Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị

LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XÂY LẮP 3 A. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NGÀNH XÂY DỰNG CƠ BẢN, CỦA SẢN PHẨM XÂY LẮP ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP 3 I.ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NGÀNH XÂY DỰNG CƠ BẢN VÀ CỦA SẢN PHẨM XÂY LẮP CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN 3 II. CHI PHÍ SẢN XUẤT SẢN PHẨM XÂY LẮP 6 III. GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP 12 IV. MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 16 B. HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP 18 I. VAI TRÒ, YÊU CẦU, NHIỆM VỤ CỦA HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 18 II. HẠCH TIÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP 19 III. TỔ CHỨC HỆ THỐNG SỔ KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO KẾ TOÁN 43 IV. ĐẶC ĐIỂM HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 44 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG ĐÔ THỊ 47 I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG ĐÔ THỊ 47 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 47 2. Nguyên tắc hoạt động và quản lý của Công ty 47 3. Đặc điểm về tổ chức bộ máy kế toán và hình thức kế toán của Công ty 50 4. Tổ chức sản xuất tại Công ty Đầu tư và phát triển hạ tầng đô thị 53 II. TỔ CHỨC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG ĐÔ THỊ 55 III. TỔ CHỨC TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG ĐÔ THỊ 76 IV. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG ĐÔ THỊ 78 PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY ĐÂÙ TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG ĐÔ THỊ 82 I. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC HẠCH TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH ĐÚNG TÍNH ĐỦ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 82 II. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG ĐÔ THỊ 83 III. NHỮNG TỒN TẠI VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TAỊ CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG ĐÔ THỊ 85 IV. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢM CHI PHÍ HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 97 KẾT LUẬN 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO 101

doc136 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 3486 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ập hợp trực tiếp vào chi phí sản xuất chung của công trình đó như chi phí giao dịch, chi phí tiếp khách... Căn cứ vào các chứng từ về các khoản mục chi phí sản xuất chung phát sinh như phiếu chi tiền mặt, giấy thanh toán, hóa đơn... liên quan đến công trình kế toán hạch toán vào TK6278. 3.5. Chi phí thuê ngoài khác Một số chi phí khác như chi phí vận chuyển mua riêng, hợp đồng riêng liên quan đến công trình giao hoàn toàn cho người bán: lắp đặt khung, vận chuyển phế thải, dịch vụ mua ngoài... được hạch toán vào bên Nợ của tài khoản 154 và khi tính giá thành thì được kết chuyển sang bên Có của tài khoản này. Đây cũng là một khoản mục chi phí phát sinh chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong giá thành của công trình, hạng mục công trình hoàn thành. * Hạch toán thiệt hại trong sản xuất Do áp dụng hình thức khoán gọn tới các xí nghiệp nên buộc các xí nghiệp phải có trách nhiệm trong hoạt động thi công xây lắp của mình nên chi phí về thiệt hại trong sản xuất là hầu như không có. Nếu có phát sinh thì thiệt hại tại công trình nào thì công trình đó chịu trách nhiệm đền bù vật chất và làm lại theo đúng yêu cầu chứ công ty không hỗ trợ đối với những thiệt hại đó. III.TỔ CHỨC TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG ĐÔ THỊ 1.Tổng hợp chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp: Các chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong tháng được chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình được tập hợp vào Sổ cái các TK621,622,623,627,154. Mỗi công trình, hạng mục công trình được ghi vào một dòng trong bảng tính giá thành, chi phí sản xuất chung cũng được tập hợp ngay theo đúng đối tượng sử dụng mà ít khi phải tiến hành phân bổ. Đến cuối quý, kế toán tiến hành kết chuyển các chi phí sản xuất tập hợp trên các TK621,622,623,627,154 sang bên Nợ TK154 để phục vụ việc tính giá thành từng quý. Giá trị công trình được xác định theo phương pháp tổng cộng chi phí phát sinh từ khi khởi công đến khi công trình hoàn thành bàn giao, tuy nhiên đối với một số công trình có thời gian thi công dài như Sumi Hanel (từ quý III/2000 đến quý III/2001 thì thanh toán bàn giao thành 2 đợt). 2.Đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành. +Đối tượng tính giá thành: các công trình, hạng mục công trình hoàn thành và các đơn đặt hàng. +Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang của từng công trình, hạng mục công trình phụ thuộc vào phương thức thanh toán khối lượng công tác xây lắp hoàn thành giữa bên A và công ty. Công ty thực hiện riêng đối với hai loại công trình như sau: *Đối với các công trình, hạng mục công trình có thời gian thi công ngắn (trong vòng một năm): +Kỳ tính giá thành: thời điểm kết thúc hoàn thành bàn giao công trình, hạng mục công trình. +Do công ty chủ yếu thống nhất việc thanh toán được thực hiện sau khi hoàn thành công trình nên giá trị khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ là tổng chi phí sản xuất từ khi khởi công công trình đến cuối quý đó. *Đối với các công trình, hạng mục công trình có thời gian thi công dài (kéo dài nhiều năm): +Kỳ tính giá thành: thời điểm thanh toán theo từng đợt, thường là cuối mỗi năm. +Công ty tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang khi bàn giao để thanh toán vào từng đợt thanh toán cuối mỗi năm ước tính căn cứ vào dự toán chi phí đã lập ban đầu và khối lượng xây lắp đã hoàn thành bàn giao cũng như những hóa đơn chứng từ tập hợp được liên quan đến công trình trên sổ sách kế toán và kết quả đánh giá, nghiệm thu công trình. Cụ thể đối với công trình Sumi Hanel, giá trị sản phẩm xây lắp dở dang cuối quý IV năm 2000 được xác định bằng 3.087.394.971 Còn chi phí sản xuất dở dang cuối mỗi quý thì chính là tổng chi phí sản xuất phát sinh trong quý đó cộng với chi phí sản xuất dở dang đầu quý. Hàng quý, khi có một công trình, hạng mục công trình nào hoàn thành thì công ty cùng với bên A đánh giá và tiến hành nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình hoàn thành đó. +Giá thành sản phẩm là tổng chi phí sản xuất bỏ ra để hoàn thành công trình, hạng mục công trình đó. Chẳng hạn đối với công trình Nhà sản xuất chính