Hoàn thiện các quy định pháp luật về kiểm soát thu nhập, tài sản của người có chức vụ, quyền hạn

Thứ năm, bổ sung quy định khuyến khích người dân tham gia vào quá trình kiểm soát việc kê khai tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn Hiện nay, việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn là do cơ quan nhà nước đảm nhiệm. Pháp luật hiện hành chưa thấy có quy định tạo điều kiện cho người dân tham gia vào quá trình này. Việc phát hiện những hành vi không trung thực khi kê khai tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn sẽ hiệu quả hơn nếu có cơ chế để nhân dân có thể tham gia rộng rãi. Thứ sáu, nghiên cứu xây dựng văn bản luật quy định cụ thể về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn Hiện nay các quy định pháp luật về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn còn rời rạc trong nhiều văn bản pháp luật, mà tính chất của hành vi không trung thực trong kê khai tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn khá nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đạo đức công vụ, đời sống xã hội. Vì vậy, để công tác kiểm soát tài sản của người có chức vụ, quyền hạn có hiệu quả hơn rất cần tập hợp các quy định hiện nay để pháp điển thành một luật riêng có tên gọi là “Luật Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn”. Việc xây dựng riêng một văn bản luật kiểm soát thu nhập, tài sản người có chức vụ, quyền hạn vừa đảm bảo dễ nghiên cứu, vận dụng; nhưng đồng thời cũng thể hiện tầm quan trọng kiểm soát tài sản đối với tài sản của người có chức vụ, quyền hạn trong cuộc chiến chống tham nhũng, góp phần làm trong sạch đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở nước ta hiện nay

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 218 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoàn thiện các quy định pháp luật về kiểm soát thu nhập, tài sản của người có chức vụ, quyền hạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT THU NHẬP, TÀI SẢN CỦA NGƯỜI CÓ CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN1 1 Bài viết có sử dụng kết quả nghiên cứu của Đề tài khoa học cấp bộ: “Xây dựng pháp luật về kiểm soát thu nhập, tài sản của cán bộ, công chức, viên chức - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” năm 2017-2019 của Viện Nghiên cứu Lập pháp, do TS. Nguyễn Hoàng Thanh làm Chủ nhiệm. Tóm tắt: Hiện nay kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn vẫn chưa đạt được như mong đợi, dẫn đến gặp rất nhiều khó khăn cho việc xử lý hành vi; tài sản, thu nhập không hợp pháp và đặc biệt là đối với hoạt động phòng, chống tham nhũng. Các quy định pháp luật về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn còn nhiều bất cập: hiện chưa có văn bản cụ thể quy định trực tiếp thế nào là tài sản, thu nhập hợp pháp mà nằm tản mạn, rời rạc ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Các quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn vẫn còn chưa thực sự phù hợp, như quy định về đối tượng kê khai tài sản thu nhập hẹp, thời gian có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập ngắn, một số quy định còn mang tính hình thức, chưa có cơ chế khuyến khích người dân tham gia... Việc ban hành riêng Luật kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn là quan trọng và cần thiết để nâng cao hiệu quả trong việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng nhằm tăng niềm tin trong xã hội, trong sạch đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và góp phần phát triển kinh tế của đất nước. Phan Thị Lan Phương* * TS. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội Abstract Currently, controlling mechanism of assets and incomes of perons with powerful positions has not been provided the results as expected, which leads to several difficulties for handling the illegal behaviors, assets and incomes, especially for anti-corruption activities. The legal provisions on controlling of assets and income of perons with powerful positions still contain shortcomings: lack of specific regulations on definitions of legal assets and incomes but the relevant regulations scattered, sporadic in different legal documents. The regulations on controlling of assets and income of persons with powerfull positions are still not really appropriate, as stipulated on the narrowed scope of the subjects for asset and income declaration, the short timing for asset and income declaration, number of regulations still in general manner, and no mechanism to encourage people’s participation... The promulgation of the Law on Control of