Hình thức tổ chức hành nghề luật sư ở Việt Nam thực trạng và một số đề xuất, kiến nghị

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý về Luật sư và hành nghề Luật sư để thể chế hoá đầy đủ và kịp thời những nội dung có liên quan của Chiến lược cải cách tư pháp, Chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế, cũng như những chủ trương, chính sách, định hướng quan trọng của Đảng về cải cách hành chính, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XII. Thứ hai, khẩn trương tổng kết thực tiễn, rà soát những hạn chế, bất cập của Luật Luật sư đặc biệt liên quan đến vấn đề đào tạo nghề, hình thức hành nghề, hình thức tổ chức hành nghề của Luật sư Việt Nam, hành nghề của tổ chức Luật sư nước ngoài, Luật sư nước ngoài tại Việt Nam để đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư theo định hướng cụ thể như sau: - Tiếp tục thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền, đặc biệt là Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Chỉ thị 33-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của Luật sư nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ Luật sư đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, nâng cao vị thế, vai trò, tính chuyên nghiệp và tăng cường trách nhiệm xã hội của Luật sư. - Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động hành nghề của Luật sư, bảo đảm để Luật sư thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của mình, góp phần bảo vệ công lý theo tinh thần Hiến pháp năm 2013. - Tạo cơ sở pháp lý thống nhất cho việc kiện toàn, cơ cấu lại các tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam hiện nay và thông lệ quốc tế về nghề Luật sư cũng như tính đặc thù, đồng bộ với các loại hình doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014. - Sửa đổi các quy định của Luật Luật sư, tạo điều kiện thuận lợi nhưng cũng phù hợp với thông lệ chung của các nước trong khu vực và trên thế giới về hình thức hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 232 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hình thức tổ chức hành nghề luật sư ở Việt Nam thực trạng và một số đề xuất, kiến nghị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soá thaùng 1/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai 29 1. Những quy định của Luật Luật sư năm 2012 về hình thức tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam và tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, Luật sư nước ngoài tại Việt Nam Thứ nhất: Theo quy định tại Điều 32 của Luật Luật sư năm 2012 thì tổ chức hành nghề luật sư bao gồm: (i) Văn phòng Luật sư do một Luật sư thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Luật sư thành lập văn phòng Luật sư là Trưởng văn phòng và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của văn phòng. Trưởng văn phòng là người đại diện theo pháp luật của văn phòng; (ii) Công ty luật bao gồm công ty luật hợp danh và công ty luật trách nhiệm hữu hạn. Thành viên của công ty luật phải là Luật sư. Công ty luật hợp danh do ít nhất hai Luật sư thành lập. Công ty luật hợp danh không có thành viên góp vốn. Công ty luật trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do ít nhất hai Luật sư thành lập và công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên do một Luật sư thành lập và làm chủ sở hữu. Các thành viên công ty luật hợp danh, công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thoả thuận cử một thành viên làm Giám đốc công ty. Luật sư làm chủ sở hữu công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên là Giám đốc công ty. Thứ hai: Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư năm 2012 đã đưa ra quy định HÌNH THỨC TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ Nguyễn Văn Bốn1 1 Thạc sỹ, Nghiên cứu sinh, Cục trưởng Cục Bồi thường Nhà nước, Bộ Tư pháp Tóm tắt: Ngày 22 tháng 6 năm 2006, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XI đã thông qua Luật Luật sư. Tiếp theo, ngày 29 tháng 6 năm 2012, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư (sau đây gọi chung là Luật luật sư năm 2012). Đây là một bước tiến quan trọng trong quá trình hoàn thiện thể chế về luật sư ở nước ta. Bài viết đề cập các hình thức tổ chức