Tăng cường năng lực đại diện
cho NSDLĐ trong QHLĐ
Để nâng cao năng lực đại diện cho
NSDLĐ trong QHLĐ cần tập trung vào
các nội dung sau:
- Hình thành tổ chức đại diện cho
NSDLĐ ở cấp ngành và xác định mối
quan hệ giữa tổ chức đại diện NSDLĐ
cấp Quốc gia, cấp ngành với chủ sử
dụng lao động cấp DN.
- Nâng cao năng lực tham gia
hoạch định chính sách, pháp luật lao
động của tổ chức đại diện NSDLĐ,
trong đó nhất là cơ chế lấy ý kiến tham
vấn chính sách của các chủ sử dụng lao
động (chủ DN) để chính sách pháp luật
khi ban hành đáp ứng yêu cầu của
NSDLĐ.
- Nâng cao năng lực quản lý, điều
hành DN, xây dựng thương hiệu, văn
hoá doanh nghiệp góp phần xây
dựng và thúc đẩy QHLĐ lành mạnh.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 339 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoàn thiện cơ chế ba bên nhằm góp phần cải thiện quan hệ lao động tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 46/Quý I - 2016
44
HOÀN THIỆN CƠ CHẾ BA BÊN NHẰM GÓP PHẦN CẢI THIỆN
QUAN HỆ LAO ĐỘNG TẠI VIỆT NAM
ThS. Nguyễn Huyền Lê, ThS. Dương Thị Hường
Viện Khoa học Lao động và Xã hội
Tóm tắt: Cơ chế ba bên được xem là quá trình phối hợp giữa Nhà nước, người lao động
và người sử dụng lao động (thông qua các đại diện chính thức của họ) bằng những hình thức
phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị và pháp lý nhằm tìm kiếm những giải pháp
chung cho các vấn đề thuộc lĩnh vực lao động - xã hội, trong đó có các vấn đề thuộc mối quan
hệ lao động mà cả ba bên cùng quan tâm, vì lợi ích của mỗi bên, lợi ích chung của ba bên và
lợi ích chung của xã hội. Nhà nước, người sử dụng lao động (NSDLĐ) và người lao động
(NLĐ) được gọi là các “đối tác xã hội” của cơ chế ba bên, trong đó mỗi đối tác đều có những
vai trò nhất định. Ở Việt Nam, cơ chế ba bên đã được hình thành và hoạt động dưới nhiều hình
thức khác nhau. Mặc dù thực hiện chậm, song tốc độ phát triển của cơ chế ba bên ở Việt Nam
lại khá nhanh. Tuy vậy, cơ chế ba bên ở Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều điểm yếu, do đó cần
phải được hoàn thiện để góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ tại
Việt Nam.
Từ khóa: cơ chế ba bên, quan hệ lao động
Abstract: The tripartite mechanism is a co-ordination process among the State,
employees and employers (through their official representative) in the appropriate forms
with the socio - economic, political and legal conditions to seek common solutions for
problems in the labor and social affairs, including the issue of labor relations that are
concerned by all three parties for the interests of each party, the interests of all three parties
and the common interest of the society. The State, the employer and the employee are called
the "social partners" of the tripartite mechanism, in which each partner has its certain roles.
In Vietnam, the tripartite mechanism has been formed and operated under different forms.
Despite of late implementation, the development rate of this mechanism in Vietnam is quite
fast. However, there are many weaknesses emerged in the tripartite mechanism of Vietnam.
Therefore, it needs to be improved to contribute a harmonious, stability and progress labor
relations in Vietnam.
Keywords: the tripartite mechanism, labor relations.
1. Cơ chế ba bên ở Việt Nam
Cơ chế ba bên chủ yếu tồn tại và
vận hành ở cấp quốc gia, không tồn tại
ở cấp doanh nghiệp. Tuy nhiên, Chính
phủ thông qua chính sách, luật pháp để
điều chỉnh và thực thi giám sát quan hệ
giữa người lao động và người sử dụng
lao động. Vấn đề các bên cùng quan
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 46/Quý I - 2016
45
tâm và giải quyết trong cơ chế ba bên là
định hướng chính sách chứ không phải
là các vấn đề cụ thể tại doanh nghiệp.
Cơ chế ba bên có những vai trò chủ yếu
như: vai trò tư vấn và đối thoại; vai trò
đàm phán; vai trò trọng tài và điều hòa.
