Như đã trình bày, cơ sở pháp lý của việc
xử phạt đối với VPHC trong lĩnh vực đưa
NLĐ đi làm việc ở nước ngoài đó là các quy
định từ Điều 29 đến Điều 35 Nghị định số
95/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị
định số 88/2015/NĐ-CP), còn cơ sở thực tế
của việc xử phạt đó là các hành vi vi phạm
các quy định này do cá nhân, tổ chức thực
hiện trên thực tế. Khi tiến hành xử phạt, người
có thẩm quyền phải căn cứ vào quy định của
Nghị định số 95/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ
sung bởi Nghị định số 88/2015/NĐ-CP) để
xác định có hay không VPHC để tiến hành
xử phạt. Tuy nhiên, chúng tôi thấy có trường
hợp người có thẩm quyền tiến hành xử phạt
ngay cả khi vi phạm đó chưa được quy định
trong Nghị định số 95/2013/NĐ-CP (sửa đổi,
bổ sung bởi Nghị định 88/2015/NĐ-CP).
Ví dụ: Ngày 08/07/2019, Cục trưởng
Cục Quản lý lao động ngoài nước ban hành
Quyết định số 60/QĐ-XPVPHC đối với
Công ty Cổ phần phát triển Liên Việt
(VINADE) với tổng số tiền phạt là
47.500.000 đồng vì đã thực hiện 03 hành vi
sau: i) Không báo cáo việc thay đổi lãnh đạo
điều hành hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở
nước ngoài theo quy định bị phạt 7.500.000
đồng; ii) Không cấp giấy chứng nhận tham
gia Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy
định bị phạt 30.000.000 đồng; iii) Không
thực hiện lập và nộp về Quỹ hỗ trợ việc làm
ngoài nước các báo cáo hàng quý, năm với
số tiền 10.000.000 đồng
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 262 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoàn thiện các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
27Số 1(401) - T1/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT
1. Quy định về hành vi vi phạm bị xử phạt
Theo quy định của Luật Người lao
động (NLĐ) Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng năm 2006, hoạt động
dịch vụ đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài
là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa NLĐ
đi làm việc ở nước ngoài1 phải có vốn pháp
định theo quy định của Chính phủ và được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy
phép hoạt động dịch vụ đưa NLĐ đi làm việc
HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM
ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI
Hồ Thủy Tiên*
* Chuyên viên, Sở Tư pháp TP. Hồ Chí Minh.
Tóm tắt: Hiện nay, các quy định về xử phạt vi phạm hành chính
đối với hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng được quy định tại Điều 75 Luật Người lao
động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006
và Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ
quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo
hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số
88/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2015 của Chính phủ). Tuy nhiên, vấn
đề xử phạt vi phạm hành chính đối với hoạt động đưa người lao
động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng vẫn còn
tồn tại nhiều bất cập ở cả góc độ pháp luật lẫn thực tiễn xử phạt, từ
đó làm giảm hiệu quả xử phạt đối với lĩnh vực này.
Abstract: Currently, the provisions on sanctioning of the
administrative violations for activities of Vietnamese guest workers
are prescribed in Article 75 of the Law on Vietnamese Guest
Workers of 2006 and the Decree No. 95/2013/ND-CP dated August
22, 2013 of the Government stipulating sanctions against
administrative violations in the field of labor, social insurance and
activities of Vietnamese guest workers (amended and
supplemented by the Government's Decree No. 88/2015/ND-CP
dated October 7, 2015). However, the issue of administrative
sanctions for activities of Vietnamese guest workers still has many
shortcomings in both legal and practical aspects, which may reduce
the sanctioning effieciency on this field.
1 Điều 2 Nghị định số 126/2007/NĐ-CP quy định doanh nghiệp được xem xét cấp Giấy phép hoạt động dịch
vụ đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp
có 100% vốn điều lệ của các tổ chức, cá nhân Việt Nam.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: Vi phạm hành chính, xử phạt vi
phạm hành chính, đưa người lao động
Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 12/12/2019
Biên tập : 16/12/2019
Duyệt bài : 23/12/2019
Article Infomation:
Keywords: administrative violations,
sanctioning of administrative violations,
Vietnamese guest workers.
