Đối tượng hỗ trợ của chương trình là các
DNNVV thuộc CLKN được xác định là khâu
yếu nhất trong chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực
quốc gia. Thông qua các chính sách hỗ trợ cho
đối tượng DNNVV thuộc cụm này sẽ tác động
tích cực tới chuỗi, làm gia tăng giá trị vượt trội
của sản phẩm (về giá cả, chất lượng), góp phần
nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành, của
nền kinh tế.
Nội dung hỗ trợ của chương trình bao gồm:
đào tạo, nâng cao nhận thức và lợi ích về việc phát
triển liên kết, hình thành CLKN; hỗ trợ tư vấn,
thông tin về chuỗi giá trị, cụm liên kết ngành cho
các doanh nghiệp trong chuỗi, cụm .
Cụ thể, Điều 19 Luật Hỗ trợ DNNVV quy
định như sau:
“1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm
liên kết ngành, chuỗi giá trị trong lĩnh vực sản
xuất, chế biến được hỗ trợ nếu đáp ứng một
trong các điều kiện sau đây:
a) Tạo ra sản phẩm có lợi thế cạnh tranh về
chất lượng và giá thành;
b) Có đổi mới sáng tạo về quy trình công
nghệ, vật liệu, linh kiện, máy móc, thiết bị.
2. Nội dung hỗ trợ bao gồm:
a) Đào tạo chuyên sâu về công nghệ, kỹ thuật
sản xuất; tư vấn về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật, đo lường, chất lượng, chiến lược phát triển
sản phẩm theo cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị;
b) Cung cấp thông tin về nhu cầu kết nối, sản
xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và
vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị;
c) Hỗ trợ phát triển thương hiệu, mở rộng
thị trường sản phẩm của cụm liên kết ngành,
chuỗi giá trị;
d) Hỗ trợ sản xuất thử nghiệm, kiểm định,
giám định, chứng nhận chất lượng sản phẩm
của doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên
kết ngành, chuỗi giá trị;
đ) Trong từng thời kỳ, Chính phủ quyết định
chính sách cấp bù lãi suất đối với khoản vay của
doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết
ngành, chuỗi giá trị. Việc cấp bù lãi suất được
thực hiện thông qua các tổ chức tín dụng”.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 242 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh; khởi nghiệp sáng tạo và tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soá chuyeân ñeà thaùng 9/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
35
HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CHUYỂN ĐỔI TỪ
HỘ KINH DOANH; KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO VÀ THAM GIA
CỤM LIÊN KẾT NGÀNH, CHUỖI GIÁ TRỊ
Nguyễn Thị Lệ Quyên1
Tóm tắt: Ngoài các nội dung hỗ trợ chung cho tất cả các DNNVV trong nền kinh tế (hỗ trợ
tín dụng, thông tin tư vấn, đào tạo, mặt bằng sản xuất, thị trường), Luật Hỗ trợ DNNVV còn
thiết kế các nội dung hỗ trợ theo mục tiêu, có trọng điểm, trong đó tập trung vào nhóm các
DNNVV chuyển đổi từ hộ kinh doanh, DNNVV khởi nghiệp sáng tạo và DNNVV tham gia cụm
liên kết ngành, chuỗi giá trị. Các DNNVV này ngoài việc hưởng các hỗ trợ chung từ Điều 8 đến
Điều 15 còn được hưởng các hỗ trợ quy định từ Điều 15 đến Điều 20 nếu đáp ứng các tiêu chí,
điều kiện quy định trong Luật. Bài viết này phân tích các biện pháp hỗ trợ theo mục tiêu.
Từ khóa: Biện pháp hỗ trợ theo mục tiêu, Hộ kinh doanh, Khởi nghiệp sáng tạo, Cụm liên
kết ngành, Chuỗi giá trị.
Nhận bài: 01/8/2017; Hoàn thành biên tập:15/8/2017; Duyệt đăng: 05/9/2017
Abstract: Besides general support for all SMEs in the economy (support of fund, consultancy
information, training, place of production, market), the Law on Supporting SMEs designs
contents of support under items, main points in the way of changing growth model and economic
restructure, focusing on group of SMEs transformed from household doing business, SMEs with
creative start-up and SMEs taking part in intersector cluster, chain of value. These SMEs, besides
enjoying general support from article 8 to article 15 will enjoy supports regulated from article
15 to article 20 if they meet criteria, conditions regulated in the law. This article analyzes
methods of support under items.
