Hai là, nhằm đảm bảo sự phù hợp với
các biện pháp xử lý hành chính trong Luật
Xử lý VPHC năm 2012, điểm c khoản 2
Điều 36 Luật Cán bộ, công chức năm 2008
cần được sửa đổi như sau:
“Những người sau đây không được
đăng ký dự tuyển công chức:
a) Không cư trú tại Việt Nam;
b) Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành
vi dân sự;
c) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình
sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong
bản án, quyết định về hình sự của Tòa án
mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng
biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường
giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt
buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc”.
Sửa đổi này là cần thiết nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho cơ quan tuyển dụng xác định
đúng những đối tượng không đủ điều kiện
dự tuyển công chức.
Ba là, sửa đổi tên gọi các biện pháp xử
lý hành chính được quy định trong khoản 5
Điều 25 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP nhằm
đảm bảo sự phù hợp với Luật Xử lý VPHC
năm 2012. Bên cạnh đó, cần bãi bỏ biện
pháp “đưa vào trường giáo dưỡng” trong
điều kiện xét chuyển cán bộ, công chức cấp
xã thành công chức từ cấp huyện trở lên.
Bốn là, bổ sung quy định của khoản
1 Điều 22 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP
như sau: “Trong thời gian tập sự, nếu người
tập sự công chức có sự nâng cao trình độ
phù hợp với yêu cầu tuyển dụng thì sẽ được
hưởng mức lương ở bậc cao hơn của ngạch
tuyển dụng tương ứng với trình độ của công
chức tính từ tháng tiếp theo của tháng người
đó nộp văn bằng tương ứng”.
Năm là, bổ sung khoản 2 Điều 5 Nghị
định số 56/2015/NĐ-CP như sau: “thời điểm
đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên
chức được tiến hành trong tháng 12 hàng
năm. Đối với người tập sự, thời điểm đánh
giá, phân loại là thời điểm kết thúc thời gian
tập sự”.
Sáu là, nhằm đảm bảo tính thống nhất
của hệ thống pháp luật, sửa đổi quy định
của khoản 1 Điều 24 Nghị định số 24/2010/
NĐ-CP của Chính phủ như sau: “Quyết định
tuyển dụng bị hủy bỏ trong trường hợp người
tập sự không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị
áp dụng một trong các hình thức kỷ luật đối
với công chức trong thời gian tập sự”
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 233 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoàn thiện các quy định của pháp luật về tuyển dụng và tập sự của công chức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Nhật Khanh*
Nguyễn Thị Phương**
* ThS. Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh
** ThS. Trường Chính trị tỉnh Hải Dương
Tóm tắt:
Bài viết phân tích những bất cập trong các quy định của pháp
luật hiện hành về chế độ tuyển dụng và tập sự của công chức
và nêu các kiến nghị hoàn thiện.
Abstract:
This article provides the analysis of the inadequateness of the
applicable legislation on the recruitment and apprenticeship
of the civil servants and also provides recommendations for
improvements.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: công chức, tuyển dụng, tập sự.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài: 27/04/2017
Biên tập: 04/08/2017
Duyệt bài: 11/08/2017
Article Infomation:
Keywords: civil servants, recruitment,
apprenticeship
Article History:
Received: 27 Apr. 2017
Edited: 04 Aug. 2017
Appproved: 11 Aug. 2017
HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
VỀ TUYỂN DỤNG VÀ TẬP SỰ CỦA CÔNG CHỨC
1. Bất cập trong các quy định của
pháp luật về tuyển dụng và tập sự của
công chức
Thứ nhất, một số quy định về điều
kiện đăng ký dự tuyển công chức không cụ
thể, rõ ràng.
Khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công
chức năm 2008 quy định người dự tuyển
công chức phải có đủ các điều kiện sau mới
được đăng ký dự tuyển công chức: a) Có
một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam; b) Đủ
18 tuổi trở lên; c) Có đơn dự tuyển; có lý
lịch rõ ràng; d) Có văn bằng, chứng chỉ phù
hợp; đ) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
e) Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ; g)
Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự
tuyển.
