Kiến nghị
Từ những phân tích nêu trên, chúng tôi
cho rằng, để bảo đảm thể chế hóa đầy đủ
chính sách của Đảng về thu hút đầu tư nước
ngoài trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế,
cần sửa đổi các quy định của Luật Đất đai
năm 2013 về doanh nghiệp có vốn ĐTNN
theo hướng sau:
- Thay thế thuật ngữ “Doanh nghiệp có
vốn ĐTNN” bằng thuật ngữ “Tổ chức kinh
tế có vốn ĐTNN” như quy định của Luật
Đầu tư năm 2014 để bảo đảm sự thống nhất
trong hệ thống pháp luật.
- Rà soát, sửa đổi các quy định về nhận
QSDĐ nhằm bảo đảm sự bình đẳng giữa
doanh nghiệp có vốn ĐTNN và tổ chức
kinh tế trong nước; quy định chi tiết, cụ thể
hơn về nhận QSDĐ bảo đảm phù hợp với
pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp;
bổ sung quy định về một số trường hợp
nhận QSDĐ nêu trên của doanh nghiệp có
vốn ĐTNN.
- Bổ sung quy định về quyền và nghĩa
vụ của doanh nghiệp có vốn ĐTNN trong sử
dụng đất như tổ chức kinh tế trong nước,
đảm bảo sự phù hợp với chính sách “Thực
hiện nhất quán một chế độ pháp lý kinh
doanh cho các doanh nghiệp, không phân
biệt hình thức sở hữu, thành phần kinh tế”39;
sửa đổi quy định về quyền góp vốn bằng
QSDĐ và quyền chuyển nhượng tài sản gắn
liền với đất nhằm đảm bảo sự thống nhất với
Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 và
Luật Nhà ở năm 2014
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 238 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoàn thiện các quy định của luật đất đai năm 2013 về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
25Số 11 (411) - T6/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT
1 Khoản 6 Điều 2 Luật ĐTNN năm 1996.
2 Luật ĐTNN tại Việt Nam năm 1987 đã được sửa đổi, bổ sung các năm 1990, 1992.
3 Luật Đất đai các năm 1987, 1993 (sửa đổi, bổ sung năm 1998, 2001) và Luật Đất đai năm 2003; Pháp lệnh
về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam năm 1994.
Về khái niệm doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài
Khái niệm “Doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài” được pháp luật nước ta ghi nhận
lần đầu tiên tại Luật Đầu tư nước ngoài
(ĐTNN) năm 19961 để sử dụng thay thế cho
khái niệm “Xí nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài” được sử dụng trong các văn bản pháp
luật về ĐTNN trước đó2. Mặc dù vậy, trong
lĩnh vực pháp luật đất đai, phải đến khi Luật
Đất đai năm 2013 ra đời thì khái niệm
“Doanh nghiệp có vốn ĐTNN” mới chính
thức được quy định để thay cho thuật ngữ
“tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư tại Việt
Nam” được sử dụng trong các Luật Đất đai
trước đây3. Luật Đất đai năm 2013 quy định
HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI NĂM 2013
VỀ DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Phạm Xuân Thắng*
*ThS. Khoa Luật, Học viện An ninh nhân dân.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: Doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài, Luật Đất đai năm 2013.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 14/5/2020
Biên tập : 26/5/2020
Duyệt bài : 28/5/2020
Article Infomation:
Keywords: Foreign-invested
enterprises, Law on Land of 2013
Article History:
Received : 14 May. 2020
Edited : 26 May. 2020
Approved : 28 May. 2020
Tóm tắt:
Thời gian vừa qua, những quy định về doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài trong pháp luật đất đai nước ta đã không ngừng
được hoàn thiện, tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện hiệu quả
công tác quản lý, sử dụng đất đai đối với các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài, góp phần thể chế hóa đầy đủ chính sách
của Đảng về thu hút đầu tư nước ngoài trong thời kỳ hội nhập
kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, các quy định về doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài trong Luật Đất đai năm 2013 còn tồn tại những
hạn chế, bất cập; cần được tiếp tục sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện.
