Quy định về mối quan hệ giữa chế tài
phạt vi phạm và chế tài bồi thường thiệt hại
Khoản 3 Điều 418 BLDS năm 2015
quy định: “Các bên có thể thoả thuận về việc
bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi
phạm mà không phải bồi thường thiệt hại
hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải
bồi thường thiệt hại.
Trường hợp các bên có thoả thuận về
phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về
việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải
bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa
vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm”.
Khoản 2 Điều 307 LTM năm 2005 quy
định: “Trường hợp các bên có thỏa thuận
phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền
áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi
thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có
quy định khác”.
Như vậy, quy định của hai văn bản
luật này về thỏa thuận áp dụng chế tài phạt
vi phạm và bồi thường thiệt hại có sự thiếu
thống nhất. Trong đó, quy định của khoản 2
Điều 307 LTM năm 2005 là chưa phù hợp
với BLDS năm 2015.
Cần sửa đổi quy định của LTM năm
2005 theo hướng thống nhất với BLDS năm
2015 về mối quan hệ giữa chế tài phạt vi
phạm và chế tài bồi thường thiệt hại. Theo
đó, nếu các bên chỉ có thỏa thuận về việc bên
vi phạm hợp đồng phải chịu phạt vi phạm
mà không có thỏa thuận về bồi thường thiệt
hại thì nên tôn trọng ý chí của các chủ thể
trong hợp đồng.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 233 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoàn thiện các quy định của luật thương mại năm 2005 để đảm bảo sự thống nhất với bộ luật dân sự năm 2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt:
Bộ luật Dân sự vốn được xem là "hiến pháp của luật tư", do vậy,
khi Bộ luật Dân sự mới ra đời, thì những văn bản quy phạm pháp
luật thuộc lĩnh vực luật tư khác cũng cần thiết phải được sửa đổi,
bổ sung. Luật Thương mại năm 2005 ban hành cùng thời điểm với
Bộ luật Dân năm 2005. Vì vậy, để bảo đảm tính thống nhất của hệ
thống pháp luật, khi Bộ luật Dân năm 2015 có hiệu lực, đòi hỏi
phải sửa đổi, bổ sung Luật Thương mại năm 2005.
Trần Văn Biên*
* TS. Viện Nhà nước và Pháp luật.
Abstract
The Civil Code is considered as “the Constitution of Private
Laws”, after the new Civil Code is released, other legal documents
on private sectors are also need to be amended. The Commercial
Law of 2005 was promulgated at the same time with the Civil Code
of 2005. Therefore, in order to ensure the uniformity of the legal
system, once the Civil Code of 2015 comes into enforcement, the
amendments are required to the Commercial Law of 2005.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: Luật Thương mại năm 2005,
Bộ luật Dân sự năm 2015, hoàn thiện
pháp luật.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 16/05/2018
Biên tập : 08/06/2018
Duyệt bài : 15/06/2018
Article Infomation:
Keywords: Commercial Law of 2005;
Civil Code of 2015; law improvements
Article History:
Received : 16 May 2018
Edited : 08 Jun 2018
Approved : 15 Jun 2018
HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT THƯƠNG MẠI NĂM 2005
ĐỂ ĐẢM BẢO SỰ THỐNG NHẤT VỚI BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015
1. Quy định có tính chất hạn chế quyền
Khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013
quy định: “Quyền con người, quyền công
dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của
luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc
phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn
xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng
đồng”. Nguyên tắc hiến định này sau đó đã
được cụ thể hóa tại Điều 2 Bộ luật Dân sự
(BLDS) năm 2015, theo đó: “Quyền dân
sự chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của
luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc
phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn
xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng
đồng” và “Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực
hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của
mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết,
thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không
vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo
đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các
bên và phải được chủ thể khác tôn trọng”
(khoản 2 Điều 3 BLDS năm 2015).
Trong các chế định cụ thể, BLDS năm
2015 cũng đã sửa đổi, bổ sung các quy định
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
43Số 14(366) T6/2018
liên quan đến thực hiện, bảo vệ quyền dân
sự theo hướng việc hạn chế, thay đổi, chấm
dứt quyền dân sự không phải theo quy định
của pháp luật như trong BLDS năm 2005
trước đây, mà phải do “luật định”1.