Keywords: method of support under items, household doing business, creative start up,
intersector cluster, chain of value.
Date of receiving: 01/8/2017; Date of editing:15/8/2017; Date of publish approval:
05/9/2017
1. Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được
chuyển đổi từ hộ kinh doanh
Theo thống kê, tính đến cuối năm 2015, cả
nước có khoảng 3,4 triệu hộ kinh doanh đã được
cấp mã số thuế, trong đó có khoảng hơn 2 triệu hộ
kinh doanh đang hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Theo đánh giá chung, sở dĩ các hộ kinh doanh
không muốn chuyển thành doanh nghiệp là vì
đang được thực hiện cơ chế thuế khoán (quy định
tại Thông tư số 92/2015/TT-BTC) là cơ chế đơn
giản, dễ dàng hơn so với thủ tục đóng thuế khi
trở thành doanh nghiệp; không phải đóng bảo
hiểm cho người lao động Đây là khu vực kinh
tế có tiềm năng, đóng góp lớn cho nền kinh tế.
Nhà nước cần có các chính sách để khuyến khích
đối tượng này từ khu vực kinh tế phi chính thức
sang khu vực kinh tế chính thức, hạch toán minh
bạch và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Nhận
thức rõ vấn đề này, tại Nghị quyết 35/NQ-CP
ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát
triển doanh nghiệp đến năm 2020, Bộ Kế hoạch
và Đầu tư được giao thực hiện nhiệm vụ “Xây
dựng cơ chế tạo điều kiện, hỗ trợ và khuyến khích
hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi và đăng ký hoạt
động theo Luật Doanh nghiệp”.
Do hiện tại các hộ kinh doanh hoạt động
theo mô hình gia đình, quy trình, trình tự quản
trị thiếu chuyên nghiệp, thiếu minh bạch, mang
nặng tính truyền thống, dựa trên kinh nghiệm cá
nhân là chính, do đó hiệu quả hoạt động chưa
1 Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
36
cao. Nhằm khuyến khích các hộ chuyển sang
đăng ký hoạt động theo mô hình doanh nghiệp,
cần phải có chính sách hỗ trợ tư vấn miễn phí
về hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp, miễn
các lệ phí đăng ký doanh nghiệp, lệ phí môn bài
trong một số năm đầu hoạt động theo mô hình
doanh nghiệp. Ngoài ra, các hộ này khi chuyển
đổi hoạt động theo mô hình doanh nghiệp sẽ
được hỗ trợ tư vấn, đào tạo miễn phí về thuế, kế
toán, được miễn, giảm thuế thu nhập doanh
nghiệpCụ thể, Điều 16 Luật Hỗ trợ
DNNVVquy định như sau:
“1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ
hộ kinh doanh được hỗ trợ nếu đáp ứng các điều
kiện sau đây:
a) Trước khi thành lập doanh nghiệp, hộ
kinh doanh đã đăng ký và hoạt động theo quy
định của pháp luật;
b) Hộ kinh doanh có hoạt động sản xuất,
kinh doanh liên tục ít nhất là 01 năm tính đến
ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp lần đầu.
2. Nội dung hỗ trợ bao gồm:
a) Tư vấn, hướng dẫn miễn phí về hồ sơ, thủ
tục thành lập doanh nghiệp;
b) Miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp và phí
cung cấp thông tin doanh nghiệp lần đầu; miễn
phí thẩm định, phí, lệ phí cấp phép kinh doanh
lần đầu đối với ngành, nghề kinh doanh có điều
kiện; miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 03 năm
kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp lần đầu;
c) Tư vấn, hướng dẫn miễn phí về các thủ
tục hành chính thuế và chế độ kế toán trong thời
hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu;
d) Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp
có thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế
thu nhập doanh nghiệp;
đ) Miễn, giảm tiền sử dụng đất có thời hạn
theo quy định của pháp luật về đất đai.
3. Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ
hộ kinh doanh kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ
và lợi ích hợp pháp của hộ kinh doanh theo quy
định của pháp luật. Trường hợp công ty trách
nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần được
thành lập trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh
doanh, chủ hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm
bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản
nợ chưa thanh toán của hộ kinh doanh, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác theo quy định
của pháp luật.