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
41Số 24(352) T12/2017
Trong các điều kiện trên, có quy định
người dự tuyển công chức phải “có đơn dự
tuyển; có lý lịch rõ ràng”.
Đối với đơn dự tuyển công chức, Bộ
Nội vụ đã ban hành Thông tư số 13/2010/
TT-BNV ngày 30/12/2010 quy định thống
nhất về mẫu đơn dự tuyển (Phụ lục số 1).
Nhưng cho đến nay, Bộ Nội vụ vẫn chưa
ban hành văn bản hướng dẫn về biểu mẫu
lý lịch của người dự tuyển công chức. Do
không được quy định rõ ràng nên mỗi địa
phương lại sử dụng một biểu mẫu khác nhau
về lý lịch của người dự tuyển công chức. Cụ
thể, một số địa phương như Quảng Nam1,
An Giang2 khi tổ chức thi tuyển công chức
đã yêu cầu người dự tuyển cung cấp lý lịch
dựa trên mẫu 2C-BNV/2008 ban hành kèm
theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BNV ngày
06/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Tuy
nhiên, việc sử dụng biểu mẫu 2C-BNV/2008
đối với những người dự tuyển công chức là
không thật sự hợp lý bởi biểu mẫu này được
sử dụng nhằm kê khai lý lịch của công chức,
trong khi đó người dự tuyển lại không phải
là công chức3. Nhằm khắc phục “lỗ hổng”
này, một số địa phương tự cung cấp mẫu tờ
khai cho người dự tuyển công chức (Quảng
Bình)4 hay mẫu sơ yếu lý lịch tự thuật (Thái
1 Quyết định số 2989/QĐ-UBND ngày 23/8/2016 của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Quảng Nam ban hành kế hoạch
tuyển dụng công chức hành chính tỉnh Quảng Nam năm 2016.
2 Kế hoạch số 401/KH-UBND ngày 27/7/2016 của UBND tỉnh An Giang tuyển dụng công chức tỉnh An Giang năm
2016, trên https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Ke-hoach-401-KH-UBND-tuyen-dung-cong-chuc-
An-Giang-2016-319082.aspx.
3 Biểu mẫu 2C-BNV/2008 có những thông tin liên quan đến ngạch công chức, mã ngạch. Trong khi đó, người dự tuyển
thì chưa phải là công chức nên không thể có ngạch công chức, mã ngạch.
4 Xem thêm https://snv.quangbinh.gov.vn/3cms/thong-bao-tuyen-dung-cong-chuc-nam-2016.htm.
5 Xem thêm
yeu-ly--lich-tu-thuat.
6 Xem thêm
7 Xem thêm
yeu-ly--lich-tu-thuat.
8 Xem thêm
9 Xem thêm bài “Tuyển công chức Hà Nội: Hộ khẩu Thủ đô cho “đỡ phức tạp”, Báo An ninh Thủ đô ngày 15/5/2013.
10 Bộ Nội vụ: “Chính quy, tại chức giá trị như nhau”, trên VietnamNet.vn, ngày 03/10/2012.
Bình5, Kiên Giang6) để thay thế cho sơ yếu
lý lịch. Điều đáng nói là thông tin kê khai
trong các biểu mẫu này cũng không thống
nhất với nhau. Đơn cử, mẫu đơn sơ yếu lý
lịch tự thuật cho người dự tuyển công chức
của Sở Nội vụ tỉnh Thái Bình có 25 mục cần
kê khai7. Trong khi đó, mẫu đơn sơ yếu lý
lịch tự thuật cho người dự tuyển công chức
của Sở Nội vụ tỉnh Kiên Giang lại có đến
26 mục cần kê khai8. Thực trạng này đòi hỏi
cần phải sớm ban hành văn bản pháp luật
quy định thống nhất về biểu mẫu lý lịch của
người dự tuyển công chức.
Bên cạnh các tiêu chí cụ thể, nhiều cơ
quan lại căn cứ vào điểm g khoản 1 Điều 36
Luật Cán bộ, công chức năm 2008 để quy
định thêm “các điều kiện khác theo yêu cầu
của vị trí dự tuyển” như vấn đề hộ khẩu, hệ
đào tạo trong tuyển dụng công chức. Đơn cử,
nhiều địa phương vẫn xem hộ khẩu là điều
kiện tiên quyết để tuyển dụng công chức9.
