Các số liệu trong bảng 2 và hình 3 cũng cho
thấy tổng hàm lượng thuốc BVTV clo hữu
cơ quan trắc đợt tháng 8-9 tương đối thấp từ
năm 2005 đến 2010 với phạm vi dao động
từ 0,34 ng/g vào năm 2009 đến 1,37 ng/g
vào năm 2008. Tổng hàm lượng thuốc
BVTV clo hữu cơ tương đối cao vào những
năm 2012, 2013 tương ứng là 3,96 ng/g và
4,04 ng/g. Tổng hàm lượng DDTs trung
bình 0,34 ng/g dao động từ 0,01 ng/g vào
năm 2005 đến 1,37 ng/g vào năm 2013. Các
chất BVTV clo hữu cơ khác đều có giá trị
tương đối thấp và chỉ có ở một số năm
trong khi đó Lindane và Heptachlor luôn
ghi nhận với giá trị trung bình tương ứng là
0,18 ng/g (từ 0,01 ng/g đến 0,71 ng/g) và
0,41 ng/g (từ 0,02 ng/g đến 2,96 ng/g).
Nhìn chung, tổng hàm lượng thuốc
BVTV clo hữu cơ trong môi trường trầm
tích trạm quan trắc môi trường biển Nha
Trang có xu hướng giảm dần từ năm 2005
đến năm 2010 nhưng lại tăng lên từ năm
2011 đến 2014. Tổng hàm lượng thuốc
BVTV clo hữu cơ và tổng DDTs đợt tháng
2-4 cao hơn khoảng 1,5 lần so với đợt tháng
8-9.
Mặc dù thuốc BVTV clo hữu cơ, nhất là
DDTs đã được cấm sử dụng từ năm 1995
tuy nhiên do khó phân hủy và khả năng tồn
dư lâu trong môi trường (Fernando và cs.,
2008; Nguyen Hung Minh và cs., 2007;
Hoàng Trung Du 2011, Hoàng Trung Du và
Bùi Văn Lai, 2013) nên DDTs hầu như vẫn
tìm thấy trong kết quả quan trắc hàng năm
tại trạm quan trắc môi trường biển Nha
Trang. Mặc dù vậy, theo Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về chất lượng trầm tích
(QCVN 43: 2012/BTNMT) hàm lượng từng
chất đều thấp hơn GTGH trừ Lindane cao
hơn GTGH khoảng 2 lần vào tháng 4/2013.
So sánh với các nghiên cứu khác (Bảng
3) cho thấy tổng DDTs trong trầm tích tại
trạm quan trắc môi trường biển Nha Trang
dao động từ 0,01 từ 1,98 ng/g (trung bình là
0,43 ng/g) nhỏ hơn nhiều so với tổng DDTs
trong trầm tích tại vịnh Hạ Long, Hải
Phòng, khu vực cửa sông Ba Lạt vào những
năm 2003 và 2004 (Hong và cs., 2008),
vùng biển ven bờ phía bắc Việt Nam (Dang
Duc Nhan và cs., 1999) và vùng đồng bằng
sông Cửu Long (Fernando và cs., 2008;
Nguyen Hung Minh và cs., 2007). Bên cạnh
đó, kết quả phân tích cũng cho thấy so với
kết quả DDTs (15,206 ng/g) tại điểm thu
mẫu gần vị trí trạm quan trắc môi trường
biển Nha Trang năm 2010 của Hoàng
Trung Du (2011); Hoàng Trung Du và Bùi
Văn Lai (2013) thấy là tổng hàm lượng
DDTs trong trầm tích tại trạm quan trắc
môi trường biển Nha Trang vào năm 2010
thấp hơn 119 lần, hàm lượng DDTs trung
bình từ năm 2005-2014 thấp hơn 35 lần
8 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 618 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hóa chất bảo vệ thực vật clo hữu cơ trong nước và trầm tích tại trạm quan trắc môi trường biển nha trang trong 10 năm gần đây (2005-2014), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
80
Tuyển Tập Nghiên Cứu Biển, 2015, tập 21, số 2: 80-87
HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT CLO HỮU CƠ TRONG NƯỚC
VÀ TRẦM TÍCH TẠI TRẠM QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG BIỂN NHA TRANG
TRONG 10 NĂM GẦN ĐÂY (2005-2014)
Trần Thị Minh Huệ, Lê Trọng Dũng
Viện Hải dương học, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam
Tóm tắt Kết quả phân tích hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) họ clo hữu cơ
tại trạm quan trắc môi trường biển Nha Trang trong 10 năm gần đây (từ 2005
đến 2014) cho thấy hàm lượng thuốc BVTV có xu hướng giảm dần từ năm
2005 đến 2010 và tăng cao đột biến từ năm 2011 đến 2014 cả trong môi
trường nước và trầm tích. Tổng hàm lượng thuốc BVTV trong nước dao
động từ 0,33 ng/L (tháng 8/2009) đến 6,18 ng/L (tháng 3/2011) và trong
trầm tích dao động từ 0,34 ng/g (tháng 8/2009) đến 9,04 ng/g (tháng 4/2013).
