Hoàn thiện các quy phạm về chế định án tích trong bộ luật hình sự năm 2015

Điều 73. Cách tính thời hạn để xóa án tích (bổ sung) 1. Thời hạn để xóa án tích quy định tại Điều 70 và Điều 71 của Bộ luật này căn cứ vào hình phạt chính đã tuyên. Trong trường hợp bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung thì thời hạn được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung quy định tại khoản 2 Điều 70 và khoản 2 Điều 71 Bộ luật Hình sự. 4. Người được miễn chấp hành hình phạt còn lại do được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, hình phạt bổ sung quản chế, cấm cư trú hoặc hết thời gian thử thách của tha tù trước thời hạn có điều kiện thì được coi như đã chấp hành xong hình phạt. Điều 73.1 Án tích ở nước ngoài (quy định mới) 1. Người phạm tội bị Tòa án ở nước ngoài kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật cũng được coi là án tích nếu hành vi phạm tội mà người đó bị kết án ở nước ngoài cũng cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật Việt Nam. 2. Quy định tại khoản 1 Điều này cũng áp dụng trong trường hợp chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù từ nước ngoài về Việt Nam./.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 371 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoàn thiện các quy phạm về chế định án tích trong bộ luật hình sự năm 2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
21Khoa học Kiểm sátSố 03 - 2019 NguyễN QuaNg LoNg 1. Định hướng tiếp tục hoàn thiện các quy định về án tích theo Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành Nghiên cứu quy định của Bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015 về chế định án tích còn bộc lộ những bất cập, cần tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về xóa án tích, cụ thể là: 1) Đương nhiên xóa án tích Theo BLHS năm 2015, hệ thống hình phạt được phân chia thành Hình phạt chính và Hình phạt bổ sung, 1) Hình phạt chính bao gồm: Cảnh cáo; Phạt tiền; Cải tạo không giam giữ; Trục xuất; Tù có thời hạn; Tù chung thân; Tử hình. 2) Hình phạt bổ sung bao gồm: Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; Cấm cư trú; Quản chế; Tước một số quyền công dân; Tịch thu tài sản; Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính; Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính. Khoản 1, Điều 73 BLHS năm 2015 quy định: “Thời hạn để xóa án tích quy định tại Điều 70 và Điều 71 của Bộ luật này căn cứ vào hình phạt chính đã tuyên”. Đối chiếu quy định này với trường hợp đương nhiên xóa án tích quy định tại Điều 70 BLHS năm 2015 với loại hình phạt được quyết định như: Phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo; phạt tù có thời hạn, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án cho thấy: nếu người bị kết án bị áp dụng hình phạt chính là hình phạt tiền thì cách tính thời hạn xóa án tích phải xác định từ khi chấp hành xong hình phạt tiền nhưng ngược lại, người bị kết án bị áp dụng hình phạt bổ sung phạt tiền thì không phải kéo dài sau khi chấp hành xong hình phạt chính so với hình phạt bổ sung cùng nhóm như quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm HOÀN THIỆN CÁC QUY PHẠM VỀ CHẾ ĐỊNH ÁN TÍCH TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 NguyễN QuaNg LoNg* * Thạc sỹ, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015 đã kế thừa và hoàn thiện các quy định về án tích từ BLHS năm 1999. Tuy vậy, qua nghiên cứu các quy định về án tích và xóa án tích theo BLHS năm 2015, tác giả nhận thấy một số nội dung còn tồn tại, vướng mắc cần được tiếp tục hoàn thiện. Từ khóa: Án tích, xóa án tích, BLHS năm 2015. The Penal Code in 2015 has inheritted and completed provisions on criminal convictions in the 1999 one. However, by studying regulations on criminal convictions and criminal conviction expungement in the Penal Code in 2015, the author brings out some inadequacies which need to be continuosly completed. Keywords: Criminal convictions, criminal conviction expungement, the Penal Code in 2015. 