Chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp bao gồm nhiều loại. Tuỳ theo việc xem xét chi phí ở góc độ khác nhau và mục đích quản lý chi phí mà chúng ta lựa chọn tiêu thức phân loại cho chi phí phù hợp. Sau đây là một số tiêu thức phân loại chủ yếu.
Phân loại chi phí theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí.
Theo cách phân loại này, những khoản chi phí có chung tính chất kinh tế được xắp xếp chung vào một yếu tố không kể chi phí đó phát sinh ở địa điểm nào và dùng cho mục đích gì. Phân loại theo cách này, chi phí sản xuất được phân loại thành: Chi phí về nguyên vật liệu, chi phí về nhân công, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền. Cách phân loại này có ưu điểm giúp cho doanh nghiệp biết được kết cấu, tỷ trọng của từng loại chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra trong kỳ.
92 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1240 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tivi tại công ty TNHH điện tử Deawoo - Hanel, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
08,06
1500
148,80
Ngày....... tháng.....năm2000
Người ghi sổ Kế toán trưởng
(Ký, họ và tên ) (Ký, họ và tên)
Bảng tính giá thành sản phẩm
Sản phẩm: Tivi Deawoo 2066
Tháng 11/2000
Đơn vị tính: USD
Khoản mục CF
Giá trị SF dở đầu kỳ
CFSX PS trong kỳ
Giá trị SF dở cuối kỳ
ồGiá trị SF hoàn thành
SL SF hoàn thành
Giá thành đơn vị
NVL t/t
45592,8
153023
17397
181218,8
625
NC t/t
4438,02
4438,02
CFSXC
6684,5
6684,5
Tổng
192341,32
625
307,75
Ngày....... tháng.....năm2000
Người ghi sổ Kế toán trưởng
(Ký, họ và tên ) (Ký, họ và tên)
Nhận xét khái quát:
Qua bảng tính giá thành sản phẩm ta nhận thấy trong đó không có phần chi phí về thiệt hại sản xuất( chủ yếu ở đây là thiệt hại về sản phẩm hỏng), sản phẩm chỉ được nhập kho khi đã được kiểm tra bởi bộ phận KCS của Công ty.
Điều đó chứng tỏ rằng trong tháng 11 năm 2000 tại Công ty, sản phẩm được sản xuất ra đảm bảo được yêu cầu chất lượng, tỷ lệ sản phẩm hỏng là 0%.
Như vậy, thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH điện tử Deawoo - Hanel đã được trình bày một cách khái quát qua phần trình bày trên. Đi sâu vào nghiên cứu thực tế hoạt động của Công ty, đôi khi phần lý luận và thực tế chưa được thống nhất. Thông qua phần giải pháp hoàn thiện tôi sẽ đánh giá khái quát lại những ưu và nhược điểm của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH điện tử Deawoo - Hanel ở phần sau.
4.2.3. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm so với kỳ trước tại nhà máy sản xuất Tivi..
Với kết quả sản xuất kinh doanh trong những năm qua, hiện nay Công ty đang cố gắng phấn đấu hạ thấp giá thành sản phẩm. Đây là phương hướng chung cho tất cả các loại sản phẩm trong toàn Công ty. Tuy nhiên với đặc điểm sản phẩm của Công ty là các loại Tivi màu nên không thể sử dụng biện pháp tiết kiệm số lượng nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm được. Cách mà Công ty có thể áp dụng để tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu ở đây là giảm mức hao hụt về nguyên vật liệu, giảm phế liệu trong quá trình sản xuất và tổ chức tốt việc thu hồi phế liệu, Công ty cần có một chế độ thưởng phạt hợp lý về vật chất trong các khâu liên quan đến chi phí nguyên vật liệu. Mặt khác, các chi phí về bảo quản, vận chuyển, bốc dỡ nguyên vật liệu cũng được tính vào giá thành của vật liệu nên Công ty cần có biện pháp thích hợp để giảm các chi phí này.
*, Phân tích giá thành đơn vị.
Biểu 3:Bảng so sánh giá thành đơn vị
Đơn vị tính: USD
Loại sản phẩm
ZNT
Năm nay
TH so năm trước
TH so kế hoạch
KH
TH
( + - )
%
( + - )
%
Deawoo1409
122.5
110
125.55
3.05
2,489796
15,55
14,13636
Deawoo1497
135.6
158.5
148.8
13.2
9,734513
-9,7
-6,11987
Deawoo2066
298.75
278.68
307.75
9
3,012552
29,07
10,43132
Tổng
25,25
15,22
34,92
18,45
Qua biếu trên ta nhận thấy chỉ có sản phẩm Tivi Deawoo 1497 là giá thành thực hiện thấp hơn so với kế hoạch còn các sản phẩm khác đều cao hơn. Đây là biểu hiện không tốt nguyên nhân chủ yếu là do giá nguyên vật liệu cao hơn so với dự báo. việc giá thành năm nay cao hơn năm trước chính là nguyên nhân làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Việc giá thành cao hơn so với kế hoạch đặt ra cho nhà quản lý câu hỏi là tại sao chỉ có sản phẩm Deawoo 1497 là thấp hơn kế hoạch trong khi các sản phẩm khác đều không được, phải chăng việc lập kế hoạch cho các sản phẩm không thực tế, không chính xác hay là việc quản lý nguyên vật liệu không tuân thủ đúng nguyên tắc.
Với giá thành cao như vậy nếu như doanh nghiệp không thực hiện tốt khâu tiêu thu và hạ giá bán thì lợi nhuận của Công ty sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều so với năm trước.
Để tìm hiểu khái quát hơn chúng tôi tiến hành so sánh thực hiện tổng giá thành
Biểu 4: Bảng so sánh thực hiện tổng giá thành
Loại sản phẩm
QTH
Tổng giá thành
So sánh
QTH ZKH
QTHZTH
( +, - )
%
Deawoo 1409
897
98670
112618,35
13948,35
14,13
Deawoo 1497
1500
237750
223200
-14550
-6,11
Deawoo 2066
625
174175
192343,75
18168,75
10,4
Tổng
17567,1
18,42
Qua biểu 4 ta thấy với toàn bộ sản phẩm thì tổng giá thành tăng lên là 18,42% tương ứng là 17567,1USD. Đây là biểu hiện không tốt vì nó làm cho lợi nhuận giảm xuống, so kế hoạch thì việc thực hiện giá thành hầu hết là tăng lên. Để tìm hiểu rõ nguyên nhân ta phân tích cụ thể tình hình thực hiện kế hoạch hạ tổng giá thành.
Qua số liệu biểu 5 ta xác định chỉ tiêu mức hạ giá thành kế hoạch.
MKH = ồQKHZKH - ồQKHZNT = 549247 - 545365 = 3882
Như vậy mức hạ giá thành so năm trước tăng 3882 Đơn vị.
Tỷ lệ hạ giá thành(MKH).
MKH 3882
TKH = = = 0.0071 = 0,71%
ồQKHZNT 545365
Điều này cho biết là với 1USD giá thành kế hoạch năm nay thì tăng so với năm trước là 0,0071USD.
*, Xác định thực hiện hạ giá thành so với năm trước.
Công việc này được tiến hành sau khi chúng ta thực hiện xong kế hoạch sản xuất. Lúc đó chúng ta sẽ có số lượng thực hiện và giá thành đơn vị thực hiện.