Abstract:
Recently, there are constant improvements of the legal regulations
on foreign-invested enterprises doing business in lands, which has
established a legal ground for effective implementation of
management and land ultilization for the foreign-invested
enterprises, contributing to the fully institutionalization of the Party’s
policy on foreign investment in the period of international integration
of economics. However, the content of the legal regulations on
foreign-invested enterprises in the Land on Law of 2013 still has
shortcomings that need further reviews and improvements.
Số 11 (411) - T6/202026
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT
doanh nghiệp có vốn ĐTNN như sau:
“Doanh nghiệp có vốn ĐTNN gồm doanh
nghiệp 100% vốn ĐTNN, doanh nghiệp liên
doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà
ĐTNN mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo
quy định của pháp luật về đầu tư”4.
Có thể nhận thấy rằng, quy định về
doanh nghiệp có vốn ĐTNN trong Luật Đất
đai năm 2013 đã tạo ra sự tương thích giữa
pháp luật đất đai với pháp luật doanh nghiệp
và pháp luật đầu tư5. Cùng với đó, việc sử
dụng khái niệm này đã xác định chính xác,
đầy đủ và cụ thể tư cách pháp lý của các chủ
thể sử dụng đất có yếu tố nước ngoài ở nước
ta. Tuy nhiên, trước sự vận động, phát triển
không ngừng của các quan hệ kinh tế trong
điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc
tế, quan niệm về doanh nghiệp có vốn
ĐTNN trong pháp luật đầu tư và pháp luật
doanh nghiệp đến nay đã có nhiều sự thay
đổi. Chính vì vậy, quy định về doanh nghiệp
có vốn ĐTNN trong Luật Đất đai năm 2013
hiện nay đã phát sinh những bất cập sau đây:
Thứ nhất, quy định về “Doanh nghiệp có
vốn ĐTNN” trong Luật Đất đai năm 2013 có
nội hàm khác biệt so với quy định của Luật
Đầu tư năm 2014.
Luật Đất đai năm 2013 quy định về
“Doanh nghiệp có vốn ĐTNN” trên cơ sở kế
thừa và tương đồng với quy định về doanh
nghiệp có vốn ĐTNN tại Luật Đầu tư năm
20056. Theo đó, Luật Đất đai năm 2013 quy
định về “Doanh nghiệp có vốn ĐTNN” bằng
phương pháp liệt kê và xác định doanh
nghiệp có vốn ĐTNN là chủ thể sử dụng đất
gồm ba nhóm sau: i) Doanh nghiệp 100%
vốn ĐTNN; ii) Doanh nghiệp liên doanh; iii)
Doanh nghiệp Việt Nam mà nhà ĐTNN mua
cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của
pháp luật về đầu tư. Bằng phương pháp liệt
kê này, Luật Đất đai năm 2013 đã không thể
khái quát hết được những tổ chức kinh tế có
thành viên là chủ thể nước ngoài sử dụng đất
tại Việt Nam, ví dụ như những hợp tác xã có
thành viên là người nước ngoài7. Bên cạnh
đó, Luật Đầu tư năm 2014 (thay thế Luật
Đầu tư năm 2005) không sử dụng thuật ngữ
“Doanh nghiệp có vốn ĐTNN”, mà sử dụng
thuật ngữ “Tổ chức kinh tế có vốn ĐTNN”
nhằm bảo đảm tính khái quát, phù hợp với
thực tiễn. Theo quy định của Luật Đầu tư
năm 2014, “Tổ chức kinh tế có vốn ĐTNN là
tổ chức kinh tế có nhà ĐTNN là thành viên
hoặc cổ đông được thành lập và hoạt động
theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm
doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác
xã và các tổ chức khác thực hiện hoạt động
đầu tư kinh doanh”8.
Trong khi đó, Luật Đất đai năm 2013
vẫn sử dụng thuật ngữ “Doanh nghiệp có
vốn ĐTNN”. Điều này không chỉ tạo ra sự
thiếu thống nhất giữa pháp luật đất đai và
pháp luật đầu tư mà còn gây ra khó khăn đối
với quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ
của các chủ thể sử dụng đất, tác động tiêu
cực đến hiệu quả của công tác quản lý, sử
dụng đất đai.
4 Khoản 7 Điều 5 Luật Đất đai năm 2013.
5 Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Đất đai, Nxb. Công an nhân dân, 2018, tr.174.
