Hoạch định tài chính 2007 tại công ty TNHH Việt An

MỤC LỤC TÓM TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU 1.1 Cơ sở hình thành 1 1.2 Mục tiêu 1 1.3 Phạm vi nghiên cứu 1 1.4 Phương pháp nghiên cứu 1 CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 Những vấn đề chung về báo cáo tài chính 2 2.1.1 Khái niệm 2 2.1.2 Vai trò của báo cáo tài chính 2 2.2 Phân tích báo cáo tài chính 3 2.2.1 Khái niệm 3 2.2.2 Phương pháp phân tích báo cáo tài chính 3 2.2.3 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3 2.2.3.1 Những chỉ tiêu then chốt 3 2.2.3.2 Cơ cấu và hệ số 3 2.2.4 Phân tích bảng cân đối kế toán 5 2.2.4.1 Những chỉ tiêu then chốt 5 2.2.4.2 Cơ cấu và hệ số 6 2.2.5 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ 7 2.3 Lập kế hoạch tài chính 8 2.3.1 Khái niệm 8 2.3.2 Các phương pháp lập báo cáo tài chính dự kiến 8 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH VIỆT AN 3.1 Giới thiệu về công ty TNHH Việt An 10 3.2 Bộ máy tổ chức 10 3.3 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban 11 3.4 Những thuận lợi của công ty TNHH Việt An 12 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH VIỆT AN 4.1 Doanh thu 13 4.2 Giá vốn hàng bán và lãi gộp 13 4.3 Chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp 14 4.4 Lợi nhuận 15 4.5 Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu 15 4.6 Khả năng sinh lời của tổng vốn 16 4.7 Lưu chuyển tiền tệ 16 4.8 Cơ cấu tài chính 16 4.9 Khả năng thanh toán 18 4.10 Tổng kế tình hình tài chính 19 CHƯƠNG 5: HOẠCH ĐỊNH TÀI CHÍNH NĂM 2007 5.1 Dự báo doanh thu 20 5.2 Báo cáo tài chính dự kiến năm 2007 20 5.2.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dự kiến 21 5.2.2 Bảng cân đối kế toán dự kiến 22 5.2.3 Hạn mức tổng nợ trên nguồn vốn 23 5.2.4 Hạn mức vốn luân chuyển 23 5.2.5 Hạn mức khả năng thanh toán tổng quát 24 5.2.6 Hoàn chỉnh báo cáo tài chính dự kiến 25 5.3 Phân tích rủi ro 30 5.3.1 Giả thuyết về doanh thu 30 5.3.2 Giả thuyết về giá vốn hàng bán 31 5.3.3 Thực hiện mô phỏng 31 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN GIỚI THIỆU 1.1 Cơ sở hình thành Trong nền kinh tế năng động hiện nay đặc biệt là khi Việt Nam đã gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO) các doanh nghiệp sẽ gặp phải rất nhiều sự biến đổi trong môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh. Những biến đổi này có thể là cơ hội thuận lợi sự phát triển của doanh nghiệp nhưng cũng có thể là thách thức cho sự tồn tại của doanh nghiệp. Để có thể tận dụng được những cơ hội hay xử lý phòng tránh rủi ro đòi hỏi doanh nghiệp phải có những dự báo và kế hoạch thật tốt. Tuy chỉ mới đi vào hoạt động từ năm 2005, nhưng qua những báo cáo tài chính của công ty TNHH Việt An có thể thấy sự phát triển rất nhanh của Việt An về quy mô sản xuất và thị trường. Sự phát triển nhanh này đòi hỏi Việt An phải có những chính sách kinh doanh, chiến lược phát triển thị trường, đầu tư mở rộng sản xuất hợp lý và có hiệu quả. Để thực hiện các chiến lược trên Việt An cần huy động nguồn vốn rất lớn, các chính sách tài chính giữ vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động của Việt An. Do đó ngoài việc chú trọng các kế hoạch kinh doanh cần chú trọng hơn nữa đến các kế hoạch tài chính phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất đảm bảo sự phát triển nhanh, bền vững của Việt An. Tuy nhiên công tác hoạch định, lập kế hoạch tài chính của Việt An chưa được quan tâm thực hiện đúng mức xứng đáng với vai trò quan trọng của nó. Vì vậy tôi đã chọn đề tài:“Hoạch định tài chính 2007 tại công ty TNHH Việt An” với tiêu chí đóng góp ý kiến của mình đến Việt An. Hơn nữa đề tài này giúp tôi vận dụng được các kiến thức đã được nghiên cứu vào thực tiễn. 1.2 Mục tiêu Dựa trên những phân tích nhận định về tình hình tài chính của Việt An,làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch tài chính tốt nhất trong năm 2007. Từ đó đảm bảo cho sự phát triển nhanh, bền vững của Việt An. 1.3 Phạm vi nghiên cứu ♦ Đối tượng nghiên cứu: Tổng hợp, so sánh, phân tích các số liệu từ các báo cáo tài chính của doanh nghiệp như: bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ để đạt mục tiêu nghiên cứu. ♦ Phạm vi nghiên cứu: Phân tích các báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong hai năm 2005 và 2006 để nhận biết được tình hình tài chính của doanh nghiệp từ đó lập kế hoạch tài chính trong năm 2007

doc37 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1779 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoạch định tài chính 2007 tại công ty TNHH Việt An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh chất lưu động cao nên khi phân tích tình trạng tiền tệ, các khoản này thường hay gộp lại với tiền vì đối với doanh nghiệp, tất cả đều là những công cụ thanh toán sử dụng được ngay. - Các khoản phải thu: Đây là các khoản tiền mà người thứ ba nợ, chủ yếu là khách hàng. Cho khách nợ là một công cụ chính sách thương mại, nhằm phát triển thị trường và gây lòng trung thành của khách. Nhưng đối với doanh nghiệp có hai hậu quả: Một là không thu hồi được tiền ngay, hai là có nguy cơ khách hàng không trả nợ, hay là trả không đúng kỳ hạn. Ích lợi về mặt thương mại có thể mang lại bất lợi về mặt tài chính. Ngoài ra, người phân tích phải kiểm tra độ chính xác của những khoản nợ đó bao gồm: lập dự phòng, và khoản nợ đã mất. Khi theo dõi sự tiến triển của các khoản phải thu, những hiện tượng bất thường phải được phân tích và giải thích rõ ràng. - Hàng tồn kho: đây là chỉ tiêu khá quan trọng, vì vậy phải lưu ý sự thay đổi của nó. Những câu hỏi cần đặt ra là: Mức tồn kho như vậy có chính đáng không? Doanh nghiệp có cần lượng đó nguyên vật liệu không? Mức tối ưu đạt được khi vừa đủ để quy trình sản xuất không bị ngắt đoạn và không dư thừa là bao nhiêu? Mức thành phẩm trong kho nếu quá lớn thì có thể phản ánh sự bất cân đối giữa hoạt động sản xuất và khả năng bán hàng. Ngược lại, khi doanh nghiệp không có thành phẩm trong một khoản thời gian nào đó (trong trường hợp sản phẩm không thuộc loại phải tiêu thụ ngay), thì phải xét là năng lực sản xuất có kém quá đối với thị trường tiềm năng không? - Tài sản cố định hữu hình: Đây là những yếu tố quyết định năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Thường thường, khi tài sản hữu hình tăng có ý nghĩa là doanh nghiệp đã đầu tư để phát triển quy mô sản xuất kinh doanh, khi giảm thì có nghĩa ngược lại. Ta thấy đây là một chỉ tiêu quan trọng, phản ánh sự phát triển của doanh nghiệp qua những công cụ sản xuất mà doanh nghiệp là chủ sở hữu. - Tài sản cố định thuê tài chính:Loại tài sản này được sử dụng như loại tài sản trên, đối với sự phát triển của doanh nghiệp thì có cùng ý nghĩa. Điều khác nhau là đối với tài sản thuê tài chính, doanh nghiệp không mua mà thuê dài hạn. Nhu cầu vốn khi mua và khi thuê rất khác nhau. Khi nghiên cứu về nhu cầu tài chính ta phải phân biệt hai