Ở đây, có một vấn đề cần được lưu
ý là: không chỉ các quy định “cấm” mới
có bản chất hạn chế quyền dân sự, mà các
quy định khác như “buộc”, “không được”,
“không trái”, “trái với” cũng có thể có hậu
quả hạn chế quyền dân sự2.
Luật Thương mại (LTM) năm 2005
được ban hành cùng thời điểm với BLDS
năm 2005, vì vậy, để phù hợp với BLDS
năm 2005, một số điều của Luật này sử dụng
cụm từ “không trái với quy định của pháp
luật”. Cụ thể là:
- Khoản 1 Điều 11 quy định: “Các bên
có quyền tự do thoả thuận không trái với
các quy định của pháp luật, thuần phong mỹ
tục và đạo đức xã hội để xác lập các quyền
và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động
thương mại. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ
các quyền đó”;
- Điều 12 quy định: “Trừ trường hợp
có thoả thuận khác, các bên được coi là mặc
nhiên áp dụng thói quen trong hoạt động
thương mại đã được thiết lập giữa các bên
đó mà các bên đã biết hoặc phải biết nhưng
không được trái với quy định của pháp luật”;
- Khoản 2 Điều 109 quy định: “Quảng
cáo có sử dụng sản phẩm quảng cáo, phương
tiện quảng cáo trái với truyền thống lịch sử,
văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt
Nam và trái với quy định của pháp luật”.
1 Khoản 2 Điều 9, Điều 13, khoản 2 Điều 14, Điều 18, Điều 25, khoản 3 Điều 31, điểm c khoản 4 Điều 33, khoản 2 Điều
34, khoản 3 Điều 36, khoản 2, khoản 3 Điều 38, Điều 74, khoản 2, khoản 3 Điều 87, khoản 2 Điều 101, điểm c khoản
1 Điều 117, khoản 2 Điều 117, khoản 1 Điều 149, Điều 158, Điều 160, khoản 1 Điều 161, Điều 162, khoản 2 Điều 214,
khoản 1 Điều 219, khoản 4 Điều 220, khoản 8 Điều 221, điểm b khoản 3 Điều 225, Điều 236, khoản 8 Điều 237, Điều
246, Điều 247, khoản 2 Điều 278, khoản 4 Điều 312, khoản 1 Điều 320, khoản 5 Điều 321, khoản 6 Điều 323, Điều
360, khoản 1 Điều 372, điểm b khoản 1 Điều 388, khoản 7 Điều 422, Điều 431, khoản 1 Điều 459, khoản 3 Điều 465,
khoản 4 Điều 466, khoản 1 Điều 468, khoản 2 Điều 470, khoản 1 Điều 473, Điều 514, khoản 2 Điều 570, khoản 1 Điều
573, Điều 584, Điều 598, điểm b khoản 1 Điều 630
2 Ngô Quốc Chiến, Bàn về quy định giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật trong BLDS năm 2015, Tạp chí Nhà
nước và Pháp luật, số 8/2016, tr. 23-24.
Chúng tôi cho rằng, để phù hợp với
BLDS năm 2015, cần sửa đổi các quy định
của LTM năm 2005 theo hướng việc hạn
chế quyền dân sự phải do luật định.
2. Quy định về tập quán
Khoản 1 Điều 5 BLDS năm 2015 quy
định: “Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung
rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá
nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ
thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều
lần trong một thời gian dài, được thừa nhận
và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền,
dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một
lĩnh vực dân sự”.
Khoản 4 Điều 3 LTM năm 2005 quy
định: “Tập quán thương mại là thói quen
được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động
thương mại trên một vùng, miền hoặc một
lĩnh vực thương mại, có nội dung rõ ràng
được các bên thừa nhận để xác định quyền
và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động
thương mại”.
So sánh hai quy định trên có thể thấy
sự không thống nhất về cách định nghĩa về
tập quán, trong quan hệ dân sự được xác
định là “quy tắc xử sự”, còn tập quán trong
quan hệ thương mại được xác định là “thói
quen”.
Chúng tôi cho rằng, để phù hợp với
BLDS năm 2015, cần sửa đổi quy định của
LTM năm 2005 về tập quán trong quan hệ
thương mại như sau: “Tập quán thương mại
là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác
định quyền, nghĩa vụ của các bên trong hoạt
động thương mại, được hình thành và lặp
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
44 Số 14(366) T6/2018
đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài,
được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong
hoạt động thương mại trên một vùng, miền,
dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một
lĩnh vực thương mại”.