Sumi Hanel: +Bắt đầu thi công vào quý III năm 2000 +Thời điểm hoàn thành vào tháng 5 năm 2001 Bàn giao đợt I cuối quý IV năm 2000, trong đó: -Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ (số liệu từ quý III chuyển sang) là:2.300.000.000. -Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ là: 6.360.242.472 -Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ: 3.087.394.971 Công thức tính giá thành: Z= D đk + CPtk – Dck Trong đó: Z: giá thành thực tế của công trình, hạng mục công trình D đk: chi phí sản xuất kinh doanh đầu kỳ CPtk: chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ Dck: chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ Giá thành công trình Sumi Hanel đợt I là: Z= 2.300.000.000 + 6.360.242.472 – 3.087.394.971 = 5.572.847.501 +Trong đó số liệu cuối quý II/2001 như sau: -Dở dang đầu kỳ:3.732.295.704 -Chi phí phát sinh trong kỳ:1.705.584.169 Trong đó: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 436.791.457 Chi phí nhân công trực tiếp:198.888.900 Chi phí sửa chữa máy thi công: 4.283.679 Chi phí sản xuất chung: 445.217.388 Chi phí thuê ngoài khác: 620.402.745 -Giá thành công trình Hanel đợt II là: 3.732.295.704 + 1.705.584.169 = 5.437.879.873 IV. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG ĐÔ THỊ Tình hình biến động chi phí sản xuất phản ánh trình độ quản lý, điều hành, khai thác, sử dụng nguyên vật liệu, lao động, máy móc thiết bị của tất cả các doanh nghiệp và chi phí sản xuất là cơ sở cấu tạo nên giá thành, vì vậy, tiết kiệm chi phí chính là cơ sở để hạ giá thành sản phẩm. 1. Phân tích giá thành sản phẩm xây lắp theo khoản mục chi phí sản xuất Để theo dõi chi phí sản xuất không thể chỉ dựa vào số liệu tổng cộng toàn công ty mà người quản lý còn phải nắm bắt được số liệu của từng công trình, hạng mục công trình. Hạch toán chi phí theo khoản mục có tác dụng lớn trong việc so sánh giá thành thực tế và giá thành dự toán của từng công trình. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp xây lắp, việc lâp dự toán chi phí giá thành công trình, hạng mục công trình trước khi thi công là vô cùng cần thiết. Hơn nữa, do cơ chế thị trường trong những năm gần đây công việc lập kế hoạch giá thành phụ thuộc vào việc đấu thầu của công ty nên công ty không lập chỉ tiêu kế hoạch giá thành. Do đó, khi phân tích chúng ta chỉ có thể so sánh giữa giá thành thực tế và giá thành dự toán. Thông qua việc phân tích sự biến động trong giá thành, các khoản mục chi phí trong giá thành giữa thực tế với dự toán, công ty có thể tìm ra nguyên nhân gây ra thất thoát để hạn chế đồng thời phát huy những biện pháp tiết kiệm làm giảm chi phí. Tại công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị, các khoản mục chi phí được lập dự toán là: -Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp -Chi phí nhân công trực tiếp -Chi phí sửa chữa máy thi công -Chi phí sản xuất chung -Chi phí thuê ngoài Cụ thể đối với công trình Sumi Hanel tính đến khi hoàn thành thì số liệu các khoản mục trong giá thành được thể hiện như sau: Qua số liệu tính toán của công trình Sumi Hanel ta có thể nhận định rằng tại tất cả các khoản mục chi phí của công trình đều có sự lãng phí dẫn tới tăng giá thành công trình do đó làm giảm lợi nhuận trước thuế so với kế hoạch là 1.330.940.804 Điều đó có thể do nhiều nguyên nhân như có sự phát sinh những chi phí bất thường không có trong dự toán do chủ đầu tư yêu cầu hoặc do thời gian thi công kéo dài qua các năm nên kiểu dáng hoặc vật liệu có sự thay đổi... song không thể phủ nhận nguyên nhân có sự thất thoát, lãng phí. Điều đó cho thấy công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành tại công ty không có hiệu quả. Do vậy, để công ty có thể tối đa hoá lợi nhuận ta cần nghiên cứu tìm ra nguyên nhân để từ đó có các biện pháp khắc phục kịp thời. 2. Phân tích sự biến động của các khoản mục chi phí trong giá thành 2.1. Phân tích khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Giá trị đự toán chi phí vật liệu là 4.996.526.270 chiếm 51,61% giá trị dự toán toàn bộ công trình. Trên thực tế, chi phí vật liệu là 5.163.999.332 có tỷ trọng là 46,89% nhưng công ty đã lãng phí một lượng chi phí vật liệu so với dự toán là 167.473.062 đ. Khoản mục này tăng lên có thể do nhiều nguyên nhân: - Công tác bảo quản vật liệu không tốt dẫn tới thất thoát nguyên vật liệu. - Máy móc của công ty không được sử dụng hết công suất trong thời gian thi công nên chi phí nguyên vật liệu tiêu hao tăng lên. - Do thay đổi trong thiết kế thi công công trình. 2.2. Phân tích khoản mục chi phí nhân công trực tiếp Khoản mục chi phí này trong dự toán là 577.800.100 chiếm 5,97% giá trị dự toán của toàn bộ công trình. Trên thực tế, chi phí nhân công trực tiếp là 1.186.443.334 chiếm 10,78% , công ty đã lãng phí 608.643.234 đ. Khoản mục này tăng lên có thể do nhiều nguyên nhân: -Tổ chức quản lý lao động không tốt đặc biệt là đối với các lao động thuê ngoài -Do thay đổi thiết kế thi công công trình. 2.3. Phân tích khoản mục chi phí sửa chữa máy thi công Khoản mục chi phí này trong dự toán là 15.400.000 chiếm 0,16% giá trị dự toán của toàn bộ công trình. Trên thực tế, chi phí sửa chữa máy thi công là 16.652.470 cũng chiếm 0,16% . Tuy nhiên, công ty đã lãng phí 1.252.470 đ. Khoản mục này tăng lên có thể do các nguyên nhân sau: -Tổ chức quản lý, sử dụng, bảo quản máy thi công không tốt. -Sử dụng thêm các loại máy thi công ngoài dự kiến. 2.4. Phân tích khoản mục chi phí sản xuất chung Chi phí của khoản mục này trong dự toán là 556.000.000 chiếm 5,75% giá trị dự toán của toàn bộ công trình. Trên thực tế, chi phí sản xuất chung là 1.357.252.951 chiếm 12,33% . Như vậy, công ty đã lãng phí 801.252.951 đ. Khoản mục này tăng lên có thể do các nguyên nhân sau: -Do công ty thuê ngoài quá nhiều như thuê ngoài máy thi công mà không sử dụng máy móc của công ty. -Do thuê thêm công nhân 2.5. Phân tích khoản mục chi phí thuê ngoài khác Chi phí của khoản mục này trong dự toán là3.534.060.200 chiếm 36,51% giá trị dự toán của toàn bộ công trình. Trên thực tế, chi phí thuê ngoài khác là 3.286.379.287 chiếm 29,84% . Như vậy, công ty đã tiết kiệm được 247.680.913 đ. Khoản mục này giảm đi có thể do các nguyên nhân sau: -Do công ty quản lý tốt các khoản chi phí thuê ngoài -Do không có sự biến động lớn trong thi công. Qua phân tích ta thấy rằng trong tất cả các khoản mục chi phí ta nhận thấy công trình Sumi Hanel đã lãng phí rất nhiều loại chi phí, cụ thể là các khoản mục sau: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sửa chữa máy thi công, chi phí sản xuất chung, riêng khoản mục chi phí thuê ngoài khác là đã tiết kiệm được chi phí. Chi