4. Hộ kinh doanh chấm dứt hoạt động kể từ
thời điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi
từ hộ kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp”.
2. Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi
nghiệp sáng tạo
Như đã phân tích ở trên, Việt Nam đang
chuyển đổi mô hình từ phát triển dựa vào các
yếu tố mang tính chất sáng tạo của con người.
Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp khởi
nghiệp sáng tạo (hay còn gọi là startup), doanh
nghiệp đổi mới sáng tạo đã và đang khẳng định
tiềm năng phát triển trong thời gian gần đây.
Doanh nghiệp, đặc biệt là các DNNVV chính là
nơi khởi nguồn đổi mới sáng tạo trong kinh
doanh và cũng chính là cầu nối đưa các kết quả
nghiên cứu khoa học công nghệ vào thực tiễn
cuộc sống. Năng lực cạnh tranh quốc gia nằm ở
chính doanh nghiệp và được thể hiện qua khả
năng cạnh tranh về chất lượng và giá cả của sản
phẩm. Sự khác biệt về chất lượng và giá cả sản
phẩm đến từ chính năng lực sáng tạo của các
doanh nghiệp, trong đó yếu tố công nghệ là then
chốt. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã làm chủ
được công nghệ và sản xuất thành công những
sản phẩm đổi mới sáng tạo có giá trị kinh tế lớn,
giúp giải quyết các thách thức quốc gia về năng
lượng và môi trường.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, nội dung
hỗ trợ DNNVV đổi mới sáng tạo được thiết kế
nhằm thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp khởi
nghiệp sáng tạo trên cơ sở hình thành và phát
triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
bền vững và thân thiện; qua đó, khuyến khích
các DNNVV hiện thực hóa các ý tưởng mới,
phát triển và thương mại hóa sản phẩm có tính
sáng tạo, ứng dụng cao, ưu việt về giá cả và chất
lượng, tạo giá trị gia tăng và nâng cao sức cạnh
Soá chuyeân ñeà thaùng 9/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
37
tranh của doanh nghiệp trên thị trường trong
nước và quốc tế.
Nội dung hỗ trợ chủ yếu đối hoạt động này bao
gồm: Hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao công nghệ, hỗ
trợ sử dụng trang thiết bị tại các cơ sở kỹ thuật hỗ
trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, hỗ trợ tham gia các
cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung dành cho
doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; hỗ trợ đào tạo,
huấn luyện chuyên sâu về xây dựng, phát triển sản
phẩm; thu hút đầu tư; tư vấn về sở hữu trí tuệ, thực
hiện các thủ tục về tiêu chuẩn đo lường chất lượng;
hỗ trợ thông tin, truyền thông, xúc tiến thương mại,
kết nối mạng lưới khởi nghiệp sáng tạo, thu hút
đầu tư từ các quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạocụ
thể Điều 17 Luật Hỗ trợ DNNVV quy định:
“1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp
sáng tạo được hỗ trợ nếu đáp ứng các điều kiện
sau đây:
a) Có thời gian hoạt động không quá 05 năm
kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp lần đầu;
b) Chưa thực hiện chào bán chứng khoán ra
công chúng đối với công ty cổ phần.
2. Nội dung hỗ trợ bao gồm:
a) Hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao công nghệ;
hỗ trợ sử dụng trang thiết bị tại cơ sở kỹ thuật;
hỗ trợ tham gia cơ sở ươm tạo, khu làm việc
chung; hướng dẫn thử nghiệm, hoàn thiện sản
phẩm mới, dịch vụ và mô hình kinh doanh mới;
b) Hỗ trợ đào tạo, huấn luyện chuyên sâu về
xây dựng, phát triển sản phẩm; thu hút đầu tư; tư
vấn về sở hữu trí tuệ; thực hiện các thủ tục về tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng;
c) Hỗ trợ thông tin, truyền thông, xúc tiến
thương mại, kết nối mạng lưới khởi nghiệp sáng
tạo, thu hút đầu tư từ các quỹ đầu tư khởi nghiệp
sáng tạo;
d) Hỗ trợ thực hiện thương mại hóa kết quả
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ,
khai thác và phát triển tài sản trí tuệ;
đ) Trong từng thời kỳ, Chính phủ quyết định
chính sách cấp bù lãi suất đối với khoản vay của
doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo.