hành nghề luật sư, những điểm còn tồn tại và phương hướng hoàn thiện về cơ sở pháp lý tạo điều kiện cho việc kiện toàn cơ cấu lại các tổ chức hành nghề luật sư ở nước ta phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam và thông lệ quốc tế. Từ khóa: Luật Luật sư, Tổ chức hành nghề luật sư, Văn phòng Luật sư Nhận bài: 25/10/2016; Hoàn thành biên tập:25/11/2016; Duyệt đăng: 20/12/2016 Forms of law practicing organizations in Viet Nam: situation and some recommendations Abstract: The Law on Lawyers is passed on June 22, 2006, at the 9th session of the 11th National Assembly. Then, the Law amending and supplementing some articles of the Law on Lawyers (hereinafter referred to as the Law on Lawyers, 2012) was adopted on June 29, 2012 by the 13th National Assembly. This is an important step toward perfecting regulations on the lawyers in our country. The paper addresses the organizational forms of the law practice, backwards and recommendations for the legal basis of improving of the organizational restructuring of the law practices in our country in line with socio-economic conditions of Vietnam and international practices. Keywords: Law Lawyers, Law Practice Organization, Office of Attorney Received: Oct 25th, 2016; Editingcompleted: Nov 25th, 2016; Accepted for publication: Dec 20 th, 2016. HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 30 chặt chẽ về điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư, theo đó, (i) Luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư phải có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định của luật này và (ii) tổ chức hành nghề luật sư phải có trụ sở làm việc để bảo đảm điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất để thành lập tổ chức hành nghề. Đối với Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân Điều 49, 50 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư năm 2012 đã thu hẹp phạm vi hành nghề của “Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân”, theo đó, Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân chỉ được làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức. Thứ ba: Các tổ chức hành nghề luật sư theo quy định tại Điều 32 của Luật Luật sư năm 2012 có quyền lập chi nhánh. chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư là đơn vị phụ thuộc của Văn phòng Luật sư, Công ty luật, hoạt động theo sự ủy quyền của Văn phòng Luật sư, Công ty luật phù hợp với lĩnh vực hành nghề ghi trong giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng, Công ty. Văn phòng Luật sư, Công ty luật phải chịu trách nhiệm về hoạt động của Chi nhánh do mình thành lập. Thứ tư: Luật Luật sư quy định điều kiện hành nghề của tổ chức Luật sư nước ngoài, Luật sư nước ngoài và các hình thức hành nghề tại Việt Nam. Luật sư thành lập Văn phòng Luật sư, Công ty luật, tổ chức Luật sư nước ngoài thành lập Chi nhánh hoặc Công ty luật phải tiến hành đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. 2. Những kết quả đạt được về tổ chức hành nghề luật sư, hoạt động hành nghề Luật sư Một là: Vấn đề tổ chức hành nghề luật sư Tính đến 31/12/2015 trong cả nước đã có 3626 tổ chức hành nghề luật sư (trong đó có 1239 công ty luật, chiếm 34,1%). Các tổ chức hành nghề luật sư được phân bố tập trung tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hà Nội có 966 tổ chức hành nghề luật sư (trong đó có 483 công ty luật), Thành phố Hồ Chí Minh có 1424 tổ chức hành nghề luật sư (trong đó có 566 công ty luật). Tuy nhiên, trong tổng số tổ chức hành nghề luật sư và Luật sư hiện nay thì chỉ có khoảng 28 tổ chức hành nghề luật sư chuyên sâu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài. Về trụ sở của các tổ chức hành nghề luật sư chủ yếu được đặt ở nhà riêng của Luật sư hoặc đặt ở nhà riêng của dân, số các tổ chức hành nghề luật sư có trụ sở tại các chung cư và các tòa nhà văn phòng (chiếm khoảng 30%); thiết kế văn phòng thì chủ yếu là theo mô hình văn phòng của tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam, chỉ khoảng 10% các tổ chức hành nghề luật sư được thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế hoặc theo mô hình của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài. Hai là: Vấn đề kết quả hoạt động năm 2015 và nửa đầu năm 2016 Số lượng vụ việc mà một Luật sư tham gia giải quyết trong một năm cũng như trong quá trình hành nghề được coi là một trong những tiêu chí đánh giá năng lực, uy tín của Luật sư đó. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ thì tổng số vụ việc mà Luật sư giải quyết trong năm 2015 và nửa đầu năm 2016 là gần 205.000 vụ việc, trong đó tham gia tố tụng chiếm trên 22.000 việc và số việc tư vấn pháp luật là trên 124.000 việc. Phần lớn các việc tư vấn của Luật sư vẫn tập trung vào các lĩnh vực hành nghề truyền thống là dân sự, hình sự. Việc thu hút Luật sư tham gia tư vấn, giải quyết các vụ việc của Chính phủ, các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước còn rất hạn chế. Theo báo cáo của các tổ chức hành nghề luật sư, thì trong những năm gần đây số lượng khách hàng của các tổ chức này đã tăng lên với tốc độ rất nhanh. Không những tăng lên về số lượng, đối tượng khách hàng của các tổ chức hành nghề luật sư cũng ngày càng phong phú, đó không chỉ là cá nhân mà còn cả các cơ quan, Soá thaùng 1/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai 31 tổ chức trong nước và nước ngoài. Việc có nhiều đối tượng khác nhau nhờ đến sự hỗ trợ về mặt pháp lý của các tổ chức hành nghề luật sư chứng tỏ khách hàng đã ngày càng tin tưởng vào uy tín, khả năng của các tổ chức này. Như vậy, mặc dù đối tượng khách hàng của các tổ chức hành nghề luật sư đã được mở rộng một cách đáng kể, song nếu nhìn một cách tổng thể thì các tổ chức hành nghề ở nước ta vẫn chủ yếu tập trung vào các khách hàng truyền thống là các cá nhân trong nước, tiếp đến mới là các cơ quan, tổ chức và các doanh nghiệp trong nước. Chỉ một số ít tổ chức hành nghề ở những thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội có khách hàng nước ngoài. Các tổ chức này lại chủ yếu do các Luật sư trẻ, được đào tạo ở nước ngoài hoặc theo chương trình đào tạo của nước ngoài thành lập. Một số tổ chức hành nghề luật sư có xu hướng phát triển chuyên sâu trong các giao dịch đầu tư, mua bán tái cấu trúc doanh nghiệp, thị trường vốn, thị trường bất động sản, sở hữu trí tuệ, hàng hải, logistics, tham gia tranh tụng và trọng tài thương mại có yếu tố nước ngoài và có xu hướng “quốc tế hóa”, thể hiện qua việc liên kết, hợp tác với tổ chức Luật sư ở nước ngoài, phát triển thị trường ra nước ngoài; tuyển dụng Luật sư nước ngoài làm việc; quan tâm đào tạo Luật sư thông qua việc thuyên chuyển Luật sư tới các văn phòng Luật sư tại các nước Châu Á, Châu Mỹ. Một số tổ chức hành nghề luật sư bước đầu phát huy được thế mạnh, xây dựng được thương hiệu của mình, cũng như tạo được tín nhiệm trên thị trường dịch vụ pháp lý trong khu vực và quốc tế, trở thành “đối tác” cạnh tranh với các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài.2 Các tổ chức hành nghề luật sư này cũng là nơi tập hợp đông đảo đội ngũ Luật sư giỏi, thông thạo ngoại ngữ, am hiểu pháp luật, tập quán thương mại quốc tế, có khả năng giúp Chính phủ, các doanh nghiệp, tổ chức trong những vụ việc phức tạp liên quan hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần vào việc đào tạo, phát triển đội ngũ Luật sư Việt Nam trong lĩnh vực thương mại quốc tế. 3. Một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân 3.1 Một số tồn tại, hạn chế Thứ nhất, Mặc dù số lượng các tổ chức hành nghề luật sư nhiều nhưng chủ yếu tập trung tại thành phố Hà Nội, TP Hồ Chí Minh (2.390 tổ chức hành nghề), chiếm tới 65,91% các tổ chức hành nghề luật sư trên cả nước, trong khi đó cả khu vực miền núi phía Bắc, Tây Nguyên số tổ chức hành nghề luật sư rất ít (khoảng 3% so với toàn quốc). Thứ hai, hoạt động hành nghề của Luật sư, tổ chức hành nghề luật sư chưa mang tính chuyên nghiệp, số Luật sư hành nghề kiêm nhiệm các công việc khác vẫn còn khá cao, chiếm trên 20%. Đa số các tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam là các văn phòng Luật sư với quy mô nhỏ (chiếm hơn 65%), cơ sở vật chất thiếu thốn, nghèo nàn, trụ sở thường đặt tại nhà riêng của cá nhân Luật sư, công tác quản trị, điều hành còn lỏng lẻo, thiếu tính chuyên nghiệp. Số tổ chức hành nghề luật sư chuyên sâu trong các lĩnh vực pháp luật, nhất là trong lĩnh vực