Article History:
Received : 12 Dec. 2019
Edited : 16 Dec. 2019
Approved : 23 Dec. 2019
Số 1(401) - T1/202028 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT
ở nước ngoài2. Nếu không đáp ứng được các
điều kiện này thì doanh nghiệp không được
thực hiện dịch vụ đưa NLĐ Việt Nam đi làm
việc ở nước ngoài. Tuy nhiên, thực tế cho
thấy, một số lượng lớn các doanh nghiệp tuy
chưa đủ điều kiện để thực hiện dịch vụ đưa
NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
những vẫn thực hiện dịch vụ này. Đơn cử tại
tỉnh Hà Tĩnh, trong tháng 9/2019, Sở Lao
động – Thương binh và Xã hội tỉnh phối hợp
với Công an tỉnh kiểm tra, rà soát hoạt động
tư vấn, giới thiệu việc làm, cung ứng xuất
khẩu lao động trên địa bàn và phát hiện nhiều
doanh nghiệp vi phạm. Kết quả kiểm tra cho
thấy, các doanh nghiệp này không có Giấy
phép hoạt động dịch vụ đưa NLĐ đi làm việc
ở nước ngoài nhưng vẫn tổ chức triển khai
các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, tiếp
nhận hồ sơ đăng ký xuất khẩu lao động, tổ
chức cung ứng lao động cho các doanh
nghiệp xuất khẩu lao động. Cụ thể, có 6 công
ty vi phạm gồm: Công ty TNHH nhân lực
Toàn Cầu HT; Công ty TNHH Hợp tác Quốc
tế Victory; Công ty phát triển nhân lực quốc
tế ASK; Công ty TNHH Hùng Hường; Công
ty TNHH Nhân lực Việt Anh Kenzy và Công
ty Cổ phần Hợp tác Quốc tế Hoàng Gia3.
Mặc dù Điều 34 Nghị định số
95/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị
định số 88/2015/NĐ-CP) (Nghị định số 95)
quy định về hành vi vi phạm và mức xử phạt
đối với những hành vi vi phạm quy định về
tổ chức đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài
và quản lý NLĐ ở ngoài nước. Tuy nhiên,
Điều 34 này lại không quy định về việc xử
phạt đối với hành vi của doanh nghiệp tổ
chức đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài khi chưa được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động dịch
vụ đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng.
Về mặt lý luận, để được xem là vi
phạm hành chính (VPHC), hành vi đó phải
được quy định tại điều, khoản cụ thể trong
một văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt
VPHC (Nghị định của Chính phủ quy định
về xử phạt VPHC trong các lĩnh vực). Đây
là dấu hiệu pháp lý quan trọng nhất của
VPHC: chỉ khi nào được pháp luật quy định
cụ thể thì khi đó hành vi mới là VPHC4. Do
đó, việc thiếu sót khi quy định về hành vi vi
phạm sẽ dẫn đến hệ quả không thể xử phạt
đối với các vi phạm trong lĩnh vực đưa NLĐ
Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Để khắc phục thiếu sót trên, chúng tôi
kiến nghị, cần bổ sung vào Điều 34 Nghị
định số 95 quy định xử phạt đối với hành vi
“Đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài khi không có giấy phép hoạt động dịch
vụ đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng và không thuộc trường
hợp doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu đưa
NLĐ đi làm việc ở nước ngoài hoặc tổ chức,
cá nhân đầu tư ra nước ngoài đưa NLĐ đi
làm việc ở nước ngoài hoặc doanh nghiệp
đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hình
thức thực tập nâng cao tay nghề”.
2. Quy định về hình thức xử phạt
Các quy định về hình thức xử phạt áp
dụng đối với VPHC trong lĩnh vực đưa NLĐ
Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài giữa
Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng năm 2006 (Luật NLĐ
Việt Nam) với Luật Xử lý vi phạm hành
chính năm 2012 (Luật XLVPHC) và Nghị
định số 95 đang tồn tại nhiều điểm thiếu
thống nhất, thậm chí là vô hiệu hóa lẫn nhau,
từ đó làm giảm đi giá trị điều chỉnh và áp
dụng của các quy định về xử phạt VPHC
trong lĩnh vực này.