22 Hoàn tHiện các quy pHạm về cHế địnH án tícH... Khoa học Kiểm sát Số 03 - 2019 hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân. Điều này đã hạn chế việc kiểm soát xã hội đối với tội phạm kinh tế, tham nhũng, gây thiệt hại lớn đến tài sản Nhà nước và công dân đối với cá nhân phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội. Do đó, cần sửa đổi bổ sung vấn đề này theo hướng như phân tích trên. 2) Cách tính thời hạn để xóa án tích Khoản 2, Điều 73 BLHS năm 2015 quy định cách tính thời hạn để xóa án tích như sau: “Người bị kết án chưa được xóa án tích mà thực hiện hành vi phạm tội mới và bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật thì thời hạn để xóa án tích cũ được tính lại kể từ ngày chấp hành xong hình phạt chính hoặc thời gian thử thách án treo của bản án mới hoặc từ ngày bản án mới hết thời hiệu thi hành”. Ví dụ: Ngày 27/11/2014, Lê Thanh H bị TAND thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai xử phạt 8 tháng tù giam về tội “Gây rối trật tự công cộng”, chấp hành xong ngày 04/5/2015. Ngày 26/01/2016, H bị TAND thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai xử phạt 01 năm 08 tháng tù giam về tội “Trộm cắp tài sản”, chấp hành xong ngày 17/4/2017. Ngày 25/5/2017, H thực hiện hành vi phạm tội mới. Ngày 03/5/2018, H bị xử phạt 06 năm tù về “Tội cố ý gây thương tích”; 01 năm tù về “Tội gây rối trật tự công cộng”. Tổng hợp hình phạt buộc bị cáo chấp hành hình phạt chung là 07 (bảy) năm tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày 31/8/2017. Như vậy, Lê Thanh H sau khi chấp hành xong hình phạt 07 năm tù của bản án mới năm 2018 thì bản án cũ năm 2015, 2016 thuộc trường hợp đương nhiên được xóa án tích. Tuy nhiên, quy định tại khoản 2 Điều 70 và khoản 2 Điều 71 BLHS năm 2015 về trường hợp đương nhiên xóa án tích, xóa án tích theo quyết định của Tòa án bắt buộc người bị kết án không chỉ “chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn...” nhất định. Vấn đề này cho thấy đã mâu thuẫn với quy định về cách tính thời hạn xóa án tích tại khoản 1 Điều 73 BLHS năm 2015 đó là “Thời hạn để xóa án tích quy định tại Điều 70 và Điều 71 của Bộ luật này căn cứ vào hình phạt chính đã tuyên”. Nghĩa là, thời hạn để xóa án tích trong trường hợp đương nhiên xóa án tích, xóa án tích theo quyết định của Tòa án không chỉ căn cứ vào hình phạt chính mà còn cả hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân còn kéo dài và kết thúc tương ứng với hình phạt bổ sung được ấn định sau khi chấp hành xong hình phạt chính. Như vậy, quy định tại khoản 1 Điều 73 BLHS năm 2015 là không tương thích với các điều luật có liên quan, cần sửa đổi bổ sung. 3) Xóa án tích đối với người được đại xá hoặc đặc xá Đại xá hoặc đặc xá là việc miễn giảm trách nhiệm hình sự (TNHS) hoặc hình phạt đối với người phạm tội của Nhà nước. Cơ sở pháp lý để áp dụng đại xá hoặc đặc xá với cá nhân và pháp nhân thương mại phải được điều chỉnh không chỉ bằng đạo Luật đặc xá hoặc Nghị quyết về đại xá của Quốc hội mà phải quy định đồng bộ song song với những quy định khác như “miễn chấp hành hình phạt khi 23Khoa học Kiểm sátSố 03 - 2019 NguyễN QuaNg LoNg được đặc xá hoặc đại xá” theo khoản 1 Điều 62 BLHS năm 2015. Chính vì vậy, khi có văn bản đặc xá hoặc đại xá thì “người đã chấp hành xong hình phạt thì có thể được xóa án tích”. Do đó, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung vấn đề này. 4) Quy định của pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng không tồn tại bất biến, trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể chính sách pháp luật có thể thay đổi để phù hợp với tồn tại xã hội tương ứng; việc phi tội phạm hóa bằng cách xóa bỏ một hành vi không còn nguy hiểm cho xã hội dưới dạng một tội