pháp luật kinh doanh, thương mại, tài chính, ngân hàng v.v. còn rất ít. Thứ ba, hoạt động hành nghề Luật sư hiện nay chủ yếu vẫn là tham gia tố tụng. Ở các địa phương có nền kinh tế - xã hội kém phát triển, hoạt động hành nghề Luật sư chủ yếu là tham gia các vụ án theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, số lượng vụ việc do khách hàng yêu cầu rất ít. Hoạt động tham gia tố tụng của một số Luật sư chưa bảo đảm thực 2 Công ty luật TNHH Vilaf, Công ty luật TNHH YKVN, Văn phòng Luật sư Phạm và Liên danh, Công ty luật Leadco... đã được một số tạp chí có uy tín của nước ngoài (Tạp chí IFLR tại Châu Á, Tạp chí Legal 500, Tạp chí Asian Mena Counsel) vinh danh. HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 32 hiện tốt nguyên tắc tranh tụng tại phiên toà, chưa được các cơ quan tiến hành tố tụng đánh giá và ghi nhận trong việc đưa ra các quyết định, bản án. Thứ tư, việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp vẫn còn thấp so với yêu cầu thực tế, hiện nay mới chỉ có khoảng 30% các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ pháp lý của Luật sư, trong số đó có chưa đến 19,5% doanh nghiệp ký hợp đồng sử dụng dịch vụ thường xuyên, còn lại là hợp đồng theo vụ việc. Vì vậy, lĩnh vực tư vấn pháp luật chưa được chú trọng phát triển theo hướng chuyên môn hoá. Hoạt động tư vấn pháp luật và dịch vụ pháp lý khác của Luật sư chưa trở thành một công cụ thật sự cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong việc tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh minh bạch, lành mạnh theo đúng pháp luật, đồng thời hỗ trợ tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển thị trường dịch vụ, giải quyết việc làm. Sự tham gia của các Luật sư trong các dự án đầu tư, các giao dịch kinh doanh, thương mại còn ít và khiêm tốn, đặc biệt hạn chế trong việc giải quyết các tranh chấp có yếu tố nước ngoài. Thứ năm, phương pháp quản lý điều hành của các tổ chức hành nghề luật sư rất đa dạng và phong phú, không có sự thống nhất. Phần lớn các tổ chức hành nghề luật sư này áp dụng phương pháp truyền thống là phân công công việc trực tiếp đến từng Luật sư. Số lượng các tổ chức hành nghề áp dụng phương pháp điều hành, quản lý theo nhóm, có giao ban công việc hàng tuần, hàng tháng chỉ chiếm số lượng rất nhỏ, thậm chí một số tổ chức hành nghề luật sư quản lý công việc một cách tuỳ tiện, lỏng lẻo, người đứng đầu tổ chức hành nghề không nắm rõ được toàn bộ các công việc của tổ chức mình. Số lượng tổ chức hành nghề luật sư áp dụng phương pháp quản trị, điều hành theo thông lệ quốc tế còn quá ít do quy mô của tổ chức mình rất nhỏ (ví dụ: Tại Thành phố Hồ Chí Minh, hầu hết các tổ chức hành nghề luật sư chuyên sâu trong lĩnh vực thương mại quốc tế có trung bình 04 Luật sư/tổ chức; số tổ chức hành nghề luật sư có từ 10 Luật sư trở lên (04 tổ chức). 3.2 Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế Về nguyên nhân chủ quan: (1) Hiện nay, đội ngũ Luật sư tuy đã được đào tạo về kỹ năng hành nghề nhưng ít có cơ hội cọ xát, thực hành nghề nghiệp nên yếu về kỹ năng hành nghề trong thực tế, đặc biệt là kỹ năng tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, ngân hàng, tài chính, đầu tư. Tính chuyên nghiệp trong hoạt động hành nghề, quản trị, điều hành còn yếu và thiếu; (2) Một số Luật sư còn chưa chủ động, tích cực trong việc tự học tập, cập nhật kiến thức pháp luật để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng hành nghề cũng như việc trau dồi phẩm chất chính trị, đạo đức và ứng xử nghề nghiệp;(3) Đa số Luật sư chưa đủ kiến thức hội nhập quốc tế, tiếp cận kỹ năng hành nghề Luật sư quốc tế, kỹ năng quản trị điều hành một hãng luật theo tiêu chuẩn quốc tế. Nguyên nhân khách quan: (1) Tính chất của nghề Luật sư là nghề tự do, hoạt động Luật sư được điều tiết theo cơ chế của thị trường nên hoạt động Luật sư trước hết phụ thuộc vào nhu cầu của xã hội. Do điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta đang phát triển, mức thu nhập của người dân chưa đồng đều, nhận thức của cơ quan nhà nước, tổ chức, người dân, cộng đồng doanh nghiệp về vị trí, vai trò của Luật sư chưa đầy đủ, chưa toàn diện. Hơn nữa, nghề Luật sư ở Việt Nam mới hình thành và phát triển