2 Điều 8 Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006.
3 Trang tin điện tử của Tạp chí Lao động và công đoàn, “Phát hiện nhiều doanh nghiệp vi phạm trong hoạt
động dịch vụ xuất khẩu lao động”, tại website https://cuocsongantoan.vn/phat-hien-nhieu-doanh-nghiep-vi-
pham-trong-hoat-dong-dich-vu-xuat-khau-lao-dong-19348.html, truy cập ngày 25/11/2019.
4 Nguyễn Cảnh Hợp (Chủ biên), Bình luận khoa học Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (Tái bản lần
thứ nhất), Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, năm 2017, tr.77.
29Số 1(401) - T1/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT
Theo quy định tại Điều 75 Luật NLĐ
Việt Nam, “thu hồi giấy phép”, “buộc về
nước” là hình thức xử phạt bổ sung áp dụng
đối với các chủ thể VPHC trong lĩnh vực đưa
NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
theo hợp đồng. Trong khi đó, Điều 21 Luật
XLVPHC không quy định hai hình thức xử
phạt bổ sung này, mà chỉ quy định 3 hình
thức xử phạt bổ sung sau đây: (i) Tước quyền
sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có
thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời
hạn; (ii) Tịch thu tang vật VPHC, phương
tiện được sử dụng để VPHC; (iii) Trục xuất.
Như vậy, giữa Luật NLĐ Việt Nam và Luật
XLVPHC đã có sự không thống nhất về các
hình thức xử phạt bổ sung áp dụng cho lĩnh
vực đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng.
Bên cạnh đó, ở góc độ thẩm quyền áp
dụng, có thể khẳng định, chế tài “thu hồi
giấy phép” không thể áp dụng với tư cách là
một hình thức xử phạt theo quy định của
pháp luật xử phạt VPHC. Bởi lẽ, Luật NLĐ
Việt Nam quy định thẩm quyền “thu hồi giấy
phép” thuộc về Bộ trưởng Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội5, trong khi đó chức
danh này không được Luật XLVPHC quy
định thẩm quyền xử phạt VPHC.
Để khắc phục bất cập trên, chúng tôi
kiến nghị cần sửa đổi Luật NLĐ Việt Nam
theo hướng bỏ hình thức xử phạt bổ sung
“thu hồi giấy phép”, “buộc về nước” cho
phù hợp với Luật XLVPHC.
3. Quy định về người có thẩm quyền
áp dụng sai chế tài khi xử phạt vi phạm
hành chính
Một là, áp dụng sai mức tiền phạt
Theo quy định của Luật XLVPHC,
một người thực hiện nhiều hành vi VPHC
hoặc VPHC nhiều lần thì bị xử phạt về từng
hành vi vi phạm6, do vậy nếu cá nhân, tổ
chức thực hiện nhiều VPHC trong lĩnh vực
đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
theo hợp đồng thì sẽ bị xử phạt về từng hành
vi vi phạm. Trong trường hợp bị áp dụng
hình thức xử phạt tiền thì số tiền người vi
phạm phải nộp bằng tổng số tiền phạt của tất
cả các vi phạm cộng lại. Tuy nhiên, thực tiễn
xử phạt VPHC trong lĩnh vực đưa NLĐ Việt
Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp
đồng cho thấy, diễn ra trường hợp người có
thẩm quyền đã áp dụng sai mức tiền phạt khi
xử phạt đối với nhiều vi phạm.