Tuy nhiên với các nước có nền
kinh tế thị trường và quan hệ lao động
chưa phát triển như Việt Nam thì cơ
chế ba bên còn là vấn đề mới mẻ và
đang từng bước được ứng dụng. Từ khi
Bộ luật Lao động được thông qua năm
1994, có hiệu lực từ năm 1995, và qua
các lần sửa đổi, bổ sung đã thể chế hóa
những nội dung cơ bản liên quan đến
quan hệ lao động, quan hệ lao động dần
biến chuyển theo chiều hướng năng
động và thực chất hơn. Đó chính là cơ
sở để cơ chế ba bên ở Việt Nam thực sự
đi đúng quỹ đạo theo đòi hỏi cần có của
cơ chế ba bên.
Ở Việt Nam, chủ thể của cơ chế ba
bên ở Việt Nam bao gồm: Chính phủ -
đại diện cho Nhà nước (Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội là đại diện trực
tiếp); Tổng Liên đoàn Lao động Việt
Nam - tổ chức đại diện cho người lao
động; Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam và Liên minh các
Hợp tác xã Việt Nam - tổ chức đại diện
cho giới chủ sử dụng lao động. Việc
duy trì, phát triển mối quan hệ giữa nhà
nước, người sử dụng lao động và người
lao động là rất cần thiết, nhằm nâng cao
năng suất và hiệu quả của lao động xã
hội. Cơ chế ba bên ở Việt Nam mới
được hình thành chủ yếu ở cấp quốc
gia và đang trong quá trình phát triển
và hoàn thiện. Cơ sở pháp lý và cách
thức tổ chức hoạt động của cơ chế ba
bên ở Việt Nam bước đầu đã hình
thành và đang đi vào vận hành theo quy
định của pháp luật. Cơ chế này đã góp
phần quan trọng vào việc phát huy tính
dân chủ trong quan hệ lao động và
giúp cho Nhà nước ban hành các quyết
sách về lao động, ổn định quan hệ lao
động, tạo tiền đề cho sự phát triển kinh
tế - xã hội. Có thể nói, cơ chế ba bên là
một lợi thế chiến lược tăng cường sức
cạnh tranh để phát triển trong thế ổn
định và bền vững trong xu hướng toàn
cầu hoá hiện nay.
Ủy ban QHLĐ ở cấp quốc gia là
thiết chế ba bên trong quan hệ lao
động đầu tiên ở Việt Nam, được thành
lập năm 2007. Sau đó, Hội đồng Tiền
lương Quốc gia được thành lập sau khi
Bộ Luật Lao động sửa đổi 2012 cho
thấy bước cải tiến tích cực của cơ chế
ba bên ở Việt Nam. Hội đồng Tiền
lương Quốc gia Việt Nam đánh dấu
một bước chuyển từ cơ chế xác định
lương tối thiểu hoàn toàn do Chính phủ
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 46/Quý I - 2016
46
dẫn dắt sang một thể chế ba bên, ghi
nhận tầm quan trọng của người lao
động và người sử dụng lao động. Với
cơ chế mới về Hội đồng tiền lương
Quốc gia so với Bộ luật hiện hành, có
sự tham gia của đại diện người lao
động, người sử dụng lao động, tổ chức
công đoàn, cơ quan quản lý nhà nước,
tiền lương của người lao động sẽ được
xem xét công khai, toàn diện và phù
hợp với tình hình thực tế hơn. Hội đồng
với chức năng tư vấn, khuyến nghị với
Chính phủ về mức lương tối thiểu
vùng, sẽ thay đổi cơ chế tham vấn gián
tiếp giữa Chính phủ với các bên trong
quan hệ lao động như trước đây, sang
tham vấn trực tiếp trong Hội đồng
nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường tính
đồng thuận trong việc xây dựng
phương án điều chỉnh lương tối thiểu
vùng trình Chính phủ. Hội đồng cũng
giúp các tổ chức đại diện cho người lao
động và sử dụng lao động tham gia tích
cực hơn vào việc xây dựng các đề xuất
về lương tối thiểu. Trong khi đó, Chính
phủ vẫn đóng vai trò đặc biệt quan
trọng trong hoạt động của Hội đồng.
Chính phủ không chỉ là “kiến trúc sư”
về thể chế trong việc xây dựng khuôn
khổ tổng thể cho các cuộc thương
lượng về tiền lương, mà còn là cơ quan
đưa ra chương trình nghị sự, cung cấp
thông tin và số liệu thống kê và là bên
điều phối, hỗ trợ thúc đẩy đối thoại và
thương lượng. Hội đồng tiền lương
quốc gia hiện nay hoạt động dựa trên
cơ sở ba bên cùng đưa ra quyết định –
người lao động, người sử dụng lao
động và Chính phủ và các mức tiền
lương tối thiểu vùng được thỏa thuận
được dựa trên cơ sở thương lượng và
đàm phán. Đây là quá trình xây dựng
và đi đến đồng thuận, một yếu tố quan
trọng giữ cho quan hệ lao động hài hòa,
giúp thúc đẩy đầu tư, tăng trưởng và
phát triển.
