung_doi_voi_phap_nhan.pdf
Tài liệu liên quan