Điều 11. Nguyên tắc trách nhiệm do lỗi
1. Không một chủ thể phạm tội nào có thể
phải chịu trách nhiệm hình sự về những hành vi
nguy hiểm cho xã hội (bằng hành động hoặc
không hành động), cũng như về việc gây nên
thiệt hại mà không phải do lỗi của mình.
2. Việc cố ý xây dựng hoặc/và cố ý áp dụng
các quy phạm pháp luật tạo ra hoặc/và góp phần
tạo ra lợi ích nhóm, sự hỗn loạn, vô pháp luật
trong xã hội, cũng như tình trạng bất bình đẳng
trước pháp luật hình sự thì tùy vào tính chất, mức
độ nghiêm trọng của vụ, việc và hậu quả xảy ra
đều phải bị xử lý hình sự.
Điều 12. Nguyên tắc trách nhiệm do lỗi của
cá nhân, cũng như do hành vi khách quan của
pháp nhân
1. Không một cá nhân phạm tội nào có thể
phải chịu trách nhiệm hình sự về những hành vi
nguy hiểm cho xã hội (bằng hành động hoặc
không hành động), cũng như về việc gây nên
thiệt hại được quy định trong Bộ luật này mà
không phải do lỗi của mình.
2. Pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình
sự về những hành vi nguy hiểm cho xã hội
(bằng hành động hoặc không hành động),
cũng như về việc gây nên thiệt hại được quy
định trong Bộ luật này nếu hành vi khách
quan xảy ra có sự liên đới của pháp nhân đó
trong việc quản lý người đại diện theo pháp
luật hoặc/và được ủy quyền của mình với đầy
đủ những điều kiện được quy định tại Điều Bộ
luật này thực hiện (tức tương ứng như Điều 75
BLHS năm 2015).
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 201 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoàn thiện chế định lớn về đạo luật hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soá 1/2018 - Naêm thöù Möôøi Ba
3
NGHIEÂN CÖÙU - TRAO ÑOÅI
HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH LỚN VỀ ĐẠO LUẬT HÌNH SỰ
TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH
Lê Văn Cảm1
Nguyễn Ngọc Hòa2
Tóm tắt: Vấn đề hoàn thiện chế định lớn về đạo luật hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam
hiện hành vô cùng phức tạp, đa dạng và là yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Dưới đây là
một số vấn đề nghiên cứu hoàn thiện chế định lớn về đạo luật hình sự trong pháp luật hình sự Việt
Nam hiện hành.
Từ khóa: Pháp luật hình sự; khoa học luật hình sự; trách nhiệm hình sự; biện pháp tư pháp.
Ngày nhận bài: 10/01/2018 ; Ngày hoàn thành biên tập: 18/01/2018; Ngày duyệt đăng: 30/01/2018
Abstract: The issue of finalizing a large scale regime on criminal code in the existing criminal
law of Vietnam is very complicated and diversified that is urgent requirement in the current period.
Below are some issues of research to finalize a large scale regime on criminal code in the existing
criminal law of Vietnam.
Keywords: criminal law; science of criminal law; criminal responsibility; judicial measure.
Date of receipt:10/01/2018; Date of revision:18/01/2018 ; Date of approval: 30/01/2018.
I. Về chế định lớn thứ nhất - đạo luật hình
sự trong pháp luật hình sự hiện hành
1. Theo quan điểm được thừa nhận chung của
khoa học luật hình sự (LHS) thì bất kỳ một hệ
thống pháp luật hình sự (PLHS) nào hoàn chỉnh
cũng đều phải ghi nhận đầy đủ các quy phạm của
ít nhất là 07 chế định lớn thuộc Phần chung sau
đây (theo thứ tự lần lượt áp dụng PLHS tương ứng
với 07 công đoạn trong quy trình giải quyết một vụ
án hình sự): Đạo luật hình sự (1) → Tội phạm (2)
→ Những trường hợp loại trừ tính chất tội phạm
(mà PLHS Việt Nam hiện hành gọi là “trách
nhiệm hình sự” của hành vi (3) → Trách nhiệm
hình sự (TNHS) (4) → Các biện pháp cưỡng chế
hình sự (5), mà theo PLHS Việt Nam hiện hành
bao gồm 02 chế định nhỏ là hình phạt và biện pháp
tư pháp) → Quyết định hình phạt (6) → Các biện
pháp tha miễn (7); ngoài ra, PLHS hiện hành còn
02 chế định lớn khác nữa là → TNHS của người
dưới 18 tuổi phạm tội (8) và → TNHS của pháp
nhân thương mại phạm tội (9).