Tổng DDTs (bao gồm DDT và các sản phẩm chuyển hóa DDE và DDD),
trong đó DDTs dao động từ không phát hiện (KPH) (<0,01 ng/L) đến 2,21
ng/L và từ 0,01 đến 1,98 ng/g tương ứng trong nước và trầm tích. Nhìn
chung, tổng hàm lượng thuốc BVTV clo hữu cơ trong môi trường nước và
trầm tích vào tháng 2-4 thường cao hơn tháng 8-9 nhưng không nhiều. Theo
qui chuẩn kỹ thuật quốc gia với mục đích bảo tồn thủy sinh, hàm lượng
thuốc BVTV trong nước và trầm tích đều thấp hơn các giá trị giới hạn
(GTGH) rất nhiều.
ORGANOCHLORINE PESTICIDE RESIDUES IN WATER
AND SEDIMENT AT NHA TRANG MARINE MONITORING STATION
IN 10 RECENT YEARS (2005-2014)
Tran Thi Minh Hue, Le Trong Dung
Institute of Oceanography, Vietnam Academy of Science & Technology
Abstract The analysis results of organochlorine pesticide residues at Nha Trang
marine monitoring station from 2005 to 2014 showed that content of
organochlorine pesticides had a gradually decreasing trend from 2005 to
2010 and then clearly increased from 2011 to 2014 in both water and
sediment. Total content of organochlorine pesticides ranged from 0.33
(August 2009) to 6.18 ng/L (March 2011) in water and ranged from 0.34
(August 2009) to 9.04 ng/g (April 2013) in sediment. DDTs (include DDT
and its DDE and DDD derivatives) ranged from not detected (<0.01 ng/L) to
2.21 ng/L and from 0.01 to 1.98 ng/g in water and sediment, respectively.
Overall, total content of organochlorine pesticides in water and sediment in
the period from February to April was often slightly higher than that from
August to September. Although the organochlorine pesticide residues were
found in both water and sediment during 10 years but their contents were
lower than the critical values in national technical regulation for aquatic life
protection.
81
I. MỞ ĐẦU
Thuốc bảo vệ thực vật họ clo hữu cơ (ví dụ
DDT, DDD, DDE, α-BHC, aldrin, dieldrin,
endosulfan, chlordane, heptachlor, lindane,
endrin và toxaphene) là một trong những
nhóm chất ô nhiễm khó phân hủy (POPs)
và tồn dư lâu trong nước cũng như trong
trầm tích, gây ảnh hưởng không tốt cho đời
sống thủy sinh và sức khỏe của con người.
Vì vậy, hầu hết những chất này đã bị cấm
sử dụng ở các nước phát triển vào những
năm 1970. Ở Việt Nam, lệnh cấm sử dụng
những chất này chính thức từ năm 1995
(Sinh và cs., 1999) nhưng trên thực tế, nước
ta vẫn sử dụng một khối lượng lớn thuốc
BVTV khoảng hơn 40.000 tấn vào năm
1998 (FAO, 2004) và khoảng 2.500 kg
thuốc trừ sâu đã cấm sử dụng vẫn được
dùng (như methamidophos, DDT và một số
chất hóa học khác), cùng với 4.753 lít và
5.645 kg các loại thuốc trừ sâu nhập khẩu
trái phép và thuốc giả (Theo kết quả thực
hiện cuộc điều tra (thanh tra) mở rộng trên
toàn quốc về việc sử dụng thuốc trừ sâu
năm 2000 do Chi cục bảo vệ cây trồng báo
cáo tại Hội nghị thanh tra mở rộng tại Hà
Nội năm 2000). Ngoài ra tình trạng sử dụng
thuốc BVTV vượt quá liều lượng cho phép
và lạm dụng các loại thuốc trong nông
nghiệp cũng như trong nuôi trồng thủy sản
như ở Việt Nam đã gây ảnh hưởng tới môi
trường đất, nước, không khí và sức khoẻ
con người.