Ví dụ, ngày 23/08/2019, Chánh
Thanh tra Bộ Lao động, Thương binh và Xã
hội ban hành Quyết định số 98/QĐ-
XPVPHC để xử phạt VPHC đối với Công ty
Cổ phần SIMCO Sông Đà với tổng số tiền
là 30.000.000 đồng do thực hiện 02 VPHC
đó là: (i) thực hiện không đầy đủ việc bồi
dưỡng kiến thức cần thiết cho NLĐ đi làm
việc ở nước ngoài theo quy định; (ii) nội
dung hợp đồng đưa NLĐ đi làm việc ở nước
ngoài không phù hợp với Hợp đồng cung
ứng lao động7. Trong khi đó, theo quy định
của Nghị định số 95 thì hành vi “Thực hiện
không đầy đủ việc bồi dưỡng kiến thức cần
thiết cho NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo
quy định” sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng
đến 40.000.000 đồng8 (mức phạt trung bình
là 30.000.000 đồng); hành vi “Nội dung hợp
đồng đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài
không phù hợp với Hợp đồng cung ứng lao
động” sẽ bị phạt tiền từ từ 50.000.000 đồng
đến 80.000.000 đồng9 (mức phạt trung bình
là 65.000.000 đồng). Trong trường hợp này,
5 Khoản 3 Điều 15 Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006.
6 Điểm d khoản 1 Điều 3 Luật XLVPHC năm 2012.
7 Xem thông tin VPHC tại Trang thông tin điện tử Cục quản lý lao động ngoài nước,
4721, truy cập ngày 20/10/2019.
8 Điểm a khoản 1 Điều 32 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 88/2015/NĐ-CP).
9 Điểm d khoản 2 Điều 31 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 88/2015/NĐ-CP).
Số 1(401) - T1/202030 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT
tổng tiền phạt áp dụng cho Công ty Cổ phần
SIMCO Sông Đà là 95.000.000 đồng mới
phù hợp với quy định của pháp luật10.
Hai là, áp dụng sai biện pháp khắc
phục hậu quả
Nghị định số 95 quy định, VPHC
trong lĩnh vực đưa NLĐ Việt Nam đi làm
việc ở nước ngoài có thể bị áp dụng các biện
pháp khắc phục hậu quả là: buộc bồi dưỡng
kỹ năng nghề, ngoại ngữ, kiến thức cần thiết
cho NLĐ hoặc hoàn trả khoản tiền đào tạo
đã thu của NLĐ (nếu có); buộc đóng đủ tiền
vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo
quy định; buộc hoàn trả đủ tiền cho NLĐ;
buộc nộp số tiền ký quỹ theo đúng quy định;
buộc đưa NLĐ về nước theo yêu cầu của
nước tiếp nhận NLĐ hoặc của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền của Việt Nam; buộc về
nước; cấm đi làm việc ở nước ngoài11. Tuy
nhiên, thực tiễn xử phạt cho thấy, một số
trường hợp người có thẩm quyền xử phạt đã
“tùy tiện” áp dụng các biện pháp khắc phục
hậu quả ngoài quy định của Nghị định số 95.
Ví dụ, ngày 29/4/2014, Chủ tịch UBND tỉnh
Bắc Giang ban hành Quyết định số 525/QĐ-
XPVPHC để xử phạt VPHC đối với bà Hán
Thị Tựa (sinh năm 1963, hộ khẩu tại xã
Cảnh Thụy, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc
Giang) vì thực hiện hành vi “Lợi dụng hoạt
động đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài để tổ chức tư vấn, tuyển chọn, đào tạo,
thu tiền của NLĐ” quy định tại điểm a khoản
3 Điều 34 Nghị định số 9512. Bên cạnh áp
dụng hình thức phạt chính là phạt tiền, Chủ
tịch UBND tỉnh Bắc Giang còn áp dụng biện
pháp khắc phục hậu quả “Yêu cầu bà Hán
Thị Tựa chấm dứt ngay mọi hoạt động lợi
dụng việc đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài để thu tiền của NLĐ”. Đối chiếu
với Nghị định số 95, đây không phải là biện
pháp khắc phục hậu quả.