3. Quy định về hợp đồng
3.1 Về hình thức bắt buộc của hợp
đồng
Tự do thoả thuận là một trong những
nguyên tắc quan trọng trong giao kết hợp
đồng. Điều này có nghĩa là các bên được
phép lựa chọn hình thức thích hợp khi giao
kết hợp đồng. Tuy nhiên, để bảo đảm an
toàn pháp lý trong các giao dịch hợp đồng
giữa các bên cũng như để bảo vệ trật tự pháp
luật và lợi ích công cộng, đối với một số loại
hợp đồng luật đòi hỏi chủ thể giao kết hợp
đồng phải tuân theo những hình thức và thủ
tục nhất định.
Khoản 2 Điều 119 BLDS năm 2015
quy định: “Trường hợp luật quy định giao
dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản
có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải
tuân theo quy định đó”. Như vậy, BLDS năm
2015 giới hạn chỉ khi vi phạm điều kiện có
hiệu lực về hình thức do luật quy định, chứ
không rộng như BLDS năm 2005 trước đây
là do pháp luật quy định3 thì hợp đồng mới
có thể bị tuyên là vô hiệu.
Trong khi đó khoản 2 Điều 24 LTM
năm 2005 quy định: “Đối với các loại hợp
đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy
định phải được lập thành văn bản thì phải
tuân theo các quy định đó”; khoản 2 Điều 74
quy định: “Đối với các loại hợp đồng dịch vụ
mà pháp luật quy định phải được lập thành
văn bản thì phải tuân theo các quy định đó”.
Chúng tôi cho rằng, để phù hợp với
BLDS năm 2015, cần sửa đổi các quy định
của LTM năm 2005 về hình thức bắt buộc đối
với một số loại hợp đồng mà các bên phải
tuân thủ là trong trường hợp luật quy định.
3 Khoản 2 Điều 124 BLDS 2005 quy định: “Trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện
bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó”.
3.2 Về thời hiệu khởi kiện yêu cầu
giải quyết tranh chấp hợp đồng
Điều 429 BLDS năm 2015 quy định:
“Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án
giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm,
kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết
hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp
của mình bị xâm phạm”.
Trong khi đó, Điều 319 LTM năm
2005 quy định thời hiệu khởi kiện áp dụng
đối với các tranh chấp thương mại (trong
đó có tranh chấp hợp đồng) như sau: “Thời
hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh
chấp thương mại là hai năm, kể từ thời điểm
quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm,
trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 1
Điều 237 của Luật này”.
Như vậy, giữa hai văn bản luật có sự
khác nhau về thời hiệu khởi kiện yêu cầu
giải quyết tranh chấp hợp đồng. Chúng tôi
cho rằng, để phù hợp với BLDS năm 2015,
cần sửa đổi Điều 319 LTM năm 2005 về thời
hiệu khởi kiện thống nhất với BLDS năm
2015 là 03 năm.
4. Quy định về mua bán hàng hóa
4.1 Về giao nhận hàng hóa
Điểm b khoản 2 Điều 277 BLDS năm
2015 quy định: “Trường hợp không có thoả
thuận thì địa điểm thực hiện nghĩa vụ được
xác định như sau:
a) Nơi có bất động sản, nếu đối tượng
của nghĩa vụ là bất động sản;
b) Nơi cư trú hoặc trụ sở của bên có
quyền, nếu đối tượng của nghĩa vụ không
phải là bất động sản.
Khi bên có quyền thay đổi nơi cư trú
hoặc trụ sở thì phải báo cho bên có nghĩa vụ
và phải chịu chi phí tăng lên do việc thay
đổi nơi cư trú hoặc trụ sở, trừ trường hợp có
thoả thuận khác”.
Điểm d khoản 2 Điều 35 LTM năm
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
45Số 14(366) T6/2018
2005 quy định: “Trong các trường hợp khác,
bên bán phải giao hàng tại địa điểm kinh
doanh của bên bán, nếu không có địa điểm
kinh doanh thì phải giao hàng tại nơi cư trú
của bên bán được xác định tại thời điểm giao
kết hợp đồng mua bán”.