6 Khoản 6 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2005.
7 Khoản 4 Điều 13 Luật Hợp tác xã năm 2012 và Điều 4 Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013.
8 Khoản 16 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2014.
27Số 11 (411) - T6/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT
Thứ hai, nội hàm của “Doanh nghiệp có
vốn ĐTNN” trong Luật Đất đai năm 2013
không thống nhất với các văn bản luật
chuyên ngành. Cụ thể là Luật Đầu tư năm
2014 và Luật Doanh nghiệp năm 2014
không còn điều chỉnh về “Doanh nghiệp liên
doanh”. Trong khi đó, Luật Đất đai năm
2013 vẫn còn xác định doanh nghiệp liên
doanh là một loại chủ thể sử dụng đất và sử
dụng thuật ngữ “Doanh nghiệp liên doanh”
trong một số quy định nhưng không giải
thích cụ thể về thuật ngữ này9. Điều này dẫn
đến những bất cập trong thực hiện quyền,
nghĩa vụ cũng như những thủ tục pháp lý
liên quan đến quyền sử dụng đất (QSDĐ)
của loại hình chủ thể này trên thực tế.
Thứ ba, Luật Đất đai năm 2013 và các
văn bản luật liên quan chưa thống nhất trong
sử dụng thuật ngữ “nhà đầu tư nước ngoài”,
“tổ chức, cá nhân nước ngoài” khi quy định
về doanh nghiệp có vốn ĐTNN sử dụng đất10.
2. Về nhận quyền sử dụng đất của doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Trên cơ sở kế thừa, phát triển và pháp điển
hóa quy định của các văn bản pháp luật đất
đai, Luật Đất đai năm 2013 tiếp tục quy định
theo hướng cho phép doanh nghiệp có vốn
ĐTNN có quyền lựa chọn phương thức tiếp
cận đất từ Nhà nước hoặc từ thị trường. Đồng
thời, với mỗi phương thức tiếp cận đất đai,
Luật Đất đai năm 2013 cũng đã quy định theo
hướng mở rộng hơn những hình thức nhận
QSDĐ của doanh nghiệp có vốn ĐTNN.
- Trường hợp doanh nghiệp có vốn
ĐTNN lựa chọn phương thức tiếp cận đất
đai từ Nhà nước, Luật Đất đai năm 2013 quy
định hai hình thức sử dụng đất: 1) Nhà nước
giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện
dự án đầu tư kinh doanh nhà ở nhằm mục
đích để bán hoặc kết hợp bán và cho thuê11;
2) Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất
hằng năm hoặc trả tiền thuê đất một lần cho
toàn bộ thời gian thuê12.
- Trường hợp doanh nghiệp có vốn
ĐTNN lựa chọn phương thức tiếp cận đất đai
từ thị trường thì có thể lựa chọn một trong
các hình thức sau: nhận chuyển nhượng vốn
đầu tư là giá trị QSDĐ13; nhận góp vốn bằng
QSDĐ14; thuê đất, thuê lại đất trong khu công
nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu
công nghệ cao, khu kinh tế15.
Có thể nhận thấy, Luật Đất đai hiện hành
đã mở rộng rất nhiều về quyền cho doanh
nghiệp có vốn ĐTNN so với các Luật Đất
đai trước đây. Luật Đất đai năm 2013 lần đầu
tiên quy định hình thức nhận QSDĐ từ Nhà
nước của doanh nghiệp có vốn ĐTNN bằng
hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất để
thực hiện dự án đầu tư kinh doanh nhà ở
nhằm mục đích để bán hoặc kết hợp bán và
cho thuê. Những hình thức nhận QSDĐ từ
thị trường của doanh nghiệp có vốn ĐTNN
cũng được Luật Đất đai năm 2013 quy định
mở rộng và thông thoáng hơn so với các
9 Điều 5, Điều 81, Điều 169 và Điều 184 Luật Đất đai năm 2013.
10 Điểm a khoản 4 Điều 183 và khoản 1, khoản 3 Điều 184 Luật Đất đai năm 2013.