2. Do sự hạn chế của số trang Tạp chí nên bài
viết này chỉ đề cập đển chế định lớn thứ nhất. Việc
phân tích khoa học nội hàm các quy phạm của chế
định lớn về đạo LHS dưới khía cạnh kỹ thuật lập
pháp trong Phần chung pháp luật hình sự hiện
hành cho thấy nó vẫn còn tồn tại một số hạn chế
(mà trước đây đã từng tồn tại trong Bộ luật hình
sự (BLHS) năm 1999 nhưng vẫn chưa được khắc
phục) dưới đây:
2.1. Nhiều điều khoản trong Chương I và
Chương II của Bộ luật hình sự (BLHS) năm
2015 thực chất là đề cập đến các quy phạm có
liên quan và gần với nội dung của chính một chế
định lớn về đạo luật hình sự (LHS) với nhiều
điều khoản (chứ không phải là của một “Điều
khoản cơ bản” nào cả và do vậy, để bảo đảm tính
chính xác về mặt khoa học thì các điều khoản này
cần được sắp xếp sao cho phù hợp với tên gọi của
Chương sẽ ghi nhận chúng (về mặt hình thức) và
đúng với bản chất pháp lý của chúng (về mặt nội
dung), tức là cần phải gộp các điều trong 02
Chương (Chương I và Chương II) Bộ luật hình
sự (BLHS) năm 2015 thành 01 Chương với tên
gọi chung là “Về đạo luật hình sự”.
2.2. Chưa có sự thống nhất giữa luật nội
dung (BLHS) với luật hình thức (BLTTHS) mặc
dù chúng cùng được thông qua vào ngày
27/11/2015 và cùng thuộc một hệ thống pháp luật
về TPHS. Trong khi luật hình thức (BLTTHS năm
2015) được ban hành vào cùng thời điểm (ngày
27/11/2015) với luật nội dung (BLHS năm 2015)
1 Giáo sư, Tiến sỹ khoa học, Giám đốc Trung tâm Luật hình sự và Tội phạm học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
2 Giáo sư, Tiến sỹ.
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
4
thì có quy phạm ghi nhận Điều luật riêng biệt về
giải thích từ ngữ (Điều 4) nhưng rất tiếc là BLHS
năm 2015 thì cũng giống như BLHS năm 1999
trước đây lại không có quy phạm này (!). Trong
khi đó, để bảo đảm cho đội ngũ cán bộ thực tiễn
của các cơ quan bảo vệ pháp luật và Tòa án (nhất
là ở các địa phương xa TW) có được nhận thức
khoa học đúng để áp dụng chính xác các quy
phạm PLHS mới được ban hành, thì rõ ràng là
BLHS năm 2015 cũng rất cần thiết phải có quy
phạm đề cập đến vấn đề này. Chẳng hạn, đơn cử
như việc quy định vấn đề chủ thể phạm tội, tức là
cá nhân người hoặc (và) pháp nhân thực hiện tội
phạm trong một loạt các điều luật thuộc Phần
chung BLHS năm 2015 rõ ràng là chưa đạt về
mặt kỹ thuật lập pháp. Ví dụ:
(1) Mặc dù Điều 8 “Khái niệm tội phạm” đã
khẳng định pháp nhân thương mại cũng là chủ thể
phạm tội (tức thực hiện tội phạm) nhưng rất tiếc là
tại một loạt các điều luật khác của Phần chung
BLHS năm 2015 việc sử dụng thuật ngữ có liên
quan đến chủ thể phạm tội thì chỉ mới có 01 đối
tượng là “người phạm tội” (như: tại các điều 10, 11,
14-19 thuộc Chương III và rất nhiều điều khác
thuộc các chương V-X) mà chưa bao quát cả đối
tượng thứ 2 nữa (cũng thuộc phạm trù “chủ thể
phạm tội”) đó là “pháp nhân thương mại phạm tội”.
(2) Chính vì lẽ đó, để tránh được thiếu sót về
kỹ thuật lập pháp đã nêu (vì thuật ngữ “người
phạm tội” thì có thể tại một số điều luật có thể sử
dụng được nhưng tại nhiều điều luật khác thiết
nghĩ cần phải được suy ngẫm thật sâu sắc và kỹ)
để sử dụng thuật ngữ sao cho chính xác như “chủ
thể phạm tội” hoặc “chủ thể bị kết án” thì mới
bao quát được cả pháp nhân thương mại nữa (!).
2.3. Các quy phạm về nguồn của pháp luật
hình sự là vấn đề cơ bản và rất quan trọng thuộc
chế định lớn về đạo LHS nhưng rất tiếc là vẫn còn
thiếu hoàn toàn trong BLHS năm 2015. Chính vì
vậy, thiết nghĩ theo định hướng tiếp tục hoàn thiện
hơn pháp luật hình sự trong tương lai cần phải bổ
sung thêm 01 điều luật để khẳng định về mặt lập
pháp những luận điểm khoa học như: 1) BLHS là
nguồn duy nhất của PLHS Việt Nam và bất kỳ một
luật mới nào quy định TNHS (hoặc chính xác hơn
thì thay “TNHS” = “tội phạm, hình phạt và các
chế định pháp lý hình sự khác”) phải được đưa
vào BLHS; 2) BLHS Việt Nam dựa trên Hiến
pháp, cũng như các nguyên tắc và các quy phạm
được thừa nhận chung của pháp luật quốc tế trong
lĩnh vực tội phạm hình sự; và 3) Các Nghị quyết
hướng dẫn áp dụng thống nhất PLHS của Hội
đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao (nếu
không mâu thuẫn với các quy định của BLHS).
