Hóa chất bảo vệ thực vật của người dân trồng rau

TÓM TẮT Đặt vấn đề: Việc ứng dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp cộng với việc không tuân thủ tốt những quy định an toàn trong thực hành là nguyên nhân dẫn đến những nguy cơ nguy hại cho sức khỏe cộng đồng và môi trường sống. Mục tiêu: Nghiên cứu cắt ngang này nhằm mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về hóa chất bảo vệ thực vật của những người nông dân trồng rau tại thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng trong năm 2008, và xác định mối liên quan giữa kiến thức, thái độ và thực hành của người dân, từ đó giúp chúng ta đánh giá xem vấn đề đảm bảo an toàn trong thực hành hóa chất này được người dân tuân thủ như thế nào. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả tiến hành trên 201 người nông dân hiện đang trồng rau tại thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng trong tháng 5/2008. Trong bốn cụm địa lý chuyên canh rau, các đối tượng nghiên cứu được các điều tra viên trực tiếp phỏng vấn tại thực địa về kiến thức, thái độ, thực hành của họ liên quan đến cách bảo quản và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật. HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT CỦA NGƯỜI DÂN TRỒNG RAU

pdf19 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2383 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hóa chất bảo vệ thực vật của người dân trồng rau, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT CỦA NGƯỜI DÂN TRỒNG RAU TÓM TẮT Đặt vấn đề: Việc ứng dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp cộng với việc không tuân thủ tốt những quy định an toàn trong thực hành là nguyên nhân dẫn đến những nguy cơ nguy hại cho sức khỏe cộng đồng và môi trường sống. Mục tiêu: Nghiên cứu cắt ngang này nhằm mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về hóa chất bảo vệ thực vật của những người nông dân trồng rau tại thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng trong năm 2008, và xác định mối liên quan giữa kiến thức, thái độ và thực hành của người dân, từ đó giúp chúng ta đánh giá xem vấn đề đảm bảo an toàn trong thực hành hóa chất này được người dân tuân thủ như thế nào. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả tiến hành trên 201 người nông dân hiện đang trồng rau tại thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng trong tháng 5/2008. Trong bốn cụm địa lý chuyên canh rau, các đối tượng nghiên cứu được các điều tra viên trực tiếp phỏng vấn tại thực địa về kiến thức, thái độ, thực hành của họ liên quan đến cách bảo quản và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật. Kết quả: Tỷ lệ người dân có kiến thức chung đúng về hóa chất bảo vệ thực vật chỉ có 35%, tuy nhiên, đa số họ đều biết rõ khi phun thuốc bảo vệ thực vật quá liều lượng và khi thu hoạch quá sớm so với thời gian cách ly là có hại cho người tiêu thụ rau. Chỉ có 29% số người dân trong nghiên cứu có thái độ chung đúng trong việc sử dụng và đảm bảo an toàn hóa chất bảo vệ thực vật và 27% trong số đối tượng nghiên cứu cho thấy việc thực hành an toàn trong sử dụng hóa chất trên. Kết luận: Kiến thức, thái độ và thực hành an toàn về HCBVTV của người dân vẫn chưa cao. Có thể thấy được rằng, tại thời điểm này, người dân địa phương vẫn chưa quan tâm đúng mức tới việc thực hành bảo quản và ứng dụng hóa chất bảo vệ thực vật một cách an toàn, và vẫn còn đó mối nguy hại cho sức khỏe lên bản thân và cộng đồng. Cần có những biện pháp thúc đẩy và khuyến khích người dân nơi đây trong việc thực hành an toàn trong lao động khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đồng thời có những biện pháp tích cực để giám sát và hỗ trợ, như truyền thông giáo dục, khuyến cáo từ phòng nông nghiệp và trung tâm khuyến nông, kiểm tra từ chi cục bảo vệ thực vật… Từ khóa: kiến thức, thái độ, thực hành, hóa chất bảo vệ thực vật, trồng rau. ABSTRACT KNOWLEDGE, ATITUDE AND PRACTICE ABOUT PESTICIDES AMONG FARMERS WHO GROWING VEGETABLES IN DALAT CITY, LAM DONG PROVINCE IN 2008 K’ Voi, Do Van Dung * Y Hoc TP.Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 1 - 2010: 109-115 Introduction: The application of chemical plant protection in the agricultural community does not comply with the safety regulations well in practice is the cause of the risk of harm to public health and habitat. Objective: This cross-section study is to describe the knowledge; attitude and practice concerned to plant protection chemicals of vegetable in Da Lat City, Lam Dong Province in 2008, and determine the connection between knowledge, attitude and practice among the local people. Thereby to evaluate how the local practice of safety chemical regulation is. Method: The study conducted 201 farmers growing vegetables in Da Lat City, Lam Dong Province in May 2008. In four geographic clusters intensive farming of vegetables selected, the audience research investigators interviewed directly in the field of knowledge, attitudes, practices related to their preservation and use of chemical protection plants. Results: The rate of people with correct general knowledge about the chemical plant protection only 35%, however, most of them knew when spraying plant protection chemical more than permitted dosage and when harvesting sooner than isolation period are both harmful to consumers. Only 29% of people in the study had good attitude in obeying the safety regulations and only 27% of them done safety adherences. Conclusion: People’s knowledge, attitude and practice related to agricultural chemicals are still weak. At this time, local people still do not pay good attention enough to safety practices of these chemicals; therefore, it is still the risk for community health. There should be measures to promote and encourage people here to practice safe working when using plant protection drugs, and there are positive measures to monitor and support, such as communication education, prevention recommendations from agricultural and extension center, checking from plant protection offices... Keywords: knowledge, attitude, practice, chemical plant protection, plant vegetables. ĐẶT VẤN ĐỀ Việc ứng dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp cộng với việc không tuân thủ tốt những quy định an toàn trong thực hành là nguyên nhân dẫn đến những nguy cơ nguy hại cho sức khỏe cộng đồng và môi trường sống(Error! Reference source not found.). Những người thường xuyên chịu ảnh hưởng của HCBVTV phải nhắc đến chính là những người nông dân, do điều kiện sống và làm việc có tiếp xúc thường xuyên với HCBVTV. Cho nên chúng tôi thực hiện nghiên cứu KAP về HCBVTV của người dân trồng rau tại thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng nhằm mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về hóa chất bảo vệ thực vật của những người nông dân trồng rau tại thành phố Đà Lạt và xác định mối liên quan giữa kiến thức, thái độ và thực hành của người dân, từ đó giúp chúng ta đánh giá xem vấn đề đảm bảo an toàn trong thực hành hóa chất này được người dân tuân thủ như thế nào. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu cắt ngang mô tả, được tiến hành trên 201 người nông dân hiện đang trồng rau tại thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng trong tháng 5/2008. Tiêu chí đưa vào là những người dân trồng rau tại 4 cụm trồng rau trọng điểm tại thành phố Đà Lạt, có thực hành phun hay rắc thuốc bảo vệ thực vật, trên 16 tuổi và đồng ý tham gia phỏng vấn. Tiêu chí loại ra là những người mắc bệnh tâm thần, già lẫn, câm, điếc, những người không đủ năng lực hành vi để trả lời câu hỏi phỏng vấn. Đối tượng tham gia nghiên cứu sẽ được điều tra viên phỏng vấn về kiến thức, thái độ, thực hành liên quan đến hóa chất bảo vệ thực vật, ngay tại thực địa trong các cụm đã được chọn. Dữ kiện được nhập liệu bằng phần mềm Epidata 3.02 và xử lý bằng phần mềm Stata 10.0. KẾT QUẢ Đặc tính mẫu Qua khảo sát 201 người dân trồng rau tại 3 phường trồng rau trọng điểm tại thành phố Đà Lạt, từ ngày 11/05/2008 đến 16/05/2008 và hội đủ các tiêu chí chọn mẫu. Đặc tính của mẫu như sau: Tỷ lệ người dân trong độ tuổi từ 35 đến 50 chiếm tỷ lệ cao 50%; đa số những người trực tiếp phun và sử dụng TBVTV đều là nam giới chiếm 78%; trong đó nghề nghiệp chính là nông dân chiếm 95%, còn lại là nghề khác; có 12% là những người làm công, đa số đều sản xuất trên vườn rau gia đình; tỷ lệ những người có học vấn dưới cấp 2 chỉ có 11%, cấp 2 là 43%, trên cấp 2 là 46%. Kiến thức - thái độ - thực hành về TBVTV Kiến thức về TBVTV Tỷ lệ người dân có kiến thức chung đúng về TBVTV thấp (35%), trong đó tỷ lệ người dân có kiến thức đúng về khả năng gây ô nhiễm môi trường (49,25%) và kiến thức về việc biết có tồn tại những loại TBVTV hiện cấm sử dụng thấp (49,75%). Trong đó có 57,21% người dân biết tác dụng ngừa sâu bệnh khi xen canh và 85,58% người dân biết khả năng ngừa sâu bệnh khi ứng dụng giống cải tiến. 71,14% người dân biết khi phun thuốc nhiều hơn mức nhà sản xuất qui định có thể độc hại cho người ăn rau, và 75,62% biết là có thể độc hại cho người ăn rau nếu như không đảm bảo thời gian cách ly. Thái độ về TBVTV Số người có thái độ đúng về TBVTV ở mức thấp (29%).Trong đó tỷ lệ người dân đồng ý với việc không phun TBVTV nếu không thật sự có có sâu bệnh và không tăng số lần phun quá mức nhà sản xuất khuyến cáo là rất thấp, lần lượt là 33,33% và 36,82%. Tỷ lệ người dân đồng ý với việc nên cất TBVTV trong tủ riêng ở mức trung bình (62,19%). Đa số người dân có thái độ đồng ý với việc luôn đeo khẩu trang, luôn mặc áo bảo hộ khi phun TBVTV, thái độ về việc đảm bảo bảo thời gian cách ly, và thái độ không mua nếu như nhãn mác TBVTV không rõ ràng (hư hỏng) chiếm từ 93,53% đến 97,01%. Thực hành về TBVTV Tỷ lệ người dân có thực hành đúng về TBVTV rất thấp (27%), trong đó tỷ lệ có thực hành đúng ở từng loại như sau: Tỷ lệ người dân thực hành đúng về việc không tự ý pha trộn các loại TBVTV với nhau rất thấp (7,96%), thực hành sai lầm này cũng đã được nhìn nhận ở Jamaica (4). Tỷ lệ người dân có thực hành đúng về thời điểm bắt đầu phun TBVTV (14,43%) và việc không tăng số lần phun quá mức qui định (14,93%) thấp. Đa số người dân có thực hành đúng về xử lý chai lọ không cao (23,88%). Tuy nhiên, các thực hành liên quan đến việc bảo vệ sức khỏe cá nhân khi phun TBVTV thì được người dân thực hiện tốt trên 90%, việc cất giữ TBVTV nơi an toàn có tỷ lệ thực hành đúng nhiều nhất (98,51%). Nếu so sánh với nghiên cứu của tác giả Bùi Ngọc Linh và Trần Khánh Long thì tỷ lệ người những người có thực hành đúng cũng thấp (có 24,9% hộ nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên rau màu không đúng kỹ thuật và liều lượng, trên 4% mẫu rau có dư lượng thuốc vượt mức cho phép)(Error! Reference source not found.). Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ với thực hành về TBVTV Mối liên quan giữa kiến thức đúng với thực hành đúng về TBVTV Bảng 1: Mối liên quan giữa KT đúng với TH đúng của người dân về TBVTV (n = 201) Thực hành chung Đúng Sai p PR ( KTC 95%) Đúng 25 (46%) 29 (54%) Kiến thức chung Sai 46 (31%) 101 (69%) 0,048 1,47 (1,01– 2,15) Mối liên quan giữa thái độ đúng với thực hành đúng về TBVTV Bảng 4: Mối liên quan giữa TĐ đúng với TH đúng của người dân về TBVTV (n = 201) Thực hành chung Đúng Sai p PR ( KTC 95%) Đúng 22 (37%) 37 (63%) Thái độ chung Sai 32 (23%) 110 (77%) 0,032 1,65 (1,05 – 2,59) Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ đúng với thực hành đúng về TBVTV Bảng.6: Mối liên quan giữa KT & TĐ đúng với TH đúng về TBVTV (n = 201) Thực hành chung Đúng Sai p PR ( KTC 95%) Đúng 12 (50%) 12 (50%) Kiến thức & Thái độ chung Sai 42 (24%) 135 (76%) 0,006 2,10 (1,30 – 3,40) Bảng 7: Mối liên quan giữa KT & TĐ chung đúng với TH đúng của người dân có điều chỉnh theo các yếu tố đặc điểm dân số (n = 201) Biến số gây nhiễu tiềm tàng PR p* PR kết hợp PR (%) Kết luận Nhóm tuổi Dưới 35 3,95 0,007* // // Tương tác 35 - 50 Trên 50 1,08 4 Giới Nữ Nam // 2,39 0,800 2,24 5,97 Không gây nhiễu Trình độ học vấn Dưới cấp 2 Cấp 2 Trên cấp 2 5 1,15 3,15 0,030* // // Tương tác Nghề nghiệp chính Nông dân Nghề khác 2,19 // 0,866 2,10 0,19 Không gây nhiễu Có làm công 2,29 0,802 2,15 2,31 Không gây Vườn nhà Làm công // nhiễu * Kiểm tương tác // Không xác định Như vậy, nhóm tuổi là yếu tố tương tác lên mối quan hệ giữa kiến thức, thái độ đúng với thực hành đúng về TBVTV (p = 0,007), ở những người dưới 35 tuổi thì những người có kiến thức và thái độ đúng có tỷ lệ thực hành đúng cao hơn so với những người có kiến thức và thực hành sai (PR = 3,94). Ở những người trên 50 tuổi, thì những người có kiến thức và thái độ đúng có tỷ lệ thực hành đúng cao hơn so với những người có kiến thức và thái độ sai (PR = 4). Nhưng ở những người từ 35 đến 50, thì những người có kiến thức và thái độ đúng có tỷ lệ thực hành đúng tương đương so với những người có kiến thức và thái độ sai (PR = 1,08). Trình độ học vấn cũng là yếu tố tương tác lên mối quan hệ giữa kiến thức, thái độ đúng với thực hành đúng của người dân về TBVTV (p = 0,03). Ở những người có trình độ học vấn dưới cấp 2, những người có kiến thức và thái độ đúng có tỷ lệ thực hành đúng cao hơn so với những người có kiến thức và thái độ sai (PR = 5). Ở những người có học vấn trên cấp 2, những người có kiến thức và thái độ đúng có tỷ lệ thực hành đúng cao hơn so với những người có kiến thức và thái độ sai (PR = 3,15). Còn ở những người có học vấn cấp 2, những người có kiến thức và thái độ đúng có tỷ lệ thực hành đúng tương đương với những người có kiến thức và thái độ sai (PR = 1,15). BÀN LUẬN Đặc tính mẫu Nghiên cứu được tiến hành tại 3 phường trên địa bàn thành phố Đà Lạt là vì: Đà Lạt là một trong những vựa rau lớn nhất khu vực phía Nam, tập trung chủ yếu ở 3 phường chuyên canh rau (phường 7, 11 và 12); bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ của sản phẩm rau Đà Lạt rộng khắp các tỉnh lân cận. Qua khảo sát 201 người hội đủ các điều kiện chọn mẫu, nam giới là 156 người (78%), còn lại là nữ (22%). Độ tuổi từ 35 đến 50 tuổi chiếm 50%, dưới 35 tuổi chiếm 33%, trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ ít nhất 17%. Kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về TBVTV Kiến thức về thuốc bảo vệ thực vật Số người có kiến thức chung đúng về TBVTV ở mức thấp (35%), trong đó 71% biết nguy cơ nhiễm độc cho người ăn rau nếu phun TBVTV nhiều hơn mức nhà sản xuất khuyến cáo, và 76% biết