Để khắc phục sai sót không đáng có
dẫn đến sai phạm trong việc áp dụng pháp
luật như trường hợp nêu trên, trong quá trình
xử phạt VPHC nói chung và xử phạt vi phạm
trong lĩnh vực đưa NLĐ Việt Nam đi làm
việc ở nước ngoài theo hợp đồng nói riêng,
các chủ thể có thẩm quyền xử phạt cần có sự
cân nhắc kỹ lưỡng trước khi ban hành quyết
định xử phạt để bảo đảm tính hợp pháp của
việc xử phạt bởi đây là hoạt động áp dụng
pháp luật cụ thể nhằm thực thi quyền lực nhà
nước. Việc áp dụng sai chế tài trong xử phạt
VPHC vừa không đảm bảo sự tương thích
giữa chế tài với tính chất, mức độ vi phạm;
vừa có khả năng gây ra thiệt hại nhất định
cho các đối tượng bị áp dụng. Không chỉ
vậy, khi áp dụng sai chế tài người có thẩm
quyền xử phạt còn phải đối mặt với việc bị
khiếu nại, khởi kiện từ người vi phạm; từ đó
kéo dài quá trình xử phạt, làm giảm hiệu quả
của việc xử phạt VPHC trong lĩnh vực đưa
NLĐ đi làm việc ở nước ngoài.
4. Người có thẩm quyền “bỏ quên” việc áp
dụng hình thức xử phạt bổ sung và các
biện pháp khắc phục hậu quả khi xử phạt
VPHC trong lĩnh vực đưa NLĐ Việt Nam
đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật
XLVPHC năm 2012, “Xử phạt VPHC là việc
người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình
thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả
10 Theo khoản 4 Điều 23 Luật XLVPHC năm 2012: “Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi VPHC là mức
trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền
phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết
tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung
tiền phạt”.
11 Khoản 5 Điều 32, khoản 5 Điều 33, khoản 5 Điều 34, khoản 3 Điều 35 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP (sửa
đổi, bổ sung bởi Nghị định 88/2015/NĐ-CP).
12 Xem thông tin Quyết định số 525/QĐ-XPVPHC trên Cổng thông tin điện tử Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc
Giang, tại https://www.bacgiang.gov.vn/images/20181/155/012/927/102/0/1550129271020.pdf, truy cập
ngày 15/11/2019.
đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi
VPHC theo quy định của pháp luật về xử
phạt VPHC”. Do đó, khi xử phạt một VPHC
trong lĩnh vực đưa NLĐ Việt Nam đi làm
việc ở nước ngoài theo hợp đồng đòi hỏi
người có thẩm quyền phải áp dụng đầy đủ
các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục
hậu quả áp dụng cho vi phạm đó theo quy
định của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP (sửa
đổi, bổ sung bởi Nghị định 88/2015/NĐ-CP).
Việc áp dụng thiếu chế tài khi tiến hành xử
phạt trong thực tế là không phù hợp với quy
định của pháp luật, dẫn đến việc xử phạt
không tương xứng với tính chất, mức độ của
hành vi vi phạm nên không bảo đảm được
yêu cầu phòng ngừa, trừng trị, răn đe đối với
VPHC. Trong thực tế, việc áp dụng thiếu chế
tài khi xử phạt VPHC trong lĩnh vực đưa
NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo
hợp đồng còn diễn ra khá phổ biến.
Một là, áp dụng thiếu hình thức xử
phạt bổ sung
Theo quy định tại điểm c khoản 4 và
điểm a khoản 6 Điều 29 Nghị định số
95/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị
định số 88/2015/NĐ-CP), doanh nghiệp dịch
vụ sẽ bị phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến
180.000.000 đồng nếu “Chi nhánh doanh
nghiệp dịch vụ thực hiện vượt quá phạm vi
nhiệm vụ được giao về hoạt động đưa NLĐ
Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài”, đồng
thời bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó
là “Đình chỉ hoạt động đưa NLĐ Việt Nam
đi làm việc ở nước ngoài từ 01 tháng đến 03
tháng”. Thế nhưng, khi xử phạt hành vi này
trong thực tế, người có thẩm quyền đã áp
dụng không đầy đủ các hình thức xử phạt
theo quy định.