loại tài sản cố định này. - Nợ ngắn hạn: Là những khoản nợ phát sinh trong chu kỳ sản xuất kinh doanh. Thường các khoản này tiến triển cùng với mức độ hoạt động. Nếu có hiện tượng nào có vẻ bất thường thì nên nghiên cứu sâu hơn để tìm ra nguyên nhân. - Nợ dài hạn: Sự tăng trưởng các khoản nợ dài hạn không bắt buộc phải là dấu hiệu xấu đối với doanh nghiệp. Đây là một thí dụ điển hình, cho ta thấy rằng trong các tài liệu kế toán, đặc biệt là trong bảng cân đối kế toán, xét riêng một chỉ tiêu là không đủ. - Nguồn vốn chủ sở hữu: Đặc điểm của loại vốn này chính là doanh nghiệp là chủ sở hữu. Do đó, theo nguyên tắc, vốn này sẽ lưu lại trong doanh nghiệp tới lúc thanh lý. Đây là một nguồn vốn ổn định, doanh nghiệp không phải trả cho ai cả. Hai mục đáng chú ý là nguồn vốn kinh doanh và các quỹ. 2.2.4.2 Cơ cấu và hệ số * Vốn luân chuyển: Định nghĩa một cách tổng quát thì vốn luân chuyển là khoản chênh lệch giữa sử dụng vốn và nguồn vốn cùng thời gian sử dụng do các giao dịch tài chính trong kỳ kinh doanh gây ra. Công thức tính vốn luân chuyển như sau: Vốn luân chuyển = Nguồn vốn dài hạn – Tài sản cố định Nguồn vốn dài hạn của doanh nghiệp là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể sử dụng trong một thời gian dài hơn một năm. Nguồn vốn dài hạn gồm nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản nợ dài hạn khác. Nguồn vốn dài hạn = Nguồn vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn Nguyên tắc cơ bản của quản lý tài chính là doanh nghiệp phải dùng nguồn vốn dài hạn để hình thành tài sản cố định. Điều đó đảm bảo rằng các tài sản cố định sẽ được sử dụng trong thời gian dài hơn một năm tại doanh nghiệp * Nhu cầu vốn luân chuyển Nhu cầu vốn luân chuyển = (tồn kho + các khoản phải thu) – Nợ ngắn hạn Nhu cầu vốn luân chuyển âm: tức là khoản tồn kho và các khoản phải thu nhỏ hơn nợ ngắn hạn. Vì vậy các nguồn vốn ngắn hạn từ bên ngoài dư thừa và bù đắp đủ cho các sử dụng ngắn hạn của doanh nghiệp. Nhu cầu vốn luân chuyển dương: tồn kho và phải thu lớn hơn nợ ngắn hạn. Trong trường hợp này các sử dụng ngắn hạn của doanh nghiệp lớn hơn các nguồn vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp có từ bên ngoài. * Khả năng thanh toán nhanh: Khả năng thanh toán nhanh = Vốn bằng tiền / Nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa tài sản có khả năng thanh toán trực tiếp như tiền mặt, chứng khoán bán được ngay. Đây là chỉ tiêu khắt khe về khả năng trả nợ ngắn hạn. * Khả năng thanh toán tổng quát Khả năng thanh toán tổng quát = Tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn Tỷ số này so sánh toàn bộ tài sản lưu động với nợ ngắn hạn, mức đạt được sự an toàn thì tỷ số này phải lớn hơn 1 * Khả năng độc lập tài chính: Có hai công thức để đánh giá sự độc lập tài chính của doanh nghiệp: - So sánh tổng nợ và vốn chủ sở hữu. Thông thường tổng nợ không được vượt quá hai lần vốn chủ sở hữu. - So sánh nợ dài hạn với vốn chủ sở hữu. Điều kiện an toàn là tổng nợ phải bằng vốn chủ sở hữu. 2.2.4 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ chia làm ba phần: - Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh - Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư - Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh: Phần lớn các quá trình sản xuất kinh doanh đều có thể phân tích được theo mô hình đơn giản hoá sau: Doanh nghiệp chi tiền ra trước để mua yếu tố đầu vào, trả lương cho nhân sự…, khi sản xuất xong và bán được sản phẩm thì mới thu được tiền vào. Hơn nữa nhiều khi mua nhưng chưa trả tiền ngay, nhiều khi bán sản phẩm cũng không thu được tiền ngay vì cho khách nợ. Trong đời sống hằng ngày, doanh nghiệp gặp rất nhiều sự chênh lệch như vậy và đây là những hiện tượng rất bình thường. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư: Khi doanh nghiệp chi tiền ra để đầu tư vào các phương tiện sản xuất, như nhà xưởng máy móc thì sự chênh lệch trong thời gian lại càng lớn hơn. Tài sản cố định khấu hao trong suốt thời hạn sử dụng nghĩa là đối với một dây chuyền sản xuất sử dụng trong 10 năm thì trong 10 năm đó, doanh nghiệp sẽ dần dần thu hồi được số tiền đã bỏ ra lúc đầu để mua nó. Về phương diện quản lý ngân quỹ đầu tư có nghĩa là chi một lượng tiền lớn ngay và thu dần dần lại trong khoảng thời gian dài. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính: tạo ra những dòng tiền ra vào mà doanh nghiệp sử dụng để giải quyết những chênh lệch về ngân quỹ phát sinh do những hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư. Hay khi doanh nghiệp vay vốn dài hạn, sẽ thu ngay một lượng tiền lớn và sẽ trả dần dần trong một khoản thời gian dài. Các dòng tiền xuất phát trừ các nghiệp vụ này đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp có chương trình đầu tư. Ngược lại, khi doanh nghiệp có vốn nhàn rỗi, cố thể cho vay ngắn hay dài hạn, trong thời gian cầm tới số tiền đó. 2.3 Lập kế hoạch tài chính 2.3.1 Khái niệm Kế hoạch tài chính là một quá trình gồm: - Phân tích các giải pháp đầu tư, tài trợ mà doanh nghiệp có thể lựa chọn. - Dự kiến các kết quả tương lai của các quyết định hiện tại để tránh các bất ngờ và hiểu được mối liên hệ giữa các quyết định hiện tại và tương lai. - Quyết định nên chọn giải pháp nào. - Đo lường thành quả đạt được sau này so với các mục tiêu đề ra trong kế hoạch tài chính. Một kế hoạch tài chính hoàn tất cho một doanh nghiệp lớn là một tài liệu khổng lồ. Một kế hoạch của một doanh nghiệp nhỏ hơn có thể có cùng các thành phần nhưng ít chi tiết hơn và ít tài liệu hơn. Tuy nhiên, các thành phần căn bản của các kế hoạch đều giống nhau, dù tầm cỡ các doanh nghiệp lớn nhỏ thế nào. Kế hoạch tài chính sẽ dự báo các bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo thu nhập, các báo cáo nguồn và sử dụng tiền mặt. Bởi vì các tài liệu này thể hiện mục tiêu tài chính của doanh nghiệp nên chúng có thể là những dự báo hơi không chính xác cho lắm. 2.3.2 Các phương pháp lập báo cáo tài chính dự kiến - Phương pháp tỷ lệ phần trăm doanh thu: Là phương pháp khá đơn giản. Về cơ bản nó dựa trên giả thuyết cho rằng tất cả các chi phí thành phần sẽ chiếm một tỷ lệ ổn định trong doanh thu tương lai, không thay đổi so với tỷ lệ của chúng trong quá khứ. - Phương pháp chi tiêu theo kế hoạch: Phương pháp này được xây dựng dựa trên những thông tin liên quan đến thời kỳ tương lai mà doanh nghiệp sẽ xây dựng báo cáo dự kiến cho nó. Tính hợp lý của phương pháp này là tỷ lệ của các khoản mục được kỳ vọng sẽ có thay đổi so với quá khứ. Do đó điều hiển nhiên là ban lãnh đạo công ty phải quyết định cần dành bao nhiêu nguồn lực của công ty để đạt được những mục tiêu đã đề ra. - Phương pháp kết hợp: Hai phương pháp trên đều có những mặt lợi và bất lợi do đó một phương pháp dự toán dựa trên sự kết hợp cả hai phương pháp có thể đạt được một số kết quả tốt nhất. CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH VIỆT AN 3.1 Giới thiệu về công ty TNHH