nguy cơ nhiễm độc cho người ăn rau nếu không đảm bảo thời gian cách ly. Một điều quan ngại đó là, chỉ có 49% đối tượng biết rằng TBVTV gây ô nhiễm môi trường, và 50% trong tổng số người hiểu TBVTV cấm sử dụng. Sự thiếu hụt kiến thức này có thể dẫn đến việc lựa chọn sai lầm loại hóa chất bảo vệ thực vật và sai lầm trong việc xử lý chai lọ sau khi sử dụng, và hậu quả là làm tăng nguy cơ nhiễm độc cho con người theo chuỗi thức ăn và môi trường (Error! Reference source not found.) Vì vậy, công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe của ngành y tế kết hợp với ban ngành có liên quan như nông nghiệp, chi cục bảo vệ thực vật, sở tài nguyên môi trường…là hết sức quan trọng với mục đích nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của người dân, mà suy cho cùng cũng là nhằm bảo vệ sức khỏe con người một cách lâu dài và phát triển nông nghiệp bền vững. Thái độ về thuốc bảo vệ thực vật Tỷ lệ người có thái độ chung đúng về TBVTV ở mức thấp (29%), trong đó số người có thái độ đúng liên quan đến vấn đề phòng ngừa nhiễm độc TBVTV cho cá nhân như: luôn đeo khẩu trang khi đang phun TBVV (94%); luôn mặc áo bảo hộ khi phun TBVTV (95%). Đây cũng là dấu hiệu đáng mừng vì nó cho thấy người dân có hành vi đúng trong việc bảo vệ sức khỏe ngay trong điều kiện dễ nhạy cảm với độc tính của TBVTV nhất. Nhưng đối với việc đeo kính bảo hộ lao động thì người dân vẫn còn hơi dè dặt (29%). Mặt khác, về thái độ đúng đối với việc phòng ngừa nhiễm độc cho người tiêu thụ rau cũng khá cao: thu hoạch rau phải đảm bảo thời gian cách ly (96%); không mua TBVTV nếu nhãn mác không rõ hay nếu nhãn mác hư hỏng chiếm tỷ lệ cao nhất (97%). Điều này khiến chúng ta cảm thấy an tâm hơn về khả năng bị nhiễm độc do dư lượng TBVTV, mà chủ yếu gây ra do áp dụng loại thuốc ngoài danh mục cho phép sử dụng, thuốc lậu, và nông dân thu hái rau quá sớm sau khi phun TBVTV. Thực hành về thuốc bảo vệ thực vật Tỷ lệ người có thực hành chung đúng về TBVTV thấp (27%), trong đó đáng lưu ý nhất là việc tự pha trộn các loại hóa chất bảo vệ thực vật không theo chỉ định và hướng dẫn, nhằm mục đích tiết kiệm công lao động. Việc này có thể gây ra những nguy hại nghiêm trọng không lường trước, giống như người dân tự thí nghiệm các hóa chất với nhau. Một vấn đề nữa đó là người dân thường tăng liều lượng quá định mức được cho phép theo từng sản phẩm, vì nghi ngờ tính kháng thuốc và hiệu lực của TBVTV. Từ đó các sản phẩm rau được thu hoạch sẽ chứa một dư lượng TBVTV khá lớn do không phân hủy kịp vì nồng độ quá cao, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu thụ. Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ với thực hành về TBVTV Có mối liên quan giữa kiến thức và thái độ đúng đối với thực hành đúng về TBVTV, (p = 0,006; PR = 2,1; KTC = 1,30 – 3,40). Phân tầng theo nhóm tuổi, ở những người dưới 35 tuổi và trên 50 tuổi thì những người có kiến thức và thái độ đúng có tỷ lệ thực hành đúng cao hơn so với những người có kiến thức và thái độ sai (PR lần lượt là = 3,95 và 4). Nhưng ở những người từ 35 đến 50, thì những người có kiến thức và thái độ đúng có tỷ lệ thực hành đúng tương đương với những người có kiến thức và thái độ sai (PR = 1,08). Theo kết quả này thì có thể suy luận, những người thực hành TBVTV sai thường rơi vào nhóm lứa tuổi lao động chính (35 đến 50 tuổi), cho nên các giải pháp nhằm thay đổi hành vi thực hành TBVTV an toàn phải ưu tiên dành cho đối tượng này Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, thực hành với các đặc điểm dân số Qua nghiên cứu, không thấy có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thái