Hoàn thiện các quy định của pháp luật để ngăn ngừa trục lợi bảo hiểm ở Việt Nam

Theo quy định hiện hành, Bộ Tài chính ban hành quy tắc, điều khoản, biểu phí đối với các sản phẩm bảo hiểm bắt buộc; hướng dẫn thực hiện các sản phẩm bảo hiểm đặc thù do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định; phê chuẩn quy tắc, điều khoản và biểu phí đối với các sản phẩm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khoẻ; đối với các sản phẩm bảo hiểm khác thuộc nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp được phép chủ động xây dựng và triển khai quy tắc, điều khoản và biểu phí bảo hiểm. Trường hợp quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm không đảm bảo an toàn tài chính, Bộ Tài chính sẽ yêu cầu DNBH điều chỉnh cho phù hợp. Việc Bộ Tài chính phê chuẩn quy tắc, điều khoản, biểu phí sẽ đảm bảo rõ ràng khi thực hiện HĐBH, tránh các quy định khó hiểu, phức tạp, dễ gây nhiều cách hiểu khác nhau nhằm tránh TLBH từ cả phía DNBH và người TGBH. Tuy nhiên, quy định này vẫn còn một số tồn tại hạn chế, nhất là đối với các sản phẩm do DNBH chủ động triển khai. Các sản phẩm này đã phát sinh nhiều khiếu nại về quy tắc, điều khoản, cạnh tranh hạ phí, mở rộng điều khoản, ảnh hưởng đến an toàn tài chính (tập trung vào các sản phẩm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới). Theo kinh nghiệm của một số nước (Nhật Bản, Malaysia.), đối với các sản phẩm có tỷ trọng doanh thu lớn (dễ xảy ra cạnh tranh không lành mạnh), đối tượng khách hàng chủ yếu là cá nhân (là bên yếu thế trong đàm phán HĐBH), DNBH phải đăng ký với cơ quan quản lý trước khi thực hiện. Vì vậy, để phù hợp với thực tiễn hoạt động và thông lệ quốc tế, tránh TLBH, cần bổ sung quy định DNBH phải đăng ký quy tắc, điều khoản, biểu phí với Bộ Tài chính đối với các sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới (trừ bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới) trước khi triển khai. Bộ Tài chính sẽ hướng dẫn chi tiết việc xây dựng quy tắc, điều khoản và biểu phí của sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới. Bên cạnh đó, khi xin phê chuẩn sản phẩm bảo hiểm, DNBH phải có thuyết minh về nội dung và tác động của từng nội dung của điều khoản bảo hiểm để tránh hiểu nhầm, tránh TLBH.

pdf10 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 122 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoàn thiện các quy định của pháp luật để ngăn ngừa trục lợi bảo hiểm ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOAÂN THIÏåN CAÁC QUY ÀÕNH CUÃA PHAÁP LUÊÅT ÀÏÍ NGÙN NGÛÂA TRUÅC LÚÅI BAÃO HIÏÍM ÚÃ VIÏåT NAM NguyễN Thị hoàI Thu* 1. Khái quát chung 1.1 Kinh doanh bảo hiểm Khoản 1 Điều 3 Luật KDBH quy định KDBH là hoạt động của DNBH chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để DNBH trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Sau hơn 20 năm phát triển, hoạt động KDBH đã có được tốc độ tăng trưởng nhanh, có đóng góp đáng kể vào việc chia sẻ rủi ro với doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh và người dân trong đời sống xã hội; góp phần cải thiện môi trường đầu tư; giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trong năm 2015, tổng doanh thu bảo hiểm đạt 84.375 tỷ đồng, trong đó tổng doanh thu phí bảo hiểm đạt 70.190 tỷ đồng (tăng 21,43%, mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011-2015), doanh thu hoạt động đầu tư đạt 14.185 tỷ đồng1. 1.2 Vai trò của bảo hiểm trong nền kinh tế thị trường Thứ nhất, bảo hiểm là tấm “lá chắn” của nền kinh tế - xã hội trước các rủi ro Hoạt động KDBH dựa trên cơ sở cam kết bồi thường của DNBH đối với tổ chức, cá nhân TGBH và những thiệt hại, mất mát do những rủi ro được bảo hiểm gây ra. Bồi thường của DNBH giúp doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân khắc phục được hậu quả của rủi ro để ổn định sản xuất kinh doanh và đời sống. Qua đó, tạo tâm lý an tâm cho các tổ chức, cá nhân. 42 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 07(311) T4/2016 THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT * ThS, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính. 1 Nguồn: Báo cáo tổng kết tình hình thị trường bảo hiểm năm 2015 và định hướng phát triển thị trường bảo hiểm năm 2016 (Tài liệu phục vụ Hội nghị thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2016 - Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính). Những năm qua, trong sự phát triển nhanh chóng của thị trường bảo hiểm (TTBH) nước ta, đã xuất hiện tình trạng trục lợi bảo hiểm (TLBH), gây thiệt hại về vật chất, uy tín cho nhiều doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH), xâm phạm đến quyền và lợi ích chính đáng của người tham gia bảo hiểm (TGBH), đồng thời ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của TTBH nước ta. Để hạn chế tình trạng này, cần phải có các