Việt An Tên công ty: Công ty TNHH Việt An Tên viết tắt: ANVIFISH Trụ sở: Quốc lộ 91, khóm Đông Thạnh, phường Mỹ Thới, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang. Công ty TNHH Việt An thành lập ngày 22/07/2004 với tên pháp nhân Công ty TNHH An Giang BaSa. Ngày 04/01/2005 công ty đăng ký thay đổi tên: Công ty TNHH Việt An. Ngành nghề kinh doanh: khai khác, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến thuỷ hải sản, mua bán thuỷ hải sản, sản xuất thức ăn gia súc. Tổng số công nhân (tính đến ngày 31/12/2006): 60 nhân viên quản lý, công nhân 1.200 người Công ty TNHH cho Việt An là một doanh nghiệp có quy mô lớn trong lĩnh vực chế biến thuỷ sản, công ty đã và đang thu mua một lượng rất lớn các basa và cá tra. Sản phẩm chủ yếu là chế biến cá Basa và cá Tra Fillet đông lạnh. Cùng với công tác sản xuất chế biến, công ty luôn chú trọng đến việc xử lý chất thải, đảm bảo thực hiện đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Thực hiện đầy đủ các chế độ báo cáo kế toán, các chính sách thuế cho nhà nước. Thực hiện đầy đủ chính sách tiền lương, các chế độ khác theo quy định hiện hành của nhà nước cho công nhân lao động. 3.2 Bộ máy tổ chức Xây dựng bộ máy công ty với tiêu chí hoạt động gọn nhẹ, đảm bảo thông tin nhanh, kịp thời cho các phòng ban, cho nên công ty đã xây dựng mô hình bộ máy theo kiểu trực tuyến. Sơ đồ tổ chức quản lý Hội Đồng Thành viên P. Kế toán P. Kinh doanh XNK Ban Giám đốc P. Kế hoạch P. Tổ chức nhân sự Ban Thu mua P. Thí nghiệm Xí nghiệp SX P. Kỹ thuật 3.3 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban - Hội đồng thành viên: Là bộ phận bao gồm những người sáng lập ra công ty, có quyền quyết định cao nhất trong mọi hoạt động của công ty. - Ban giám đốc: Phụ trách chung trực tiếp chỉ đạo về tổ chức, hoạch định và quyết định chiến lược sản xuất kinh doanh. Hoạt động theo sự chỉ đạo của hội đồng thành viên thực hiện ký kết các hợp đồng xuất khẩu. Sắp xếp tổ chức nhân sự cho phù hợp với yêu cầu thực tế của doanh nghiệp. Giám đốc là người do Hội đồng thành viên bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên về tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh - Phòng hành chính nhân sự: Tham mưu cho Ban giám đốc trong việc tổ chức và quản lý nhân sự. Thực hiện tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực theo yêu cầu phát triển của công ty. Tổ chức công tác bảo vệ, phòng chống cháy nổ, an toàn vệ sinh lao động. - Phòng kế toán : Tham mưu cho Ban giám đốc trong việc thực hiện chế độ tài chính, thực hiện công tác thống kê, kiểm soát tài chính ở công ty. Quản lý vốn kinh doanh, kiểm tra tình hình kế hoạch thu – chi tài chính, kiểm tra việc sử dụng và bảo quản vốn, tài sản, vật tư. - Phòng kế hoạch: lập các kế hoạch và thực hiện cung ứng vật tư, nguyên vật liệu, bao bì… thực hiện ký kết các hợp đồng kinh tế tương ứng với các nhà cung cấp. - Phòng Xuất nhập khẩu: Thực hiện ký kết hợp đồng mua bán thành phẩm với tất cả các khách hàng trong và ngoài nước. Lập các chiến lược kế kinh doanh, marketing, bán hàng và cạnh tranh. - Phòng kỹ thuật: Tổ chức thực hiện vận hành máy móc thiết bị phục vụ quá trình sản xuất được liên tục, đảm bảo máy móc thiết bị luôn vận hành tốt. Tổ chức thực hiện bảo dưỡng máy móc thường xuyên, phải chuẩn bị những phụ tùng thay thế khi xảy ra sự cố. Báo cáo chính xác, kịp thời tình hình hư hỏng của máy móc thiết bị cho Ban giám đốc để có biện pháp kịp thời xử lý. - Phòng thí nghiệm: Kiểm tra toàn bộ các mẫu từ khâu nguyên liệu đến khâu thành phẩm, kiểm tra trước khi đóng gói bao bì nhập kho thành phẩm và khi xuất bán. - Ban thu mua: Thực hiện thu mua và vận chuyển cá từ các chủ bè, nhà cung cấp. - Xí nghiệp sản xuất: Sản xuất và điều hành suốt quá trình sản xuất, điều phối lao động hợp lý nhằm vận hành và khai thác hết khả năng công suất của dây chuyền sản xuất. 3.4 Những thuận lợi của công ty TNHH Việt An - Về cung ứng vật liệu, mặt bằng sản xuất: Với đặc thù là ngành chế biến thuỷ sản cho nên vấn đề nguyên liệu đầu vào là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến quyết định quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cũng như các doanh nghiệp khác Việt An có nguồn cung ứng nguyên nhiên liệu tại chỗ dồi dào ổn định. - Về lao động: Công ty tận dụng được nguồn lao động dồi dào sẵn có tại địa phương. Tuy mới đi vào hoạt động được hai năm nhưng công ty đã xây dựng cho minh đội ngũ công nhân viên nhiều kinh nghiệm, lực lượng công nhân lành nghề, nhiệt tình trong công việc, góp phần đưa công ty ngày càng phát triển. - Về thị trường: Mặt hàng cá Basa và cá tra của Việt Nam hiện nay rất được thị trường nước ngoài biết đến và ưa chuộng. Mặt khác hiện nay Việt Nam đã gia nhập WTO đồng thời Quốc hội Mỹ vừa phê chuẩn quy chế “Bình thường hoá thương mại vĩnh viễn” (PNTR) cho Việt Nam, đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam nói chung và Việt An nói riêng, sản phẩm cá Basa, cá tra Fillet đông lạnh có thể tiến sâu vào thị trường lớn và đầy tiềm năng này. 3.5 Những khó khăn của công ty TNHH Việt An Việt An là doanh nghiệp tương đối còn non trẻ trong ngành chế biến thuỷ hải sản, do đó chịu sức cạnh tranh với các doanh nghiệp đi trước là rất lớn. Bên cạnh đó thị trường xuất khẩu còn tương đối nhỏ hẹp, thị trường tiêu thụ nội địa thấp do có nhiều sản phẩm thay thế, do giá bán của sản phẩm tương đối cao so với thu nhập của người dân. CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH VIỆT AN 4.1 Doanh thu Bảng 4.1: Doanh thu 2005 và 2006 (đvt: đồng) Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch 2006/2005 Doanh thu 83.025.847.710 342.261.483.598 312,23% Trên bình diện thương mại doanh nghiệp phát triển mạnh, doanh thu thuần tăng 312,23% và không có bất cứ hàng bán nào bị trả lại thể hiện được tính chất lượng của sản phẩm bán ra. Khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào doanh thu mà doanh nghiệp đó đạt được, điều này cho thấy khả năng cạnh tranh của Việt An là tốt trong năm 2006. Thị trường Năm 2005 Năm 2006 Hoa Kỳ 80% 50% Châu Âu 20% 40% Trong nước 0% 10% Có thể thấy thị trường của công ty phát triển rất mạnh, nếu như trong năm 2005 thị trường chủ yếu là Hoa Kỳ thì sang năm 2006 đã mở rộng ra các quốc gia Châu Âu và cả thị trường trong nước. Việc mở rộng sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm và thị trường cùng những chính sách tiếp thị, bán hàng có hiệu quả là nguyên nhân không những giúp doanh thu tăng mạnh còn góp phần giảm rủi ro nếu chỉ tập trung vào một sản phẩm và một thị trường chủ yếu. Tuy nhiên các chính sách này đòi hỏi sử dụng nguồn lực lớn nếu không có cơ cấu hợp lý dễ dẫn đến tình trạng bất ổn định về mặt tài chính. 