Như vậy, giữa hai văn bản này có sự
khác nhau trong quy định về địa điểm thực
hiện nghĩa vụ giao nhận hàng hóa. Bên cạnh
đó, LTM năm 2005 cũng chưa có những quy
định cụ thể về phương thức giao nhận hàng
hoá trong trường hợp các bên không có thoả
thuận. Trong khi đó, BLDS năm 2015 quy
định rất rõ về vấn đề này4.
Về thời hạn giao hàng, Điều 37 LTM
năm 2005 quy định:
“1. Bên bán phải giao hàng vào đúng
thời điểm giao hàng đã thoả thuận trong
hợp đồng.
2. Trường hợp chỉ có thỏa thuận về thời
hạn giao hàng mà không xác định thời điểm
giao hàng cụ thể thì bên bán có quyền giao
hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn
đó và phải thông báo trước cho bên mua.
3. Trường hợp không có thỏa thuận
về thời hạn giao hàng thì bên bán phải giao
hàng trong một thời hạn hợp lý sau khi giao
kết hợp đồng”.
Trong khi đó, Điều 278 BLDS năm
2015 quy định:
“1. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ do các
bên thoả thuận, theo quy định của pháp luật
hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm
quyền.
2. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện
nghĩa vụ đúng thời hạn, trừ trường hợp Bộ
luật này, luật khác có liên quan quy định
khác.
4 Điều 436. Phương thức giao tài sản
1. Tài sản được giao theo phương thức do các bên thoả thuận; nếu không có thoả thuận thì tài sản do bên bán giao một
lần và trực tiếp cho bên mua.
2. Trường hợp theo thỏa thuận, bên bán giao tài sản cho bên mua thành nhiều lần mà bên bán thực hiện không đúng
nghĩa vụ ở một lần nhất định thì bên mua có thể hủy bỏ phần hợp đồng liên quan đến lần vi phạm đó và yêu cầu bồi
thường thiệt hại.
Trường hợp bên có nghĩa vụ đã tự ý
thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn và bên có
quyền đã chấp nhận việc thực hiện nghĩa vụ
thì nghĩa vụ được coi là đã hoàn thành đúng
thời hạn.
3. Trường hợp không xác định được
thời hạn thực hiện nghĩa vụ theo quy định
tại khoản 1 Điều này thì mỗi bên có thể thực
hiện nghĩa vụ hoặc yêu cầu thực hiện nghĩa
vụ vào bất cứ lúc nào nhưng phải thông báo
cho bên kia biết trước một thời gian hợp lý”.
Như vậy, khác với LTM năm 2005,
thời hạn thực hiện nghĩa vụ (bao gồm cả
nghĩa vụ giao hàng) ngoài trường hợp theo
thỏa thuận của các bên, thì thời hạn này còn
có thể là theo quy định của pháp luật hoặc
theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Chúng tôi cho rằng, để phù hợp với
BLDS năm 2015, cần sửa đổi LTM năm
2005 theo hướng:
- Sửa đổi Điều 35 quy định phù hợp
với Điều 277 BLDS năm 2015.
- Bổ sung quy định về phương thức
giao nhận hàng hoá trong trường hợp các
bên không có thoả thuận trên cơ sở tham
khảo và phù hợp với quy định tại Điều 436
BLDS năm 2015.
- Bổ sung khoản 1 Điều 37 quy định:
Bên bán phải giao hàng vào đúng thời điểm
giao hàng đã thoả thuận trong hợp đồng
hoặc theo quy định của pháp luật hoặc theo
quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
4.2 Trách nhiệm phát sinh trong
quá trình thực hiện các điều khoản về đối
tượng hợp đồng mua bán
Về cơ bản, các quy định của LTM năm
2005 về trách nhiệm phát sinh liên quan
đến đối tượng hợp đồng đã tôn trọng triệt
để nguyên tắc tự do thỏa thuận của các bên.
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
46 Số 14(366) T6/2018
Tuy nhiên, LTM năm 2005 chưa bao hàm
quy định cụ thể về hai trường hợp bên bán
không phải chịu trách nhiệm trước bên mua
về khiếm khuyết của hàng hóa, bao gồm: i.
Vật bán đấu giá, vật bán ở cửa hàng đồ cũ
(trường hợp này đương nhiên, không cần
xác định về việc bên mua biết hoặc phải biết
về khuyết tật của hàng hóa); ii. Bên mua có
lỗi gây ra khuyết tật của vật, như quy định
tại BLDS năm 2015.