phạm hoặc điều luật có quy định giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong BLHS là một thực tế. Và như vậy, trong trường hợp này, người bị kết án được xóa án tích theo quyết định của Tòa án nhưng BLHS năm 2015 không ghi nhận bằng những quy định cụ thể mà thông thường chúng được viện dẫn, điều chỉnh trong Nghị quyết thi hành BLHS của Quốc hội. Do đó, cần thiết đề xuất để sửa đổi bổ sung bằng một Điều tương ứng về vấn đề này. 5) BLHS năm 2015 chỉ quy định đương nhiên xóa án tích đối người dưới 18 tuổi phạm tội (khoản 2 Điều 107) mà không quy định hình thức xóa án tích theo quyết định của Tòa án khi người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện hành vi phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do cố ý đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI Phần các tội phạm của BLHS năm 2015. Điều này có thể được hiểu rằng, sau khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn nhất định từ 06 tháng đến 03 năm tùy loại hình phạt và mức hình phạt thì có thể được coi như đương nhiên xóa án tích. Như vậy, chính sách hình sự về xóa án tích đã có sự thay đổi, tuy nhiên, quy định về “thời hiệu thi hành bản án” trong trường hợp này đã mâu thuẫn với Điều 61 BLHS khi “Không áp dụng thời hiệu thi hành bản án đối với các tội quy định tại Chương XIII, Chương XXVI, khoản 3 và khoản 4 Điều 353, khoản 3 và khoản 4 Điều 354 của Bộ luật này”. Nghĩa là, trong mọi trường hợp, thời hiệu thi hành bản án không đặt ra và do đó, cho dù người chưa thành niên (từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi) nếu bị kết án về một trong các tội nói trên khi đã hết thời hiệu thi hành bản án và không phạm tội mới trong thời hạn quy định thì vẫn không đương nhiên xóa án tích. Quy định về thời hiệu tại Điều 61 và 107 BLHS là mâu thuẫn nhau. Chính vì vậy, cần thiết phải sửa đổi bổ sung Điều 61 BLHS để tương thích với trường hợp “xóa án tích” quy định tại Điều 107 BLHS năm 2015. 6) Giá trị nhân đạo trong chính sách hình sự hình thành từ chiều sâu của truyền thống văn hóa dân tộc, giá trị đó cần phải được mở rộng hơn nữa bằng những chế định trong BLHS, đặc biệt về “xóa án tích”. Thực tiễn áp dụng pháp luật cho thấy rằng, trong giai đoạn chấp hành hình phạt, người bị kết án “lập công” hoặc “mắc bệnh hiểm nghèo” có thể được miễn chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn (khoản 2 Điều 62 BLHS). Như vậy, thời điểm bắt đầu được “xóa án tích” ở dạng này được rút ngắn đáng kể so với những trường hợp đã chấp hành xong hình phạt có những tình tiết tương ứng nói trên. Mặt khác, theo quy 24 Hoàn tHiện các quy pHạm về cHế địnH án tícH... Khoa học Kiểm sát Số 03 - 2019 định tại khoản 4, Điều 71 BLHS năm 2015 thì “người được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại cũng được coi như đã chấp hành xong hình phạt” cho thấy chỉ phù hợp trong trường hợp người bị kết án được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, miễn chấp hành phần còn lại của quản chế và cấm cư trú mà chưa bao trùm hết một dạng khác theo khoản 2 và khoản 6 Điều 62 BLHS nói trên khi chưa chấp hành hình phạt nhưng được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt. Chính vì vậy, khi người bị kết án chấp hành xong hình phạt chính nhưng có những tình tiết như đã “lập công”, “lập công lớn” hoặc “mắc bệnh hiểm nghèo” và xét thấy họ không còn nguy hiểm cho xã hội nữa thì được xóa án tích là trường hợp thứ nhất. Tương tự như vậy, một khi được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn thì tính nguy hiểm cho xã hội đã bị triệt tiêu do tính tích cực mang tính chủ quan của người bị kết án hoặc do sự tác động khách quan (do bệnh tật, mất năng lực hành vi) mang lại là trường hợp thứ hai và do đó, cần xác định nếu một người được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt tù có thời hạn hoặc miễn chấp hành phần hình phạt còn lại thì được