Bên cạnh những mặt tích cực, vẫn
còn nhiều các vấn đề về cơ chế ba bên
đặt ra tại thời điểm này là:
- Về thể chế chính sách
Tuy cơ chế ba bên đã được ghi
nhận trong các văn bản pháp luật của
Việt Nam ban hành như Hiến pháp, Bộ
luật Lao động, Luật công đoàn,
nhưng có một số vấn đề về QHLĐ nhạy
cảm khi thể chế hóa; nhất là vấn đề xác
điṇh chủ thể đaị diêṇ, vấn đề giải quyết
tranh chấp lao động và đình công...
theo đúng nguyên tắc thi ̣ trường, nhưng
phải phù hơp̣ với chế đô,̣ thể chế chính
tri ̣, kinh tế và xa ̃ hôị của nước ta do
hiến pháp quy điṇh. Do đó, dâñ đến
những haṇ chế, bất câp̣ khi xử lý những
vấn đề thưc̣ tiêñ về QHLĐ theo nguyên
tắc thi ̣ trường. Việc tham khảo ba bên ở
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 46/Quý I - 2016
47
Việt Nam mới chỉ dừng lại chính sách
pháp luật liên quan đến lao động mà
chưa đề cập tới những vấn đề về lợi ích
chung liên quan đến chính sách, kinh
tế-xã hội.
- Năng lực đại diện của các bên
trong quan hệ lao động còn nhiều hạn
chế
Hiện nay, tổ chức đại diện các bên
trong QHLĐ ở Việt Nam đang trong
quá trình đổi mới hoạt động cho phù
hợp với kinh tế thị trường, năng lực đại
diện còn yếu và hoạt động chưa thật
hiệu quả. Việc tham gia của đại diện
người lao động và người sử dụng lao
độn quan hệ ba bên ở nước ta còn khá
hạn chế, do nhiều nguyên nhân khác
nhau, trong đó có nguyên nhân về xác
định tổ chức đại diện chính thức cho
mỗi bên và năng lực thực sự của mỗi
bên khi tham gia quan hệ này.
Về phía người lao động và tổ chức
đại diện cho người lao động (công
đoàn), hiện nay, công đoàn tham gia
vào cơ chế ba bên chưa thực sự là đại
diện cho tất cả người lao động mà chủ
yếu là lao động ở các DN nhà nước,
khu vực nhà nước vì số lượng đoàn
viên thuộc doanh nghiệp tư nhân, FDI
còn hạn chế.
Về phía tổ chức đại diện của người
sử dụng lao động, hiện nay, tổ chức
này ở cấp trung ương gồm: Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
(VCCI) và Liên minh Hợp tác xã Việt
Nam. Phòng Thương mại và công
nghiệp Việt Nam là “tổ chức quốc gia
tập hợp và đại diện cho cộng đồng
doanh nghiệp, người sử dụng lao động
và các hiệp hội doanh nghiệp ở Việt
Nam”11. Liên minh Hợp tác xã Việt
Nam “là tổ chức kinh tế – xã hội có tư
cách pháp nhân, được thành lập ở trung
ương và tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương”12. Ở cấp tỉnh đều có Liên
minh Hợp tác xã, nhưng vẫn còn nhiều
tỉnh, thành phố chưa có Chi nhánh
Phòng Thương mại và Công nghiệp cấp
tỉnh. Theo quy định, VCCI có vai trò đại
diện cho chủ sử dụng lao động, nhưng
chưa có cơ chế cụ thể nào qui định vai
trò đại diện cho giới chủ của VCCI. Vì
thế, nhiều doanh nghiệp không chấp
nhận vai trò cầu nối của VCCI. Hiệp hội
các doanh nghiệp chưa hoàn toàn gắn
kết với VCCI, hoạt động mang tính chất
xúc tiến thương mại và đầu tư là chủ
yếu, chưa thực hiện vai trò đại diện
người sử dụng lao động trong đối thoại,
11 Điều 1 Điều lệ Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam
12 Điều lệ Liên minh Hợp tác xã Việt Nam do Đại
hội toàn quốc lần III thông qua ngày 27/01/2005,
được công nhận bởi Quyết định số 75/2005/QĐ-
TTg ngày 11/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ.