phí nguyên vật liệu luôn chiếm một tỷ trọng lớn nhất (46,89%) so với tổng chi phí, tiếp theo là chi phí thuê ngoài khác chiếm (29,84%), kế đến là chi phí sản xuất chung chiếm (12,33%), sau đó đến chi phí nhân công chiếm (10,78%) và cuối cùng là chi phí sửa chữa máy thi công chiếm (0,16%) tổng chi phí. Số liệu trên cho thấy chi phí nguyên vật liệu và chi phí thuê ngoài khác là hai khoản mục chi phí quan trọng có ảnh hưởng vô cùng to lớn tới tổng giá thành sản phẩm của công ty do đó, một sự thay đổi nhỏ trong khoản mục chi phí này cũng dẫn tới sự thay đổi lớn trong tổng chi phí. Tóm lại công ty cần phải xem xét lại nguyên nhân chính xác của việc tăng giảm chi phí thi công để có biện pháp làm giảm các chi phí, đồng thời xây dựng được một dự toán hợp lý hơn và quản lý chặt chẽ trong quá trình thi công để đảm bảo các khoản mục chi phí luôn được tiết kiệm nhằm giảm giá thành công trình, hạng mục công trình thi công. PHẦN III PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG ĐÔ THỊ I. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC HẠCH TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH ĐÚNG, TÍNH ĐỦ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Trong sự cạnh tranh khắc nghiệt hiện nay, một doanh nghiệp muốn đứng vững và tồn tại trong cơ chế thị trường thì phải biết khai thác, phát huy khả năng, thế mạnh của mình phải biết xác định chính xác các khoản chi phí bỏ ra , không ngừng nghiên cứu tìm tòi áp dụng công nghệ tiên tiến nhằm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Để đáp ứng được yêu cầu đó các doanh nghiệp phải chú trọng tới công tác tổ chức hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sao cho công tác đó được tiến hành một cách đúng đắn và khoa học nhất. Cũng như các phần hành kế toán khác nói chung để đáp ứng được yêu cầu quản lý của đơn vị, công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũng cần phải bảo đảm các nguyên tắc kế toán đó là: +Nguyên tắc tính đúng, tính đủ +Nguyên tắc kịp thời Trong hai nguyên tắc cơ bản trên thì nguyên tắc tính đúng, tính đủ thường hay bị vi phạm do các nguyên nhân khách quan và chủ quan của doanh nghiệp, điều này dẫn đến rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý chi phí và tính giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp đó. Sở dĩ như vậy là do nếu doanh nghiệp không hạch toán đầy đủ và chính xác các khoản mục chi phí thì không thể đánh giá đúng kết quả sản xuất để từ đó đề ra các biện pháp để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm và các biện pháp quản lý cần thiết nhằm thúc đẩy hoạt động của doanh nghiệp mình. Nếu doanh nghiệp phát huy được những ưu điểm để hạ giá thành sản phẩm thì không những tăng được lợi nhuận mà còn thực hiện tốt được trách nhiệm của mình đối với Nhà nước cũng như các cán bộ công nhân viên. Chính vì vậy, tính đúng tính đủ chi phí trong giá thành sản phẩm có tầm quan trọng vô cùng to lớn đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn quan tâm tới công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một cách khoa học nhất dựa trên những căn cứ sau: -Chế độ tài chính kế toán hiện hành. -Tính chất đặc thù của ngành, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. -Quy mô, hình thức sản xuất và trình độ quản lý của doanh nghiệp. -Yêu cầu và tính đặc thù trong quản lý của doanh nghiệp. -Trình độ chung của bộ máy kế toán của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần chủ động thực hiện theo các căn cứ trên để không những nâng cao được vị thế của mình trên thị trường mà còn đóng góp vào sự nghiệp phát triển chung của ngành XDCB và của đất nước. II. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG ĐÔ THỊ Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị là một doanh nghiệp Nhà nước với lịch sử hơn 30 năm hình thành và phát triển đã không ngừng phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn ngày càng lớn mạnh cả về quy mô lẫn chất lượng sản xuất và khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường. Công ty không những cố gắng phấn đấu hoàn thành vượt mức nhiệm vụ kế hoạch do Sở xây dựng giao mà còn rất năng động trong việc tìm kiếm cách tiếp cận thị trường, mở rộng loại hình kinh doanh, thu hút khách hàng và ký kết thêm các quy mô tính chất và điều kiện cụ thể của mỗi công trình, Công ty có thể tổ chức đấu thầu xây lắp toàn bộ công trình hoặc từng hạng mục công trình. Đối với mỗi dự án, Phòng Kế hoạch của Công ty có nhiệm vụ lập hồ sơ dự thầu với phương án tối ưu để thắng thầu công trình. Ngoài ra, Công ty luôn chủ động phát huy thế mạnh thông qua khai thác khả năng của các đơn vị bạn trong mối quan hệ liên doanh liên kết. Có thể thấy rằng, để đạt được những thành quả như ngày nay là do sự cố gằng nỗ lực của ban lãnh đạo công ty nói riêng và từng thành viên của công ty nói chung. *Về mặt tổ chức quản lý: Công ty đã xây dựng được mô hình quản lý khoa học, năng động, các bộ phận chức năng được tổ chức chặt chẽ, phân công phân nhiệm rõ ràng và hoạt động có hiệu quả, phù hợp với những yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Cán bộ lãnh đạo có năng lực và trình độ chuyên môn cao, có tâm huyết với sự phát triển của công ty nói riêng và của toàn ngành xây dựng nói chung. *Về mặt tổ chức sản xuất: Công ty đã chủ động trong sản xuất kinh doanh, tạo được uy tín lớn trên thị trường, ban lãnh đạo công ty có thể quản lý kinh tế, tổ chức sản xuất và giám sát thi công một cách khoa học và hiệu quả. *Về bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán của công ty gồm 5 kế toán, được tổ chức gọn nhẹ, quy trình làm việc khoa học, cán bộ kế toán có trình độ, năng lực và nhiệt tình, được bố trí hợp lý tạo điều kiện nâng cao trách nhiệm công việc được giao. Phòng tài vụ được bố trí thoáng mát thuận lợi cho việc giao dịch, làm việc... nhờ vậy, công tác hạch toán được thực hiện một cách hiệu quả góp phần đắc lực vào công tác quản lý của công ty. *Về hệ thống chứng từ: Nhìn chung, chứng từ ban đầu được tổ chức hợp pháp, hợp lệ, đầy đủ, theo đúng quy định của Bộ Tài Chính, ngoài ra còn sử dụng một số chứng từ khác theo quy định riêng của công ty. *Về phương pháp kế toán: Phương pháp kê khai thường xuyên phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và yêu cầu của công tác quản lý tại công ty là cung cấp kịp thời, thường xuyên các thông tin. *Về hình thức tổ chức sổ sách kế toán: Công ty áp dụng hình thức sổ Nhật ký chứng từ, hình thức này phù hợp với quy mô, loại hình, đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhìn chung, các sổ sách công ty đang sử dụng cũng đáp ứng được yêu cầu quản lý của công ty đặt ra, đảm bảo được