giải pháp đồng bộ, trong đó cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về kinh doanh bảo hiểm (KDBH). Hiện cả nước có trên 300.000 doanh nghiệp, 200.000 cơ sở sản xuất kinh doanh, trang trại hộ gia đình, 100.000 cơ quan hành chính sự nghiệp, trường học, bệnh viện, 2 triệu chủ xe ô tô, 10 triệu chủ xe gắn máy, 20 triệu học sinh và khoảng 5 triệu người lao động TGBH nhân thọ2. Trong bảo hiểm nhân thọ có gần 6 triệu hợp đồng bảo hiểm (HĐBH) chính và 6 triệu HĐBH bổ trợ3. Khi phát sinh rủi ro, DNBH chi trả bồi thường cho khách hàng để bù đắp kịp thời tổn thất, góp phần đảm bảo an ninh kinh tế, phúc lợi an sinh xã hội. Chỉ tính riêng trong năm 2015, các DNBH đã trả tiền bảo hiểm và giải quyết bồi thường 26.797 tỷ đồng cho người TGBH4. Rõ ràng là, nếu không có số tiền nói trên để bù đắp thiệt hại khi có rủi ro bảo hiểm xảy ra thì không ít doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và người dân sẽ gặp khó khăn trong việc khắc phục các thiệt hại, và sẽ tạo gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Thứ hai, bảo hiểm là kênh huy động vốn để đầu tư, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển DNBH quản lý nguồn thu phí bảo hiểm phần lớn thông qua việc trích lập quỹ dự phòng nghiệp vụ để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ cam kết với người TGBH. Theo quy định của pháp luật, các quỹ này được sử dụng đầu tư trở lại cho nền kinh tế. Số tiền này liên tục tăng qua các năm trong giai đoạn 2011-2015 và đạt 157.266 tỷ đồng năm 2015 (tăng 24,9% so với năm 2014)5. Đây là nguồn vốn khá lớn, ổn định, chủ yếu được đầu tư vào trái phiếu Chính phủ, đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế. Thứ ba, ngành bảo hiểm là ngành cần được bảo vệ Với vai trò là tấm lá chắn của nền kinh tế, là kênh huy động vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, sự phát triển bền vững của TTBH là một yêu cầu tất yếu trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Các vi phạm pháp luật KDBH cần phải được xử lý kịp thời vì không chỉ ảnh hưởng đến DNBH mà còn ảnh hưởng đến đông đảo người TGBH, đến mức độ ổn định lâu dài của hoạt động đầu tư trở lại nền kinh tế. Nếu các hành vi vi phạm, nhất là hành vi trục lợi trong KDBH không được ngăn ngừa thì có thể sẽ dẫn đến việc DNBH mất khả năng thanh toán, không thực hiện được trách nhiệm cam kết với khách hàng, từ đó có thể dẫn đến tình trạng mất ổn định xã hội. Như vậy, xuất phát từ vai trò và tầm quan trọng của hoạt động KDBH, cần phải có các giải pháp ngăn ngừa các hành vi trục lợi trong hoạt động KDBH, góp phần vào sự phát triển lành mạnh, ổn định của TTBH Việt Nam. 2. Tình hình trục lợi bảo hiểm trong kinh doanh bảo hiểm Sự phát triển nhanh chóng của TTBH đã kéo theo tình trạng một số đối tượng lợi dụng sơ hở của pháp luật và thực tiễn kinh doanh, lợi dụng sự thiếu chuyên nghiệp của DNBH trong việc giải quyết các khiếu nại bảo hiểm để thu lợi bất chính, gây thiệt hại về vật chất, uy tín cho DNBH, xâm phạm đến quyền và lợi ích chính đáng của người TGBH, đồng thời ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của TTBH nước ta. 43 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 07(311) T4/2016 THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 2 Nguồn: Báo cáo phục vụ Hội nghị thường niên thị trường bảo hiểm năm 2015 - Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính. 3 Nguồn: Báo cáo phục vụ Hội nghị thường niên thị trường bảo hiểm năm 2015 - Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính. 4 Nguồn: Báo cáo tổng kết tình hình thị trường bảo hiểm năm 2015 và định hướng phát triển thị trường bảo hiểm năm 2016 (Tài liệu phục vụ Hội nghị thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2016 - Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính). 5 Nguồn: Báo cáo tổng kết tình hình thị trường bảo hiểm năm 2015 và định hướng phát triển thị trường bảo hiểm năm 2016 (Tài liệu phục vụ Hội nghị thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2016 - Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính). Thời gian qua, các hành vi vi phạm pháp luật trong KDBH mang một số đặc điểm đáng chú ý sau: Một là, số lượng các vụ TLBH gia tăng qua các năm. Hai là, vi phạm pháp luật xảy ra ở hầu hết các loại hình nghiệp vụ, trong tất cả các khâu nghiệp vụ KDBH. Ba là, hành vi vi phạm pháp luật không rời rạc, riêng lẻ mà đã xuất hiện ngày càng nhiều các trường hợp có sự cấu kết, thông đồng với nhau để trục lợi. Bốn là, hành vi vi phạm pháp luật trong KDBH đã trở nên tinh vi, phức tạp hơn. Năm là, thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật trong KDBH gây ra thường rất lớn. Các đặc điểm trên xuất hiện trong cả hai lĩnh vực KDBH nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ, chủ yếu là hành vi nhằm trục lợi tiền bảo hiểm từ DNBH thông qua