+Mức hạ giá thành thực tế so với kỳ trước(MTH).
MTH = ồQTHZTH - ồQTHZNT = 528005,85 - 500001,25 = 28004,6
+Tỷ lệ hạ giá thành thực tế(TTH).
MTH 28004,6
TTH = = = 0,056 = 5,6%
ồQTHZNT 500001,25
Như vậy, với 1USD giá trị sản xuất kỳ này thì hao phí thêm 0,056USD so với kỳ trước. Cùng một loại sản phẩm nhưng giá thành lại tăng chứng tỏ doanh nghiệp chịu hao phí lớn hơn so kỳ trước, đây là biểu hiện bất lợi cho doanh nghiệp.
*, So sánh kết quả hạ giá thành giữa thực hiện và kế hoạch.
Tiến hành so sánh hai chỉ tiêu là mức hạ và tỷ lệ hạ:
DM = MTH - MKH = 28004,6 - 3882 = 24122,6
DT = TTH - TKH = 0,056 - 0,0071 = 0,0489 = 4,89%
Qua đó ta thấy, thực hiện giá thành tăng so với kế hoạch là 0,0489USD tương ứng tăng 4,89%.
Sau khi tiến hành tính toán ta thấy Công ty đa thực hiện không tốt kế hoạch hạ giá thành. Để tìm hiểu nguyên nhân ta tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng.
Trong thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm nhưng ở đây ta chỉ tiến hành phân tích ba nhân tố chính đó là: Khối lượng sản phẩm, Kết cấu sản phẩm, và giá thành đơn vị.
Trước hết ta nghiên cứu ảnh hưởng của nhân tố khối lượng sản phẩm:
DMQ = (ồQTHZNT)TKH - MKH = 500001,25x0,0071 - 3882 = -331,99
Như vậy, do sự thay đổi của khối lượng sản phẩm làm giá thành giảm 331,99USD so với kế hoạch đề ra, đây là biểu hiện tốt đối với doanh nghiệp.
ồQTHZNT TKH
DTQ = - TKH = 0
ồQTHZNT
Ta kết luận nếu số lượng sản phẩm thay đổi nhưng vẫn giữ theo cơ cấu cũ thì lúc đó sẽ không ảnh hưởng đến kết quả về tỷ lệ hạ tổng giá thành. Tức là tỷ lệ hạ giá thành so với kế hoạch so với kế hoạch là 4,89% nhưng khối lượng sản phẩm không ảnh hưởng tới.
+ảnh hưởng của kết cấu sản phẩm.
DMK =(ồQTHZKH - ồQTHZNT) - (ồQTHZNT)TKH = 7043,74.
Cơ cấu sản phẩm thay đổi làm cho mức hạ tổng giá thành tăng thêm 7043,74USD.
DMK
DTK = = 0,014 = 1,4%
ồQTHZNT
Do kết cấu sản phẩm thay đổi làm tăng giá thành 1,4%.
+ảnh hưởng của giá thành đơn vị.
DMZ = ồQTHZTH - ồQTHZKH = 528005,85 - 510595 = 17410,85
DMZ
DTQ = = 0,034 = 3,48%
ồQTHZNT
Như vậy, giá thành đơn vị thay đổi làm tăng tổng giá thành lên 17410,85USD tương ứng tỷ lệ tăng là 3,48%.
Biểu 6: Bảng tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố
Nhân tố
Mức hạ
Tỷ lệ hạ
1, Khối lượng sản phẩm
-331,99
0
2, Kết cấu sản phẩm
7043,74
1,4
3, Giá thành đơn vị
17410,85
3,48
Tổng
24122,6
4,88
Qua số liệu tính toán ta đi đến kết luận sau: Về kết quả thực hiện mức hạ tổng giá thành là tăng lên 24122,6USD. Và kết quả thực hiện về tỷ lệ hạ giá thành tăng lên 4,48%. Điều này có nghĩa là đối với thực hiện tổng giá thành tăng lên làm ảnh hưởng không tốt đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Việc tăng giá thành là do nhân tố sau:
+Do ảnh hưởng của kết cấu sản phẩm thay đổi làm tăng giá thành lên 7043,74 và tăng tỷ lệ lên 1,4%. Điều này cho thấy cứ 100USD về chi phí thành phẩm theo kế hoạch thì ta sẽ bị đội chi phí lên 1,4USD. Như vậy kết cấu sản phẩm này là bất lợi cho việc hạ giá thành.
+Do giá thành đơn vị tăng làm tăng mức hạ là 24122,6 và tăng tỷ lệ hạ là 4,88% Điều này có nghĩa nếu kế hoạch đặt ra là 100USD thì do giá thành đơn vị đã làm cho kế hoạch tăng lên 4,88USD.
+Mặc dù khối lượng sản phẩm thay đổi làm giảm giá thành là 331,99USD, đây là biểu hiện tốt, nhưng không ảnh hưởng đến tỷ lệ hạ giá thành.
4.3. đánh giá chung tình hình hạch toán chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm của Công ty TNHH điện tử Deawoo - Hanel .
4.3.1. Đánh giá chung.
Khi đi sâu vào nghiên cứu công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ta nhận thức được sự cần thiết của thông tin chi phí và giá thành sản phẩm đối với công tác quản trị doanh nghiệp cúng như đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Và mục tiêu của việc nghiên cứu đó là nhằm tăng cường công tác quản trị thúc đẩy sự phát triển và củng cố vị trí của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH điện tử Deawoo - Hanel, tôi đã cố gắng tìm hiểu hoạt động tài chính kế toán tại Công ty, đặc biệt là các hoạt động về quá trình hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm. Nói chung, việc tổ chức công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty đã đáp ứng được những yêu cầu cơ bản như: Bảo đảm tính thống nhất về mặt phạm vi, số liệu kế toán trung thực, quá trình hạch toán đã hạn chế tối đa việc ghi chép trùng lặp. Các phòng ban chức năng của Công ty được sắp xếp phù hợp với quy mô hoạt động của Công ty, phục vụ đắc lực cho hoạt động trực tiếp sản xuất sản phẩm. Song song với quá trình chuyển đổi đó, hệ thống kế toán của Công ty cũng không ngừng biến đổi cả về cơ cấu và phương pháp hạch toán đáp ứng tốt nhất yêu cầu về thông tin cho quản lý và hoạt động của Công ty. Ta có thể nhận thấy rõ điều đó qua những ưu điểm trong công tác kế toán hiện nay của Công ty....
4.3.2. Những ưu điểm trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty TNHH điện tử Deawoo - Hanel.
-Thứ nhất:
Nhận thức được tầm quan trọng của việc tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm nhất là khi thị trường hiện nay luôn có sự cạnh tranh khốc liệt đối với mặt hàng điện tử của Công ty, Công ty đã ra sức tăng cường công tác quản lý kinh tế, quản lý sản xuất mà trước tiên là quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của Công ty( Điều này được thể hiện tương đối rõ trong kế hoạch mua NVL của Công ty. Khác với trước đây khi nguồn đầu vào nhận theo hướng cung cấp Công ty phải chi ra một khoản chi phí tương đối lớn cho việc bảo quản vật tư thiết bị, ngày nay việc mua NVL được thực hiện gần như trùng hợp với quá trình sản xuất làm tiết kiệm chi phí về NVL....).