2.4. Quy phạm về nhiệm vụ của BLHS trong
Điều 1 BLHS năm 2015 bên cạnh những điểm
mới vẫn chưa đạt được tính khái quát cao về mặt
KTLP vì nó chưa bảo đảm được tính chính xác
về mặt khoa học, chẳng hạn như:
(1) Quy phạm tại đoạn 1 Điều này khi đề cập
đến nhóm các khách thể loại mà BLHS có nhiệm
vụ phải bảo vệ tuy được liệt kê rất dài dòng
nhưng vẫn còn thiếu một loạt các khách thể loại
khác rất quan trọng (như: môi trường, chế độ
kinh tế, hòa bình và an ninh của nhân loại), mà
lẽ ra chỉ cần liệt kê gộp chúng vào 3 (hoặc 4)
nhóm các khách thể loại lớn cần phải được
BLHS bảo vệ tránh khỏi sự xâm hại của tội phạm
là hoàn toàn đầy đủ và chính xác như: a) Chế độ
hiến định (vì trong Hiến pháp năm 2013 có quy
định tất cả các nhóm khách thể loại quan trọng
nhất của một quốc gia là chế độ chính trị, kinh tế,
xã hội, văn hóa, môi trường, v.v...); b) Nhân thân
(hoặc cụ thể hóa phạm trù này thành là tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm), các quyền
và tự do của con người và của công dân; và cuối
cùng là c) Hòa bình và an ninh của nhân loại.
(2) Quy phạm tại đoạn 2 Điều 1 ghi nhận
rằng, BLHS “quy định về tội phạm và hình phạt”
rõ ràng là chưa đầy đủ vì vẫn còn thiếu rất nhiều
các chế định pháp lý hình sự khác nữa mà BLHS
năm 2015 (cũng như các BLHS năm 1985 và
năm 1999 trước đây) đều có quy định (chứ không
phải chỉ có 02 chế định lớn đã nêu). Bởi lẽ, thực
chất là trong BLHS quy định không phải chỉ có
02 chế định lớn là “tội phạm” và “hình phạt”
(như Điều về nhiệm vụ của BLHS năm 2015 và
cả BLHS năm 1999 trước đây ghi nhận) mà
ngoài 02 chế định này ra, rõ ràng là trong Những
quy định chung (Phần chung) BLHS năm 2015
còn quy định 06 chế định pháp lý hình sự lớn
khác nữa (mà bản chất pháp luật của chúng hoàn
Soá 1/2018 - Naêm thöù Möôøi Ba
5
toàn khác chứ không cùng chung với bản chất
pháp luật của “tội phạm” và “hình phạt”), chẳng
hạn như: a) Chế định lớn về những trường hợp
loại trừ TNHS (với một loạt các chế định nhỏ
thuộc nó); b) Chế định các biện pháp tư pháp
hình sự; 3) Chế định quyết định hình phạt; c) Chế
định lớn các biện pháp thương mại (cùng với một
loạt các chế định nhỏ thuộc nó); d) Chế định
TNHS của pháp nhân thương mại phạm tội; và d)
Chế định TNHS của người dưới 18 tuổi phạm
tội. Như vậy, rõ ràng là việc quan niệm tất cả 06
chế định lớn và riêng biệt này của Phần chung
BLHS năm 2015 đều thuộc (nằm trong) 02 chế
định lớn “tội phạm và hình phạt” như đoạn 2
Điều 1 “Nhiệm vụ của Bộ luật hình sự” ghi nhận)
là chưa bảo đảm sức thuyết phục vì chưa đáp ứng
đúng một số tiêu chí về kỹ thuật lập pháp đã
được thừa nhận chung trong nhà nước pháp
quyền (như: chưa chặt chẽ về mặt cấu trúc, chưa
chính xác về mặt khoa học, chưa nhất quán về
mặt logic pháp lý).
2.5. Chế định nhỏ về các nguyên tắc của
Bộ luật hình sự mặc dù là một chế định cơ bản
rất quan trọng thuộc chế định lớn về đạo luật
hình sự (LHS) và đã từ lâu được làm sáng tỏ về
mặt lý luận trong khoa học luật hình sự Việt
Nam. Mặt khác, PLHS quốc gia cũng đã trải
qua nhiều lần pháp điển hóa mà nay đã đến lần
thứ ba rồi vẫn chưa khắc phục được sự khập
khiễng giữa luật nội dung (LHS) với luật hình
thức (luật TTHS). Vì ngay từ khi pháp điển hóa
lần thứ hai pháp luật TTHS thì trong BLTTHS
năm 2003 cũng đã ghi nhận các nguyên tắc với
tư cách là chế định độc lập của luật TTHS Việt
Nam) nhưng rất tiếc là cho đến nay trong PLHS
Việt Nam (mà cụ thể là BLHS năm 2015)
không hiểu tại sao mà lại chưa nghĩ ra được
nội hàm của từng nguyên tắc để mà ghi nhận
chế định này (như các tác giả BLTTHS năm
2015 đã làm).