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 46/Quý I - 2016
48
thương lượng với đại diện người lao
động để tham vấn, ký kết thoả ước lao
động tập thể, hoà giải, giải quyết tranh
chấp lao động và đình công và chưa có
đầu mối để tập trung hoạt động của các
hiệp hội trong hỗ trợ phát triển quan hệ
lao động. Các hiệp hội hoạt động chưa
thường xuyên, thiếu kinh phí, thiếu nhân
sự, thiếu chuyên gia tư vấn hiểu biết sâu
về quan hệ lao động. Hơn nữa, còn có
sự chồng chéo chức năng giữa các tổ
chức đại diện NSDLĐ dẫn tới hoạt động
chưa hiệu quả.
- Mô hình Ủy ban quan hê ̣ lao
đôṇg hoạt động chưa thực sự hiệu quả
Ở Việt Nam, mô hình Ủy ban
QHLĐ ra đời vào năm 2007 đã đặt nền
móng đầu tiên cho việc hình thành hệ
thống thiết chế quan hệ ba bên trong
QHLĐ. Ủy ban QHLĐ ra đời là tổ chức
tư vấn cho Chính phủ về cơ chế,
chính sách, giải pháp xây dựng QHLĐ
lành mạnh và tăng cường cơ chế phối
hợp giữa cơ quan, tổ chức liên quan
trong việc phòng ngừa và giải quyết
tranh chấp lao động, đình công. Mô
hình Ủy ban QHLĐ dựa trên nền tảng
là quan hệ ba bên và cơ chế ba bền
trong KTTT, do đó mô hình này chỉ
phát huy hiệu quả khi quan hệ ba bên
và cơ chế ba bên đã hình thành và phát
triển theo đúng nguyên tắc thị trường.
Tuy nhiên, mô hình Ủy ban QHLĐ
hiện nay cũng còn nhiều hạn chế do:
Quan hệ ba bên và cơ chế ba bên ở
nước ta đang trong quá trình phát triển
và hoàn thiện nên chưa có những nội
dung hoạt động đầy đủ và toàn diện
đúng như kinh tế thị trường. Quan hệ
ba bên và cơ chế ba bên ở Việt nam tuy
ở phạm vi quốc gia nhưng độ bao phủ
tác động mới chỉ đối với khu vực sản
xuất kinh doanh (doanh nghiệp), lao
động có quan hệ lao động mới chiếm
khoảng 40% lực lượng lao động. Trên
thực tế, hoạt động tham vấn, tư vấn
chính sách thông qua Uỷ ban QHLĐ
còn mang tính vụ việc, chưa có tính
thường xuyên và chuyên nghiệp.
2. Một số kiến nghị hoàn thiện cơ
chế ba bên nhằm góp phần đẩy mạnh
xây dựng quan hệ lao động hài hòa,
ổn định và tiến bộ tại Việt Nam
2.1. Nhóm giải pháp đối với Nhà
nước
- Xây dựng, bổ sung, sửa đổi
pháp luật về lao động, hoàn thiện hệ
thống pháp luật về về quan hệ ba bên
Nhà nước cần hoàn thiện khung
pháp lý bảo đảm cơ chế hợp tác, chia sẻ
quyền lực và trách nhiệm giữa Nhà
nước, người sử dụng lao động và người
lao động. Thể chế hoá các quan hệ ba
bên bằng cơ chế chính sách cụ thể, thúc
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 46/Quý I - 2016
49
đẩy quá trình dân chủ hoá trong quan
hệ lao động. Xây dựng nội dung và cơ
chế vận hành quan hệ ba bên phải cụ
thể, rõ ràng về trách nhiệm, quyền hạn
mà mỗi bên cần thực hiện và phối hợp
với nhau.
- Tăng cường công tác tuyên
truyền phổ biến pháp luật lao động: Cơ
quan quản lý nhà nước về lao động phải
chủ trì và phối hợp với Công đoàn,
Phòng Thương mại và công nghiệp
Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã thực
hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật lao động cho
người lao động và người sử dụng lao
động, chú trọng các doanh nghiệp sử
dụng nhiều lao động, có nhiều khả năng
xảy ra tranh chấp, đình công; tổ chức
tập huấn, hướng dẫn, tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật cho các chủ
thể trong QHLĐ.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động
của Ủy ban QHLĐ
Tiếp tục hoàn thiện tổ chức, nâng
cao vai trò trách nhiệm của tổ chức đại
diện người lao động và người sử dụng
lao động ở các cấp, ngành để thúc đẩy
quá trình phát triển quan hệ lao động tại
doanh nghiệp; mở rộng đối tác và đối
tượng tham gia ký kết thỏa ước lao
động tập thể ngành. Hỗ trợ các địa
phương giải quyết tranh chấp lao động
và đình công ,đẩy mạnh việc tuyên
truyền phổ biến pháp luật lao động cho
người lao động và người sử dụng lao
động; Tăng cường các hoạt động đối
thoại, thương lượng ký kết thỏa ước lao
động tập thể tại doanh nghiệp; Tiếp tục
củng cố thiết chế ba bên của quan hệ
lao động thông qua việc thành lập tổ
chức đại diện người sử dụng lao động
tại các tỉnh, thành phố lớn.