11 Khoản 3 Điều 55 Luật Đất đai năm 2013.
12 Điểm d, Điểm e khoản 1 Điều 56 Luật Đất đai năm 2013.
13 Điểm b khoản 1 Điều 169 Luật Đất đai năm 2013.
14 Điểm e khoản 1 Điều 169 Luật Đất đai năm 2013.
15 Khoản 2 Điều 185 Luật Đất đai năm 2013.
Số 11 (411) - T6/202028
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT
Luật Đất đai trước đó. Những quy định này
về cơ bản đã thiết lập sự bình đẳng về quyền
tiếp cận đất đai của các doanh nghiệp có vốn
ĐTNN với các doanh nghiệp trong nước,
góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho doanh
nghiệp có vốn ĐTNN sử dụng đất ổn định,
lâu dài để thực hiện các dự án đầu tư. Bên
cạnh đó, quy định của Luật Đất đai năm
2013 về đặt quyền tiếp cận QSDĐ của doanh
nghiệp có vốn ĐTNN hiện nay còn tồn tại
một số hạn chế, bất cập sau:
Thứ nhất, chưa bảo đảm bình đẳng giữa
tổ chức kinh tế trong nước và doanh nghiệp
có vốn ĐTNN.
- Đối với phương thức nhận QSDĐ
thông qua việc Nhà nước giao đất có thu tiền
sử dụng đất, doanh nghiệp có vốn ĐTNN chỉ
có thể được thực hiện trong trường hợp duy
nhất đó là sử dụng đất để thực hiện dự án đầu
tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết
hợp cho thuê. Trong khi đó, ngoài trường hợp
này thì tổ chức kinh tế trong nước còn được
Nhà nước giao đất có thu tiền để thực hiện
dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa
để chuyển nhượng QSDĐ gắn với hạ tầng16.
- Trường hợp doanh nghiệp có vốn
ĐTNN nhận QSDĐ từ thị trường bị giới hạn
hơn so với tổ chức kinh tế trong nước. Theo
quy định của Luật Đất đai năm 2013, doanh
nghiệp có vốn ĐTNN chỉ có thể nhận QSDĐ
từ thị trường thông qua ba hình thức; trong
khi đó, ngoài ba hình thức đã nêu, tổ chức
kinh tế trong nước còn có thể nhận QSDĐ
thông qua nhiều hình thức khác như: nhận
chuyển nhượng QSDĐ, nhận tặng cho
QSDĐ, nhận thừa kế QSDĐ17. Chính vì vậy,
trên thực tế, phương thức xác lập QSDĐ của
doanh nghiệp có vốn ĐTNN chủ yếu thông
qua thị trường sơ cấp, trong khi việc xác lập
QSDĐ thông qua thị trường thứ cấp rất hạn
chế18. Những rào cản này đã đi ngược lại các
cam kết của Việt Nam trong hội nhập quốc
tế, tác động tiêu cực đến tính hấp dẫn của
môi trường đầu tư, kinh doanh và hạn chế
năng lực cạnh tranh của nền kinh tế19.
Thứ hai, quy định về các trường hợp
nhận QSDĐ của doanh nghiệp có vốn
ĐTNN chưa bảo đảm tính hợp lý.
- Theo quy định của Luật Đất đai 2013,
doanh nghiệp có vốn ĐTNN được nhận
chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị
QSDĐ20; khi đó, doanh nghiệp có vốn
ĐTNN có quyền và nghĩa vụ tương tự như
trường hợp được Nhà nước giao đất có thu
tiền sử dụng đất hoặc được Nhà nước cho
thuê đất có thu tiền thuê đất một lần cho cả
thời gian thuê21. Quy định này, một mặt chưa
phù hợp với quy định của pháp luật dân sự,
pháp luật doanh nghiệp22; mặt khác, chưa rõ
ràng trong việc xác định đó là trường hợp
16 Khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 55 Luật Đất đai năm 2013.
17 Điều 73 Luật Đất đai năm 2013 và điểm a, điểm c và điểm d khoản 1 Điều 169 Luật Đất đai năm 2013.
18 Châu Thị Khánh Vân, Chủ thể giao dịch QSDĐ theo quy định của Luật Đất đai, Tạp chí Nghiên cứu Lập
pháp, số 2+3/2019, tr.74-81.