2.6. Vấn đề hiệu lực của đạo luật hình sự
về thời gian (Điều 7 BLHS năm 2015) cũng còn
có một số điểm hạn chế dưới đây.
(1) Thời gian phạm tội mặc dù cũng là một
khái niệm pháp lý cơ bản và quan trọng của chế
định nhỏ về hiệu lực của đạo LHS (thuộc chế định
lớn về đạo LHS), nhưng rất tiếc là trong nội hàm
của Điều 7 BLHS năm 2015 cũng vẫn chưa ghi
nhận định nghĩa pháp lý của khái niệm này (!).
(2) Vấn đề hiệu lực hồi tố của đạo LHS tại
các khoản 2, 3 Điều 7 BLHS năm 2015 quy định
vẫn tồn tại nhược điểm ở chỗ: chưa thật gọn vì
còn liệt kê rất dài một loạt tên gọi các chế định
nhân đạo của PLHS nhưng vẫn còn thiếu (vì tại
khoản 2 vẫn còn bỏ sót 01 chế định nhân đạo nhỏ
là “tha tù trước thời hạn có điều kiện”), trong khi
tại khoản 3 đã bổ sung chế định nhỏ này. Thực ra,
có thể khắc phục nhược điểm này bằng cách quy
định ngắn gọn khi dùng 02 phạm trù “có lợi” và
“không có lợi” để gộp chúng lại thành các thuật
ngữ chung là các chế định pháp lý hình sự “có
lợi” (tại khoản 2) hoặc “không có lợi” (tại khoản
3) cho người phạm tội mà vẫn đảm bảo các tiêu
chí về kỹ thuật lập pháp có liên quan (như chính
xác về mặt khoa học và chặt chẽ về mặt cấu trúc)
2.7. Không có điều luật về giải thích từ ngữ
chính là bất cập lớn nhất của luật nội dung (PLHS
hiện hành) so với luật hình thức (BLTTHS năm
2015). Vì như chúng ta đã biết, sự khập khiễng
của PLHS so với pháp luật tố tụng hình sự
(PLTTHS) nước ta đã tồn tại từ BLHS năm 1999
nhưng cho đến nay vẫn chưa được khắc phục vì
trong khi PLTTHS từ gần 20 năm qua đã ghi nhận
Điều luật về giải thích từ ngữ vì trong cả 02 lần
pháp điển hóa với 02 Bộ luật (BLTTHS 2003 và
BLTTHS năm 2015) đều có, trong khi đó đến tận
lần pháp điển hóa thứ ba với BLHS năm 2015 (và
thậm chí lần SĐBS gần nhất vào năm 2017) vẫn
không có điều luật tương tự.
(1) Cần lưu ý rằng, lợi ích to lớn cho thực tiễn
áp dụng PLHS của các cơ quan văn bản pháp luật
và Tòa án nếu trong BLHS có ghi nhận quy
phạm về giải thích từ ngữ ngay tại Điều đầu tiên
là không thể nghi ngờ (!). Bởi lẽ: a) Việc soạn
thảo 01 điều luật với sự giải thích khoảng 25-20
(thậm chí có thể nhiều hơn) từ ngữ để ghi nhận
trong BLHS là không khó khăn lắm và chắc chắn
là sẽ làm được đối với các nhà luật học nào có
trình độ kiến thức thực sự sâu rộng, b) Về mặt
lập pháp hình sự, vì các quy phạm pháp lý được
ghi nhận trong BLHS thì lại vô cùng trừu tượng
nên thường dẫn đến các cách hiểu hoặc nhận
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
6
thức khác nhau giữa các chủ thể áp dụng nó; c)
Trong khi đó thực tiễn đời sống xã hội (bao gồm
cả thực tiễn áp dụng pháp luật nói chung và
PLHS nói riêng) là vô cùng đa dạng và phong
phú, đa dạng và phức tạp nên không thể tránh
khỏi một thực tế là trong nhiều trường hợp các
chủ thể áp dụng PLHS (như các cơ quan bảo vệ
pháp luật và Tòa án cũng như giới luật sư) nhận
thức về nó (PLHS) không giống nhau đối với
cùng một phạm trù, khái niệm hay quy phạm
trong BLHS và; c) Chính vì vậy, thiết nghĩ rất
cần phải có sự giải thích chính thức có ý nghĩa
bắt buộc của nhà làm luật để tránh khỏi những
xung đột xã hội.
(2) Trong tiến trình phát triển như vũ bão của
các tiến bộ khoa học (trong đó có khoa học LHS)
của giai đoạn đương đại thì có các quy phạm
PLHS về tội phạm, TNHS hay các nguyên tắc
của nó (như: pháp chế, không tránh khỏi trách
nhiệm, trách nhiệm do lỗi của cá nhân và do
hành vi khách quan của pháp nhân) cần phải
được hiểu một cách đầy đủ và toàn diện hơn (so
với các giai đoạn trước đây) thì mới có thể đem
lại được lợi ích cho việc áp dụng chính xác và có
hiệu quả chúng trong thực tiễn đấu tranh và
phòng chống tội phạm nhằm bảo vệ một cách
hữu hiệu các quyền và tự do của con người và
của công dân, cũng như các lợi ích của xã hội và
của Nhà nước.