Khu vực ven biển là những nơi sau cùng
chịu ảnh hưởng của các loại thuốc BVTV
từ nhiều nguồn thải khác nhau như hoạt
động nông nghiệp và các hiện tượng xói
mòn, rửa trôi đất. Hơn nữa, vùng ven biển
cũng chịu ảnh hưởng bởi vật chất do sông
chuyển tải vào và có khả năng lắng đọng,
tích lũy vào môi trường trầm tích ảnh
hưởng đến chất lượng môi trường sống
(Dang Duc Nhan và cs., 1998). Vịnh Nha
Trang là nơi tiếp nhận các nguồn nước từ
hai hệ thống sông chính là sông Cái và sông
Cửa Bé, hay còn gọi là sông Tắc. Vì vậy,
các hóa chất BVTV dùng trong nông
nghiệp của một số xã ven thành phố Nha
Trang như Vĩnh Ngọc, Vĩnh Phương, Vĩnh
Thạnh, Vĩnh Thái đều theo dòng chảy đổ ra
vịnh nên việc quan trắc thuốc BVTV tại
vịnh Nha Trang là rất cần thiết. Chính vì
vậy, trạm quan trắc Nha Trang (đặt trong
vịnh Nha Trang nằm trong hệ thống trạm
quan trắc và phân tích môi trường biển
miền Nam) đã quan trắc hàm lượng thuốc
BVTV clo hữu cơ bên cạnh các thông số
môi trường khác như là chất dinh dưỡng và
các kim loại nặng. Trạm quan trắc này chịu
ảnh hưởng trực tiếp từ các hoạt động đô thị,
du lịch - dịch vụ, giao thông vận tải cảng,
đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản, nước
sông Cái và sông Cửa Bé đổ ra vịnh Nha
Trang. Có thể nói hoạt động quan trắc của
trạm đã góp phần vào công tác quản lý và
bảo vệ môi trường ở Trung ương cũng như
địa phương. Mặc dù vậy, việc công bố các
kết quả quan trắc của trạm liên quan đến
thuốc BVTV clo hữu cơ hầu như chưa được
quan tâm trong các công trình sử dụng
chuỗi số liệu tại trạm quan trắc này (Võ
Văn Lành, 1999; Lã Văn Bài, 2003, 2007,
2009; Lê Thị Hường và Phạm Thị Minh
Hạnh, 2011; Vũ Tuấn Anh, 2011 và Lê Thị
Vinh và cs., 2015). Công trình nghiên cứu
gần đây nhất về thuốc BVTV clo hữu cơ
trong vịnh Nha Trang cho thấy hàm lượng
tổng DDTs tương đối cao trong môi trường
trầm tích ở mặt cắt cửa sông Cái và mặt cắt
cửa sông Cửa Bé đổ ra vịnh (Hoàng Trung
Du, 2011; Hoàng Trung Du và Bùi Văn
Lai, 2013).
Nhằm tiếp tục cung cấp thông tin về kết
quả quan trắc tại trạm quan trắc Nha Trang để
phục vụ cho việc theo dõi biến động chất
lượng môi trường và các nghiên cứu sau này,
bài báo trình bày kết quả về hàm lượng thuốc
BVTV clo hữu cơ trong 10 năm gần đây (từ
năm 2005 đến 2014).
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Thu và bảo quản mẫu
Mẫu nước và mẫu trầm tích được thu tại
trạm quan trắc Nha Trang (Tọa độ
12o12’45” N; 109o13’12” E, độ sâu: 19,0
m) định kỳ vào 2 đợt từ tháng 2 đến tháng
4 và từ tháng 8 đến tháng 9 hàng năm. Vị trí
trạm quan trắc được trình bày trong hình 1.
82
Mẫu nước tầng mặt được thu vào lúc triều
thấp. Mẫu trầm tích được thu trong khoảng
5 cm bề mặt. Mẫu nước và trầm tích được
bảo quản lạnh ở nhiệt độ khoảng 5oC cho
tới khi phân tích.
Hình 1. Vị trí trạm quan trắc môi trường biển Nha Trang
Fig. 1. Location of Nha Trang marine monitoring station
2. Phân tích mẫu
Mẫu nước được chiết bằng dung môi
Dichlormethan (CH2Cl2). Sau đó mẫu được
cất cô bằng máy cô chân không, lọc tách
phân cực và định mức trong 1 mL hecxan.
Mẫu trầm tích được làm khô ở nhiệt độ
50oC, nghiền mịn và chiết bằng phương
pháp Soxlet với dung môi CH2Cl2. Mẫu
được cất cô trên máy cô chân không, lọc
tách phân cực bằng cột nhồi silicagel và
nhôm hoạt hóa, sau đó mẫu được định mức
trong 1 mL hecxan.