độ đúng với đặc điểm dân số và giữa thực hành đúng với đặc điểm dân số (p > 0,05). Về kiến thức, có sự liên quan giữa kiến thức đúng về TBVTV với yếu tố giới tính (p = 0,015; PR = 1,99; KTC 95% = 1,07 – 3,68), theo đó những người nam có tỷ lệ kiến thức đúng cao hơn so với những người nữ, kết quả này phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội của các vùng kinh tế nông thôn, đa số nam giới thường nắm bắt thông tin nhiều hơn nữ giới. Do tập quán nông nghiệp, người phụ nữ thường làm công việc nội trợ ít có cơ hội tiếp cận nguồn thông tin, còn nam giới đóng vai trò quan trọng trong việc cập nhật thông tin và kiến thức mới. Tính giá trị, ứng dụng và hạn chế của đề tài Đề tài nghiên cứu “Kiến thức, thái độ, thực hành của người dân trồng rau tại thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng năm 2008” cung cấp một tư liệu ban đầu trong vấn đề đảm bảo an toàn sức khỏe con người và an toàn môi trường liên quan đến việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vât trong nông nghiệp. Đã đưa ra những bằng chứng có tính khoa học về kiến thức, thái độ, thực hành và các yếu tố ảnh hưởng mà dựa trên cơ sở đó, có những định hướng cho nghiên cứu khác, hay những can thiệp cộng đồng nhằm tiết kiệm nguồn lực, đạt hiệu quả và mang lại lợi ích sức khỏe và kinh tế tại địa phương. Cụ thể các nhóm đối tượng: phụ nữ, nhóm tuổi từ 35 đến 50, những nhóm học vấn thuộc cấp 2…là những ưu tiên trong nghiên cứu can thiệp hay thay đổi hành vi. Nghiên cứu này tương đối mới mẻ trong lĩnh vực y tế công cộng tại Việt Nam, cho nên có nhiều điểm hạn chế nhất định: cỡ mẫu nhỏ; phương pháp chọn mẫu cụm theo địa lý chưa phải là tối ưu có thể ảnh hưởng tới tính giá trị của nghiên cứu. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm khảo sát KAP của người dân trồng rau tại thành phố Đà Lạt và không thể suy rộng cho dân số hay địa phương khác, nhưng nó đã cho thấy được những vấn đề cơ bản cần cải thiện, và nhóm đối tượng cần tác động trong việc thực hành ứng dụng TBVTV trong rau quả. KẾT LUẬN Qua khảo sát 201 người trồng rau tại thành phố Đà Lạt, có thể thấy kiến thức, thái độ, thực hành về hóa chất bảo vệ thực vật của người dân chưa cao: kiến thức chung đúng chiếm 35%, thái độ chung đúng chiếm 29%, thực hành chung đúng chiếm 27%. Có mối liên quan giữa kiến thức chung đúng và thái độ chung đúng đối với thực hành chung đúng về HCBVTV (p = 0.048; PR = 1,47; KTC 95% = 1,01 – 2,15), nhóm tuổi và trình độ học vấn là yếu tố tương tác lên mối quan hệ giữa kiến thức đúng và thái độ đúng (kiến thức và thái độ cùng đúng) đối với thực hành đúng. KIẾN NGHỊ Qua kết nghiên cứu này, chúng tôi có kiến nghị như sau: Về mặt kiến thức: bên cạnh các giá trị lợi ích kinh tế mà các loại hóa chất bảo vệ thực vật mang lại, người dân cần được nâng cao thêm hiểu biết về những tác động xấu và những hậu quả đối với sức khỏe của bản thân người nông dân, người tiêu thụ rau và cho môi trường sống. Và có như vậy, người dân sẽ có một thái độ đúng đắn hơn, thực hành an toàn hơn khi ứng dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật. Đối tượng cần tác động: theo như kết quả nghiên cứu, nếu như nguồn lực có hạn, cần ưu tiên những người thuộc 2 nhóm: độ tuổi từ 35 đến 50, và trình độ học vấn cấp 2 vì đây là những đối tượng lao động chiếm tỷ lệ cao và tác động đến mối liên quan giữa kiến thức đúng, thái độ đúng và thực hành đúng. Cần có một nghiên cứu can thiệp và có phương pháp lượng giá hiệu quả can thiệp một cách toàn diện và phù hợp trong địa bàn nghiên cứu.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf141_0279.pdf