Về hệ thống kế toán của Công ty hiện nay là tương đối hoàn chỉnh, phù hợp với hoạt động quản lý sản xuất. Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức phù hợp với yêu cầu công việc, đồng thời với kỹ năng chuyên môn của từng người. Việc tổ chức công tác kế toán và vận dụng các cải tiến mới trong công tác hạch toán được tiến hành kịp thời và thích ứng với đặc điểm và điều kiện sản xuất của Công ty. Hơn thế nữa Công ty còn có đội ngũ nhân viên kế toán với tuổi đời trẻ, có trình độ nghiệp vụ vững vàng. Với cách bố trí nhân viên như hiện nay, công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng ở Công ty là tương đối hoàn chỉnh.
-Thứ hai:
Hiện nay Công ty đang áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên là hợp lý vì có một số ưu điểm sau:
*, Sản phẩm của Công ty có giá trị lớn cho nên việc theo dõi đích danh các loại NVL dùng cho sản xuất từng loại sản phẩm là cần thiết cho việc tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Hiện nay trong hoạt động sản xuất - kinh doanh một sai lệch nhỏ trong hoạt động vi mô có thể dẫn đến những quyết định sai lầm trong cả một thời kỳ chiến lược sản xuất - kinh doanh. Việc theo dõi và kiểm tra chính xác từng nghiệp vụ Nhập-Xuất cho phép cung cấp thông tin nhanh và chính xác( khi cần thiết) cho các nhà quản lý về tình hình sản xuất của từng loại sản phẩm. Hơn nữa giá trị NVL thiếu khi kiểm kê sẽ được xử lý đúng nguyên nhân không bị tính gộp vào chi phí sản xuất sản phẩm ( như phương pháp kiểm kê định kỳ, NVL thiếu có thể bị tính nhập vào chi phí sản xuất bởi vì kế toán không theo dõi từng lần Nhập-Xuất mà chỉ lấy số liệu dư đầu kỳ, mua trong kỳ, dư cuối kỳ).
*, Như đã trình bày, NVL tồn kho thường xuyên của Công ty không nhiều nên việc theo dõi thường xuyên từng lần Nhập-Xuất giúp Công ty quản lý chặt chẽ về vật liệu nói riêng và vật liệu tồn kho nói chung để có kế hoạch cung cấp nguồn đầu vào hợp lý đảm bảo quá trình sản xuất không bị gián đoạn, vật tư được cung ứng với mức độ phù hợp, đồng thời khi đối chiếu số liệu kế toán với kết quả kiểm kê ở một thời điểm nào đó doanh nghiệp sẽ xác định được tình hình thừa thiếu vật liệu.
-Thứ ba:
Việc áp dụng hình thức tính lương theo sản phẩm hoàn thành đạt chất lượng quy định đối với Công ty đã đảm bảo việc gắn thu nhập của người lao động với thời gian làm việc và kết quả sản xuất cuối cùng của họ góp phần khuyến khích được tinh thần lao động, ý thức tiết kiệm trong sản xuất của công nhân.
-Thứ tư:
Kế toán máy được áp dụng để làm công tác kế toán đã đáp ứng được yêu cầu hiện đại hoá trong việc xử lý thông tin về chi phí và giá thành. Số liệu kế toán được cất trữ và xử lý kịp thời, chính xác phục vụ đắc lực cho công tác quản trị doanh nghiệp trong cơ chế thị trường, chấp nhận sự cạnh tranh lành mạnh của các hoạt động kinh tế. Thực hiện kế toán trên máy vi tính giúp cho việc liên hệ thông tin giữa các phần hành kế toán trong quá trình kiểm tra nội bộ và lập báo cáo đạt hiệu quả cao hơn.
-Thứ năm:
Hệ thống kế toán của Công ty đã ứng dụng kế toán quản trị vào phục vụ cho việc tính toán, lập kế hoạch sản xuất cho năm sau từ số liệu về kế toán chi phí và giá thành của năm thực hiện trước. Nghĩa là căn cứ các số liệu chi phí phát sinh năm trước kết hợp với việc tìm hiểu thị trường nguồn đầu vào, đầu ra của quy trình sản xuất để dự toán giá thànhvà sản lượng sẽ sản xuất trong thời gian tiếp.
Công tác kế toán tại Công ty TNHH điện tử Deawoo - Hanel ngoài những ưu điểm lớn trên còn tồn tại những vướng mắc chưa hợp lý mà theo tôi nếu khắc phục được sẽ giúp Công ty nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất, đánh giá chính xác hơn kết quả hoạt động thực tế và có hướng đi hợp lý hơn nữa.
4.3.2. Những mặt còn tồn tại trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Qua phần thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty, ta thấy công tác hạch toán của Công ty còn một tồn tại một số điểm sau cụ thể là:
*,Đối với kế toán nguyên vật liệu:
Việc cập nhật chứng từ nhập, xuất kho không được tiến hành một cách thường xuyên. Thường vào cuối tháng, kế toán mới nhận được chứng từ. Điều này làm dồn khối lượng công tác kế toán vào cuối tháng, cuối quý khiến cho việc theo dõi sổ sách không cập nhật, không chính xác, không đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Việc tính giá thực tế xuất kho nguyên vật liệu theo phương pháp (( Bình quân gia quyền)) không phản ánh chính xác đơn giá NVL dẫn đến giá thành sản xuất trong kỳ không phản ánh đúng, theo tôi Công ty nên áp dụng phương pháp nhập trước, xuất trước, để tính giá trị nguyên vật liệu thực tế xuất dùng. Có như vậy thì việc hạch toán đầy đủ, chính xác NVL mới thực hiện được.
Việc áp dụng đơn vị tiền tệ hạch toán là đồng USD cũng gây những khó khăn nhất định là vì khi hạch toán giá trị NVL trực tiếp dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm, phần giá trị được theo dõi trên TK 621 ( chi tiết cho từng sản phẩm ) của Công ty được đánh giá theo tỷ giá hạch toán, xuất phát từ TK 152 khi mua linh kiện, phụ kiện của một số bạn hàng trong nước, kế toán xác định giá trị của các NVL này bằng tỷ giá hạch toán. Như vậy do sử dụng tỷ giá hạch toán nên phần chênh lệch giữa tỷ giá thực tế và tỷ giá hạch toán sẽ ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm sản xuất nhất là trong tình hình tỷ giá USD/VND biển đổi như hiện nay việc áp dụng đồng USD trong hạch toán gây ra lỗ tỷ giá rất lớn mà Công ty phải chịu mà thực chất khoản lỗ tỷ giá này là lỗ giả. Hơn nữa, như ta đã biết: NVL là tài sản lưu động, đòi hỏi phải được đánh giá theo tỷ giá thực tế. Điều này đảm bảo cho việc thực hiện nguyên tắc tính đúng, tính đủ chi phí và phản ánh chính xác thông tin về giá thành sản phẩm. Vì thế Công ty hạch toán giá trị NVL mua vào theo tỷ giá hạch toán là sai nguyên tắc( phải hạch toán theo tỷ giá thực tế). Điều này làm cho giá thành sản phẩm phản ánh không đầy đủ và chính xác chi phí sản xuất.