Thuốc BVTV clo hữu cơ trong dung
dịch hecxan được đo trên máy sắc ký khí
HP6890 với đầu dò cộng kết điện tử ECD
(Hewlett Packard HP6890 GC-ECD) theo
phương pháp sắc ký khí mao quản (APHA,
1995, Method 6630). Sử dụng chất chuẩn
bao gồm 21 chất thuộc nhóm thuốc BVTV
clo hữu cơ.
3. Xử lí số liệu phân tích
Số liệu phân tích được thống kê, xử lý và
biểu diễn bằng đồ thị trên phần mềm
Microsoft Excel.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Thuốc BVTV trong môi trường nước
1.1. Hàm lượng thuốc BVTV đợt quan
trắc tháng 2-4
Tổng hàm lượng các loại thuốc BVTV clo
hữu cơ được thống kê trong bảng 1 và minh
họa trong hình 2. Từ bảng và hình này cho
thấy tổng hàm lượng các loại thuốc BVTV
clo hữu cơ đợt tháng 2-4 từ năm 2005 đến
2014 có giá trị trung bình là 2,20 ng/L (từ
1,01 ng/L vào năm 2014 đến 6,18 ng/L vào
năm 2011). Các số liệu trong bảng 1 cũng
cho thấy tổng hàm lượng DDTs trung bình
là 0,44 ng/L (từ KPH vào năm 2009 đến
1,57 ng/L vào năm 2013). Các chất khác
trong nhóm thuốc BVTV clo hữu cơ như
α-BHC chỉ tìm thấy vào những năm 2005,
2006 và 2011 với giá trị trung bình 0,78
ng/L (dao động từ 0,42 ng/L đến 0,98
ng/L), Lindane có mặt trong tất cả các năm
với giá trị trung bình 0,32 ng/L (dao động
từ 0,03 ng/L đến 1,67 ng/L), Heptachlor
trung bình 0,23 ng/L (từ KPH đến 0,78
ng/L), Aldrine trung bình 0,40 ng/L (từ
KPH đến 1,22 ng/L), Endosulfan I trung
bình 0,15 ng/L (từ KPH đến 0,29 ng/L),
Dieldrin trung bình 0,42 ng/L (từ KPH đến
1,26 ng/L) và Endrin trung bình 0,48 ng/L
(từ KPH đến 1,63 ng/L).
83
Bảng 1. Giá trị thống kê hàm lượng thuốc BVTV clo hữu cơ trong nước
Table 1. Statistical values of organochlorine pesticide residues concentration in water
Chỉ tiêu
Tháng 2-4 Tháng 8-9 QCVN 10:
TB CĐ CT TB CĐ CT 2008/BTNMT
Đơn vị: ng/L
α-BHC 0,78 0,98 KPH 0,51 1,40 KPH 130
Lindane 0,32 1,67 0,03 0,43 1,61 0,01 380
Heptachlor 0,23 0,78 KPH 0,16 0,45 KPH 60
Aldrine 0,40 1,22 KPH 0,25 0,57 KPH 8
Endosulfan I 0,15 0,29 KPH 0,17 0,49 KPH 10
Dieldrin 0,42 1,26 KPH 0,17 0,63 0,02 8
Endrin 0,48 1,63 KPH 0,31 1,21 KPH 14
DDE 0,32 1,29 KPH 0,26 0,58 KPH -
4-4’DDD 0,19 0,64 KPH 0,45 1,34 KPH -
4’4-DDT 0,19 0,40 KPH 0,20 0,29 KPH 4
Σ DDTs 0,44 1,57 KPH 0,61 2,21 KPH -
Σ Clo hữu cơ 2,20 6,18 1,01 1,91 4,62 0,33
Σ DDTs: DDE + DDD + DDT; KPH: Không phát hiện (<0,01 ng/l)
TB: trung bình; CĐ: cực đại; CT: cực tiểu
QCVN 10: 2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ
Hình 2. Tổng hàm lượng thuốc BVTV clo hữu cơ trong nước
Fig. 2. Total content of organochlorine pesticide residues in water
1.2. Hàm lượng thuốc BVTV đợt quan
trắc tháng 8-9
Các số liệu trong bảng 1 và hình 2 cũng cho
thấy các hợp chất BVTV clo hữu cơ đều
tìm thấy trong đợt quan trắc vào tháng 8-9
với tổng hàm lượng trung bình 1,91 ng/L
(từ 0,33 ng/L vào năm 2009 đến 4,62 ng/L
vào năm 2013). Tổng DDTs trung bình 0,61
ng/L (từ KPH đến 2,21 ng/L), Lindane và
Dieldrin hiện diện trong tất cả các năm với
giá trị trung bình tương ứng là 0,43 ng/L (từ
0,01 ng/L đến 1,61 ng/L) và 0,17 ng/L (từ
0,02 ng/L đến 0,63 ng/L). Các chất α-BHC,
Heptachlor, Aldrine, Endosulfan I và
Endrin chỉ tìm thấy ở một số năm như
α-BHC chỉ được phát hiện vào năm 2005 và
2006 với hàm lượng tương ứng 0,04 ng/L
và 0,08 ng/L.