sự thống nhất về phạm vi và phương pháp tính toán các chỉ tiêu kế toán và các bộ phận có liên quan. *Về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành: Được xác định phù hợp với đặc điểm sản xuất của công ty. Công ty hiện nay đang áp dụng hình thức giao khoán nội bộ cho các xí nghiệp trực thuộc công ty, đây là một hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với đặc điểm và tình hình sản xuất của công ty. Do vậy, các xí nghiệp phải tự giác nâng cao tinh thần trách nhiệm và ý thức tự chủ trong sản xuất, đồng thời các giám đốc xí nghiệp phải được quy định trách nhiệm rõ ràng trước Giám đốc công ty về tiến độ và chất lượng thi công của công trình cũng như thực hiện đúng quy định pháp luật về việc hoàn tất hồ sơ, quyết toán và bàn giao công trình. Đồng thời đảm bảo chế dộ chính sách, nâng cao đời sống cho các cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp. Nhìn chung, công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã đáp ứng được yêu cầu quản lý đặt ra về thời gian và tính chính xác. Mặt khác, chi phí sản xuất chủ yếu được tập hợp trực tiếp, giảm bớt việp phân bổ chi phí, tăng mức độ chính xác cho việc tính giá thành sản phẩm. Những ưu điểm trên đây có được là do kết quả lao động của toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty và trong đó có một phần đóng góp không nhỏ là sự cố gắng của phòng Tài vụ vì sự phát triển lớn mạnh của Công ty. III. NHỮNG TỒN TẠI VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG ĐÔ THỊ Qua thời gian thực tập tại Công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị, được sự chỉ bảo tận tình của các cán bộ tại Phòng Tài vụ công ty em đã có điều kiện tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh và thực trạng công tác kế toán tại công ty. Dưới góc độ là một sinh viên thực tập em xin phép mạnh dạn đưa ra một số ý kiến về những tồn tại trong công tác quản lý và tổ chức hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm cùng phương hướng hoàn thiện những tồn tại đó ở Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị. 1. Đối với hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Do đặc điểm của ngành XDCB là hoạt động sản xuất phụ thuộc lớn vào nhiều yếu tố ngoại cảnh và trong quyết định 1864 của Bộ Tài Chính cũng đã quy định các doanh nghiệp xây lắp cần thực hiện việc trích trước lương phép cho công nhân trực tiếp sản xuất. Việc tiến hành trích trước lương phép cho công nhân viên hàng tháng sẽ giúp doanh nghiệp tránh được sự biến động của giá thành sản phẩm xây lắp khi thực tế phát sinh. Tuy nhiên tại công ty, kế toán không tiến hành trích trước lương phép cho cán bộ công nhân viên. Thực tế trong một công trình ở một tháng nào đó thì không gây ra ảnh hưởng lớn nhưng tất cả các công trình hạch toán như vậy sẽ gây ra biến động lớn cho chi phí sản xuất của công ty. Để khắc phục tình trạng trên, đảm bảo tính đúng, không gây ra sự biến động lớnvề chi phí sản xuất thì công ty nên thực hiện việc trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất vào đầu năm với mức trích như sau: Mức trích tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất = Tiền lương chính trực tiếp phải trả cho công nhân sản xuất hàng tháng x Tỷ lệ trích trước Trong đó: Tỷ lệ trích trước = Tổng số tiền lương phép kế hoạch của CNSX x 100% Tổng số tiền lương chính kế hoạch của CNSX Khi tính được mức trích trước tiền lương nghỉ phép của từng xí nghiệp thì kế toán hạch toán: Nợ TK 622 Có TK 335 Khi có công nhân nghỉ phép thì công ty hạch toán: Nợ TK 335 Có TK334 Khi thanh toán lương phép kế toán công ty định khoản: Nợ TK 334 Có TK111 Trong trường hợp chi phí này lớn hơn kế hoạch kế toán tiến hành điều chỉnh cuối tháng: Nợ TK 622 Có TK335 Ngược lại nếu trích thừa: Nợ TK 335 Có TK 721 Trên cơ sở quy định về mức tiền lương của Nhà nước, mỗi doanh nghiệp tự xác định tỷ lệ trích trước tiền lương phép của công nhân phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp mình. SƠ ĐỒ KIẾN NGHỊ HẠCH TOÁN TRÍCH TRƯỚC LƯƠNG PHÉP TK334 TK335 TK622 Lương phép phải trả Trích trước tiền lương phép thực tế cho CNTT sx theo kế hoạch của CNTT sx TK721 Phần trích thiếu so với lương ttế phải trả cho CNTT sx Phần trích thừa so với lương ttế trả CNTT sx 2. Phân bổ công cụ, dụng cụ sản xuất Đối với các công cụ dụng cụ luân chuyển, công ty nên căn cứ vào giá trị, đặc điểm của từng loại để phân bổ cho các công trình, hạng mục công trình một cách hợp lý nhằm tập hợp chi phí sản xuất đầy đủ và chính xác. Với các loại công cụ dụng cụ luân chuyển như cốp pha, ván khuôn,... khi đưa vào sử dụng kế toán ghi trị giá công cụ dụng cụ xuất dùng vào sổ cái TK142, TK153 . Trong thời gian sử dụng, kế toán căn cứ vào mức độ tham gia của công cụ dụng cụ vào quá trình thi công để phân bổ cho các đối tượng tập hợp chi phí. Cụ thể đối với công cụ dụng cụ luân chuyển như cốp pha khi xuất dùng kế toán có thể phân bổ trị giá công cụ dụng cụ đó theo số lần sử dụng. Số lần sử dụng được tính theo định mức về khấu hao và hệ số luân chuyển của ngành xây dựng và được công ty cho phép áp dụng. Theo phương án này, công ty xác định số lần có thể sử dụng cho cả bộ cốp pha, ván khuôn, sau đó hàng tháng căn cứ vào số lần sử dụng của chúng để phân bổ cho các đối tượng sử dụng theo công thức: Trị giá phân bổ trong tháng = Nguyên giá bộ cốp pha, ván khuôn x Số lần sử dụng trong tháng Tổng số lần có thể sử dụng Kế toán phân bổ trị giá này cho đối tượng sử dụng theo định khoản: Nợ TK6273 (chi phí công cụ dụng cụ sx) Có TK142 (chi phí trả trước) Trường hợp bộ phận sử dụng báo hỏng, báo mất, kế toán xác định trị giá phế liệu thu hồi theo giá có thể bán trên thị trường, số bắt bồi thường và xác định trị giá công cụ dụng cụ còn lại phải phân bổ vào chi phí sản xuất chung của công trình, hạng mục công trình. Trị giá CCDC còn lại phải phân bổ = Trị giá CCDC còn lại - Trị giá phế liệu thu hồi hoặc bồi thường (A) (B) (C) Kế toán ghi sổ như sau: Nợ TK6273 (chi phí công cụ dụng cụ sx):A Nợ TK153: Nợ TK138: C Có TK142 (chi phí trả trước): B Tại công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị, phương án này có tính khả thi vì khi công cụ dụng cụ mua về, kế toán xí nghiệp đều phải nộp phiếu nhập kho, nếu mua về sử dụng ngay thì kế toán nộp hóa đơn mua hàng về phòng tài vụ công ty. Do đó, kế toán có thể theo dõi quản lý và phân bổ riêng cho từng loại dựa trên báo cáo tình hình sử dụng do các xí nghiệp xây lắp gửi lên hàng tháng. Cụ thể: Trong sổ kế toán tháng 10/2000của công ty chi phí bộ cốp pha sử dụng cho công trình Sumi Hanel là 17.882.200 đ. Đây cũng chính là nguyên giá của bộ cốp pha và công trình Sumi Hanel là công trình sử