(3) Chẳng hạn, trong giai đoạn đương đại
một số thuật ngữ được nêu dưới đây cần đặc biệt
được lưu ý như:
a) “Hành vi tội phạm”, “Hành vi bị luật hình
sự cấm” (danh từ) không còn đơn giản chỉ là 01
hành vi (tội phạm hoàn thành cụ thể được quy
định trong Phần riêng BLHS) nữa, mà còn phải
được hiểu hoặc/và có thêm 02 hành vi nữa được
quy định trong Phần chung BLHS là tội phạm
chưa hoàn thành tương ứng (bao gồm hành vi
chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt) và hành
vi cố ý cùng tham gia vào việc thực hiện tội
phạm do đồng phạm. Từ đó, theo logic của vấn
đề thì một số thuật ngữ gắn với thuật ngữ này tiếp
theo →
b) “Phạm tội”, “Thực hiện tội phạm” (động
từ) sẽ và phải được hiểu là thực hiện 01 trong 03
(hoặc/và cả 03) hành vi tội phạm là: a) Tội phạm
hoàn thành cụ thể được quy định trong Phần
riêng BLHS; b) Tội phạm chưa hoàn thành tương
ứng (bao gồm hành vi chuẩn bị phạm tội, phạm
tội chưa đạt); c) Hành vi cố ý cùng tham gia vào
việc thực hiện tội phạm do đồng phạm được quy
định trong Phần chung BLHS.
c) “Chủ thể phạm tội” (danh từ) không thể
chỉ hiểu đơn giản là người (cá nhân, thể nhân) có
đủ năng lực trách nhiệm hình sự, đủ tuổi chịu
trách nhiệm hình sự và có lỗi trong việc thực hiện
(không chỉ tội phạm), mà chính xác hơn phải là
có lỗi trong việc thực hiện 01 trong 03 (hoặc/và
cả 03) hành vi phạm tội sau: a) tội phạm hoàn
thành cụ thể được quy định tại Phần riêng, b) tội
phạm chưa hoàn thành (chuẩn bị phạm tội, phạm
tội chưa đạt), cũng như 3) hành vi cố ý cùng
tham gia vào việc thực hiện tội phạm tương ứng
do đồng phạm được quy định tại Phần chung
PLHS.
II. Vấn đề hoàn thiện chế định đạo luật
hình sự trong pháp luật hình sự hiện hành
Từ những suy ngẫm nêu trên, dưới đây là một
số kiến giải lập pháp trong mô hình lập pháp của
chúng tôi theo định hướng tiếp tục hoàn thiện
Phần chung PLHS hiện hành sẽ dành cho BLHS
Việt Nam trong tương lai (Chú ý: Các chữ trong
dấu ngoặc đơn chỉ là sự giải thích, bình luận để
làm rõ nghĩa của Điều tương ứng mà không
thuộc nội dung của nó):
“Phần I
VỀ ĐẠO LUẬT HÌNH SỰ
(Mới và gồm 16 điều từ 1-16 mô hình lập pháp
trên cơ sở sửa đổi, bổ sung,
đồng thời gộp Chương I và Chương II BLHS
năm 2015)
Điều 1. Giải thích các thuật ngữ (mới)
Ngoài các định nghĩa pháp lý của các khái
niệm có liên quan tại các chương tương ứng
trong Phần chung Bộ luật này, các thuật ngữ
trong Điều này được hiểu thống nhất như sau:
1. “Bất tác vi” ─ bằng không hành động.
2. “Biện pháp cưỡng chế hình sự”, “biện
pháp xử lý hình sự” hoặc “biện pháp tác động về
mặt pháp lý hình sự”. ─ hình phạt, biện pháp tư
Soá 1/2018 - Naêm thöù Möôøi Ba
7
pháp hình sự hoặc bất kỳ biện pháp cưỡng chế
nào khác được ghi nhận trong Bộ luật này.
3. “Bị kết án” ─ sau khi bị xét xử đã bị Tòa
án tuyên bản án kết tội.
4. “Bộ luật này” ─ Bộ luật hình sự Việt Nam
năm.....(số năm cụ thể sẽ được ghi sau pháp điển
hóa lần thứ tư).
5. “Cá nhân”, “thể nhân”─ con người cụ thể.
6. “Chủ thể” (tùy theo ngữ cảnh quy định tại
Điều tương ứng BLHS Việt Nam trong tương lai)
─ cá nhân (thể nhân) hoặc/và pháp nhân.
7. “Chủ thể bị kết án” (tùy theo ngữ cảnh
có quy định chủ thể bị kết án tại Điều tương
ứng của BLHS Việt Nam trong tương lai) ─ cá
nhân hoặc/và pháp nhân đã bị Tòa án xét xử
và tuyên bản án kết tội vì có lỗi trong việc thực
hiện tội phạm hoàn thành được quy định trong
Phần riêng, cũng như tội phạm tương ứng chưa
hoàn thành được quy định trong Phần chung
Bộ luật này..