Nhìn chung hàm lượng thuốc BVTV clo
hữu cơ trong nước vào 2 đợt quan trắc có
xu hướng giảm dần từ năm 2005 (trung
bình năm 1,55 ng/L) đến 2010 (trung bình:
1,07 ng/L) và sau đó tăng cao vào năm
2011 (trung bình: 5,38 ng/L) và 2013 (trung
bình: 3,53 ng/L). Tổng hàm lượng DDTs
84
dao động từ KPH đến 2,21 ng/L vào tháng
9/2013. So sánh kết quả giữa hai đợt quan
trắc cho thấy tổng hàm lượng thuốc BVTV
quan trắc vào tháng 2-4 cao hơn so với đợt
quan trắc vào tháng 8-9 nhưng không đáng
kể trong khi hàm lượng tổng DDTs biến
động ngược lại. Căn cứ theo quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven
bờ với mục đích nuôi trồng thủy sản và bảo
tồn thủy sinh (QCVN 10: 2008/BTNMT)
thấy là hàm lượng từng chất clo hữu cơ ở cả
hai đợt thu mẫu đều thấp hơn các GTGH rất
nhiều (Bảng 1).
So sánh tổng hàm lượng DDTs tại trạm
quan trắc môi trường biển Nha Trang với
vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Thừa
Thiên Huế năm 2006 và 2007 (Trong báo
cáo “Đánh giá chất lượng nước và trầm tích
đầm phá Tam Giang – Cầu Hai 2006 –
2007” thuộc dự án “Quản lý tổng hợp các
hoạt động ở vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên
Huế” (Dự án Imola) do Nguyễn Văn Hợp
và cs. thực hiện năm 2008) thấy là không có
sự khác biệt về hàm lượng DDTs tại trạm
quan trắc môi trường biển Nha Trang và
vùng đầm phá (thường <0,5 ng/L) ngoại trừ
năm 2011 và 2013 hàm lượng DDTs tại
trạm quan trắc môi trường biển Nha Trang
cao hơn với hàm lượng tương ứng là 0,87
ng/L và 1,89 ng/L.
2. Thuốc BVTV trong môi trường trầm
tích
2.1. Hàm lượng thuốc BVTV đợt quan
trắc tháng 2-4
Tổng hàm lượng các loại thuốc BVTV clo
hữu cơ được thống kê trong bảng 2 và minh
họa trong hình 3. Từ bảng và hình này cho
thấy tổng hàm lượng các loại thuốc BVTV
clo hữu cơ trong trầm tích quan trắc vào đợt
tháng 2-4 có giá trị trung bình 2,48 ng/g (từ
0,36 ng/g vào năm 2009 đến 9,04 ng/g vào
năm 2013). Tổng hàm lượng các loại thuốc
BVTV clo hữu cơ có xu hướng giảm dần từ
năm 2005 (trung bình 3,95 ng/g) đến năm
2010 (trung bình 0,45 ng/g) và sau đó tăng
cao vào các năm từ 2011 đến 2014, nhất là
năm 2013 (9,04 ng/g). Tổng hàm lượng
DDTs trung bình 0,51 ng/g, dao động 0,02
ng/g vào năm 2008 đến 1,98 ng/g vào năm
2014. Các hợp chất α-BHC, Dieldrin và
Endrin thuộc nhóm clo hữu cơ đều có hàm
lượng thấp (<0,5 ng/g) trừ Lindane và
Aldrine. Hai hợp chất này đều phát hiện
thấy trong tất cả các năm với giá trị trung
bình tương ứng là 0,83 ng/g (từ 0,03 ng/g
vào năm 2008 đến 5,48 ng/g vào năm 2013)
và 0,20 ng/g (từ 0,01 ng/g vào năm 2008
đến 0,93 ng/g vào năm 2005).