Ví dụ: Ngày 29/10/2018, Chánh
Thanh tra Bộ Lao động- Thương binh và Xã
hội ban hành Quyết định số 94/QĐ-
XPVPHC để xử phạt VPHC đối với Công ty
Cổ phần Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Hà
Nội (địa chỉ số 12, Ngõ 84, phố Ngọc
Khánh, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình,
thành phố Hà Nội) do thực hiện 02 VPHC
trong lĩnh vực đưa NLĐ Việt Nam đi làm
việc ở nước ngoài theo hợp đồng với tổng số
tiền phạt là 330.000.000 đồng. Hành vi thứ
nhất là “Chi nhánh doanh nghiệp dịch vụ
thực hiện vượt quá phạm vi nhiệm vụ được
giao về hoạt động đưa NLĐ Việt Nam đi làm
việc ở nước ngoài” tại điểm c khoản 4 Điều
29 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP (sửa đổi,
bổ sung bởi Nghị định 88/2015/NĐ-CP) với
mức phạt tiền là 165.000.000 đồng. Hành vi
thứ hai là “không thực hiện việc bồi dưỡng
kiến thức cần thiết cho NLĐ trước khi đi làm
việc ở nước ngoài (trường hợp lao động
Phạm Hữu Sơn được Công ty đưa đi làm
việc tại Đài Loan ngày 16/4/2018 nhưng
được Công ty khác cấp chứng chỉ bồi dưỡng
kiến thức)” quy định tại khoản 3 Điều 32
Nghị định số 95/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ
sung bởi Nghị định số 88/2015/NĐ-CP) với
mức phạt tiền là 165.000.000 đồng13.
Có thể thấy rằng, việc áp dụng hình
thức xử phạt chính là phạt tiền đối với các vi
phạm nêu trên là hoàn toàn phù hợp với quy
định của pháp luật. Tuy nhiên, đối với hành
vi “Chi nhánh doanh nghiệp dịch vụ thực
hiện vượt quá phạm vi nhiệm vụ được giao
về hoạt động đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc
ở nước ngoài” thì Chánh Thanh tra Bộ Lao
động- Thương binh và Xã hội lại không áp
dụng hình thức xử phạt bổ sung là “Đình chỉ
hoạt động đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài từ 01 tháng đến 03 tháng” dẫn
đến việc xử phạt không triệt để.
Hai là, áp dụng thiếu biện pháp khắc
phục hậu quả
VPHC trong lĩnh vực đưa NLĐ Việt
Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp
đồng, ngoài việc xâm phạm trật tự quản lý
của Nhà nước trong lĩnh vực này, còn gây ra
những hậu quả nhất định cho cá nhân, tổ
31Số 1(401) - T1/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT
13 Xem thông tin Quyết định số 94/QĐ-XPVPHC trên Cổng thông tin điện tử Bộ Lao động, Thương binh và
Xã hội, tại
XPVPHC-5-7.pdf, truy cập ngày 17/11/2019.
Số 1(401) - T1/202032 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT
chức có liên quan đến VPHC. Do đó, để
khắc phục những hậu quả do các vi phạm
này gây ra, Nghị định số 95/2013/NĐ-CP
(sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số
88/2015/NĐ-CP) bên cạnh quy định các
hình thức xử phạt đối với các hành vi vi
phạm còn quy định thêm việc áp dụng các
biện pháp khắc phục hậu quả. Điều này có ý
nghĩa rất lớn trong việc thực hiện nguyên
tắc: “Mọi vi phạm hành chính phải được
phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử
lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm
hành chính gây ra phải được khắc phục theo
đúng quy định của pháp luật”14.
Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy còn
nhiều trường hợp người có thẩm quyền khi
xử phạt hành vi vi phạm chỉ áp dụng các
hình thức xử phạt mà lại “bỏ quên” việc áp
dụng các biện pháp khắc phục hậu quả, trong
khi Nghị định số 95/2013/NĐ-CP (sửa đổi,
bổ sung bởi Nghị định 88/2015/NĐ-CP) đã
quy định rất cụ thể các biện pháp này.
Đơn cử: Ngày 18/01/2019, Chánh
Thanh tra Bộ Lao động Thương binh và Xã
hội là ban hành Quyết định số 10/QĐ-
XPVPHC để xử phạt VPHC đối với Công ty
Cổ phần Kết nối nhân lực Việt (địa chỉ Tầng
2 , ô 19-20, lô C2, Khu đô thị Nam Trung
Yên, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy,
thành phố Hà Nội) vì đã thực hiện 04 VPHC
trong lĩnh vực đưa NLĐ Việt Nam đi làm
việc ở nước ngoài với tổng số tiền phạt là
120.000.000 đồng. Trong 04 hành vi bị xử
phạt có hành vi “Nộp không đầy đủ số tiền
đóng góp của NLĐ vào Quỹ hỗ trợ việc làm
ngoài nước theo quy định” với mức phạt
30.000.000 đồng15.