*, Đối với hạch toán chi phí nhân công trực tiếp.
Hiện nay, Công ty đã thực hiện việc trích BHXH, BHYT và KPCĐ của công nhân sản xuất theo đúng chế độ quy định vào chi phí sản xuất. Nhưng bên cạnh đó, Công ty lại không thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất trực tiếp. Như ta đã biết, lực lượng sản xuất của Công ty chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng số công nhân viên toàn Công ty, do đó có thể phát sinh những đợt nghỉ phép hàng loạt. Như vậy, nếu tháng nào mà số công nhân nghỉ phép nhiều thì việc không trích trước này sẽ làm cho chi phí nhân công của tháng đó tăng lên, làm tăng giá thành sản phẩm và không ổn định giữa các kỳ hạch toán.
Do vậy, Công ty nên trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. Việc trích trước này là không bắt buộc nhưng hết sức cần thiết đối với mọi doanh nghiệp sản xuất vì nó góp phần tương đối lớn vào việc ổn định chi phí trong giá thành sản phẩm.
Việc trích trước được ấn định theo một tỷ lệ sau:
ồ tiền lương nghỉ phép của CNSX theo kế hoạch
Tỷ lệ trích trước =
ồ tiền lương phải trả theo kế hoạh của CNSX
Nếu Công ty thực hiện việc trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất chính thì phản ánh như sau:
Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 335: Chi phí phải trả.
Khi thực tế phát sinh tiền lương nghỉ phép phải trả, kế toán định khoản.
Nợ TK 335: Chi phí phải trả
Có TK 334: Phải trả công nhân viên.
Vể các khoản phải trả cho CNV hiện tại Công ty không thành lập quỹ lương, trong trường hợp kinh doanh thua lỗ hoặc ngừng sản xuất thì các khoản phá thanh toán với CNV được trích từ nguồn vốn kinh doanh để thanh toán do vậy đã làm ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của Công ty. Theo tôi Công ty nên thành lập quỹ lương dự trữ để trả cho CNV khi hoạt động sản xuất kinh doanh bị thua lỗ hoặc trong trường hợp ngừng sản xuất.
*, Đối với hạch toán chi phí sản xuất chung.
Việc hạch toán công cụ dụng cụ chỉ phân bổ một lần là không hợp lý vì như vậy sẽ làm tăng giá thành lên rất cao nếu như trong kỳ mua sắm những công cụ có giá trị lớn.
Trong quá trình hạch toán, ta không thấy phần chi phí về nhiên liệu( Chủ yếu là điện sử dụng cho quá trình vận hành máy móc phục vụ sản xuất) tính vào chi phí sản xuất chung trong giá thành. Công ty đã hạch toán phần chi phí nhiên liệu vào chi phí quản lý doanh nghiệp.
Đối với TSCĐ trong Công ty sử dụng phương pháp khấu hao tuyến tính theo tôi là chưa hợp lý vì với đặc điểm sản xuất của công nghệ điện tử đòi hỏi việc phải thay đổi công nghệ trong thời gian ngắn vì thế cần phải nhanh chóng thu hồi vốn để chuyển đổi phương thức sản xuất phù hợp.
*, Đối với hạch toán giá trị sản phẩm hỏng.
Phần giá trị thiệt hại hỏng Công ty xử lý vào giá thành sản phẩm sản xuất. Cách xử lý như vậy sẽ không quy trách nhiệm thuộc về đối tượng nào cho nên việc hạn chế sản phẩm hỏng không phải là vấn đề quan tâm thiết thực của đối tượng lao động( mặc dù khi sản phẩm hỏng bị tính vào giá thành sản phẩm cũng làm giảm lợi nhuận sản xuất).
Ngoài ra, khoản thiệt hại trong quá trình ngừng sản xuất, Công ty chỉ theo dõi phần định tính chứ không theo dõi phần giá trị thiệt hại. Trong thời điểm hiện nay, Công ty đang gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu tổ chức theo dõi, Công ty sẽ thấy được khoản thiệt hại này và từ đó có kế hoạch chuyển hướng hoặc mở rộng mặt hàng sản xuất, tránh để hao mòn vô ích, tận dụng tối đa năng lực sản xuất.
4.4. Những phương hướng và giải pháp hoàn thiện.
4.4.1. Nội dung và yêu cầu của việc hoàn thiện.
*, Sự cần thiết phải tổ chức hợp lý kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Trong công tác quản lý doanh nghiệp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng luôn luôn được các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm, vì chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Thông qua những thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm do bộ phận kế toán cung cấp, những người quản lý doanh nghiệp nắm được chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thực tế của từng loại hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự toán chi phí, tình hình sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn... để có các quyết định quản lý thích hợp và phấn đấu hạ giá thành sản phẩm để cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.
Với vai trò đó, hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm rõ ràng đã trở thành điều kiện không thể thiếu được để thực hiện hạch toán kinh tế, nó là khâu trọng tâm của toàn bộ công tác hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp sản xuất nói riêng.
*, Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Để đảm bảo tính đồng bộ thống nhất và phát huy đầy đủ vai trò cung cấp thông tin cho việc điều hành, quản lý sản xuất kinh doanh, cần thiết phải cải tiến, đổi mới hoàn thiện hệ thống kế toán. Là một bộ phận trong công tác kế toán, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũng đòi hỏi ngày càng mới và hoàn thiện để phù hợp với tổ chức quản lý kinh doanh hiện nay.
Thực tế cho thấy nhiều đơn vị hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chưa chính xác, hạch toán các khoản chi phí bất hợp lý vào giá thành, có đơn vị tính chưa đủ chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm trong kỳ, kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang.
Tất cả các chi phí phát sinh như: Chi phí nhân công trực tiếp, chi phí NVL trực tiếp, Chi phí SXC đều tập hợp và phân bổ vào giá thành sản phẩm trong kỳ nhưng thường không phân biệt đâu là biến phí, đâu là định phí. Điều đó làm cho việc phân tích các nhân tố làm tăng hay giảm giá thành sản phẩm là rất khó khăn.
Nội dung kinh tế của giá thành sản phẩm chưa phản ánh đúng các chi phí cần thiết tính vào giá thành tức là chưa phản ánh đúng nội dung kinh tế của chi phí và đối tượng chịu chi phí.
Như vậy, xuất phát từ những lý do trên, việc đổi mới hoàn thiện, tổ chức hạch toán đúng, hợp lý và chuẩn xác chi phí sản xuất và tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm là đòi hỏi khách quan phù hợp với quy luật chung, thực trạng quản lý trong các doanh nghiệp. Nhất là trong cơ chế thị trường, sự cạnh tranh gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệp phải hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm mà muốn vậy phải tổ chức hợp lý, phải đổi mới hoàn thiện tổ chức hạch toán chi phí sản xuất, giúp cho lãnh đạo ra quyết định một cách đúng đắn, đầy đủ nhằm tiêu thụ hàng hoá để thị trường chấp nhận sản phẩm của doanh nghiệp và để sản phẩm đó có điều kiện cạnh tranh với các sản phẩm của các doanh nghiệp khác.
Với thời gian nghiên cứu thực tế có hạn, với những kiến thức đã lĩnh hội được trong bốn năm học trong trường, tôi xin phép được nêu nên một số ý kiến góp phần nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất của Công ty.