19 Nguyễn Ngọc Minh, Pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế trong sử dụng đất, Luận án tiến
sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội, 2016, tr.116.
20 Điểm b khoản 1 Điều 169 Luật Đất đai năm 2013.
21 Khoản 3 Điều 39 Nghị định số 43/2014 được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 01/2017/NĐ-CP.
22 Xem thêm: Lưu Quốc Thái, Bàn về vấn đề “chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất” trong
LĐĐ 2013, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 8/2014, tr.65-70.
29Số 11 (411) - T6/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT
doanh nghiệp có vốn ĐTNN nhận QSDĐ
thông qua nhận chuyển nhượng dự án hay
thông qua nhận chuyển nhượng cổ phần
trong doanh nghiệp khác.
- Luật Đất đai năm 2013 bổ sung trường
hợp nhận QSDĐ của doanh nghiệp liên
doanh thông qua nhận góp vốn bằng QSDĐ.
Quy định này đã thể hiện sự mở rộng về
quyền tiếp cận đất đai của doanh nghiệp có
vốn ĐTNN, là sự cụ thể hóa chủ trương
“Khuyến khích việc cho thuê, góp vốn bằng
QSDĐ để thực hiện các dự án đầu tư”23. Tuy
nhiên, những quy định về nội dung trên của
Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản
hướng dẫn thi hành chưa xác định rõ, trong
trường hợp này thì doanh nghiệp liên doanh
nhận góp vốn bằng QSDĐ khi thành lập mới
doanh nghiệp hay ở thời điểm doanh nghiệp
đã thành lập và đi vào hoạt động. Bên cạnh
đó, diện chủ thể được góp vốn bằng QSDĐ
với doanh nghiệp có vốn ĐTNN cũng chưa
được quy định cụ thể. Chính vì vậy, điều đó
dẫn đến sự khó khăn trong việc thực thi của
chủ thể sử dụng đất cũng như hoạt động
quản lý nhà nước về đất đai.
- Quy định về các trường hợp nhận
QSDĐ của doanh nghiệp có vốn ĐTNN
chưa bao quát được hết các trường hợp nhận
QSDĐ của doanh nghiệp có vốn ĐTNN trên
thực tế.
Trên thực tế, ngoài những trường hợp
nhận QSDĐ được liệt kê tại Điều 169 Luật
Đất đai năm 201324, doanh nghiệp có vốn
ĐTNN có thể nhận QSDĐ trong những
trường hợp sau: thuê, thuê lại QSDĐ của tổ
chức kinh tế trong nước25; nhận QSDĐ thông
qua việc mua nhà, công trình xây dựng để sử
dụng làm văn phòng làm việc, cơ sở sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ26; nhận QSDĐ trong
trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp (doanh
nghiệp có vốn ĐTNN thực hiện chia, tách,
hợp nhất hoặc sáp nhập doanh nghiệp). Như
vậy, có thể thấy rằng, quy định về các trường
hợp nhận QSDĐ của doanh nghiệp có vốn
ĐTNN trong Luật Đất đai năm 2013 chưa
đảm bảo tính toàn diện và thiếu thống nhất
với các văn bản pháp luật khác.
3. Về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất
Bên cạnh các quy định về quyền và
nghĩa vụ chung như những chủ thể sử dụng
đất khác, Luật Đất đai năm 2013 quy định
về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp có
vốn ĐTNN trong từng trường hợp cụ thể27.
Những quy định này đã ghi nhận quyền và
nghĩa vụ của doanh nghiệp có vốn ĐTNN
tiệm cận với quyền và nghĩa vụ của tổ chức
kinh tế trong nước, sự bất bình đẳng về
quyền và nghĩa vụ giữa hai nhóm chủ thể
này đã được thu hẹp gần như tối đa. Đặc
biệt, trong một số trường hợp, doanh nghiệp
có vốn ĐTNN được ghi nhận quyền và nghĩa
vụ tương đương với tổ chức kinh tế trong
23 Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 31/10/2012 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XI về tiếp tục đổi mới chính
sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm
2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
24 Điểm b, điểm e và điểm k khoản 1 Điều 169 Luật Đất đai năm 2013.