Về quy định khắc phục trong trường
hợp giao thiếu hàng, giao hàng không phù
hợp với hợp đồng (Điều 41) và giao thừa
hàng (Điều 43) của LTM 2005 so với BLDS
năm 2015 thì còn thiếu nội dung “Bên bán
giao ít hơn số lượng đã thoả thuận thì bên
mua có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu
bồi thường thiệt hại nếu việc vi phạm làm
cho bên mua không đạt được mục đích giao
kết hợp đồng”.
Chúng tôi cho rằng, để phù hợp với
BLDS năm 2015, cần sửa đổi LTM năm
2005 theo hướng:
- Bổ sung trong quy định: Trường hợp
bên bán không phải chịu trách nhiệm trước
bên mua về khuyết tật của hàng hóa, bao
gồm: (i) Vật bán đấu giá, vật bán ở cửa hàng
đồ cũ và (ii) Bên mua có lỗi gây ra khuyết
tật của vật.
- Bổ sung khoản 2 Điều 41 về quyền
hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt
hại trong trường hợp bên bán giao ít hơn số
lượng đã thoả thuận.
4.3 Về nghĩa vụ của bên bán trong
trường hợp hàng hóa là đối tượng của biện
pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
Điều 48 LTM năm 2005 quy định:
“Trường hợp hàng hoá được bán là đối tượng
của biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
dân sự thì bên bán phải thông báo cho bên
mua về biện pháp bảo đảm và phải được sự
đồng ý của bên nhận bảo đảm về việc bán
hàng hóa đó”.
Trong khi đó, tại BLDS năm 2015
khoản 4, 5 Điều 321 (quyền của bên thế
chấp) quy định:
“4. Được bán, thay thế, trao đổi tài
sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hoá luân
chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên
mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản
hình thành từ số tiền thu được, tài sản được
thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản
thế chấp.
Trường hợp tài sản thế chấp là kho
hàng thì bên thế chấp được quyền thay thế
hàng hóa trong kho, nhưng phải bảo đảm giá
trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa
thuận.
5. Được bán, trao đổi, tặng cho tài
sản thế chấp không phải là hàng hóa luân
chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh,
nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc
theo quy định của luật”.
Như vậy, quy định của Điều 48 LTM
năm 2005 chưa phù hợp với quy định về
biện pháp thế chấp trong BLDS năm 2015.
Theo đó, bên thế chấp có quyền bán tài sản
thế chấp là hàng hoá luân chuyển trong quá
trình sản xuất, kinh doanh, kho hàng hoặc tài
sản khác theo quy định của luật mà không
cần có sự đồng ý của bên nhận thế chấp.
Chúng tôi cho rằng, để phù hợp với
BLDS năm 2015, cần sửa đổi quy định của
Điều 48 LTM năm 2005 theo hướng, đối với
trường hợp bên thế chấp có quyền bán tài sản
thế chấp là hàng hoá luân chuyển trong quá
trình sản xuất, kinh doanh, kho hàng hoặc tài
sản khác theo quy định của luật mà không
cần có sự đồng ý của bên nhận thế chấp.
4.4 Về chuyển rủi ro trong hợp đồng
mua bán hàng hóa
Điều 441 BLDS năm 2015 quy định
về thời điểm chịu rủi ro trong hợp đồng mua
bán tài sản như sau:
“1. Bên bán chịu rủi ro đối với tài sản
trước khi tài sản được giao cho bên mua, bên
mua chịu rủi ro đối với tài sản kể từ thời
điểm nhận tài sản, trừ trường hợp có thoả
thuận khác hoặc luật có quy định khác.
2. Đối với hợp đồng mua bán tài sản
mà pháp luật quy định tài sản đó phải đăng
ký quyền sở hữu thì bên bán chịu rủi ro cho
đến khi hoàn thành thủ tục đăng ký, bên mua
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
47Số 14(366) T6/2018
chịu rủi ro kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục
đăng ký, trừ trường hợp có thoả thuận khác”.
Trong khi đó, LTM năm 2005 chưa đề
cập đến việc chuyển rủi ro đối với hàng hóa
mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký
quyền sở hữu.
Như vậy, cần sửa đổi LTM năm 2005
theo hướng bổ sung quy định về việc chuyển
rủi ro đối với hàng hóa mà theo quy định của
pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu theo
hướng phù hợp với Điều 441 BLDS năm 2015.