Một số nơi khác lại yêu cầu điều kiện tuyển
dụng phải có bằng hệ chính quy10. Trước
tình hình đó, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông
tư số 05/2012/TT-BNV quy định khi thông
báo điều kiện đăng ký dự tuyển công chức,
cơ quan quản lý công chức không phân biệt
loại hình đào tạo và văn bằng, chứng chỉ
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
42 Số 24(352) T12/2017
(chính quy, tại chức, liên thông, chuyên tu,
từ xa, theo niên hạn hoặc theo tín chỉ), không
phân biệt trường công lập và trường ngoài
công lập. Tuy nhiên, nhiều cơ quan tuyển
dụng vẫn “phớt lờ” quy định này. Cụ thể
như Thông báo tuyển dụng công chức năm
2016 của Tổng cục Thuế quy định rất cụ thể
về điều kiện văn bằng, chứng chỉ là “phải
có bằng tốt nghiệp từ bậc đại học, hệ chính
quy đối với thí sinh dự thi vào ngạch chuyên
viên làm công tác văn thư - lưu trữ trong Bộ
Tài chính” và “phải có bằng tốt nghiệp từ
bậc đại học, hệ chính quy loại khá trở lên đối
với thí sinh đăng ký dự tuyển ngạch chuyên
viên và kiểm tra viên thuế”11. Về nguyên tắc,
các điều kiện đăng ký dự tuyển công chức
không được tạo ra sự phân biệt đối xử vì lý
do dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, tín
ngưỡng, tôn giáo12. Tuy nhiên, với điểm g
khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức
năm 2008, cơ quan tuyển dụng hoàn toàn
có thể đặt ra các quy định phân biệt đối xử
trong tuyển dụng công chức. Theo chúng tôi,
“các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí
dự tuyển” được nêu tại điểm g khoản 1 Điều
36 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 là một
quy định rất tùy nghi và dễ bị lợi dụng vào
mục đích bất hợp pháp.
Thứ hai, quy định về các trường hợp
không được đăng ký dự tuyển công chức
chưa phù hợp với Luật Xử lý vi phạm hành
chính (VPHC) năm 2012.
Điểm c khoản 2 Điều 36 Luật Cán bộ,
11 Xem thêm
12 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định: “người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam
nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển công chức”.
13 Khoản 4 Điều 92 Luật Xử lý VPHC năm 2012 quy định đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng:
“Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng thực hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây
rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại
xã, phường, thị trấn”.
công chức năm 2008 quy định người đang
bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa
vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục thì
không được đăng ký dự tuyển công chức.
Tuy nhiên, quy định này không phù hợp
với Luật Xử lý VPHC năm 2012, bởi theo
Luật Xử lý VPHC năm 2012 thì biện pháp
“đưa vào cơ sở giáo dục” đã được đổi tên
thành biện pháp “đưa vào cơ sở giáo dục bắt
buộc”, biện pháp “đưa vào cơ sở chữa bệnh”
đã được thay thế bằng biện pháp “đưa vào
cơ sở cai nghiện bắt buộc”. Như vậy, thực tế
đã không còn biện pháp “đưa vào cơ sở chữa
bệnh” và “đưa vào cơ sở giáo dục”. Tuy đây
không phải là vấn đề lớn nhưng vẫn cần sửa
đổi điểm c khoản 2 Điều 36 Luật Cán bộ,
công chức năm 2008 nhằm đảm bảo tính
thống nhất giữa các văn bản pháp luật.
Ngoài ra, quy định tại điểm c khoản
2 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức năm
2008 vẫn còn điểm hợp lý bởi đã loại trừ đối
tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường
giáo dưỡng. Theo quy định của Luật Xử lý
VPHC năm 2012, đối tượng bị áp dụng biện
pháp đưa vào trường giáo dưỡng là người
dưới 18 tuổi - tức là người chưa thành niên13.