Theo quy định tại điểm đ khoản 1 và
điểm a khoản 5 Điều 33 Nghị định số
95/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị
định 88/2015/NĐ-CP), tổ chức thực hiện
hành vi nêu trên sẽ bị phạt tiền với mức phạt
từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng,
đồng thời bị áp dụng biện pháp khắc phục
hậu quả “Buộc đóng đủ tiền vào Quỹ hỗ trợ
việc làm ngoài nước theo quy định”. Đáng
tiếc rằng, trong vụ việc này, Chánh Thanh
tra Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chỉ
thực hiện việc phạt tiền mà không áp dụng
biện pháp khắc phục hậu quả “Buộc đóng đủ
tiền vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước
theo quy định” trong khi biện pháp này đã
được quy định rất cụ thể, do vậy hậu quả vi
phạm gây ra đã không được khắc phục triệt
để trên thực tế.
Do đó, để bảo đảm thực hiện các
nguyên tắc xử phạt VPHC, đáp ứng yêu cầu
quản lý nhà nước và đấu tranh với VPHC
trong lĩnh vực đưa NLĐ Việt Nam đi làm
việc ở nước ngoài, đòi hỏi người có thẩm
quyền phải áp dụng đầy đủ các chế tài đã
quy định tương ứng với từng vi phạm. Việc
bỏ sót “chế tài” khi xử phạt sẽ làm cho việc
xử phạt không đạt được mục đích Nhà nước
và pháp luật đã đặt ra, làm giảm hiệu quả của
việc xử phạt trong thực tế.
Thứ năm, người có thẩm quyền xử
phạt đối với các vi phạm chưa được quy
định trong Nghị định số 95/2013/NĐ-CP
(sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số
88/2015/NĐ-CP)
Theo quy định của Luật NLĐ Việt
Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp
đồng năm 2006, Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài
nước nhằm phát triển và mở rộng thị trường
lao động ngoài nước, nâng cao chất lượng
nguồn lao động, hỗ trợ giải quyết rủi ro cho
NLĐ và doanh nghiệp. Quỹ này được hình
thành trên 04 nguồn: đóng góp của doanh
nghiệp; đóng góp của NLĐ; hỗ trợ của ngân
sách nhà nước và các nguồn thu hợp pháp
khác16. Do vậy, việc đóng Quỹ hỗ trợ việc
14 Điểm a khoản 3 Luật XLVPHC năm 2012.
15 Xem thông tin Quyết định số 10/QĐ-XPVPHC trên Cổng thông tin điện tử Bộ Lao động, Thương binh và
Xã hội, tại
XPVPHC.pdf, truy cập ngày 18/11/2019.
16 Điều 66, Điều 67 Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006.
33Số 1(401) - T1/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT
làm ngoài nước là nghĩa vụ của doanh
nghiệp dịch vụ và NLĐ khi đi làm việc ở
nước ngoài. Để bảo đảm thực hiện quy định
này, Nghị định số 95/2013/NĐ-CP (sửa đổi,
bổ sung bởi Nghị định 88/2015/NĐ-CP) quy
định NLĐ, doanh nghiệp dịch vụ vi phạm
quy định về thực hiện đóng Quỹ hỗ trợ việc
làm ngoài nước sẽ bị xử phạt VPHC tại Điều
33 với 07 vi phạm cụ thể như sau: i) Không
thu tiền đóng góp của NLĐ vào Quỹ hỗ trợ
việc làm ngoài nước theo quy định; ii)
Không cấp giấy chứng nhận tham gia Quỹ
hỗ trợ việc làm ngoài nước cho NLĐ theo
quy định; iii) Không hướng dẫn và làm thủ
tục cho NLĐ được hỗ trợ từ Quỹ hỗ trợ việc
làm ngoài nước hoặc không chuyển tiền hỗ
trợ cho NLĐ theo quy định; iv) Nộp không
đầy đủ số tiền đóng góp của NLĐ vào Quỹ
hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định; v)
Đóng không đầy đủ vào Quỹ hỗ trợ việc làm
ngoài nước theo quy định; vi) Không nộp
tiền đóng góp của NLĐ vào Quỹ hỗ trợ việc
làm ngoài nước theo quy định; vii) Doanh
nghiệp dịch vụ không đóng Quỹ hỗ trợ việc
làm ngoài nước theo quy định.