25 Điểm b khoản 2 Điều 174 Luật Đất đai năm 2013.
26 Khoản 2 Điều 14 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014; Điều 159 và Điều 161 Luật Nhà ở năm 2014.
27 Khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 183, Điều 184, khoản 2 Điều 185 và Điều 187 Luật Đất đai năm 2013.
Số 11 (411) - T6/202030
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT
nước28. Bên cạnh đó, những quy định này
chưa bảo đảm sự bình đẳng về quyền và
nghĩa vụ của doanh nghiệp có vốn ĐTNN
với tổ chức kinh tế trong nước.
- Theo quy định của Luật Đất đai năm
2013, trường hợp nhận QSDĐ thông qua
việc được Nhà nước giao đất có thu tiền sử
dụng đất hoặc được Nhà nước cho thuê đất
có thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian
thuê thì quyền của doanh nghiệp có vốn
ĐTNN vẫn bị hạn chế hơn khi không được
tặng cho QSDĐ giống như tổ chức kinh tế
trong nước29.
- Luật Đất đai năm 2013 quy định doanh
nghiệp có vốn ĐTNN được góp vốn bằng
QSDĐ, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn
liền với đất để hợp tác sản xuất, kinh doanh
trong thời hạn sử dụng đất30. Nội dung quy
định này còn khá chung chung khi chưa xác
định việc góp vốn này được thực hiện để góp
vốn vào tổ chức kinh tế hay để thực hiện hợp
đồng hợp tác kinh doanh, và trong trường
hợp góp vốn bằng QSDĐ vào tổ chức kinh
tế thì được thực hiện khi thành lập tổ chức
kinh tế mới hay góp vốn vào tổ chức kinh tế
đã được thành lập và đang hoạt động. Các
văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai
năm 2013 cũng chưa quy định cụ thể về vấn
đề này31. Ngoài ra, quy định về quyền góp
vốn bằng QSDĐ cũng không rõ ràng trong
việc xác định diện chủ thể mà doanh nghiệp
có vốn ĐTNN được thực hiện việc góp vốn
bằng QSDĐ; trong khi đó, Luật Đất đai quy
định rất cụ thể và chi tiết về quyền góp vốn
bằng QSDĐ đối với các loại chủ thể sử dụng
đất khác32.
- Theo quy định của Luật Đất đai năm
2013, doanh nghiệp có vốn ĐTNN được
Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất
hoặc được Nhà nước cho thuê đất có thu tiền
thuê đất một lần cho cả thời gian thuê thì có
quyền chuyển nhượng QSDĐ, tài sản thuộc
sở hữu của mình gắn liền với đất trong thời
hạn sử dụng đất33. Quy định này chưa thống
nhất với văn bản luât chuyên ngành khác. Cụ
thể, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014
quy định, doanh nghiệp có vốn ĐTNN chỉ
được cho thuê nhà ở đối với trường hợp xây
dựng nhà ở trên đất được Nhà nước cho thuê
mà không được thực hiện quyền chuyển
nhượng, cho dù tiền thuê đất được trả hàng
năm hay trả một lần cho cả thời gian thuê34.
Cùng với đó, Luật Nhà ở năm 2014 cũng
quy định các chủ thể nước ngoài xây dựng
nhà ở trên đất thuê chỉ được quyền cho thuê
nhà ở35. Sự thiếu thống nhất giữa các văn bản
luật trong quy định về quyền chuyển nhượng
tài sản gắn liền với đất dẫn đến sự hạn chế
trong các giao dịch chuyển nhượng QSDĐ
và tài sản gắn liền với đất, ảnh hưởng tiêu
cực đến sự sôi động của thị trường bất động
sản ở nước ta hiện nay.
28 Khoản 5 Điều 183; khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 184; Điểm a khoản 2 Điều 185 Luật Đất đai năm 2013.
29 Điểm c khoản 2 Điều 174 Luật Đất đai năm 2013.
30 Điểm đ khoản 3 Điều 183 Luật Đất đai năm 2013.
31 Điều 79 và Điều 80 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP; Điều 79a Nghị định số 01/2017/NĐ-CP.
32 Điểm đ khoản 2 Điều 174 và Điểm h khoản 1 Điều 179 Luật Đất đai năm 2013.