8. “Chủ thể phạm tội” (tùy theo ngữ cảnh có
quy định chủ thể phạm tội trong Điều tương ứng
của BLHS Việt Nam năm 2015) ─ cá nhân
hoặc/và pháp nhân thực hiện hành vi bị luật hình
sự cấm .
9. “Hành vi phạm tội”, “Hành vi bị luật hình
sự cấm” hoặc “Hành vi trái pháp luật hình sự”
(Lợi ích của kỹ thuật lập pháp đối với quy phạm
này là bảo đảm sự chặt chẽ về mặt cấu trúc và
góp phần tăng cường hiệu quả của nguyên tắc
không tránh khỏi trách nhiệm trong PLHS) ─
01 hoặc/và cả 03 hành vi tội phạm sau đây: a)
Hành vi tội phạm hoàn thành cụ thể được quy
định trong Phần riêng; b) Hành vi tội phạm
chưa hoàn thành tương ứng (bao gồm chuẩn bị
phạm tội, phạm tội chưa đạt); c) Hành vi cố ý
cùng tham gia vào việc thực hiện tội phạm do
đồng phạm được quy định trong Phần chung Bộ
luật này.
10. “Người chưa thành niên” ─ người từ đủ
14 tuổi đến dưới 18 tuổi.
11. “Người già yếu” ─ phụ nữ từ đủ 65 tuổi
trở lên, nam giới từ đủ 70 tuổi trở lên.
12. “Người phạm tội” ─ cá nhân (thể nhân)
thực hiện hành vi bị luật hình sự cấm.
13. “Người quá già yếu” ─ phụ nữ từ đủ 70
tuổi trở lên, nam giới từ đủ 75 tuổi trở lên.
14. “Người lớn” ─ người đã thành niên từ đủ
18 tuổi trở lên.
15. “Phạm tội”, “Thực hiện tội phạm” ─ thực
hiện hành vi bị luật hình sự cấm (Phương án I -
ngắn gọn vì khái niệm cả 03 loại hành vi bị LHS
cấm đã được định nghĩa tại khoản 9 Điều này)
hoặc (Phương án II - cụ thể hơn vì nêu đầy đủ
hành vi bị LHS cấm đã được định nghĩa tại
khoản 9 Điều này) thực hiện hành vi tội phạm cụ
thể hoàn thành được quy định trong Phần riêng,
cũng như tội phạm chưa hoàn thành (gồm chuẩn
bị phạm tội, phạm tội chưa đạt) hoặc/và hành vi
cố ý cùng tham gia vào việc thực hiện tội phạm
do đồng phạm được quy định trong Phần chung
Bộ luật này.
16. “Pháp luật phi hình sự” ─ pháp luật
không quy định tội phạm, hình phạt, biện pháp
cưỡng chế hình sự, cũng như biện pháp cưỡng
chế tố tụng hình sự.
17. “Pháp nhân” (chỉ trong ngữ cảnh riêng
của BLHS Việt Nam năm 2015 hiện nay) ─ pháp
nhân thương mại(1).
18. “Pháp nhân phạm tội”,“Người đại diện
cho pháp nhân phạm tội” ─ người đã nhân danh
pháp nhân (1), vì lợi ích của pháp nhân (2), với
sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của
pháp nhân (3) và đã có lỗi (cố ý hoặc vô ý) trong
việc thực hiện tội phạm (Hoặc có thể tạm gọi một
cách ngắn gọn chỉ là “pháp nhân phạm tội”).
19. “Pháp nhân chịu trách nhiệm hình sự” ─
pháp nhân thương mại đã để cho người đại diện
(1) Vì về nguyên tắc, khi soạn thảo BLHS năm 2015 Nhà nước ta đã quán triệt là trong giai đoạn phát triển hiện nay
của xã hội Việt Nam chúng ta chỉ truy cứu TNHS đối với pháp nhân thương mại rồi, nên ngay từ đầu tại Điều 1
này cần phải quy định rõ ràng và dứt khoát để các cơ quan bảo vệ pháp luật, Tòa án và tất cả mọi người bắt buộc
phải hiểu thống nhất là trong PLHS Việt Nam khi đề cập đến vấn đề TNHS của pháp nhân, tức là ngụ ý chỉ có pháp
nhân thương mại. Hơn nữa, sự thật là sử dụng 2 từ (pháp nhân) bao giờ cũng ngắn gọn hơn 4 từ dài lê thê (pháp
nhân thương mại) và vì vậy, cần phải lựa chọn phương án sao cho ngắn gọn để tạo điều kiện thuận lợi cho nhân
dân trong việc sử dụng BLHS (mà đó chính là phương án giải thích các thuật ngữ tại Điều 1 mô hình lập phát này).
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
8
hoặc/và người được ủy quyền nhân danh mình
và với sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của
mình thực hiện tội phạm do Bộ luật này quy định
vì lợi ích của mình nên bị liên đới xử lý hình sự.