các vi phạm pháp luật trong xét nhận bồi thường bảo hiểm. Phần lớn các DNBH chỉ phát hiện ra hành vi TLBH khi xảy ra sự kiện bảo hiểm và yêu cầu bồi thường. Đối tượng vi phạm rất đa dạng gồm: (i) khách hàng (bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng); (ii) Nhân viên bảo hiểm, đại lý bảo hiểm; (iii) Bên thứ ba có liên quan (như: người giám định, người sửa chữa, thay thế tài sản bị thiệt hại; người tham gia vào quá trình điều trị cho người được bảo hiểm; cơ sở y tế, cơ sở khám chữa bệnh...). Các hành vi vi phạm chủ yếu là các hành vi liên quan đến: (i) công tác khai thác và thẩm định hồ sơ yêu cầu bồi thường hoặc (ii) chi trả quyền lợi bảo hiểm. Cụ thể như sau: Thứ nhất, nhóm hành vi TLBH liên quan đến công tác thu phí, khai thác, thẩm định hồ sơ yêu cầu bảo hiểm và quản lý HĐBH Trong nhóm này, có những hành vi xảy ra ở cả hai loại hình bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ, có hành vi chỉ xảy ra ở một loại hình là bảo hiểm phi nhân thọ, gồm: - Khách hàng cố ý không cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin sai sự thật, các thông tin liên quan đến tình trạng của đối tượng được bảo hiểm (như tình trạng sức khoẻ của bản thân trong hồ sơ yêu cầu bảo hiểm...) nhằm đạt mục đích được TGBH. Hành vi này xảy ra ở nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe và hầu hết các nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ. Ví dụ: người được bảo hiểm đã từng điều trị cai nghiện ma túy, nghiện rượu hoặc đã mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh có sẵn trước khi TGBH, nhưng không khai báo hoặc khai báo không trung thực. - Giả mạo hồ sơ để TGBH khi sự kiện bảo hiểm xảy ra. Đây là trường hợp mà trước khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm chưa tham gia HĐBH. Sau khi sự kiện bảo hiểm xảy gây thiệt hại (như người đã bị tử vong, thương tật hoặc tài sản đã bị hỏng, bị tổn thất) mới TGBH. Loại hành vi này xảy ra ở hầu hết các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe. Hành vi này chủ yếu xảy ra do người TGBH thông đồng với nhân viên bảo hiểm, đại lý bảo hiểm. - Đại lý bảo hiểm làm khống hồ sơ yêu cầu bảo hiểm dựa trên thông tin có thật về khách hàng để giao kết hợp đồng dưới tên, tuổi của khách hàng nhằm đạt kết quả thi đua trong một giai đoạn nhất định, sau đó sẽ yêu cầu hủy hợp đồng. - Đại lý bảo hiểm cố tình giữ HĐBH của khách hàng đến khi hết thời gian tự do cân nhắc (14 hoặc 21 ngày kể từ ngày doanh nghiệp phát hành hợp đồng) nhằm được hưởng hoa hồng bảo hiểm. - Khi khách hàng thông báo cho đại lý về yêu cầu hủy bỏ HĐBH trong thời gian 02 năm đầu. Thông thường, các HĐBH nhân thọ sẽ có giá trị hoàn lại sau 2 năm. Nếu khách hàng hủy hợp đồng trong 2 năm đầu sẽ không nhận được giá trị hoàn lại. Trong các trường hợp đề nghị hủy bỏ hợp đồng trong thời gian 2 năm đầu, đại lý làm các thủ tục giả mạo (giấy tờ viết tay) để hoàn trả cho 44 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 07(311) T4/2016 THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT khách hàng một khoản tiền nhỏ (nhưng thực tế khách hàng sẽ không được hưởng gì nếu theo cam kết tại HĐBH), sau đó tiếp tục giả mạo khách hàng đóng phí thêm từ 1 - 2 kỳ cho HĐBH. Khi hợp đồng có hiệu lực trên 02 năm và có giá trị hoàn lại, đại lý yêu cầu hủy hợp đồng nhằm hưởng số tiền chênh lệch. Thứ hai, nhóm các hành vi TLBH liên quan đến công tác giám định, giải quyết bồi thường hoặc chi trả quyền lợi bảo hiểm, gồm: - Tự gây thiệt hại để được nhận tiền bồi thường bảo hiểm hoặc chi trả quyền lợi bảo hiểm. Hành vi TLBH này chủ yếu xảy ra ở nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm tài sản và thiệt hại, bảo hiểm thân tàu (trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ); sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp, tử kỳ bệnh hiểm nghèo (trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ) và nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe như: (i) người được bảo hiểm tự ý gây thương tích để nhận tiền bồi thường, hoặc chủ xe cơ giới tự phá hỏng các bộ phận của xe hoặc hủy hoại dưới hình thức đốt xe, lao xe xuống vực (chủ yếu là xe cũ); tự đốt nhà xưởng; tự làm chìm tàu để đòi tiền bồi thường bảo hiểm... - Lập hồ sơ giả, hiện trường giả, thay đổi tình tiết vụ tai nạn. Hành vi TLBH này xảy ra ở hầu hết các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm hỗn hợp, tử kỳ bệnh hiểm nghèo (trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ), như: người được bảo hiểm không nằm viện nhưng vẫn lập giấy tờ giả/bệnh án khống (để thuộc phạm vi bảo hiểm) để được thanh toán quyền lợi hỗ trợ nằm viện hoặc được bệnh viện xác nhận số ngày nằm viện nhiều hơn số ngày nằm viện thực tế để được hưởng quyền lợi bảo hiểm; người được bảo hiểm tử vong trên giường bệnh nhưng vẫn có chứng từ xác nhận người được