Assets and Income of persons with powerfull positions is important and necessary to improve efficiency in the fighting against corruption in order to increase social confidence, provide clean working environment up to the cadres, officials and civil servants, and contribute to the economic development of the country. Thông tin bài viết: Từ khóa: Kiểm soát tài sản, thu nhập; Người có chức vụ quyền hạn; Đối tượng kê khai tài sản, thu nhập; Phòng, chống tham nhũng; Luật kiểm soát thu nhập; cán bộ, công chức, viên chức. Lịch sử bài viết: Nhận bài : 25/03/2019 Biên tập : 16/04/2019 Duyệt bài : 23/04/2019 Article Infomation: Keywords: controlling of assets and incomes; persons with powerfull positions; objects of sasset and incomes declaration; anti-corruption; law on income controlling; cadres, officials and civil servants. Article History: Received : 25 Mar. 2019 Edited : 16 Apr. 2019 Approved : 23 Apr. 2019 BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 32 Số 8(384) T4/2019 1. Khái quát về kiểm soát thu nhập, tài sản của người có chức vụ, quyền hạn Theo cách hiểu hiện nay, những người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm: Cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức; Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó2. Như vậy, người có chức vụ quyền hạn thường là những người có quá trình công tác và cống hiến, có nhiều kinh nghiệm; được đào tạo có hệ thống hoặc là những chuyên gia ở các lĩnh vực khác nhau; cũng có thể hiểu họ là những người có quan hệ rộng, có uy tín và ảnh hưởng nhất định trong xã hội; trong số họ cũng có những người có thế mạnh về kinh tế. Chính vì thế, khi họ không trung thực trong việc kê khai tài sản sẽ gây ra những khó khăn nhất định cho việc phát hiện cũng như xử lý hành vi và khối tài sản, thu nhập không hợp pháp kia. Tuy không có văn bản trực tiếp quy định thế nào là tài sản, thu nhập của người 2 Khoản 2, Điều 32, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 3 Điều 12 Luật Viên chức năm 2010 được Quốc hội ban hành ngày 15/11/2010, chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012 và Luật Hôn nhân gia đình năm 2014. có chức vụ, quyền hạn được coi là hợp pháp, nhưng theo các quy định pháp luật hiện hành thì có thể hiểu đó là những tài sản, thu nhập được hình thành hợp pháp thông qua quá trình làm việc phù hợp với vị trí việc làm và các quy định pháp luật, quy chế của các đơn vị sự nghiệp, bao gồm: tiền lương, tiền làm thêm, tiền phụ cấp, tiền thưởng, tiền công tác phí; những tài sản hình thành do trúng thưởng xổ số, do thừa kế, do được tặng cho hợp pháp3. Theo chúng tôi, kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn là những biện pháp, cách thức mà Nhà nước sử dụng bao gồm các hoạt động kiểm tra, rà soát để có thể biết được những biến động về tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, từ đó kịp thời phát hiện và ngăn chặn việc người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng chức vụ của mình nhận tiền bạc, của cải, vật chất trái quy định pháp luật hoặc tìm cách tư lợi cá nhân thông qua việc thực hiện hành vi tham nhũng. 2. Thực trạng các quy định của pháp luật về kiểm soát thu nhập, tài sản của người có chức vụ, quyền hạn Thứ nhất, các văn bản pháp luật quy định về kiểm soát thu nhập, tài sản của người có chức vụ quyền hạn chưa đồng bộ, tản mạn Hiện nay, trong hệ thống pháp luật của nước ta vẫn chưa có văn bản pháp lý chính thức nào đưa ra khái niệm cụ thể về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn. Hầu hết các văn bản pháp lý đó mới chỉ dừng lại ở việc quy định về các biện pháp thực hiện việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn như: minh BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 33Số 8(384) T4/2019 bạch tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn. Việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn hiện được quy định trong một số các văn bản sau: Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 tập trung quy định việc minh bạch tài sản và thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn. Luật cũng đã có các quy định về thanh toán không dùng tiền mặt tại Điều 29, nhưng thực chất nội dung của Luật mới chỉ tập trung vào việc quy định các khoản chi của cơ quan nhà nước trong việc thanh toán các khoản thu, chi có giá trị lớn hay các khoản chi trả lương, thưởng theo quy định của Nhà nước, chứ chưa có quy định hạn chế việc dùng tiền mặt cho việc chi tiêu cá nhân của người có chức vụ, quyền hạn. Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về việc xử lý đối với những người có chức vụ, quyền hạn có hành vi tham nhũng và thu hồi các tài sản tham nhũng, chứ chưa có chế tài hình sự điều chỉnh trực tiếp hành vi gian dối trong việc kê khai tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn. Hiện nay, hành vi không trung thực trong việc kê khai tài sản, thu nhập của người có chức vụ quyền hạn mới chỉ quy định các biện pháp xử phạt hành chính bao gồm cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc hoặc bãi nhiệm. Đối với các trường hợp mặc dù đã được quy hoạch vào các chức danh lãnh đạo, quản lý nếu bị phát hiện có hành vi không trung thực trong việc kê khai tài sản, thu nhập thì bị đưa ra khỏi danh sách quy hoạch. Với những trường hợp đã xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm thì có thể xem xét không kỷ luật. Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và Luật Viên chức năm 2010 vẫn chưa có quy 4 Điều 53 Luật Viên chức năm 2010. 5 Điều 4 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018. định trực tiếp về yêu cầu phải kê khai tài sản, thu nhập và việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, mà người có chức vụ, quyền hạn thường là cán bộ, công chức, viên chức nhà nước chịu sự điều chỉnh của các luật này. Bên cạnh đó, Luật Viên chức quy định thời hiệu xử lý vi phạm kể từ thời điểm xảy ra hành vi vi phạm của viên chức là 24 tháng, điều này cũng ngầm hiểu đây là thời hạn có hiệu lực với cả hành vi không trung thực trong việc kê khai tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn. Nhưng thời hạn được quy định tại văn bản này là quá ngắn vì có thể có hành vi sau 24 tháng mới bị phát hiện mà hành vi vi phạm này lại gây ảnh hưởng nhất định thì lại không còn thời hiệu để xử lý4. Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2012 có các quy định về nghĩa vụ kê khai thu nhập và nộp thuế thu nhập cá nhân. Với những người có thu nhập từ 9 triệu đồng trở lên (sau khi đã miễn trừ gia cảnh) thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân, như vậy, hành vi không trung thực khi kê khai tài sản, thu nhập cá nhân cũng đồng nghĩa với việc trốn nộp thuế. Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012 quy định việc phòng ngừa và ngăn chặn hành vi của các tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có, bao gồm: các hành vi được quy định trong Bộ luật Hình sự. Trợ giúp cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm nhằm trốn tránh trách nhiệm pháp lý bằng việc hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản do phạm tội mà có. Chiếm hữu tài sản nếu tại thời điểm nhận tài sản đã biết rõ tài sản đó do phạm tội mà có, nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản5. BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 34 Số 8(384) T4/2019 Ngoài ra, một số các quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn được quy định trong các văn bản pháp luật khác như Luật Đất đai, Luật Đấu thầu. Tuy nhiên, mỗi một văn bản chỉ quan tâm đến một lĩnh vực khác nhau. Điều này dẫn đến những khó khăn, bất cập trong việc tiếp thu và áp dụng thống nhất pháp luật. Thứ hai, một số quy định về kiểm soát thu nhập, tài sản của người có chức vụ, quyền hạn còn mang tính hình thức Quy định của pháp luật hiện hành cho thấy, người có chức vụ quyền hạn chỉ có nghĩa vụ kê khai tài sản thu nhập trong thời kỳ còn đang nắm giữ chức vụ, quyền hạn. Vì vậy, rất có thể xảy ra trường hợp khối tài sản, thu nhập tuy được hình thành trong thời gian họ đang đảm nhiệm chức vụ, quyền hạn nhưng bằng cách không trực tiếp đứng tên trong chứng nhận quyền sở hữu đối với khối tài sản đó mà sẽ do một người nào khác có mối quan hệ thân thiết, đủ tin cậy đứng tên chủ sở hữu tài sản và khi đến thời điểm thích hợp thì sẽ trả lại. Như vậy, với các quy định hiện nay thực chất mới chỉ có tác dụng với những người đang giữ chức vụ, nhưng khi họ nghỉ hưu thì quy định này không còn hiệu lực nữa, khi đó có thể xảy ra tình trạng cho tặng tài sản mà người nhận là người đã từng nắm giữ chức vụ, quyền hạn. Đối với việc xác minh tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn đã được kê khai, do Luật Phòng, chống tham nhũng chưa xác định rõ những trường hợp nào bắt buộc phải xác minh, nên có thể hiểu việc xác minh tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn đã kê khai mang tính xác suất, hoặc trong trường hợp người có nghĩa vụ xác minh cảm thấy tài sản, thu nhập đó có 6 Điều 33 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018. 