dụng bộ cốp pha này đầu tiên. Kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho công cụ dụng cụ ghi vào sổ kế toán như sau: Nợ TK6273 :17.882.200 Có TK 153: 17.882.200 Điều này là bất hợp lý vì dựa vào định mức về khấu hao và hệ số luân chuyển của ngành xây dựng thì bộ cốp pha này có thể sử dụng 20 lần. Trên thực tế, xí nghiệp Công trình 1 sử dụng bộ cốp pha phục vụ thi công công trình Sumi Hanel trong tháng 10/2000 là một lần. Để khắc phục tồn tại này, áp dụng theo kiến nghị, chi phí công cụ dụng cụ luân chuyển sử dụng tính vào chi phí sản xuất công trình Sumi Hanel xác định lại là: Giá trị bộ cốp pha phân bổ cho công trình = 17.882.200/20x1=894.110 Theo phương án phân bổ công cụ dụng cụ luân chuyển trên kế toán ghi sổ theo định khoản: + Nợ TK1421: 17.882.200 Có TK153: 17.882.200 + Nợ TK 6273: 894.110 Có TK 142: 894.110 Do đó chi phí thực tế công cụ dụng cụ luân chuyển (chi phí sử dụng cốp pha) phân bổ cho công trình Sumi Hanel chênh lệch với chi phí dụng cụ sản xuất trong tháng 10/2000 do kế toán xác định trước đây là: 894.110 – 17.882.200 = - 16.988.090 đồng. SƠ ĐỒ SO SÁNH HAI CÁCH HẠCH TOÁN CHI PHÍ CÔNG CỤ DỤNG CỤ Thực trạng Kiến nghị TK153 TK627 TK153 TK627 Toàn bộ Gtrị CCDC pbổ một lần gtrị CCDC TK1421 xuất dùng Gtrị tbộ CCDC Pbổ gtrị pbổ nhiều lần xuất dùng 3. Hệ thống tài khoản sử dụng Hiện nay công ty đang sử dụng một hệ thống tài khoản tập hợp chi phí gồm 5 tài khoản bao gồm: TK621: Chi phí nhân công trực tiếp TK622: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK623: Chi phí sửa chữa máy thi công TK627: Chi phí sản xuất chung TK154: Chi phí thuê ngoài khác Hạch toán như vậy vừa mất thời gian mà hơn nữa còn không đúng với quy định của Bộ Tài Chính. Để thuận lợi cho công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của công ty, theo em nên sử dụng ít tài khoản hơn bằng cách: +Hạch toán toàn bộ chi phí máy thi công vào TK623 thay vì việc chỉ hạch toán chi phí sửa chữa thường xuyên máy thi công vào TK623. +Hạch toán chi phí thuê ngoài khác vào TK6278 thay cho việc sử dụng TK154 Cụ thể: 1)Về phương pháp kế toán chi phí máy thi công: Theo quyết định 1864/1999/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính về kế toán trong doanh nghiệp xây lắp có tổ chức các máy thi công riêng để thi công các công trình thì toàn bộ chi phí liên quan đến những máy thi công đó được tập hợp riêng trên các TK621,622,627(chi tiết cho máy thi công). Cuối kỳ, tổng hợp chi phí vào TK154(1543-chi tiết đội máy thi công) để tính giá thành ca máy hoặc giờ máy từ đó xác định giá trị mà máy thi công phục vụ cho từng công trình, hạng mục công trình theo giá thành ca máy hoặc giờ máy và khối lượng dịch vụ phục vụ cho từng đối tượng. Việc hạch toán như vậy sẽ khiến cho việc quản lý chi phí máy thi công có hiệu quả hơn. Tuy nhiên tại công ty lại thực hiện hạch toán luôn vào TK623 mà không qua TK154 , vì vậy để bảo đảm tính tuân thủ chế độ đồng thời phù hợp với hoạt động của công ty, công ty nên hạch toán chi phí máy thi công vào TK623 như sau: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH Thực trạng TK152, 334... TK623 TK154 Cphí sx thường xuyênMTC Cphí schữa th/x MTC tập hợp cho từng đtượng TK331, 111, 112, ... Cphí dvụ mua ngoài và bằng tiền khác dùng cho sxMTC TK133 Thuế GTGT đvào Kiến nghị TK621 TK154(1543) TK152, 111 NVLTT dùng cho MTC Các khoản ghi giảm cphí sdg MTC TK622 TK623 CPNCTT đ/k MTC Gthành dvụ của đội MTC pvụ TK627 cho các đối tượng TK632 CPSXCcủa đội MTC Gthành dvụ của đội MTC pvụ cho bên ngoài Nếu máy thi công phục vụ bên ngoài thì phải phản ánh thêm doanh thu: TK511 TK111, 112 Doanh thu Tổng giá thanh toán TK3331 Thuế GTGT đra phải nộp(nếu có) 2) Phương pháp kế toán chi phí máy thi công thuê ngoài Theo quyết định số 1864/1999/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính thì nếu doanh nghiệp xây lắp thực hiện thi công công trình theo phương thức hỗn hợp vừa thủ công vừa bằng máy thì trong kết cấu giá thành sản phẩm xây lắp phải có khoản mục chi phí sử dụng máy thi công và hạch toán vào TK623. Thực tế, hiện nay tại công ty tuy máy móc rất nhiều nhưng lượng máy thi công thuê ngoài vẫn chiếm một tỷ lệ tương đối lớn và được hạch toán vào TK6277-Chi phí dịch vụ mua ngoài khác. Do vậy khiến cho các khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm được phản ánh không chính xác và không theo dõi cụ thể chính xác được khoản mục chi phí này, chính vì vậy sẽ không thể có đánh giá đầy đủ các mặt mạnh, yếu trong quản lý để có biện pháp thích hợp. Để phục vụ tốt công tác phân tích chi phí tính giá thành sản phẩm và nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp thì công ty nên hạch toán các khoản chi phí đó vào TK6237-Chi phí dịch vụ mua ngoài. SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CHI PHÍ MÁY THI CÔNG THUÊ NGOÀI Thực trạng Kiến nghị TK111, 112... TK6277 TK111, 112... TK6237 T/hợp cp thuê máy T/hợp cp thuê máy TK133 TK133 Thuế GTGT Thuế GTGT đc ktrừ đc ktrừ 4. Đối với những tài sản cố định đã khấu hao hết Hiện nay tại công ty, số lượng cũng như tỷ trọng những tài sản cố định đã khấu hao hết nguyên giá mà vẫn sử dụng được rất lớn, điều đó chứng tỏ rằng phương pháp khấu hao được áp dụng và việc tổ chức công tác kế toán để xác định mức khấu hao là chưa phù hợp. Nhiệm vụ đặt ra cho công ty là làm sao cho thời gian sử dụng tài sản cố định ước tính để trích khấu hao càng sát tới thời gian sử dụng thực càng tốt. Trong thực tế của công ty hiện nay số tài sản cố định đã khấu hao hết nguyên giá vẫn còn sử dụng chiếm tới gần 50% trong tổng số tài sản cố định (theo nguyên giá) và xu hướng là tỷ trọng này ngày càng lớn, và chúng vẫn tham gia vào quá trình sản xuất lớn mà không cần trích khấu hao thì đương nhiên chỉ tiêu khấu hao sẽ nhỏ, điều này dẫn tới cơ cấu chi phí, giá thành, lợi nhuận thay đổi. Do vậy, để khai thác và quản lý có hiệu quả đối với tài sản cố định đã khấu hao hết nguyên giá mà vẫn đang còn được sử dụng thì công ty nên tổ chức các công tác sau: +Tổ chức kiểm kê đánh giá lại thực trạng của các tài sản cố định đã khấu hao hết. +Mạnh dạn nhượng bán hoặc thanh lý những tài sản đã lạc hậu hoặc hiệu quả sử dụng kém để có cơ hội đầu tư những trang thiết bị mới hiện đại. 5. Hạch toán chi phí sửa chữa TSCĐ Hiện nay, công ty hạch toán chi phí sửa chữa thường xuyên TSCĐ vào TK623 mà không tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Cùng với kiến nghị hạch toán chi phí sửa chữa thường xuyên TSCĐ vào TK6274, kiến nghị việc trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vì lý do sau: Do đặc thù của ngành XDCB, TSCĐ của công ty thường có giá trị rất lớn và đa dạng về chủng