Bảng 2. Giá trị thống kê hàm lượng thuốc BVTV clo hữu cơ trong trầm tích
Table 2. Statistical values of organochlorine pesticide residues content in sediment
Chỉ tiêu
Tháng 2-4 Tháng 8-9 QCVN 43
TB CĐ CT TB CĐ CT 2012/BTNMT
Đơn vị: ng/g khô
α-BHC 0,35 0,64 KPH 0,13 0,36 KPH 1
Lindane 0,83 5,48 0,03 0,18 0,71 0,01 2,7
Heptachlor 0,44 1,52 KPH 0,41 2,96 0,02
Aldrine 0,20 0,93 0,01 0,30 1,17 KPH
Endosulfan I 0,29 1,42 KPH 0,18 1,17 KPH 4,3
Dieldrin 0,13 0,48 KPH 0,11 0,47 KPH 62,4
Endrin 0,16 0,46 KPH 0,08 0,27 KPH 374
DDE 0,16 0,55 KPH 0,31 1,28 KPH 7,8
4-4’DDD 0,13 0,41 KPH 0.05 0,21 KPH 4,8
4’4-DDT 0,28 1,42 KPH 0,08 0,51 0,01
Σ DDTs 0,51 1,98 0,02 0,34 1,37 0,01
Σ clo hữu cơ 2,48 9,04 0,36 1,51 4,04 0,34
Σ DDTs: DDE + DDD + DDT; KPH: Không phát hiện (<0,01 ng/l); TB: trung bình; CĐ: cực đại;
CT: cực tiểu; QCVN 43: 2012/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng trầm tích
85
Hình 3. Tổng hàm lượng thuốc BVTV clo hữu cơ trong trầm tích
Fig. 3. Total content of organochlorine pesticide residues in sediment
2.2. Hàm lượng thuốc BVTV đợt quan
trắc tháng 8-9
Các số liệu trong bảng 2 và hình 3 cũng cho
thấy tổng hàm lượng thuốc BVTV clo hữu
cơ quan trắc đợt tháng 8-9 tương đối thấp từ
năm 2005 đến 2010 với phạm vi dao động
từ 0,34 ng/g vào năm 2009 đến 1,37 ng/g
vào năm 2008. Tổng hàm lượng thuốc
BVTV clo hữu cơ tương đối cao vào những
năm 2012, 2013 tương ứng là 3,96 ng/g và
4,04 ng/g. Tổng hàm lượng DDTs trung
bình 0,34 ng/g dao động từ 0,01 ng/g vào
năm 2005 đến 1,37 ng/g vào năm 2013. Các
chất BVTV clo hữu cơ khác đều có giá trị
tương đối thấp và chỉ có ở một số năm
trong khi đó Lindane và Heptachlor luôn
ghi nhận với giá trị trung bình tương ứng là
0,18 ng/g (từ 0,01 ng/g đến 0,71 ng/g) và
0,41 ng/g (từ 0,02 ng/g đến 2,96 ng/g).
Nhìn chung, tổng hàm lượng thuốc
BVTV clo hữu cơ trong môi trường trầm
tích trạm quan trắc môi trường biển Nha
Trang có xu hướng giảm dần từ năm 2005
đến năm 2010 nhưng lại tăng lên từ năm
2011 đến 2014. Tổng hàm lượng thuốc
BVTV clo hữu cơ và tổng DDTs đợt tháng
2-4 cao hơn khoảng 1,5 lần so với đợt tháng
8-9.
Mặc dù thuốc BVTV clo hữu cơ, nhất là
DDTs đã được cấm sử dụng từ năm 1995
tuy nhiên do khó phân hủy và khả năng tồn
dư lâu trong môi trường (Fernando và cs.,
2008; Nguyen Hung Minh và cs., 2007;
Hoàng Trung Du 2011, Hoàng Trung Du và
Bùi Văn Lai, 2013) nên DDTs hầu như vẫn
tìm thấy trong kết quả quan trắc hàng năm
tại trạm quan trắc môi trường biển Nha
Trang. Mặc dù vậy, theo Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về chất lượng trầm tích
(QCVN 43: 2012/BTNMT) hàm lượng từng
chất đều thấp hơn GTGH trừ Lindane cao
hơn GTGH khoảng 2 lần vào tháng 4/2013.