*, Nội dung hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Hoàn thiện quá trình hạch toán kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được tiến hành phù hợp với nội dung của tổ chức công tác hạch toán kế toán. Từ đó, so sánh với việc tổ chức hạch toán kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp cụ thể để rút ra những phương hướng hoàn thiện.
4.4.2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH điện tử Deawoo - Hanel.
4.4.2.1. Vấn đề sử dụng hệ thống sổ kế toán.
Hiện nay Công ty đang sử dụng hình thức sổ kế toán (( Chứng từ ghi sổ )), theo tôi Công ty nên chuyển đổi hình thức kế toán từ hình thức (( Chứng từ ghi sổ )) sang hình thức kế toán (( Nhật ký chung )) vì các lý do sau đây:
-Theo quy định của Bộ tài chính thì kể từ ngày 01/01/1999 thì tất cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong đó có Công ty sẽ phải chuyển sang áp dụng kế toán Việt Nam, do vậy việc áp dụng hình thức sổ kế toán (( Nhật ký chung )) sẽ giúp Công ty cập nhật hơn với xu hướng cải tiến hệ thống sổ sách hiện nay của Việt Nam là: Tiến tới thống nhất chỉ sử dụng một hình thức sổ kế toán (( Nhật ký chung )) cho tất cả các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam.
-Trong thực tế cho thấy, hình thức sổ kế toán (( Nhật ký chung )) là hình thức sổ đơn giản, dễ làm, dễ học, đảm bảo chứng từ sổ sách được cập nhật ngay khi nghiệp vụ kế toán phát sinh và cung cấp thông tin kịp thời theo yêu cầu của quản lý.
4.4.2.2. Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất.
*, Hạch toán chi phí NVL trực tiếp.
Thực tế tại Công ty TNHH điện tử Deawoo - Hanel, khi hạch toán giá trị NVL, phần giá trị theo dõi trên TK 621 được đánh giá theo giá hạch toán, xuất phát từ TK 152 khi mua linh kiện, phụ kiện trong nước, kế toán xác định giá trị của các NVL theo tỷ giá hạch toán.
Ví dụ: Ngày 25 tháng 11 năm 2000, Nhập tại kho NVL số linh kiện HANDLE COVER Số lượng 450 cái với đơn giá mua trong nước là: 63167 VND/1cái. (Tỷ giá hạch toán của Công ty là: 14690VND = 1USD, Tỷ giá thực tế là 1435VND = 1USD).
Khi nhập kho kế toán tiến hành xác định giá trị NVL tính theo tỷ giá hạch toán là: 450 x 63167 /14690 = 1935USD.
Kế toán NVL tiến hành ghi sổ như sau:
Nợ TK 152: 1935USD
Có TK 112: 1935USD
Khi xuất NVL tiến hành ghi sổ như sau:
Nợ TK 621: 1935USD
Có TK 152: 1935USD.
Trong khi đó giá trị NVL tính theo tỷ giá thực tế là:
450x63167/14120 = 2013,11USD
Như vậy giá trị NVL được kế toán xác định với giá thực tế đã có sự chênh lệch là: 2013,11 - 1935 = 78,11USD.
Theo tôi, Giá trị NVL phải được đánh giá theo tỷ giá thực tế, phần chênh lệch tỷ giá sẽ được phản ánh trên TK 413: Chênh lệch tỷ giá. Như vậy thì giá trị NVL mới được phản ánh đúng giá trị thực của nó và giá thành sản phẩm sẽ được tính toán chính xác hơn.
*, Hạch toán chi phí sản xuất chung.
Phương pháp khấu hao TSCĐ trong Công ty theo tôi nên phân loại tài sản sau đó lựa chọn hình thức khấu hao cho từng TS. Đối với nhà xưởng thì có thể sử dụng phương pháp khấu hao đều, còn với máy móc phục vụ cho sản xuất thì nên sử dụng phương pháp khấu hao nhanh trong thời gian đầu cuả TS. Với cách kết hợp như vậy vừa đảm bảo cho Công ty có thể thu hồi vốn đầu tư nhanh mà không làm cho giá thành tăng quá lớn.
Về khoản chi phí Nhiên liệu( Chủ yếu là điện sử dụng cho quá trình vận hành máy móc) Công ty nên tách riêng đâu là chi phí cho sản xuất và đâu là chi phí cho bộ phận quản lý, không nên tính gộp vào chi phí quản lý như hiện nay. Để chính xác hơn Công ty nên hạch toán sang TK 627( chi tiết theo tiểu khoản).
Đối với công cụ, dụng cụ Công ty nên áp dụng phương pháp phân bổ nhiều lần cho những công cụ có giá trị lớn theo một tỷ lệ thích hợp như vậy sẽ có tác dụng cân đối chi phí sản xuất giữa những kỳ có và không có sự đầu tư vào công cụ, dụng cụ trong sản xuất.
Phần giá trị thiệt hại do sản phẩm hỏng, Công ty cần xem xét riêng từng nguyên nhân gây ra thiệt hại, để có biện pháp xử lý đúng tránh gây thiệt hại cho kỳ sau, không nên tính gộp vào giá thành như hiện nay. Theo tôi khi xử lý sản phẩm hỏng cần phân biệt rõ sản phẩm hỏng do nguyên nhân nào. Nếu sản phẩm hỏng do lỗi kỹ thuật hoặc hạn chế của công nghệ sản xuất thì việc tính vào giá thành sản phẩm sản xuất hoặc tính vào chi phí bất thường là hợp lý. (Trong thực tế cần hạn chế tối đa trường hợp này, Biện pháp là cải tiến công nghệ, khắc phục lỗi kỹ thuật bằng sự giám sát chặt chẽ của người quản lý). Còn nếu sản phẩm hỏng do nguyên nhân chủ quan(Sự thiếu trách nhiệm của người sản xuất, người bảo quản...) thì phần chi phí này cần phải được bồi thường và không được tính vào chi phí sản xuất.
4.4.2.3.Về giá thành sản phẩm.
Trong nền kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp đã được quyền tự chủ về vốn kinh doanh. Thị trường mở ra với nhiều cơ hội thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn. Để cạnh tranh được, doanh nghiệp phải không ngừng tăng cường chất lượng sản phẩm và hạ gía bán sản phẩm.
Yếu tố chi phối trực tiếp đến giá bán sản phẩm là giá thành sản phẩm; phải sử dụng như thế nào để phù hợp với khả năng quản lý của doanh nghiệp bằng mức độ tiết kiệm chi phí, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Muốn phân tích kỹ chỉ tiêu giá thành để tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp, Công ty cần xây dựng lại hệ thống giá thành định mức cho một đơn vị sản phẩm từng loại( công việc này tương đối thuận lợi vì khi xác định đơn giá tiền lương cho từng loại sản phẩm, Công ty đã dự toán một số định mức vật tư, kỹ thuật chủ yếu). So sánh giá thành định mức và thực tế thực hiện, Công ty sẽ thấy được các khoản phát sinh làm tăng chi phí ngoài định mức để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp xử lý thích hợp. Để phát huy triệt để tác dụng của hệ thống định mức được xây dựng và phê chuẩn khi xây dựng đơn giá tiền lương, Công ty có thể chuyển sang tính giá thành theo (( phương pháp định mức )) thay bằng phương pháp (( tính theo chi phí NVL trực tiếp )) như hiện nay. Việc áp dụng phương pháp này sẽ rất thuận lợi vì thức tế giá trị NVL nằm trong một đơn vị sản phẩm của Công ty có tính ổn định cao, hơn nữa định mức về hao phí lao động( yêu cầu bậc thợ sản xuất hay tiền lương tính vào chi phí ) cũng ít thay đổi do đơn giá tiền lương được cơ quan chủ quản duyệt cũng ít có sự thay đổi.