4.5 Về chuyển quyền sở hữu
Điều 161 BLDS năm 2015 về thời
điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối
với tài sản quy định:
“1. Thời điểm xác lập quyền sở hữu,
quyền khác đối với tài sản thực hiện theo
quy định của Bộ luật này, luật khác có liên
quan; trường hợp luật không có quy định
thì thực hiện theo thỏa thuận của các bên;
trường hợp luật không quy định và các bên
không có thỏa thuận thì thời điểm xác lập
quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là
thời điểm tài sản được chuyển giao.
Thời điểm tài sản được chuyển giao là
thời điểm bên có quyền hoặc người đại diện
hợp pháp của họ chiếm hữu tài sản.
2. Trường hợp tài sản chưa được chuyển
giao mà phát sinh hoa lợi, lợi tức thì hoa lợi,
lợi tức thuộc về bên có tài sản chuyển giao,
trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
5 Điều 22. Mất năng lực hành vi dân sự
1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu
cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này
là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của
người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố
mất năng lực hành vi dân sự.
2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
6 Điều 23. Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
1. Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng
chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của
cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là
người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người
giám hộ.
2. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì theo yêu cầu của chính
người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định huỷ bỏ
quyết định tuyên bố người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Về vấn đề chuyển quyền sở hữu, Điều
62 LTM năm 2005 quy định: “Trừ trường
hợp pháp luật có quy định khác hoặc các
bên có thỏa thuận khác, quyền sở hữu được
chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời
điểm hàng hóa được chuyển giao”.
Như vậy, so với BLDS năm 2015, vấn
đề chuyển quyền sở hữu được LTM năm
2005 quy định còn khá đơn giản và chưa
đầy đủ. Vì vậy, để phù hợp với BLDS năm
2015, cần được sửa đổi LTM năm 2005 theo
hướng dẫn chiếu sang quy định tại Điều 161
BLDS năm 2015.
5. Quy định về những người không được
tham gia đấu giá
Khoản 1 Điều 198 LTM năm 2005
quy định: “Người không có năng lực hành
vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân
sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân
sự theo quy định của BLDS hoặc người tại
thời điểm đấu giá không nhận thức, làm chủ
được hành vi của mình” thì không được
tham gia đấu giá.
Theo quy định của Điều 20 BLDS
năm 2015, người thành niên là người từ
đủ mười tám tuổi trở lên và những người
này có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ
trường hợp quy định tại các điều 225, 236 và
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
48 Số 14(366) T6/2018
247 của Bộ luật này. Đồng thời, BLDS năm
2015 cũng không còn quy định người chưa
đủ 6 tuổi là người không có năng lực hành vi
dân sự nữa, thay vào đó đã quy định cụ thể,
linh hoạt hơn về xác lập, thực hiện giao dịch
dân sự của người chưa thành niên (Điều 21).
So với LTM năm 2005, bên cạnh
người mất năng lực hành vi dân sự, người bị
hạn chế năng lực hành vi dân sự, BLDS năm
2015 còn bổ sung thêm trường hợp người có
khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Điều này dẫn đến sự không tương thích giữa
LTM năm 2005 và BLDS năm 2015.
Để phù hợp với BLDS năm 2015, cầm
sửa đổi khoản 1 Điều 198 LTM năm 2005
như sau: “Người mất năng lực hành vi dân
sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân
sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm
chủ hành vi theo quy định của BLDS” thì
không được tham gia đấu giá.
6. Quy định về lãi suất do chậm thực hiện
nghĩa vụ trả tiền
Điều 357 BLDS năm 2015 quy định
về trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ
trả tiền như sau:
“1. Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm
trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền
chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.
2. Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền
được xác định theo thỏa thuận của các bên
nhưng không được vượt quá mức lãi suất
được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ
luật này; nếu không có thỏa thuận thì thực
hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của
Bộ luật này”.
7 Điều 24. Hạn chế năng lực hành vi dân sự
1. Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người
có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người
bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện.
2. Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi
dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày
hoặc luật liên quan có quy định khác.
3. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó
hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định huỷ bỏ quyết định
tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Điều 468 BLDS năm 2015 về lãi suất
quy định:
“1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về
lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không
được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay,
trừ trường hợp luật khác có liên quan quy
định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo
đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ
Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất
nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần
nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận
vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại
khoản này thì mức lãi suất vượt quá không
có hiệu lực.