4.2 Giá vốn hàng bán và lãi gộp Bảng 4.2: Giá vốn hàng bán và lãi gộp (đvt: đồng) Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch Giá vốn hàng bán 69.279.880.318 296.330.106.871 328% Lãi gộp 13.745.967.392 45.931.376.727 234% Doanh thu 83.025.847.710 342.261.483.598 312% Giá vốn/doanh thu (%) 83% 87% 4% Lãi gộp/doanh thu (%) 17% 13% -4% Cùng với sự tăng trưởng mạnh của doanh thu, giá vốn hàng bán cũng tăng theo, tuy nhiên điều đáng chú ý ở đây là tỷ lệ tăng trưởng của giá vốn cao hơn tỷ lệ tăng của doanh thu. Từ đó làm cho tỷ lệ lãi gộp trong doanh thu cũng giảm đi đáng kể, đây là vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần quản lý tốt hơn giá vốn hàng bán trong năm sau nhằm tăng tỷ lệ lãi gộp hơn nữa. 4.3 Chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp Bảng 4.3: Chi phí bán hàng quản lý doanh nghiệp (đvt: đồng) Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch Lãi gộp 13.745.967.392 45.931.376.727 234% Chi phí bán hàng 7.915.835.331 26.191.802.552 231% Chi phí QLDN 2.146.589.317 3.155.511.043 47% Doanh thu 83.025.847.710 342.261.483.598 312% Chi phí BH, QLDN trong doanh thu 12% 9% -3%  Chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp tăng rất mạnh đặc biệt là chi phí bán hàng tăng 231%. Xem trong bảng cân đối số phát sinh ta thấy sự tăng này chủ yếu 2 do hai yếu tố: tăng lương (mức lương tăng 110%) và tăng chi phí quảng cáo tiếp thị (tăng 80%). Để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp đã tuyển thêm nhân viên bán hàng và quản lý, bên cạnh đó gia tăng chi phí quảng cáo tiếp thị làm tăng doanh số bán sản phẩm. 4.4 Lợi nhuận Bảng 4.4: Lợi nhuận trên doanh thu Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch Lợi nhuận sau thuế -867.463.600 3.197.186.288 469% Doanh thu 83.025.847.710 342.261.483.598 312% Lợi nhuận/doanh thu -1,04% 0,93% 1,98% Nếu năm 2005, 100 đồng doanh thu mang về không đủ bù đắp các khoản chi phí; thì năm 2006 100 đồng doanh thu mang về đã tích luỹ được 0,93 đồng lợi. Đây là thành tích rất nổi bật cho thấy khả năng hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp. Tuy nhiên tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu còn thấp, cần năng cao tỷ lệ này hơn nữa. Bảng 4.5: Cơ cấu lợi nhuận Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch Lợi nhuận từ hoạt động SXKD 3.683.542.744 16.584.063.132 350% Thu nhập hoạt động tài chính (4.551.006.344) (13.386.876.845) 194% Tỷ lệ thu nhập HĐTC / lợi nhuận SXKD -124% -81% 43% Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể thấy, chi phí từ hoạt động tài chính qua mỗi năm là rất cao, đây chủ yếu là số tiền lãi vay phải trả cho các nhà đầu tư, các khoản này tạo gánh nặng và sức ép lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và hình thành lợi nhuận. 4.5 Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu Bảng 4.6: Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch Lợi nhuận sau thuế -867.463.600 3.197.186.288 -469% Vốn chủ sở hữu 10.000.000.000 50.000.000.000 400% Lợi nhuận / Vốn chủ sở hữu -9% 6% 15% Do năm 2005, doanh nghiệp không có lãi nên việc tăng vốn chủ ở đây là do các thành viên sáng lập góp thêm vốn. Việc tăng thêm 4 lần vốn chủ đã thể hiện hiệu quả của nó qua việc tránh lỗ và mang về lợi nhuận. Nhưng cần lưu ý, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ năm 2006 chỉ là 6%, đây là con số làm cho các nhà đầu tư không đánh giá cao hiệu quả của vốn chủ sở hữu. 4.6 Khả năng sinh lời của tổng nguồn vốn Bảng 4.7: Khả năng sinh lời của tổng vốn Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch Lợi nhuận sau thuế -867.463.600 3.197.186.288 -469% Tổng nguồn vốn 112.620.731.583 212.607.649.522 89% Lợi nhuận / tổng nguồn vốn -0,77% 1,50% 2,27% Khi so sánh lợi nhuận với tổng nguồn vốn, ta thấy tỷ lệ phần trăm tăng lên trong năm 2006. Tuy nhiên việc tăng thêm 89% tổng nguồn vốn chỉ mang về thêm 2,27% tỷ lệ lợi nhuận trên tổng nguồn vốn. 4.7 Lưu chuyển tiền tệ Bảng 4.8: Lưu chuyển tiền tệ (đvt: đồng) Năm 2005 Năm 2006 Tiền đầu kỳ 0 4.497.031.055 Từ hoạt động kinh doanh (30.316.829.451) (84.125.337.290) Từ hoạt động đầu tư (22.918.864.027) (1.689.413.529) Từ hoạt động tài chính 57.732.724.533 89.712.088.625 Tăng giảm tiền 4.497.031.055 3.897.337.806 Tiền cuối kỳ 4.497.031.055 8.394.368.861 Trong hai năm, tiền từ hoạt động kinh doanh luôn âm, nguyên nhân là do tiền thu từ khách hàng không đủ bù đắp các khoản chi cho nhà cung cấp, trả lương cho người lao động. Năm 2005, nhu cầu tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động đầu tư đều rất lớn, doanh nghiệp phải dùng tiền từ hoạt động tài chính (tiền vốn góp và vay) để trang trải . Năm 2006, tiền dùng cho hoạt động đầu tư đã giảm đáng kể, tuy nhiên tiền chi cho hoạt động sản xuất kinh doanh lại lớn hơn nhiều so với tiền thu được từ khách hàng. Doanh nghiệp lại phải dùng tiền từ đầu kỳ và từ hoạt động tài chính để trang trải. Có thể thấy tình hình lưu chuyển tiền tệ trong năm 2005 là có thể chấp nhận được đối với doanh nghiệp mới thành lập. Nhưng sang năm 2006, mặc dù tiền cuối kỳ là tăng khá nhiều so với năm trước, nhưng đó là tiền từ hoạt động tài chính, trong khi tiền từ hoạt động kinh doanh lại là một con số âm, nguyên nhân chủ yếu là khoản tiền trả cho nhà cung cấp lớn hơn tiền thu được từ khách hàng. Đây là tình trạng không tốt, cần có biện pháp khắc phục ngay. Cơ cấu tài chính Bảng 4.9: Vốn luân chuyển (đvt: đồng) Năm 2005 2006 Tài sản cố định & XDCB dở dang 40.662.146.874 95.175.800.786 Tổng vốn dài hạn 32.299.991.726 93.076.605.371 Vốn luân chuyển 0 -8.362.155.148 0 -2.099.195.415 Vốn luân chuyển là kết quả của việc so sánh tài sản cố định với tổng vốn dài hạn (vay dài hạn và vốn chủ sở hữu). Trong cả hai năm tài sản cố định luôn lớn hơn tổng vốn dài hạn, điều này có nghĩa doanh nghiệp đã dùng khoản nợ ngắn hạn để đầu tư cho tài sản cố định. Tình hình này sẽ rất bất lợi vì khi hết hạn vay doanh nghiệp phải tìm ra nguồn vốn khác để thay thế, giải pháp này tạo sự bất ổn định tài chính. Tuy nhiên đây là doanh nghiệp mới thành lập và đang phát triển nhanh, hơn nữa sự chênh lệch giữa tài sản cố định và tổng vốn dài hạn là không lớn lắm và giảm trong năm 2006, nên tình hình này chỉ là một hiện tượng nhất thời, không đáng ngại. Bảng 4.10: Nhu cầu vốn luân chuyển Năm 2005 2006 Phải thu + tồn kho 67.461.553.654 109.037.479.875 Nợ ngắn hạn 80.320.739.857 119.531.044.146 Nhu cầu vốn luân chuyển -12.859.186.203 -10.493.564.271 Qua hai năm, nhu cầu vốn luân chuyển luôn âm, cho thấy nguồn vốn ngắn hạn thừa so với nhu cầu ngắn hạn và vốn luân chuyển âm: nguồn vốn dài hạn không đủ tài trợ nhu cầu dài hạn. Như vậy doanh nghiệp đã dùng nguồn vốn ngắn hạn bù đắp cho sự thiếu hụt vốn dài hạn. Bảng 4.11: Vốn bằng tiền (đvt: đồng) Năm 2005 2006 Nhu cầu vốn luân chuyển -12.859.186.203 -10.493.564.271 Vốn luân chuyển -8.362.155.148 -2.099.195.415 Vốn bằng tiền 4.497.031.055 8.394.368.861 Tới đây, ta có thể thấy sự phát triển của doanh nghiệp đã được thực hiện trên cơ cấu tài chính chưa an toàn: Đầu tư dài hạn với vốn ngắn hạn (chủ yếu là vay ngắn hạn), thiếu nguồn vốn dài hạn (vốn luân chuyển âm). 