So sánh với các nghiên cứu khác (Bảng
3) cho thấy tổng DDTs trong trầm tích tại
trạm quan trắc môi trường biển Nha Trang
dao động từ 0,01 từ 1,98 ng/g (trung bình là
0,43 ng/g) nhỏ hơn nhiều so với tổng DDTs
trong trầm tích tại vịnh Hạ Long, Hải
Phòng, khu vực cửa sông Ba Lạt vào những
năm 2003 và 2004 (Hong và cs., 2008),
vùng biển ven bờ phía bắc Việt Nam (Dang
Duc Nhan và cs., 1999) và vùng đồng bằng
sông Cửu Long (Fernando và cs., 2008;
Nguyen Hung Minh và cs., 2007). Bên cạnh
đó, kết quả phân tích cũng cho thấy so với
kết quả DDTs (15,206 ng/g) tại điểm thu
mẫu gần vị trí trạm quan trắc môi trường
biển Nha Trang năm 2010 của Hoàng
Trung Du (2011); Hoàng Trung Du và Bùi
Văn Lai (2013) thấy là tổng hàm lượng
DDTs trong trầm tích tại trạm quan trắc
môi trường biển Nha Trang vào năm 2010
thấp hơn 119 lần, hàm lượng DDTs trung
bình từ năm 2005-2014 thấp hơn 35 lần.
86
Với số liệu quan trắc 10 năm tại trạm
quan trắc môi trường biển Nha Trang cho
thấy hiện nay thuốc trừ sâu clo hữu cơ vẫn
còn tồn tại trong nước và trầm tích với xu
thế biến động không rõ ràng. Hầu hết các
loại thuốc BVTV họ clo hữu cơ vẫn phát
hiện trong nước và trầm tích đã cho thấy
vẫn còn có nguồn phát thải các chất này vào
môi trường mặc dù đã bị cấm sử dụng từ
lâu. Hiện nay, hàm lượng các loại thuốc trừ
sâu clo hữu cơ đều thấp hơn các GTGH qui
định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
chất lượng nước và trầm tích nhưng vấn đề
quản lý việc sử dụng và quan trắc thuốc
BVTV họ clo hữu cơ vẫn cần được tiếp tục
quan tâm hơn nữa để theo dõi chất lượng
môi trường, phục vụ cho việc quản lý và
phát triển bền vững vịnh Nha Trang.
Bảng 3. So sánh hàm lượng DDTs trong trầm tích tại trạm quan trắc môi trường biển Nha Trang
với một số vùng ở Việt Nam
Table 3. Comparison of DDTs content in sediment at Nha Trang marine monitoring station
with some areas in Vietnam
Địa điểm thu mẫu
Thời gian
DDTs
(ng/g khô)
Tài liệu tham khảo
Vùng biển ven bờ phía Bắc Việt Nam 8-1997 6,2 - 10,4 Dang Duc Nhan và cs., 1999
Vịnh Hạ Long 2003, 2004 1,22 - 274 Hong và cs., 2008
Vịnh Hải Phòng 2003, 2004 1,76 - 126 Hong và cs., 2008
Cửa sông Ba Lạt 2004 0,31 - 1,46 Hong và cs., 2008
Đồng bằng sông Cửu Long 5-1998 0,32 - 67 Fernado và cs., 2008
Đồng bằng sông Cửu Long 9-2003, 5-2004 0,01 - 110 Nguyen Hung Minh và cs., 2007
Trạm quan trắc môi trường biển
Nha Trang
2005-2014
0,01 - 1,98
Bài viết
Lời cám ơn: Tác giả xin chân thành cảm ơn
giám đốc Trạm Quan trắc và Phân tích Môi
trường Biển miền Nam đã cho phép sử
dụng số liệu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
APHA, 1995. Standard methods for the
examination of water and wastewater.
Method 6630 Organochlorine pesticide.
American Public Health Association.
Washington DC, 2005.
Dang Duc Nhan, Nguyen Manh Am, F. P.
Carvalho, J. P. Villeneuve, and C.
Cattini, 1999. Organochlorine pesticides
and PCBs along the coast of North
Vietnam. Sci. Total Environ., 237 (8):
363-371.
Dang Duc Nhan, Nguyen Manh Am,
Nguyen Chu Hoi, Luu Van Dieu, F. P.
Carvalho, J. P. Villeneuve, and C.
Cattini, 1998. Organochlorine pesticides
and PCBs in the Red River Delta, North
Vietnam. Marine Pollution Bulletin, 36:
742-749.
FAO, 2004. FAO - STAT. Statistics
downloaded for Vietnam. Available at:
Fernando P. Carvalho, J. P. Villeneuve, C.
Cattini, I. Tolosa, Dao Dinh Thuan,
Dang Duc Nhan, 2008. Agrochemical
and polychlorobyphenyl (PCB) residues
in the Mekong river delta, Vietnam.
Marine Pollution Bulletin, 56: 1476-
1485.