20. “Phần chung pháp luật hình sự ” - Phần
chung Bộ luật này (theo ngữ cảnh BLHS là
nguồn trực tiếp và duy nhất của PLHS quốc gia
như ở Việt Nam).
21.“Phần riêng pháp luật hình sự” - Phần
các tội phạm Bộ luật này (theo ngữ cảnh BLHS
là nguồn trực tiếp và duy nhất của PLHS quốc
gia như ở Việt Nam).
22.“Tác vi ” - thực hiện hành vì bằng hành
động.
23. “Tính tội phạm của hành vi (bằng hành
động hoặc không hành động” - tổng hợp tính
chất nguy hiểm cho xã hội và mức độ nguy hiểm
cho xã hội của một hành vi mà căn cứ vào chúng
hành vi đó bị pháp luật hình sự cấm.
24.“Xử lý hình sự”, “Cưỡng chế hình sự” -
áp dụng biện pháp cưỡng chế hình sự do Bộ luật
này quy định (nếu hiểu theo nghĩa “hẹp”, tức là
đúng với nghĩa của 02 từ “hình sự”) hoặc/và cả
biện pháp cưỡng chế hình sự do Bộ luật Tố tụng
hình sự, cũng như Luật thi hành án hình sự quy
định (nếu hiểu theo nghĩa “rộng”).
Chương 1
Nguồn và nhiệm vụ của Bộ luật hình sự
Việt Nam
(Gồm 04 điều 2-5 mô hình lập pháp trên cơ sở
01 Điều mới, sửa đổi, bổ sung 01 Điều và giữ
nguyên 02 điều Chương I BLHS năm 2015)
Điều 2. Nguồn của pháp luật hình sự
Việt Nam (mới)
1. Pháp luật hình sự Việt Nam bao gồm Bộ
luật này; bất kỳ một Luật mới nào quy định trách
nhiệm hình sự (2) phải được đưa vào Bộ luật này.
2. Pháp luật hình sự Việt Nam dựa trên Hiến
pháp Việt Nam, cũng như các nguyên tắc và các
quy phạm được thừa nhận chung của pháp luật
quốc tế trong lĩnh vực tư pháp hình sự.
3. Các Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam hướng dẫn áp
dụng thống nhất pháp luật hình sự nếu không mâu
thuẫn với các quy định của Bộ luật này, thì đều có
hiệu luật bắt buộc đối với tất cả các cá nhân và
pháp nhân thương mại trên lãnh thổ cả nước.
Điều 3. Nhiệm vụ của Bộ luật hình sự
Việt Nam (sửa đổi, bổ sung Điều 1 BLHS năm 2015)
1. Bộ luật này có nhiệm vụ bảo vệ những cơ
sở của chế độ Hiến pháp Việt Nam, nhân thân(3),
các quyền và tự do của con người và của công
dân, các lợi ích kinh doanh hợp pháp của pháp
nhân, cũng như hòa và an ninh của nhân loại
tránh khỏi sự xâm hại của tội phạm, giáo dục
mọi người ý thức chấp hành nghiêm chỉnh pháp
luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.
2. Để thực hiện nhiệm vụ đó, Bộ luật này quy
định những hành vì nào nguy hiểm cho xã hội là
các tội phạm, cũng như các hình phạt và các chế
định pháp lý hình sự khác có thể được áp dụng
đối với chủ thể phạm tội.
Điều 4. Đường lối xử lý về hình sự
(Sửa tên gọi và giữ nguyên nội dung Điều 3
BLHS năm 2015).
.....................................................................
Điều 5. Trách nhiệm phòng ngừa và đấu
tranh chống tội phạm
(Về cơ bản giữ nguyên tên gọi và nội dung
Điều 4 BLHS năm 2015)
Chương 2 (mới)
Các nguyên tắc của Bộ luật hình sự Việt Nam
(Gồm 07 điều mới hoàn toàn từ 6 - 12 mô hình
lập pháp)
Điều 6. Nguyên tắc pháp chế
1. Tính chất tội phạm của hành vi, cũng như tính
phải bị xử lý về hình sự và các hậu quả pháp lý hình
sự khác của nó phải do Bộ luật này quy định.
2. Không được áp dụng luật hình sự theo
nguyên tắc tương tự.
Điều 7. Nguyên tắc bình đẳng trước pháp
luật hình sự
(2)Hoặc là theo Phương án II (chi tiết hơn): Cụ thể hóa phạm trù “trách nhiệm hình sự” = các từ “tội phạm, hình
phạt và các chế định pháp lý hình sự khác”.
(3)Hoặc là theo Phương án II (chi tiết hơn): Cụ thể hóa phạm trù “nhân thân” = các từ “tính mạng, sức khỏe, danh
dự, nhân phẩm” .