2005 2006 Vốn chủ sở hữu 9.132.536.400 51.564.649.883 Nguồn vốn dài hạn 23.167.455.326 41.511.955.488 Tổng nợ 126.655.650.509 202.554.955.122 Để xét sự độc lập tài chính và khả năng vay, ta so sánh vốn chủ sở hữu với các khoản nợ: So sánh vốn chủ sở hữu với nợ dài hạn: tiêu chuẩn an toàn thường được chấp nhận là nợ dài hạn bằng với vốn chủ. Trong năm 2006, doanh nghiệp đã vay rất nhiều so với năm trước, và số vay dài hạn này vẫn còn thấp hơn vốn chủ sở hữu. So sánh vốn chủ sở hữu với tổng nợ: tiêu chuẩn an toàn thường được chấp nhận là tổng nợ không lớn hơn 2 lần vốn chủ sở hữu. Do khoản vay ngắn hạn luôn lớn và tăng trong năm 2 nên tổng nợ đã cao hơn 2 lần vốn chủ sở hữu rất nhiều. Mặc dù trong năm 2007, vốn vay dài hạn thấp hơn vốn chủ sở hữu nhưng mức tổng nợ đã gấp 3,9 lần vốn chủ nên khả năng vay thêm vốn dài hạn thấp. 4.9 Khả năng thanh toán Khi phân tích cơ cấu bảng cân đối kế toán, chỉ tiêu đầu tiên được tính là khả năng thanh toán. Chỉ tiêu này đo lường khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Bảng4.12: Khả năng thanh toán 2005 2006 Vốn bằng tiền 4.497.031.055 8.394.368.861 Khoản phải thu 8.555.794.659 43.782.225.368 Tồn kho 55.611.594.729 62.977.082.930 TS lưu động khác 3.294.164.266 2.278.171.577 Nợ ngắn hạn 80.320.739.857 119.531.044.146 Vốn bằng tiền / nợ ngắn hạn 0,06 0,07 TS lưu động / nợ ngắn hạn 0,90 0,98 Khả năng thanh toán nhanh: So sánh vốn bằng tiền với nợ ngắn hạn. Ở đây ta thấy vốn bằng tiền luôn nhỏ hơn nợ ngắn hạn. Tỷ số này luôn thấp và thấp hơn trong năm thứ hai. Nguyên nhân của việc này chính là việc doanh nghiệp vay ngắn hạn lớn, năm sau lớn hơn năm trước. Khả năng thanh toán tổng quát: So sánh tài sản lưu động với nợ ngắn hạn. Cũng giống như tỷ số trên tỷ số này cũng thấp, vốn bằng tiền và khoản phải thu có tăng nhưng không lớn so với nợ ngắn hạn. Qua phân tích hai tỷ số trên có thể nhận thấy khả năng thanh toán của doanh nghiệp là thấp, rủi ro kinh doanh cao. Trong năm 2006, nếu các chủ nợ đòi tiền doanh nghiệp thì quỹ tiền mặt chỉ có thể trả được 7% số nợ ngắn hạn, trong trường hợp tất cả tài sản lưu động quay vòng bình thường thì cũng chỉ trả được 98% số nợ. Cần lưu ý, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản lưu động đây chủ yếu là nguồn cá nguyên liệu đã mua đang đi đường, đặc điểm loại hàng này là khả năng thanh lý rất thấp. Cho nên nếu loại hàng tồn kho ra thì khả năng thanh toán tổng quát chỉ là 0,45 trong năm 2006. Điều này cho thấy, doanh nghiệp không đủ khả năng trả nợ ngắn hạn. Với các khoản nợ ngắn hạn lớn sự tồn tại của doanh nghiệp phần lớn phụ thuộc trong tay các chủ nợ ngắn hạn. Tổng kết tình hình tài chính Trong lĩnh vực thương mại: Thị trường phát triển mạnh. Doanh thu tăng rất nhanh, nhưng khoản phải thu cuối năm lại giảm hơn năm trước cho thấy khả năng quản lý công nợ tốt và có được các khách hàng uy tín. Trong lĩnh vực chi phí và lợi nhuận: Tỷ lệ giá vốn trên doanh thu tăng dẫn đến tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu giảm, doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và có biện pháp khắc phục. Chi phí bán hàng và quản lý tăng rất mạnh nhưng tỷ trọng trong doanh thu lại giảm đi, đây là thành tích đáng ghi nhận. Đã khắc phục được tình trạng âm lợi nhuận, tuy nhiên tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu vẫn chưa cao do gánh nặng chi phí lãi vay. Trong lĩnh vực tài chính: Cả 2 năm doanh nghiệp đều có nhu cầu về vốn dài hạn, doanh nghiệp sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ dài hạn (đầu tư tài sản cố định). Cho thấy tài sản cố định không được tài trợ một cách lành mạnh. Khả năng thanh toán thấp đặc biệt là khả năng thanh toán nhanh nguyên nhân chủ yếu do vốn bằng tiền ít và vay ngắn hạn lớn. Cùng với khả năng độc lập tài chính không cao, trong năm tiếp theo doanh nghiệp khó có khả năng vay dài hạn hay gia tăng vay ngắn hạn nếu không gia tăng vốn chủ sở hữu. Như vậy sau 2 năm thành lập, doanh nghiệp đã có những bước phát triển mạnh, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tạo được nguồn lợi nhuận. Sự phát triển này đã tạo nên tính bất ổn định về mặt tài chính, tài sản cố định được tài trợ không lành mạnh, khả năng thanh toán thấp. Mức độ bất ổn định này có thể chấp nhận được ở các doanh nghiệp đang trên đà phát triển, tuy nhiên doanh nghiệp nên xây dựng cơ cấu tài chính an toàn hơn để phát triển bền vững và lâu dài. CHƯƠNG 5: HOẠCH ĐỊNH TÀI CHÍNH NĂM 2007 5.1 Dự báo doanh thu Dự báo doanh thu là bước đầu tiên và rất quan trọng trong việc hoạch định tài chính. Đây là công việc khó, đòi hỏi người dự báo thu thập nhiều nguồn thông tin, sử dụng phương pháp dự báo hợp lý và một yếu tố hết sức quan trọng đó là kinh nghiệm. Có nhiều phương pháp dự báo như: dự báo theo bình quân di động, san bằng số mũ giản đơn, phương pháp Brown…lựa chọn phương pháp dự báo phù hợp với doanh nghiệp là điều không dễ dàng. Để có được phương pháp dự báo doanh thu tốt nhất ta xem xét các yếu tố sau: Doanh nghiệp chỉ mới đi vào hoạt động chưa đầy hai năm, số liệu doanh thu các kỳ trong quá khứ là ít để sử dụng các phương pháp dự báo dựa theo sự tiến triển của các số liệu quá khứ. Doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm chủ yếu dựa trên các đơn đặt hàng, do đó khối lượng đơn đặt hàng hai năm trước và các đơn đặt hàng chưa thực hiện là một trong những cơ sở cho việc dự báo. Việt An nhận định sau khi Việt Nam gia nhập WTO sẽ tạo nhiều cơ hội cho việc xuất khẩu nên quyết định nhận nhiều đơn đặt hàng hơn nữa từ Hoa Kỳ và Châu Âu. Cụ thể doanh số ở thị trường Hoa Kỳ tăng 15% và Châu Âu tăng 20%. Thêm vào đó để khai thác tiềm năng trong nước doanh số trong nước dự kiến sẽ tăng thêm 5%. Do chiến lược mở rộng thị trường Châu Âu nên chính sách giá sẽ ưu đãi nhiều hơn cho thị trường Châu Âu, cụ thể: giá các loại sản phẩm sẽ tăng 10% ở thị trường Hoa Kỳ, 8% ở thị trường Châu Âu và 10% thị trường trong nước. Dựa trên những nhận định về tình hình nền kinh tế Hoa Kỳ, Châu Âu, chính sách lãi suất của Cục Dự Trữ Liên Bang Hoa Kỳ, chính sách tỷ giá của Chính phủ Việt Nam, doanh nghiệp nhận định tỷ giá hối đoái năm 2007 sẽ có xu hướng sau: tỷ giá USD/VND tăng 4% và EUR/VND tăng 5%. Dựa vào các cơ sở trên doanh nghiệp dự báo doanh thu sẽ tăng 25% trong năm 2007. 