7 Điều 36 Luật Phòng, chống tham nhũng. dấu hiệu bất thường. Điều này đồng nghĩa với việc phụ thuộc vào cảm nhận chủ quan của người làm nhiệm vụ xác minh, dẫn đến khó triệt để, cũng có thể thiếu công bằng bởi dấu hiệu bất thường mang tính trừu tượng, khó xác định. Thứ ba, quy định pháp luật về phạm vi các đối tượng kê khai tài sản, thu nhập còn hẹp Theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, những người bắt buộc phải kê khai tài sản, thu nhập bao gồm vợ chồng hoặc con chưa thành niên của người có chức vụ quyền hạn6. Quy định này không bảo đảm phát huy hết hiệu quả của hoạt động kiểm soát tài sản, thu nhập. Bởi lẽ, có thể những tài sản, thu nhập không hợp pháp, khó hoặc không thể chứng minh nguồn gốc của người có chức vụ, quyền hạn lại được sự giúp đỡ của những thành viên khác trong gia đình như anh, chị em ruột của người có chức vụ, quyền hạn nhưng để biến hóa chúng. Thứ tư, thời hạn quy định nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn còn ngắn Pháp luật hiện hành mới chỉ quy định nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn khi còn đang làm việc7. Có nghĩa là, người có chức vụ, quyền hạn đã nghỉ hưu không phải kê khai tài sản, thu nhập. Quy định này sẽ dẫn đến bỏ sót tình trạng tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn hình thành trong thời kỳ người đó đang giữ chức vụ, nhưng do kê khai không trung thực lại chưa bị phát hiện. Thứ sáu, các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn chưa đảm bảo tính độc lập, khách quan BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 35Số 8(384) T4/2019 Theo quy định của khoản 5 và 6, Điều 30, Luật Phòng, chống tham nhũng: “Văn phòng Quốc hội kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai công tác tại cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, trừ trường hợp cơ quan giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác đại biểu kiểm soát tài sản, thu nhập của đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và người có nghĩa vụ kê khai khác thuộc thẩm quyền quản lý cán bộ của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Văn phòng Chủ tịch nước kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai công tác tại Văn phòng Chủ tịch nước”. Quy định này cho thấy, chưa có sự độc lập giữa người có nghĩa vụ xác minh để đi tìm sự trung thực của hành vi kê khai tài sản, thu nhập với người có nghĩa vụ phải kê khai tài sản, thu nhập, vì thế khó có thể thực hiện một cách triệt để. Thứ bảy, quy định của pháp luật chưa tạo cơ chế khuyến khích nhân dân tham gia theo dõi và phát hiện và tố cáo với hành vi kê khai không trung thực của người có chức vụ, quyền hạn Thực tiễn thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng cho thấy, những trường hợp tài sản không minh bạch của người có chức vụ, quyền hạn chủ yếu do cơ quan chức năng phát hiện ra trong khi thực hiện nhiệm vụ chứ chưa có sự tham gia của người dân. Thực tiễn này chỉ ra cho thấy, có sự mâu thuẫn giữa quy định về căn cứ xác minh tài sản: “có tố cáo về việc kê khai tài sản, thu nhập không trung thực và đủ điều kiện thụ lý theo quy định của Luật Tố cáo” (khoản 1, điểm c, Điều 41 Luật Phòng, chống tham nhũng) với quy định về tài sản do người có chức vụ, quyền hạn kê khai được giữ bí mật; chỉ công khai kết quả xác minh đối với tài sản có dấu hiệu không kê khai không trung thực. 3. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả kiểm soát thu nhập, tài sản của người có chức vụ, quyền hạn Thứ nhất, xây dựng cơ chế đảm bảo người có chức vụ, quyền hạn trung thực trong việc kê khai tài sản, thu nhập Để người có chức vụ, quyền hạn trung thực trong việc kê khai tài sản, thu nhập bên cạnh việc xử lý theo quy định hành chính như hiện nay, cần nghiên cứu để có thêm quy định cụ thể chế tài tương xứng với hành vi kê khai gian dối. Muốn làm được điều này, cần bổ sung quy định về trách nhiệm hình sự với những trường hợp không kê khai hoặc có kê khai nhưng không trung thực với tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn có giá trị từ 50.000đ trở lên (năm mươi triệu đồng) cho phù hợp với quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng về các tài sản bắt buộc phải kê khai. Thứ hai, mở rộng phạm vi những đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập Cần mở rộng hơn phạm vi các đối tượng cần phải thực hiện nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn đến hàng thừa kế thứ hai theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, tức là những người là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, cháu ruột của người có chức vụ quyền hạn. Mặc dù hiện nay pháp luật không ngăn cấm công dân làm giàu nhưng việc làm giàu phải hợp pháp nên phải có