33 Điểm b khoản 3 Điều 183 Luật Đất đai năm 2013.
34 Điểm d khoản 1 và điểm a khoản 3 Điều 11 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014.
35 Khoản 1 Điều 161 Luật Nhà ở năm 2014.
31Số 11 (411) - T6/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT
- Luật Đất đai năm 2013 còn chưa quy
định quyền và nghĩa vụ sử dụng đất đối với
một số loại hình doanh nghiệp có vốn
ĐTNN đối với những trường hợp sau:
+ Trường hợp doanh nghiệp có vốn
ĐTNN được Nhà nước cho thuê đất để xây
dựng công trình sự nghiệp36.
+ Trường hợp doanh nghiệp có vốn
ĐTNN được Nhà nước giao đất không thu
tiền sử dụng đất đối với trường hợp sử dụng
đất để xây dựng công trình ngầm không
nhằm mục đích kinh doanh37.
+ Trường hợp doanh nghiệp có vốn
ĐTNN được hình thành do các nhà đầu tư
trong nước góp vốn, mua cổ phần của doanh
nghiệp 100% vốn ĐTNN hoặc doanh nghiệp
có vốn ĐTNN mà nhà ĐTNN chiếm tỷ lệ cổ
phần chi phối dẫn đến bên Việt Nam chiếm
tỷ lệ cổ phần chi phối.
+ Trường hợp doanh nghiệp có vốn
ĐTNN được hình thành do việc tiến hành
các hoạt động tổ chức lại doanh nghiệp theo
quy định của pháp luật doanh nghiệp38.
Sự thiếu vắng những quy định cụ thể về
quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp có vốn
ĐTNN trong các trường hợp trên không chỉ
tạo ra sự thiếu toàn diện trong những quy
định của Luật Đất đai năm 2013 mà còn dẫn
đến những vướng mắc trong thực thi quyền
và nghĩa vụ của các chủ thể sử dụng đất cũng
như những khó khăn trong quá trình quản lý
nhà nước về đất đai.
4. Kiến nghị
Từ những phân tích nêu trên, chúng tôi
cho rằng, để bảo đảm thể chế hóa đầy đủ
chính sách của Đảng về thu hút đầu tư nước
ngoài trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế,
cần sửa đổi các quy định của Luật Đất đai
năm 2013 về doanh nghiệp có vốn ĐTNN
theo hướng sau:
- Thay thế thuật ngữ “Doanh nghiệp có
vốn ĐTNN” bằng thuật ngữ “Tổ chức kinh
tế có vốn ĐTNN” như quy định của Luật
Đầu tư năm 2014 để bảo đảm sự thống nhất
trong hệ thống pháp luật.
- Rà soát, sửa đổi các quy định về nhận
QSDĐ nhằm bảo đảm sự bình đẳng giữa
doanh nghiệp có vốn ĐTNN và tổ chức
kinh tế trong nước; quy định chi tiết, cụ thể
hơn về nhận QSDĐ bảo đảm phù hợp với
pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp;
bổ sung quy định về một số trường hợp
nhận QSDĐ nêu trên của doanh nghiệp có
vốn ĐTNN.
- Bổ sung quy định về quyền và nghĩa
vụ của doanh nghiệp có vốn ĐTNN trong sử
dụng đất như tổ chức kinh tế trong nước,
đảm bảo sự phù hợp với chính sách “Thực
hiện nhất quán một chế độ pháp lý kinh
doanh cho các doanh nghiệp, không phân
biệt hình thức sở hữu, thành phần kinh tế”39;
sửa đổi quy định về quyền góp vốn bằng
QSDĐ và quyền chuyển nhượng tài sản gắn
liền với đất nhằm đảm bảo sự thống nhất với
Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 và
Luật Nhà ở năm 2014 n
36 Điểm e khoản 1 Điều 56 Luật Đất đai năm 2013.
37 Khoản 2 Điều 57 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP.
38 Điều 192, Điều 193, Điều 194 và Điều 195 Luật Doanh nghiệp năm 2014.
39 Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 3/6/2017, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa
XII về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoan_thien_cac_quy_dinh_cua_luat_dat_dai_nam_2013_ve_doanh_n.pdf