5.2 Báo cáo tài chính dự kiến năm 2007 Một khi doanh thu đã được dự báo, bước tiếp theo là dự báo báo cáo tài chính. Hiện nay có hai phương pháp thường được sử dụng: Phương pháp tỷ lệ phần trăm theo doanh thu và phương pháp chi tiêu theo kế hoạch. Phương pháp tỷ lệ phần trăm theo doanh thu: là phương pháp khá đơn giản. Về cơ bản nó dựa trên giả thuyết cho rằng tất cả các chi phí thành phần sẽ chiếm một tỷ lệ ổn định trong doanh thu bán ra trong tương lai, không thay đổi so với tỷ lệ của chúng trong quá khứ. Phương pháp chi tiêu theo kế hoạch: là phương pháp dự báo dựa trên những thông tin có liên quan đến thời kỳ có liên quan mà doanh nghiệp dự kiến xây dựng báo cáo tài chính cho nó. Có thể nhận thấy cả hai phương pháp trên đều có những điểm lợi và bất lợi, vì trong báo cáo tài chính có một số khoản mục có xu hướng tăng tỷ lệ thuận với doanh thu, việc dự đoán chi tiêu tương lai cho chúng là không cần thiết và đôi khi kém chính xác do các yếu tố chủ quan. Và cũng có những khoản mục trong báo cáo tài chính không tăng tỷ lệ thuận với doanh thu sử dụng phương pháp tỷ lệ phần trăm theo doanh thu lại không chính xác. Do đó phương pháp được sử dụng ở đây là kết hợp hai phương pháp trên nhằm đem lại báo cáo tài chính dự kiến tốt nhất. Dựa vào báo cáo tài chính trong năm 2005 và 2006, chúng ta tính toán tỷ trọng chi phí và tài sản so với doanh thu để tìm ra tỷ lệ áp dụng phù hợp cho năm 2007 Bảng 5.1: Tỷ trọng một số khoản mục so với doanh thu trong quá khứ Khoản mục Thực tế năm 2005 Thực tế năm 2006 Tỷ lệ áp dụng năm 2007 Giá vốn hàng bán 83.44% 86.58% 83.44% Chi phí bán hàng 9.53% 7.65% 7.65% Tiền 5.42% 2.45% 5.42% Khoản phải thu 10.30% 12.79% 10.30% Tồn kho 66.98% 18.40% 18.40% Tài sản lưu động khác 3.97% 0.67% 0.67% Tài sản cố định ròng 48.19% 27.54% 27.54% Phải trả người bán 37.37% 5.25% 5.25% Phải trả khác 1.96% 0.73% 1.96% 5.2.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dự kiến Bảng 5.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dự kiến (đvt: đồng) Số liệu quá khứ Dự kiến 2007 2006 Cơ sở dự báo 1. Doanh thu 342.261.483.598 Tăng trưởng 427.826.854.498 2. Gía vốn hàng bán 296.330.106.871 83,44% 356.994.768.424 3. Lợi nhuận gộp 45.931.376.727 70.832.086.074 4. Chi phí bán hàng 26.191.802.552 7,65% 32.739.753.190 5. Chi phí quản lý 3.155.511.043 CTKH 3.944.388.804 6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD 16.584.063.132 34.147.944.080 7. Thu nhập tài chính 265.755.480 CTKH 332.194.350 8. Chi phí lãi vay 13.300.000.000 mang sang 13.300.000.000 9. Chi phí tài chính khác 352.632.325 CTKH 440.790.406 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính (13.386.876.845) (13.408.596.056) 11. Thu nhập khác - CTKH 400.000.000 12. Chi phí khác - CTKH 300.000.000 13. Lợi nhuận khác - 100.000.000 14. Lợi nhuận trước thuế 3.197.186.287 20.839.348.024 15. Thuế thu nhập doanh nghiệp (14 x 14%) - 2.917.508.723 16. Lợi nhuận giữ lại tăng thêm (∆RE) 3.197.186.287 17.921.839.300 Giá vốn hàng bán: lấy doanh thu dự kiến năm 2007 nhân 83,44% vì giá vốn hàng bán chiếm 83,44% doanh thu. Chi phí bán hàng: tính như giá vốn hàng bán. Chi phí quản lý: ước tính tăng 25% Thu nhập tài chính: ước tính tăng 25% Chi phí tài chính khác: ước tính tăng 25% Thu nhập khác: nguồn thu chủ yếu từ hoạt động cho thuê kho. Chi phí khác: chi tiêu chủ yếu từ chi phí cho thê kho bãi Thuế thu nhập doanh nghiệp: lãi suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 14% do vẫn còn được ưu đãi thuế. 5.2.2 Bảng cân đối kế toán dự kiến Bảng 5.3: Bảng cân đối kế toán dự kiến (đvt: đồng) Năm 2006 Cơ sở dự báo 2007 Doanh thu 342.261.483.598 427.826.854.498 Tài sản 1. Tiền 8.394.368.861 % doanh thu 5,42% 23.172.911.857 2. Khoản phải thu 43.782.225.368 % doanh thu 10,30% 44.087.459.721 3. Tồn kho 62.977.082.930 % doanh thu 18,40% 78.721.353.663 4. Tài sản lưu động khác 2.278.171.577 % doanh thu 0,67% 2.847.714.471 5. Tổng tài sản lưu động 117.431.848.736 148.829.439.712 6. TSCĐ ròng 95.175.800.786 % doanh thu 27,54% 117.840.252.383 7. Tổng tài sản 212.607.649.522 266.669.692.094 Nợ và vốn chủ sở hữu 8. Phải trả người bán 17.983.817.719 % doanh thu 5,25% 22.479.772.149 9. Phải trả khác 2.509.637.964 % doanh thu 1,96% 8.384.023.903 10. Vay ngắn hạn 99.037.588.463 mang sang 99.037.588.463 11. Tổng nợ ngắn hạn 119.531.044.146 129.901.384.514 12. Nợ dài hạn 41.511.955.488 mang sang 41.511.955.488 13. Tổng nợ 161.042.999.634 171.413.340.002 14. Lợi nhuận giữ lại 1.564.649.888 + (∆RE) 19.486.489.188 15. Vốn chủ sở hữu 50.000.000.000 mang sang 50.000.000.000 17. Tổng nguồn vốn 212.607.649.522 240.899.829.191 18. Vốn cần thêm (AFN) 25.769.862.904 AFN được tính bằng cách lấy tổng tài sản dự kiến trừ (-) cho tổng nguồn vốn dự kiến Theo như bảng cân đối kế toán dự kiến năm 2007, tổng tài sản lớn hơn tổng nguồn vốn nên doanh nghiệp có nhu cầu về vốn, cụ thể là cần thêm 25.769.862.904 VNĐ. Như đã phân tích ở chương “Phân tích tình hình tài chính”, qua hai năm phát triển doanh nghiệp đã có những bước phát triển mạnh nhưng cơ cấu tài chính chưa an toàn và mục tiêu tài chính trong năm 2007 là từng bước xây dựng cơ cấu tài chính an toàn. Tuy nhiên việc này đòi hỏi doanh nghiệp phải chấp nhận giảm tỷ suất sinh lời, Việc hoạch định tài chính dựa trên việc xem xét các cơ cấu tài chính sau đây: Tổng nợ vay / tổng nguồn vốn. Hạn mức vốn luân chuyển Khả năng thanh toán tổng quát Vốn cần thêm có thể huy động bằng ba nguồn: vay ngắn hạn, vay dài hạn, và tăng vốn chủ sở hữu. 5.2.3 Hạn mức tổng nợ vay trên nguồn vốn Bảng 5.4:Tỷ lệ tổng nợ/ tổng vốn (đvt: đồng) 2005 2006 Tổng nợ vay 70.837.455.326 140.549.543.951 Tổng vốn 112.620.731.583 212.607.649.522 Tỷ lệ tổng nợ / tổng vốn 0,63 0,66 Trong hai năm 2005 và 2006, tỷ lệ tổng nợ / tổng vốn đã tăng lên khá ít, trong năm 2007 nhằm tăng thêm niềm tin đối với nhà đầu tư doanh nghiệp đã cam kết sẽ giữ tỷ lệ này ở mức 0,6. Điều này có nghĩa là tổng nợ vay của doanh nghiệp không được vượt quá 60% tổng giá trị tài sản. Theo bảng cần đối kế toán dự kiến, tổng tài sản năm 2007 là 266.669.692.094 VNĐ, tổng mức nợ vay tối đa là 0,60 x 266.669.692.094 = 160.001.815.257 VNĐ. Nếu vay ngắn hạn và vay dài hạn giữ nguyên như mức năm 2006, thì tổng vốn vay của doanh nghiệp là 99.037.588.463 + 41.511.955.488 = 140.549.543.951 VNĐ. So với hạn mức trên, số vốn vay thêm mà doanh nghiệp được phép vay tối đa là 19.452.271.306 VNĐ. Tổng giá trị tài sản dự kiến 264.862.217.087 Tỷ số nợ vay trên vốn cho phép tối đa 0,65 Tổng hạn mức nợ vay tối đa 172.160.441.107 Cơ cấu nợ dự kiến a. Vay ngắn hạn 99.037.588.463 b. Vay dài hạn 41.511.955.488 c. Tổng vốn vay 140.549.543.951 Số vốn vay được phép tăng thêm tối đa 19.452.271.306 Trong khi tổng vốn cần thêm là 25.769.862.904 VNĐ, số nợ vay được phép tăng tối đa là 19.452.271.306 VNĐ cho nên vốn chủ sở hữu phải tăng tối thiểu là 25.769.862.904 - 19.452.271.306 = 6.317.591.598 VNĐ. Tóm tắt như sau: Tổng vốn cần thêm 25.769.862.904 Nợ vay được tăng tối đa 19.452.271.306 Vốn chủ sở hữu tăng tối thiểu 6.317.591.598 5.2.4 Hạn mức vốn luân chuyển Bảng5.5: Vốn luân chuyển(đvt: đồng) Năm Năm 2005 Năm 2006 Tài sản cố định & đầu tư dài hạn 40.662.146.874 95.175.800.786 Tổng vốn dài hạn 32.299.991.726 93.076.605.371 Vốn luân chuyển 0 -8.362.155.148 0 -2.099.195.415 Vốn luân chuyển qua các năm vẫn âm, để tạo sự phát triển ổn định doanh nghiệp nên xây dựng vốn luân chuyển không âm. Để cho vốn luân chuyển không âm thì tổng vốn dài hạn tối thiểu phải bằng tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn dự kiến năm 2007 là 117.840.252.383 VNĐ và tổng vốn dài hạn dự kiến 110.998.444.676 VNĐ, cho nên tổng vốn dài hạn phải tăng tối thiểu là 117.840.252.383 - 110.998.444.676 = 6.841.807.706 VNĐ. Tài sản cố định ròng 117.840.252.383 Tổng vốn dài hạn dự kiến 110.998.444.676 Vốn dài hạn tăng tối thiểu 6.841.807.707 Nếu vốn dài hạn tăng ở mức tối thiểu, trong khi nhu cầu vốn cần thêm là 25.769.862.904 VNĐ, thì vay ngắn hạn chỉ được tăng ở mức tối đa là 25.769.862.904 - 6.841.807.706 = 18.928.055.197 VNĐ. Tổng vốn cần thêm 25.769.862.904 Tổng vốn dài hạn tăng tối thiểu 6.841.807.707 Vay ngắn hạn tăng tối đa 18.928.055.197 4.2.5 Hạn mức khả năng thanh toán tổng quát Cùng với hạn mức về tổng nợ của doanh nghiệp, còn có hạn mức về khả năng thanh toán tổng quát. Bảng5.6:Khả năng thanh toán tổng quát (đvt: đồng) 2005 2006 Vốn bằng tiền 4.497.031.055 8.394.368.861 Khoản phải thu 8.555.794.659 43.782.225.368 Tồn kho 55.611.594.729 62.977.082.930 TS lưu động khác 3.294.164.266 2.278.171.577 Nợ ngắn hạn 80.320.739.857 119.531.044.146 TS lưu động / nợ ngắn hạn 0,90 0,98 Cả hai năm hệ số khả năng thanh toán tổng quát đều dưới 1, nhằm tăng tính an toàn hơn trong khả năng thanh toán doanh nghiệp quy định đối với hệ số này năm 2007 sẽ tối thiểu 1,1. Trong khi đó các tài sản lưu động dự kiến năm 2007 là 148.829.439.712 VNĐ, nên các khoản nợ ngắn hạn không được vượt quá 148.829.439.712 ÷ 1,1 = 135.299.490.647 VNĐ. 1. Tài sản lưu động dự kiến 148.829.439.712 2. Khả năng thanh toán tổng quát tối thiểu 1,1 3. Mức tối đa của các khoản nợ ngắn hạn 135.299.490.647 4. Giá trị các khoản nợ ngắn hạn dự kiến 129.901.384.514 5. Mức được phép tăng tối đa vay ngắn hạn 5.398.106.133 Như vậy để đạt được hệ số khả năng thanh toán tổng quát là 1,1 doanh nghiệp sẽ phải tăng tối đa vốn vay ngắn hạn 5.398.106.133 VNĐ. Tóm tắt như sau: Tổng vốn vay được phép huy động tối đa 19.452.271.306 Vay ngắn hạn tăng tối đa 5.398.106.133 Nếu tăng tối đa vay ngắn hạn thì vay dài hạn tăng tối đa 14.054.165.173 5.2.6 Hoàn chỉnh báo cáo tài chính dự kiến Dựa vào các hạn mức trên ta có nhiều lựa chọn nguồn huy động tuy nhiên để có lựa chọn cụ thể chúng ta cần tìm hiểu thêm những điều kiện sau đây: Việc huy động để có thêm 6.317.591.598 VNĐ vốn chủ sở hữu từ những thành viên sáng lập đã là một nỗ lực rất lớn. Do vậy doanh nghiệp lựa chọn vốn chủ sở hữu tăng ở mức tối thiểu nhất. Tức là doanh nghiệp sẽ lựa chọn huy động thêm 6.317.591.598 VNĐ vốn chủ sở hữu cho nhu cầu vốn cần thêm dự kiến trong năm 2007. Việc tăng nhiều vốn vay dài hạn tuy rằng không tạo áp lực tìm kiếm nguồn vốn thay thế nhưng lại tạo áp lực chi trả lãi vay vì vay dài hạn có mức lãi vay cao hơn vay ngắn hạn và từ đó cũng làm giảm lợi nhuận. Nên doanh nghiệp lựa chọn mức tăng vay ngắn hạn tối đa và vì vậy mức tăng vay dài hạn là tối thiểu. Tổng kết các điều kiện trên ta có cơ cấu huy động vốn cần thêm như sau: Tỷ lệ Giá trị (VNĐ) Lãi suất bình quân dự kiến Tăng vốn chủ sở hữu 25% 6.317.591.598 Tăng vay ngắn hạn 21% 5.398.106.133 8% Tăng vay dài hạn 55% 14.054.165.173 10% Tổng 100% 25.769.862.904 Bảng 5.7: Bảng cân đối kế toán dự kiến điều chỉnh lần I (đvt: đồng) Năm 2006 Cơ sở dự báo 2007 Điều chỉnh lần I 2007 Doanh thu 342.261.483.598 427.826.854.498 1ST PASS Tài sản 1. Tiền 8.394.368.861 % của doanh thu 5,42% 23.172.911.857 23.172.911.857 2. Khoản phải thu 43.782.225.368 % của doanh thu 10,30% 44.087.459.721 44.087.459.721 3. Tồn kho 62.977.082.930 % của doanh thu 18,40% 78.721.353.663 78.721.353.663 4. Tài sản lưu động khác 2.278.171.577 % của doanh thu 0,67% 2.847.714.471 2.847.714.471 5. Tổng tài sản lưu động 117.431.848.736 148.829.439.712 148.829.439.712 6. TSCĐ ròng 95.175.800.786 % của doanh thu 27,54% 117.840.252.383 117.840.252.383 7. Tổng tài sản 212.607.649.522 266.669.692.094 266.669.692.094 Nợ và vốn chủ sở hữu 8. Phải trả người bán 17.983.817.719 % của doanh thu 5,25% 22.479.772.149 22.479.772.149 9. Phải trả khác 2.509.637.964 % của doanh thu 1,96% 8.384.023.903 8.384.023.903 10. Vay ngắn hạn 99.037.588.463 mang sang 99.037.588.463 5.398.106.133 104.435.694.596 11. Tổng vay ngắn hạn 119.531.044.146 129.901.384.514 135.299.490.647 12. Vay dài hạn 41.511.955.488 mang sang 41.511.955.488 14.054.165.173 55.566.120.661 13. Tổng nợ 161.042.999.634 171.413.340.002 190.865.611.308 14. Lợi nhuận giữ lại 1.564.649.888 + (∆RE) 19.486.489.188 19.486.489.188 15. Vốn chủ sở hữu 50.000.000.000 mang sang 50.000.000.000 6.317.591.598 56.317.591.598 17. Tổng nguồn vốn 212.607.649.522 240.899.829.191 266.669.692.095 18. Vốn cần thêm (AFN) 25.769.862.904 0 Điều chỉnh ảnh hưởng của tài trợ Các bảng báo cáo tài chính đã hoàn tất nhưng chúng chưa phản ánh các khoản chi phí trả lãi vay cho các nguồn vốn vay huy động thêm. Các chi phí này là các khoản điều chỉnh, làm giảm lợi nhuận giữ lại trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dự kiến và cả bảng cân đối kế toán dự kiến. Do đó bước tiếp theo là điều chỉnh các khoản này. Nguồn vốn vay ngắn hạn 5.398.106.133 VNĐ có lãi suất trung bình dự kiến là 8%, chi phí lãi vay ngắn hạn sẽ là 5.398.106.133 x 8% = 431.848.491 VNĐ. Tương tự chi phí lãi vay dài hạn sẽ là 14.054.165.173 x 10% = 1.405.416.517 VNĐ. Tổng chi phí lãi vay tăng thêm 431.848.491 + 1.405.416.517 = 1.837.265.008 VNĐ. Chi phí lãi vay tăng thêm này ảnh hưởng đến các khoản mục của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cụ thể là thuế và lợi nhuận giữ lại. Điều chỉnh ảnh hưởng lợi nhuận giữ lại: Do ảnh hưởng điều chỉnh chi phí lãi vay, lợi nhuận giữ lại sẽ giảm xuống 1.580.047.907 VNĐ trên cả báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán. Điều chỉnh bảng cân đối kế toán giai đoạn 3: Do lợi nhuận giữ lại bị giảm đi như đã nêu, làm cho nguồn vốn thiếu hụt đi 1.580.047.907 VNĐ. Phần thiếu hụt này sẽ được tài trợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu. Bảng 5.8: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dự kiến hoàn chỉnh (đvt: đồng) Dự kiến 2007 Điều chỉnh lần I 2007 1ST PASS 1. Doanh thu 427.826.854.498 427.826.854.498 2. Gía vốn hàng bán 356.994.768.424 356.994.768.424 3. Lợi nhuận gộp 70.832.086.074 70.832.086.074 4. Chi phí bán hàng 32.739.753.190 32.739.753.190 5. Chi phí quản lý 3.944.388.804 3.944.388.804 6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD 34.147.944.080 34.147.944.080 7. Thu nhập tài chính 332.194.350 332.194.350 8. Chi phí lãi vay 13.300.000.000 1.837.265.008 15.137.265.008 9. Chi phí tài chính khác 440.790.406 440.790.406 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính (13.408.596.056) (15.245.861.064) 11. Thu nhập khác 400.000.000 400.000.000 12. Chi phí khác 300.000.000 300.000.000 13. Lợi nhuận khác 100.000.000 100.000.000 14. Lợi nhuận trước thuế 20.839.348.024 19.002.083.016 15. Thuế thu nhập DN (14 x 14%) 2.917.508.723 2.660.291.622 16. Lợi nhuận giữ lại tăng thêm 17.921.839.300 16.341.791.393 