hơn 30 năm còn thiếu kinh nghiệm và kỹ năng hành nghề, chưa theo kịp với các nước có nghề Luật sư phát triển trên khu vực và thế giới; (2) Thể chế về tổ chức, hoạt động Luật sư mặc dù đã từng bước hoàn thiện, song vẫn còn tồn tại một số bất cập trong quy định của Luật Luật sư như: nội dung, chương trình đào tạo nghề Luật sư chỉ có đào tạo kỹ năng nghề mà chưa đào tạo về kiến thức và kỹ năng liên quan đến quản trị, điều hành tổ chức hành nghề luật sư; thiếu cơ chế thực chất để giám sát chặt chẽ Soá thaùng 1/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai 33 việc tập sự hành nghề Luật sư để bảo đảm chất lượng của người tập sự trước khi chính thức trở thành Luật sư; quy định về hình thức hành nghề Luật sư, hình thức tổ chức hành nghề luật sư chưa bảo đảm tính đặc thù, phù hợp với các loại hình doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2014 bảo đảm tính hiệu quả trong hoạt động nghề nghiệp của Luật sư, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam hiện nay, đặc biệt là hình thức hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam. 4. Một số đề xuất, kiến nghị Qua thực tiễn về hình thức, hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam, tổ chức Luật sư nước ngoài, Luật sư nước ngoài tại Việt Nam và kinh nghiệm về hình thức tổ chức hành nghề luật sư một số nước trên thế giới, trong thời gian tới, cần tập trung vào một số việc sau đây: Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý về Luật sư và hành nghề Luật sư để thể chế hoá đầy đủ và kịp thời những nội dung có liên quan của Chiến lược cải cách tư pháp, Chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế, cũng như những chủ trương, chính sách, định hướng quan trọng của Đảng về cải cách hành chính, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XII. Thứ hai, khẩn trương tổng kết thực tiễn, rà soát những hạn chế, bất cập của Luật Luật sư đặc biệt liên quan đến vấn đề đào tạo nghề, hình thức hành nghề, hình thức tổ chức hành nghề của Luật sư Việt Nam, hành nghề của tổ chức Luật sư nước ngoài, Luật sư nước ngoài tại Việt Nam để đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư theo định hướng cụ thể như sau: - Tiếp tục thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền, đặc biệt là Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Chỉ thị 33-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của Luật sư nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ Luật sư đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, nâng cao vị thế, vai trò, tính chuyên nghiệp và tăng cường trách nhiệm xã hội của Luật sư. - Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động hành nghề của Luật sư, bảo đảm để Luật sư thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của mình, góp phần bảo vệ công lý theo tinh thần Hiến pháp năm 2013. - Tạo cơ sở pháp lý thống nhất cho việc kiện toàn, cơ cấu lại các tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam hiện nay và thông lệ quốc tế về nghề Luật sư cũng như tính đặc thù, đồng bộ với các loại hình doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014. - Sửa đổi các quy định của Luật Luật sư, tạo điều kiện thuận lợi nhưng cũng phù hợp với thông lệ chung của các nước trong khu vực và trên thế giới về hình thức hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam. Thứ ba, xây dựng các chính sách phát triển các tổ chức hành nghề luật sư quy mô nhỏ và vừa thành các tổ chức hành nghề luật sư có quy mô lớn và có tính chuyên sâu như: (1) các chính sách miễn, giảm thuế cho các tổ chức hành nghề luật sư mới được thành lập hoặc được sáp nhập hay liên kết với nhau; (2) xây dựng cơ chế thu hút, sử dụng đội ngũ Luật sư tham gia vào các công việc của Chính phủ, UBND cấp tỉnh trong việc quản lý nhà nước, các dự án đầu tư, thương mại và các hoạt động khác khi cần thiết./. Tài liệu tham khảo: Luật Luật sư năm 2006. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư năm 2012. Nghị định 123/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư. Công báo số 137 và 138 ngày 31/1/2016 Về Luật Luật sư.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhinh_thuc_to_chuc_hanh_nghe_luat_su_o_viet_nam_thuc_trang_va.pdf
Tài liệu liên quan