Khi đó giá thành thực tế của Công ty được tính theo công thức:
=
Giá thành Gía thành + Chênh lệch do + Chênh lệch do
thực tế định mức (-) thay đổi định mức (-) thoát ly đ/ mức
Trong đó:
Giá thành định mức được tính theo chi phí định mức của từng khoản mục chi phí.
Chênh lệch do thay đổi định mức: Tiến hành vào đầu tháng khi có sự thay đổi định mức so với định mức hiện hành
Chênh lệch do thoát ly định mức: Xảy ra khi có sự tiết kiệm hoặc vượt chi.
Việc tính giá thành sản phẩm theo phương pháp định mức sẽ thúc đẩy doanh nghiệp hoàn thiện xây dựng kế hoạch định mức, dễ dàng trong việc kiểm tra thực hiện định mức, dự toán chi phí sản xuất, tình hình sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả các yếu tố chi phí sản xuất.
Tuy nhiên, để việc xây dựng định mức chi phí về NVL, chi phí khấu hao cho một đơn vị sản phẩm... đạt được độ chính xác cao, Công ty cần quản lý chặt chẽ các khoản mục chi phí này.
4.4.2.4. áp dụng hệ thống kế toán quản trị trong doanh nghiệp.
Trong hoạt động của hệ thống kế toán hiện nay, kế toán quản trị có vai trò nổi bật, giúp nhà quản lý trong việc ra quyết định. Thông tin của kế toán quản trị không dừng lại ở chỗ theo dõi, phân tích theo một hướng nhất định. Ngày nay, thuật ngữ (( Những giá thành khác nhau phục vụ cho mục đích khác nhau )) đã trở thành bộ phận cơ bản, nền tảng của kế toán quản trị.
Kế toán quản trị đã thực sự trở thành công cụ đắc lực giúp các nhà quản lý trong việc lập kế hoạch thông qua các dự toán, kiểm soát các hoạt động thông qua việc so sánh, đánh giá kết quả thực tế đạt được theo nhiều hướng phân tích khác nhau. Thông tin của kế toán quản trị thường hướng về tương lai hay nói cách khác: Trên cơ sở các thông tin của quá khứ, kế toán quản trị sẽ đề xuất và đưa ra các quyết định mà các quyết định này chủ yếu được đưa ra trên cơ sở các thông tin về chi phí.
Với sự phát triển mạnh mẽ của kế toán quản trị, thế giới trong lĩnh vực quản trị đã bước sang một nấc thang mới. Trong việc nghiên cứu hành vi tổ chức thì việc hoàn thiện các vấn đề về nhận thức và tổ chức áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp là cấp bách và cần thiết.
Nhận thức được vấn đề này, theo tôi việc áp dụng kế toán quản trị trong Công ty TNHH điện tử Deawoo - Hanel là hết sức phù hợp. ( Mở rộng giới hạn hơn mà hiện nay Công ty đang áp dụng trong việc căn cứ vào giá thành năm trưóc để có kế hoạch cho giá thành năm sau). Đặc biệt Công ty nên áp dụng kế toán quản trị vào việc phân tích thông tin về chi phí. Việc làm này sẽ cung cấp cho các nhà quản lý của Công ty những thông tin linh hoạt, các giải pháp khác nhau trong việc tính toán các phương án tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Nhất là trong hoàn cảnh hiện nay, khi mà Công ty đang phải nỗ lực tìm kiếm các giải pháp mở rộng thị trường, củng cố uy tín và vị trí sản phẩm sản xuất.
Xin đơn cử một ví dụ cụ thể việc áp dụng hệ thống kế toán quản trị vào phân tích chi phí của Công ty theo cách ứng xử của chi phí: Nghĩa là những chi phí này tăng, giảm như thế nào đối với mức độ thay đổi của hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo cách phân loại này, các chi phí của Công ty sẽ được phân thành biến phí ( thay đổi khi số lượng sản phẩm thay đổi) và định phí( cố định khi số lượng sản phẩm thay đổi trong giới hạn). Nhà quản trị sẽ thấy được việc sử dụng tối đa năng lực sản xuất là cần thiết để khai thác điều kiện sản xuất của mình( sản xuất ở sản lượng lớn nhất trong phạm vi cho phép để cố định cho một đơn vị sản phẩm là nhỏ nhất). Việc phân loại chi phí thành biến phí và định phí cũng giúp cho doanh nghiệp xác định được điểm hoà vốn, từ đó có cách lựa chọn phương án đầu tư vốn hợp lý, hiệu quả nhất. Có được hệ thống kế toán quản trị hoạt động hiệu quả, Công ty sẽ có công cụ kế toán tốt nhất để phục vụ cho việc lựa chọn phương án sản xuất sản phẩm gì, số lượng bao nhiêu, nên mua NVL bằng cách nào...
Phần V: kết luận và kiến nghị
5.1. Kết luận.
Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ngày càng giữ vai trò quan trọng trong công tác kế toán ở các doanh nghiệp vì nó luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, đồng thời nó cũng là mối quan tâm của các cơ quan chức năng của Nhà nước thực hiện công tác quản lý các doanh nghiệp.
Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với các chức năng vốn có đã trở thành chỉ tiêu kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng trong quản lý hiệu quả và chất lượng sản xuất kinh doanh. Có thể nói rằng giá thành sản phẩm là tấm gương phản chiếu toàn bộ các biện pháp kinh tế tổ chức quản lý và kỹ thuật mà doanh nghiệp đã và đang thực hiện trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành liên quan đến hầu hết các yếu tố đầu vào và đầu ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đảm bảo việc hạch toán giá thành chính xác, kịp thời, phù hợp với đặc điểm hình thành và phát sinh chi phí ở doanh nghiệp, là yêu cầu có tính xuyên xuất trong quá trình hạch toán ở các doanh nghiệp.
Cuối cùng, một lần nữa ta khẳng định công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH điện tử Deawoo - Hanel là một công tác không thể thiếu đối với phòng kế toán của Công ty nhằm cung cấp những thông tin chi phí và giá thành cần thiết cho việc ra quyết định và các giải pháp trong hoạt động kinh doanh của các nhà quản lý.
Mục đích của tôi khi lựa chọn đề tài này làm luận văn thực tập tốt nghiệp là gắn lý luận với thực tiễn. Trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH điện tử Deawoo - Hanel, tôi thấy công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty đã có những cải tiến tích cực để phù hợp với yêu cầu hoạt động của hệ thống kế toán Việt Nam. Tuy nhiên, phần hạch toán thực tế vẫn còn một số vướng mắc, tôi đã mạnh dạn đề xuất một số phương án tiến tới hoàn thiện công tác kế toán toán này để ứng dụng vào việc lựa chọn phương án tối ưu trong sản xuất kinh doanh, phát huy cao nhất hiệu quả của kế toán quản trị trong doanh nghiệp.