Khoản 2 Điều 91 Luật Xử lý VPHC năm
2012 quy định: “thời hạn áp dụng biện pháp
đưa vào trường giáo dưỡng là từ 06 tháng
đến 24 tháng”. Giả sử, có một công dân 17
tuổi, bị áp dụng biện pháp đưa vào trường
giáo dưỡng 24 tháng. Khi chuẩn bị hết hạn
chấp hành biện pháp này thì người đó đã hơn
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
43Số 24(352) T12/2017
18 tuổi. Vào thời điểm này, nhà nước tổ chức
thi tuyển công chức. Vậy người này có được
“đăng ký dự tuyển công chức hay không”?
Nếu căn cứ vào điểm c khoản 2 Điều 36
Luật Cán bộ, công chức năm 2008 thì đối
tượng này vẫn được đăng ký dự tuyển công
chức vì không thuộc trường hợp bị cấm. Tuy
nhiên, nếu đối tượng bị áp dụng biện pháp
“đưa vào trường giáo dưỡng” được đăng ký
dự tuyển công chức thì tại sao pháp luật lại
cấm đối tượng bị áp dụng biện pháp “đưa
vào cơ sở giáo dục bắt buộc” và “đưa vào cơ
sở cai nghiện bắt buộc”14? Theo chúng tôi,
Luật Cán bộ, công chức năm 2008 đã không
dự liệu được trường hợp người bị áp dụng
biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đủ 18
tuổi đăng ký dự tuyển công chức nên phát
sinh bất cập kể trên.
Thứ ba, quy định về điều kiện xét
chuyển cán bộ, công chức cấp xã thành công
chức từ cấp huyện trở lên bất hợp lý.
Khoản 5 Điều 25 Nghị định số
24/2010/NĐ-CP quy định về điều kiện, tiêu
chuẩn xét chuyển cán bộ, công chức cấp xã
thành công chức từ cấp huyện trở lên phải:
“không trong thời gian bị áp dụng các biện
pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa
bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng”.
Theo khoản 2 Điều 36 Luật Cán bộ,
công chức năm 2008 thì điều kiện để đăng
ký dự tuyển công chức là phải “đủ 18 tuổi
trở lên”. Do đó, điều kiện để xét chuyển cán
bộ, công chức cấp xã thành công chức từ cấp
huyện trở lên thì cán bộ, công chức cấp xã
14 Luật Xử lý VPHC năm 2012 quy định “biện pháp xử lý hành chính” bao gồm: giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào
trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Đối tượng bị áp dụng biện pháp
giáo dục tại xã, phường, thị trấn không bị cách ly khỏi cộng đồng. Trong khi đó, đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào
trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc sẽ bị cách ly khỏi cộng đồng.
đó cũng phải “đủ 18 tuổi trở lên”. Thêm vào
đó, khoản 3 Điều 25 Nghị định số 24/2010/
NĐ-CP của Chính phủ lại quy định điều kiện
xét chuyển là phải: “có thời gian làm cán bộ,
công chức cấp xã từ đủ 60 tháng trở lên”- tức
là tương đương 05 năm. Tổng hợp hai điều
kiện trên có thể thấy, nếu một cán bộ, công
chức cấp xã muốn được xét chuyển thành
công chức từ cấp huyện trở lên thì tối thiểu
phải là người đã thành niên. Do đó, khoản
5 Điều 25 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP
quy định về điều kiện “không trong thời
gian bị áp dụng biện pháp đưa vào trường
giáo dưỡng” là rất bất hợp lý bởi biện pháp
này chỉ áp dụng đối với người chưa thành
niên chứ không áp dụng đối với người đã
thành niên.
Thứ tư, quy định về chế độ, chính sách
đối với công chức tập sự chưa bao quát hết
các trường hợp diễn ra trong thực tiễn.
Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và
Nghị định số 24/2010/NĐ-CP chưa có quy
định hướng dẫn về việc thay đổi bậc lương
trong thời gian tập sự khi công chức tập sự
có được bằng cấp cao hơn tương ứng với
ngạch được tuyển dụng. Đơn cử, một người
có trình độ cử nhân, được tuyển dụng và xếp
vào ngạch công chức loại C. Theo quy định,
người này được hưởng 85% mức lương bậc
1 của ngạch chuyên viên và trải qua thời gian
tập sự là 12 tháng. Trong thời gian tập sự,
người này đã học tập nâng cao trình độ và
được cấp bằng thạc sĩ. Câu hỏi đặt ra là, kể
từ thời điểm được công nhận học vị thạc sĩ
cho đến khi kết thúc thời gian tập sự, người
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
44 Số 24(352) T12/2017
này sẽ được hưởng 85% mức lương bậc 2
của ngạch chuyên viên vì có trình độ thạc
sĩ hay vẫn hưởng lương ở bậc 1? Do không
được quy định cụ thể nên công chức tập sự
được hưởng bậc lương ở mức cao hơn hay
không phụ thuộc hoàn toàn vào quyết định
của cơ quan tuyển dụng công chức.
Thứ năm, chưa có quy định thống nhất
về thời gian đánh giá đối với công chức tập
sự.
Hiện nay, việc đánh giá công chức
được quy định trong Nghị định số 56/2015/
NĐ-CP ngày 09/06/2015 của Chính phủ.
Theo đó, việc đánh giá, phân loại công chức
được thực hiện theo từng năm công tác.
Thời điểm đánh giá, phân loại công chức
được tiến hành trong “tháng 12 hàng năm”.
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động
trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và một số
lĩnh vực khác có thời điểm kết thúc năm
công tác trước tháng 12 hàng năm, thời điểm
đánh giá, phân loại công chức do người đứng
đầu quyết định15. Theo quy định tại khoản 1
Điều 24 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP, một
trong những căn cứ để hủy bỏ quyết định
tuyển dụng đối với người tập sự là trường
hợp người tập sự không hoàn thành nhiệm
vụ. Cơ sở để đánh giá công chức tập sự có
hoàn thành nhiệm vụ hay không phải căn cứ
vào hướng dẫn tại Nghị định số 56/2015/
NĐ-CP. Tuy nhiên, Nghị định số 24/2010/
NĐ-CP và Nghị định số 56/2015/NĐ-CP
chưa có sự thống nhất về thời điểm đánh giá
đối với công chức tập sự. Theo Nghị định
số 24/2010/NĐ-CP, thời điểm đánh giá đối
với công chức tập sự là khi hết thời gian tập
15 Điều 5 Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên
chức.
sự, tức là hết 12 tháng đối với người được
tuyển dụng vào công chức loại C, 06 tháng
đối với công chức loại D. Do đó, thời điểm
thực hiện việc đánh giá công chức tập sự có
thể là bất kỳ tháng nào trong năm. Trong
khi đó, theo Nghị định số 56/2015/NĐ-CP
thì thời gian đánh giá công chức là tháng 12
hàng năm. Như vậy chưa có sự thống nhất
về thời điểm đánh giá đối với công chức tập
sự trong hai Nghị định nói trên.
Thứ sáu, chưa bảo đảm tính thống
nhất trong quy định về hủy bỏ quyết định
tuyển dụng công chức trong trường hợp bị
xử lý kỷ luật.
Khoản 1 Điều 24 Nghị định số
24/2010/NĐ-CP quy định: “người tập sự
công chức có thể bị hủy bỏ quyết định tuyển
dụng nếu bị xử lý kỷ luật từ khiển trách trở
lên trong thời gian tập sự”. Xét về kỹ thuật
lập pháp, điều khoản này chưa phù hợp với
quy định của Nghị định số 34/2011/NĐ-CP
về các hình thức xử lý kỷ luật đối với công
chức. Theo Điều 8 Nghị định số 34/2011/
NĐ-CP thì công chức vi phạm có thể bị áp
dụng một trong các hình thức xử lý kỷ luật
như: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương,
giáng chức, cách chức, buộc thôi việc. Nếu
xét về mức độ tăng nặng thì khiển trách là
hình thức xử lý kỷ luật nhẹ nhất và buộc thôi
việc là hình thức xử lý kỷ luật nặng nhất.