Việc cấp bù lãi suất được thực hiện thông qua
các tổ chức tín dụng”.
Để có thể khởi nghiệp thành công thì vấn đề
vốn luôn là điều kiện tiên quyết đối với bất kỳ
một Start-up nào. Tuy nhiên, với bản chất rủi ro
lớn của các Start-up thì các kênh huy động vốn
truyền thống như vay vốn ngân hàng hầu như là
không thể, vì vậy việc gọi vốn đầu tư cho Start-
up là rất quan trọng. Đầu tư mạo hiểm vào
Startup chính là cung cấp nguồn lực để nuôi
dưỡng thành công các ý tưởng đổi mới sáng tạo.
Chính vì đặc thù đó, trên thế giới, Chính phủ các
nước thường có chính sách khuyến khích thành
lập các tổ chức đầu tư cho khởi nghiệp, đưa ra
các chính sách hỗ trợ hoạt động đầu tư cho khởi
nghiệp; hỗ trợ miễn, giảm thuế cho doanh
nghiệp khởi nghiệp; hỗ trợ vốn mồi, vốn đối
ứng, hoặc cho vay tín chấp đối với các doanh
nghiệp khởi nghiệp nhằm giảm thiểu rủi ro cho
nhà đầu tư tư nhân.
Thực tế hiện nay, các doanh nghiệp khởi
nghiệp Việt Nam thường huy động vốn từ các
nhà đầu tư cá nhân, tổ chức chuyên đầu tư vào
khởi nghiệp, thậm chí đầu tư vào các cá nhân/
nhóm cá nhân chưa thành lập doanh nghiệp mà
mới chỉ đang phát triển sản phẩm, dịch vụ. Các
khoản đầu tư này không lớn, khoảng từ 5.000 -
50.000 USD thông qua hình thức cùng thành
lập, hoặc góp vốn, mua cổ phần của các doanh
nghiệp khởi nghiệp, và nhà đầu tư có vai trò như
một cổ đông; thành viên góp vốn theo quy định
của Luật Doanh nghiệp.
Qua khảo sát thực tiễn cho thấy, hiện có
nhiều nhà đầu tư cá nhân trong và ngoài nước
có nhu cầu góp vốn hình thành quỹ đầu tư khởi
nghiệp. Tuy nhiên, do thị trường đầu tư khởi
nghiệp ở Việt Nam còn khá mới mẻ, khung pháp
lý và các chính sách thuế hiện tại chưa đủ để có
thể khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư
cho khởi nghiệp.
Vì vậy, nhằm tạo tiền đề cho các hoạt động
đầu tư khởi nghiệp, Luật quy định khuyến khích
khu vực tư nhân hình thành các quỹ đầu tư khởi
nghiệp sáng tạo bằng nguồn vốn của tư nhân để
đầu tư cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng
tạo. Ngoài ra, học hỏi kinh nghiệm một số nước
như Singapore, Mỹ, Isarel, Ấn Độ, Luật quy
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
38
định các địa phương tuỳ theo điều kiện của mình
có thể tham gia cùng với các quỹ đầu tư khởi
nghiệp của tư nhân với tính chất như nguồn vốn
mồi để đầu tư vào các DNNVV khởi nghiệp
sáng tạo, đưa các ý tưởng, sản phẩm, mô hình
kinh doanh mới độc đáo ra thị trường để đón đầu
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo của khu
vực tư nhân được hình thành từ vốn góp hợp
pháp của các nhà đầu tư với mục đích đầu tư
vào các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân khởi
nghiệp đổi mới sáng tạo theo quy định của
Luật này và theo điều lệ tổ chức và hoạt động
của quỹ.
Ngoài ra, bên cạnh mặt bằng sản xuất tại các
khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ
cao, khu kinh tế, cụm công nghiệp, hiện nay,
nhiều nhà đầu tư đã thực hiện đầu tư kinh doanh
các khu làm việc chung (co-working space) để
tạo không gian làm việc chung cho các
DNNVV, đặc biệt là các doanh nghiệp mới khởi
sự, quy mô hoạt động còn nhỏ, số lượng nhân
sự chưa nhiều nên nhu cầu sử dụng mặt bằng
chưa lớn. Tuy nhiên, các DNNVV, đặc biệt là
doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ lại cần một không
gian sáng tạo với những tiện ích riêng biệt đáp
ứng nhu cầu của các doanh nghiệp này. Mô hình
các khu làm việc chung như Dreamplex, Saigon
Work, Saigon Coworking, Toong, v.v hiện nay
đang thu hút rất nhiều các doanh nghiệp nhỏ và
doanh nghiệp mới khởi nghiệp.