coi như đã chấp hành xong hình phạt chính để giải thích sự tương thích với phân tích của hai trường hợp nói trên. Vấn đề này cần sửa đổi, bổ sung xây dựng lại khoản 4 Điều 71 và các Điều luật có liên quan trong BLHS năm 2015. Tương tự như vậy, quy định tại Điều 69, BLHS năm 2015 về Tha tù trước thời hạn có điều kiện chính là việc buộc người bị kết án phải chịu thử thách trong thời gian được tạm tha, thời gian thử thách bằng thời gian còn lại của hình phạt tù. Tuy nhiên, BLHS năm 2015 không quy định cách tính thời hạn để xóa án tích trong trường hợp này và như vậy, khi một người đã chấp hành xong thời gian thử thách nghĩa là chấp hành xong hình phạt chính thì không đồng nghĩa với “người được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại cũng được coi như đã chấp hành xong hình phạt” quy định tại khoản 4, Điều 71 BLHS năm 2015. Bởi vì, thời điểm được miễn chấp hành hình phạt còn lại được xác định để tính về thời gian bắt đầu của xóa án tích tương ứng khác với thời điểm không được coi là mốc thời gian bắt đầu được tạm tha để chịu thử thách khi chưa chấp hành xong hình phạt chính để tính khi xóa án tích. Do đó, cần thiết đề xuất để sửa đổi bổ sung ở khoản 2 Điều 70 và khoản 2 Điều 71 BLHS năm 2015 như phân tích trên. 7) Một vấn đề quan trọng phát sinh trong việc xác định án tích là ý nghĩa pháp lý của bản án nước ngoài. Về vấn đề này, luật pháp của mỗi quốc gia và hệ thống tư pháp hình sự giải quyết theo những cách khác nhau. Theo đó, án tích nước ngoài được sử dụng trong việc xác định tái phạm quy định trong BLHS một số các nước như: Bolivia, Brazil, Canada, Ukraine, Uzbekistan, Ecuador. Theo BLHS Đan Mạch, Na Uy và Thụy Điển thì tiền án ở nước ngoài được đưa ra có giá trị tương tự như tuyên bố của một Tòa án địa phương. Theo BLHS Moldova (khoản 4, Điều 34), khi xác định việc tái phạm, các quyết định buộc tội đã được tuyên bố ở nước ngoài được công nhận bởi các Tòa án của nước Cộng hòa Moldova. Tương tự, tồn tại trong các hình thức của một điều khoản quy định được coi “là tái phạm trong mọi trường hợp khi một người bị kết án tại Bolivia hoặc ở nước ngoài phạm tội mới nếu chưa hết thời gian 5 năm kể từ khi thi hành (hình phạt)” (Điều 41 BLHS Bolivia). 25Khoa học Kiểm sátSố 03 - 2019 NguyễN QuaNg LoNg Ngày nay, chúng ta đã tham gia ký kết các Điều ước quốc tế trong nhiều lĩnh vực, trong đó có “Công ước Liên Hợp Quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia” (được ký kết tại tại Palermo - Italia tháng 12/2000, gọi là Công ước Palermo), là việc ưu tiên trong nội luật hóa vào pháp luật hình sự Việt Nam khi thừa nhận việc kết án về một tội phạm ở nước ngoài có cùng tính chất (cùng loại) với cấu thành cơ bản quy định trong Phần các tội phạm của BLHS Việt Nam. Thừa nhận vấn đề này là việc đồng thời xác định án tích và xóa án tích đối với người nước ngoài, người không có quốc tịch Việt Nam phạm tội và bị xét xử trên lãnh thổ Việt Nam. 8) BLHS năm 1985 quy định tên Chương là “xóa án”, BLHS năm 1999 có sự thay đổi tên gọi của Chương “xóa án tích”, tên gọi này tiếp tục duy trì đến BLHS năm 2015. Quy định này chưa phản ánh hết tính chất bao trùm của chế định này bởi vì, (1) xóa án tích là nội dung, một mặt thể hiện các căn cứ, điều kiện và đối tượng cần xem xét, điều chỉnh; nhưng mặt khác (2) dựa trên cơ sở của án tích - tiền án hình sự - bắt đầu một chu trình kiểm soát xã hội mà trong đó, Nhà nước ấn định thời gian dài hay ngắn sau khi chấp hành xong hình phạt để được chấm dứt nó bằng pháp luật tố tụng hình sự, Thi hành án hình sự và Luật Lý lịch tư pháp. Ngoài ra, (3) án tích còn có ý nghĩa trong định tội danh, khung hình phạt hoặc gia tăng TNHS của người bị kết án. Như vậy, xóa án tích chỉ phản ánh một mặt của vấn đề của án tích - tiền đề làm phát sinh chỉ hướng đến việc xem xét TNHS bằng loại hình phạt cụ thể và xóa án tích phản ánh sự thay đổi toàn bộ quá trình triệt tiêu chính nó (bao hàm cả trình tự thủ tục thực hiện). Chính vì vậy, cần xây dựng lại chế định này theo hướng sửa đổi, bổ sung trong BLHS năm 2015 về tên gọi là Chương: “Án tích”, đồng thời xây dựng khái niệm về án tích và liệt kê các điều khoản tương ứng với các trường hợp xóa án tích. 2. Những kiến nghị cụ thể tiếp tục sửa đổi bổ sung Bộ luật Hình sự năm 2015 về án tích Điều 61. Không áp dụng thời hiệu thi hành bản án (sửa đổi, bổ sung) 1. Giữ nguyên. 