2. Trường hợp các bên có thoả thuận
về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi
suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất
được xác định bằng 50% mức lãi suất giới
hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời
điểm trả nợ”.
Quy định của BLDS năm 2015 về lãi
suất rất thuận tiện cho việc áp dụng khi quy
định trực tiếp mức lãi suất giới hạn tối đa
mà các bên không được thỏa thuận vượt quá
trong các quan hệ nghĩa vụ có liên quan đến
lãi suất.
Trong khi đó, Điều 306 LTM năm
2005 quy định: “Trường hợp bên vi phạm
hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay
chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi
phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng
có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
49Số 14(366) T6/2018
chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung
bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán
tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường
hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có
quy định khác”.
Quy định của điều luật này không rõ
ràng và khó thực hiện vì “lãi suất nợ quá
hạn trung bình trên thị trường” là rất rộng và
khó xác định. Kể cả trong trường hợp chúng
ta khu trú áp dụng mức lãi suất nợ quá hạn
trung bình của các ngân hàng thương mại
trên thị trường thì cũng không thuận tiện cho
việc áp dụng và làm mất nhiều thời gian.
Chúng tôi cho rằng, để phù hợp với
BLDS năm 2015, cần sửa đổi Điều 306
LTM năm 2005 như sau: “Trường hợp bên
vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng
hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các
chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp
đồng có quyền yêu cầu trả lãi đối với số tiền
chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.
Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền
được xác định theo thỏa thuận của các bên
nhưng không được vượt quá mức lãi suất
được quy định tại khoản 1 Điều 468 BLDS
năm 2015; nếu không có thỏa thuận thì thực
hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468
BLDS năm 2015”.
7. Quy định về mối quan hệ giữa chế tài
phạt vi phạm và chế tài bồi thường thiệt hại
Khoản 3 Điều 418 BLDS năm 2015
quy định: “Các bên có thể thoả thuận về việc
bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi
phạm mà không phải bồi thường thiệt hại
hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải
bồi thường thiệt hại.
Trường hợp các bên có thoả thuận về
phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về
việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải
bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa
vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm”.
Khoản 2 Điều 307 LTM năm 2005 quy
định: “Trường hợp các bên có thỏa thuận
phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền
áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi
thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có
quy định khác”.
Như vậy, quy định của hai văn bản
luật này về thỏa thuận áp dụng chế tài phạt
vi phạm và bồi thường thiệt hại có sự thiếu
thống nhất. Trong đó, quy định của khoản 2
Điều 307 LTM năm 2005 là chưa phù hợp
với BLDS năm 2015.
Cần sửa đổi quy định của LTM năm
2005 theo hướng thống nhất với BLDS năm
2015 về mối quan hệ giữa chế tài phạt vi
phạm và chế tài bồi thường thiệt hại. Theo
đó, nếu các bên chỉ có thỏa thuận về việc bên
vi phạm hợp đồng phải chịu phạt vi phạm
mà không có thỏa thuận về bồi thường thiệt
hại thì nên tôn trọng ý chí của các chủ thể
trong hợp đồng.
8. Quy định về áp dụng tập quán quốc tế
và các trường hợp không áp dụng pháp
luật nước ngoài
Theo quy định tại Điều 666 BLDS
năm 2015, tập quán quốc tế được áp dụng
nếu hậu quả của việc áp dụng tập quán quốc
tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản
của pháp luật Việt Nam.
Điều 670 BLDS năm 2015 quy định
pháp luật nước ngoài được dẫn chiếu đến
không được áp dụng trong trường hợp “hậu
quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài
trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật
Việt Nam”.
Tuy nhiên, khoản 2 Điều 5 LTM năm
2005 lại quy định: “Các bên trong giao
dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được
thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài,
tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật
nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó
không trái với các nguyên tắc cơ bản của
pháp luật Việt Nam”.
Vì vậy, để phù hợp với BLDS năm
2015, cần sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều
5 LTM năm 2005 như sau: “Các bên trong
giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài
được thoả thuận áp dụng pháp luật nước
ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu hậu
quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài,
tập quán thương mại quốc tế đó không trái
với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật
Việt Nam”■
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
50 Số 14(366) T6/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoan_thien_cac_quy_dinh_cua_luat_thuong_mai_nam_2005_de_dam.pdf