bảo hiểm tử vong do tai nạn giao thông để được hưởng quyền lợi bảo hiểm hỗ trợ cao hơn, hoặc lái xe gây tai nạn không có Giấy phép lái xe, sau đó thay thế người khác có Giấy phép lái xe; hai bên chủ xe phối hợp làm hai bộ hồ sơ khác nhau trong cùng một vụ tai nạn hoặc chủ xe thông đồng dựng hiện trường giả vụ tai nạn; căn cứ một vụ tai nạn giao thông có thật để mua bảo hiểm, lập hồ sơ giả đòi bồi thường ở nhiều công ty bảo hiểm; người được bảo hiểm thay đổi tên thuyền trưởng (khi thuyền trưởng lái tàu tại thời điểm xảy ra tai nạn không có bằng lái);.... - Khai tăng hoặc khai khống mức độ tổn thất, sự kiện bảo hiểm. Hành vi này xảy ra ở nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới (trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ), nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe và sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp, tử kỳ bệnh hiểm nghèo (trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ), như: người được bảo hiểm thông đồng với nhân viên giám định, bác sỹ, cơ sở khám, chữa bệnh, khai tăng hoặc khai khống số tiền viện phí, tiền điều trị, tiền thuốc hoặc yêu cầu bác sỹ kê nhiều loại thuốc đắt tiền nhưng khi mua thuốc lại không mua các loại thuốc này mà sử dụng đơn thuốc này để yêu cầu bảo hiểm chi trả quyền lợi bảo hiểm nhằm mục đích trục lợi; người được bảo hiểm cấu kết với các cơ sở sửa chữa xe kê khai số lượng và mức độ tổn thất, sự kiện bảo hiểm của các bộ phận lớn hơn tổn thất thực tế. Việc khai báo gian dối này chủ yếu do các chủ xe tự thực hiện trong quá trình tự ý tháo dỡ, thay thế các chi tiết và các bộ phận xe cơ giới khi đưa xe vào xưởng sửa chữa, đổi các phụ tùng không hỏng bằng các phụ tùng hư hỏng, sau đó thông báo cho nhân viên giám định đến giám định hoặc thông đồng với cả nhân viên giám định và chủ xưởng để trục lợi; hoặc người được bảo hiểm cấu kết với nhân viên giám định khai tăng số tài sản bị thiệt hại 3. Thực tiễn xử lý các hành vi trục lợi bảo hiểm Tính đến nay, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa xử phạt được trường hợp nào liên quan đến hành vi TLBH. Bên cạnh 45 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 07(311) T4/2016 THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT đó, những vụ việc tranh chấp trong lĩnh vực KDBH do Tòa án thụ lý, giải quyết cũng chưa xử lý được bất kỳ tổ chức, cá nhân nào liên quan đến hành vi TLBH. Thực tiễn giải quyết các vụ vi phạm trong lĩnh vực KDBH, nhất là hành vi TLBH cho thấy, việc áp dụng các loại chế tài pháp lý như hiện nay mới chỉ đáp ứng được một phần yêu cầu quản lý thực tế, chưa đủ sức răn đe đối với các vi phạm pháp luật có liên quan đến hành vi TLBH. Cụ thể như sau: Thứ nhất, đối với chế tài xử phạt hành chính: Do thực tế biến đổi nhanh chóng, hành vi trục lợi ngày càng tinh vi nên Nghị định số 98/2013/NĐ-CP của Chính phủ chưa bao quát được hết các hành vi TLBH cũng như các đối tượng TLBH trong thực tiễn. Nghị định mới chỉ quy định xử phạt đối với DNBH hoặc nhân viên của doanh nghiệp mà chưa xử lý hành vi của đối tượng TGBH. Do vậy, có những hành vi vi phạm xảy ra hoặc có những đối tượng rõ ràng có hành vi TLBH nhưng không có cơ sở pháp lý để xử phạt. Hơn nữa, chế tài xử phạt hành chính tỏ ra chưa đủ mạnh để răn đe, phòng ngừa các hành vi TLBH. Điều này làm giảm hiệu quả của chế tài xử phạt hành chính nói riêng và công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật trong KDBH nói chung, trong đó có hành vi TLBH. Thứ hai, đối với chế tài dân sự: Pháp luật về KDBH đã có những quy định cụ thể, tạo điều kiện cho DNBH từ chối bồi thường hoặc hủy hợp đồng khi phát hiện ra những hành vi gian dối, TLBH. Trường hợp có tranh chấp về HĐBH sẽ được giải quyết tại Tòa án dân sự. Tuy nhiên, trên thực tế, phán quyết của Tòa án dân sự chỉ dừng lại ở việc tuyên DNBH có phải bồi thường hay không (hậu quả về vật chất). Phán quyết này chưa có tính răn đe cao đối với những trường hợp TLBH. Thứ ba, đối với chế tài hình sự: Bộ luật Hình sự năm 2015 (BLHS) sửa đổi, bổ sung đã có hiệu lực từ 1/7/2016. Tội danh “gian lận bảo hiểm” trong BLHS đã được quy định theo hướng xử lý toàn diện các đối tượng thực hiện hành vi gian lận bảo hiểm (DNBH, người TGBH và các đối tượng khác có liên quan). Việc bổ sung tội danh “gian lận bảo hiểm” cũng đảm bảo tương xứng với các tội danh khác và phù hợp với thông lệ quốc tế, góp phần ngăn ngừa hành vi gian lận bảo hiểm và lành mạnh hóa TTBH Việt Nam. Tuy nhiên, trong thời gian BLHS chưa có hiệu lực thì việc xử lý hình sự đối với người có hành vi TLBH được các cơ quan tố tụng thực hiện thông qua việc vận dụng các quy định của BLHS năm 2005 về các tội danh tương ứng như: tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139), tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 140); tội sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận và các tài liệu của cơ quan, tổ chức (Điều 266); tội làm giả con dấu, tài liệu cơ quan tổ chức (Điều 267); tội tham ô tài sản (Điều 278). Việc vận dụng các điều khoản có sẵn trong BLHS để xử lý là cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Tuy nhiên, việc xử lý hành vi TLBH theo các tội danh này chưa phản ánh đúng bản chất của hành vi vi phạm, chưa thể hiện được tính đặc thù của các hành vi vi phạm trong lĩnh vực KDBH. Điều này đã phần nào làm giảm tác dụng phòng, ngừa và đấu tranh phòng, chống các loại hành vi liên quan đến TLBH. 4. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về kinh doanh bảo hiểm để ngăn ngừa trục lợi bảo hiểm 4.1 Hoàn thiện quy định về HĐBH Chương II Luật KDBH có các quy định chung, quy định về HĐBH con người, HĐBH tài sản và HĐBH trách nhiệm dân sự. Về cơ bản, các quy định này đã đảm bảo rõ ràng, minh bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế. Song, để đảm bảo hiệu quả hơn trong việc ngăn ngừa TLBH, theo chúng tôi, cần phải hoàn thiện một số quy định sau: Một là, quy định về quyền lợi có thể 46 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 07(311) T4/2016 THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT được bảo hiểm: Theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Luật KDBH, quyền lợi có thể được bảo hiểm là quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền tài sản; quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với đối tượng được bảo hiểm. Theo quy định này, mục đích của bảo hiểm chỉ đạt được nếu bên mua bảo hiểm có lợi ích bảo hiểm, từ đó tránh được tình trạng TLBH. Theo đó, người TGBH phải có một số quan hệ với đối tượng được bảo hiểm và được pháp luật công nhận. Nguyên tắc này nhằm loại bỏ khả năng bảo hiểm cho tài sản của người khác, hoặc cố tình gây thiệt hại, tổn thất để thu lợi từ bảo hiểm. Tuy nhiên, khái niệm này còn chưa phù hợp trong các trường hợp đã xảy ra trên thực tế, đó là trường hợp chủ doanh nghiệp mua bảo hiểm cho nhân viên của mình vì giữa hai chủ thể này không có quyền lợi có thể được bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Vì vậy, cần hoàn thiện quy định này theo hướng bổ sung quyền lợi có thể được bảo hiểm ngoài các quyền nêu trên còn có các quyền lợi khác đối với người được bảo hiểm, nếu được DNBH chấp thuận hoặc pháp luật có quy định, đồng thời bổ sung thêm những chủ thể có thể là bên mua bảo hiểm tại khoản 2 Điều 31 Luật KDBH là tổ chức mua bảo hiểm cho người lao động. Hai là, quy định về hình thức HĐBH. Theo quy định tại Điều 14 Luật KDBH, HĐBH phải được lập thành văn bản mà không quy định rõ gồm những văn bản nào. Trên thực tế, HĐBH gồm nhiều văn bản khác nhau tập hợp lại như đơn đề nghị bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm... Vì vậy, cần ghi nhận đây là các bộ phận cụ thể tạo nên hình thức của hợp đồng. Đồng thời quy định rõ trách nhiệm của DNBH phải cung cấp đầy đủ các văn bản này trong HĐBH để đảm bảo quyền lợi của người TGBH. Ngoài ra, đối với HĐBH nhân thọ, cần quy định rõ cách thức trình bày, in ấn trong hợp đồng như: cỡ chữ, nội dung cần in nổi bật... để tránh TLBH. Ba là, quy định về nội dung HĐBH: Theo quy định tại Điều 13 Luật KDBH, HĐBH phải có các nội dung như tên, địa chỉ của DNBH, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng; đối tượng bảo hiểm, số tiền bảo hiểm... mà chưa đề cập đến phần chữ ký của các bên TGBH và xác nhận của DNBH. Để đảm bảo rõ ràng, minh bạch, tránh TLBH, pháp luật cần có nội dung này trong HĐBH. Tuy nhiên, để đảm bảo linh hoạt, tránh thủ tục hành chính từ phía DNBH, cũng nên có hướng dẫn cụ thể về việc phân cấp, ủy quyền việc ký tên, đóng dấu của DNBH trên đơn, giấy chứng nhận bảo hiểm. Đối với loại chữ ký in sẵn, có thể là chữ ký trực tiếp của đại diện DNBH hoặc có thể thể hiện dưới dạng chữ ký in, chữ ký điện tử và phải có quy định cụ thể về giá trị pháp lý của các loại chữ ký này. DNBH phải đăng ký chữ ký với cơ quan có thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước các mẫu chữ ký đã đăng ký. Bốn là, quy định về hậu quả của hợp đồng vô hiệu: Theo quy định tại Điều 22 Luật KDBH, một trong các trường hợp HĐBH vô hiệu là do bên mua bảo hiểm hoặc DNBH có hành vi lừa dối khi giao kết HĐBH. Tuy nhiên, Điều 19 Luật KDBH quy định “DNBH có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện HĐBH và thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ thực hiện hợp đồng khi bên mua bảo hiểm có hành vi cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng”. Như vậy, hậu quả pháp lý của “hợp đồng vô hiệu” và “đơn phương chấm dứt/đình chỉ hợp đồng” theo các quy định nêu trên là khác nhau, mặc dù đều cùng do một nguyên nhân là hành vi lừa dối, cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng. Quy định này dẫn đến việc áp