5.2. Kiến nghị.
Qua thời gian thực tập tại Công ty, tôi đã tìm hiểu tình hình thực tế tại cơ sở, qua đó tôi có một số kiến nghị sau:
*, Kiến nghị đối với Nhà nước:
1. Theo quy định của bộ tài chính Việt Nam thì bắt đầu từ ngày 01/01/1999, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ phải chuyển sang áp dụng hệ thống kế toán Việt Nam (VAS ).
Chế độ kế toán Việt Nam dựa trên hệ thống các tài khoản được xác lập và tóm tắt trong bộ sách dưới hình thức sách hướng dẫn. Nó được áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp. Hệ thống kế toán Việt Nam quy định loại và hình thức sổ sách kế toán, chứng từ, báo cáo và các tài liệu gốc để sử dụng, một số hình thức sổ sách bắt buộc chung. Trong khi chuẩn mực kế toán Quốc tế không quy định hệ thống tài khoản, sổ sách kế toán, chứng từ, tài liệu gốc và biểu mẫu kế toán. Các loại hình và biểu mẫu kế toán tuỳ thuộc vào từng Công ty. Chuẩn mực kế toán Quốc tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý kế toán của mỗi Công ty theo cách riêng, mỗi Công ty có một mô hình hoạt động khác nhau, có hình thức quản lý và thu thập thông tin ở những mức độ khác nhau vì vậy nếu theo chuẩn mực kế toán Quốc tế họ có thể tự do lựa chọn phương pháp quản lý ưu việt nhất, có lợi nhất cho doanh nghiệp. Hệ thống kế toán Việt Nam xây dựng và quy định cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, các mẫu sổ và báo cáo cũng đã quy định với hệ thống sổ sách cồng kềnh vì vậy sẽ khó khăn cho các Công ty trong việc lựa chọn loại hình hạch toán phù hợp, có thể phù hợp ở mặt này nhưng không ưu việt ở mặt khác, một số Công ty thấy phù hợp nhưng một số khác lại chưa thoả mãn như:
-Có thể các doanh nghiệp này phải áp dụng chế độ kế toán theo tập đoàn, hoặc do Công ty có tham gia thị trường chứng khoán, đòi hỏi kế toán phải ứng theo các chuẩn mực kế toán và đánh giá tài sản trên bảng cân đối kế toán và xác định kết quả kinh doanh.
-Có những doanh nghiệp phải đương đầu với việc phải lập hai báo cáo theo mẫu của Công ty mẹ ở nước ngoài và theo quy định của Nhà nước.
-Hệ thống kế toán Việt Nam sẽ gây khó khăn về thay đổi phần mềm kế toán chọn gói, về vấn đề dùng đồng ngoại tệ và đồng VNĐ, tỷ giá và chênh lệch tỷ giá.
Do vậy, việc áp dụng hệ thống kế toán Việt Nam vào Công ty TNHH điện tử Deawoo - Hanel đã gây khó khăn không nhỏ cho Công ty nhất là việc sử dụng đồng USD là đơn vị tiền tệ hạch toán đã làm ảnh hưởng đến công tác tính giá thành sản phẩm trong Công ty vì hiện nay có một phần nguyên vật liệu là mua ở trong nước. Vì vậy Nhà nước cần sớm có biện pháp khắc phục những khó khăn như hiện nay.
2. Hệ thống kế toán Việt nam cần phải xây dụng và sửa đổi cho gần hơn với chuẩn mực kế toán quốc tế để tạo điều kiện cho việc đầu tư nước ngoài vào Việt nam. Chế độ sổ sách chứng từ nên tránh cồng kềnh có xu hướng phục vụ thuế quá nhiều.
3. Bộ tài chính nên giải quyết các vướng mắc có tính kỹ thuật, đồng thời cũng giải thích rõ các quy định và cho phép xử lý linh hoạt, bớt cứng nhắc một số trường hợp trong việc áp dụng kế toán Việt nam ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức hạch toán cũng như lập báo cáo tài chính được linh hoạt hơn phù hợp với từng doanh nghiệp, thuận lợi cả cho việc áp dụng phần mềm kế toán phù hợp với quy mô và loại hình hoạt động của doanh nghiệp đó. Bộ tài chính nên chấp nhận những bổ xung, sửa đổi khi vận dụng chế độ kế toán Việt nam phù hợp với nhu cầu quản lý kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc thống nhất trong nền kinh tế và khả năng so sánh của thông tin kinh tế, tài chính của doanh nghiệp.
4. Ngân hàng nhà nước cần có những biện pháp quản lý ngoại hối linh hoạt hơn để Công ty được thuận lơị hơn trong cân đối ngoại tệ thanh toán tiền mua Nguyên vật liệu.
*, Kiến nghị đối với Công ty.
-Để việc quản lý tốt, có hiệu quả Công ty nên tăng cường đầu tư bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho các nhân viên kế toán của Công ty.
-Khuyến khích động viên cán bộ công nhân viên nâng cao tinh thần trách nhiệm, chủ động sáng tạo trong công việc bằng các hình thức như khen, thưởng hoặc có những hình phạt thích đáng đối với những nhân viên thiếu tinh thần trách nhiệm.
-Hiện nay việc nối mạng cục bộ(LAN) trong Công ty mới chỉ dừng lại ở các phòng hành chính tại Công ty, theo tôi Công ty nên thực hiện việc nối mạng xuống các nhà máy sản xuất với phòng kế toán vì như vậy sẽ thuận lợi hơn trong công tác đối chiếu việc nhập và xuất kho Nguyên vật liệu.
Trên đây tôi đã trình bày báo cáo ((Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm Tivi tại Công ty TNHH điện tử Deawoo - Hanel )). Do hạn chế về sự hiểu biết, thực tế và lý luận, hơn nữa thời gian thực tập tại Công ty có hạn nên trong quá trình nghiên cứu và trình bày, luận văn không tránh khỏi những thiếu xót. Tôi kính mong sự giúp đỡ của các thầy cô cùng tập thế cán bộ kế toán trong Công ty TNHH điện tử Deawoo - Hanel để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo Lê Thị Minh Châu và các thầy cô trong khoa kinh tế và phát triển nông thôn đã tận tình hướng dẫn tôi về kiến thức lý luận và phương pháp tiếp cận thực tế trong quá trình nghiên cứu và trình bày luận văn này.
Qua đây tôi cũng xin bày tỏ lời cảm ơn các cán bộ phòng Kế toán - Tài chính Công ty TNHH điện tử Deawoo - Hanel đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập để hoàn thành tốt luận văn này./.