Soá 1/2018 - Naêm thöù Möôøi Ba
9
Tất cả những người phạm tội và tất cả các
pháp nhân phạm tội đều bình đẳng trước pháp
luật hình sự không phân biệt giới tính, dân tộc,
tôn giáo, chính kiến, nghề nghiệp, địa vị xã hội,
tình trạng tài sản của người phạm tội, cũng như
hình thức sở hữu của pháp nhân.
Điều 8. Nguyên tắc công minh
1. Hình phạt, các biện pháp tư pháp hình sự
và các chế định pháp lý hình sự khác được áp
dụng đối với chủ thể phạm tội cần đảm bảo sự
công minh, tức là phải phù hợp với tính chất và
mức độ nghiêm trọng của hậu quả tội phạm đã
xảy ra, động cơ và mục đích phạm tội, mức độ lỗi
và các đặc điểm về nhân thân của người phạm
tội, cũng như ý thức chấp hành pháp luật của
pháp nhân phạm tội.
2. Không một người phạm tội nào, cũng như
một pháp nhân phạm tội nào có thể phải chịu
trách nhiệm hai lần về cùng một tội phạm.
Điều 9. Nguyên tắc nhân đạo
1. Hình phạt, các biện pháp tư pháp hình sự và
các chế định pháp lý hình sự khác được áp dụng
đối với chủ thể phạm tội không nhằm các mục đích:
gây nên những đau đớn về thể xác, hạ thấp nhân
phẩm con người, cũng như cản trở trái pháp luật
hoạt động kinh doanh hợp pháp của pháp nhân.
2. Mức độ trách nhiệm hình sự của chủ thể
phạm tội là người chưa thành niên, phụ nữ đang
có thai hoặc đang nuôi con nhỏ, người mà năng
lực trách nhiệm hình sự bị hạn chế, người đã quá
già yếu, người đang mắc bệnh hiểm nghèo và
pháp nhân chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật,
có nhiều hoạt động từ thiện và thường xuyên
giúp đỡ cộng đồng xã hội cần phải được giảm
nhẹ hơn so với mức độ trách nhiệm hình sự của
chủ thể phạm tội là người hoặc pháp nhân bình
thường khác.
Điều 10. Nguyên tắc không tránh khỏi
trách nhiệm
1. Tất cả những người phạm tội và pháp
nhân phạm tội đều phải chịu trách nhiệm hình
sự theo các quy định của Bộ luật này.
2. Nghiêm cấm việc sử dụng các thủ đoạn,
các hình thức vô pháp luật khác nhau nhằm thoát
khỏi trách nhiệm hình sự theo các quy định của
Bộ luật này.
Điều 11. Nguyên tắc trách nhiệm do lỗi
1. Không một chủ thể phạm tội nào có thể
phải chịu trách nhiệm hình sự về những hành vi
nguy hiểm cho xã hội (bằng hành động hoặc
không hành động), cũng như về việc gây nên
thiệt hại mà không phải do lỗi của mình.
2. Việc cố ý xây dựng hoặc/và cố ý áp dụng
các quy phạm pháp luật tạo ra hoặc/và góp phần
tạo ra lợi ích nhóm, sự hỗn loạn, vô pháp luật
trong xã hội, cũng như tình trạng bất bình đẳng
trước pháp luật hình sự thì tùy vào tính chất, mức
độ nghiêm trọng của vụ, việc và hậu quả xảy ra
đều phải bị xử lý hình sự.
Điều 12. Nguyên tắc trách nhiệm do lỗi của
cá nhân, cũng như do hành vi khách quan của
pháp nhân
1. Không một cá nhân phạm tội nào có thể
phải chịu trách nhiệm hình sự về những hành vi
nguy hiểm cho xã hội (bằng hành động hoặc
không hành động), cũng như về việc gây nên
thiệt hại được quy định trong Bộ luật này mà
không phải do lỗi của mình.
2. Pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình
sự về những hành vi nguy hiểm cho xã hội
(bằng hành động hoặc không hành động),
cũng như về việc gây nên thiệt hại được quy
định trong Bộ luật này nếu hành vi khách
quan xảy ra có sự liên đới của pháp nhân đó
trong việc quản lý người đại diện theo pháp
luật hoặc/và được ủy quyền của mình với đầy
đủ những điều kiện được quy định tại Điều Bộ
luật này thực hiện (tức tương ứng như Điều 75
BLHS năm 2015).
..................................................................
(Tiếp theo là Chương 3 về hiệu lực của đạo LHS
mà về cơ bản vẫn giữ nguyên như các điều tương
ứng trong BLHS năm 2015)4./.
Tài liệu tham khảo
1. Hiến pháp năm 2013.
2. Bộ luật hình sự năm 2015.
3. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
4. Bộ luật hình sự năm 1999.
4 Bài viết này được trích ra từ Đề tài NCKH cấp ĐHQGHN (Mã số: QG.17.49) “Nhận thức khoa học về Phần chung
Bộ luật hình sự năm 2015 và trong tương lai“ do GS.TSKH Lê Văn Cảm làm Chủ nhiệm, giai đoạn 2017 – 2019.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoan_thien_che_dinh_lon_ve_dao_luat_hinh_su_trong_phap_luat.pdf