dụng không thống nhất, phần lớn phụ thuộc vào cách hiểu của cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Ngoài ra, quy định này dễ dẫn đến tình trạng TLBH từ phía bên mua bảo hiểm. Vì nếu áp dụng HĐBH vô hiệu thì cùng với 47 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 07(311) T4/2016 THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT việc hoàn phí bảo hiểm, DNBH sẽ bị thiệt hại như chi phí hoa hồng bảo hiểm, phát hành hợp đồng... Vì vậy, cần hoàn thiện theo hướng bãi bỏ quy định tại khoản 3 Điều 19 vì trong trường hợp này, HĐBH sẽ vô hiệu theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 22 và sẽ xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều này. Ngoài ra, cần sửa đổi điểm a khoản 2 Điều 19, theo đó bỏ cụm từ “nhằm giao kết HĐBH”. Khi đó, khoản 2 Điều 19 sẽ áp dụng trong khi thực hiện HĐBH với nội dung là DNBH có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện HĐBH và thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ khi bên mua bảo hiểm có một trong những hành vi như cố ý cung cấp thông tin sai sự thật để được trả tiền bảo hiểm hoặc cố ý không cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật. Năm là, quy định về căn cứ bồi thường: Theo quy định tại Điều 46 Luật KDBH, số tiền bồi thường mà DNBH phải trả cho người được bảo hiểm được xác định trên cơ sở giá thị trường của tài sản tại thời điểm, nơi xảy ra tổn thất và mức độ thiệt hại thực tế. Số tiền bồi thường mà DNBH trả cho người được bảo hiểm không vượt quá số tiền bảo hiểm, trừ trường hợp 2 bên có thỏa thuận khác. Quy định này đã thể hiện được nguyên tắc về giới hạn bồi thường trong hoạt động KDBH. Tuy nhiên, còn một số hạn chế như sau: - Căn cứ để xem xét bồi thường trong quan hệ bảo hiểm tài sản là “giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm nơi xảy ra tổn thất và mức độ thiệt hại thực tế” chưa phù hợp, vì việc xác định giá thị trường là một việc khá khó khăn do thực tế, giá thị trường thường tính được đối với những tài sản còn mới, trong khi đó, có trường hợp bảo hiểm là các tài sản đã qua sử dụng. Vì vậy, việc xác định thiệt hại thực tế xảy ra đối với tài sản bảo hiểm chỉ mang tính ước đoán, dễ trở thành nguyên nhân dẫn đến TLBH khi xảy ra tổn thất. - Mục đích của Điều 46 là nhằm ngăn ngừa TLBH, trong khi đó lại cho phép các bên thỏa thuận về số tiền bồi thường mà không dựa vào căn cứ bồi thường. Do đó, quy định trở nên thiếu tính nghiêm minh. Vì vậy, cần hoàn thiện quy định này theo hướng cho phép DNBH và bên mua bảo hiểm thống nhất với nhau về cách thức và biện pháp xác định giá trị của tài sản bảo hiểm tại thời điểm và nơi xảy ra tổn thất. Đồng thời tại khoản 1 và 2 Điều 46 Luật KDBH, nên bỏ cụm từ “trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong HĐBH” để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Sáu là, quy định về HĐBH trên giá trị: Theo quy định tại Điều 42 Luật KDBH, DNBH và bên mua bảo hiểm không được giao kết hợp đồng trong đó số tiền bảo hiểm cao hơn giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng. Pháp luật cũng quy định trong trường hợp HĐBH tài sản trên giá trị được giao kết do lỗi vô ý của bên mua bảo hiểm, DNBH phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm số phí bảo hiểm đã đóng tương ứng với số tiền bảo hiểm vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm, sau khi trừ các chi phí hợp lý có liên quan. Đồng thời, trong trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm, DNBH chỉ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm. Để ngăn ngừa TLBH, chúng tôi có một số ý kiến sau: thứ nhất, giữa khoản 1 và khoản 2 Điều 42 quy định chưa thống nhất. Khoản 1 Điều 42 quy định “DNBH và bên mua bảo hiểm không được giao dịch HĐBH tài sản trên giá trị”, trong khi đó khoản 2 lại quy định “trong trường hợp HĐBH tài sản trên giá trị được giao kết do lỗi vô ý của bên mua bảo hiểm, DNBH phải hoàn lại bên mua bảo hiểm số phí bảo hiểm đã đóng tương ứng với số tiền bảo hiểm vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm sau khi trừ các chi phí hợp lý có liên quan”. Như vậy, quy định ở khoản 1 là không cho phép nhưng ở 48 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 07(311) T4/2016 THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT khoản 2 lại thừa nhận sự tồn tại của hợp đồng này; thứ hai, quy định về lỗi vô ý ở khoản 2 mang tính định tính, khó xác định được tiêu chí như thế nào là vô ý, như thế nào là cố ý, dễ dẫn đến suy đoán chủ quan, khó áp dụng trên thực tế. Vì vậy, nên bỏ khoản 2 Điều 42 Luật KDBH để không thừa nhận sự tồn tại của HĐBH tài sản trên giá trị. Trường hợp vi phạm, hợp đồng sẽ vô hiệu theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 22 Luật Kinh doanh bảo hiểm. Bảy là, quy định về nghĩa vụ áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất đối với bên mua bảo hiểm: Để ngăn chặn ý đồ TLBH của bên mua bảo hiểm, Điều 50 Luật KDBH quy định người được bảo hiểm phải thực hiện các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất như: phòng cháy, chữa cháy, an toàn lao động, vệ sinh lao động... nhằm bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm. Ngoài ra, Điều 51 Luật KDBH cũng quy định người được bảo hiểm không được từ bỏ tài sản được bảo hiểm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác. Tuy nhiên, do tâm lý chạy theo khách hàng, DNBH thường không chú trọng nhiều đến quy định này do sợ bị đánh giá là gây khó dễ, không ký HĐBH. Còn bên TGBH thường có tâm lý phó mặc, không chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa và hạn chế tổn thất khi có rủi ro xảy ra. Từ đó nảy sinh tranh chấp khi DNBH giải quyết quyền lợi bảo hiểm. Do đó, cần thiết phải có chế tài nặng hơn đối với hành vi vi phạm quy định này. 4.2 Hoàn thiện các quy định về giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm Một là, quy định về cấp phép và thành lập DNBH: Để ngăn ngừa việc chủ đầu tư thành lập DNBH chỉ lấy danh nghĩa nhằm TLBH, pháp luật KDBH đã đưa ra những rào cản kỹ thuật khá khắt khe trong việc cấp phép thành lập DNBH như điều kiện về vốn, tiêu chuẩn người quản trị điều hành, hồ sơ... Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả công tác ngăn ngừa TLBH, cần quy định chặt chẽ hơn nữa về điều kiện của chủ đầu tư xin thành lập công ty cổ phần bảo hiểm, theo hướng ngoài các điều kiện chung, chủ đầu tư phải có tối thiểu 02 cổ đông sáng lập là tổ chức đáp ứng các điều kiện quy định và nắm giữ tối thiểu 20% số cổ phần phổ thông được quyền chào bán của công ty cổ phần bảo hiểm, tái bảo hiểm. Hai là, quy định về dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm: Theo quy định hiện hành, DNBH phải trích lập dự phòng nghiệp vụ theo từng nghiệp vụ bảo hiểm tương ứng với phần trách nhiệm của doanh nghiệp để đảm bảo khả năng chi trả cho người TGBH khi có rủi ro, tổn thất xảy ra. Tuy nhiên, quy định hiện hành vẫn chưa bao quát được hết các loại dự phòng nghiệp vụ. Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi cho người được bảo hiểm, cần bổ sung các loại dự phòng nghiệp vụ khác như dự phòng rủi ro thiên tai, dự phòng đảm bảo lãi suất cam kết và dự phòng nghiệp vụ đối với tái bảo hiểm phi nhân thọ, tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe. Ba là, quy định về quản trị rủi ro và kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Pháp luật về KDBH có những quy định yêu cầu DNBH xây dựng và thực hiện hoạt động quản trị doanh nghiệp một cách thận trọng, cũng như đảm bảo khả năng tự giám sát hoạt động kinh doanh của chính mình để bảo vệ lợi ích của người TGBH. Tuy nhiên, các quy định vẫn chung chung, chưa chú trọng đến việc TLBH. Vì vậy, cần hoàn thiện quy định này theo hướng quy trình kiểm soát nội bộ cần được phân tách thành từng khâu, từng nội dung nhưng phải có sự liên hệ với nhau để kiểm soát đồng bộ. Cần đảm bảo khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin tốt và nhanh chóng từ nhiều nguồn, có khả năng kiểm tra chéo để đảm bảo chính xác. Bốn là, quy định về phê chuẩn sản phẩm bảo hiểm: Phê chuẩn là một thủ tục pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực 49 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 07(311) T4/2016 THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT hiện bày tỏ sự chấp thuận đối với sản phẩm bảo hiểm sẽ được cung cấp ra thị trường. Mục đích của việc phê chuẩn trước hết là để cơ quan nhà nước thẩm tra tính hợp lý, hợp pháp của sản phẩm bảo hiểm. Theo quy định hiện hành, Bộ Tài chính ban hành quy tắc, điều khoản, biểu phí đối với các sản phẩm bảo hiểm bắt buộc; hướng dẫn thực hiện các sản phẩm bảo hiểm đặc thù do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định; phê chuẩn quy tắc, điều khoản và biểu phí đối với các sản phẩm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khoẻ; đối với các sản phẩm bảo hiểm khác thuộc nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp được phép chủ động xây dựng và triển khai quy tắc, điều khoản và biểu phí bảo hiểm. Trường hợp quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm không đảm bảo an toàn tài chính, Bộ Tài chính sẽ yêu cầu DNBH điều chỉnh cho phù hợp. Việc Bộ Tài chính phê chuẩn quy tắc, điều khoản, biểu phí sẽ đảm bảo rõ ràng khi thực hiện HĐBH, tránh các quy định khó hiểu, phức tạp, dễ gây nhiều cách hiểu khác nhau nhằm tránh TLBH từ cả phía DNBH và người TGBH. Tuy nhiên, quy định này vẫn còn một số tồn tại hạn chế, nhất là đối với các sản phẩm do DNBH chủ động triển khai. Các sản phẩm này đã phát sinh nhiều khiếu nại về quy tắc, điều khoản, cạnh tranh hạ phí, mở rộng điều khoản, ảnh hưởng đến an toàn tài chính (tập trung vào các sản