Như đã trình bày, cơ sở pháp lý của việc
xử phạt đối với VPHC trong lĩnh vực đưa
NLĐ đi làm việc ở nước ngoài đó là các quy
định từ Điều 29 đến Điều 35 Nghị định số
95/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị
định số 88/2015/NĐ-CP), còn cơ sở thực tế
của việc xử phạt đó là các hành vi vi phạm
các quy định này do cá nhân, tổ chức thực
hiện trên thực tế. Khi tiến hành xử phạt, người
có thẩm quyền phải căn cứ vào quy định của
Nghị định số 95/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ
sung bởi Nghị định số 88/2015/NĐ-CP) để
xác định có hay không VPHC để tiến hành
xử phạt. Tuy nhiên, chúng tôi thấy có trường
hợp người có thẩm quyền tiến hành xử phạt
ngay cả khi vi phạm đó chưa được quy định
trong Nghị định số 95/2013/NĐ-CP (sửa đổi,
bổ sung bởi Nghị định 88/2015/NĐ-CP).
Ví dụ: Ngày 08/07/2019, Cục trưởng
Cục Quản lý lao động ngoài nước ban hành
Quyết định số 60/QĐ-XPVPHC đối với
Công ty Cổ phần phát triển Liên Việt
(VINADE) với tổng số tiền phạt là
47.500.000 đồng vì đã thực hiện 03 hành vi
sau: i) Không báo cáo việc thay đổi lãnh đạo
điều hành hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở
nước ngoài theo quy định bị phạt 7.500.000
đồng; ii) Không cấp giấy chứng nhận tham
gia Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy
định bị phạt 30.000.000 đồng; iii) Không
thực hiện lập và nộp về Quỹ hỗ trợ việc làm
ngoài nước các báo cáo hàng quý, năm với
số tiền 10.000.000 đồng17.
Đối chiếu với Nghị định số
95/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị
định số 88/2015/NĐ-CP) có thể thấy rằng,
việc xử phạt đối với vi phạm thứ nhất và thứ
hai của Công ty Cổ phần phát triển Liên
Việt (VINADE) là đúng quy định. Tuy
nhiên, đối với hành vi thứ ba là “Không thực
hiện lập và nộp về Quỹ hỗ trợ việc làm
ngoài nước các báo cáo hàng quý, năm” thì
không phù hợp. Đối chiếu với 07 vi phạm
liên quan đến thực hiện đóng Quỹ hỗ trợ
việc làm ngoài nước nêu trên chúng tôi
không thấy có vi phạm này. Do vậy, việc
Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài
nước xử phạt 10.000.000 đồng đối với hành
vi này là không chính xác. Trong trường hợp
này, Quyết định xử phạt số 60/QĐ-
XPVPHC có thể sẽ phải hủy một phần do
có sai sót về nội dung làm thay đổi cơ bản
nội dung của quyết định18.
Do vậy, bên cạnh việc tăng cường tính
chủ động, sáng tạo cho các chủ thể có thẩm
quyền khi thực hiện xử phạt VPHC thì còn
phải chú ý đến “cơ chế chịu trách nhiệm”
của các chủ thể này trong quá trình thực hiện
17 Xem thông tin VPHC tại Trang thông tin điện tử Cục quản lý lao động ngoài nước,
=4582, truy cập ngày 20/11/2019.
18 Điểm a khoản 2 Điều 6b Nghị định số 81/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 97/2017/NĐ-CP).
(Xem tiếp trang 64)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoan_thien_cac_quy_dinh_ve_xu_phat_vi_pham_hanh_chinh_trong.pdf