87
Hoàng Trung Du, 2011. Đánh giá mức độ
nhiễm bẩn và tích lũy các chất hữu cơ
khó phân hủy (DDTs và PCBs) trong
môi trường trầm tích vịnh Nha Trang.
Hội nghị Khoa học và Công nghệ Biển
lần thứ V. Quyển 5: Sinh Thái, Môi
Trường và Quản lý Biển, tr. 48-55, NXB
Khoa học Tự nhiên và Công nghệ.
Hoàng Trung Du và Bùi Văn Lai, 2013.
Nhiễm bẩn và tích lũy sinh học các chất
hữu cơ độc hại khó phân hủy (OCPs và
PAHs) ở vùng biển ven bờ vịnh Nha
Trang. Kỷ yếu Hội nghị Quốc tế “Biển
Đông 2012”, Nha Trang, 12-14/9/2012,
tr. 243-253. NXB Khoa học Tự nhiên và
Công nghệ.
Hong S. H., U. H. Yim, W. J. Shim, J. R.
Oh, P. H. Viet, P. S. Park, 2008.
Persistent organochlorine residues in
estuarine and marine sediments from Ha
Long Bay, Hai Phong Bay, and Ba Lat
Estuary, Vietnam. Chemosphere, 72:
1193-1202.
Lã Văn Bài, 2003. Hiện trạng môi trường
biển ven bờ Nam Việt Nam (1996-
2002). Tuyển tập Nghiên cứu Biển, XIII:
37-46. NXB Khoa học và Kỹ thuật.
Lã Văn Bài, 2007. Diễn biến hiện trạng môi
trường biển ven bờ Nam Việt Nam
(2002-2006). Hội nghị khoa học Quốc
Gia “Biển Đông 2007”, Nha Trang 12-
14/9, tr. 503-514. NXB Khoa học Tự
nhiên và Công nghệ.
Lã Văn Bài, 2009. Diễn biến các yếu tố ô
nhiễm biển ven bờ Nam Việt Nam từ đất
liền qua số liệu 12 năm quan trắc (1996-
2007). Tuyển tập Nghiên cứu Biển, XVI:
40-48. NXB Khoa học và Kỹ thuật.
Lê Thị Hường và Phạm Thị Minh Hạnh,
2011. Hiện trạng nước biển ven bờ Việt
Nam qua số liệu quan trắc môi trường
biển Quốc gia. Hội nghị Khoa học và
Công nghệ Biển lần thứ V, Quyển 5:
Sinh Thái, Môi Trường và Quản lý Biển,
tr. 1-7. NXB Khoa học Tự nhiên và
Công nghệ.
Lê Thị Vinh, Dương Trọng Kiểm, Nguyễn
Hồng Thu, Phạm Hữu Tâm, Phạm Hồng
Ngọc, Lê Hùng Phú và Võ Trần Tuấn
Linh, 2015. Hàm lượng các kim loại
nặng trong trầm tích tại các trạm quan
trắc Nha Trang, Vũng Tàu và Rạch Giá
(1998-2014). Tuyển tập Nghiên cứu
Biển, 21(1): 32-40.
Nguyen Hung Minh, Tu Binh Minh,
Natsuko Kajiwara, Tatsuya Kunisue,
Hisato Iwata, Pham Hung Viet, Nguyen
Phuc Cam Tu, Bui Cach Tuyen,
Shinsuke Tanabe, 2007. Pollution
sources and occurrences of selected
persistent organic pollutants (POPs) in
sediments of the Mekong river delta,
South Vietnam. Chemosphere, 67: 1794-
1801.
Sinh N. N., L. T. B. Thuy, N. K. Kinh, L.
B. Thang, 1999. The persistent organic
pollutants and their management in
Vietnam. In: Proceedings of the
Regional Workshop on the Management
of Persistent Organic Pollutants – POPs,
UNEP, Hanoi, Vietnam, 16–19 March,
tr. 385-406.
Võ Văn Lành, Phan Quảng, Vũ Văn Tác,
1999. Tình hình dữ liệu Hải dương học
Biển Đông. Tuyển tập Nghiên cứu Biển,
IX: 11-15.
Vũ Tuấn Anh, 2011. Kết quả quan trắc một
số các kim loại nặng trong nước dải ven
biển miền Nam. Hội nghị Khoa học và
Công nghệ Biển lần thứ V, Quyển 5:
Sinh Thái, Môi Trường và Quản Lý
Biển, tr. 36-41. NXB Khoa học Tự nhiên
và Công nghệ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10_tranthiminhhue_80_87_8_2070866.pdf