loại, vì vậy khi chúng bị hư hỏng thì chi phí để công ty sửa chữa nhằm khôi phục năng lực hoạt động cho chúng thường khá lớn. Thực tế công ty thường tiến hành hạch toán luôn các khoản chi phí sửa chữa lớn đó vào nguyên giá của TSCĐ, điều này phản ánh không đúng nguyên giá của TSCĐ vì chỉ có sửa chữa nâng cấp thì mới được hạch toán tăng nguyên giá tài sản. Với lý do trên, theo kiến nghị Công ty nên hạch toán khoản mục chi phí này vào TK 623, đồng thời để quản lý tốt khoản mục chi phí liên quan đến máy thi công đề nghị phòng Kỹ thuật nên tiến hành lập kế hoạch sửa chữa máy thi công hàng tháng để kế toán thường xuyên trích trước khoản chi phí này. Cụ thể là đối với hạch toán sửa chữa lớn TSCĐ: + Khi trích trước chi phí sửa chữa tài sản cố định vào chi phí kinh doanh trong kỳ theo dự toán, kế toán ghi: Nợ TK 623: Đối với những TSCĐ ở bộ phận sản xuất. Có TK 335 (chi phí phải trả) +Khi công việc sửa chữa lớn diễn ra, tập hợp chi phí sửa chữa tài sản cố định, kế toán ghi: Nợ TK2413 (chi phí sửa chữa TSCĐ) Nợ TK133: VAT tính theo phương pháp khấu trừ (nếu có) Có TK111,112,...:Yếu tố chi phí +Khi công việc sửa chữa hoàn thành kế toán tiến hành tính giá thành thực tế của công việc sửa chữa và tiến hành kết chuyển. -Trường hợp sửa chữa theo kế hoạch, căn cứ vào giá thành thực tế của công viện sửa chữa, kế toán ghi: Nợ TK 335: Có TK 2413: -Nếu giá thành thực tế lớn hơn giá thành dự toán thì phần vượt dự toán được tính vào chi phí kinh doanh trong kỳ kết chuyển chi phí sửa chữa: Nợ TK623 Có TK335: Phần vượt dự toán -Nếu giá thành dự toán đã trích trước lớn hơn giá thành thực tế của công việc sửa chữa thì phần dự toán thừa được ghi tăng thu nhập bất thường: Nợ TK335: Phần dự toán thừa Có TK721 -Trường hợp sửa chữa lớn ngoài kế hoạch thì giá thành thực tế của công việc sửa chữa phải chờ phân bổ ở các kỳ hạch toán sau: Nợ TK142: Chi phí chờ phân bổ Có TK2413: Giá thành sửa chữa lớn -Kế toán xác định số kỳ phân bổ thích hợp tính ra mức phân bổ trong từng kỳ hạch toán và ghi: Nợ TK 623: Có TK 142: Phân bổ chi phí sửa chữa theo từng kỳ hạch toán SƠ ĐỒ KIẾN NGHỊ PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN CHI PHÍ SỬA CHỮA LỚN TSCĐ TK111,112,152 TK623 Chi phí tự sửa chữa lớn TK2413 TK1421 Tổng cphí tự K/c cphí schữa Phân bổ dần sửa chữa lớn ngoài kế hoạch TK331 TK335 Tổng cphí thuê K/c cphí schữa Trích trước sửa chữa lớn trong kế hoạch TK133 TK721 Thuế GTGT Trích thừa đc ktrừ cphí sc lớn Chi phí thuê ngoài sửa chữa lớn 6. Đánh giá sản phẩm làm dở Đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tính giá thành sản phẩm. Để xác định được giá thành thực tế của khối lượng xây lắp hoàn thành trong kỳ buộc công ty phải xác định được chi phí dở dang đầu và cuối kỳ. Tại công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị không tiến hành đánh giá sản phẩm làm dở mà chỉ tiến hành ước tính thông qua khối lượng xây lắp đã hoàn thành và những số liệu có trên sổ sách kế toán để đánh giá ước tính khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ. Do xác định chi phí dở dang cuối kỳ không có căn cứ chính xác, mang tính chất tương đối nên dẫn đến việc tính giá thành sản phẩm không thật chính xác. Để khắc phục tình trạng này, cuối quý công ty nên tiến hành kiểm kê lại khối lượng xây lắp dở dang bằng cách cử các cán bộ kỹ thuật, đội trưởng công trình xác định khối lượng thi công dở dang, mức tiêu hao từng loại vật liệu, từng khoản mục chi phí đã cấu thành nên công trình, hạng mục công trình căn cứ vào bản vẽ thi công ...để kế toán xác định khối lượng xây lắp dở dang theo giá trị dự toán. Phòng kế toán sau khi nhận được khối lượng dở dang, đến ngày 31/12/2000 sẽ tiến hành xác định chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ theo công thức: CPTT của KLXL dở dang cuối kỳ = CPTT của KLXL dở dang đầu kỳ + CPTT của KLXL thực hiện trong kỳ x Giá trị theo dự toán của KLXL dở dang cuối kỳ theo kiểm kê Giá trị dự toán của KLXL hoàn thành bàn giao trong kỳ Giá trị dự toán KLXL dở dang cuối kỳ theo kiểm kê Trong đó: - Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ: lấy số liệu ở bảng khối lượng sản phẩm hoàn thành Quý III năm 2000=2.300.000.000 -Chi phí thực tế phát sinh trong kỳ: lấy số liệu ở bảng tổng hợp chi phí quý IV năm 2000 = 6.360.242.472 -Giá thành bàn giao cuối quý IV năm 2000: lấy số liệu ở bảng tính giá thành Quý IV năm 2000 = 5.572.847.501 -Khối lượng xây lắp dở dang đến cuối quý IV năm 2000 = 3.009.460.806 Vậy: Chi phí thực tế khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ = 2.300.000.000 + 6.360.242.472 x 3.009.460.806 5.572.847.501 + 3.009.460.806 = 3.036.789.097 đ Như vậy, nếu theo sự ước tính của công ty thị giá trị dở dang của khối lượng xây lắp cuối quý IV năm 2000 của công trình Sumi Hanel là 3.087.394.971 đ, còn nếu theo phương pháp kiểm kê khối lượng dở dang theo thực tế thì chi phí dở dang cuối quý IV năm 2000 của công trình chỉ là 3.036.789.097 đ, như vậy sẽ dẫn đến sự thay đổi trong giá thành công trình. Cụ thể là giá thành giảm đi: 3.087.394.971-3.036.789.097 = 50.605.874 đ. 7.Về công tác tổ chức sổ sách kế toán Sổ chi tiết là sổ để phản ánh từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tượng hạch toán riêng biệt mà trên sổ kế toán tổng hợp chưa thực hiện được. Số liệu trên sổ kế toán chi tiết dùng để phản ánh, tập hợp tình hình thi công từng công trình của doanh nghiệp và làm căn cứ để lập bản tổng hợp chi tiết. Tại công ty chưa có các sổ chi tiết 621, 622, 627, 154 mà thực tế các sổ trên là rất cần thiết. Nó phản ánh được một cách cụ thể các chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến mỗi công trình. Sổ chi tiết mà được ghi chép tổ chức đầy đủ và phù hợp thì việc quản lí, theo dõi các chi phí phát sinh ở mỗi công trình được chi tiết đầy đủ và thuận tiện hơn, có thể phát hiện các khoản chi sai, chưa hợp lí, chưa tiết kiệm, từ đó có biện pháp tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm. Hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết là hai hệ thống song song với nhau trong đó hạch toán chi tiết theo dõi từng đối tượng hạch toán, cụ thể hoá số liệu trên sổ tổng hợp. Số liệu trên sổ cái được đối chiếu với số liệu trên bảng tổng hợp chi tiết để kiểm tra tính đứng đắn phù hợp của chúng, nếu có chênh lệch sai sót thì cũng dễ phát hiện và tìm ra nguyên nhân. Trên cơ sở đặc điểm và quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh công ty đã áp dụng hình thức Nhật ký chứng từ, tuy nhiên Công ty vẫn chưa lập NKCT số 7. Thiếu sót trên gây trở ngại cho công tác kế toán tổng hợp trên sổ cái và thực hiện đúng tiến độ báo cáo tài chính về chi phí sản xuất kinh doanh. Do vậy, công ty nên mở thêm NKCT số 7 để không chỉ thực hiện đúng nghĩa vụ tuân thủ chế độ chung mà còn là cơ sở để đối chiếu, hạn chế khả năng sai sót trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành, hoàn thiện quy trình ghi sổ theo hình thức NKCT. IV. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢM CHI PHÍ HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Đất nước ta đang hòa mình vào sự phát triển chung của thế giới với nhiều kế hoạch và chỉ tiêu kinh tế đặt ra, điều này đòi hỏi phải có sự nỗ lực tham gia của các doanh nghiệp. Chính vì vậy, mỗi doanh nghiệp đều tích cực tối đa hóa lợi nhuận và một trong các phương pháp để đạt được lợi nhuận cao đó là giảm chi phí để hạ giá thành sản phẩm. Sau một thời gian thực tập tại Công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị, xuất phát từ đặc điểm của công ty, em xin đưa ra một số biện pháp giảm chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm như sau: 1.Giảm chi phí nguyên vật liệu: Chi phí nguyên vật liệu là trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành xây lắp thường từ 50% đến 70%, do đó việc tiết kiệm chi phí này trong cả hoạt động cung ứng và sử dụng luôn là vấn đề rất đáng quan tâm. Dựa vào khối lượng công việc hiện có, Công ty tiến hành giao việc mua nguyên vật liệu phục vụ thi công cho các Xí nghiệp, các đội sản xuất trên cơ sở định mức nguyên vật liệu đã lập. Để tiết kiệm và quản lý chặt chẽ hơn khoản mục chi phí này, Công ty cần thực hiện một số nội dung cơ bản sau: -Thường xuyên đối chiếu giữa giá cả thị trường với hoá đơn do nhân viên cung ứng vật tư cung cấp để phát hiện ra những sai sót bất thường trong quá trình mua vật tư phục vụ sản xuất. Để thực hiện tốt công việc này đòi hỏi Công ty phải thiết lập được một mạng lưới các nhà cung cấp thường xuyên vừa đảm bảo được tiến độ thi công lại vừa giám sát được số lượng cũng như giá cả vật tư. -Giảm tối thiểu hao hụt trong vận chuyển, thi công và bảo quản vật tư. Để làm được điều này Công ty cần thực hiện đồng bộ các biện pháp như: +Luôn theo dõi, đột xuất kiểm tra quá trình vận chuyển, thu mua, nhập, xuất, bảo quản vật tư. +Tích cực duy trì phương thức cung ứng vật tư đến tận chân công trình. -Xây dựng chế độ thưởng phạt thoả đáng, luôn nâng cao ý thức trách nhiệm, phát huy tính sáng tạo của cán bộ công nhân viên trong sử dụng vật tư. -Sử dụng công nghệ mới nhằm hạn chế hao phí vật tư. 2.Giảm chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp là một khoản mục chi phí có tỷ trọng không nhỏ trong giá thành sản phẩm. Muốn giảm được chi phí nhân công thì chỉ bằng cách tăng năng suất lao động của các công nhân vì tăng năng suất lao động chính là việc giảm mức hao phí lao động cho một đơn vị sản phẩm hoàn thành. Để tăng được năng suất lao động Công ty cần phải: -Thường xuyên ứng dụng kỹ thuật mới vào sản xuất nhằm cải tiến điều kiện hoạt động cho công nhân viên. -Tổ chức sắp xếp khối lượng thi công theo một trình tự khoa học, hợp lý để cung cấp kịp thời vật tư và máy móc thiết bị cho thi công. -Xây dựng một chế độ thưởng phạt hợp lý để khuyến khích công nhân tăng năng suất lao động. 3.Giảm chi phí sử dụng máy thi công: Khoản mục chi phí này chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong giá thành sản phẩm. Công ty có thể giảm chi phí máy thi công bằng những phương pháp sau: Đối với máy thi công của công ty: -Nâng cao năng suất sử dụng máy thi công -Tiết kiệm nguyên vật liệu phục vụ cho máy thi công. Đối với máy thi công thuê ngoài: -Xem xét giá cả thuê máy thi công -Xem xét tình trạng máy thi công thuê ngoài. 4. Giảm chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung là một khoản mục chi phí gồm rất nhiều loại và rất khó xác minh. Vì vậy công ty nên có những quy chế cụ thể cho từng loại chi phí và tiến hành so sánh, đánh giá từng loại chi phí ở từng thời kỳ để tìm ra những biến động bất thường và lý do của nó. KẾT LUẬN Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh để tồn tại và phát triển giữa các doanh nghiệp là một tất yếu khách quan. Bởi vậy doanh nghiệp một là phải hoàn thiện mình để tiến lên phía trước chiến thắng trong cạnh tranh hoặc là doanh nghiệp sẽ tụt hậu, trượt khỏi quỹ đạo chung của nền kinh tế, làm ăn thua lỗ dẫn đến phá sản nếu không biết phát huy những tiềm năng và nắm bắt kịp thời sự thay đổi trên thương trường. Việc hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là một trong những vấn đề mà doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Để hạ thấp chi phí và hạ giá thành sản phẩm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là việc cần thiết của mỗi doanh nghiệp. Là công cụ quản lí quan trọng, kế toán nói chung, kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành nói riêng luôn phải được cải tiến để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công tác quản lí ở từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Ngành xây dựng cơ bản đã tạo nên một cơ sở vật chất cho xã hội, tăng cường tiềm lực kinh tế và quốc phòng cho đất nước. Trải qua một quá trình học tập, nghiên cứu và thời gian thực tập tại công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị, em nhận thấy rằng đi đôi với việc học tập nghiên cứu lý luận thì việc tìm hiểu thực tế cũng rất quan trọng. Đây là thời gian giúp cho sinh viên áp dụng những kiến thức của mình vào công tác thực tế. Mặt khác nó còn tạo cho sinh viên hiểu đúng, hiểu sâu hơn những kiến thức mình có và bổ sung thêm những kiến thức mà chỉ thực tế mới có được. Trong quá trình thực tập tại công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị, được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong khoa kế toán, đặc biệt là thầy giáo Phạm Quang cùng các cán bộ phòng tài vụ ở công ty, em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình với đề tài:”Hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị”. Trong chuyên đề này, em đã mạnh dạn trình bày một số kiến nghị của mình với nguyện vọng giúp cho công ty hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sao cho hợp lí và đúng chế độ tài chính kế toán mới được ban hành để công ty đạt được những thành tích cao hơn nữa, tự khẳng định mình trên thị trường. Mặc dù em đã rất cố gắng nhưng do trình độ nhận thức được hạn chế và trong một thời gian thực tập ngắn nên chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, của ban giám đốc và các cán bộ phòng tài vụ để chuyên đề được hoàn thiện hơn và nhận thức của em được đầy đủ hơn nữa. Em xin chân trọng cảm ơn thầy giáo Phạm Quang, các thầy cô giáo trong khoa kế toán cùng các cán bộ Phòng tài vụ của công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị đã hướng dẫn em hoàn thành chuyên để tốt nghiệp này. Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2002 Sinh viên Trần Hoàng Xuân Lộc TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Kế toán tài chính Chủ biên: Phạm Quang 2. Lí thuyết và thực hành kế toán tài chính Chủ biên: Tiến sĩ Nguyễn Văn Công 3. Hệ thống kế toán doanh nghiệp xây lắp Nhà xuất bản Thống kê năm 1999 4. Giáo trình hạch toán kế toán Thầy giáo: Phạm Quang 5. Giáo trình kế toán quản trị 6. Một số thông tư của bộ tài chính về chế độ kế toán trong các doanh nghiệp xây lắp 7. Kế toán chi phí theo hệ thống kế toán Mỹ NXB: Thống kê 8. Kế toán tổng hợp Pháp Viện tài chính dịch 9. Tạp chí kế toán, tạp chí kinh tế phát triển 10. Các tài liệu của công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XÂY LẮP 3 A. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NGÀNH XÂY DỰNG CƠ BẢN, CỦA SẢN PHẨM XÂY LẮP ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP 3 I.ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NGÀNH XÂY DỰNG CƠ BẢN VÀ CỦA SẢN PHẨM XÂY LẮP CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN 3 1. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh xây lắp 3 2. Đặc điểm kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 4 3. Vai trò, nhiệm vụ của công tác quản lý, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp kinh doanh xây lắp 5 II. CHI PHÍ SẢN XUẤT SẢN PHẨM XÂY LẮP 6 1. Nội dung kinh tế 6 2. Phân loại chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp 8 2.1. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung kinh tế 9 2.2. Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí 10 2.3. Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng của chi phí 10 III. GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP 12 1. Nội dung kinh tế 12 2. Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp 13 2.1. Căn cứ vào nguồn số liệu và thời điểm tính giá 13 2.2. Căn cứ vào phạm vi phát sinh chi phí 15 2.3. Các loại giá thành khác 16 2.4. Đối tượng tính giá thành sản phẩm 16 IV. MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 16 B. HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP 18 I. VAI TRÒ, YÊU CẦU, NHIỆM VỤ CỦA HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 18 1. Vai trò 18 2. Yêu cầu và nhiệm vụ 18 2.1. Yêu cầu 18 2.2. Nhiệm vụ 19 II. HẠCH TIÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP 19 1. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 19 1.1. Đối tượng tập hạch toán chi phí sản xuất 19 1.2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 20 3. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất 21 3.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 21 3.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 24 3.3. Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công 27 3.4. Hạch toán chi phí sản xuất chung 31 3.5. Hạch toán các khoản thiệt hại trong xây lắp 34 4. Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 35 4.1. Tổng hợp chi phí sản xuất 35 4.2. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 37 4.3. Tính giá thành sản phẩm xây lắp 39 III. TỔ CHỨC HỆ THỐNG SỔ KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO KẾ TOÁN 43 1. Tổ chức hệ thống chứng từ hạch toán ban đầu chi phí sản xuất 43 2. Tổ chức hệ thống sổ kế toán để ghi chép, tập hợp chi phí sản xuất 43 IV. ĐẶC ĐIỂM HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 44 1. Tại Pháp 44 2. Tại Bắc Mỹ và Cannada 45 3. Về hệ thống kế toán chi phí sản xuất của các nước 45 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG ĐÔ THỊ 47 I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG ĐÔ THỊ 47 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 47 2. Nguyên tắc hoạt động và quản lý của Công ty 47 3. Đặc điểm về tổ chức bộ máy kế toán và hình thức kế toán của Công ty 50 4. Tổ chức sản xuất tại Công ty Đầu tư và phát triển hạ tầng đô thị 53 II. TỔ CHỨC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG ĐÔ THỊ 55 1. Đặc điểm chi phí sản xuất tại Công ty Đầu tư và phát triển hạ tầng đô thị 55 1.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 55 1.2. Chi phí nhân công trực tiếp 55 1.3. Chi phí sửa chữa máy thi công 56 1.4. Chi phí sản xuất chung 56 1.5. Chi phí thuê ngoài khác 56 2. Đối đầu tập hợp chi phí sản xuất 57 3. Công tác hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty Đầu tư và phát triển hạ tầng đô thị 57 3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 61 3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 66 3.4. Kế toán chi phí sản xuất chung 71 III. TỔ CHỨC TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG ĐÔ THỊ 76 1. Tổng hợp chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp 76 2. Đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành 76 IV. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG ĐÔ THỊ 78 1. Phân tích giá thành sản phẩm xây lắp theo khoản mục chi phí sản xuất 78 2. Phân tích sự biến động của các khoản mục chi phí trong giá thành 79 2.1. Phân tích khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 79 2.2. Phân tích khoản mục chi phí nhân công trực tiếp 79 2.3. Phân tích khoản mục chi phí sửa chữa máy thi công 80 2.4. Phân tích khoản mục chi phí sản xuất chung 80 2.5. Phân tích khoản mục chi phí thuê ngoài khác 80 PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY ĐÂÙ TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG ĐÔ THỊ 82 I. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC HẠCH TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH ĐÚNG TÍNH ĐỦ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 82 II. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG ĐÔ THỊ 83 III. NHỮNG TỒN TẠI VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TAỊ CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG ĐÔ THỊ 85 1. Đối với hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 85 2. Phân bổ công cụ, dụng cụ sản xuất 87 3. Hệ thống tài khoản sử dụng 89 4. Đối với những tài sản cố định đã khấu hao hết 92 5. Hạch toán chi phí sửa chữa tài sản cố định 92 6. Đánh giá sản phẩm làm dở 94 7. Về công tác tổ chức sổ sách kế toán 95 IV. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢM CHI PHÍ HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 97 1. Giảm chi phí nguyên vật liệu 97 2. Giảm chi phí nhân công trực tiếp 97 3. Giảm chi phí sử dụng máy thi công 98 4. Giảm chi phí sản xuất chung 98 KẾT LUẬN 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO 101

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1788.DOC
  • urlDOCS.VN - Thu Vien Tai Lieu Truc Tuyen.URL
Tài liệu liên quan