2. Quy định ở khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án thuộc trường hợp đã hết thời hiệu thi hành bản án tại khoản 2 Điều 107 Bộ luật Hình sự. Chương X ÁN TÍCH Điều 69. Án tích (quy định mới) 1. Án tích là tình trạng pháp lý cụ thể của người bị kết án với loại hình phạt tương ứng, kèm theo một số hậu quả bất lợi cho người đó trong một thời hạn nhất định, bắt đầu từ khi bản án kết tội có hiệu lực pháp luật cho đến khi hết án tích hoặc được xóa án tích. 2. Người bị kết án được xóa án tích theo quy định tại các điều từ Điều 70 đến Điều 73 (và 73.1) của Bộ luật này thì coi như chưa bị kết án. 3. Người bị kết án được miễn chấp hành hình phạt khi được đặc xá, đại xá, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 62 Bộ luật này thì đương nhiên xóa án tích. 4. Quy định tại Điều này cũng được áp dụng đối với người bị kết án trong 26 Hoàn tHiện các quy pHạm về cHế địnH án tícH... Khoa học Kiểm sát Số 03 - 2019 trường hợp khi Bộ luật Hình sự xóa bỏ và không quy định một tội phạm. Điều 69.1. Không có án tích (quy định mới) Người bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng do vô ý và người được miễn hình phạt không bị coi là có án tích. Điều 70. Đương nhiên được xóa án tích (bổ sung) 1. Giữ nguyên. 2. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, tha tù trước thời hạn có điều kiện, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây: (Giữ nguyên) Trong trường hợp bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là phạt tiền thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ chấm dứt vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung 3. Giữ nguyên. 4. Giữ nguyên. Điều 71. Xóa án tích theo quyết định của Tòa án (bổ sung) 1. Giữ nguyên. 2. Người bị kết án được Tòa án quyết định việc xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, tha tù trước thời hạn có điều kiện, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây: Từ a) đến d): Giữ nguyên. Trong trường hợp bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là phạt tiền thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ chấm dứt vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung. 3. Giữ nguyên. Điều 73. Cách tính thời hạn để xóa án tích (bổ sung) 1. Thời hạn để xóa án tích quy định tại Điều 70 và Điều 71 của Bộ luật này căn cứ vào hình phạt chính đã tuyên. Trong trường hợp bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung thì thời hạn được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung quy định tại khoản 2 Điều 70 và khoản 2 Điều 71 Bộ luật Hình sự. 4. Người được miễn chấp hành hình phạt còn lại do được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, hình phạt bổ sung quản chế, cấm cư trú hoặc hết thời gian thử thách của tha tù trước thời hạn có điều kiện thì được coi như đã chấp hành xong hình phạt. Điều 73.1 Án tích ở nước ngoài (quy định mới) 1. Người phạm tội bị Tòa án ở nước ngoài kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật cũng được coi là án tích nếu hành vi phạm tội mà người đó bị kết án ở nước ngoài cũng cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật Việt Nam. 2. Quy định tại khoản 1 Điều này cũng áp dụng trong trường hợp chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù từ nước ngoài về Việt Nam./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhoan_thien_cac_quy_pham_ve_che_dinh_an_tich_trong_bo_luat_hi.pdf