Nhằm khuyến khích các doanh nghiệp, tổ
chức, cá nhân đầu tư kinh doanh các khu làm
việc chung và cơ sở ươm tạo cho doanh nghiệp
khởi nghiệp sáng tạo, Luật Hỗ trợ DNNVV
đưa ra các chính sách hỗ trợ cụ thể đối với các
nhà đầu tư khu làm việc chung và cơ sở ươm
tạo cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới
sáng tạo.
Điều 18 Luật Hỗ trợ DNNVV quy định về
Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo với một số nội
dung chủ yếu sau đây:
“1. Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo được
hình thành từ vốn góp của các nhà đầu tư để đầu
tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.
2. Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo đầu tư
thông qua hình thức góp vốn thành lập, mua cổ
phần, phần vốn góp của doanh nghiệp khởi
nghiệp sáng tạo nhưng không quá 50% vốn điều
lệ của doanh nghiệp sau khi nhận đầu tư.
3. Nhà đầu tư tư nhân góp vốn vào quỹ phải
có điều kiện tài chính và chịu trách nhiệm về
vốn góp của mình, không vi phạm pháp luật.
4. Căn cứ điều kiện ngân sách, Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp
quyết định tham gia cùng quỹ đầu tư khởi nghiệp
sáng tạo để đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
khởi nghiệp sáng tạo. Vốn đầu tư từ nguồn ngân
sách địa phương không quá 30% tổng vốn đầu
tư mà doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo huy
động được từ các quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng
tạo được lựa chọn và phải chuyển nhượng vốn
đầu tư cho nhà đầu tư tư nhân trong thời hạn 05
năm kể từ thời điểm góp vốn đầu tư”.
3. Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa tham
gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị
Hiện nay, một trong những hạn chế lớn
nhất của các doanh nghiệp Việt Nam khiến các
nhà hoạch định chính sách đau đầu là mối liên
kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam, trong khi
đây lại là điều cốt yếu để nâng cao năng lực
cạnh tranh và đổi mới công nghệ. Đặc biệt,
chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa các doanh
nghiệp sản xuất với các cơ sở khoa học, công
nghệ, đào tạo; để nâng cao sức cạnh tranh, từng
bước tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn
cầu. Trước yêu cầu phát triển kinh tế bền vững,
áp lực hội nhập với những luật chơi mới trong
thời gian tới đòi hỏi phải cải thiện năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp, hỗ trợ doanh
nghiệp tham gia vào các chuỗi giá trị, chuyển
dịch lên mắt xích có giá trị gia tăng cao hơn.
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, trong giai
đoạn đầu, để thúc đẩy hình thành các cụm liên
kết ngành (CLKN) cần thực hiện các hoạt động
chung nhằm xây dựng lòng tin và sự gắn kết
giữa các doanh nghiệp “tiềm năng” của CLKN.
Tại Việt Nam, trong giai đoạn 2009-2012, với
sự hỗ trợ của Tổ chức Phát triển công nghiệp
Liên hiệp quốc (UNIDO) đã triển khai thí điểm
Soá chuyeân ñeà thaùng 9/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
39
Dự án “Phát triển CLKN”. Quá trình triển khai
thí điểm Dự án này khẳng định thêm luận điểm
“Xây dựng lòng tin” là bước căn bản để thúc
đẩy hình thành mô hình các CLKN ở Việt Nam.
“Xây dựng lòng tin” được bắt đầu bởi những
hành động chung, mang tính nhóm, thông qua
các hoạt động thực tiễn như đào tạo, tư vấn,
nâng cao nhận thức, phát triển thương hiệu, các
ưu đãi gián tiếp khác như thuế, thủ tục hải
quan từ đó, lòng tin và cơ hội chia sẻ thông tin
được hình thành và gia tăng khả năng tương tác
giữa các doanh nghiệp tiềm năng của cụm. Tiếp
theo, lòng tin và sự hiểu biết lẫn nhau gia tăng
sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp (tổ chức trong
cụm) tìm kiếm các cơ hội phối hợp, hợp tác
nhằm khai thác những lợi ích từ các mối quan hệ
có được dựa trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi
bổ trợ cho nhau, hợp tác dựa trên nguyên tắc
cạnh tranh cùng phát triển.