Mục lục
Trang
Phần I: Đặt vấn đề
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ................................................... 2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................3
Phần II: Lý luận chung về công tác kế toán tập hợp
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong
các doanh nghiệp
2.1. Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm ...................................................................................................... 4
2.1.1. Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất .......................................... 4
2.1.2. Khái niệm và phân loại giá thành ................................................. 6
2.1.3. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ............................................... 8
2.1.4. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất .......................................... 9
2.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất ............................................... 11
2.2.1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai
thường xuyên ....................................................................................... 11
2.2.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê
định kỳ ................................................................................................. 16
2.3. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành
sản phẩm ............................................................................................ 19
2.3.1. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang ...................................19
2.3.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm ....................................... 19
Phần III: Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
3.1. Tình hình cơ bản của Công ty TNHH điện tử Deawoo - Hanel26
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH điện
tử Deawoo - Hanel ................................................................................26
3.1.2. Chức năng hoạt động và cơ cấu tổ chức bộ máy cuả Công ty
TNHH điện tử Deawoo - Hanel .............................................................27
3.1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty ..................................... 29
3.1.4. Hoạt động kế toán của Công ty .................................................. 30
3.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................ 34
3.2.1. Phương pháp chung .................................................................... 34
3.2.2. Phương pháp chuyên môn ......................................................... 34
3.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty ............................... 35
Phần IV: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty
4.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại Công ty TNHH điện tử Deawoo - Hanel ......................... 38
4.1.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản
xuất ...................................................................................................... 38
4.1.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất ................................................39
4.1.2.1. Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ................................ 39
4.1.2.2. Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp ....................................... 46
4.1.2.3. Tập hợp chi phí sản xuất chung .............................................. 51
4.1.3. Tập hợp các khoản thiệt hại trong quá trình sản xuất ................ 58
4.2. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm tại
Công ty TNHH điện tử Deawoo - Hanel .......................................... 59
4.2.1. Đối tượng và phương pháp ........................................................ 59
4.2.2. Tập hợp chi phí sản xuất và xác định sản phẩm dở dang ................ 60
4.2.3. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm
so với kỳ trước tại Nhà máy sản xuất Tivi ........................................... 65
4.3. Đánh giá chung tình hình hạch toán chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm của Công ty TNHH điện tử
Deawoo - Hanel ................................................................................. 69
4.3.1. Đánh giá chung ......................................................................... 69
4.3.2. Những ưu điểm trong công tác hạch toán chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm của Công ty TNHH điện tử Deawoo -
Hanel ................................................................................................... 70
4.3.2. Những mặt còn tồn tại trong công tác hạch toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm .......................................................... 72
4.4. Những phương hướng và giải pháp hoàn thiện ......................... 74
4.4.1. Nội dung và yêu cầu của việc hoàn thiện ................................... 74
4.4.2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH điện
tử Deawoo - Hanel ....................................................................76
4.4.2.1. Vấn đề sử dụng hệ thống sổ kế toán ....................................... 76
4.4.2.2. Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất ........................................ 76
4.4.2.3. Về giá thành sản phẩm ........................................................... 77
4.4.2.4. áp dụng hệ thống kế toán quản trị trong doanh nghiệp .......... 78
Phần V: Kết luận và kiến nghị
5.1. Kết luận ........................................................................................ 80
5.2. Kiến nghị ...................................................................................... 80
Danh mục các chữ viết tắt
NVL
Nguyên vật liệu
sản xuất
Sản xuất
CF
Chi phí
BHXH
Bảo hiểm xã hội
BHYT
Bảo hiểm y tế
KPCĐ
Kinh phí công đoàn
TK
Tài khoản
CFSX
Chi phí sản xuất
CP
Chi phí
ĐVT
Đơn vị tính
STT
Số thứ tự
(+, -)
Tăng giảm
VL
Vật liệu
SF
Sản phẩm
NCTT
Nhân công trực tiếp
TSCĐ
Tài sản cố định
CCDC
Công cụ, dụng cụ
Tài liệu tham khảo
1. PTS. Võ Văn Nhị, Th.S Phạm Thanh Liêm, Th.S Lý Kim Huê - Hướng dẫn thực hành về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp - Nhà xuất bản thống kê năm 1999.
2. PTS. Nguyễn Văn Công - 400 Sơ đồ kế toán tài chính - Nhà xuất bản tài chính năm 1999.
3. PTS. Ngô Thế Chi, PTS Đoàn Xuân Tiên, PTS Vương Đình Huệ - Kế toán - Kiểm toán và phân tích tài chính doanh nghiệp - NXB Hà Nội - Năm 1996.
4. PGS. PTS. Nguyễn Đình Kiệm, PTS. Nguyễn Đăng Nam - Quản trị tài chính doanh nghiệp - NXB Tài chính - Năm 1999.
5. PTS. Nguyễn Văn Công - Phân tích báo cáo tài chính và hoạt động kinh doanh - NXB Thống Kê năm 1998.
6. Nguyễn Văn Nhiệm - Hướng dẫn thực hành ghi chép chứng từ và sổ kế toán trong các loại hình doanh nghiệp - Nhà xuất bản thống kê năm 1999.
7. Phạm Thị Mỹ Dung - Phân tích hoạt động kinh tế nông nghiệp - Trường ĐHNN I.
8. Báo cáo tài chính, Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH điện tử Deawoo - Hanel.
9. Tài liệu bồi dưỡng kế toán trưởng - NXB Tài chính - Năm 1998.
10. Kế toán thương mại và dịch vụ - Trường Đại học Thương Mại.
11. Vũ Huy Cẩn - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm - Nhà xuất bản thống kê năm 1996.
12. Standard Procedures (Overseas) Accounting - The Bank of TOKYO - MITSUBISHI, LTD.
13. Financial Accounting Series - www.fasb.org
14. Một số luận văn tốt nghiệp các khoá 40 và 41 - Trường ĐHNNI.
Biểu 1: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh
D
chỉ tiêu
1998
1999
2000
So sánh
1999/1998
2000/1999
( +, - )
%
( +, - )
%
1. Tổng doanh thu
35690306,93
39223575,03
48895384,18
3533268,1
109.899
9671809,15
124,658
2. Các khoản giảm trừ
3271387,33
1696342,47
1359433,27
-1575044,86
51,853
-336909,2
80,139
3. Doanh thu thuần
32418919,6
37527232,56
47535950,91
5108312,96
115,757
10008718,35
126,670
4. Giá vốn hàng bán
29111254,1
24834093,34
40136827,74
-4277160,76
85,307
15302734,4
161,619
5. Lợi tức gộp
3307665,5
12693139,22
7399123,17
9385473,72
383,749
-5294016,05
58,292
6. CF bán hàng+quản lý
7758445,9
11179203,31
7596826,27
3420757,41
144,090
-3582377,04
67,954
7. lợi tức trước thuế
-4450780,4
1513935,91
-197703,1
5964716,31
-34.015
-1711639,01
-13,058
8. Thuế phải nộp
0
0
0
#DIV/0!
#DIV/0!
#DIV/0!
#DIV/0!
9. Lợi trức sau thuế
-4450780,4
1513935,91
-197703,1
5964716,31
-34,015
-1711639,01
-13,058
Nguồn: Phòng tài chính kế toán
Biểu 5: Tổng giá thành kế hoạch và thực hiện
SD
Loại SP
SL sản xuất
Znăm trước
Năm nay
ồ Q kế hoạch
Tổng Q thực hiện
QKH
QTH
ZKH
ZTH
QKHZNT
QKHZKH
QTHZ0NT
QTHZKH
QTHZTH
Deawoo1409
1000
897
122,5
110
125,5
122500
110000
109882,5
98670
112618,35
Deawoo1497
1400
1500
135,6
158,5
148,8
189840
221900
203400
237750
223200
Deawoo2066
780
625
298,7
278,68
307,5
233025
217347
186718,75
174175
192187,5
Tổng
545365
549247
500001,25
510595
528005,85
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3400.doc