Như vậy, việc khoản 1 Điều 24 Nghị định số
24/2010/NĐ-CP sử dụng cụm từ “từ khiển
trách trở lên” là không hợp lý bởi khi dùng
như vậy sẽ tạo ra sự ngộ nhận có hình thức
kỷ luật nhẹ hơn khiển trách nên mới dùng
hình thức khiển trách làm “mốc khởi điểm”.
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
45Số 24(352) T12/2017
2. Kiến nghị hoàn thiện các quy định về
tuyển dụng và tập sự của công chức
Một là, Bộ Nội vụ cần ban hành mẫu
tờ khai dành cho người dự tuyển công chức
để áp dụng thống nhất trong cả nước. Mẫu
tờ khai này sẽ thể hiện đầy đủ các mục thông
tin cần thiết của người dự tuyển như: họ tên,
ngày tháng năm sinh, quê quán, nơi cư trú,
quá trình đào tạo... Bên cạnh đó, Chính phủ
cần giải thích cụ thể “các điều kiện khác
theo yêu cầu của vị trí dự tuyển” được quy
định tại điểm g khoản 1 Điều 36 Luật Cán
bộ, công chức năm 2008. Theo chúng tôi,
vẫn nên duy trì quy định này nhằm đáp ứng
những yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ
trong tuyển dụng công chức đối với các
ngành, lĩnh vực đặc thù. Tuy nhiên, quy
định này không thể được viện dẫn nhằm
tạo ra sự phân biệt đối xử vì lý do dân tộc,
giới tính, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn
giáo, bằng cấp, nơi cư trú... trong đăng ký
dự tuyển công chức.
Hai là, nhằm đảm bảo sự phù hợp với
các biện pháp xử lý hành chính trong Luật
Xử lý VPHC năm 2012, điểm c khoản 2
Điều 36 Luật Cán bộ, công chức năm 2008
cần được sửa đổi như sau:
“Những người sau đây không được
đăng ký dự tuyển công chức:
a) Không cư trú tại Việt Nam;
b) Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành
vi dân sự;
c) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình
sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong
bản án, quyết định về hình sự của Tòa án
mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng
biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường
giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt
buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc”.
Sửa đổi này là cần thiết nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho cơ quan tuyển dụng xác định
đúng những đối tượng không đủ điều kiện
dự tuyển công chức.
Ba là, sửa đổi tên gọi các biện pháp xử
lý hành chính được quy định trong khoản 5
Điều 25 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP nhằm
đảm bảo sự phù hợp với Luật Xử lý VPHC
năm 2012. Bên cạnh đó, cần bãi bỏ biện
pháp “đưa vào trường giáo dưỡng” trong
điều kiện xét chuyển cán bộ, công chức cấp
xã thành công chức từ cấp huyện trở lên.
Bốn là, bổ sung quy định của khoản
1 Điều 22 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP
như sau: “Trong thời gian tập sự, nếu người
tập sự công chức có sự nâng cao trình độ
phù hợp với yêu cầu tuyển dụng thì sẽ được
hưởng mức lương ở bậc cao hơn của ngạch
tuyển dụng tương ứng với trình độ của công
chức tính từ tháng tiếp theo của tháng người
đó nộp văn bằng tương ứng”.
Năm là, bổ sung khoản 2 Điều 5 Nghị
định số 56/2015/NĐ-CP như sau: “thời điểm
đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên
chức được tiến hành trong tháng 12 hàng
năm. Đối với người tập sự, thời điểm đánh
giá, phân loại là thời điểm kết thúc thời gian
tập sự”.
Sáu là, nhằm đảm bảo tính thống nhất
của hệ thống pháp luật, sửa đổi quy định
của khoản 1 Điều 24 Nghị định số 24/2010/
NĐ-CP của Chính phủ như sau: “Quyết định
tuyển dụng bị hủy bỏ trong trường hợp người
tập sự không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị
áp dụng một trong các hình thức kỷ luật đối
với công chức trong thời gian tập sự”
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
46 Số 24(352) T12/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoan_thien_cac_quy_dinh_cua_phap_luat_ve_tuyen_dung_va_tap_s.pdf