Mục tiêu của nội dung hỗ trợ này trong Luật
Hỗ trợ DNNVV là nhằm thúc đẩy hình thành
liên kết giữa các doanh nghiệp, giữa doanh
nghiệp và các tổ chức khác nhằm giúp doanh
nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị, hình
thành và phát triển các CLKN sản phẩm có lợi
thế cạnh tranh của Việt Nam, tạo ra chuỗi giá trị
gia tăng cao và bền vững cho các sản phẩm chủ
lực quốc gia, khắc phục được tính nhỏ lẻ, thiếu
liên kết, rời rạc của các DNNVV.
Đối tượng hỗ trợ của chương trình là các
DNNVV thuộc CLKN được xác định là khâu
yếu nhất trong chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực
quốc gia. Thông qua các chính sách hỗ trợ cho
đối tượng DNNVV thuộc cụm này sẽ tác động
tích cực tới chuỗi, làm gia tăng giá trị vượt trội
của sản phẩm (về giá cả, chất lượng), góp phần
nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành, của
nền kinh tế.
Nội dung hỗ trợ của chương trình bao gồm:
đào tạo, nâng cao nhận thức và lợi ích về việc phát
triển liên kết, hình thành CLKN; hỗ trợ tư vấn,
thông tin về chuỗi giá trị, cụm liên kết ngành cho
các doanh nghiệp trong chuỗi, cụm.
Cụ thể, Điều 19 Luật Hỗ trợ DNNVV quy
định như sau:
“1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm
liên kết ngành, chuỗi giá trị trong lĩnh vực sản
xuất, chế biến được hỗ trợ nếu đáp ứng một
trong các điều kiện sau đây:
a) Tạo ra sản phẩm có lợi thế cạnh tranh về
chất lượng và giá thành;
b) Có đổi mới sáng tạo về quy trình công
nghệ, vật liệu, linh kiện, máy móc, thiết bị.
2. Nội dung hỗ trợ bao gồm:
a) Đào tạo chuyên sâu về công nghệ, kỹ thuật
sản xuất; tư vấn về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật, đo lường, chất lượng, chiến lược phát triển
sản phẩm theo cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị;
b) Cung cấp thông tin về nhu cầu kết nối, sản
xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và
vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị;
c) Hỗ trợ phát triển thương hiệu, mở rộng
thị trường sản phẩm của cụm liên kết ngành,
chuỗi giá trị;
d) Hỗ trợ sản xuất thử nghiệm, kiểm định,
giám định, chứng nhận chất lượng sản phẩm
của doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên
kết ngành, chuỗi giá trị;
đ) Trong từng thời kỳ, Chính phủ quyết định
chính sách cấp bù lãi suất đối với khoản vay của
doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết
ngành, chuỗi giá trị. Việc cấp bù lãi suất được
thực hiện thông qua các tổ chức tín dụng”.
Kết luận:
Thứ nhất, Luật Hỗ trợ DNNVV đã dành
một phần rất quan trọng “Mục 2 Chương II” để
ghi nhận các biện pháp hỗ trợ mang tính đặc thù
riêng cho một số DNNVV hoạt động trong một
số lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh mà Nhà
nước cần khuyến khích phát triển. Đây có thể
được coi là một thành công rất lớn của Luật này.
Thứ hai, cũng như phần quy định về các
biện pháp hỗ trợ chung (mục 1 Chương II) các
biệp pháp hỗ trợ riêng cũng còn mang tính chất
chung, chưa có tính cụ thể. Điều này, tuy không
đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của các
DNNVV nhưng lại phù hợp với tình hình
kinh tế - xã hội, đặc biệt là tình hình tài chính
hiện nay của Nhà nước ta.
(Xem tiếp trang 45)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ho_tro_doanh_nghiep_nho_va_vua_chuyen_doi_tu_ho_kinh_doanh_k.pdf