phẩm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới). Theo kinh nghiệm của một số nước (Nhật Bản, Malaysia...), đối với các sản phẩm có tỷ trọng doanh thu lớn (dễ xảy ra cạnh tranh không lành mạnh), đối tượng khách hàng chủ yếu là cá nhân (là bên yếu thế trong đàm phán HĐBH), DNBH phải đăng ký với cơ quan quản lý trước khi thực hiện. Vì vậy, để phù hợp với thực tiễn hoạt động và thông lệ quốc tế, tránh TLBH, cần bổ sung quy định DNBH phải đăng ký quy tắc, điều khoản, biểu phí với Bộ Tài chính đối với các sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới (trừ bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới) trước khi triển khai. Bộ Tài chính sẽ hướng dẫn chi tiết việc xây dựng quy tắc, điều khoản và biểu phí của sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới. Bên cạnh đó, khi xin phê chuẩn sản phẩm bảo hiểm, DNBH phải có thuyết minh về nội dung và tác động của từng nội dung của điều khoản bảo hiểm để tránh hiểu nhầm, tránh TLBH. Năm là, quy định về nghĩa vụ minh bạch thông tin: Theo quy định hiện hành, DNBH phải công khai thông tin trong quá trình hoạt động của mình. Tuy nhiên, để đảm bảo ngăn ngừa TLBH có hiệu quả, cần quy định cụ thể hơn vấn đề công khai thông tin về sản phẩm bảo hiểm, theo đó yêu cầu DNBH phải công bố đầy đủ nội dung điều khoản trên trang thông tin điện tử trước và trong quá trình triển khai sản phẩm bảo hiểm; đồng thời quy định rõ chế tài xử phạt đại lý trong trường hợp không giải thích đầy đủ với khách hàng; quy định về trách nhiệm trao đổi cơ sở dữ liệu khách hàng giữa các DNBH để hạn chế TLBH, tập trung vào các trường hợp phải trao đổi thông tin, phương thức trao đổi và trách nhiệm của DNBH trong việc sử dụng các thông tin đã trao đổi. Sáu là, quy định về nội dung giám sát và phương thức quản lý, giám sát: Theo quy định hiện hành, nội dung giám sát được thực hiện thông qua việc quản lý, giám sát các hoạt động nghiệp vụ, tình hình tài chính, quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro và việc chấp hành pháp luật của DNBH và có thể áp dụng các biện pháp cần thiết để DNBH bảo đảm các yêu cầu về tài chính và thực hiện các cam kết với bên mua bảo hiểm. Đối với phương thức giám sát, Luật KDBH và các văn bản hướng dẫn thi hành không có quy định cụ thể. Tuy nhiên, thông qua các quy định về quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan quản lý giám sát, có thể thấy việc giám sát có thể được thực hiện theo 50 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 07(311) T4/2016 THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT cả hai phương thức là giám sát trực tiếp và giám sát gián tiếp (giám sát từ xa và giám sát tại chỗ). Phương thức giám sát gián tiếp được thực hiện thông qua các hoạt động cấp phép, phê chuẩn hoặc chấp thuận của Bộ Tài chính. Giám sát trực tiếp được thực hiện thông qua các hoạt động thanh tra, kiểm tra tại DNBH. Trên thực tế, thông qua các nội dung, phương thức giám sát, cơ quan quản lý đã phát hiện và xử lý nhiều sai phạm của DNBH trong quá trình hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, các quy định này còn một số tồn tại như mục tiêu giám sát còn chung chung, chưa đề cập riêng đến mục tiêu ngăn ngừa TLBH; chưa nhấn mạnh đến mô hình giám sát nội bộ mà DNBH cần phải xây dựng để đánh giá khả năng thanh toán và quản lý của DNBH nhằm đảm bảo cho sự an toàn trong hoạt động kinh doanh của mình. Vì vậy, cần phải hoàn thiện quy định về nội dung giám sát, nhất là quy định về mô hình giám sát nội bộ của DNBH vì nếu DNBH thực hiện tốt việc tự giám sát sẽ hạn chế được TLBH. Theo đó, cần quy định quy trình kiểm soát nội bộ phải hướng đến mục tiêu phòng ngừa và hạn chế rủi ro hơn là chỉ đảm bảo nguyên tắc tuân thủ. Cần có tiêu chí rõ ràng, nhất quán và có thể định lượng được nhằm phản ánh chính xác tình hình của DNBH, tránh TLBH. 4.3 Xây dựng các quy định riêng nhằm ngăn ngừa trục lợi bảo hiểm Hiện nay, các quy định của pháp luật về phòng, chống TLBH đang được thể hiện gián tiếp qua các quy định tại Luật KDBH, Nghị định số 45/2007/NĐ-CP, Nghị định số 46/2007/NĐ-CP, Nghị định số 123/2011/NĐ-CP, Thông tư số 124/2012/TT- BTC, Thông tư số 125/2012/TT-BTC... áp dụng chủ yếu đối với DNBH và người TGBH mà chưa có một văn bản quy định riêng, toàn diện, đầy đủ và đồng bộ để ngăn ngừa TLBH áp dụng đối với tất cả các đối tượng liên quan đến quy trình thực hiện bảo hiểm (DNBH, trung gian bảo hiểm, người TGBH, cơ sở giám định bồi thường, cơ quan quản lý nhà nước...). Vì vậy, về lâu dài, để ngăn chặn được TLBH một cách hiệu quả, cần thiết phải xây dựng hệ thống quy định riêng về ngăn ngừa TLBH n 51 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 07(311) T4/2016

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhoan_thien_cac_quy_dinh_cua_phap_luat_de_ngan_ngua_truc_loi.pdf
Tài liệu liên quan