sự minh bạch về tài sản, thu nhập. Cho nên, việc quy định mở rộng phạm vi đối tượng kê khai tài sản, thu nhập hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến quyền của họ. Hơn nữa, nếu mở rộng phạm vi những người phải kê khai tài sản, thu nhập sẽ giúp hạn chế tình trạng tài sản, thu nhập không hợp pháp của người có chức vụ, quyền hạn núp dưới danh nghĩa tài sản của những người thuộc hàng thừa kế thứ hai. BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 36 Số 8(384) T4/2019 Thứ ba, bổ sung quy định về nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn đã nghỉ hưu Cần nghiên cứu sửa đổi Luật Phòng, chống tham nhũng theo hướng bổ sung quy định về kiểm soát sự biến động tài sản của người có chức vụ, quyền hạn sau khi đã nghỉ hưu, tức là kể cả khi người đó đã nghỉ hưu mà có biến động về tài sản lớn thì bắt buộc phải kê khai và giải thích nguồn gốc sự biến động đó. Trên thực tế, việc biến động tài sản có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau: người có chức vụ, quyền hạn kinh doanh và thu được lợi nhuận, trúng thưởng sổ số hoặc được hưởng thừa kế, được ai đó tặng cho. Riêng đối với trường hợp được tặng cho tài sản nếu có giá trị từ 50.000.000đ trở lên (năm mươi triệu đồng), phải bắt buộc thực hiện việc tặng cho tại Phòng Công chứng, có như vậy mới đảm bảo việc quản lý tài sản, biến động tài sản và xác định nguồn gốc của tài sản được tặng, cho. Nghĩa vụ của người có tài sản tặng, cho là phải chứng minh tài sản đó thuộc quyền sở hữu của mình. Thứ tư, quy định cụ thể việc giới hạn các giao dịch bằng tiền mặt có liên quan đến người có chức vụ, quyền hạn Hạn chế giao dịch bằng tiền mặt nói chung, giao dịch bằng tiền mặt của người có chức vụ, quyền hạn nói riêng là một trong những biện pháp kiểm soát tài sản của người có chức vụ, quyền hạn. Để thực hiện được điều này cần thực hiện các giải pháp sau: - Trước hết, quy định đối với người có chức vụ, quyền hạn dù là mục đích tiêu dùng cá nhân thì đối với giao dịch có giá trị từ 50.000.000đ (năm mươi triệu đồng) bắt buộc phải sử dụng giao dịch qua ngân hàng. - Sửa đổi Luật Đấu thầu theo hướng, bổ sung quy định về không giao dịch bằng tiền mặt là điều kiện bắt buộc của hồ sơ dự thầu khi doanh nghiệp tham gia đấu thầu các công trình. Như vậy, với chi phí nhân công, bao gồm cả quy định về thời gian làm việc của nhân công thời vụ cũng đều bắt buộc phải ký hợp đồng. Trong quá trình thi công công trình, nếu doanh nghiệp không thực hiện quy định này sẽ bị coi là vi phạm hợp đồng, vi phạm pháp luật và phải gánh chịu mọi trách nhiệm pháp lý tương xứng. Điều này thực sự cần thiết để làm giảm tiêu cực trong hoạt động đấu thầu và gián tiếp chi phối đến việc kê khai tài sản, thu nhập không trung thực của người có chức vụ, quyền hạn. Thứ năm, bổ sung quy định khuyến khích người dân tham gia vào quá trình kiểm soát việc kê khai tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn Hiện nay, việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn là do cơ quan nhà nước đảm nhiệm. Pháp luật hiện hành chưa thấy có quy định tạo điều kiện cho người dân tham gia vào quá trình này. Việc phát hiện những hành vi không trung thực khi kê khai tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn sẽ hiệu quả hơn nếu có cơ chế để nhân dân có thể tham gia rộng rãi. Thứ sáu, nghiên cứu xây dựng văn bản luật quy định cụ thể về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn Hiện nay các quy định pháp luật về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn còn rời rạc trong nhiều văn bản pháp luật, mà tính chất của hành vi không trung thực trong kê khai tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn khá nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đạo đức công vụ, đời sống xã hội. Vì vậy, để công tác kiểm soát tài sản của người có chức vụ, quyền hạn có hiệu quả hơn rất cần tập hợp các quy định hiện nay để pháp điển thành một luật riêng có tên gọi là “Luật Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn”. Việc xây dựng riêng một văn bản luật kiểm soát thu nhập, tài sản người có chức vụ, quyền hạn vừa đảm bảo dễ nghiên cứu, vận dụng; nhưng đồng thời cũng thể hiện tầm quan trọng kiểm soát tài sản đối với tài sản của người có chức vụ, quyền hạn trong cuộc chiến chống tham nhũng, góp phần làm trong sạch đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở nước ta hiện nay BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 37Số 8(384) T4/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhoan_thien_cac_quy_dinh_phap_luat_ve_kiem_soat_thu_nhap_tai.pdf
Tài liệu liên quan