2.2. Nhóm giải pháp nâng cao
năng lực đại diện của NLĐ và
NSDLĐ trong QHLĐ
* Nâng cao năng lực đại diện của
NLĐ trong QHLĐ
Đối với Việt Nam, đại diện của
NLĐ trong QHLĐ là tổ chức công
đoàn. Nâng cao năng lực đại diện của
NLĐ chính là phát triển tổ chức công
đoàn và nâng cao năng lực hoạt động
của công đoàn phù hợp với kinh tế thị
trường.Cần phát triển các tổ chức công
đoàn trong tất cả các DN. Cần phải có
trương trình tổng thể ở cấp quốc gia về
thúc đẩy thành lập tổ chức công đoàn
trong doanh nghiêp̣, nơi chưa có công
đoàn, để đại diện cho người lao động
phù hợp với pháp luật.
- Đối với tổ chức công đoàn tham
gia vào cơ chế ba bên ở cấp quốc gia cần
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 46/Quý I - 2016
50
nâng cao năng lực tham gia xây dựng
pháp luật (tham gia trực tiếp xây dựng
pháp luật; kiến nghị các vấn đề liên quan
đến lợi ích của người lao động, tham gia
thảo luận); đồng thời nâng cao năng
lực tham gia thanh tra, giám sát việc thực
hiện pháp luật lao động.
- Phát triển số lượng Đoàn viên
công đoàn khu vực kinh tế ngoài quốc
doanh đi đôi với việc nâng cao chất
lượng hoạt động của Công đoàn cấp cơ
sở, đặc biệt là Công đoàn cơ sở của các
doanh nghiệp khu vực kinh tế ngoài
quốc doanh.
- Cần tăng cường cán bộ chuyên
trách cho Công đoàn cấp cơ sở đồng
thời với việc tạo cơ chế bảo vệ cán bộ
công đoàn không chuyên trách.
* Tăng cường năng lực đại diện
cho NSDLĐ trong QHLĐ
Để nâng cao năng lực đại diện cho
NSDLĐ trong QHLĐ cần tập trung vào
các nội dung sau:
- Hình thành tổ chức đại diện cho
NSDLĐ ở cấp ngành và xác định mối
quan hệ giữa tổ chức đại diện NSDLĐ
cấp Quốc gia, cấp ngành với chủ sử
dụng lao động cấp DN.
- Nâng cao năng lực tham gia
hoạch định chính sách, pháp luật lao
động của tổ chức đại diện NSDLĐ,
trong đó nhất là cơ chế lấy ý kiến tham
vấn chính sách của các chủ sử dụng lao
động (chủ DN) để chính sách pháp luật
khi ban hành đáp ứng yêu cầu của
NSDLĐ.
- Nâng cao năng lực quản lý, điều
hành DN, xây dựng thương hiệu, văn
hoá doanh nghiệp góp phần xây
dựng và thúc đẩy QHLĐ lành mạnh.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Xuân Thu, Vai trò của tổ
chức đại diện người lao động trong cơ chế
ba bên, Hà Nội, 2014
2. Nghiên cứu về Việt Nam và cơ chế
ba bên - Hà Nội 1995 (Báo cáo của Dự án
khu vực Châu Á - Thái Bình Dương về cơ
chế ba bên do Na Uy tài trợ).
3. TS. Đào Thị Hằng, Cơ chế ba bên
và khả năng thực thi trong pháp luật lao
động Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và Pháp
luật.
4. Lê Tâm, Quan hệ lao động của Việt
Nam và Kinh nghiệm hoạt động công đoàn
của các nước, 2013.
5. Trung tâm hỗ trợ phát triển quan
hệ lao động, Giáo trình quan hệ lao động
6. Cácwebsite:
.org;
..
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoan_thien_co_che_ba_ben_nham_gop_phan_cai_thien_quan_he_lao.pdf