Bảng 5.9: Bảng cân đối kế toán dự kiến hoàn chỉnh (đvt: đồng) 2007 Ảnh hưởng tài trợ 2007 Điều chỉnh lần II 2007 Doanh thu 1ST PASS 2ND PASS FINAL Tài sản 1. Tiền 23.172.911.857 23.172.911.857 23.172.911.857 2. Khoản phải thu 44.087.459.721 44.087.459.721 44.087.459.721 3. Tồn kho 78.721.353.663 78.721.353.663 78.721.353.663 4. Tài sản lưu động khác 2.847.714.471 2.847.714.471 2.847.714.471 5. Tổng tài sản lưu động 148.829.439.712 148.829.439.712 148.829.439.712 6. TSCĐ ròng 117.840.252.383 117.840.252.383 117.840.252.383 7. Tổng tài sản 266.669.692.094 266.669.692.094 266.669.692.094 Nợ và vốn chủ sở hữu 8. Phải trả người bán 22.479.772.149 22.479.772.149 22.479.772.149 9. Phải trả khác 8.384.023.903 8.384.023.903 8.384.023.903 10. Vay ngắn hạn 104.435.694.596 104.435.694.596 104.435.694.596 11. Tổng nợ ngắn hạn 135.299.490.647 135.299.490.647 135.299.490.647 12. Vay dài hạn 55.566.120.661 55.566.120.661 55.566.120.661 13. Tổng nợ 190.865.611.308 190.865.611.308 190.865.611.308 14. Lợi nhuận giữ lại 19.486.489.188 -1.580.047.907 17.906.441.281 17.906.441.281 15. Vốn chủ sở hữu 56.317.591.598 56.317.591.598 1.580.047.906 57.897.639.504 17. Tổng nguồn vốn 266.669.692.095 265.089.644.188 266.669.692.094 18. Vốn cần thêm (AFN) 0 1.580.047.906 0 5.3 Phân tích rủi ro Chúng ta đã thiết lập được các bảng báo cáo tài chính dự kiến, đã dự định được nhu cầu vốn cần thêm cho hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2007. Các kết quả có được giúp chúng ta có những cái nhìn sơ bộ về hoạt động của doanh nghiệp cũng như phương hướng cho cơ cấu tài chính. Tuy nhiên các kết quả này dựa trên việc chúng ta giả thiết một số yếu tố có khả năng xảy ra nhất và dĩ nhiên những giả thiết này cũng có thể xảy ra theo những hướng khác nhau. Và để có được cái nhìn tổng quát hơn chúng ta thực hiện phân tích rủi ro đối với các yếu tố của báo cáo tài chính. Phân tích rủi ro ở đây sử dụng phân tích xác suất, hay mô phỏng, những giá trị của nhân tố rủi ro sẽ xuất hiện một cách bất định, ngẫu nhiên, không định trước được. Và vì vậy các kết quả có được cũng mang yếu tố xác suất. Công cụ dùng để mô phỏng ở đây là phần mềm Crystall Ball 7.2. Giả thiết về doanh thu: Trong năm 2007, doanh nghiệp có thể gặp những hàng rào kỹ thuật ngăn cản việc thực hiện hợp đồng với những khách hàng ở thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ và nếu tình hình này xảy ra có thể làm giảm 20% doanh thu dự kiến. Xác suất tình hình này xảy ra là 10%. Xác suất doanh thu đạt được như mức dự kiến là 70%. Trong những trường hợp còn lại thị trường có chiều hướng tốt doanh thu có thể đạt hơn 15% so với dự kiến. Ta thực hiện định nghĩa biến doanh thu, sử dụng chức năng Define Assumption của Crystal Ball. Hình 5.1: Định nghĩa biến doanh thu Giả thuyết về giá vốn hàng bán Theo như dự báo, giá vốn hàng bán thường chiếm tỷ lệ cố định trong doanh thu, tỷ lệ này dự kiến năm 2007 là 83,44%. Đây cũng là tỷ lệ mà Việt An phấn đấu đạt được vì vậy xác suất để đạt được mức này là 60%. Nguồn cung cấp có nhiều bất ổn về giá cả và số lượng. Nguyên nhân của việc này dựa trên nhận định người nông dân Đồng bằng sông Cửu Long nuôi cá tra, basa theo phong trào không có kế hoạch cụ thể do đó dễ dẫn đến tình trạng bất ổn định. Giá xăng dầu năm 2007 có thể tăng lên hơn 10% do nhà nước sẽ cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu xăng dầu tự định giá. Vì vậy doanh nghiệp nhận định giá vốn hàng bán có thể tăng hơn 7% so với dự kiến với xác suất 35%. Và chỉ có 5% xác suất giá vốn có thể giảm 5% so với dự kiến. Dựa vào các giả thuyết trên chúng ta định nghĩa biến giá vốn hàng bán như sau: Hình 5.2: Định nghĩa biến giá vốn hàng bán Đối với các khoản mục còn lại trong bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán, doanh nghiệp xác định rằng xác suất như dự kiến ban đầu là rất cao và nếu có sự thay đổi thì đó là những thay đổi rất nhỏ không đáng kể. Thực hiện mô phỏng Sau khi đã định nghĩa những biến cần xác suất cần thiết, để thực hiện mô phỏng chúng ta cần định nghĩa biến dự báo. Biến dự báo ở đây là biến lợi nhuận, chúng ta thực hiện định nghĩa như hình: Hình 5.3: Định nghĩa biến dự báo lợi nhuận Sau đó chúng ta định nghĩa biến dự báo là AFN Hình 5.4: Định nghĩa biến dự báo AFN Như vậy đến đây công đoạn chuẩn bị đã hoàn tất, ta tiến hành chạy mô phỏng, kết quả như sau: Với các kết quả mô phỏng cho thấy lợi nhuận giữ lại có thể dao động từ giá trị nhỏ nhất là -87.335.512.647 VNĐ và cao nhất là 86.882.230.666 VNĐ. Độ tin cậy để lợi nhuận lớn hơn 0 là 66,35%. AFN có thể dao động từ giá trị -35.169.554.866 VNĐ đến 56.516.124.827 VNĐ. Độ tin cậy để AFN có giá trị từ nhỏ hơn -27.000.000.000VNĐ chỉ là 1.05%. Điều này có nghĩa là xác suất rất thấp cho trường hợp doanh thu tăng trưởng nhưng doanh nghiệp không cần huy động thêm nguồn vốn nào. Độ tin cậy để AFN lớn hơn 0 – 30.000.000.000VNĐ là 14.2%. Điều này cho thấy xác suất không cao trong trường hợp AFN vượt mức đã dự kiến. l Hình 5.5: Kết quả mô phỏng của Crystal Bal CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển đã và đang từng bước hội nhập hơn với thế giới. Lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu với thị trường rộng lớn đầy tiềm năng ngày càng trở nên màu mỡ hứa hẹn nhiều cơ hội hơn cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.Tuy nhiên thị trường thế giới vẫn chứa đựng nhiều rủi ro nhất là trong giai đoạn Việt Nam đang ở bước đầu giai đoạn hội nhập. Để đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh xuất nhập khẩu ngoài công tác nghiên cứu thị trường thì doanh nghiệp cần củng cố hơn nữa nội lực để có thể đủ sức cạnh tranh trên thương trường quốc tế. Như đã phân tích ở trên, công ty TNHH Việt An là một công ty non trẻ nhưng đã có những bước phát triển nhanh cả về mặt quy mô cũng như hiệu quả kinh doanh. Và đi cùng với sự phát triển đó là cơ cấu tài chính bất ổn định, chưa an toàn. Tuy vậy đây là vấn đề thường gặp ở những doanh nghiệp có sự phát triển nhanh như Việt An, việc theo dõi, phân tích các thay đổi và điều chỉnh cho phù hợp là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó việc lập kế hoạch tài chính sẽ giúp cho doanh nghiệp chủ động hơn trong kinh doanh, nhất quán các kế hoạch và có được tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả hoạt động. Kết quả dự báo cũng cho thấy tình hình hoạt động trong năm 2007 rất khả quan, cơ cấu nguồn vốn tăng thêm được hoạch định theo hướng xây dựng cơ cấu ổn định hơn. Do doanh nghiệp mới chỉ hoạt động chưa đến 2 năm, nên chưa thể có cái nhìn tốt nhất về tình hình, xu hướng tài chính của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạch định tài chính khâu dự báo là rất quan trọng, nhưng do nguồn thông tin và thời gian thực tập có hạn nên khâu dự báo chủ yếu dựa vào thông tin dự báo của doanh nghiệp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQT16.doc
Tài liệu liên quan